0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI BÌNH THUẬN (Trang 28 -35 )

ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TỈNH BÌNH THUẬN

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN THUẬN

2.1.1 Vị trí địa lý

Bình Thuận là tỉnh thuộc vùng kinh tế miền Đông Nam Bộ, có mối liên hệ chặt chẽ với vùng Đông Nam Bộ và nằm trong khu vực ảnh hưởng của khu Kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Bắc giáp Lâm Đồng và Ninh Thuận, phía Tây giáp Tỉnh Đồng Nai, Tây Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, Đông và Đông Nam giáp biển Đông với đường bờ biển dài 192 km. Ngoài khơi có đảo Phú Qúy cách thành phố Phan Thiết 120 km.

Tỉnh nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách Thành phố Nha Trang 250 km, có quốc lộ I, đường sắt Thống nhất chạy qua nối Bình Thuận với các tỉnh phía Bắc và phía Nam của cả nước; quốc lộ 28 nối liền thành phố Phan Thiết với các tỉnh Nam Tây Nguyên; quốc lộ 55 nối liền với trung tâm dịch vụ dầu khí và du lịch Vũng Tàu.

Với vị trí địa lý như trên, bên cạnh mối quan hệ kinh tế truyền thống với địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Thuận sẽ có điều kiện mở rộng mối quan hệ giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh Tây nguyên và cả nước. Sức hút của các thành phố và trung tâm phát triển như thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Nha Trang tạo điều kiện cho tỉnh đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật. Đồng thời cũng là một thách thức lớn đặt ra cho Bình Thuận phải phát triển nhanh nền kinh tế nhất là những lĩnh vực, những sản phẩm đặc thù để mở rộng liên kết, không bị tụt hậu so với khu vực và cả nước.

* Địa hình:

Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. Địa hình hẹp ngang, kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình sau:

- Đồi cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22% diện tích tự nhiên phân bố dọc ven biển từ Tuy Phong đến Hàm Tân; rộng lớn nhất là ở Bắc Bình: dài khoảng 52 km, rộng 20 km. Địa hình chủ yếu là những đồi lượn sóng.

- Đồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích tự nhiên, gồm: Đồng bằng phù sa ven biển ở các lưu vực từ sông Lòng Sông đến sông Dinh nhỏ hẹp độ cao từ 0-12m. Đồng bằng thung lũng sông La Ngà, độ cao từ 90 - 120 m.

- Vùng đồi gò chiếm 31,66% diện tích, độ cao 30 - 50 m kéo dài theo hướng Đông Bắc Tây Nam từ Tuy Phong đến Đức Linh.

- Vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích. Đây là những dãy núi của khối Trường Sơn chạy theo hướng Đông Bắc -Tây Nam từ phía bắc huyện Bắc Bình đến Đông Bắc huyện Đức Linh.

Đặc điểm địa hình trên tạo điều kiện cho tỉnh phát triển kinh tếđa dạng.

2.1.2 Nguồn tài nguyên 2.1.2.1 Tài nguyên biển:

Bình Thuận có chiều dài bờ biển 192km, ngoài khơi có đảo Phú Quý cách Phan Thiết 120 km, diện tích vùng lãnh hải 52.000km2 là một trong những vùng biển giàu nguồn lợi về các loại hải sản; nhiều tiềm năng để phát triển diêm nghiệp, du lịch và khai thác khoáng sản biển .

Tổng trữ lượng cá vùng biển ven bờ của Bình Thuận 220-240 nghìn tấn, khả năng khai thác 100-120 nghìn tấn/năm, trong đó 60% cá nổi tập trung ở 3 ngư trường Phan Thiết, Hàm Tân và đảo Phú Quý; sản lượng mực 10.000-20.000 tấn; sò, điệp trữ lượng 50.000 tấn, khả năng khai thác hàng năm 25 - 30 nghìn tấn, tập trung ở các bãi Lai Khế, Hòn Rơm, Cù Lao Câu, Phan Rí cửa.

Bình Thuận có các bãi biển cát trắng mịn như Phan Thiết - Mũi Né, Đồi Dương (Hàm Tân), Mũi điện - Kê gà (Hàm Thuận Nam) có bãi biển nằm cạnh sườn núi với bờ đá nhấp nhô như Vĩnh Hảo, Bình Thạnh (Tuy Phong) có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển.

Ngoài ra thềm lục địa Bình Thuận có các mỏ dầu khí đang hoạt động. Hiện nay, dầu khí đang được xem là thế mạnh kinh tế mới của Bình Thuận với nhiều mỏ dầu trữ lượng lớn đã được phát hiện cách đất liền 60km trong đó có 3 mỏ đang khai thác là Ruby, Sư Tử Đen và Rạng Đông, hai mỏ chuẩn bị khai thác là Sư Tử Trắng và Sư Tử Vàng, một mỏ mới được phát hiện là mỏ Sư Tử Nâu. Phát triển công nghiệp dầu-khí tại Bình Thuận đang được Chính Phủ và các bộ, ngành Trung Ương quan tâm.

2.1.2.2 Tài nguyên đất:

Với diện tích 785.462 ha, Bình Thuận có 10 loại đất với 20 tổ hợp đất khác nhau:

- Đất cát, cồn cát ven biển và đất mặn phân bố dọc bờ biển từ Nam Tuy Phong đến Hàm Tân, diện tích 146,5 nghìn ha (18,3% diện tích toàn tỉnh). Trên các loại đất này có thể phát triển mô hình nông lâm kết hợp, trồng các băng rừng phòng hộ - kết hợp trồng cây ăn quả và các loại hoa màu như dưa hạt, đậu các loại. . . Trên đất mặn có thể làm muối hoặc nuôi tôm nước lợ.

- Đất phù sa với diện tích 75.400 ha (9,43% diện tích tự nhiên) phân bố ở các đồng bằng ven biển và vùng thung lũng sông La Ngà. Hầu hết diện tích đất này đã được khai thác đưa vào trồng lúa nước, hoa mầu, cây ăn quả. . .

- Đất xám có diện tích 151.000 ha (18,9% diện tích toàn tỉnh) phân bố hầu hết trên địa bàn các huyện. Khả năng sử dụng loại đất này vào nông lâm nghiệp và mặt bằng công nghiệp còn lớn. Trong đó 85% diện tích có thể phát triển cây điều, cao su, cây ăn quả và các loại cây có giá trị kinh tế cao.

- Diện tích còn lại chủ yếu là tổ hợp đất đồi núi, đất đỏ vàng, đất nâu vùng bán khô hạn. . . Trên các loại đất này có thể sử dụng vào các mục đích nông lâm nghiệp.

Đến năm 2000, đã đưa vào sử dụng nông nghiệp khoảng 169.165 ha (21,53% diện tích), sử dụng lâm nghiệp 408.663 ha (52,07% diện tích); đất thổ cư, chuyên dùng 22,6 nghìn ha (2,8% diện tích). Diện tích đất chưa sử dụng 126.918 ha (16,15% diện tích); trong đó đất có khả năng mở rộng để phát triển nông nghiệp thời kỳ 2001 - 2010 khoảng 63.000 ha.

2.1.2.3. Tài nguyên rừng:

Kết quả kiểm kê hiện trạng rừng năm 1999, diện tích đất có rừng của tỉnh là 368.319 ha (năm 1992 là 391.815 ha - giảm 23.496 ha), trữ lượng gỗ 19,508 triệu m3 gỗ (giảm 4,47 triệu m3) và 95,6 triệu cây tre nứa (tăng 70 triệu cây).

Diện tích rừng tự nhiên hiện có 344.385 ha, giảm 37.084 ha so với năm 1992 (381.469 ha). Đây là xu thế xấu do quá trình khai thác quá mức làm cho chất lượng tài nguyên rừng giảm sút.

2.1.2.4. Tài nguyên nước và thủy điện:

Bình Thuận có 7 lưu vực sông chính là: sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cái Phan Thiết, sông Cà Ty, sông Phan, sông Dinh và sông La Ngà. Tổng diện tích lưu

vực 9.880 km2 với chiều dài sông suối 663 km. Nguồn nước mặt hàng năm của tỉnh khoảng 5,4 tỉ m3 nước trong đó lượng dòng chảy bên ngoài đưa đến 1,25 tỉ m3, riêng sông La Ngà chiếm 2,1 tỉ m3. Nguồn nước phân bố mất cân đối theo không gian và thời gian. Lưu vực sông La Ngà thừa nước thường bị ngập úng nhưng vùng Tuy Phong, Bắc Bình, ven biển (lưu vực sông Phan, Sông Dinh), thiếu nước trầm trọng, có những nơi như vùng Tuy Phong, Bắc Bình, dấu hiệu báo động tình trạng hoang mạc hoá đã xuất hiện.

- Nguồn nước ngầm ít, bị nhiễm mặn, phèn; rất ít có khả năng phục vụ nhu cầu sản xuất, chỉ đáp ứng được phần nhỏ cho sinh hoạt và sản xuất trên một số vùng nhỏ thuộc Phan Thiết và đồng bằng sông La Ngà.

- Nguồn thủy năng khá lớn, tổng trữ năng lý thuyết khoảng 450.000 KW, tập trung chủ yếu trên sông La Ngà. Riêng 4 bậc thủy điện La Ngà với công suất lắp máy 417.000 KW, sản lượng điện dự kiến khai thác 1,8 tỷ KWh. Khả năng khai thác nguồn thủy năng trên các lưu vực từ sông Dinh đến sông Lòng Sông rất nhỏ, chủ yếu là các công trình thủy điện nhỏ (tổng cộng có 15 công trình) với công suất lắp máy 1.900KW.

2.1.2.5. Tài nguyên khoáng sản:

Bình Thuận có nhiều tích tụ khoáng sản đa dạng về chủng loại: vàng, wolfram, chì, kẽm, nước khoáng và các phi khoáng khác. Trong đó, có giá trị thương mại và công nghiệp là nước khoáng, sét, đá xây dựng.

- Nước khoáng: có nhiều điểm nước khoáng như Vĩnh Hảo (Tuy Phong), Đa Kai (Đức Linh), Đồng Kho (Tánh Linh) Văn Lâm, Hàm Cường, Tà kóu (Hàm Thuận Nam), Phong Điền (Hàm Tân).

- Trữ lượng sa khoáng Ilmenit 1,08 triệu tấn, Zicon 193 nghìn tấn, đi cùng với Zicon còn có nhiều Monazit và đất hiếm. Hàm lượng TiO2 43- 45%, hàm lượng ZrO2 48, 6 - 59, 5%.

Sa khoáng Ilmenit - Zicon phân bố ở mũi Kê Gà (Hàm Thuận Nam), mũi Né (Phan Thiết), Tân Thiện (Hàm Tân), Thiện Ái (Bắc Bình). Nguồn khoáng sản lớn nhất của Bình Thuận là cát trắng thủy tinh với tổng trữ lượng 496 triệu m3 cấp P2, hàm lượng SiO2 97- 99%, phân bố ở Dinh Thầy, Tân An, Tân Thắng (Hàm Tân), Cây Táo, Long Thịnh, Hồng Sơn (Hàm Thuận Nam), Nhơn Thành, Phan Rí và Phan Rí Thành (Bắc Bình).

Khoáng vật liệu xây dựng có cát kết vôi 3,9 triệu m3 cấp P2 phân bố ở Vĩnh Hảo và Phước Thể (Tuy Phong), đá vôi san hô (Tuy Phong). Sét gạch ngói

phân bố ở nhiều nơi (Hàm Thuận Nam, Đức linh, Tánh Linh, Bắc Bình). Đá xây dựng và trang trí ở Tà Kóu (Hàm Thuận Nam) trữ lượng 45 triệu m3, Núi Nhọn (Hàm Tân) trữ lượng cấp P là 30 triệu m3.

2.1.3. Dân số và nguồn nhân lực: 2.1.3.1. Dân số:

Qua 10 năm từ 1989 đến 1999, dân số Bình Thuận có sự phát triển khá nhanh, tăng 1,55 lần và tốc độ tăng bình quân hàng năm là 2,99% (bình quân cả nước 1,72%), đứng hàng thứ 6 trên 61 tỉnh, thành phố.

Bên cạnh việc tăng dân số của Bình Thuận như trên, cũng trong thời gian qua công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh và đạt được những kết quả khá tích cực: Nếu thời kỳ 1992-1995 tỷ lệ sinh 3,18%, tỷ lệ chết 0,41%, tỷ lệ phát triển dân số bình quân 2,77%; bước sang thời kỳ 1996-2000: tỷ lệ sinh 2,61%, tỷ lệ chết 0,41%, tỷ lệ tăng dân số bình quân 2,18% - đến năm 2000 tỷ lệ phát triển dân số còn 2,04%. Như vậy tỷ lệ tăng dân số của Bình Thuận vẫn còn khá cao.

2.1.3.2. Cơ cấu và chất lượng dân số:

- Nhìn chung dân số của tỉnh có cơ cấu trẻ, sự biến động cơ cấu tuổi có xu hướng ngày càng hợp lý, tỷ lệ dân số phụ thuộc giảm dần từ 0,96% năm 1992 xuống còn 0,94% năm 1999 và 0,93% năm 2000. Tuy nhiên nếu so với vùng Đông Nam Bộ và cả nước thì tỷ lệ dân số phụ thuộc cao hơn và tỷ lệ dân số trong tuổi lao động lại thấp hơn (năm 1995 tỷ lệ dân số phụ thuộc vùng Đông Nam Bộ là 0,74 và cả nước là 0,8; tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tương ứng là 55,6% và 55,1%). Đây là một thuận lợi về nguồn nhân lực cho thời kỳ quy hoạch tới, song cũng gây những khó khăn trong việc xóa đói giảm nghèo, giáo dục đào tạo và các vấn đề xã hội khác.

- Cơ cấu giới tính: năm 1992 dân số nữ của tỉnh chiếm 51,69%; năm 1995 là 51,61%; năm 1999 là 50,64% . Như vậy cơ cấu giới tính của tỉnh đã tiến dần và đạt sự cân bằng và hợp lý hơn so cơ cấu giới tính trung bình của vùng Đông Nam Bộ và cả nước.

- Cơ cấu dân tộc và cơ cấu thành thị, nông thôn: Kết quả điều tra dân số 1/4/1999 toàn tỉnh có 37 dân tộc, trong đó: Kinh 93,04%, Chăm 2,84%; Racglay 1,21%, Hoa 1,07%, còn lại 1,84% là 33 dân tộc khác. Về cơ cấu dân số thành thị và nông thôn thời kỳ 1992-1999 nhìn chung không thay đổi: dân số thành thị từ 23,4% (1992) tăng lên 23,51% (1999), dân số nông thôn 76,6% (1992) giảm xuống còn 76,49% (1999) . Mật độ dân số năm 1999 là 132 người /km2, trong đó cao nhất

là huyện đảo Phú quý (1.310 người/km2) và Phan Thiết (924 người/km2), thấp nhất là huyện Bắc bình (60 người /km2). So vùng Đông Nam Bộ cơ cấu xã hội của dân số còn nặng sắc thái nông nghiệp nông thôn và mật độ dân số còn mức thấp.

2.1.3.3. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực .

Tổng nguồn lao động năm 2000 là 456.745 người tỷ lệ 42,8% dân số, trình độ học vấn trong lực lượng lao động của tỉnh đang có xu hướng nâng lên và có khả năng tăng nhanh trong các năm sau. Tuy nhiên thực trạng vẫn còn thấp, năm 1999 cơ cấu trình độ văn hóa trong lực lượng lao động của tỉnh: chưa biết chữ: 8,32%; tốt nghiệp cấp I: 41,05%; tốt nghiệp cấp II: 17,27%; tốt nghiệp cấp III: 6,89% .

- Về trình độ kỹ thuật chuyên môn: Năm 1999, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật so số lao động đang làm việc của tỉnh chiếm 5,0%, trong đó đại học và trên đại học 0,87%; cao đẳng 0,45%; công nhân kỹ thuật 1,49%; trung học chuyên nghiệp 2,19%. Thực trạng cơ cấu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của tỉnh còn thấp, cơ cấu các loại lao động kỹ thuật không hợp lý thể hiện qua tỷ lệ đại học/trung học chuyên nghiệp/ công nhân kỹ thuật: 1/1,67/1,14. Tình trạng này đã và sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì vậy, để nâng cao chất lượng lực lượng lao động với một cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế- xã hội của tỉnh, trong định hướng quy hoạch tới cần chú ý cơ cấu lại hệ thống giáo dục và đào tạo để nâng cao trình độ kỹ thuật chuyên môn và có một cơ cấu hợp lý.

2.1.4. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

- Giao thông vận tải: Đường bộ: nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc - Nam. Quốc lộ 1A xuyên Việt đã nâng cấp mở rộng hoàn chỉnh từ đầu năm 2000. Quốc lộ 55 đi Bà Rịa-Vũng Tàu và Quốc lộ 28 Phan Thiết đi Di Linh đang được nâng cấp, mở rộng và hoàn chỉnh vào năm 2001. Các tuyến đường đến các trung tâm huyện, xã, vùng núi và các vùng kinh tế quan trọng khác cũng đang được chính quyền địa phương huy động các nguồn vốn để đầu tư đảm bảo cho sản xuất, lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân. Đường sắt: Bắc – Nam qua tỉnh với chiều dài 190 km và 11 nhà ga. Đường biển: là một tỉnh duyên hải có vùng biển rộng, bờ biển dài 192 km, có hải đảo và nằm cạnh đường hàng hải quốc tế. Hiện tại cảng biển Phú Quí đã xây dựng xong, tiếp nhận tàu 10.000 tấn ra vào, cảng Phan Thiết đang được xây dựng tiếp nhận tàu 2.000 tấn.

- Thông tin liên lạc: hệ thống đã được hiện đại, được nối mạng với hệ thống thông tin quốc gia và quốc tế. Các dịch vụ điện thoại di động, internet được sử dụng rộng rải, đảm bảo các yêu cầu của khách hàng.

- Điện năng: Nguồn điện có khả năng đáp ứng phần lớn nhu cầu về điện. Nguồn điện nhận từ: Nhà máy thủy điện Đa Nhim qua đường dây 110 KV Phan Rang – Phan Thiết, Nhà máy thủy điện Hàm Thuận-Đa Mi qua đường dây 110 KV Hàm Thuận – Phan Thiết, Nhà máy điện Bà Rịa qua đường dây 110KV Xuyên Mộc – Hàm Tân – Phan Thiết. Hệ thống lưới điện tỉnh Bình Thuận cũng đang được nâng cấp cải tạo, đáp ứng đủ các nhu cầu khu dân cư và các khu công nghiệp trong tỉnh.

- Nước: nhà máy nước Phan Thiết có công suất 25.000 m3/ngày đêm, hiện đang nâng cấp và mở rộng hệ thống đường ống bằng nguồn vốn ADB, đảm bảo đáp ứng đủ các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Tại các huyện đều có trạm cấp nước quy mô nhỏ 500-2000 m3/ngày đêm, và các trạm nước sạch nông thôn tại các xã và thị trấn.

- Hệ thống dịch vụ khác: hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, khám chữa bệnh, dịch vụ pháp lý, công chứng nhà nước, nhà đất, xây dựng, vận tải, dịch thuật, dạy nghề, giới thiệu việc làm… đang phát triển đáp ứng hầu hết các nhu cầu của nhân dân.

Tóm lại, trong thời gian qua Bình Thuận đã sẵn sàng và tham gia tốt tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế Bình thuận phát triển khá, tốc độ tăng

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI BÌNH THUẬN (Trang 28 -35 )

×