Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
PHẦN KẾT LUẬN
Trong thời gian qua, Bình Thuận đã sẵn sàng và tham gia tốt tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế Bình Thuận phát triển khá, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 12%. Với các chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư phù hợp, trong những năm qua Bình Thuận đã thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư tại địa phương. Đến nay đã có trên 600 dự án đầu tư trong và ngoài nước đã đầu tư tại tỉnh, trong đó có khoảng 600 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 8.000 tỷ đồng và khoảng 35 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 84 triệu USD thuộc 12 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Quan hệ thương mại với các thị trường trong nước nhất là thị trường các tỉnh lân cận và thị trường TP. Hồ Chí Minh tiếp tục được mở rộng, gắn kết ngày càng chặt chẽ. Kim ngạch xuất khẩu năm 2004 đạt khoảng 70 triệu USD, chủ yếu tập trung một số ngành hàng nông nghiệp, thuỷ sản và may mặc.
Để chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, tỉnh Bình Thuận cũng đã ban hành chính sách khuyến khích để thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước tại địa phương, bên cạnh đó tỉnh cũng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu các thông tin, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế; giúp các doanh nghiệp chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và xử lý kịp thời các vấn đề liên quan tới việc thực hiện các cam kết quốc tế. Đối với công tác hành chính nhà nước, tỉnh đã tiến hành rà soát lại các thủ tục hành chính bãi bỏ những quy định không còn phù hợp, đồng thời thực hiện cải cách thủ tục hành chính nhà nước “một cửa” để tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, nhanh gọn và bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế.
Hiện nay, để thúc đẩy phát triển kinh tế và thu hút đầu tư, tỉnh đang tích cực triển khai các sản phẩm có lợi thế; xây dựng các đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản xuất để tăng năng lực cạnh tranh; ban hành chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư; tăng cường đào tạo các ngành nghề cho lao động, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, cán bộ quản lý đáp ứng ngang tầm đòi hỏi của quá trình đầu tư trong thời gian tới.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và thế giới bước vào kỷ nguyên hợp tác và đề cao nền kinh tế tri thức được thể hiện qua việc nghiên cứu ứng dụng những công nghệ phù hợp với thiên nhiên và đảm bảo cho mọi sự vận hành các hệ thống tự nhiên – kinh tế - xã hội luôn đạt được tính bền vững để con người không phải đúng trước vấn nạn của sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường.
Một khi tính bền vững được đảm bảo, sẽ tác động tốt và có tính nhân quả đối với môi trường tự nhiên và nhân văn. Tuy nhiên, sử dụng đồng vốn kém hiệu quả trong đầu tư là một trong những vấn đề bức xúc của cử tri cả nước đặt ra tại kỳ họp quốc hội vừa qua. Sau báo cáo của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Võ Hồng Phúc, một số đại biểu quốc hội đã phân tích, nêu ra những nguyên nhân làm cho việc sử dụng đồng vốn đầu tư kém hiệu quả là do đầu tư sai, dàn trải, là do chạy theo phong trào… Trong hoạt động đầu tư, làm thế nào để sử dụng hiệu quả từng đồng vốn chắt chiu cho đầu tư phát triển; làm thế nào để nâng cao chất lượng tăng trưởng và làm thế nào để phát triển bền vững,…công tác thẩm định dự án đầu tư đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó giúp chúng ta có thể chủ động trong việc ngăn chặn những dự án xấu và lựa chọn những dự án tốt một cách có hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay tỉnh ta đang kêu gọi nhiều dự án đầu tư và đẩy nhanh tốc độ đầu tư nhằm đạt được mục tiêu duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo đà cho bước phát triển vững chắc ở những năm sắp tới và thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn vậy, công tác thẩm định dự án đầu tư cần phải luôn được hoàn thiện.
Từ các cơ sở lý luận của công tác thẩm định dự án đầu tư. Phân tích đánh giá thực trạng công tác đầu tư của tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2001 – 2004. Qua đó tổng kết đánh giá về tiềm năng đầu tư tại Bình Thuận, làm cơ sở cho việc đề xuất “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Bình Thuận “.
Kính mong được quý Thầy Cô, và các bạn học viên góp ý để bản luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành bày tỏ sự biết ơn đối với TS Lại Tiến Dĩnh, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này./.