MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Bình Thuận (Trang 61 - 71)

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

3.5.MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Việc nâng cao năng lực thẩm định dự án đầu tư nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư là một yêu cầu luôn luôn được đặt ra trong công tác thẩm định dự án để có thể chủ động trong việc ngăn chặn các dự án tồi và tài trợ các dự án tốt một cách có hiệu quả. Do đó việc hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư mang một ý nghĩa hết sức quan trọng trong tình hình nước ta đang tập trung đẩy nhanh tốc độ đầu tư nhằm đạt được mục tiêu duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế, chuẩn bị cho việc hội nhập vào cộng đồng kinh tế thế giới và thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư còn giúp chủ động trong việc tham gia ngay từ đầu trong việc tư vấn, thẩm định từ đó có thể ngăn chặn các dự án đầu tư không khả thi, tiết kiệm được chi phí cho nền kinh tế nói chung, bảo vệ được lợi ích cho chủ đầu tư. Với ý nghĩa nêu trên, nhằm góp phần hoàn thiện trong công tác thẩm định dự án, chúng tôi xin được đưa ra một số các biện pháp cụ thể như sau:

3.5.1. Xây dựng quy trình thẩm định dự án đầu tư thống nhất .

Qua thực tiễn tình hình Việt Nam cũng như những kinh nghiệm thực tiễn của công tác thẩm định, Nhà nước cần thiết sớm ban hành quy trình thẩm định dự án

đầu tư áp dụng chung tạo điều kiện cho bộ phận thẩm định có cơ sở thống nhất để thẩm định dự án đầu tư. Mặt khác trong tình hình thực tế hiện nay, việc xây dựng các dự án đầu tư của các nhà đầu tưđể trình cấp có thẩm quyền thẩm định cũng còn nhiều hạn chế về kỹ thuật, phương pháp, kinh nghiệm và nhất là chưa mang tính nhất quán. Với việc xây dựng quy trình thẩm định thống nhất chung, các nhà đầu tư có thể dựa vào đó để hoàn chỉnh các dự án của mình, đảm bảo được các tiêu chuẩn quy định của Nhà nước, tiết kiệm được thời gian thẩm định, đẩy nhanh tốc độ thực hiện dự án đầu tư.

Mặt khác, việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, lý luận để xây dựng quy trình thẩm định dự án đầu tư thống nhất cũng tạo điều kiện để nâng cao chất lượng công tác thẩm định đầu tư, tạo điều kiện để công tác thẩm định dự án đầu tư hòa nhập vào cộng đồng Quốc tế.

Quy trình thẩm định dự án đầu tư cần được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án đầu tư bao gồm một số các hồ sơ chủ yếu như sau:

-Các hồ sơ chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi của khách hàng. -Hồ sơ về dự án đầu tư .

-Hồ sơđảm bảo nợ vay.

Bước 2: Cán bộ thẩm định dự án đầu tư trên cơ sở căn cứ các quy định, thông tin liên quan tiến hành tổ chức xem xét, thẩm định dự án đầu tư.

Việc thẩm định cần phải được thực hiện trên các mặt chủ yếu như: -Năng lực pháp lý của chủ đầu tư. -Ngành nghề sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư. -Mô hình tổ chức, bố trí lao động. -Quản trịđiều hành. -Quan hệ của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng. -Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của chủ đầu tư.

Nội dung của công tác thẩm định dự án đầu tư cần được thẩm định bao gồm: -Đánh giá sơ bộ nội dung chính của dự án.

-Phân tích thị trường về khả năng tiêu thụ của sản phẩm, dịch vụ của dự án. -Phân tích khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án.

-Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật. -Đánh giá về phương diện tổ chức quản lý thực hiện dự án.

-Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn. -Đánh giá hiệu quả tài chính .

3.5.2. Kiến nghị các chỉ tiêu cơ bản cần thiết khi đánh giá hiệu quả tài chính trong thẩm định dự án đầu tư .

Khi đánh giá hiệu quả tài chính trong thẩm định dự án đầu tư, một số các tiêu chí cần được xem xét như sau:

3.5.2.1. Mục đích khoản vay và sử dụng vốn vay.

Nhất thiết phải xác định mục đích của khoản vay, và tiền vay, một khi đã vay phải sử dụng đúng mục đích vay. Phải đảm bảo rằng dự án được thực hiện phải thông qua các cơ quan có thẩm quyền cho phép theo luật định.

3.5.2.2. Khả năng trả nợ của người đi vay (Chủ đầu tư dự án)

Để xác định khả năng trả nợ của chủ đầu tư dự án, cán bộ thẩm định cần phải thực hiện phân tích tình hình tài chính của Công ty chủ đầu tư trong những năm qua, thông qua 3 nhóm chỉ tiêu sau:

+Nhóm chỉ tiêu thanh toán +Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận

+Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính

Kết quả phân tích là cơ sở đểđánh giá khả năng trả nợ, của chủ đầu tư.

3.5.2.3. Phân tích tính khả thi của dự án

Trong việc phân tích tính khả thi của dự án, cần phải căn cứ vào hệ thống các chỉ tiêu dùng để so sánh với các chỉ tiêu hiệu quả và an toàn tài chính của dự án, từ đó có kết luận là nên chấp nhận dự án hay không. Tuy nhiên, điều này cũng là một vấn đề gây khó khăn vì hiện nay chưa có một hệ thống các tiêu chuẩn được cấp thẩm quyền ban hành. Do đó, cần thiết phải xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn cho phép đối với từng ngành nghề. Sau đây là một số kiến nghị về tiêu chuẩn chung:

*Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính:

-Thời gian hoàn vốn (PP): Đối với các dự án thương mại, dịch vụ, đầu tư chiều sâu, tiểu thủ công nghiệp: PP ≤ 5 năm; Đối với dự án công nghiệp nhẹ PP ≤ 7 năm; Đối với dự án công nghiệp nặng PP ≤ 10 năm; đối với những công trình hạ tầng PP ≤ 15 năm. Ngoài ra cũng cần có quy định riêng đối với một số trường hợp cá biệt.

-Giá trị hiện tại ròng (NPV) chỉ tiêu này càng lớn càng tốt nhưng yêu cầu bắt buộc là NPV > 0 thì dự án mới được thực hiện.

-Tỷ lệ lợi ích chi phí (R) chỉ tiêu này phải lớn hơn 1.

-Suất sinh lời nội bộ (IRR) chỉ tiêu này tối thiểu phải lớn hơn lãi suất cho vay và càng lớn càng tốt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong ba chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu gía trị hiện tại ròng (NPV) là chỉ tiêu chính quyết định tính khả thi của dự án :

-Tỷ lệ vốn của chủ sở hữu trên tổng số vốn đầu tư của dự án : Đối với các nước phát triển, chỉ tiêu này có thể thấp đến 1/3 nhưng đối với nước ta hiện nay để đảm bảo an toàn về tài chính thì chỉ tiêu này không nên vượt quá 1/2

-Tỷ lệ vốn vay trên vốn đầu tư: Ngược lại với chỉ tiêu trên nhưng không nên vượt quá 1/2 .

*Độ an toàn thanh toán:

-Hệ số thanh toán ngắn hạn: Hệ số này thường không được thấp hơn 1,5. -Hệ số thanh toán nhanh : Chỉ tiêu này không được thấp hơn 1,2

*Độ rủi ro của dự án:

-Điểm hòa vốn : Sản lượng đạt từ 50 -> 60% công suất của dự án.

-Phân tích rủi ro: Có thể sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy, phân tích kịch bản hoặc phân tích mô phỏng.

3.5.3. Cần thiết phải sử dụng tỷ lệ chiết khấu phù hợp thống nhất khi thẩm định dự án đầu tư .

Các dự án đầu tư thường được tiến hành trong một thời gian dài. Do đó, dòng lợi ích và dòng chi phí thường xảy ra ở các giai đoạn khác nhau. Các dòng tiền thu được trong tương lai phải được quy thành một giá trị hiện tại tương đương thông qua một tỷ suất chiết khấu. Nó chính là tiến trình xác định lại giá trị hiện tại của một số tiền trong tương lai theo một tỷ suất quy định như lãi vay Ngân hàng, suất sinh lời kỳ vọng của dự án đầu tư.

Nhưng vấn đề đặt ra là cần phải xác định hệ số chiết khấu như thế nào, nói cách khác tỷ lệ sinh lời dùng để tính toán cho dự án là bao nhiêu ? .

Trong phân tích thẩm định, thông thường sử dụng tỷ suất chiết khấu dao động từ 10 đến 15% để tính giá trị hiện tại ròng của một dự án hoặc để so sánh với tỷ suất sinh lời nội bộ. Tuy nhiên trong thực tế, tỷ suất sinh lời kinh tế giữa các nước, giữa các ngành trong một nước và giữa các đơn vị trong một ngành đều có sự khác nhau đáng kể.

Do đó, trong thẩm định dự án đầu tư cần thiết phải tính toán, xây dựng một tỷ suất chiết khấu thống nhất. Việc xây dựng tỷ suất này cần phải tập trung chú ý vào các vấn đề.

-Tỷ suất sinh lời kinh tế của các dự án có tác động đến chi phí sử dụng vốn cơ hội sao cho dự án đầu tư được lựa chọn có tỷ suất sinh lời cao hơn tỷ suất sinh lời bình quân của ngành.

- Đối với chi phí vay nước ngoài, dự án phải đảm bảo có khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ nước ngoài, nhất là trong trường hợp đầu tư phụ thuộc nhiều vào vốn vay từ nước ngoài.

-Tỷ suất sinh lời kinh tế trên vốn: Tỷ suất này cho ta thấy số lợi nhuận mà dự án phải tạo ra để có thể khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào dự án.

-Tổng cung và tổng cầu của vốn đầu tư nhằm ước tính tổng thể giá kinh tế của vốn.

Hiện nay, để ước tính suất sinh lời của dự án người ta thường sử dụng mô hình định giá tài sản vốn ( Capital Asset Pricing Model – CAPM ).

Suất thu lợi kỳ vọng của dự án ( tỷ lệ chiết khấu cần thiết ) được tính theo công thức:

re = rf +β (rm - rf ) Trong đó :

rf : Tỷ lệ sinh lời không rủi ro (risk free).

rm : Suất sinh lợi trung bình của thị trường. β : Hệ số beta đo lường mức độ rủi ro của dự án.

Như vậy để tính suất chiết khấu của dự án chúng ta cần phải ước tính hệ số beta của dự án. Nếu như dự án có cùng độ rủi ro đối với công việc kinh doanh của công ty thì suất chiết khấu của dự án sẽ bằng chi phí sử dụng vốn của công ty. Nếu như dự án an toàn hay rủi ro hơn mức trung bình của Công ty thì chúng ta cần phải đi sâu phân tích các yếu tố làm dự án an toàn hay rủi ro hơn thông qua hệ số beta của dự án.

Nếu dự án không có vốn vay thì chiết suất khấu được ước tính như đã trình bày trên đây. Nhưng nếu dự án có tài trợ bằng nguồn vốn vay thì mức độ rủi ro của dự án sẽ cao hơn. Độ rủi ro của dự án ngoài việc phụ thuộc rủi ro kinh doanh của lĩnh vực kinh doanh mà dự án hoạt động, nó còn phụ thuộc vào rủi ro tài chính do Công ty đã vay nợ để tài trợ cho các dự án đầu tư. Vì khi vay nợ sẽ tạo ra đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tài chính sẽ làm tăng rủi ro của vốn chủ sở hữu nhưng lại tạo ra một suất thu lợi cao hơn.

Trong trường hợp này, suất thu lợi kỳ vọng dùng để tính chiết khấu cho dự án được tính bằng phương pháp trung bình theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng loại nguồn vốn (Weighted Average Costs of Capital –WACC):

D E WACC= ( * rd ) x ( * re ) V V Trong đó : V: Tổng vốn đầu tư của dự án. E: Vốn chủ sở hữu. D: Số nợ vay. re : Chi phí sử dụng vốn của chủ sở hữu.

rd : Lãi suất tiền vay.

3.5.4. Cần đưa yếu tố lạm phát vào thẩm định các dự án đầu tư.

Lạm phát là một khái niệm để diễn tả sự gia tăng của giá cả hàng hoá, dịch vụ tại thời điểm hiện hành so với thời điểm trước đó. Ở bất kỳ nền kinh tế của một quốc gia nào cũng đều xảy ra hiện tượng lạm phát. Đây là hiện tượng bình thường mà các quốc gia, khi tính toán kế hoạch nền kinh tế quốc dân đều đã dự báo chỉ tiêu lạm phát từng thời kỳ trong tương lai. Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau thuộc các trường phái khác nhau khi đánh giá tác động của lạm phát và biện pháp điều khiển lạm phát ở tầm vĩ mô bằng chính sách tiền tệ hay chính sách tăng trưởng thu nhập quốc dân.

Trong thẩm định các dự án đầu tư, yếu tố lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu thẩm định. Một số người, do tính chất phức tạp khi tính toán tác động của chỉ tiêu lạm phát vào dự án đầu tư, cho rằng chỉ cần lấy giá bán hiện tại trừ đi chi phí lao động, nguyên vật liệu, các chi phí sản xuất khác và nhân với số lượng hàng bán theo dự báo. Không nhất thiết phải quan tâm đến tác động của lạm phát. Nó không quan trọng vì chi phí tăng lên do lạm phát thì nó cũng sẽ làm cho doanh thu của dự án tăng lên. Tình hình cũng diễn ra tương tự khi xảy ra hiện tượng thiểu phát. Chúng ta thấy, các tác động của lạm phát lên các yếu tố tài chính của một dự án bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Các tác động trực tiếp tạo ra những thay đổi trong việc tài trợđầu tư, cân đối tiền mặt, các khoản phải thu, các khoản phải trả.

Đối với chi phí sản xuất: Các dự án đầu tư thường được thực hiện trong thời gian tương đối dài, do đó cần thiết phải xác định nhu cầu tiền tệ cho cả vòng đời dự án. Tuy nhiên, việc xác định nhu cầu tiền tệ này lại phụ thuộc rất nhiều vào mức độ lạm phát, tốc độ lạm phát càng cao thì nhu cầu tiền tệ càng lớn. Do đó khi tính toán, xác định chi phí đầu tư và thanh toán các khoản nợđể đảm bảo nguồn tài chính cho dự án cần phải đưa vào tác động của yếu tố lạm phát.

Đối với cân đối tiền mặt: Khi có yếu tố lạm phát, lượng tiền mặt cần thiết phải được tính toán, điều chỉnh, bổ sung nhằm đảm bảo tính chính xác của dự án.

Đối với khoản phải thu, phải trả: đây là các khoản có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình cân đối tài chính của dự án. Việc đưa yếu tố lạm phát để tính toán điều chỉnh các khoản phải thu, phải trả là một yêu cầu hết sức cần thiết khi tính toán, cân đối tài chính của dự án đặc biệt đối với các dự án được xây dựng với mức mua nguyên vật liệu trả chậm cũng như bán hàng trả chậm cao.

Các tác động lên thuế, bao gồm lợi nhuận, chi phí khấu hao, hàng tồn kho và chi phí sản xuất. Thuế thu nhập của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở thu

nhập của doanh nghiệp (sau khi trừ chi phí bao gồm lãi vay ngân hàng, chi phí khấu hao) nhân với tỷ lệ thuế thu nhập theo quy định của nhà nước.

Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, khi tính toán các dự án đầu tư hầu như mức tính toán lãi vay của các dự án đều không đưa yếu tố lạm phát vào mà chỉ tính cố định theo một mức lãi cố định, điều này khiến thu nhập để tính thuế sẽ tăng lên, thuế thu nhập càng tăng lên và do đó sẽảnh hưởng đến bảng ngân lưu của dự án.

Tương tự, việc tính toán khấu hao hiện nay được tính toán trên cơ sở nguyên giá (giá trị nguyên thuỷ) của tài sản cố định nhân với tỷ lệ khấu hao theo quy định nhà nước. Do đó, yếu tố khấu hao không chịu tác động của lạm phát; trong khi đó thuế được xác định trên cơ sở thu nhập trừ các chi phí trong đó có khấu hao, điều

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Bình Thuận (Trang 61 - 71)