Các khoản lợi nhuận của dự án rải ra theo thời gian. Mỗi biến số có ảnh hưởng tới hiện giá thuần ( NPV ) đều có mức độ không chắc chắn cao. Việc thu nhập thông tin và số liệu cần thiết cho các dự báo chính xác đều rất tốn kém. Cần giảm bớt xu hướng thực hiện một dự án “tồi” trong khi không bác bỏ một dự án “tốt”. Do đó việc xảy ra các rủi ro cho dự án là khó tránh khỏi, vì vậy chúng ta phải tìm cách để có thể xác định, phân tích và giải thích tính biến đổi dự kiến của kết quả dự án.
1.7.1. Phân tích độ nhạy
- Kiểm tra độ nhạy của kết quả của dự án ( hiện giá thuần NPV ) theo biến động của từng thông số một
- Phân tích “ cái gì sẽ xảy ra nếu như “
- Cho phép kiểm tra xem thông số nào là quan trọng - Một biến số được coi là quan trọng phụ thuộc vào : a/ Tỉ lệ của nó trong tổng lợi ích hoặc chi phí b/ Phạm vi giá trị có khả năng
- Phân tích độ nhạy cho phép xác định được hướng thay đổi của hiện giá thuần
- Phân tích điểm hòa vốn cho phép xác định được một biến số phải thay đổi là bao nhiêu trước khi hiện giá thuần trở thành âm
* Những ghi chú đáng lưu ý trong việc phân tích độ nhạy
1. Phạm vi và phân phối xác suất của các biến số
- Phân tích độ nhạy không đại diện cho dãy các giá trị có khả năng
- Phân tích độ nhạy không đại diện cho các xác suất cho mỗi phạm vi . Nhìn chung xác suất nằm ở các cực là nhỏ
2. Hướng của những tác động
a/ Thu nhập tăng hiện giá thuần tăng b/ Chi phí tăng hiện giá thuần giảm c/ Lạm phát không rõ ràng lắm
3. Kiểm tra theo từng biến số là không thực tế
Kiểm tra theo từng biến số là không thực tế bởi mối quan hệ qua lại giữa các biến số.
a/ Nếu lượng bán ra Q tăng , chi phí cũng sẽ tăng . * Lợi nhuận = Q (P – UC )
b/ Nếu lạm phát thay đổi , toàn bộ giá cả thay đổi.
c/ Nếu tỉ giá hối đoái thay đổi , giá cả của tất cả hàng hóa ngoại thương và nợ nước ngoài tăng .
Một phương pháp xử lý những tác động hỗn hợp hoặc tương quan này là phương pháp phân tích các trường hợp .
1.7.2 Phân tích các tình huống
Việc phân tích các tình huống dựa trên nhận thức rằng các biến số nhất định có quan hệ qua lại với nhau . Do vậy , một số ít các biến số có thể thay đổi theo một kiểu nhất định tại cùng một thời điểm .
- Đâu là tập hợp các điều kiện có xu hướng kết hợp nhằm tạo ra những “tình huống “ khác nhau ?
a/ Trường hợp xấu nhất / bi quan nhất
b/ Trường hợp dự kiến / trường hợp dự tính tốt nhất c/ Trường hợp tốt nhất / trường hợp lạc quan nhất .
Chú ý : Phân tính tình huống trường hợp không tính tới xác suất của những tình huống xuất hiện.
- Việc giải thích trở nên đơn giản khi có các kết quả rõ ràng dứt khoát :
a/ Chấp nhận dự án khi hiện giá thuần ( NPV ) > 0 ngay cả trong trường hợp xấu nhất
b/ Từ bỏ dự án nếu NPV < 0 ngay cả trong trường hợp tốt nhất . c/ Nếu NPV đôi lúc dương , đôi lúc âm , thì kết qủa không rõ ràng.
1.7.3. Phương pháp phân tích rủi ro Monte Carlo
- Việc triển khai mở rộng tự nhiên của phân tích độ nhạy và phân tích các tình huống .
- Cùng một lúc tính tới các phân phối xác suất và các phạm vi khác nhau của các giá trị có thể của các biến số quan trọng trong dự án .
- Tạo ra một phạm vi phân phối xác suất các kết quả của dự án thay cho việc tính toán chỉ một giá trị .
- Phân phối xác suất các kết quả dự án có thể giúp cho những người ra quyết định thực hiện việc lựa chọn, nhưng nó cũng có thể là những vấn đề về giải thích và sử dụng .
Các bước xây dựng mô phỏng tính toán Monte Carlo
1.Mô hình tính toán : Chương trình bảng kê ( Spreadsheet ) dùng đểđánh giá dự án
2. Xác định các biến số nhạy cảm và không chắc chắn 3. Định nghĩa về tính không chắc chắn
- Lập ra một phạm vi các phương án lựa chọn ( Tối thiểu và tối đa ) - Phân bổ phân phối xác suất
• Phân phối chuẩn (normal )
• Phân phối tam giác (triangular )
• Phân phối đều ( uniform )
• Phân phối bậc thang (step )
4. Xác định và định nghĩa các biến số tương quan
- Tương quan dương và âm (đồng biến hoặc nghịch biến) - Mức độ tương quan
5. Mô hình mô phỏng tính toán : làm một chuổi phân tích cho nhiều tổ hợp giá trị tham số khác nhau.
6. Phân tích các kết quả - Các trị thống kê