1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xác định giống và vùng trồng cây dây thìa canh (gymnema syl vestre (retz) r BR SCHULT) phục vụ thực hành trồng trọt tốt (GAP)

5 534 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 539,54 KB

Nội dung

Việc áp dụng yêu cầu GAP trong trồng trọt cây Dây thìa canh gặp nhiều khó khăn do chưa xác định được giống có chất lượng cao cũng như vùng trồng cho hàm lượng hoạt chất cao nhất.. Nghiên

Trang 1

Tạp chí Nghiên cứu dược và Thông tin thuốc I Số 1/2010

Agents and Chemotherapy, 6, pp 2421-2428

5 Kubin C., Dzierba A (2005), "The Effects of

Continuous Renal Replacement on Anti-infective

Therapy in the Critically III", Journal o f Pharmacy

Practice, 18, pp 109-117.

6 Pea F., Viale P., Pavanl P Furlanut M

(2007), "Pharmacokinetic Considerations for antim­

icrobial Therapy in Patients Receiving Renal Re­

placement Therapy", Clin Pharmacokinet, 46(12),

pp 997-1038

7 Roberts J A., Paratz J., Paratz E., Krueger

W., Lipmanab J (2007), "Continuous infusion of b-

lactam antibiotics in severe infections: a review of

its role", International Journal o f Antimicrobial

Agents, 30, pp 11-18.

8 Roberts J A., et al (2009), "Pharmacokinetic

issues for antibiotics in the critically ill patient", Crit

Care Med, 37, pp 840-851.

9 Schetz M (2007), "Drug closing in continuous

renal replacement therapy: general rules", Current

Opinion in Critical! Care, 13, pp 645-651.

10 Tegeder I., Bremer F., Oelkers R., et al (1997), "Pharmacokinetics of imipenem-cilastatin in critically illpatients undergoing continuous

venovenous hémofiltration", Antimicrob Agents

Chemother, 12, pp 2640-2645.

XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ VÙNG TRỒNG CÂY DÂY THÌA CANH {GYMNEM A SYL-

VESTRE(RETZ.) R.BR SCHULT) PHỤC vụ THựC HÀNH TRỒNG TRỌT TỐT

(GAP)

Trân Văn ơrf*\ Hoàng Th ế Chứé*}, Hoàng M inh Châu (**}

(*) Trường Đ ại học D ược Hà Nội, (**) công ty c ố phần Nam Dược

Summary

In order to develop protocols for GAP in cultivation Gymnema sytvestre, a medicinal plant used for treatment o f diabetes, this research had been carried out for two objectives: (i) to identify different varieties o f Gymnema sylvestre and (ii) to identify quantities o f GS4 o f the leaf from two different eco­ logical zones North-east and Red river delta Specimens had been collected from 11 localities in Viet­ nam, described by diagnosis method and compared by the quantity o f GS4 As a result, two varieties

o f Gymnema sylvestre had been differentiated by the color o f petals: the red-brown and the cream varieties However, the quantity o f GS4 o f the two varieties is similar One variety, the cream, had been cultivated in each site o f ecological zone: in Thai Nguyen pros/, (for North-east) and Nam Dinh prov (for Red river delta) with the same cultivating condition The quantity o f GS4 o f the sample from Thai Nguyen (5.57%) is remarkable higher than the sample from Nam Định (3.72%) The research had opend the door to GAP o f not only Gymnema sylvestre but also other medicinal plants In Vietnam.

Từ khoá: Dây thìa canh, GAP, Gymnema sylvestre

Đặt Vấn đê:

Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.)

R.Br ex Schult) đã được sử dụng trong nền Y

học cổ truyền Ayurveda Ấn Độ từ hơn 2.000 năm

nay để chữa đái tháo đường (ĐTĐ)[9] Dựa trên

kinh nghiệm này, hàng loạt nghiên cứu đã được

thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới như Mỹ, Nhật

Bản, Trung Quốc, v.v [7] tạo cơ sở cho sự ra

đời của nhiều chế phẩm điều trị ĐTĐ ở Việt

Nam, cây đã được nghiên cứu phát triển [1],[4],

[5],[6]và tạo ra sản phẩm hỗ trợ điêu trị ĐTĐ

Hoạt chất được công nhận rộng rãi của Dây thìa canh là GSi, là hỗn hợp các Saponin[10],[ll] Mặc dù vậy, việc sản xuất sản phẩm từ cây Dây thìa canh chủ yếu vẫn dựa trên nguồn nguyên liệu thu hái từ hoang dã, dẫn đến khó kiểm soát

về số lượng và chất lượng

Nhằm tạo ra dược liệu có chất lượng cao và

Ổn định, việc trồng trọt cây thuốc nói chung cần được thực hiện theo các qui định Thực hành trồng trọt tốt (GAP) áp dụng đối với cây thuốc [12], trong đó các yếu tố quan trọng hàng đầu là 19

Trang 2

Tạp chí Nghiên cứu dược và Thông tin thuốc I sô' 1/2010

trồng đúng giống, vùng sinh thái, kỹ thuật trồng

trọt, thu hái và sơ chẽ Việc áp dụng yêu cầu

GAP trong trồng trọt cây Dây thìa canh gặp nhiều

khó khăn do chưa xác định được giống có chất

lượng cao cũng như vùng trồng cho hàm lượng

hoạt chất cao nhất

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm bước

đầu trả lời hai câu hỏi quan trọng đầu tiên trong

trồng trọt cây Dây thìa canh theo GAP với các

mục tiêu sau: (1) xác định các giống cây Dây

thìa canh ở Việt Nam; (2) So sánh hàm lượng

GS4 trong lá cây Dây thìa canh giữa 2 vùng trồng

Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng

Nguyên liệu và Phương pháp nghiên

cứu:

- Xác định giống cầy Dây thìa canh:

Mẩu cây tươi mang hoa, quả của cây Dây thìa

canh thu thập tại 11 địa điểm nghiên cứu ở miền

Bắc và Trung bộ Việt Nam, bao gồm: Lạng SỢn,

Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Vĩnh Phúc,

Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng

Bình, Quảng Trị và Thừa thiên Huế Mầu tiêu bản

được lưu trữ tại Phòng tiêu bản Thực vật -

Trường Đại học Dược Hà Nội (HNIP)

Các mẫu được mô tả và so sánh đặc điểm

hình thái theo phương pháp mô tả chẩn đoán

[8], dựa trên mẫu tươi Các chi tiêu so sánh

chính bao gồm: Bề mặt thân non, hình dạng, bề

mặt lá, kiểu cụm hoa, màu sắc và bề mặt các bộ

phận sinh sản (đài hoa, tràng hoa, nhị, nhụy),

hình dạng và kích thước quả, số lượng hạt/quả

Các mẫu được kết luận là khác nhau sau đó được

trồng trong cùng điều kiện, tại một vùng sinh

thái (Thái Nguyên) và được kiểm tra hàm lượng

GS4

- Xác định hàm lượng GS 4 trong lá cây Dây

thìa canh

Mầu cây cùng giống được trồng tại 2 địa

điểm đại diện cho vùng Đông Bắc (Thái Nguyên)

và đồng bằng sông Hồng (Nam Định) trong cùng

điều kiện canh tác (thời vụ trồng, mật độ, chế độ

ánh sáng, giàn leo, phân bón) nhằm cố định các

biến số ảnh hưởng đến hàm lượng GS4 Mau lá

được thu cùng thời điểm (tháng 3), sãy khô ở

45°c

Hàm lượng GS4 được xác định theo phương pháp cân[2],[ll]: cân chính xác khoảng 20,00 g

lá Dây thìa canh đã tán nhỏ, đem ngâm lạnh với ethanol (EtOH) 50% trong 72h Rút dịch chiết 3 lần Dịch chiết được đem cô cách thủy về cao lỏng 1:2 Acid hóa bằng dung dịch H2SO4 5% đến pH 3 thu được tủa (GS3) Lọc lấy tủa Hòa tan tủa bằng* dung dịch KOH 5% đến pH kiềm Acid hóa bằng H2SO4 5% đến pH3 thu được tủa

GS4 Lọc lấy tủa rồi đem sấy khô đến khối lượng không đổi ở 60°c cân khối lượng Mỗi mấu được lặp lại 3 lần Hàm lượng saponin toàn phần GS4 được tính theo công thức: GS4 (%) = m/M(l-x)

*100, trong đó: m là khối lượng GS4 thu được (g); M là khối lượng dược liệu đem cân (g); X là hàm ẩm dược liệu (%)

- Xác định thành phần GS« trong mẫu lá bằng sắc ký lớp mỏng dịch chiết ethanol 60%, bằng bản mỏng Silicagel GF254 với hệ dung môi là Cloroform: Methanol: Acetic acid (13: 1,8: 0,02)

và thuốc thử hiện màu là H2SO4 10% và trên UV366

Kết quả nghiên cứu:

Các giông Dây thìa canh:

Tất cả các mẫu nghiên cứu được thu thập tại

11 địa điểm nghiên cứu đều có đặc điểm các chỉ tiêu theo dõi hoàn toàn giống nhau, bao gồm: bề mặt cành non (đều có lông thưa ngắn), hình dạng lá (hình bầu dục hay hình trứng, gốc lá tròn hay hơi hình tim ngay trên một cá thể), bề mặt lá (có lông thưa ngắn ở gân chính), kiểu cụm hoa (xim ở nách lá), màu sắc và bề mặt đài (xanh, có lông thưa ở mặt ngoài và mép), hình dạng quả (thuôn, phình to ở phần gốc) và kích thước quả (dài 5-6cm), số lượng hạt/1 quả (40-50) Chỉ có một đặc điểm duy nhất sai khác là màu của cánh hoa: màu hoa đỏ nâu và màu vàng kem

Hàm ĩượng GS 4 trong lá ở 2 mẫu hoa đỏ

và hoa vàng kem tại Thái Nguyên:

Hàm lượng GS4 được từ dịch chiết lá 2 giống hoa đỏ (4,87%) và hoa vàng kem (4,79%) ở

Thái Nguyên tương đương nhau, sự sai lệch

không đáng kể (Bảng 1)

Trang 3

Hình 1: Hai giống Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br ex Schult) với cánh hoa màu

kem (trái) và đỏ nâu (phải) Bảng 1: Hàm lượng GS4 trong lá 2 mẫu Dây thìa canh hoa đỏ và vàng kem ở Thái Nguyên

Mầu hoa màu đỏ Mầu hoa màu kem

Thành phần và hàm lượng GS4 trong /á

cây Dây thìa canh theo vùng trồng:

Trên sắc ký đồ cho thấy có sự tương đồng

giữa các vết ở cả 2 mẫu cùng một giống trồng ở

Nam Định và Thái Nguyên, thể hiện bằng màu

sắc các vết và vị trí các vết tương đương nhau

(Hình 2)

Hàm lượng GS4của cùng một giống (hoa màu

kem) thu được ở mẫu Thái Nguyên (5,57%) cao

hơn Nam Định (3,72%), sự chênh lệch này là

đáng kể (nhiều gấp 1,5 lần) (Bảng 2)

Bàn luận:

- Vê các giõng Dây thìa canh:

Phân tích các mẫu cây Dây thìa canh ở 11 địa

điểm cho thấy có 2 giống Dây thìa canh giống

nhau toàn bộ các đặc điểm hình thái, chỉ khác

nhau về màu sẳc cánh hoa Điều này thường gặp

ở nhiều loài cây khác nhau như các cây cảnh

(Hoa hồng, Đỗ Quyên) hay cây thuốc (Lá móng),

thể hiện sự khác nhau ở cấp độ giống (forma)

Vấn đề đặt ra là hàm lượng GS4 của 2 giống này

có khác nhau không? Nếu hàm lượng GS4 của

Y, < _ - - DỂk mCk .

Hình 2: sắc ký đồ dịch chiết ethanol lá Dây thìa canh trồng tại Thái Nguyên (Đông Bắc) và Nam Định (Đồng bằng sông Hồng) hiện màu bằng thuốc thửH 2 S0 4 10%, soi UV366 (trái) và sắc ký đồ GS 4 của 2 mẫu lá hiện màu bẵng thuốc thử H 2 SO 4 10% (phải)

21

Trang 4

Bảng 2: Hàm lượng GS 4 của 2 mẫu Dây thìa canh trồng ở Thái Nguyên và Nam Định

Mẩu trồng tại Thái Nguyên (g) Mẩu trồng tại Nam Định (g)

chúng khác nhau đáng kể, cần chọn giống có cho chất lượng như nhau Kết quả xác định hàm hàm lượng cao hơn, nhằm tăng hiệu qủa kinh tế

trong canh tác Kết quả nghiên cứu cho thấy

chúng không khác nhau, do đó bước đầu có thể

khẳng định có thể sử dụng cả hai giống trong

canh tác Khác với nhiều nghiên cứu khác, việc

xác định hàm lượng hoạt chất (GS4) trong nghiên

cứu này được thực hiện có hệ thõng hơn do hai

giống này cùng được trồng trong cùng một điều

kiện, nghĩa là các biến số độc lập đã được cố

định Hơn nữa, qui trình chiết xuất G S 4 được áp

dụng trong đề tài này giống với qui trình đã được

thực hiện trên thế giới[ll] Do đó, kết quả

nghiên cứu là đáng tin cậy Tuy nhiên, do hàm

lượng GS4 trong nghiên cứu này được xác định

bằng phương pháp cân, thường có sai số cao Đê’

khẳng định chắc chẳn hơn, cần nghiên cứu

phương pháp định lượng bằng các kỹ thuật có độ

chính xác cao hơn[ll], như sử dụng sắc ký lỏng

hiệu năng cao (HPLC) hay sắc ký lớp mỏng hiệu

năng cao (HPTLC) với một hoặc một số chất

chuẩn đã được xác định, cũng nên nghiên cứu

sâu hơn ở cấp độ phân tử để xác định bản chất

của sự khác nhau này và nghiên cứu lượng sinh

khối thu được của 2 giống này trên cùng một

đơn vị diện tích

- Về thành phần và hàm lượng GS4 ở lá Dây

thìa canh theo vùng trồng:

Trong canh tác cây thuốc, việc xác định vùng

trồng cho năng suất và hàm lượng hoạt chất cao

có ý nghĩa sống còn do nó quyết định hiệu quả

kinh tế và chất lượng của sản phẩm[3] Trong

nghiên cứu này, sắc ký đồ của cả dịch chiết tổng

và G S 4 đều cho thấy sự tương đồng về vị trí và

màu sắc các vết Như vậy, có thể nhận định

bước đầu thành phần trong lá Dây thìa canh 2

năm tuổi được trồng ở hai vùng đại diện của

Đông Bắc (Thái Nguyên) và đồng bằng sông

Hồng (Nam Định) là giống nhau, nghĩa là chúng

IƯỢng G S 4 trong 2 mẫu trồng ở Thái Nguyên và Nam Định cho thấy hàm lượng G S 4 ở mẫu Thái Nguyên (5,57%) cao hơn Nam Định (3,72%) đến 1,85% Sự khác nhau này là đáng kế, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế khi nhà sản xuất công

bố hàm lượng GS4 trong sản phẩm, cũng như việc xác định giống, kết quả nghiên cứu này là đáng tin cậy do nó cũng được thực hiện theo cách cố định các biến số cơ bản (giống, tuổi cây, chế độ canh tác, v.v ) Mặc dù vậy, để khẳng định chắc chẳn hơn, cần mở rộng số điểm nghiên cứu trên mỗi vùng sinh thái và mở rộng phạm vi nghiên cứu ra các vùng sinh thái khác

Các kết quả thu được trong nghiên cứu này mới là bước đầu trong chuỗi các nghiên cứu trồng cây Dây thìa canh theo qui định GAP Ngoài việc mở rộng các nghiên cứu nhằm khẳng định kết quả, cần nghiên cứu thêm các yếu tõ khác trong các qui định của GAP như kỹ thuật trồng và chăm sóc, thời gian và kỹ thuật thu hái, chế biến và bảo quản[3],[12] cho hàm lượng GS4 cao và ổn định nhất

Kết luận:

Đã bước đầu xác định được Dây thìa canh ở Miền Bắc và miền Trung Việt Nam có 2 giống, khác nhau bởi màu hoa là màu đỏ nâu và vàng kem Hai giống này có hàm lượng GS4 như nhau

Đã sơ bộ xác định được hàm lượng GS4 trong

lá Dây thìa canh trồng ở vùng Đông Bắc (Thái Nguyên) cao hơn đáng kể so với trồng ở vùng đồng bằng sông Hồng (Nam Định) trong cùng một thời điểm và cùng một giống

Nghiên cứu này không những mở ra hướng nghiên cứu chuẩn hoá nguyên liệu đầu vào trong sản xuất sản phẩm tử cây Dây thìa canh mà còn góp phần vào hoàn thiện phương pháp luận và thực tiễn nghiên cứu về Thực hành trồng trọt tốt

Trang 5

cây thuốc (GAP) ở Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:

1 Lương Thúy An (2009), Tiếp tục nghiên cứu

thành phần hóa học của Dây thìa canh

(Gymnema sylvestre {Retz.) R Br exSchult

Asdepiaceaê), Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

- Trường Đại học Dược Hà Nội

2 Trần Hùng (2006), Phương pháp nghiên cứu

dược liệu, Bộ môn dược liệu, Khoa Dược,

Đại học Y Dược Tp HCM, tr 48-50

3 Trần công Khánh (2009), "Trồng cây thuốc

và thu hái dược liệu hoang dã theo tiêu

chuẩn GACP", tạp chí Dược liệu, tập 14, tr

57 62

4 Trần văn ơn, Phùng Thanh Huong, Đỗ Anh

Vu và Cs (2008), Tác dụng hạ đường huyết

của cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre

(Retz.) R Br ex Schutt) ở Việt Nam, Tạp chí

dược học, Số 391, Tr 31-34

5 Trương Thị Tâm (2008), Nghiên cứu thành

phần hóa học và bước đầu thử hoạt tính các

phân đoạn dịch chiết của cây Dây thìa canh

(Gymnema sylvestre (Retz.) R Br ex

Schult.yỊ, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ -

Trung tâm thông tin thư viện trường Đại

học Dược Hà Nội.

6 Đỗ Anh Vũ (2007), Nghiên cứu đặc điểm

thực vật và tác dụng hạ đường huyết của

cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R Br ex Schult.), Khóa luận tốt

nghiệp dược sĩ - Trung tâm thông tin thư viện trường Đại học Dược Hà Nội

7 Baskaran et al.(1990), "Antidiabetic effect of

a leaf extracts from Gymnema sylvestre in

non-insulin-dependent diabetes mellitus

patients.", Journal o f Ethnopharmacol, 30

(3), pp 295-300

8 De Vogel E.F (1987), Manual o f Herbarium

Taxonomy - Theory and Pracrice, UNESCO

- Man and Biosphere (MAB)

9 Kapoor LD (1990), Handbook o f Ayurvedic

Medicinal Plants, Boca Raton, FLCRC Press Inc, pp.200-201.

10 Kazuko Yoshikawa et al (1990),

"Dammarane saponins from Gymnema syl­

vestre.", Phytochemistry, 31(1), pp 237-

241

11 Valivarthi s R Raju et al (2006),

"Standardisation of Gymnema sylvestre

R.Br by High-Performance Thin-Layer Chro­

matography: An Improved Method", Phyto-

chem Ana., 17, pp 192-196.

12 World Health Organization (2003), WHO

guidelines on good agricultural and collec­ tion practices (GACP) for medicinal plants,

Geneve, Switzerland

Tài liệu tham khảo

8 Rozendaal RM, et al (2008) Effect of glucosamine sulfate on hip osteoarthritis: a randomized trial Ann Intern Med; 148:268-77

9 Reichenbach s, et al (2007) Meta-analysis: chondroitin for osteoarthritis of the knee or hip Ann In­ tern Med; 146: 580-90

10 Towheed TE, et al (2005) Glucosamine therapy for treating osteoarthritis Available in The Cochrane Database of Systematic Reviews; Issue 2 Chichester: John Wiley; (accessed 14/11/09)

11 Kayne SB, Wadeson K, MacAdam A (2000) Glucosamine - an effective treatment for osteoarthritis? A meta-analysis.Pharm J; 265: 759-763

12 Food and Drug Administration, Food Advisory Committee and Dietary Supplements Subcommittee (2004), Letter Regarding the Relationship Between the Consumption of Glucosamine and/or Chondro- itin Sulfate and a Reduced Risk of: Osteoarthritis; Osteoarthritis-related Joint Pain, Joint Tenderness, and Joint Swelling; Joint Degeneration; and Cartilage Deterioration (Docket No 2004P-0059)

13 British National Formulary 59 (2009), glucosamine monograph (accessed via MedicinesComplete)

23

Ngày đăng: 17/12/2015, 07:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w