SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ----*---- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TẦN SỐ TRAO ĐỔI CHÉO ĐƠN, TẦN SỐ TRAO ĐỔI CHÉO KÉP TRONG PHÉP LAI PHÂN TÍCH 3 CẶP TÍNH TR
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
*
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TẦN SỐ TRAO ĐỔI CHÉO ĐƠN, TẦN SỐ TRAO ĐỔI CHÉO KÉP TRONG
PHÉP LAI PHÂN TÍCH 3 CẶP TÍNH TRẠNG
Họ và tên: Nguyễn Văn Hòa Tổ: Sinh – Kỷ Nông nghiệp Trường THPT Nguyễn Đổng Chi
Hà Tĩnh, năm 2014
Trang 2I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm có ứng dụng rộng rãi ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như trong sản xuất Trong quá trình giảng dạy, song song với nhiệm vụ giảng dạy kiến thức thì việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải bài tập là nhiệm vụ rất quan trọng
Trong chương trình sinh học có rất ít tiết bài tập và thời lượng mỗi tiết dạy trên lớp nội dung lý thuyết nhiều nên hầu hết giáo viên không thể hướng dẫn kỹ cho học sinh phương pháp giải bài tập, đặc biệt là những dạng bài tập khó
Bài tập xác định tần số trao đổi chéo trong các bài toán lai 3 cặp tính trạng là tương đối khó đối với học sinh và thường gặp trong các đề thi Olympic, học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi quốc gia và cả đề thi Đại học - Cao đẳng Ví dụ đề thi Olympic quốc tế năm 2008, phần B câu số 14 hay câu 35 xác định trật tự phân bố các gen trong đề thi đại học năm 2009, mã đề 462
Trong năm học vừa qua khi được Tổ chuyên môn phân công nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi 12, khi dạy cho học sinh phần này bản thân tôi đã thu thập nhiều nguồn tài liệu khác nhau Tuy nhiên các tài liệu sinh học hầu hết nói rõ phương pháp xác định tần số trao đổi chéo trong trường hợp 2 cặp gen, rất ít thấy
đề cập đến việc xác định tần số trao đổi chéo đơn và tần số trao đổi chéo kép trong phép lai 3 cặp gen hoặc chỉ đưa ra phương pháp chung chung không rõ ràng Mặt khác nhiều nguồn tài liệu giải theo các cách khác nhau điều này đã gây sự lúng túng cho học sinh khi gặp phải dạng bài này
Xuất phát từ những lý do đó tôi chọn đề tài “Phương pháp xác định tần số
trao đổi chéo đơn, tần số trao đổi chéo kép trong phép lai phân tích 3 cặp tính trạng”
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu xây dựng công thức tìm các chỉ số để giải
Trang 32 Tần số trao đổi chéo kép quan sát được - thực tế
3 Tần số trao đổi chéo kép lý thuyết
4 Khoảng cách giữa 2 gen liền kề trên bản đồ gen
5 Khoảng cách giữa 2 gen đầu mút trên bản đồ gen
Trong đề tài tập trung tìm hiểu ở ba dạng toán trong phép lai phân tích:
+ Trao đổi chéo đơn tại một điểm
+ Trao đổi chéo đơn tại hai điểm và không có trao đổi chéo kép
+ Trao đổi chéo đơn tại hai điểm và có xảy ra trao đổi chéo kép
3 Đối tượng và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng:
Đề tài tập trung nghiên cứu về cách xác định tần số trao đổi chéo đơn và tần số trao đổi chéo kép
- Thời gian nghiên cứu:
Đề tài này được áp dụng nghiên cứu trong năm học 2013 – 2014
4 Phương pháp nghiên cứu
- Qua nghiên cứu đề thi quốc gia, đề thi Olympic, đề thi học sinh giỏi tỉnh, đề thi Đại học - Cao đẳng nhiều năm qua dành cho môn Sinh học về các bài tập liên quan đến tần số trao đổi chéo
- Dựa vào kết quả khảo sát dạng bài này ở các em học sinh đội tuyển học sinh giỏi, tham gia thi Đại học năm học 2012 – 2013 và ôn thi Đại học - Cao đẳng năm
2013 - 2014
- Qua nghiên cứu, tham khảo các tài liệu có liên quan
- Phương pháp chuyên gia
- Từ thực tế giảng dạy môn Sinh học, ôn thi học sinh giỏi tỉnh và ôn thi Đại học – Cao đẳng hàng năm
Trang 4- Dựa trên cơ sở của quá trình giảm phân và những biến đổi bất thường xảy trong quá trình giảm phân tôi đã phân loại các dạng có hệ thống, đúc kết phương pháp giải chính xác, dễ hiểu, dễ vận dụng Đối với mỗi dạng bài tập đều có phương pháp làm, ví dụ áp dụng
5 Giới hạn nghiên cứu
đổi chéo kép trong phép lai phân tích 3 cặp tính trạng, 3 cặp gen cùng nằm trên một cặp NST thường
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lí luận
Di truyền liên kết là sự di truyền mà trong đó, các tính trạng có phụ thuộc vào nhau; quá trình di truyền của tính trạng này kéo theo sự di truyền các tính trạng khác Nguyên nhân của di truyền liên kết là do các gen quy định các tính trạng khác nhau phân bố trên cùng một nhiễm sắc thể (NST) Qúa trình này có thể các gen sẽ liên kết hoàn toàn hoặc không hoàn toàn
Khi các gen liên kết không hoàn toàn xảy ra hiện tượng trao đổi chéo trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở kỳ đầu I của giảm phân I Trong đó có trường hợp xảy ra trao đổi chéo đơn tại một điểm hoặc xảy ra 2 trao đổi chéo đơn nhưng không có trao đổi chéo kép; cũng có lúc vừa có 2 trao đổi chéo đơn lại có thêm 1 trao đổi chéo kép Ở đây, trong phạm vi nghiên cứu chỉ xét trao đổi chéo kép giữa 2 crômatit không chị em trong cùng một cặp NST đồng dạng ở kỳ đầu giảm phân I
Thường thì sự trao đổi chéo ở một chỗ làm giảm xác suất trao đổi chéo thứ hai gần kề nó, đó là hiện tượng nhiễu (I) Để đánh giá kết quả người ta dùng hệ số trùng hợp (C)
Trong hầu hết tài liệu chỉ đề cập đến quá trình trao đổi chéo ở 2 cặp gen hoặc 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau; rất ít tài liệu viết về trường
Trang 52 Cơ sở thực tiễn
Nghiên cứu vấn đề này tôi nhận thấy ngoài việc các tài liệu ít đề cập mà thậm chí các tác giả nêu những quan điểm khác nhau, nhất là khi có 2 chéo đơn và 1 chéo kép
Theo giáo trình Di truyền học tập 2 của Phan Cự Nhân (chủ biên), Nguyễn
Minh Công, Đặng Hữu Lanh (1999), NXB Giáo dục, khoảng cách trên bản đồ
gen của 2 gen AB = tần số trao đổi chéo đơn A/B + ½ tần số trao đổi chéo kép (cách 1)
Trang 6Nhưng theo Ngô Văn Hưng (chủ biên), Vũ Đức Lưu, Chu Văn Mẫn, Phạm Văn Lập trong tài liệu Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 môn Sinh học (2008), NXB Giáo dục; Vũ Đức Lưu trong tài liệu Sinh vật 12 chuyên sâu tập 1 (2009), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; Hoàng Trọng Phán trong
giáo trình Di Truyền học (2006), NXB Đà Nẵng thì khác, khoảng cách trên bản
đồ gen của 2 gen AB = tần số trao đổi chéo đơn A/B + tần số trao đổi chéo kép (cách 2)
Từ đó có những công thức tính khác nhau về tần số hoán vị kép lý thuyết và
hệ số trùng hợp
Đặc biệt ở Hà Tĩnh trong 2 cuốn tài liệu của Phan Khắc Nghệ đã xuất bản, một cuốn là Phương pháp giải nhanh bài tập di truyền, NXB Giáo dục Việt Nam viết theo cách 1 (câu 8, trang 99); một cuốn là Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học 12 (2013), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, thì giải theo quan điểm của cách 2 (bài 11, trang 108) Điều này gây không ít khó khăn cho giáo viên và học sinh trong quá trình ôn luyện Với trách nhiệm của một người trực tiếp giảng dạy khi học sinh thắc mắc tôi quyết đi tìm đáp số cho các em
Từ việc thu thập và nghiên cứu nhiều nguồn tài liệu khác nhau tôi nhận thấy những cuốn sách nếu lấy nguồn tài liệu tham khảo theo cuốn Phan Cự Nhân là giải theo cách 1; những tài liệu có nguồn tham khảo theo Ngô Đức Hưng giải theo cách
2 Vì vậy tôi đã trao đổi với Thầy Hoàng Trọng Phán (Giảng viên chính - Khoa Sinh học - Trường ĐHSP Huế) về vấn đề này, theo Thầy hầu hết các cuốn di truyền học ở Việt Nam được xuất bản đều dựa trên những bản dịch từ sách nước ngoài như bản dịch do Phan Cự Nhân trong tài liệu Di truyền học động vật của F.B.Hutt (1978), NXB Khoa học và Kỹ thuật, tất cả đều giải theo cách thứ 2 và trong nhiều cuốn tài liệu của mình về di truyền học Hoàng Trọng Phán cũng viết với quan điểm cách 2
Nhìn nhận từ nhiều khía cạnh tôi đã tổng hợp và xây dựng công thức theo quan điểm của cách 2
Trang 73 Phương pháp xác định giao tử
1 Trường hợp cơ thể dị hợp về 3 cặp gen cùng nằm trên một cặp NST thường,
xảy ra liên kết hoàn toàn giảm phân bình thường cho 2 loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau
Ví dụ: Cơ thể có kiểu gen
abd
ABD
giảm phân cho 2 loại giao tử: ABD = abd =
2 1
2 Trường hợp cơ thể dị hợp về 3 cặp gen cùng nằm trên một cặp NST thường,
xảy ra trao đổi chéo đơn tại 1 điểm với tần số f giảm phân bình thường sẽ cho 4
loại giao tử trong đó có 2 loại giao tử liên kết có tỉ lệ bằng nhau (
5% Abd ; 5% aBD
3 Trường hợp cơ thể dị hợp về 3 cặp gen cùng nằm trên một cặp NST thường,
đổi chéo kép giảm phân bình thường sẽ cho 6 loại giao tử trong đó có 2 loại giao tử
), 2 loại giao tử
chiếm tỉ lệ thấp (
2 2 f
Giải
Tỷ lệ 2 loại giao tử liên kết ABD = abd = (100% - 20% -30%) / 2 = 25%
Tỷ lệ 2 loại giao tử Abd = aBD = 30% / 2 = 15%
Tỷ lệ 2 loại giao tử ABd abD = 20% / 2 = 10%
Trang 84 Trường hợp cơ thể dị hợp về 3 cặp gen cùng nằm trên một cặp NST thường,
loại giao tử chiếm tỉ lệ cao (
2
) 3 2 1 (
Tần số trao đổi chéo kép lý thuyết là 0,3 x 0,2 = 0,06
Hệ số trùng hợp = Tần số trao đổi chéo kép thực tế / tần số trao đổi chéo kép lý thuyết = 0,7 => tần số trao đổi chéo kép thực tế = 0,7 x 0,06 = 0,042
Tần số trao đổi chéo đơn giữa A và B là: 0,3 – 0,042 = 0,258
Tần số trao đổi chéo đơn giữa B và D là: 0,2 – 0,042 = 0,158
4 Phương pháp xác định trật tự gen trên NST
a Trường hợp chỉ xảy ra trao đổi chéo đơn tại một điểm
Ví dụ: Xét phép lai phân tích một cá thể mang 3 cặp gen dị hợp Aa, Bb, Dd
P: A-B-D- x aabbdd => Fa: Thu được 4 loại kiểu hình
Dựa vào nhóm kiểu hình có tỉ lệ cao để xác định nhóm gen nằm trên cùng 1 NST Dựa vào nhóm kiểu hình có tỷ lệ thấp ở đời con lai để xác định hoán vị xảy
ra ở vị trí nào (gen nào)
Trang 9b Trường hợp chỉ xảy ra trao đổi chéo đơn tại 2 điểm, không xảy ra trao đổi chéo kép
Ví dụ: Xét phép lai phân tích một cá thể mang 3 cặp gen dị hợp Aa, Bb, Dd
P: A-B-D- x aabbdd => Fa: Thu được 6 loại kiểu hình
Dựa vào 2 kiểu hình có tỉ lệ cao để xác định nhóm gen nằm trên cùng 1 NST
Xét 2 kiểu hình có tỉ lệ vừa nếu thấy có 2 cặp tính trạng luôn đi cùng với nhau giống như kiểu hình có tỉ lệ cao thì 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng liên kết hoàn toàn với nhau với nhau Sự xuất hiện 2 kiểu hình này là do trao sự đổi chéo giữa cặp gen quy định cặp tính trạng còn lại Cặp gen này nằm ở đầu mút của NST
Tương tự xét 2 kiểu hình có tỉ lệ bé nếu thấy có 2 cặp tính trạng luôn đi cùng với nhau giống như kiểu hình có tỉ lệ cao thì 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng liên kết hoàn toàn với nhau Sự xuất hiện 2 kiểu hình có tỉ lệ bé là do trao sự đổi chéo giữa cặp gen quy định cặp tính trạng còn lại Cặp gen này cũng nằm ở đầu
mút còn lại của NST => Kiểu gen cơ thể đem lai
c Trường hợp chỉ xảy ra trao đổi chéo đơn tại 2 điểm, có xảy ra trao đổi chéo kép
Ví dụ: Xét phép lai phân tích một cá thể mang 3 cặp gen dị hợp Aa, Bb, Dd
P: A-B-D- x aabbdd => Fa: Thu được 8 loại kiểu hình
Dựa vào 2 kiểu hình có tỉ lệ cao để xác định nhóm gen nằm cùng phía trên 1 NST
Xét 2 kiểu hình có tỉ lệ vừa nếu thấy có 2 cặp tính trạng luôn đi cùng với nhau giống như kiểu hình có tỉ lệ cao thì 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng liên kết hoàn toàn với nhau với nhau Sự xuất hiện 2 kiểu hình này là do trao sự đổi chéo giữa cặp gen quy định cặp tính trạng còn lại Cặp gen này nằm ở đầu mút của NST
Tương tự xét 2 kiểu hình có tỉ lệ bé nếu thấy có 2 cặp tính trạng luôn đi cùng với nhau giống như kiểu hình có tỉ lệ cao thì 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng
Trang 10đổi chéo giữa cặp gen quy định cặp tính trạng còn lại Cặp gen này nằm ở đầu mút còn lại của NST => Kiểu gen cơ thể đem lai
Ta có thể dựa vào 2 kiểu hình có tỉ lệ rất bé để xác định kiểu gen cơ thể đem lai như sau: Hai kiểu hình có tỉ lệ rất bé tạo thành là do sự trao đổi chéo đồng thời của 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng ở 2 đầu mút, căn cứ vào nhóm gen liên kết
quy định 2 kiểu hình có tỉ lệ cao ta xác định kiểu gen cơ thể đem lai
5 Phương pháp xác định tần số trao đổi chéo đơn, tần số trao đổi chéo kép trong phép lai phân tích 3 cặp tính trạng
(Trong trưường hợp một gen quy định 1 tính trạng,các gen nằm trên NST thường)
a Phương pháp xác định tần số trao đổi chéo đơn xảy ra tại 1 điểm
* Phương pháp:
Trước hết ta xét tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ sau, nếu phép lai kết quả thu được gồm 4 loại kiểu hình trong đó có 2 loại kiểu hình bằng nhau chiếm tỉ lệ cao và có 2 loại kiểu hình bằng nhau chiếm tỉ lệ thấp Khẳng định đây là phép lai phân tích tuân theo quy luật hoán vị gen và xảy ra trao đổi chéo đơn tại một điểm trong nhóm gen liên kết
Trường hợp 1: Nếu bài toán cho biết tỉ lệ giao tử
Tính tần số trao đổi chéo: f = Tổng tỉ lệ % 2 loại giao tử có tỉ lệ thấp
Trường hợp 2: Nếu bài toán cho biết dưới dạng số lượng (hoặc tỉ lệ % kiểu hình)
Tính tần số trao đổi chéo: f = Tổng tỉ lệ % 2 loại kiểu hình có tỉ lệ thấp
Hoặc f = (Tổng số cá thể của 2 loại kiểu hình chiếm số lượng thấp) / (Tổng
số cá thể thu được Fa)
41,75% Chân cao, lông dài, quăn 41,75% Chân thấp, lông ngắn, thẳng 8,25% Chân cao, lông ngắn, thẳng 8,25% Chân thấp, lông dài, quăn
Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các gen đều nằm trên NST thường
Trang 11(Bài 12, trang 348, tuyển tập 234 bài tập sinh học, Nguyễn Văn Sang, NXB Đại
học quốc gia TP HCM)
Giải
nằm trên cùng 1 cặp NST thường Đây là phép lai phân tích tuân theo quy luật hoán vị gen và xảy ra trao đổi chéo đơn tại một điểm trong nhóm gen liên kết
- Hai loại kiểu hình có tỉ lệ cao là do giao tử có gen liên kết hoàn toàn tạo thành nên các gen quy định các tính trạng Chân cao, lông dài, quăn nằm trên cùng 1 NST
và các gen quy định các tính trạng Chân thấp, lông ngắn, thẳng nằm trên cùng 1 NST Các tính trạng lông dài, quăn cũng như lông ngắn, thẳng luôn được di truyền cùng nhau, điều đó chứng tỏ các gen quy định các tính trạng này ở trạng thái liên kết hoàn toàn, còn trao đổi chéo xảy ra giữa cặp gen quy định chiều cao chân (Aa)
abd
ABD
hoặc
adb ADB
- Tần số hoán vị gen là: f = 8,25% + 8,25% = 16,5%
b Phương pháp xác định tần số trao đổi chéo đơn xảy ra tại 2 điểm và không
có trao đổi chéo kép
*Phương pháp:
Ta xét tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ sau, nếu kết quả phép lai thu được gồm 6 loại
kiểu hình trong đó có 2 loại kiểu hình bằng nhau chiếm tỉ lệ cao và có 2 loại kiểu hình bằng nhau chiếm tỉ lệ vừa, có 2 kiểu hình còn lại bằng nhau chiếm tỉ lệ bé Khẳng định đây là phép lai phân tích tuân theo quy luật hoán vị gen và xảy ra trao
đổi chéo đơn tại 2 điểm và không có trao đổi chéo kép
Trường hợp 1: Nếu bài toán cho biết tỉ lệ giao tử
Tính tần số trao đổi chéo đơn giữa 2 gen liền kề:
Trường hợp 2: Nếu bài toán cho biết dưới dạng số lượng (hoặc tỉ lệ % kiểu
Trang 12Tính tần số trao đổi chéo đơn giữa 2 gen liền kề:
Ví dụ 1: Cho hai dòng thuần chủng lai với nhau được F1 đồng loạt cây quả đỏ,
110 cây quả đỏ, tròn, ngọt 66 cây quả vàng, dẹt, ngọt
108 cây quả vàng, dẹt, chua 18 cây quả đỏ, dẹt, ngọt
68 cây quả đỏ, tròn, chua 20 cây quả vàng, tròn, chua
- Xác định trình tự và khoảng cách sắp xếp của các gen Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các gen đều nằm trên NST thường
(Bài 2, trang 131, Bài tập di truyền học, Nguyễn Minh Công, Lê Đình Trung, NXB Giáo dục)
- Dựa vào kiểu hình cây quả đỏ, tròn, ngọt và kiểu hình cây quả vàng, dẹt, chua, ta thấy 2 loại kiểu hình bằng nhau chiếm tỉ lệ cao vừa có cặp tính trạng quả đỏ, tròn cũng như cặp tính trạng quả vàng, dẹt luôn di truyền cùng nhau điều đó chứng tỏ các gen quy định tính trạng này liên kết hoàn toàn Sự xuất hiện 2 kiểu hình có tỉ lệ vừa là do trao đổi chéo xảy ra giữa 2 alen quy định hương vị quả (Dd)