− Chất có độc tính cao: chất độc ở liều lượng rất nhỏ có khả năng gây ngộ độc hoặc gây chết người và động vật khi sử dụng chất độc này trong một thời gian ngắn.. Để đánh giá độc tính của
Trang 1Mục lục Nội dung
Phần 2: Ứng dụng của VSV trong xử lý ô nhiễm 47
Mở đầu
Sinh vật trên trái đất có được sự tồn tại chính là do các mối quan hệ qua lại giữa các loài với nhau, nhờ đó mà có được sự cân bằng sinh thái giữa các loài Nhưng đôi khi, sự xuất hiện của một loài nào đó với số lượng lớn đột ngột sẽ là mối nguy hiểm cho các loài khác Có nghĩa là sự vật luôn có hai mặt của nó.Vi sinh vật trong tự nhiên cũng nằm trong
Trang 2đến nay, việc hiện diện của các chủng loài vi sinh vật có hại ngày càng lớn đã và đang đe doạ biết bao sinh mạng của con người, mà phần lớn nguyên nhân làm tăng lên số lượng của các loài vi sinh vật gây bệnh chính là do các hoạt động của con người Điều này nói lên rằng con người đã góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh cũng như cảnh báo cho con người sự nguy hiểm của nó Do đó, con người cần thiết phải có thái
độ đúng đắn , nhận định vấn đề liên quan đến sự tồn tại và sức khoẻ cộng đồng một cách mạch lạc Từ đó có thể tìm ra những biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu những loài vi sinh vật có hại để tạo sự kết hợp hài hoà giữa các loài với nhau và làm cho cuộc sống không còn quá nhiều bệnh tật, ngày càng tươi đẹp hơn
Bên cạnh đó chúng ta còn có thể sử dụng vsv để phục vụ cho việc xử lý ô nhiễm môi trường do con người thải ra môi trường trong sinh hoạt của mình, qua công nghiệp, nông nghiệp, và các quá trình lên men khác …
Trang 3PHẦN 1: VSV gây bệnh
A Giới thiệu tổng quan:
I.Đặc điểm chung về vi sinh vật
Sinh vật được chia làm hai nhóm: sinh vật sơ hạch( gồm vi khuẩn, vi khuẩn lam và
và một số dạng lân cận như Mycoplasma và một nhóm cổ vi khuẩn) và sinh vật chân hạch Sinh vật sơ hạch là nhóm sinh vật xưa nhất trên trái đất, phong phú nhất Siêu khuẩn là những cấu trúc tự sao chép, chỉ sống trong kí chủ và thường không được phân loại như một
cơ thể sống thật sự Hiện nay, những sinh vật đơn bào này hiện diện khắp nơi mà sinh vật chân hạch được tìm thấy, chúng có khả năng tồn tại ở những nơi mà không một sinh vật nào khác có thể sống được Thí dụ: một số vi khuẩn sống dưới đáy đại dương sâu thẳm, băng giá, một số vi khuẩn khác lại sống được trong các suối nước nóng, gần nhiệt độ của nước sôi
Tế bào sơ hạch phân biệt với tế bào chân hạch là tế bào sơ hạch không có màng nhân
và không có các bào quan có màng (Internet)
Tế bào sơ hạch phân biệt với tế bào chân hạch là tế bào sơ hạch không có màng nhân
và không có các bào quan có màng (Internet)
II Định nghĩa :
1 Độc tính (toxicity): là khả năng gây độc của chất độc Độc tính của chất
độc phụ thuộc vào mức độ gây độc và liều lượng của chất độc
− Chất có độc tính cao: chất độc ở liều lượng rất nhỏ có khả năng gây ngộ độc hoặc gây chết người và động vật khi sử dụng chất độc này trong một thời gian ngắn
− Chất độc có độc tính không cao: khi sử dụng nhiều lần trong một khoảng thời gian dài có thể có những tác hại nghiêm trọng
Để đánh giá độc tính của độc tố, người ta sử dụng các phương pháp đánh giá ở 3 mức khác nhau:
− Phương pháp xác định độc cấp tính
− Phương pháp xác định độc ngắn hạn
− Phương pháp xác định độc dài hạn
2.Độc tố: là chất độc do sinh vật tạo ra, đặc biệt là các vi sinh vật gây bệnh, có tác
dụng như một kháng viêm bằng cách tạo ra kháng thể
Trang 4trong quá trình sống sản sinh ra, có tác dụng giết sâu hại.
4.Độc tố nấm( mycotoxin): là chất 9ộc do nấm tạo ra, thường gặp trong thực phẩm.
5 Độc tố vi khuẩn( bactorioxin): là chất độc protein do vi khuẩn tiết ra để chống
lại các chủng vi khuẩn kháctrong quá trình đấu tranh sinh tồn của chúng
6 Exotoxin: là độc chất do vi sinh vật tiết ra, thường xuất hiện trong động vật, gây
nên một số bệnh ở người như uốn ván, bạch hầu,… và một số hình thức ngộ độc
III.Độc tố vi sinh vật :
Độc tố vi sinh vật là chất độc do vi sinh vật tạo ra Chất độc có thể tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau, được hình thành và lẫn vào thực phẩm bằng nhiều con đường khác nhau Có 2 loại độc tố: nội độc tố và ngoại độc tố
- Dễ mất hoạt tính và dễ dàng bị phá hủy bởi nhiệt
-Bị tác động bởi phenol, focmalin, β - propiolacton; các loại axit Khi đó chúng sẽ tạo ra anatoxin Anatoxin là chất có khả năng kích thích tế bào để tạo ra chât chống độc (antitoxin) Chất này có khả năng loại chât độc ra khỏi cơ thể
- Ngoại độc tố cũng có khả năng kích thích tế bào để tạo ra chất chống độc Như vậy ngoại độc tố là một kháng nguyên tạo kháng thể để chống lại chính chúng
Ngoại độc tố có độc tính mạnh
2.Nội độc tố:
Cũng được vi sinh vật tổng hợp bên trong tế bào nhưng chúng lại không tiết ra ngoài khi tế bào còn sống Chúng chỉ được thải ra ngoài và gây ngộ độc khi tế bào bị phân hủy
- Nội độc tố là một chất rất phức tạp Thường là các photpholipid, lipopolysaccharit
- Các vi khuẩn Gram ( -) thường tạo ra nội độc tố
- Nội độc tố thường rất bền nhiệt
- Chúng hoàn toàn không có khả năng tạo ra anatoxin
- Nội độc tố có độc tính yếu
Trang 5Bao gồm tất cả các bệnh gây ra bởi các mầm bệnh có trong thực phẩm.
- Khi độc tố vi sinh vật khi vào cơ thể sẽ gây ra rối loạn các hoạt động sinh lý, sinh hóa bình thường (chất độc ức chế một số phản ứng sinh hóa học, ức chế chức năng của enzyme Từ đó độc tố có thể ức chế hoặc kích thích quá độ lượng các hormon, hệ thần kinh, hoặc các chức phận khác của tế bào làm cho cơ thể có những triệu chứng, phản ứng khác thường) biểu hiện ra bằng những triệu chứng, bệnh tính khác thường gọi là sự ngộ độc
Có thể nói ngắn gọn như sau: “Ngộ độc là hậu quả của sự nhiễm độc”
IV.Cấu tạo:
Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước vô cùng bé ( mắt thường không nhìn thấy được) và rất kém phân hoá, bao gồm các cơ thể đơn bàocũng như đa bào Chúng có phân tế bào nguyên thuỷ( prokaryota) tức nhân chưa có màng kép bao bọc hoặc nhân tế bào thực sự, ( eukaryota) tức nhân có màng kép bao bọc
V Phân loại:
Vi sinh vật gồm 4 nhóm chính: Vi khuẩn( tảo lam còn gọi là vi khuẩn lam), nấm, tảo và động vật nguyên sinh
Virus: mặc dù không có cấu trúc tế bào và không phải là cơ thể sống nhưng do có bộ
máy di truyền đơn giản nênđược xếp vào vi sinh vật
Trang 6 Nguồn lây nhiễm :
Vi sinh vật gây bệnh trong các môi trường bị ô nhiễm vi sinh là nguồn nhiễm bệnh cho con người sống trong môi trường đó.Rất nhiều bệnh có khả năng lây lan từ người này sang người khác gọi là các bệnh truyền nhiễm, nhất là vấn đề vệ sinh cá nhân cùng với những việc tiếp xúc với các chất bẩn như phân, các chất trong ruột khi giết mổ động vật…
Do đó, có thể nói nguồn lây nhiễm nhóm vi khuẩn đường ruột chính là do con người
Nguồn gây ngộ độc thức ăn cũng do các vi sinh vật mà chủ yếu là vi khuẩn, khác với các mầm bệnh nhiễm khuẩn là chúng có khả năng phát triển mạnh trong thực phẩm Khi vi sinh vật gây bệnh nhiễm vào cơ thể con người, nó có thể hoặc gây bệnh hoặc tồn tại trong
cơ thể mà không gây bệnh
Các hoạt động sống của con người được diễn ra chính là do nguồn năng lượng tích
tụ trong cơ thể Thực phẩm chính là nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể Để có năng lượng cho cơ thể làm việc cần tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm Từ việc tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, con người không tránh khỏi sự xâm nhập của các vi sinh vật và có thể bị nhiễm bệnh
Sau đây là bảng tóm tắt các dạng ngộ độc thức ăn do các tác nhân khác nhau:
Các tác nhân gây nhiễm bệnh qua thực phẩm
Tác nhân gây
bệnh
Vật mang chủ yếu
Quá trình lây truyền Loại thực
phẩm hay gặp
Nước Thực
phẩm
Người qua người
Sinh sản trên thực phẩm
dê, cừu
các sản phẩm
từ sữa
Trang 7Clostridium
botulinum
Đất, động vật
có vú, chim, cá
có vú, người
thịt gia cầm, đậu…
Salmonella
typhi
phẩm sữa, thịt, cá, salatSalmonella
khác typhi
Người
và động vật
Nguồn: Lương Đức Phẩm, 2000
Các vi sinh vật gây bệnh:
Sinh vật trên thế giới bao gồm các mối quan hệ phức tạp và rất đa dạng
Trong đó, mối quan hệ giữa con người, động vật với vi sinh vật được chú ý hơn cả vì chúng
có thể là mầm bệnh chung cho cả hai giới trong nhiều trường hợp
Những nhóm vi sinh vật gây bệnh cho người khi tồn tại quá nhiều trong môi trường sống sẽ
là nguồn lây bệnh nguy hiểm Các loài này phần nhiều là các thể ký sinh và hoại sinh Hai thể này trong một số trường hợp đặc biệt có thể chuyển đổi phương thức sống từ hoại sinh
Trang 8thận, bàng quang và các tổ chức khác trong cơ thể.
Mỗi loài vi sinh vật chỉ gây một bệnh nhất định Đây là một đặc tính quan trọng, nó cho ta biết được quá trình nhiễm khuẩn, vị trí khu trú của mầm bệnh, những cơ quan hoặc tổ chức của cơ thể bị ký sinh, đặc điểm diễn biến của bệnh, cơ chế tách mầm bệnh ra khỏi vật chủ và sự hình thành tính miễn dịch của cơ thể
Vi sinh vật gây bệnh cho con người thuộc nhóm sống ký sinh Chúng sống ký sinh trong các cơ quan nội tạng hoặc trên bề mặt cơ thể con người.Khi sống trong các cơ quan nội tạng, chúng có khả năng gây bệnh cho các cơ quan đó Ví dụ, bệnh gan, bệnh dạ dày…Khi chúng trên bề mặt cơ thể, chúng gây nên các bệnh ngoài da Có nhóm sống ký sinh bắt buộc, nó chỉ sống trên cơ quan mà nó ký sinh, không có khả năng sống ở môi trường ngoài
Có nhóm ký sinh tuỳ nghi, tức là có thể sống ở ngoài cơ thể trong một thời gian nhất định Nhiễm trùng là hiện tượng vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể con người, động vật và các sinh vật khác( virut)
Rất nhiều bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan từ người này sang người khác gọi
là bệnh truyền nhiễm Những người không phải sống trong môi trường bị ô nhiễm vi sinh nhưng tiếp xúc với người bệnh cũng bị nhiễm bệnh.Vi sinh vật từ người bệnh phát tán ra môi trường xung quanh tiếp tục gây ô nhiễm môi trường
Trang 9Nấu không kỹ Không gây bệnh
Bảo quản ở nhiệt độ 20-30Tay người phục vụ nhiễm khuẩnNgười lành mang vi khuẩn bệnh
Gây bệnh Gây bệnh
NGƯỜI ĂN
Sơ đồ truyền bệnh từ môi trường đến người
Nguồn : Lê Huy Bá , 2000
B Vi khuẩn( Prokaryota= bacteria)
I Cấu tạo Vi khuẩn :
Là những sinh vật sơ hạch, đơn bào, là nhóm sinh vật có
cấu tạo tế bào nhưng chưa có cấu trúc nhân phức tạp, thuộc nhóm Prokaryotes Nhân tế bào chỉ gồm một chuỗi AND không có thành phần protein, không có màng nhân
Vi khuẩn có hình cầu(coccus), hình que(bacillus), hình dấu phẩy, hình trụ, hình xoắn…Sau khi phân cắt các cầu khuẩn hoặc tách hoặc dính đôi gọi là diplococcus; hình chuỗi được gọi
là streptococcus; hay chùm được gọi là staphylococcus Kích thước vi khuẩn khác nhau tuỳ từng loại hình hay trong một loại hình cũng có thể khác nhau.Trong các thành phần của tế bào vi khuẩn, lớp vỏ nhầy có tác dụng bảo vệ tế bào vi khuẩn, đồng thời ở nhiều vi khuẩn gây bệnh, tính chất của các thành phần polysaccarit khác nhau trong vỏ nhầy có kiên quan trực tiếp đến tính kháng nguyên và tính gây bệnh của chúng và thành tế bào dưới lớp dịch nhầy chính là nơi chứa nội độc tố của một số vi khuẩn có độc tố
Có một vách tế bào cứng cấu tạo từ các phân tử polysaccharid được liên kết ngangvới các chuỗi ngắn acid amin
Vách vi khuẩn do chất peptidoglycan , cấu tạo phức tạp của prptidoglycan tạo nên tính bền vững
Nhiều loại trụ sinh, ngay cả Penicilline ức chế sự tổng hợp các mối quan liên kết trong sự tạo ra peptidoglycan ức chế tạo ra vách tế bào
MẮC BỆNH
Trang 10Vi khuẩn Gram dương: có vách đơn giản do lớp dày peptidoglycan và phần ngoài của tế bào, có cấu tạo khảm lỏng
Vi khuẩn Gram âm: có lớp peptidoglycan mỏng và cơ cấu phức tạp vì lớp ngoài còn có lớp lipopolysaccharide Chất này giúp vi khuẩn Gram âm kháng lại các kháng sinh
Các vi khuẩn chuyển động được nhờ có roi đính trên màng tế bào và xuyên qua vách tế bào
II.Vi khuẩn gây bệnh:
Bệnh trúng độc do VSV:
Trúng độc do VSV chỉ xảy ra khi người ta ăn phải thực phẩm có VSV gây trúng độc còn sống (đây là những VSV có nột độc tố)
Đặc điểm của các bệnh này là thời gian ủ bệnh ngắn và thời gian bị bệnh cũng ngắn
VSV chủ yếu gây ra loại bệnh này là Salmonella, một số tác giả còn cho là Bact coli Shigella Crayze, Proteus vulgare cũng có khả năng gây trúng độc Salmonella có nhiều loài,
song loài có khả năng gây trúng độc là:
Salmonella có thể xâm nhập vào cơ thể động vật còn sống như gà, vịt, trâu bò, cá Ngoài ra
người và một số động vật khác cũng mang salmonella Độc tố của Salmonella là nội độc tố
nó chỉ độc với con người khi tế bào của Salmonella bị phá hủy Nó là độc tố chịu nhiệt cao
nhưng nếu ta đun sôi trong thời gian 5 – 15 phút sẽ làm cho độc tố của nó mất tác dụng Khả năng gây độc của độc tố này yếu nên người ta chỉ bị bệnh khi ăn phải nhiều
Salmonella Sau khi con người ta ăn phải thực phẩm có salmonella được vài giờ (ít khi 1-2
ngày) sẽ thấy buồn nôn, nhức đầu, đổ mồ hôi, đau bụng, đi ỉa, nhiệt độ hơi cao 38 – 39oC Sau 2-3 ngày thì bệnh khỏi không thấy tỷ lệ tử vong
Trang 111.Vi khuẩn Salmonella :
Vi khuẩn Salmonella
Độc tố: Salmonella có thể tạo ra 2 độc tố: enterotoxin, cytotoxin.
Nhóm gây bệnh cho người : gồm những vi khuẩn S typhi, S.paratyphic, S.paratyphi.
Gây bệnh: đau đầu
Độc tố: typhoil và paratyphoil.
Cơ chế: có thể được tách từ máu, từ nước tiểu hoặc phân người.
Triệu chứng: Bệnh đau đầu đòi hỏi thời gian ủ bệnhnhiều nhất và người bệnh thường
tăng nhiệt thân thể cao và nhanh
Nhóm gây bệnh cho động vật:
S.gallinarum − gây bệnh cho gà
S dublin − gây bệnh cho mèo
S abortus − gây bệnh cho ngựa
S abortus ovis – gây bệnh cho cừu
S choleraesuis – gây bệnh cho lợn
Nhóm gây bệnh cho cả người và động vật:
Vi khuẩn thương hàn :
Gồm: S.typhi, S.paratyphi, S.paratyphic.
Con đường xâm nhập: theo thực phẩm vào đường thực phẩm và đường tiêu hoá, vào
niêm mạc ruột đến hạch limpho và sinh sản, phát triển tại đây, thời gian này là thời gian ủ bệnh
Sau khi phát triển với số lượng lớn, một số tự phân giải Kết quả là các độc tố được giải phóng và gây độc Một số khác theo limpho vào máu và gây nhiễm khuẩn máu Từ máu vi khuẩn này đi khắp cơ thể gây ra những áp xe khu trú, thường thấy nhất ở bóng đái, ống tiêu hoá
Trang 12Trong tuần hoàn, nhiệt độ tăng dần và giữ khoảng 390- 400C trong 2 tuần đầu Cơ thể suy nhược nhanh ăn không ngon, mệt mỏi, gan, lách to dần, xuất huyết ngoài da, lượng bạch cầu giảm Sau 3 tuần, bệnh giảm dần.Ngoài ra, Salmonella có thể chuyển đến khu trú ở phổi, xương, màng não.
Còn có vi khuẩn S typhimurium gây bệnh viêm ruột Sau khi Salmonella vào cơ thể 8-
48 giờ, bệnh nhân cảm thấy nhức đầu, sốt nhẹ, ói và tiêu chảy, có bạch cầu trong phân Bệnh khỏi sau 2- 3 ngày
Các vấn đề ô nhiễm Vi khuẩn Salmonella :
Nhiễm độc thức ăn là một bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất tong mùa hè Điển hình trong loại bệnh này là nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do Salmonella Đây cũng là loại nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn hay gặp nhất, gây ra những vụ ỉa chảy hàng loạt rất tai hại
Vi khuẩn Salmonella thường sống gửi trong ruột các gia súc ( trâu, bò, lợn, ngựa… ) Còn đối với các gia cầm ưa hoạt động và kiếm ăn dưới nước như vịt, ngỗng… Salmonella có thể ở ruột, túi mật, buồng trứng Các trường hợp bệnh xảy ra đều có liên quan đến quá trình giết thịt súc vật, gia công, chế biến và bảo quản thức ăn Thực tế cho thấy không ít trường hợp bệnh đã xảy ra do ăn các phủ tạng động vật, các thực phẩm lỏng nhiều chất dinh dưỡng như súp thịt, thịt đông, patê, thịt băm…
Ở Mỹ, có gần 1,4 triệu ca phó thương hàn ở người và 600 trường hợp tử vong hàng năm do ngộ độc thực phẩm có Salmonnella Một nghiên cứu của Mỹ ở lợn cho thấy rằng khoảng 2/3 hoạt động ở lợn nái của một số bang có Salmonella dương tính Salmonella typhi murinum DT 104 là chủng Salmonella gây bệnh cho người thậm chí gây tử vong Ruột và tế bào bạch cầu là “ kho dự trữ “ Salmonella ở lợn Vi khuẩn này
có thể nhiễm vào thịt lợn ở nhà máy đồ hộp do phân trào ra trong quá trình mổ bụng gia súc ( Internet – Wayne Du, Swine Advisory Team – Trần Quốc Tuấn dịch –Chlorate natri, khả năng trị Salmonnella ở lợn chăng ? )
2 Liên cầu khuẩn:
Gây bệnh: thấp khớp cấp( bouillaud)
Độc tố: Streptolysin, streptokinaza, streptodornaza.
Con đường xâm nhập: là sự phối hợp độc tố liên cầu khuẩn với các thành phần trong
máu, làm xuất hiện kháng thể đặc hiệu mà phản ứng là nguyên nhân của sự viêm nhiễm tim khớp
Triệu chứng: Sốt 380 – 400C sau 2 tuần viêm họng mạch nhanh, cơ thể mệt mỏi, gầy, xanh xao, biếng ăn, chảy máu cam, loạn nhịp tim.Viêm khớp: các khớp bị đau, sưng đỏ
Trang 133.Vi khuẩn clostridium :
Vi khuẩn Clostridium botulinum
Gồm:Clostridium botulinum, Clostridium perfringen.
Vi khuẩn độc thịt Cl botulinum ( được lấy tên từ chữ Latin botulus – có nghĩa là
giò chả) Vi khuẩn này ở thịt sinh độc tố botulin, vì vậy vi khuẩn này được gọi là vi khuẩn độc thịt
Clostridium phổ biến rộng rãi trong đất, trong bùn ao hồ, trong phân chuồng, trong ruột cá (đặc biệt ở cá chiên ), trong thịt, trên rau quả và các động
vật máu nóng.Vi khuẩn có hình que và sinh bào tử lớn hơn đường kính của tế bào làm ta liên tưởng nó giống cái vợt tenis
Các tế bào sinh dưỡng của Cl botulinum bị chết ở 80°C sau 30 phút, nhưng bào tử lại rất bền ở nhiệt độ cao : 100°C sau 6 giờ, ở 105 chết sau 2 giờ và ở 120 chết sau 20 phút Ở điều kiện lạnh, bào tử giữ nguyên được khả năng nảy mầm trong nhiều tháng Vì vậy, khi gia nhiệt các sản phẩm thực chưa chắc chắn các vi khuẩn này đã bị chết và ở điều kiện bảo quản lạnh sâu bào tử vẫn sống, gặp điều kiện thuận lợi (độ ẩm, nhiệt độ và kỵ khí) bào tử sẽ nảy mầm (thuờng gặp ở đồ hộp cá, thịt) và phát triển thành tế bào mới
Trong đồ hộp chúng phát triển và sinh hơi ( CO2 và H2 ) làm cho đồ hộp bị phồng Đối với các sản phẩm thực phẩm rất khó phát hiện được sự có mặt của loại vi khuẩn này, vì nhiều khi không sinh hơi hoặc sinh hơi nhưng không nhận biết được và vẻ ngoài của thực phẩm dường như vẫn tốt nguyên, nhưng thực phẩm đã bị nhiễm độc tố
Hutton L.G năm 1985, có đề ra phương pháp xác định nhanh nhóm trực khuẩn đường ruột như sau:
Trang 14Giữ ở 44-45°C
(khẳng định nhiễm phân) (không nhiễm phân,
có thể xác định bổ sung Streptococcus và Cloctridium)
Dưới đây là các bệnh nhiễm và ngộ độc do vi khuẩn qua đường ăn uốn
Các vi khuẩn gây bệnh đường ruột và ngộ độc thức ăn
(theo Waiser, 1962)
Loại bệnh Mầm bệnh Thực phẩm
mang mầm bệnh
Thời
kỳ mang bệnh
Triệu chứng
A- Bệnh nhiễm khuẩn thực phẩm(Shigelloz) kiết
lỵ do vi khuẩn
Các loài thuộc giống Shigella
Thực phẩm chế biến ướt, sữa và sản phẩm sữa, nhiễm trùng
do phân
Thườn
g 2-3 ngày
Ỉa chảy có máu, sốt trong các ca bệnh trầm trọng
Thực phẩm nhiễm khuẩn
do chất xì mũi hoặc nước bọt
và sữa bò bị nhiễm khuẩn
ở vú
1-7 ngày
Sốt, đau họng có khi nổi nốt đỏ
Streptococcsis
ở thực phẩm
Enterococcus,Streptococcus faecalis
Thực phẩm nhiễm do phân hoặc do người
2-18 ngày
Buồn nôn mửa, đau đớn và ỉa
Trang 15mang bệnh chảyBệnh thương
hàn:
a) bệnh sốt
thương hàn
Salmonella typhosa
Thực phẩm nhiễm phân người mắc hoặc mang bệnh
Thườn
g 7-
21 ngày
Khó chịu, ăn không ngon miệng, đau đầu, sốt
b) phó thương
hàn A
c) các tip khác
Salmonella paratyphi ASal.typhimur-iumSal EnteritisSal EnteritidisSal Cholarea-suisSal Newport
Giống như sốt thương hàn
Thịt, thịt gà và các sản phẩm trứng
1-10 ngày
12-72 giờ
Giống như sốt thương hàn
Đau bụng, ỉa chảy, rét, sốt, mửa và mệt nhọc
B- Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩnNgộ độc do tụ
cầu khuẩn
Staphylococcus sản sinh độc tố ruột
Thịt, thực phẩm giàu hydrat cacbon, đặc biệt thịt chín
2-11 giờ
Buồn nôn, mửa, sốt, ỉa chảy, chuột rút
Ngộ độc thịt do
Cl botulinum
Ngoại độc tốClostridium botulinum và Cl
para botulinum
Thực phẩm đóng hộp nhiễm khuẩn,
pH trên 3,5, thực phẩm chế biến ở nhà
12 giờ đến 6 ngày
Chóng mặt, song thị, yếu
cơ, khó nuốt, khó thở
Ngộ độc do Cl
perfringens
Cl welchii tip
A, ngoại độc tố tip anpha
Thịt ướp lạnh
và nấu lại, sữa Tìm thấy trong ruột người và động vật
8-22 giờ (thay đổi)
Đau bụng quằn quại, buồn nôn và mửa hiếm
Trang 16Gây bệnh:đau bụng, tiêu chảy.
Độc tố: độc tố hệ thần kinh( neurotoxin S.) vàrất nhiều loại độc tố khác(A.B GC2D và G)
Con đường xâm nhập: theo thực phẩm vào cơ thể Khi vi khuẩn hình thành bào tử,
chúng tạo ra độc tố ruột và gây ngộ độc cho người Độc tố Clostridium bị bất hoạt ở 600 C trong 10 phút Phần lớn trường hợp nộ độc thực phẩm do Clostridium khi thực phẩm chứa trên một triệu tế bào/ gam
Triệu chứng: Sau thời gian ủ bệnh là 8-24 giờ, trung bình là 12 giờ Khi bị ngộ độc,
người bệnh đau bụng, tiêu chảy và giải phóng nhiều khí Người bệnh sốt và buồn nôn
Hai chủng vi khuẩn điển hình:
Vi khuẩn Clostridium botulium:
Trong các bệnh ngộ độc thức ăn nguy hiểm nhất là ngộ độc do độc tố của vi khuẩn độc thịt rồi mới đến tụ cầu khuẩn
Trực khuẩn này sống kỵ khí rất nghiêm ngặt, sinh trưởng mạnh ở khoảng 20-30 °C ,
ở dưới 15°C vẫn phát triển nhưng ít tạo thành độc tố, lên men được một số đường và tạo acid, sinh hơi Trong môi trường có từ 6- 8% NaCl sẽ kìm hãm sự phát sinh độc tố của Cl botulinum và sự tạo thành độc tố nhưng không phá huỷ được độc tố đã được tạo thành trong thực phẩm
Trang 17Nguyên nhân gây độc :
Vi khuẩn độc thịt sinh ra độc tố mạnh so với các loại độc tố đã biết : độc lực mạnh hơn 7 lần độc lực của vi khuẩn uốn ván Vi khuẩn Clostridium botulinum có 6 tip huyết thanh A, B, C, D, E và F Phân biệt giữa chúng với nhau bằng đặc tính vật lý, trong đó có 3 tip gây ngộ độc là A, B, E (độc nhất là tip A rồi đến B)
Khi vi khuẩn rơi vào thực phẩm tạo điều kiện kỵ khí sẽ phát triển và sinh độc tố Nhiệt độ để tạo thành độc tố ở 30- 37 °C , ở 10-12°C độc tố tạo thành bị chậm lại và ở 4-5°C thì ngừng hẳn
Độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum là ngoại độc tố có tên là botulin Loại
độc tố này có tính độc rất mạnh, khi tiêm một lượng nhỏ khoảng 0,035 mg vào cơ thể thì gây chết người Độc tố được tạo nên do sự phát triển kỵ khí của các nha bào trong thức ăn
và gây ngộ độc tức thời
Đặc điểm của độc tố này là không bị phân huỷ trong môi trường acid của dạ dày và tác dụng của các enzim tiêu hoá ( pepsin, tripsin ), mất tác dụng bởi kiềm và nhiệt độ cao( có thể bị phá huỷ ở 50 trong 30 phút)
Trong các loại cá hộp chuẩn bị thiếu khoa học có thể gặp sự phát triển của Clostridium botulinum Bào tử của vi khuẩn này phổ biến rất rộng rãi và khá bền với nhiệt Nếu trong quá trình đóng hộp chúng không bị giết chết hết hoàn toàn thì khi thiếu oxy (trong các loại hộp cá) chúng sẽ nảy mầm và tế bào của chúng có thể sinh sản, phát triển nhanh chóng Clostridium botulinum tạo ra một chất độc gây cho người một loại nhiễm độc thực phẩm nguy hiểm nhất có tên là botulismus Khi đun sôi bình thường độc
tố này bị phá huỷ, song các bào tử không bị tiêu diệt Chính vì thế mà khi ăn các món cá vừa nấu hay vừa rán thì không độc, cá ăn thừa để lại dù có ăn lạnh hay ăn nóng đều có thể gây nguy hiểm vì các loại độc tố có khả năng được tạo thành Có nhiều chủng Clostridium botulinum và độc tố của chúng có tính độc khác nhau đối với con người Đối với động vật chúng cũng gây độc, vì thế thức ăn gia súc bị nhiễm khuẩn có thể gây cho chúng các bệnh nặng thường dẫn đến tử vong Trong sự phát triển của Clostridium botulinum rất hay tạo thành khi đó cá hộp bị phồng lên Người ta gọi đó là những hộp bom
Vi khuẩn Clostidium perfringens (welchii ) :
Vi khuẩn này cư trú trong ruột người và động vật, chúng rất phổ biến trong tự nhiên,
ở đất, nước, phân, rác, bùn ao h ồ v.v… cho nên chúng dễ nhiễm vào thức ăn và gây ngộ độc Có hai loại độc tố : hoại tử và dung giải máu, ngoài ra một hợp chất được tạo thành
Trang 18ăn các món ăn, chủ yếu là thịt hoặc thực phẩm nguồn gốc thực vật, bị nhiễm Cl perfringens
có mầm bệnh tuyp A, ít hơn là tuyp C, F … có thể bị lây bệnh
Trang 194.Vi khuẩn Staphylococcus :
Gây bệnh:Viêm phổi, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm thận, viêm tuỷ xương
- Độc tố gâysốc( Toxi shock syndrome toxin) giống độc tố F vàngoại độc tố gây sốt C
- Độc tố ruột: có 6 loại từ A→F không bị phá huỷ bởi enzim ruột
- Enzim gây độc:
Catalse( chuyển H 2 O 2 →H 2 O + O 2 ):
- Coagulase( làm tan acid hyaluronic giúp cho vi khuẩn lan tràn vào cơ thể)
- Staphylokinase( làm tan sợi huyết)
- Proteinase, Lipase, β- Lactamase( phá huỷ vòng β-lactam)
Kháng nguyên( Polysaccharit và protein):
- Peptidoglycan( Polymer của polysaccharit)
- Acid Teichoic( Polymer của glucose hay photphata) liên kết với peptidoglycan
- Protein A
Trúng độc do độc tố của staphylococcus:
Staphylococcus là tụ cầu khuẩn nó phân bố rất rộng ở không khí, đất, trên da, miệng,
mũi và khóe mắt của người Ngoài ra nó còn có nhiều ở những mụn mưng mủ ở người và
gia súc, gia cầm Staphylococcus có nhiều loài song loài sinh ra độc tố là Staphylococcus
aureus (tụ cầu khuẩn vàng) Nhiệt độ thích hợp cho nó phát triển là 37oC Ơ nhiệt độ này nó phát triển rất nhanh, sinh độc tố và làm cho sản phẩm hỏng rất nhanh chóng
VD: nếu ta nuôi Staphylococcus aureus ở 37oC sau 24h trong môi trường sữa khối lượng của nó tăng lên 190.000 lần, trên thịt tăng 184.000 lần còn trên cá 195.000 lần; nhưng
ở 12 – 15oC nó phát triển rất chậm
Trang 20Độc tố của Staphylococcus là ngoại độc tố có khả năng chịu nhiệt cao, đun sôi 30 phút nó vẫn chưa bị phân giải Đặc biệt ở nhiệt độ thấp nó vẫn giữ được tính độc sau 2 tháng Trong môi trường acid (pH = 5) nó không bị alcol, formol, clo phân hủy và chịu được dịch vị Độc
tố của Staphylococcus khi vào bộ máy tiêu hóa nó gây viêm và tạo nên sự trúng độc Những thực phẩm gây nên sự trúng độc do độc tố của Staphylococcus thực phẩm nhiều protein, tinh bột, đường Nhưng không phải ở mọi môi trường nó phát triển tốt đều sinh độc tố mà chỉ có một số môi trường nhất định Cụ thể các thực phẩm sau đây khi ta ăn thường hay bị
trúng độc (dĩ nhiên là thực phẩm này đã có Staphylococcus aureus phát triển) Các thực
phẩm chế biến từ cá, thịt đặc biệt là sữa, xúc xích và một số đồ hộp Vì vậy khi sử dụng những thực phẩm này ta phải đề phòng sự trúng độc Khi ta ăn phải độc tố sau 2-3h người thấymệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và đi ỉa chảy Thường sau 1 ngày bệnh khỏi, chưa thấy hiện tượng tử vong Biện pháp đề phòng bệnh này là phải vệ sinh thực phẩm trong khi chế biến cũng như bảo quản phải thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật và vệ sinh thực phẩm
Triệu chứng:Chỉ sau 1-8 giờ người bệnh sẽ buồn nôn, ói mừa, tiêu chảy dữ dội không
sốt và đến thời kì phục hồi Lượng enterotoxin có thể gây độc cho người là 2 mg
- Enzym Mucinase( tróc vảy biểu mô ruột)
- Neuraminidase thuỷ ngân ganglioside làm độc tố tăng lên
- Nội độc tố ruột ở màng ngoài: Preprotoxin, Cytotoxin, Hemolyin
Gây bệnh: tiêu chảy, mất nhiều nước rất nhanh 20-30l/ngày.
Con đường xâm nhập:qua con đường thực phẩm.
Trang 21- Bệnh dịch tả xuất hiện khi vi khuẩn V cholerae qua đường tiêu hoá Tuy nhiên, chúng chỉ có thể gây bệnh khi chúng qua được hàng rào acid của dịch vị
+ Chúng phải có khả năng kết dính vào màng nhày biểu mô ruột
Triệu chứng:khi xâm nhập vào cơ thể thời gian ủ bệnh là 1-4 ngày Khi bệnh khởi
phát thường rất đột ngột và bệnh nhân tiêu chảy rất nhiều, buồn nôn, co thắt cơ bụng, có thể
bị mất rất nhiều nước nhanh chóng
6 Proteus:
Độc tố: chỉ đóng vai trò phụ trợ để làm tăng khả năng thẩm thấu của niêm mạc ruột,
giúp vi khuẩn xâm nhập vào máu nhanh hơn
Con đường xâm nhập: Proteus xâm nhập vào thức ăn chín dù có phát triễn mạnh,
sau 2- 3 ngày, thức ăn vẫn chưa thay đổi trạng thái cảm quan Nhưng khi chúng phát triển trên thức ăn giàu protein còn sống thì dễ nhận biết bằng cảm quan vì proteus tham gia vào quá trình phân huỷ protein cùng với các vi khuẩn gây thối rửa khác
Proteus có rộng rãi trong tự nhiên và trong ruột người, và chỉ gây ngộ độc khi có điều kiện, do đó được gọi là “ vi khuẩn gây ngộ độc có điều kiện”
Theo Terenteva thì proteus OX là loại có khả năng gây bệnh nhất (mạnh nhất là loại OX 19 rồi đến OX k và yếu nhất là OX 2 ) Proteus thường hay gặp ở động vật bị giết thịt một cách vội vàng, không có thời gian nghỉ thích đáng trước hoặc thịt những con vật đã mang bệnh trước khi đem đi giết
Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh do Proteus tương đối ngắn( khoảng 3 giờ) Có trường hợp có thể kéo dài 16 giờ Khi bị nhiễm Proteus, người bệnh nôn, mửa, tiêu chảy, viêm dạ dày, ruột Nhiệt độ có thể tăng Bệnh xuất hiện rất nhanh nhưng khỏi
Trang 22Gây bệnh: dịch hạch.
Độc tố: tạo nội độc tố lipoposaccharit( LPS) LPS có tính kháng nguyên Độc tố này gây
sốt, gây chết, gây phản ứng Shwartzman tại chỗ và toàn thân Độc tố dịch hạch là thành phần protein của thành tế bào vi khuẩn khi tế bào bị phân huỷ Loại độc tố này gồm 2 protêin có trọng lượng phân tử khác nhau:
- Loại A có trọng lượng phân tử 240.000
- Loại B có trọng lượng phân tử 120.000
Độc tố dịch hạch tạo antitoxin đặc hiệu
Cơ che: Loại độc tố Yersinia thường là loại chịu nhiệt Chúng có thể tồn tại ở 1000C trong 20 phút, chúng không bị tác động bởi protease, lipase
Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm, nhiễm độc Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua da( vết bọ chét cắn), niêm mạc( kết mạc, niêm mạc hầu- họng, đường hô hấp) Từ đó vi sinh vật sinh sản rất nhanh, theo mạch lympho đến bạch huyết đến các hạch xa hơn rồi cuối cùng chúng đến máu.Cũng có thể từ hạch lympho khởi đầu, nồng độ cao của độc tố làm tăng tính thấm thành mạch Các tĩnh mạch kế cận và giúp vi khuẩn tràn vào máu
Khi vi khuẩn vào cơ thể, biểu hiện lâm sàng rất phức tạp Phổ biến nhất vẫn là thể hạch Ngoài ra còn có thể nhiễm khuẩn huyết và thể phổi nguyên phát Các dạng này thường ít gặp
Nếu hạch viêm tạo ra mủ, hoại tử, sẽ có rất nhiều vi khuẩn tập trung Vi khuẩn đi vào máu và xâm nhập vào các pjủ tạng, gan, lá lách,phổi, màng não, màng ngoại tim Xuất huyết xảy ra nhiều mới có thể là do độc tố của vi sinh vật
Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh có thể 2-7 ngày Sau đó, có thể sốt rất cao và sốt đột
ngột Hạch to dần và gây đớn đau Trong trường hợp nhiễm độc thần kinh, người bệnh cảm thấy bứt rứt, lo âu Nếu nhiễm khuẩn sớm có thể kèm nôn mửa, tiêu chảy Nếu nhiễm khuẩn huyết muộn thì có đông máu nôi hạch, hạ huyết áp, người trở nên lừ đừ, suy thận, suy tim
8.Trực khuẩn đại tràng Escherichia coli:
Vi khuẩn E coli
Trang 23Vi khuẩn E coli dưới kính hiển vi Trực khuẩn đường ruột được phân lập từ phân người lần đầu tiên năm 1885, do Escherich và được đặt tên là Bacterium coli commune Trực khuẩn này sống trong ruột người và động vật máu nóng Thực ra trực khuẩn này chỉ là một loài của trực khuẩn đường ruột Ngày nay nó được mang tên là E coli.
E coli: hình gậy nhỏ, ngắn(có khi gần với hình cầu), di động , gram âm, không tạo thành bào tử, thường có tiêm mao mọc khắp cơ thể, hiếu khí và kỵ khí tuỳ tiện E.coli có sức đề kháng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi thuốc sát trùng thông thường và thường bị tiêu diệt Vi khuẩn
E coli :Tiểu đơn vị A của độc tố ruột không chịu nhiệt, và gần đây các gen elta và elfB của
E coli sinh độc tố ruột ( enterofoxigenic Escherichia coli; vt1 và vt2 của E coli gây chảy máu đường ruột (enterohemorrhagic E coli ) , eaeA và bfpA của E coli gây bệnh đường ruột (enteropathogenic E coli )ial của E coli xâm nhập đường ruột (enteroinvasive E coli )
Độc tố ruột của vi khuẩn tả ( CT) , (CT, cholera toxin ) đóng vai trò chủ đạo trong cơ chế gây bệnh của chúng… (Internet – Lê Văn Phủng – Mộ số ứng dụng của PCR trong sinh vật )
ở nhiệt độ 60°C trong 30 phút.Nhóm trực khuẩn đường ruột còn gọi là nhóm Coliform, nhóm này gồm E.coli hoặc các dạng coli khác Những trực khuẩn này
sống trong tự nhiên không độc nhưng trong điều kiện nào đó chúng mới xuất hiện tính độc
Cách thức tìm mồi của vi khuẩn E coli : dù không có mũi nhưng vi khuẩn có thể đánh hơi được mùi thức ăn là do các sensor tập trung ở một đầu cơ thể.lâu nay, người ta vẫn không hiểu vì sao các sensor không phân bố đều khắpcơ thể mà chỉ tập trung vào một điểm nhỏ ở đầu vi khuẩn Nay nhóm khoa học của John Parkingson, đại học Utah ( Mỹ ) đã chỉ ra rằng, việc xắp xếp dày đặc các sensor tạo một cái “mũi”nhạy cảm gấp nhiều lần, giúp vi khuẩn có thể ‘đánh hơi “ được thức ăn ở rất xa Quan sát vi khuẩn E coli, nhóm khoa học thấy chúng có các thụ quan cực kỳ nhạy cảm tập trung dày đặc ở một đầu vi khuẩn Hệ thống này giúp nó nhận biết các axit amino trong thức ăn một cách nhanh chóng ( Internet – Minh Hy theo dpa -Vi khuẩn tìm mồi như thế nào ? )
Độc tố của vi khuẩn E coli:
Vi khuẩn E coli :Tiểu đơn vị A của độc tố ruột không chịu nhiệt, và gần đây các gen
elta và elfB của E coli sinh độc tố ruột ( enterofoxigenic Escherichia coli; vt1 và vt2 của E coli gây chảy máu đường ruột (enterohemorrhagic E coli ) , eaeA và bfpA của E coli gây bệnh đường ruột (enteropathogenic E coli )ial của E coli xâm nhập đường ruột (enteroinvasive E coli )
Trang 24chế gây bệnh của chúng… (Internet – Lê Văn Phủng – Mộ số ứng dụng của PCR trong sinh vật ).
Cơ chế gây độc của E coli :
E.coli gây ngộ độc có nhiều Serotyp khác nhau như loại 021, 085 và 0111… được chia thành các nhóm :
Nhóm 1 : gồm các dòng sinh độc tố ruột gây tiêu chảy hoặc viêm ruột Nhóm 2 : gồm các dòng không sinh độc tố ruột, xâm nhập và khuếch tán
qua tế bào biểu bì của niêm mạc ruột Kết quả, bệnh nhân sốt, nhức đầu, cơ thể lạnh, đau bụng dữ dội, tiêu chảy ( Internet – theo Lao Động – 100% mẫu thịt kiểm tra ở các chợ Hà nội nhiễm khuẩn E coli )
Hai nhà bác học Nga đã thử nghiệm về khả năng gây ngộ độc của coli như sau :Sau khi nuôi cấy phân lập coli, làm phản ứng huyết thanh thấy kết quả dương tính với hiệu giá cao 1/400 –1/ 800, để chắc chắn chỉ có coli, người ta đem cho người tình nguyện uống, đều thấy bị ngộ độc; gây bệnh trên chuột con thì chuột bị chết sau 30 –40 giờ Những vi khuẩn có tính chất gây bệnh tương đối mạnh là các loại O 111, O 55, O 26, O 86
Cấu trúc kháng nguyên của coli chia thành 3 loại O, N, K Kháng nguyên K lại chia thành KA, KB, và KL Vi khuẩn gây bệnh mạnh nhất là loại có kháng nguyên K
Về cơ chế gây ngộ độc : trước đây có ý kiến cho rằng coli có hai loại độc tố : nội độc
tố có tính ưa ruột và ngoại độc tố có tính ưa thần kinh, nhưng không ổn định, dễ bị hỏng do ảnh hưởng bên ngoài Hai loại độc tố này khác nhau về tính chịu nhiệt Ngày nay, người ta cho rằng cơ chế gây độc của coli cũng giống như của Salmonella; vi khuẩn sống, số lượng nhiều là điều kiện tất yếu để bệnh phát triển Tuy không phủ nhận vai trò của độc tố nhưng tính chất quan trọng của vi khuẩn sống được nhấn mạnh
Các vấn đề ô nhiễm Vi khuẩn E coli :
Phát hiện dạng vi khuẩn E coli mới ở Anh (Khánh Hoà- theo ABC ) :
các chuyên gia y tế Anh cho biết dạng vi khuẩn E.coli giết người mới bắt nguồn từ châu Au lục địa mang tên 026 có thể sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân Anh Họ nói, nó nguy hiểm không kém phiên bản 0157 gây ngộ độc thức ăn chết người ở trẻ
em và người già Tuy nhiên, nó lại có khả năng lọt qua hệ thống kiểm tra tiêu chuẩn dùng
để phân biệt 0157 với các loại vi khuẩn khác
Trang 25Vụ bùng nổ vi khuẩn gần đây ở Scotland và phát hiện các trường hợp gia súc bị nhiễm khuẩn đã gióng lên hồi chuông báo động cho giới khoa học Tiến sĩ Mark Stevens thuộc Viện y tế động vật (Anh ) nói :” ở Anh, E coli 026 tỏ ra phổ biến hơn chúng tôi nghĩ Chắc chắn là trong tương lai, loại vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào thức ăn của con người thường xuyên hơn E coli 026 đã xuất hiện, chúng tôi không thể chỉ giới hạn tầm nhìn ở phiên bản 0157 “.
Giống như các loại vi khuẩn E coli khác, 026 sinh sôi nảy nở trong ruột gia súc Nó
có thể lây qua người do thịt tại lò mổ bị nhiễm phân, và trở nên đặc biệt nguy hiển nếu dùng thịt tái làm bánh hamburger Trẻ em chơi ở trang trại cũng có thể bị nhiễm khuẩn nếu để tay dính bẩn ( Internet –Khánh Hà- theo BBC – Phát hiện dạng vi khuẩn E coli mới ở Anh )
Sự nguy hiểm của E coli : Theo trung tâm kiểm soát và phòng bệnh, mỗi năm ước
tính có khoảng 73000 người Mỹ bị ốm do ăn thịt bò chưa được chế biến kỹ và khoảng 60 người tử vong Ngoài ra, có 2100 người nhập viện do ngộ độc
thức ăn Thủ phạm chính là E coli Các dạng vô hại của vi khuẩn này cư trú trong tuyến tiêu hoá của người và động vật Tuy nhiên, dạng nguy hiểm của E coli 0157 gây kiết lỵ, chứng co rút ruột và có thể làm hỏng thận hoặc gây tử vong
E coli 0157 được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1982 sau khi gần 40 người ở Michigan và Oregon bị ốm do ăn hamburger bị nhiễm khuẩn Kể từ thời gian đó, bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn trên gây ra đã được phát hiện ở hơn 30 quốc gia trên lục địa E coli 0157 có thể xâm nhập vào thịt bò trong quá trình đóng gói và giết mổ và nguồn ô nhiễm
là phân bò Người uống sữa và hoa quả chưa được tiệt trùng hoặc nước không được xử lý clo đầy đủ cũng có nguy cơ nhiễm loại khuẩn này ( Internet – www.lacai.com )
Một hiện tượng có thể nói đến trong tính nguy hiểm của E coli là hiện tượng những đứa trẻ khoẻ mạnh chết một cách bí hiểm trong cũi Điều này có liên quan trực tiếp đến vi khuẩn E coli Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm được một loại protein đặc hiệu gây
ra hội chứng đột tử ở trẻ em (SIDS)
Trong báo cáo trình bày tại một cuộc hội thảo về bệnh nhiễm trùng tổ chức ngày 25/4 tại Milan ( Italy ), các nhà khoa học Astralia cho biết đã tìm thấy những sản phẩm gây shock do vi khuẩn chết người E.coli tiết vào máu ở tất cả 68 trẻ chết vì SIDS Đó là một protein có tên là curlin, có tác dụng giúp E.coli dành một chỗ đứng trong cuộc cạnh tranh với các vi khuẩn khác trong môi trường Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác cũng góp phần gây nên đột tử ở trẻ Tuy còn rất nhiều tranh cãi nhưng đa số các nhà nghiên cứu thống nhất rằng nguyên nhân gây SIDS là hết sức phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố và trong đó khả
Trang 26thể là thủ phạm gây đột tử ở trẻ em ).
9 Trực khuẩn lao:
Gây bệnh: là nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi ở người và các bệnh lao khác như lao
hạch, lao xương, lao thận v.v… trong đó quan trọng và phổ biến nhất là lao phổi
Độc tố: Độc tố vi khuẩn lao là nội vi khuẩn, trong thành phần cấu tạo có acid mycolic
là chất chống lại bạch cầu của cơ thể chủ, ngoài ra còn có tác dụng gây độc cho cơ thể
Đặc điểm: Vi khuẩn lao có hình que mảnh Kích thước trung bình 1-4 x0,3-0,6
micromet.Đôi khi có dạng hình cầu và kích thước rất nhỏ bé có thể chui qua màng lọc vi khuẩn Các tế bào vi khuẩn thường dính vào nhau thành hình chữ V, Y, N, cũng có khi đứng riêng rẽ từng tế bào Vi khuẩn lao thường không có lông nên không có khả năng di động Không có khả năng hình thành bào tử và giáp mạc
Vi khuẩn lao sống được ở nhiệt độ 240C – 420C, thích hợp nhất là 370C và pH 6,7 – 7,0 Vi khuẩn lao mọc chậm , khó nuôi cấy Muốn mọc tốt cần phải bổ sung vào môi trường lòng đỏ trứng, sữa, Asparagin v.v… Khi nuối cấy trên môi trường thạch khuẩn lạc có dạng R( xù xì,
có nếp nhăn), nếu chuyển sang dạng S thì không có độc tính Khi nuôi cấy trên môi trường lỏng, vi khuẩn lao mọc thành răn reo trên bề mặt môi trường
Trực khuẩn lao có sức đề kháng cao đối với hoá chất như các chất sát trùng, cồn, acid, kiềm… cần phải có thời gian lâu dài và nồng độ cao mới có thể tiêu diệt được Đối với nhiệt
độ và tia tử ngoại vi khuẩn lao dễ bị tiêu diệt Dưới ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vi khuẩn lao sống được trong 50 phút
Vi khuẩn lao có thể sống hàng tháng, hàng năm trong nước nếu như không có ánh sáng mặt trời chiếu vào
Khả năng gây bệnh: Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể có thể khu trú và gây bệnh ở rất
nhiều cơ quan nội tạng như phổi, ruột, bàng quang, màng não, xương, khớp v.v…Những túi phởi có vi khuẩn lao cư trú và phát triển sẽ bị hoại tử Tuy nhiên nhiều trường hợp vl khuẩn chui vào bạch cầu xâm nhập vào máu và các cơ quan nội tạng khác
Vi khuẩn lao lây lan chủ yếu qua đường hô hấp Khi người bệnh lao ho , khạc đờm…
Vi khuẩn phát tán vào không khí, người lành hít phải sẽ bị nhiễm khuẩn Bệnh lao có thể nhiễm qua đường tiêu hoá, khi ăn uống chung bát, đĩa với người mắc bệnh cũng dễ bị nhiễm lao Người khoẻ mạnh bị nhiễm vi khuẩn lao có thể không bị nhiễm bệnh hoặc bị nhẹ gọi là
sơ nhiễm Khi cơ thể bị suy yếu bệnh lao dễ phát triển
Phòng bệnh: cần giữ vệ sinh môi trường Những người bệnh phải coó ý thức vệ
sinh,không truyền bệnh cho người xung quanh Để chống kháng thuốc phải uống thuốc đúng
Trang 27liều lượng Cần giữ cho cơ thể luôn khoẻ mạnh, hệ miễn dịch tốt sẽ phòng chống được bệnh lao.
10 Cầu khuẩn phổi ( Diplococcus pneumoniae):
Gây bệnh: cầu khuẩn phổi là nhóm vi khuẩn gây ra các bệnh viêm phổi, viêm phế
quản, viêm họng Ngoài ra còn có thể gây bệnh với nhiều cơ quan khác như viêm tai giữa, viêm amidan, viêm khớp, viêm não, viêm xoang mũi…
Đặc điểm: Cầu khuẩn phổi có hình cầu không đều, một đầu tròn, một đầu kéo dài
như ngọn nến Thường ghép từng đôi một, hai đầu tròn dính nhau, gọi là song cầu khuẩn Cũng có khi đứng riêng rẽ hoặc xếp thành chuổi ngắn Không có khả năng hình thành bào tử
có khả năng hình thành giáp mạc, không có khả năng di động
Khó nuôi cấy trong môi trường thông thường, mọc tốt trong môi trường có bổ xung huyết thanh, máu, dịch mô Phát triển tốt ở nhiệt độ 370C và pH 7,5- 7,8 Có khả năng mọc trong môi trường hiếu khí và kỵ khí
Có khả năng lên men đường Glucoza, lactoza, sacharoza, mantoza…
Trên môi trường thạch, cầu khuẩn phổi mọc thành khuẩn lạc dạng S, tròn, nhỏ, trong như giọt sương
Cầu khuẩn phổi có sức đề kháng yếu, không chịu được nhiệt độ cao, bị tiêu diệt ở
600C trong vòng 30 phút và các chất sát trùng thông thường Tuy nhiên, cầu khuẩn phổi chịu được nhiệt độ thấp, có thể tồn tại được vài tháng ởmôi trường, nhất là trong đờm, mủ của người bệnh
Độc tố: độc tố cầu khuẩn phổi là nội độc tố yếu.
Khả năng gây bệnh: Cầu khuẩn phổi khi nhiễm vào đường hô hấp thường gây ra
những bệnh ngay tại chỗ đó là nhiễm bệnh cục bộ Ngoài ra từ đường hô hấp vi khuẩn có thể xâm nhập vào đường máu, lan truyền khắp cơ quan nội tạng như não, tim, khớp, xoang mũi, tai giữa, mắt v.v… gây bệnh tại các cơ quan đó
Có khả năng gây ra nhiễm trùng thứ phát
Phòng bệnh: giữ vệ sinh môi trường, giữ cho cơ thể khoẻ mạnh, chống bị nhiễm lạnh
vào mùa đông, cần uống vacxin phòng bệnh
11 Trực khuẩn bạch hầu( Corinebacterum diphteriae):
Gây bệnh: chủ yếu cho trẻ em, nó tạo thành màng trắng bao bọc yết hầu và khí quản
gây khó thở đôi khi tắc thở dẫn đến tử vong
Đặc điểm: Có hình que thẳng hoặc hơi cong, hai đầu phình to giống hình quả tạ
Kích thước dài ngắn khác nhau, trung bình 1-6 x 0,3- 0,8 micromet Không có khả năng di
Trang 28song tại hai đầu như hàng rào Ngoài ra, còn có hình quả lê,hình chuỳ, vợt…
Phát triển tốt ở nhiệt độ 34- 370C và pH 7,8-8,4 Có khả năng lên men không sinh khí đường Glucoza, Mantoza, galactoza, dextrin Không lên men Lactoza,Sacaroza và Manit Có khả năng khử nitrat, không sinh H2S, không làm lỏng Gelatin
Có sức đề kháng mạnh Chịu được nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp, bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời Chịu được nhiệt độ 95 – 1000C trong vòng 15 phút Khó bị tiêu diệt bởi các loại thuốc sát trùng thông thường Có khả năng tồn tại ngoài môi trường, trong quần áo bệnh nhân tới 5- 6 tháng
Độc tố: độc tố của vi khuẩn bạch hầu thuộc loại ngoại độc tố mạnh, 1 mg chứa tới
1000DLM( liều gây chết tối thiểu) đối với chuột lang
Khả năng gây bệnh: Xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, vào tới yết hầuthì khu
trú lại và gây bệnh ở đó, thường trẻ em bị mắc bệnh này Tại nơi cư trú vi khuẩn làm loét thành hầu và thanh quản, tạo thành màng bao phủ khắp niêm mạc, che kín khí quản gây khó thở Đồng thời tiết độc tố lan tràn theo máu tới hệ thần kinh làm liệt các dây thần kinhsọ nãovà làm xung huyết tuyến thượng thận
Phòng bệnh: tiêm vacxin phòng bệnh cho trẻ em
12 Cầu khuẩn màng não(Neisseria meningitidis):
Gây bệnh: nguyên nhân gây ra bệnh viêm màng não thường gặp ở trẻ em, thường
gây thành dịch, lây lan qua đường hô hấp Ngoài bệnh viêm màng não, cầu khuẩn màng não còn có khả năng gây bệnh viêm màng phổi có mủ, viêm màng tim, viêm khớp có mủ, viêm mũi họng cấp …
Độc tố: độc tố cầu khuẩn màng não thuộc loại nội độc tố, chỉ giải phóng khi tế bào bị
dung giải
Đặc điểm:Có hình cầu dẹt 1 phía, thường xếp từng đôi một, không có khả năng tạo
bào tử và giáp mạc Khi nuôi cấy lâu ngày thường khó bắt mầu, hình dạng biến đổi
Cầu khuẩn màng não khó nuôi cấy, không mọc trong môi trường thông thường Muốn mọc tốt cần bổ sung vào môi trường một số acid amin, huyết thanh và máu Không thể sống trong môi trường thiếu oxy Nhiệt độ thích hợp là 36 – 370C, pH 7,2 Trên môi trường thạch cầu khuẩn màng não mọc thành khuẩn lạc hình tròn, nhỏ, bờ đều, màu xanh sẫm Trên môi trường dịch thể làm đục môi trường
Có khả năng lên men đường Glucoza, Mantoza, không lên men các đường Arabinoza, Ramnoza, Manit…
Trang 29Có sức đề kháng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời, nhiệt độ 550C trong 30 phútthì bị chết, dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng thông thường
Phòng bệnh: Giữ vệ sinh môi trường, cách ly người bệnh, tiêm phòng vacxin.
13 Trực khuẩn dịch hạch(Pasteurella pestis hoặc Yersinia pestis):
Gây bệnh: thuộc loại truyền nhiễm nguy hiễm Thường gây thành dịch ở các loài
gặm nhấm Từ loài gặm nhấm như chuột dễ dàng truyền qua người bằng đường máu do bọ chét đốt
Độc tố: trực khuẩn dịch hạch gồm 2 loại độc tố là ngoại độc tố và nội độc tố, cà 2
đều có độc lực rất cao
Đặc điểm: có hình dạng trực khuẩn 2 đầu tròn, có hình bầu dục, hình tròn Không có
khà năng di động, không hình thành bào tử Có khả năng hình thành giáp mạc khi môi trường giàu dinh dưỡng, thường đứng riêng rẽ hoặc xếp thành chuỗi ngắn
Có thể mọc được ở biên độ nhiệt độ rộng từ 5 - 370C, thích hợp nhất ở 280C, pH 6,9 – 7,2 Khi nuối cấy trực khuẩn cần bổ sung chất kích thích như Natri sunfit, dịch máu v.v…
Có khả năng lên men không sinh khí các loại đường Glucoza, Galatoa, Anabinoa… Một số chủng có khả năng khử Nitrat thành nitrit
Trong môi trường thạch mọc thành khuẩn lạc hình chữ R, bờ khuẩn lạc nhăn nheo, ở giữa có màu đen sẫm, xung quanh sáng hơn Trong môi trường dịch thể vi khuẩn mọc thành váng, có sợi rũ xuống phía dười váng, đáy môi trường tạo thành một lớp cặn xốp như bông
Có sức đề kháng yếu, bị tiêu diệt ở 700C sau 10 phút, không chịu được ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp Bị tiêu diệt bời các chất sát trùng thông thường như Cloramin 5%, acid phenic 5%, Creson 5%… có thể tồn tại 8 – 10 ngày ở môi trường ngoài cơ thể, ở 00C có thể sống được 6 tháng
Con đường xâm nhập: Khi chuột chết, bọ chét ờ chuột liền nhảy sang người, đố làm
người bị lây bệnh
Độc tố của vi khuẩn có thể gây ra 3 thể bệnh khác nhau: thể hạch, thể phổi và thể máu
- Thể hạch: là là dạng dễ gặp nhất, bệnh nhân thường bị nỗi hạch ở bẹn, nách, hàm Sau
một thời gian hạch bị loét , hoại tử, tỷ lệ chết ở 70 – 90%
- Vi khuẩn khu trú ở phổi gây ra bệnh ho ra đờm và máu, sốt cao, nếu không điều trị kịp thời dẫn đến tử vong 100% Vi khuẩn lan truyền qua đường hô hấp sang người lành
- Thể máu: là hậu quả của thể hạchvà thể phổi, vi khuẩn sau khi khu trú ở hạch ở phổi sẽ đi
vào máu gây nên nhiễm trùng máu, bệnh nhân có thể bị chết trong vài ngày sau khi bị nhiễm trùng
Phòng bệnh: cần diệt chuột, diệt bọ chét, cần tiêm vacxin phòng bệnh