Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó bao bì ra đời không chỉ với chức năng đơn thuần là bao gói và bảo vệ sản phẩm mà đã trở thành công cụ chiến lược trong quảng bá sản phẩm và gây dựng thư
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN VỀ BAO BÌ KIM LOẠI VÀ ỨNG
DỤNG VÀO CHO BAO BÌ SẮT TÂY 1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BAO BÌ:
1.1 Sơ lược về bao bì:
Thực phẩm là nhu cầu cần thiết cho sự sống và phát triển của loài người Thời kì sơ khai, thực phẩm đơn giản cả về phương pháp chế biến và bảo quản Khi khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng thì việc chế biến lương thực, thực phẩm cũng tiến những bước khá nhanh, cách xa so với trình độ chế biến cổ xưa Cho đến khi xuất hiện sự bổ sung những kĩ thuật chế biến để ổn định sản phẩm trong thời gian lưu trữ thì một ngành công nghiệp mới ra đời_ công nghiệp thực phẩm
Những thành tựu mới nhất của các ngành khoa học đã được con người áp dụng vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm Hầu hết các loại thực phẩm đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như nước, đất, bụi, oxi, vi sinh vật Vì vậy chúng phải được chứa đựng trong bao bì kín
Theo xu hướng đi lên của xã hội, con người ngày càng có nhu cầu cao hơn về giá trị cảm quan và đòi hỏi về tính thẩm mĩ Do đó, mẫu mã bao bì cũng dần trở thành yếu tố quan trọng trong cạnh tranh
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó bao bì ra đời không chỉ với chức năng đơn thuần là bao gói và bảo vệ sản phẩm mà đã trở thành công cụ chiến lược trong quảng bá sản phẩm và gây dựng thương hiệu
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành cơ khí, chất dẻo, công nghệ vật liệu, bao bì kim loại ra đời Với ưu thế vượt bậc về thời gian bảo quản và giữ hương vị sản phẩm, trong thời gian ngắn bao bì kim loại đã tạo nên bước đột phá cho công nghệ bảo quản thực phẩm
-hiện nay, bao bì người ta sản xuất ngày càng nhiều để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cần thiết cho việc bảo quản các loại lương thực thực phẩm
Trang 21.2.lịch sủ phát triển của ngành bao bì thực phẩm:
- gắn liền với sự phát triển của công nghệ thực phẩm cùng với công nghệ vật liệu bao bì, phản ánh sự phát triển của xã hội loài
người
-thủy tinh được biết đến vao 3000B.C, sử dụng làm bao bì vào 1500AD
4000 năm trước đồ gốm được sử dụng làm bao bì
Giấy được sử
1.3 Định nghĩa, phân loại bao bì thực phẩm:
1.3.1 Định nghĩa bao bì :
(Quyết định của tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng số
23 TĐC/QĐ ngày 20 tháng 2 năm 2006)
-Bao bì là vật chứa đựng,bao bọc thực phẩm thành đơn vị để bán Bao bì có thể bao bọc, có thể phủ kín hoàn toàn hay chỉ bao bọc một phần sản phẩm
1.3.2 Phân loại bao bì thực phẩm
Bao bì được chia làm hai loại: bao bì kín và bao bì hở
a) Bao bì kín
Chứa đựng sản phẩm làm nhiệm vụ ngăn cách không gian xung quanh vật phẩm thành hai môi trường:
• Môi trường bên trong bao bì
• Môi trường bên ngoài
Loại bao bì kín hoàn toàn được dùng để bao bọc những thực phẩm chế biến công nghiệp, để đảm bảo chất lượng sản phẩm sau quá trình sản xuất và trong suốt thời gian lưu hành trên thị trường cho đến tay người tiêu dùng
b) Bao bì hở (hay chỉ bao bọc một phần sản phẩm)
Gồm hai dạng :
- Bao bì hở bao gói trực tiếp loại rau quả hoặc hàng hoá tươi sống, các loại thực phẩm không bảo quản lâu
- Bao bì hở là lớp bao bì bọc bên ngoài bao bì chứa đựng trực tiếp thực phẩm
Các bao bì sử dụng trong bao gói thực phẩm:
Trang 3- Bao bì giấy.
- Bao bì kim loại
- Bao bì thủy tinh
- Bao bì chất dẻo
- Bao bì nhiều lớp
- Bao bì vận chuyển
II.BAO BÌ KIM LOẠI:
2.1 Lịch sử phát triển của bao bì kim loại:
Bao bì kim loại trở thành một ngành công nghệ vào thế kỷ XIX
và phát triển mạnh nhất vào đầu thế kỷ XX Nó vẫn tiếp tục phát triển nhờ ngành luyện kim và cơ khí chế tạo máy chế tạo ra vật liệu kim loại tính năng cao và thiết bị đóng bao bì luôn được cải tiến
Nhu cầu ăn liền cho những vùng xa nơi không thể cung cấp thực phẩm tươi sống hoặc đáp ứng yêu cầu của một số đối tượng do điều kiện sống và điều kiện công tác không có thời gian chế biến ngày càng tăng Bao bì kim koại chứa đựng thực phẩm ăn liền ra đời
đã đáp ứng được yêu cầu trên, có thể bảo quản thực phẩm trong thời gian dài 2 – 3 năm, thuận tiện cho việc chuyên chở
Những cột mốc của bao bì kim loại:
1810-Bao bì kim loại được sáng tạo ra bởi một người Anh tên Peter Durand và nhận được bằng sáng chế từ vua George III đối với lon sắt tráng thiếc dùng chứa thực phẩm
1880-Lần đầu tiên máy tự động sản xuất bao bì kim loại được giới thiệu
1940-Nước giải khát có ga đóng lon được đưa ra thị trường, sử dụng một loại lon hình côn phía trên
1958-Lần đầu tiên lon nhôm được bán
1968-Reynolds người tiêu dùng tiên phong tái chế lon nhôm
2010-Nước Mỹ kỹ niệm 200 năm phát minh bao bì kim loại và 75 năm bao bì nước giải khát
2,2 Đặc điểm của bao bì kim loại
2.2.1 Ưu điểm
- Không bị ảnh hưởng bởi sốc nhiệt nên có thể gia nhiệt, làm lạnh nhanh trong mức có thể
Trang 4- Độ bền cơ học cao.
- Đảm bảo độ kín, không thấm ướt
- Chống ánh sáng thường cũng như tia cực tím tác động vào thực phẩm
- Bao bì kim loại có tính chất chịu nhiệt độ cao và khả năng truyền nhiệt cao, do đó thực phẩm các loại có thể đóng hộp, thanh trùng hoặc tiệt trùng với chế độ thích hợp đảm bảo an toàn vệ sinh
- Bao bì kim loại có bề mặt tráng thiếc tạo ánh sáng bóng, có thể được in và tráng lớp vecni bảo vệ lớp in không bị trầy sước
- Quy trình sản xuất hộp và đóng hộp thực phẩm được tự động hoá hoàn toàn, gia công bao bì với cường độ cao, độ chính xác cao
- Nhẹ, thuận lợi cho vận chuyển
2.3.2 Nhược điểm
- Độ bền hóa học kém, hay bị rỉ và bị ăn mòn
- Không thể nhìn được sản phẩm bên trong
- Chi phí sản xuất cao
- Tái sử dụng bị hạn chế
2.3.3 Yêu cầu bao bì kim loại
Ngoài những yêu cầu chung đối với bao bì thực phẩm, bao bì kim loại còn phải đáp ứng các yêu cầu:
+ Về kĩ thuật:
- Không gây độc cho thực phẩm, không làm cho thực phẩm biến đổi chất lượng, không gây mùi vị, màu sắc lạ cho thực phẩm
- Bền đối với tác dụng của thực phẩm
- Có khả năng chống thấm mùi, khí, dầu mỡ và sự xâm nhập của vi sinh vật
- Chịu được sự tác động của các yếu tố hóa học, lí học Chịu được nhiệt độ và áp suất cao
- Hộp không bị rỉ, nắp hộp không bị phồng dưới mọi hình thức
- Lớp vecni phải nguyên vẹn
- Truyền nhiệt tốt, chắc chắn, nhẹ
- Dễ gia công
- Sử dụng, vận chuyển, bảo quản tiện lợi
- Đảm bảo được các chức năng của bao bì
+ Về cảm quan:
- Hình thức hấp dẫn, thích hợp với sản phẩm
- Phải đảm bảo hình thái, hương vị, màu sắc đặc trưng của sản phẩm theo những qui định của từng loại sản phẩm
Trang 5- Phải có nhãn hiệu nguyên vẹn, ngay ngắn, sạch sẽ, ghi rõ các mục: cơ quan quản lý, cơ sở chế biến, tên mặt hàng, phẩm cấp, ngày sản xuất, khối lượng tịnh và khối lượng cả bì, mã số phải được
in đảm bảo bền chắc, không dễ tẩy xoá
+ Về kinh tế:
- Vật liệu dễ kiếm
- Rẻ tiền
2.3.4.phân loại:
2.3.4.1 Theo vật liệu làm bao bì:
/91871284352786.jp g[/IMG]
-Bao bì thép
-Bao bì nhôm
2.3.4.2.phân loại theo công nghệ:
Trang 6-Lon 2 mảnh.
-Lon 3 mảnh
III ứng dụng sản xuất bao bì nhôm vào lon bia:
3.1.1 Bao bì nhôm
- Bao bì kim loại Al: Al làm bao bì có độ tinh khiết đến 99% và những thành phần kim loại khác có lẫn trong Al như Si, Fe, Cu, Mn, Mg, Zn, Ti
- Bao bì nhôm chủ yếu dùng trong công nghệ chế tạo lon 2 mảnh với lớp trong được phủ sơn hữu cơ
Thép và nhôm là 2 loại vật liệu chủ yếu và phổ biến được sử dụng trong chế tạo bao bì tuy nhiên mỗi loại đều có ưu, nhược điểm nhất định
Công nghệ chế tạo lon ba mảnh được áp dụng cho nguyên liệu thép
- Thân: Được chế tạo từ một miếng thép chữ nhật, cuộn lại thành
Trang 7hình trụ và được làm mí thân.
- Nắp và đáy: Được chế tạo riêng, được ghép mí với thân (nắp có khóa được ghép với thân sau khi rót thực phẩm)
Thân, đáy, nắp có độ dày như nhau vì thép rất cứng vững không mềm dẻo như nhôm, không thể nong vuốt tạo lon có chiều cao như nhôm, mà có thể chỉ nong vuốt được những lon có chiều cao nhỏ
3.2.2 Lon bia:
Trang 8Hình 4: Lon 2 mảnh
Lon hai mảnh gồm thân dính liền với đáy, nắp rời được ghép mí với thân (như trường hợp ghép mí nắp lon
ba mảnh) Lon hai mảnh chỉ có một đường ghép mí giữa thân và nắp, vật liệu chế tạo lon hai mảnh phải mềm dẻo, đó chính là nhôm (Al) cũng có thể dùng vật liệu thép có độ mềm dẻo cao hơn Hộp, lon hai mảnh được chế tạo theo công nghệ kéo vuốt tạo nên thân rất mỏng so với bề dày đáy, nên có thể bị đâm thủng, hoặc dễ bị biến dạng do va chạm Lon hai mảnh là loại thích hợp chứa các loại thực phẩm có tạo áp suất đối kháng bên trong như là sản phẩm nước giải khát có ga (khí CO2) Bao bì lon hai mảnh có thể có chiều cao đến 110 mm, lon hai mảnh bằng vật liệu thép có chiều cao rất thấp vì thép không có tính mềm dẻo, không thể kéo vuốt đến chiều cao như lon Al.
Trang 9* Quy trình chế tạo lon 2 mảnh:
* Tạo hình lon nhôm 2 mảnh:
* Chế tác lon thép 2 mảnh:
• Một số thân lon thép 2 mảnh:
Trang 10Bảng 5 So sánh lon 2 mảnh và 3 mảnh
TT Lon 2 mảnh Lon 3 mảnh
Ưu điểm - Có ít mối ghép
→ Thích hợp cho các sản phẩm có áp suất đối kháng bên trong (nước có ga)
→ Giảm nguy cơ nhiễm độc từ mối hàn
- Tốn ít thép hơn, nhẹ hơn - Đỡ tốn chi phí vận chuyển bao bì (có thể giảm thể tích chứa bao bì)
- Chế tác từ thép nên thân cứng vững.
Nhược điểm - Chế tạo theo công nghệ kéo vuốt nên thân lon mỏng, mềm, dễ bị biến dạng, đâm thủng
- Công nghệ sản xuất tốn kém hơn - Chế tạo phức tạp do có nhiều mối ghép
- Nguy cơ nhiễm độc do mối hàn có chì, han rỉ từ mối hàn.
2.2.3 Cấu tạo mí ghép đôi và thủ tục kiểm tra mí ghép
Mí ghép đôi là một mí kín được tạo ra bằng cách nối kết thân hộp và nắp hộp qua 2 giai đoạn cuộn ép
- Giai đoạn đầu: cuộn móc nắp với móc thân lại với nhau và gập chúng thành dạng kẹp giấy (có 7 lớp tại mí bên) đồng thời ép lớp hợp chất đệm sát với mép của móc thân Trong suốt giai đoạn này chu vi của móc nắp giảm làm gia tăng lượng kim loại dẫn đến nhăn mí
- Giai đoạn 2: ép dẹp và làm chặt mí Kết quả mí ghép kín được hình thành Giai đoạn này làm cho các nếp nhăn (đã bắt đầu hình thành ở giai đoạn 1) được là phẳng và hợp chất đệm kín được ép vào điền kín các khoảng trống giữa các bề mặt kim loại.
Hình 5: Mặt cắt biểu diễn vị trí tương đối giữa móc nắp và móc thân khi mí ghép đôi chuẩn bị được hình thành
Hình 6: Mặt cắt biểu diễn mí ghép đôi sau khi thực hiện giai đoạn 1
Giai đoạn ghép sơ bộ
Hình 7: Mặt cắt của mí ghép đôi sau khi ghép giai đoạn 2
Giai đoạn ghép thứ cấp
Hình 8: Mặt cắt mí ghép đôi
Mặt cắt mí ghép đôi biểu diễn các thông số của mí ghép
Hình 9: Mí ghép đôi có góc cạnh, vết lõm tại chỗ nối và vùng cuộn không chặt - được gọi là trượt mí
Hình 10: Vị trí 1,2 và 3 là nơi cần thực hiện đo các thông số của mí ghép đôi.
Đồng thời biểu diễn vị trí mí bị trượt do mí cuộn không chặt
Hình11: Mặt cắt của mí ghép bị gập mí, gãy mí và đứt mí
Hình 12: Vị trí cần đo các thông số của mí ghép đôi đối với hộp có tiết diện hình chữ nhật
Các hình trên biểu diễn các giai đoạn của quá trình hình thành mí ghép đôi và các thông số quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng mí ghép.
Vì độ an toàn của sản phẩm phụ thuộc vào mí ghép kín, nên quá trình ghép mí cần phải được thường xuyên kiểm tra trong suốt quá trình sản xuất, sau khi có sự cố xảy ra với máy ghép mí, sau khi điều chỉnh máy ghép mí và sau khi máy ghép mí được khởi động lại sau 1 thời gian dừng máy lâu Hướng dẫn về qui phạm sản xuất chỉ ra rằng mí ghép phải được kiểm tra bằng mắt ít nhất 30 phút/lần, trong khi kiểm tra tổng thể bằng xé mí cần thực hiện trên tất cả các đầu ghép mỗi giờ Nhà sản xuất hộp và nhà cung cấp máy ghép mí thường cung cấp các hướng dẫn và các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của mí ghép đôi.
Trang 11Các tiêu chí quan trọng dùng để đánh giá chất lượng của mí ghép được tóm tắt như sau:
a Kiểm tra bên ngoài:
Có nhiều thông tin phản ánh chất lượng của mí ghép có thể thu được nhờ kiểm tra bằng mắt và và sờ tay lên mí Đối với người vận hành có kinh nghiệm thường không cần phải xé mí và đo đạc các thành phần để đánh giá máy ghép mí hoạt động có tuân thủ các yêu cầu của qui phạm sản xuất hay không Ngược lại, một người vận hành thiếu kinh nghiệm có thể tạo ra độ lệch so với các thông số của mí ghép chuẩn.
Trong quá trình ghép mí cần kiểm tra các lỗi sau:
• Mí bị võng tại nơi tiếp giáp và bị trượt.
• Mí bị gập, bị đứt gãy và bị cắt.
• Mí bị lỏng, bị tuột (khi móc thân và móc nắp không móc với nhau).
• Có dấu hiệu hư hỏng ở mí ghép đôi hoặc thân hộp.
Các ví trí cần xé mí để đo đạc các thông số đối với các hộp có tiết diện tròn được biểu diễn ở hình 10 và hình 12 biểu diễn các vị trí cần kiểm tra đối với hộp có tiết diện hình chữ nhật.
b Kiểm tra bằng xé mí:
Là 1 phân tích toàn diện về kích thước và hình dạng của mí, cần được thực hiện ít nhất 4 tiếng/lần trong suốt quá trình sản xuất cho mỗi đầu ghép Đối với các trường hợp quá trình ghép mí có nhiều khó khăn, cần kiểm tra thường xuyên cho đến khi đạt được mí ghép hoàn hảo Các thông số kỹ thuật cần kiểm tra cho
mí ghép đôi gồm:
- Độ móc thân ( > 70%)
- Tỉ lệ chồng mí ( > 45%)
- Độ chặt mí ( > 70%)
- Mức độ nhảy mí ( > 50%)
- Chiều sâu nắp ( > Chiều cao mí tại cùng vị trí)
- Đường hằn mí (Liên tục và rõ)
2.2.4 Nắp, đáy lon:
Vật liệu chế tạo nắp, đáy lon ϖ
- Nhôm phủ sơn hữu cơ.
- Sắt không tráng thiếc, phủ sơn.
- Sắt tráng thiếc (phủ sơn hay không tùy thuộc từng loại sản phẩm thực phẩm).
Đáy lon ϖ
Thường là đáy bằng
Nắp lon ϖ
• Hộp đựng thực phẩm:
- Nắp bằng
- Nắp có rãnh khía tròn, có khóa mở
• Đồ uống:
- Nắp có lỗ rót, có vòng kéo
Gân nắp ϖ
• Các vòng tròn đồng tâm.
• Tăng tính co giãn linh hoạt cho đồ hộp nhằm cân bằng áp suất.
• Thường áp dụng cho đồ hộp thực phẩm Không cần đối với đồ hộp cho bia và đồ uống có gas.
Quy trình tạo hình nắp, đáy bằng:
Nắp có khóa mở
2.3 Nhận hộp:
Cần kiểm tra các yếu tố sau:
Bên ngoài thân hộp Bên trong thân hộp Nắp, đáy
Kích thước
Mối ghép nắp (hộp 3 mảnh)
Mối hàn thân
Tấm nắp mở
Lỗ đinh tán
Mép, cạnh
Lớp sơn ngoài
Hình in trên bao bì
Rỉ sét, méo mó Độ sạch
Trang 12Lớp sơn trong
Dầu Kích thước
Chất dính
Viền nắp
Rỉ sét, méo mó, rạn
Độ sâu rãnh khía
Khóa mở
LỜI KẾT
Theo xu thế phát triển của xã hội, bao bì dần vượt lên chức năng cổ truyền của nó là bao gói, trở thành một trong những yếu tố trọng tâm đưa sản phẩm thực phẩm của nhà sản xuất tới gần người tiêu dùng hơn Điều này làm thúc đẩy cạnh tranh, tăng giá trị sử dụng của sản phẩm Với những đặc tính vượt trội mà bao
bì kim loại đã mang lại, các doanh nghiệp phần nào khẳng định thương hiệu của mình và góp phần đưa công nghiệp thực phẩm có những bước tiến xa hơn.
Bên cạnh đó, một ngành thực phẩm tiên tiến, vì sức khoẻ của cộng đồng, vì một môi trường xanh cũng chính là mục tiêu chúng ta cần đạt tới Chúng ta nên quan tâm nghiên cứu cải tiến để bao bì nói chung và bao bì kim loại nói riêng ngày càng trở nên thân thiện với môi trường hơn.