1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh từ loại phụ từ trong tiếng việt và tiếng thái

86 792 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 598 KB

Nội dung

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 Lí do chọn đề tài 5

2 Đối tượng, mục đích và nhiệm vụ của luận văn 5

3 Lịch sử vấn đề 6

4 Phương pháp nghiên cứu 12

5 Cái mới của đề tài 12

6 Bố cục của luận văn 12

NỘI DUNG 14

Chương 1: Những giới thuyết liên quan tới vấn đề phụ từ trong tiếng Việt và tiếng Thái 14

1.1 Các khái niệm 14

1.1.1 Khái niệm về tiếng Việt 14

1.1.2 Khái niệm về tiếng Thái 15

1.1.3 Đặc trưng của ngôn ngữ loại hình đơn lập 16

1.1.4 Quan niệm về phụ từ trong tiếng Việt 17

1.1.5 Quan niệm về phụ từ trong tiếng Thái 18

1.2 Vị trí của phụ từ 19

1.2.1 Phụ từ đi trước động từ và tính từ 19

1.2.2 Phụ từ đi sau động từ và tính từ 21

1.2.3 Nhóm phụ từ vừa có khả năng đứng trước và vừa có khả năng đứng sau động từ và tính từ 21

1.3 Đặc điểm về mặt ý nghĩa của phụ từ 21

Chương 2 : So sánh phụ từ đi trước động từ và tính từ trong tiếng Việt và tiếng Thái 26

2.1 Về vấn đề phụ từ đi trước động từ và tính từ trong tiếng Việt và tiếng Thái 26

2.2 Miêu tả phụ từ đi trước động từ và tính từ trong tiếng Việt và tiếng Thái 28

Trang 2

2.2.1 Nhóm phụ từ chỉ ý nghĩa về thời gian 28

2.2.2 Nhóm phụ từ chỉ ý nghĩa tiếp diễn của hoạt động, trạng thái 35

2.2.3 Nhóm phụ từ chỉ ý nghĩa thống nhất, tiếp diễn tương tự của hoạt động trạng thái 38

2.2.4 Nhóm phụ từ chỉ ý nghĩa lặp lại nhiều lần của hoạt động, trạng thái 39

2.2.5 Nhóm phụ từ chỉ ý khẳng định hay phủ định 41

2.2.6 Nhóm phụ từ chỉ ý nghĩa cầu khiến 43

2.2.7 Nhóm phụ từ đi trước tính từ để chỉ ý nghĩa mức độ 44

2.3 Sự đồng nhất và khác biệt giữa phụ từ đi trước động từ và tính từ trong tiếng Việt và tiếng Thái 46

2.3.1 Sự đồng nhất giữa phụ từ đi trước động từ trong Việt và tiếng Thái 46

2.3.2 Sự khác biệt giữa phụ từ đi trước động từ trong Việt và tiếng Thái 52

Chương 3 : So sánh phụ từ đi sau động từ và tính từ trong tiếng Việt và tiếng Thái 55

3.1 Về vấn đề phụ từ đi sau động từ và tính từ trong tiếng Việt và tiếng Thái 55

3.2 Miêu tả phụ từ đi sau động từ và tính từ trong tiếng Việt và tiếng Thái 57

3.2.1 Nhóm phụ từ chỉ ý nghĩa cầu khiến 57

3.2.2 Nhóm phụ từ chỉ ý nghĩa kết quả 58

3.2.3 Nhóm phụ từ chỉ ý nghĩa kết thúc 61

3.2.4 Nhóm phụ từ có ý nghĩa chỉ hướng 63

3.2.5 Nhóm phụ từ có ý nghĩa tự lực 73

3.2.6 Nhóm phụ từ có ý nghĩa cùng chung của hoạt động, trạng thái 74

3.2.7 Phụ từ chỉ ý nghĩa tương hỗ 75

3.2.8 Nhóm phụ từ biểu thị sự duy trì trong thời gian 76

3.2.9 Nhóm phụ từ chỉ ý nghĩa mức độ 78

Trang 3

3.3 Sự đồng nhất và khác biệt giữa phụ từ đi sau động từ và tính từ

trong tiếng Việt và tiếng Thái 803.3.1 Sự đồng nhất giữa phụ từ đi sau động từ và tính từ

trong tiếng Việt và tiếng Thái 803.3.2 Sự khác biệt giữa phụ từ đi sau động từ và tính từ

trong tiếng Việt và tiếng Thái 80

KẾT LUẬN 85

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong hệ thống từ loại tiếng Việt, phụ từ là những từ loại thuộcmảng hư từ Phụ từ đi kèm danh từ, động từ và tính từ để bổ sung ý nghĩa ngữpháp cho các từ này Phụ từ được các nhà ngôn ngữ quan tâm nghiên cứu từnhiều góc độ khác nhau nhưng cho đến nay, việc nghiên cứu phụ từ tiếng Việtbằng cách đối chiếu và so sánh nó với nhóm phụ từ trong tiếng Thái chưa cócông trình nào đề cập tới Vì vậy chúng tôi chọn đề tài này nhằm đi vào tìmhiểu vai trò và hoạt động của phụ từ giữa hai ngôn ngữ Qua đó rút ra sự đồngnhất và khác biệt giữa chúng.

Hiện nay, việc nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt tại Thái Lan cũngnhư việc giảng dạy tiếng Thái tại Việt Nam khá phổ biến Tuy nhiên các côngtrình khoa học đề cập tới vấn đề so sánh, đối chiếu giữa hai ngôn ngữ Việt Nam– Thái Lan vẫn còn rất ít Chúng ta cần có sự tìm hiểu sâu về nhiều mặt (ngữâm, ngữ pháp, từ vựng) đặc biệt là sự hoạt động của các lớp từ loại trong thựctế giao tiếp của cả hai ngôn ngữ Đề tài của chúng tôi nhằm tới mục đích này.

Bàn về các phụ từ, các nhà ngôn ngữ học đã cho rằng, tiếng Việt và tiếngThái cùng thuộc nhóm ngôn ngữ đơn lập mà lớp phụ từ có vai trò rất quan trọng trong việc biểu hiện ý nghĩa về thức, thời, và mức độ của động từ, tính từ.Tuy nhiên biểu hiện của chúng trong giao tiếp lại có sự đa dạng, phong phú và có nhiều nhóm ý nghĩa khác nhau Việc đi vào tìm hiểu các nhóm ý nghĩa này sẽ giúp cho việc giảng dạy phụ từ trong hai ngôn ngữ Việt – Thái được tốt hơn.

2 Đối tượng, mục đích và nhiệm vụ của luận văn

2.1 Mục đích của luận văn

Đề tài của chúng tôi hướng tới hai mục đích bao gồm : Nghiên cứu phụ

từ trong tiếng Việt so sánh với tiếng Thái để khẳng định giá trị, vai trò ngữpháp của phụ từ trong ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập như tiếng Việt và tiếngThái Lan.

Trang 5

Trên cơ sở miêu tả, đối chiếu – so sánh vai trò và hoạt động của phụ từ trong tiếng Việt và tiếng Thái, chúng ta có thể rút ra nét tương đồng và khác biệt giữa phụ từ trong hai ngôn ngữ để phục vụ cho việc giảng dạy tiếng Việt và tiếng Thái.

2.2 Đối tượng nghiên cứu của luận văn

Đề tài này chọn đối tượng nghiên cứu là các phụ từ tiếng Việt và tiếng Thái trong thực tế giao tiếp Chúng tôi đã thu thập 1.500 phiếu tư liệu từ các lưu học sinh Việt Nam và sinh viên Thái Lan đang học tại trường Đại học Nakhonphanôm, vương quốc Thái Lan.

2.3 Nhiệm vụ của luận văn

Thống kê, phân loại, quy nhóm các phụ từ đi trước và sau động từ và tính từ trong tiếng Việt và tiếng Thái Lan Miêu tả hoạt động ngữ pháp và vai trò của từng phụ từ trong tiếng Việt và tiếng Thái Lan So sánh cách sử dụng phụ từ đi trước và sau động từ và tính từ tương đương giữa hai ngôn ngữ Việt Nam – Thái Lan để qua đó rút ra những nét tương đồng và khác biệt giữa phụ từ trong tiếng Việt và tiếng Thái.

3 Lịch sử vấn đề

Việc nghiên cứu phụ từ trong tiếng Việt, từ trước đến nay đã có nhiều

công trình đề cập tới Đó là công trình của các tác giả như : Lê Văn Lý, Nguyễn

Kim Thản, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Anh Quế, Đinh Văn Đức, Diệp QuangBan, Nguyễn Hữu Quỳnh, Đỗ Thị Kim Liên

Nguyễn Kim Thản trong cuốn “Động từ trong tiếng Việt” đã viết về loại

phụ từ đi kèm động từ Trong chương viết về “Hư từ của động từ tiếng Việt”

Ông xếp phụ từ vào các nhóm :

(1.) Mức độ : Rất, hơi, khí, khá, lắm, quá (2.) Tính đồng nhất : Cũng, cùng, đều

(3.) Thể trạng và thời gian : Đã, đang, sẽ, vẫn, vừa, mới, rồi

(4.) Sự khẳng định hay phủ định : Chưa, không, chẳng, đừng, chớ (5.) Phương hướng: Ra, vào, lên, xuống

(6.) Sự lặp lại : Đi, lại, ra, vào

Trang 6

(7.) Kết quả : Được, mất, phả (8.) Định hướng : Cho, lấy

Trong đó, các nhóm 1, 2, 3, 4 ông quy vào loại “phó từ” Đặc điểm ngữ

pháp chung của những từ này là bao giờ cũng phụ thuộc vào vị từ Các nhóm

còn lại (5, 6, 7, 8) ông gọi là “phó động từ” Những phụ từ này chỉ phục vụ

động từ, và là những phụ từ đặc biệt của động từ [29, 63].

Nguyễn Anh Quế cũng đã đề cập tới phụ từ trong cuốn “Hư từ trong tiếng Việt hiện đại” Trong công trình này, ông xếp phụ từ vào nhóm các hư từ

chuyên dùng làm thành tố phụ đoản ngữ.

Nguyễn Anh Quế chia phó từ ra thành các nhóm :

(1.) Nhóm biểu thị ý nghĩa tiếp diễn : Cũng, vẫn, còn, cứ, đều (thường

đứng trước động từ và tính từ).

(2.) Nhóm biểu thị ý nghĩa thời gian : Đã, đang, sẽ, vừa, mới (thường

đứng trước vị từ trung tâm).

(3.) Nhóm biểu thị ý nghĩa phủ định : Không, chưa, chẳng (vị trí đứng

sát liền trước động từ).

(4.) Nhóm biểu thị ý nghĩa cầu khiến : Hãy, đừng, chớ (vị trí đứng sát

liền trước động từ.

(5.) Nhóm biểu thị mức độ : Rất, hơi, khí, khá, lắm, cực kỳ, vô cùng

(nhóm này hay bổ sung ý nghĩa cho tính từ nhiều hơn động từ).

(6.) Nhóm biểu thị ý nghĩa tiếp diễn : Luôn, mãi, bỗng, dần, dần dần,

mãi mãi ,luôn luôn, thỉnh thoảng (thường đứng sau động từ, tính từ)

(7.) Nhóm phó từ biểu thị ý nghĩa kết thúc : Xong, rồi.

Nguyễn Anh Quế coi những phó từ trong nhóm 1-6 là những phó từ đặc

biệt vì quan hệ giữa các phó từ này với động từ, tính từ khá lỏng lẻo, dường như chỉ là quan hệ tạm thời Ông cho rằng sở dĩ có tình hình đó là vì so với các nhóm khác, nhóm này ngoài ý nghĩa ngữ pháp còn có một sắc thái ý nghĩa từ vựng nhất định, tuy hết sức mờ nhạt Về vị trí : Nhóm từ này không thật xác định, nhìn chung là khá tự do.

Trang 7

Đinh Văn Đức trong cuốn “Ngữ pháp Tiếng Việt” (từ loại) không nghiên

cứu phụ từ như một chương riêng mà đặt trong mỗi quan hệ với động từ, tính từ

mà ông gọi là : “Động ngữ”, “tính ngữ” Trong động ngữ ông lại chia ra phần

đầu của động ngữ và phần cuối của động ngữ Phần đầu của động ngữ, theo ông có những nhóm phụ từ tiêu biểu sau :

(1.) Những từ chỉ sự tồn tại của hoạt động và quan hệ của hoạt động đội

với thời gian : Đã, sẽ, đang, từng, còn, chưa, sắp.(2.) Các từ phủ định : Không, chẳng, chưa.

(3.) Các từ chỉ đặc điểm của hoạt động trong quan hệ với chủ thể : Cũng,

vẫn, đều, lại, cứ, hay, chỉ

(4.) Nhóm các từ với ý nghĩa cách thức diễn tiến của vận động : Cũng,

vẫn, đều, cứ

(5.) Nhóm các từ với ý nghĩa ngăn cản, khuyên bảo : Đừng, chớ, hãy,

phải, cần, nên.

(6.) Nhóm các từ với ý nghía mức độ của vận động : Rất, hơi, khí, quá.

Ngoài ra cũng còn một vài nhóm khác nữa với những khía cạnh khác

nhau về mặt ý nghía, có nhóm chỉ gồm có một từ (chẳng hạn như từ “tự” với

sắc thái nhấn mạnh là vận động được hoàn thành bởi chủ thể).

Về các thành tố phụ ở phần cuối động ngữ, theo Đinh Văn Đức, ngoại trừ

những thực từ có khả năng phát triển, mở rộng, còn lại là các từ thiên về ngữ pháp với những nhóm khác nhau, cụ thể là :

(1.) Nhóm chỉ hướng, chỉ kết quả : Ra, vào, lên, xuống, về, lại (2.) Nhóm chỉ sự tiếp nhận, biến mất : Được, phải, thấy, mất.(3.) Nhóm chỉ sự kết thúc của hoạt động : Xong, nốt, hết.

(4.) Nhóm bổ sung đặc điểm của hành động : Nhau, lấy [12, 128 -132].

Các thành tố phụ của tính từ trong khuôn khổ cấu trúc tính ngữ, theo ôngcũng có thể phân ra các kiểu loại Trước hết có thể thấy :

(1.) Các từ phụ của tính từ cũng đồng thời là từ phụ của động từ (2.) Các từ phụ chuyên dụng của tính từ.

Trang 8

Trong danh sách các từ phụ của động từ, tính từ có thể kết hợp với hầu hết các nhóm, ngoại trừ nhóm từ phụ với ý nghĩa mệnh lệnh, khuyên bảo

(đứng, chớ ,hãy) khá hạn chế.

Còn nhóm các từ phụ chuyên dụng của tính từ trước hết phải kể đến

nhóm từ chỉ mức độ : Rất, hơi, khí, quá, cực kỳ, thật, vô cùng, tuyệt, tương đối,

thêm, hơn, hẳn [12, 161].

Như vậy nhóm từ chỉ mức độ của Đinh Văn Đức phong phú hơn các tác

giả khác.

Cũng như một số tác giả, Nguyễn Hữu Quỳnh trong cuốn “Tiếng Vịêt

hiện đại” gọi phụ từ với tên gọi là “phó từ” Theo ông, căn cừ vào ý nghĩa ngữ

pháp, phó từ có thể chia ra các nhóm sau :

(1.) Nhóm phó từ biểu thị ý nghĩa về số 1ượng toàn thể hay riêng lẻ,

thường dùng làm từ kèm danh từ : Những, các, mọi, mới ,một ,từng

(2.) Nhóm phó từ biểu thị ý nghĩa thời gian thường đi kèm với động từ,

tính từ : Đang(đương), đã, vừa, mới, sẽ.

(3.) Phó từ biểu thị ý nghĩa phủ định thường đi kèm với động từ, tính từ :

Không, chưa, chẳng

(4.) Phó từ biểu thị ý nghĩa yêu cầu, sai khiến, khích lệ thường đặt trước

động từ : Hãy, đi, đừng, chớ

(5.) Phó từ biểu thị ý nghĩa đồng nhất hay liên tục thường đặt trước động

từ ,tính từ : Cũng, đều, vẫn, còn, lại, cứ

(6.) Nhóm phó từ chỉ mức độ thường đi kèm tính từ : Rất, khá, hơi, khí,

quá, lắm, cực kỳ, vô cùng

(7.) Nhóm phó từ biểu thị sự diễn biến của quá trình hoặc trạng thái hành

động thường đi kèm động từ, tính từ : Càng, lại, luôn, mãi, bèn, bỗng, thường,

dần, dần dần, mãi mãi, luôn luôn, thỉnh thoảng

(8.) Phó từ biểu thị ý nghĩa kết thúc hành động thường đặt sau động từ :

Xong, rồi [25, 168].

Diệp Quang Ban, trong cuốn “Ngữ pháp Tiếng Việt” (tập 2) đã đưa ra

danh sách những phụ từ làm thành phần phụ trong cụm động từ phong phú hơn

Trang 9

các tác giả khác Theo ông, ở cụm động từ, các phụ từ làm thành tố phụ trướcđộng từ có thể chia thành nhiều nhóm nhỏ với những ý nghía ngữ pháp riêngnhư sau :

(1.) Những từ chỉ sự tiếp diễn, tương tự của hoạt động, trạng thái như :

Đều, cũng, vẫn, cứ, còn

(2.) Những từ chỉ quan hệ thời gian của hoạt động, trạng thái như : Từng,

vừa, mới, đã, sẽ, đang

(3.) Những từ chỉ tần số (số lần) khái quát của sự xuất hiện hoạt động,

trạng thái, như : Thường, hay, năng, ít, hiếm

(4.) Những từ chỉ mức độ của trạng thái nhu : Rất, hơi, khí, khá (5.) Những từ nêu ý nghĩa khẳng định hay phủ định như : Có, không,

chưa, chẳng

(6.) Những từ nêu ý sai khiến, khuyên như : Hãy, đừng, chớ.

Theo ông, các phụ từ làm thành tố phụ sau cụm động từ gồm các nhóm :

(1.) Nhóm từ chỉ sự kết thúc gồm có : Rồi, xong.

(2.) Nhóm từ chỉ ý cầu khiến (mệnh lệnh, mời mọc, rủ rê) dùng với

người ngang hàng hoặc bề dưới gồm có : Đi, nào, thôi (3.) Nhóm từ chỉ kết quả gồm có : Được, mất, phải.(4.) Từ “lấy”chỉ sự tự lực

(5.) Nhóm từ chỉ sự cùng chung gồm có : Với, cùng.(6.) Từ “nhau” chỉ sự qua lại, tương hỗ.

(7.) Nhóm từ chỉ hướng như : Ra, vào, tới, lui, quá, lại đi với động từ

không chỉ sự di chuyển để nêu diễn biến của hoạt động có liên quan đến hướngmột cách trừu tượng và tinh tế.

(8.) Nhóm từ chỉ mức độ như : Lắm, quá.

(9.) Nhóm từ chỉ cách thức diễn ra trong thời gian của hoạt động, trạng

thái, gồm có : Ngay, liền, tức khắc, tức thì, dần, dần dần, từ từ

So với một số tác giả Diệp Quang Ban thêm một số nhóm từ như :

- Nhóm từ chỉ sự cùng chung.- Nhóm từ chỉ sự qua lại tương hỗ.

Trang 10

Đỗ Thị Kim Liên trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” đã nhận định “Phụtừ không mang ý nghĩa từ vựng chân thực mà chỉ đi kèm danh từ, động từ, tínhtừ để bổ sung ý nghĩa phụ cho danh từ, động từ và tính từ”.

Tác giả đã chia phụ từ thành các tiểu nhóm bằng cách dựa vào khả nănglàm thành tố phụ cho danh từ, động từ, tính từ như sau :

“Định từ” là những từ chuyên đi kèm trước danh từ :

(1.) Định từ “cái” chỉ xuất.

(2.) Định từ chỉ lượng gồm có từ : Mỗi, từng, mọi, mấy.(3.) Định từ chỉ ý nghĩa số : Những, các, một.

“Phó từ” đứng trước động từ, tính từ :

(1.) Nhóm phó từ chỉ thời gian của hành động : Đã, sẽ, đang, sắp, vừa,

mới, bỗng, còn

(2.) Nhóm phó từ chỉ sự tiếp diễn của hành động : Đều, cũng, vẫn, cứ,

còn, lại, luôn, dần, thỉnh thoảng

(3.) Nhóm phó từ chỉ sự phủ định của hành động : Không, chưa, chẳng,

chỉ, có

(4.) Nhóm phó từ chỉ sự cầu khiến : Hãy, đừng, chớ

(5.) Nhóm phó từ chỉ mức độ thường đi với tính từ hoặc nhóm động từ

tình thái, động từ trạng thái : Quá, rất, hơi, cực kì, vô cùng, tuyệt, khá, khí (6.) Nhóm phó từ chỉ sự diễn biến bất ngờ của hành động : Bỗng, bỗng

nhiên, bỗng dưng, chợt

“Phó từ” đứng sau động từ-tính từ :

(1.) Nhóm phó từ chỉ sự kết thúc hành động : Xong, rồi.

(2.) Nhóm phó từ chỉ kết quả của hành động : Được, mất, ra, nổi (3.) Nhóm phó từ chỉ hành động tự mình : lấy

(4.) Nhóm phó từ chỉ hướng hành động : Ra, vào, lên, xuống, sang,

qua, về, lại, tới, lui

(5.) Nhóm phó từ chỉ sự tiếp tục : Nữa, mãi, hoài, luôn (6.) Nhóm phó từ chỉ sự tương hỗ : nhau.

Trang 11

Ngoài ra, Đỗ Thị Kim Liên còn chia phó từ ra thành một nhóm nữa là

nhóm phó từ vừa có khả năng đứng trước vừa có khả năng đứng sau động từ

và tính từ : Mãi, vô cùng, tuyệt, cực kì, luôn luôn, mãi mãi, quá, luôn, dần, liền.

Trong đề tài của chúng tôi, khái niệm phụ từ mà chúng tôi sử dụng chỉ

trùng với nhóm phó từ của tác gỉa Đỗ Thị Kim Liên, có nghĩa là chỉ khảo sát

nhóm phụ từ đi trước và sau động từ, tính từ (trong cấu trúc cụm từ)

Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu khác như “Ngữ pháp tiếng

Việt” của “Uỷ ban khoa học xã hội”, “Tiếng Việt thực hành” của Hữu Đạt

Nhìn chung, việc nghiên cứu phụ từ trong tiếng Việt của những tác giả nêu trênđã đạt được kết quả nhất định trong những việc sau :

(1.) Nghiên cứu phụ từ với tư cách là một từ loại trong tiếng Việt thườngđi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho chúng.

(2.) Phân loại và quy nhóm các phụ từ.(3.) Miêu tả ý nghĩa của phụ từ.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu phụ từ bằng cách so sánh, đối chiếu với phụ từ trong tiếng Thái thì chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu.

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện việc so sánh, đối chiếu phụ từ giữa tiếng Việt và tiếngThái, chúng tôi sử dụng các phương pháp : Thống kê và phân loại, phươngpháp miêu tả, phương pháp so sánh và đối chiếu, phương pháp phân tích tổnghợp

5 Những đóng góp của đề tài

Trên cơ sở tiếp thu các thành tựu của những người đi trước, chúng tôi đivào nghiên cứu so sánh và đối chiếu phụ từ trong tiếng Việt và tiếng Thái Từđó, rút ra những giá trị ngữ pháp, nét đồng nhất và khác biệt để giúp cho việcgiảng dạy, nghiên cứu và dịch thuật giữa hai ngôn ngữ Đồng thời chứng minhgiá trị của phụ từ trong ngôn ngữ loại hình đơn lập như tiếng Việt và tiếng TháiLan.

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba

Trang 13

CHƯƠNG 1

NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN TỚI VẤN ĐỀ PHỤ TỪ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG THÁI

1.1 Các khái niệm

1.1.1 Khái niệm về tiếng Việt

Hiện nay, quan điểm xếp tiếng Việt vào họ Nam Á (được nêu ra từ năm1856) được nhiều người chấp nhận và được coi là có cơ sở khoa học nhất Tuynhiên, có những ý kiến khác không xếp tiếng Việt vào họ ngôn ngữ này.

Ý kiến trước tiên phải kể đến là của Taberd (1838) : “Tiếng Việt chỉ là

một nhánh bị thoái hoá của tiếng Hán” Cơ sở để Taberd đưa ra ý kiến này là

trong vốn từ của tiếng Việt hiện nay thì từ vựng có nguồn gốc Hán chiếm đa số.Tuy nhiên, mặc dù có tới 75% từ vựng tiếng Việt có gốc Hán nhưng đại đa sốnhững từ đó đều là những từ văn hoá (những từ thể hiện trình độ phát triển củaxã hội) Do đó, chúng phải là những từ vay mượn, chứ không phải là những từ

mang tính nguồn gốc Và theo Maspéro (1912) : Bất cứ từ Hán nào vào tiếng

Việt đều phải chịu sự chi phối của cơ cấu tiếng Việt.

Loại ý kiến thứ hai là những ý kiến xếp tiếng Việt vào họ ngôn ngữ Nam

Đảo Đó là ý kiến của Bình Nguyên Lộc với hai cuốn Nguồn gốc Mã Lai của

dân tộc Việt Nam (Sài Gòn, 1972) và Lột trần Việt ngữ (Sài Gòn, 1973), và gần

đây là ý kiến của tác giả Hồ Lê (1996) Cơ sở của những ý kiến này là sự tương

ứng từ vựng giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác nhau trong họ Nam Đảo Ý kiến thứ ba, đáng chú ý hơn cả, cho rằng tiếng Việt là một ngôn ngữthuộc họ ngôn ngữ Thái Cần phải nói ngay rằng, trong số những ý kiến khôngxếp tiếng Việt vào họ ngôn ngữ Nam Á thì cách lí giải cho ý kiến này có vai trò

quan trọng nhất Ý kiến này được Henry Maspéro đề xuất vào đầu thế kỉ 20, và

trong một thời gian dài, nó đã chi phối quan niệm về phân loại nguồn gốc ngônngữ của các nhà ngôn ngữ trên thế giới Tuy nhiên, những luận điểm của

Trang 14

Maspéro không phải là không có hạn chế và những hạn chế đó sau này đã đượcA.G Haudricourt chỉ ra một cách thuyết phục.

Trong hai năm 1953 và 1954, A.G Haudricourt đã lần lượt công bố hai

bài báo quan trọng :

- Về nguồn gốc Nam Á của tiếng Việt- Về nguồn gốc các thanh trong tiếng Việt

Với hai bài báo này, ông đề nghị phải xếp tiếng Việt vào họ ngôn ngữNam Á, chứ không phải là họ Thái như H Maspéro đã đề nghị Cần phải nóingay rằng, A.G Haudricourt không phải là người đầu tiên nêu ra quan điểmxếp tiếng Việt vào họ ngôn ngữ Nam Á Mà, như đã trình bày ở trên, quanđiểm này đã được đề xuất từ năm 1856, và hiện nay, đây là quan điểm nhậnđược nhiều sự đồng tình nhất bởi cơ sở khoa học của nó Trong số những ýkiến ủng hộ đó, có thể coi lập luận của Haudricourt là đầy đủ nhất và là nhữnglí lẽ đại diện cho cách phân loại này Hơn thế nữa, qua lập luận của Haudricourtchúng ta còn có thể rút ra được những cơ sở để xác định nguồn gốc tiếng Việt.

Theo các nhà Việt ngữ học, tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt (ngườiKinh) và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng85% dân cư Việt Nam, cùng với gần ba triệu Việt Kiều ở hải ngoại, mà phầnlớn là người Mỹ gốc Việt Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộcthiểu số tại Việt Nam

1.1.2 Khái niệm về tiếng Thái

Tiếng Thái là ngôn ngữ chính thức của Vương quốc Thái Lan ( tiếng

Thái: ราชอาณาจักรไทย Racha-anachakra Thai) là một nước nằm trong khu

vực Đông Nam Á, giáp Lào và Campuchia về phía đông, giáp Vịnh Thái Lanvà Mã Lai về phía nam, và biển Andaman và Myanma về phía tây Thái Lancũng từng được gọi là Xiêm, đây là tên gọi chính thức của nước này đến ngày

11 tháng 5 năm 1949 Từ Thai (ไทย) trong tiếng Thái có nghĩa là "tự do" Thái

cũng là tên của người Thái trong đó có khá nhiều người hiện là dân tộc thiểu số

Trang 15

có số dân đáng kể ở Trung Quốc vẫn lấy tên là Xiêm Từ "Thái Lan" trong tiếngViệt có xuất xứ từ tiếng Anh Thailand (trong đó land nghĩa là đất nước, xứ sở),dịch từ ประเทศไทย (Prathet Thai) nghĩa là nước Thái Thái Lan thiết lập quan

hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 6 tháng 8 năm 1976

Tiếng Thái được xếp vào ngữ hệ Tai-Kadai, có nguồn gốc ở phía namcủa Trung Quốc Hệ ngôn ngữ Tai-Kadai, nhiều khi còn được gọi là hệ ngônngữ Thái-Kadai, là một tổng hợp bao gồm vào khoảng 70 ngôn ngữ tập trungtại Đông Nam Á và miền nam của Trung Quốc Đã có một thời hệ này đượcxem là một nhóm thuộc hệ Hán-Tạng Ngày nay, hệ ngữ này được xem là mộthệ riêng biệt và bao gồm 3 nhóm chính : Nhóm Hlai, Nhóm Kadai và NhómKam-Tai.

- Nhóm Hlai: Bao gồm 2 ngôn ngữ tại miền nam của Trung Quốc - Nhóm Kadai : Bao gồm vào khoảng 10 ngôn ngữ dùng bởi các giống dân sống tại biên giới Việt Nam và Trung Quốc

- Nhóm Kam-Tai: bao gồm vào khoảng 60 ngôn ngữ, có điển hình là

tiếng Thái và tiếng Lào và được chia ra làm 3 phân nhóm

Trong đề tài của chúng tôi chỉ nghiên cứu phụ từ trong phạm vi tiếng Thái trên cương vị ngôn ngữ chính thức (Official Language) của Vương Quốc Thái Lan.

1.1.3 Đặc trưng của ngôn ngữ loại hình đơn lập

Theo nhóm tác giả Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, Mai Ngọc Chừ trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” Loại hình ngôn ngữ đơn lập

(isolate language) thể hiện 4 đặc điểm chính :

(1.) Trong hoạt động lời nói, từ không biến đổi hình thái, tức làchúng không đòi hỏi ở nhau sự hợp dạng như trong các ngôn ngữ hoà kết :

nhìn họ và họ nhìn tôi Ở đây, từ tôi và họ làm chủ ngữ hay bổ ngữ đều không

biến đổi hình thái.

Trang 16

(2.) Các quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằnghư từ và trật tự từ.

(3.) Nhiều ngôn ngữ trong loại hình đơn lợp (điển hình là tiếng Hán và tiếng Việt) có 1 loại đơn vị đặc biệt, thường được gọi là hình tiết.

(4.) Hiện tượng cấu tạo từ bằng phụ tố rất ít hoặc hầu như không phát triển trong các ngôn ngữ đơn lập

Theo tác giả Nguyễn Văn Lợi trong các ngôn ngữ loại hình đơn lập, âm

tiết có tính tổ chức chặt chẽ và có vị trí quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ Âm tiết gồm một số lượng nhất định, số lượng âm tiết trong mỗi ngôn ngữ là hữu hạn Âm tiết thường là vỏ của hình vị, trong nhiều trường hợp là vỏ của từ.

Trong ngôn ngữ loại hình đơn lập phương thức ghép, láy là các phương thức cấu tạo từ chủ yếu Trật tự từ và hư từ là phương thức chính để thể hiện các ý nghĩa cú pháp [17, 15].

Hiện nay, tiếng Việt và tiếng Thái được các nhà ngôn ngữ học xếp vào nhóm ngôn ngữ loại hình đơn lập

1.1.4 Quan niệm về phụ từ trong tiếng Việt

Như đã nói trong phần lịch sử vấn đề, có nhiều quan niệm về phụ từ và cũng có nhiều tên gọi về từ loại này Những tên gọi thường được dùng để gọi từloại này là phó từ, phụ từ, trạng từ, phó động từ Trong đề tài này chúng tôi

gọi những từ này là “phụ từ”.

Một số nhà ngữ pháp gọi từ loại này là “phó từ” để chỉ những từ không

có ý nghĩa định danh như danh từ, động từ, và tính từ Chúng bao gồm những

từ biểu thị ý nghĩa toàn thể hay riêng lẻ đi kèm danh từ như : Những, các, mọi,

mỗi, từng và những từ đi kèm động từ, tính từ

Một số nhà ngữ pháp khác lại cho rằng có thể phân nhóm từ loại phụ từ trên cơ sở sự kết hợp của chúng với từ loại khác như danh từ, động từ, tính từ Hướng ý kiến này phân loại phụ từ thành 2 loại :

- “Định từ” là phụ từ chuyên đi kèm với danh từ để bổ sung ý nghĩa

cho danh từ.

- “Phó từ” là phụ từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung

Trang 17

ý nghĩa cho động từ và tính từ.

Theo hướng này, có các tác giả như Nguyễn Anh Quế, Đinh Văn Đức,

Đỗ Thị Kim Liên, UBKHXH

Chúng tôi đồng ý với hướng ý kiến này và định nghĩa về phụ từ như sau :Phụ từ là những từ không mang ý nghĩa từ vựng chân thực mà chỉ bổ sung ý nghĩa ngữ pháp Chúng luôn đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa ngữ pháp khác nhau cho động từ và tính từ.

1.1.5 Quan niệm về phụ từ trong tiếng Thái Lan

Từ trước đến nay, việc phân loại từ trong tiếng Thái Lan của các nhà ngữpháp có sự khác biệt về mặt số lượng so với từ loại trong tiếng Việt

Phada Uppạkịt Sínlạpạsan nhà ngôn ngữ học nổi tiếng của Thái Lan đã

phân loại từ loại trong tiếng Thái Lan thành 7 loại gồm có :

(1.) คำานาม / kham na:m / (danh từ).

(2.) คำาสรรพนาม / kham sàp phá? na:m / (đại từ).

(3.) คำากริยา / kham kà? rí? ya: / (động từ).(4.) คำาวิเศษณ์ / kham wí? sè:t / (tính từ).

(5.) คำาบุพบท / kham bùp phá? bòt / (giới từ).

(6.) คำาสันธาน / kham săn tha:n / (liên từ).

(7.) คำาอุทาน / kham ?ù? tha:n / (thán từ).

Chúng tôi nhận thấy trong cách phân loại từ trong tiếng Thái không có sựhiện diện của nhóm từ mà trong tiếng Việt gọi là phụ từ Các từ chuyên đi kèmvới động từ và tính từ để bổ sung ý nghĩa ngữ pháp trong tiếng Thái được xếpvào tiểu nhóm của động từ và tính từ.

Theo ông phụ từ chuyên đi kèm với động từ được xếp vào tiểu nhóm của

động từ mà ông gọi là “คำากริยานุเคราะห์” / kham kà? rí? ya: nú? kr ? / (trợ động từ) Còn các từ chuyên đi kèm với tính từ để bổ sung ý nghĩa ngữ pháp được xếp vào tiểu nhóm của tính từ [33, 50].

Trang 18

Pănkhườnkhặt Rươngđệt trong cuốn “Ngôn ngữ học tiếng Thái” đã phân

loại các từ chuyên đi kèm động từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ trong tiếng

Thái Lan là “trợ động từ” (Auxiliary verb) và ông xếp phụ từ chuyên đi kèm tính từ vào nhóm “từ bổ sung ý nghĩa cho tính từ” [26, 191]

Thonglò Cămsay trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Thái Lan” cho rằng “các từ chuyên đi kèm động từ để biểu thị ý nghĩa về thức, thời, thể của động từ là trợ động từ”, các từ chuyên đi kèm tính từ để bổ sung ý nghĩa về số lượng là “tính từ chỉ mức độ” và các từ chuyên đi cùng động từ và tính từ để biểu hiện ýnghĩa phủ định được gọi là “tính từ phủ định” [4, 271].

Vì vậy, để tiện lợi cho việc so sánh, đối chiếu phụ từ trong tiếng Việt và tiếng Thái, trong đề tài của chúng tôi chấp nhận cách phân loại phụ từ theo cách phân loại trong tiếng Việt và định nghĩa phụ từ như sau :

“Phụ từ là những từ không mang ý nghĩa từ vựng chân thực mà chỉ bổ sung ý nghĩa ngữ pháp Chúng luôn đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa ngữ pháp khác nhau cho động từ và tính từ”.

1.2 Vị trí của phụ từ

Phụ từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa ngữ pháp cho các từ này và phụ từ có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau như sau :

Theo tác gỉa Đỗ Thị Kim Liên phụ từ được chia theo tiêu chí vị trí của

chúng ra thành 3 nhóm gồm :

1.2.1 Phụ từ đứng trước động từ, tính từ :

- Nhóm phụ từ chỉ thời gian của hành động : Đã, sẽ, đang, sắp, vừa, mới,

bỗng, còn

Ví dụ : 1 Tôi đã làm xong việc nhà.

2 Tôi đã ăn cơm sáng.3 Tôi đang học tiếng Thái.

4 Anh ta đang chạy trên đường đua.

- Nhóm phụ từ chỉ sự tiếp diễn của hành động : Đều, cũng, vẫn, cứ, còn,

lại, luôn, dần, thỉnh thoảng

Trang 19

Ví dụ : 1 Tôi vẫn chưa có việc làm.2 Tôi vẫn yêu anh như ngày nào.

3 Tôi còn phải phấn đấu học tập cho thành đạt.4 Tôi còn sống ngày nào thì ngày đó tôi còn yêu.

- Nhóm phụ từ chỉ sự phủ định của hành động : Không, chưa, chẳng, chỉ,

- Nhóm phụ từ chỉ sự cầu khiến : Hãy, đừng, chớ

Ví dụ : 1 Bạn hãy làm theo những lời bố mẹ dặn 2 Anh hãy đóng cửa lại.

3 Anh đừng làm khổ em nữa nhé.

4 Những người đó không tốt đâu chớ có chơi với họ.

- Nhóm phụ từ chỉ mức độ thường đi với tính từ hoặc nhóm động từ tình

thái, động từ trạng thái : Quá, rất, hơi, cực kì, vô cùng, tuyệt, khá, khí

Ví dụ : 1 Cái áo này giá hơi đắt.2 Trời hơi nắng.

3 Món canh này rất ngon.4 Anh ấy rất chăm học.

- Nhóm phụ từ chỉ sự diễn biến bất ngờ của hành động : Bỗng, bỗng

nhiên, bỗng dưng, chợt

Ví dụ : 1 Con chó bỗng chạy ra.2 Trời bỗng đổ mưa.

3 Tôi chợt nhớ ra mình chưa làm bài tập.

4 Tôi chợt nghĩ mình phải làm một việc gì đó để giúp

ông ta

1.2.2 Phụ từ đứng sau động từ-tính từ :

- Nhóm phụ từ chỉ sự kết thúc hành động : rồi.

Trang 20

Ví dụ : 1 Tôi ăn cơm rồi.

2 Cậu ấy tốt nghiệp rồi.

- Nhóm phụ từ chỉ kết quả của hành động : Được, mất, ra, nổi

Ví dụ : 1 Hôm nay, em nhận được thư của mẹ.2 Tôi đã có được những gì mình mong đợi.3 Anh ấy vừa mới sáng tác ra đoạn nhạc.4 Anh ấy đoán ra tôi đang nói dối.

- Nhóm phụ từ chỉ hành động tự mình : lấy.

Ví dụ : 1 Em phải tự làm lấy.

2 Bài tập đó khó lắm nhưng tôi phải tự làm lấy.- Nhóm phụ từ chỉ hướng hành động : Ra, vào, lên, xuống, sang,

qua, về, lại, tới, lui

Ví dụ : 1 Quả bóng đã lọt vào khung thành.2 Cô ấy trông đẹp ra.

3 Cậu bé bắt đầu khoẻ ra.

- Nhóm phụ từ chỉ sự tiếp tục : Nữa, mãi, hoài, luôn

Ví dụ : 1 Ăn nữa đi em.

2 Chúng ta phải đi nữa 3 Hôm nay, tôi lại nói nữa.4 Họ ăn nữa.

- Nhóm phụ từ chỉ sự tương hỗ : nhau.

Ví dụ : 1 Hai đữa trẻ đánh nhau ở bãi kia kìa.2 Nhìn họ đi với nhau kìa

1.2.3 Nhóm phụ từ vừa có khả năng đứng trước vừa có khả năng đứng sau : mãi, vô cùng, tuyệt, cực kì, luôn luôn, mãi mãi, quá, luôn, dần, liền.

Ví dụ : 1 Những ngọn núi cao vô cùng.2 Nước chảy xiết vô cùng.

Mặc dù phụ từ có thể đứng ở vị trí khác nhau theo khả năng kết hợp của chúng nhưng phụ từ có đặc điểm chung là chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa ngữ pháp cho các từ này.

Trang 21

1.3 Đặc điểm về mặt ý nghĩa của phụ từ

Như đã nói ở phần định nghĩa : Phụ từ là những từ không mang ý nghĩatừ vựng chân thực mà chỉ mang ý nghĩa ngữ pháp Vậy, thế nào là “ý nghĩa từ vựng chân thực” và “thế nào là ý nghĩa ngữ pháp”?

Về ý nghĩa từ vựng, Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán trong cuốn

“Đại cương ngôn ngữ học” có viết :

“Ý nghĩa từ vựng thường được quan niệm là ý nghĩa riêng của từng

từ, mọi ý nghĩa từ vựng thuộc về một từ Nó không có tính chất chung đồng loạtcho nhiều từ Đồng thời ý nghĩa từ vựng cũng thường được hiểu là sự phản ánhcác sự vật, hiện tượng, thuộc tính trong thế giới khách quan , do đó nó có tính hiện thực” [8, 48]

Nguyễn Anh Quế trong cuốn “Hư từ trong tiếng Việt hiện đại” : “Ý nghĩa của một từ được gọi là ý nghĩa từ vựng”[24, 39].

Như vậy ý nghĩa từ vựng là ý nghĩa cụ thể của một từ Theo cách hiểu này thì chẳng hạn từ ăn trong tiếng Việt có ý nghĩa từ vựng là từ chỉ hành động của người hoặc động vật đưa thức ăn vào cơ thể để nuôi sống cơ thể, còn từ “cày” có ý nghĩa từ vựng là chỉ hoạt động lật đất lên bằng một dụng cụ gọi là “cái cày”.

Đỗ Thị Kim Liên trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” cũng đề cập tới ý

nghĩa từ vựng :

“Ý nghĩa từ vựng thường được quan niệm là ý nghĩa riêng của từ”.

Vi dụ : house, run, beautiful (tiếng Anh)nhà, chạy, đẹp (tiếng Việt)

บ ้าน / bâ:n /วิ่ง / wîŋ / สวย / sŭay / (tiếng Thái)Ý nghĩa từ vựng được hiểu là sự phản ánh trực tiếp các sự vật, hoạt động trong thế giới khách quan, thông qua tên gọi Sự phản ánh thành ý nghĩa từ vựng có chức năng đưa những hiểu biết của con người về sự vật, hoạt động, đặc tính thành những đơn vị nghĩa để tạo ra nội dung cụ thể cho câu nói[16, 6].

Trang 22

Về ý nghĩa ngữ pháp Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán cũng đã viết :

“Ý nghĩa ngữ pháp được hiểu là ý nghĩa chung của nhiều từ, nhiều đơn vị ngữ pháp, do đó có tính khái quát và trừu tượng” [8, 48].

Nguyễn Anh Quế cũng định nghĩa tương tự : “Ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa chủng loại và ý nghĩa kết hợp của từ” [24, 40].

Đỗ Thị Kim Liên cũng định nghĩa về ý nghĩa ngữ pháp : “Ý nghĩa ngữ pháp có tính khái quát, trừu tượng cao Ý nghĩa ngữ pháp không phản ánh hiệntượng một cách trực tiếp mà là một sự phản ánh đã chịu sự chi phối của các quy tắc, quy luật riêng trong từng hệ thống ngôn ngữ” [16, 7].

Qua sự phân tích trên ta thấy ý nghĩa ngữ pháp và ý nghĩa từ vựng là khác nhau nhưng có quan hệ với nhau Đó là hai mặt không thể thiếu được và không thể tách rời nhau của một từ.

Theo quan niệm về ý nghĩa ngữ pháp và ý nghĩa từ vựng đã nêu trên chúng tôi thấy rằng “phụ từ” khác với từ loại khác như : Động từ, danh từ, tính từ đại từ, số từ ở chỗ chúng không mang ý nghĩa thực để biểu thị tên gọi, biểu thị hành động, trạng thái hay tính chất hoặc số lượng của sự vật hay ý nghĩa xưng hô, chỉ định, thay thế tên gọi

Phụ từ trong tiếng Việt, xét về mặt nguồn gốc cấu tạo, có những từ vốn

xưa nay đã là phụ từ đó là các từ : Đã, sẽ, đang, vừa, chẳng, hãy, cứ Nhưng cũng có nhiều từ chuyển hoá từ thực từ sang, chẳng hạn như các từ : Ra, vào,

lên, xuống, qua, lại, đi về có nguồn gốc từ động từ.

Chúng ta có thể lấy ví dụ từ nhóm phụ từ : Được , mất , ra , nổi : Nhóm

từ này, về nguồn gốc bắt nguồn từ thực từ Hiện nay, những từ này vẫn còn đầyđủ ý nghĩa và đặc điểm của một động từ Nhưng khi đặt sau động từ khác, những từ này đã giảm sút ý nghĩa ban đầu, chỉ còn biểu thị ý nghĩa kết quả của hoạt động do động từ đi trước biểu thị.

Điển hình như từ “được” khi là động từ, “được” có mấy nghĩa chính

là :

- Nhận được một cái gì đó có tính tốt lành thuận lợi.- Ý nghĩa thắng lợi [18, 344].

Trang 23

Khi đặt sau động từ khác, những nét nghĩa đó bị hư hoá đi, “được” chỉ

còn biểu thị ý nghĩa kết quả hoặc sắc thái khả năng hoàn thành hoạt động do động từ đi trước biểu thị.

Ví dụ : 1 Hôm nay, em nhận được thư của mẹ.2 Tôi đã có được những gì mình mong đợi.

Từ “ra” khi là động từ, “ra” có ý nghĩa : Chỉ sự di chuyển có liên quan

đến hướng

Từ “ra” khi đặt sau động từ biểu thị tính hiệu quả của hoạt động đạt được kết quả như mong muốn [22, 789] Phụ từ “ra” thường đặt sau những động từ biểu thị sự sáng tạo, tìm tòi như : Tìm, kiếm, khám phá, nghĩ, dò,

Trong tiếng Thái cũng có trường hợp động từ chuyển hoá thành phụ từ.

Trong tiếng Thái, từ “ออก” / ? :k / khi là động từ có ý nghĩa là hoạt động di chuyển ra khỏi phía bên ngoài hoặc nơi ẩn nấp.

Trang 24

2. สมชายคิดออก แล ้วว่าต ้องทำาอย่างไร

/ sǒm cha:y khít ? `:k lέw wâ: t :ŋ tham yà:ŋ ray /w wâ: t :ŋ tham yà:ŋ ray /

(Sổmchai nghĩ ra rồi là phải làm thế nào.)

Qua ví dụ trên, chúng tôi có thể kết luận rằng “một số phụ từ trong tiếng Việt và tiếng Thái vẫn còn có quan hệ ý nghĩa với các động từ thực” Chúng có

cùng vỏ ngữ âm như : Tôi vào (động từ) nhà ; Tôi đi vào (phụ từ) nhà ; nhưng

khi đứng trước hoặc sau động từ, tính từ thì ý nghĩa từ vựng vủa phụ từ bị hư hoá, mờ nhạt đi.

Như vậy chúng ta có thể kết luận : “Ý nghĩa của phụ từ là ý nghĩa ngữ

pháp có chức năng bổ sung cho động từ và tính từ mà nó đi kèm”.

Tiểu kết : Các cơ sở lí thuyết về phụ từ và các khái niệm về tiềng

Việt và tiếng Thái đã chứng minh rằng : “Trong ngôn ngữ loại hình đơn lập

như tiếng Việt và tiếng Thái tồn tại một lớp từ được gọi là “phụ từ” Phụ từ làhư từ có chức năng bổ sung ý nghĩa ngữ pháp cho động từ, tính từ mà nó đikèm Phụ từ được chia thành hai nhóm theo vị trí của chúng khi đi kèm vớiđộng từ và tính từ”.

Trang 25

2.1 Về vấn đề phụ từ đi trước động từ và tính từ

Xét về mặt vị trí, “phụ từ” được chia ra thành hai nhóm là phụ từ đi

trước động từ, tính từ và phụ từ đi sau động từ và tính tư Tuy nhiên có một số tác giả đã chia phụ từ ra thành 3 nhóm và nhóm cuối cùng là nhóm phụ từ vừa có khả năng đi trước và sau động từ và tính từ Sau đây là ý kiến của các nhà nghiên cứu về phụ từ đi trước động từ – tính từ trong tiếng Việt :

Theo Nguyễn Kim Thản trong cuốn “Động từ trong tiếng Việt”, trong chương viết về “Hư từ của động từ tiếng Việt” Ông xếp các phụ từ vào các

Các nhóm này theo ông gọi là nhóm “phó từ” Các từ này bao giờ cũng

phụ thuộc vào vị từ, hay cấu trúc cú pháp đóng vai trò vị ngữ Các phụ từ này thường đứng trước động từ và tính từ để bổ sung ý nghĩa ngữ pháp cho chúng [29, 63].

Còn Nguyễn Anh Quế trong cuốn “Hư từ trong tiếng Việt hiện đại”, ông gọi phụ từ là“phó từ” và ông chia“phó từ” ra thành các nhóm :

Trang 26

(1.) Nhóm biểu thị ý nghĩa tiếp diễn : Cũng, vẫn, còn, cứ, đều (thường

đứng trước động từ và tính từ).

(2.) Nhóm biểu thị ý nghĩa thời gian : Đã, đang, sẽ, vừa, mới (thường

đứng trước vị từ trung tâm).

(3.) Nhóm biểu thị ý nghĩa phủ định : Không, chưa , chẳng (vị trí đứng

sát liền trước động từ).

(4.) Nhóm biểu thị ý nghĩa cầu khiến : Hãy, đừng, chớ (vị trí đứng sát

liền động từ.

(5.) Nhóm biểu thị mức độ : Rất, hơi, khí, khá, lắm, cực kỳ, vô cùng

(nhóm này vừa có khả năng đứng trước vừa có khả năng đứng sau tính từ và động từ).

Với Diệp Qung Ban trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” (tập hai) đã chia

các phụ từ làm thành tố phụ trước động từ, và tính từ thành nhiều nhóm gồm có :

(1.) Những từ chỉ sự tiếp diễn, tương tự của hoạt động, trạng thái như :

Đều, cũng, vẫn, cứ, còn

(2.) Những từ chỉ quan hệ thời gian qua hoạt động, trạng thái như : Từng,

vừa, mới, đã, sẽ, đang

(3.) Những từ chỉ tần số (số lần) khái quát của sự xuất hiện hoạt động,

trạng thái, như : Thường, hay, năng, ít, hiếm

(4.) Những từ chỉ mức độ của trạng thái nhu : Rất, hơi, khí, khá (5.) Những từ nêu ý khẳng định hay phủ định như : Có, không, chưa,

(6.) Những từ nêu ý sai khiến, khuyên như : Hãy, đừng, chớ.

Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt”, tác giả Đỗ Thị Kim Liên đã chia các

phụ từ đi trước động từ và tính từ thành tiểu nhóm như sau :

(1.) Nhóm phó từ chỉ thời gian của hành động : Đã, sẽ, đang, sắp, vừa,

mới, còn

(2.) Nhóm phó từ chỉ sự tiếp diễn của hành động : Đều, cũng, vẫn, cứ,

còn, lại, luôn, dần, thỉnh thoảng

Trang 27

(3.) Nhóm phó từ chỉ sự phủ định của hành động : Không, chưa, chẳng,

chỉ, có

(4.) Nhóm phó từ chỉ sự cầu khiến : Hãy, đừng, chớ

(5.) Nhóm phó từ chỉ mức độ thường đi với tính từ hoặc nhóm động từ

tình thái, động từ trạng thái : Quá, rất, hơi, cực kì, vô cùng, tuyệt, khá, khí (6.) Nhóm phó từ chỉ sự diễn biến bất ngờ của hành động : Bỗng, bỗng

nhiên, bỗng dưng, chợt

Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của những người đi trước Chúng tôichia các phụ từ đứng trước động từ và tính từ theo nhóm ý nghĩa mà chúng tôi sẽ trình bày trong phần tiếp theo.

2.2 Miêu tả phụ từ đi trước động từ – tính từ trong tiếng Việt và tiếngThái trong hoạt động giao tiếp

Trong hoạt động giao tiếp, “phụ từ” là nhóm từ thuộc loại hư từ Chúng

có chức năng đi kèm động từ và tính từ để bổ sung ý nghĩa ngữ pháp cho các từnày Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày, miêu tả các phụ từ đi trước động từ và tính từ trong tiếng Việt và tiếng Thái

2.2.1 Nhóm phụ từ chỉ ý nghĩa thời gian quá khứ, hiện tại, tương lai củahoạt động trạng thái

Nhóm phụ từ chỉ ý nghĩa thời gian này thường xuất hiện trước độngtừ trung tâm của cấu trúc vị từ và làm thành tố phụ cho vị từ đó Bởi vì đặc điểm của động từ bao giờ cũng gắn với tính thời gian cho nên những phụ từ này đi kèm động từ có ý nghĩa biểu thị những thời đoạn cụ thể của hoạt động trong tiến trình thời gian đó.

2.2.1.1 Phụ từ “đã”

Phụ từ này chiếm tỉ lệ khá lớn so với các phụ từ thời gian khác, đặt

trong sự tương quan với những phụ từ thời gian khác, “đã” có nét nghĩa cơ bản

là biểu thị một hành động xảy ra trong quá khứ, hành động đã kết thúc, đã chấm dứt.

Ví dụ : 1 Tôi đã làm xong việc nhà.

2 Tôi đã ăn cơm sáng.

Trang 28

Phụ từ “đã” còn có ý nghĩa chỉ hoạt động đã được bắt đầu trong quá khứ

và hiện tại vẫn còn tiếp diễn.

Ví dụ : 1 Cô ấy đã đến.

2 Tôi đã yêu cô ấy hơn một năm rồi.

Tương tự với ý nghĩa của phụ từ “đã” ở phần trên trong tiếng Thái có từ “ ได ้ ” / dâ:y /.

Khi là động từ, “ได ้” / dâ:y / có nghĩa là nhận được cái gì mà người ta cho.

Ví dụ : 1 ผมได ้ เงินจากธนาคารกรุงเทพ ฯ

/ phǒm dâ:y ŋə:n cà:k thá? na: kha:n kruŋ thê:p /

(Tôi được tiền từ ngân hàng Băng Cốc.)

2 เขาได ้ รางวัลนักเรียนดีเด่น

/ khăw dâ:y ra:ŋ wan nák rian di: dè:n /

(Anh ắy được giải học sinh tiêu biểu.)

Khi đặt trước động từ, từ“ได ้” / dâ:y / trở thành phụ từ với ý nghĩa biểu thị một hành động xảy ra trong quá khứ.

Ví dụ : 1 ผมได ้ เรียนภาษาไทย

/ phǒm dâ:y rian pha: să: thay /

(Tôi đã học tiếng Thái.)

2 เขาได ้ อ่านหนังสือเล่มนั้น

/ khăw dâ:y ?à:n năŋ s : lê:m nán /

(Anh ta đã độc quyển sách đó.)

Tương tự với ý nghĩa của phụ từ “đã” ở phần trên “ได ้” / dâ:y / cũng biểu thị ý nghĩa chỉ hoạt động đã được bắt đầu trong quá khứ và hiện tại vẫn còn tiếp diễn.

Ví dụ : 1 ผมได ้ เป็นตำารวจ 2 ปีแล ้ว

/ phǒm dâ:y pen tam rǔat s :ŋ pi: lέw wâ: t :ŋ tham yà:ŋ ray /:w /

(Tôi đã làm công an hai năm rồi.)

Trang 29

2. ผมได ้ รักคุณมาตั้งแต่ตั้นปีแล ้ว

/ phǒm dâ:y rák khun ma: tâŋ tὲ: tôn pi: lέw wâ: t :ŋ tham yà:ŋ ray /:w /

(Tôi đã yêu em từ đầu năm rồi.)

2.2.1.2 Phụ từ “đang”

Trên tiến trình thời gian, “đang” đứng trước động từ để đánh dấu một

hành động so với thời điểm phát ngôn đang xẩy ra, chưa kết thúc.Ví dụ : 1 Tôi đang học tiếng Thái.

2 Anh ta đang chạy trên đường đua.

Với ý nghĩa này “đang” đối lập với “đã” và “sẽ” ở chỗ “đã” chỉ hoạt động xảy ra trong quá khứ, “sẽ” chỉ hoạt động xảy ra trong tương lai, còn

“đang” lại chỉ hoạt động đang xảy ra trong hiện tại.

Tương tự với phụ từ “đang”, trong tiếng thái có từ“กำาลัง” / kam-laŋ /

Phụ từ “กำาลัง” / kam laŋ / đứng trước động từ biểu thị ý nghĩa một hànhđộng đang diễn ra so với thời điểm phát ngôn.

Ví dụ : 1 เขากำาลัง ทำางาน

/ khăw kam laŋ tham ŋa:n /

(Anh ta đang làm việc.)

2 ดุสิตกำาลัง เตะฟุตบอล

/ dù? sìt kam laŋ tè? fút b :n /

(Đụ Sịt đang đá bóng.)

Trong tiếng Thái, phụ từ “อยู่” / yù: / đặt sau động từ cũng có thể biểu thị ý nghĩa hành động đang diễn ra

Khi là động từ “อยู่” / yù: / có ý nghĩa là : Lấy làm nơi sinh hoạt thường xuyên, trong một thời gian nào đó.

Ví dụ : 1 เขากำาลังอยู่ บ ้าน

/ khăw kam laŋ yù: bâ:n /

(Anh ta đang ở nhà.)

2 ทักษิณกำาลังอยู่ ประเทศอังกฤษ

Trang 30

/ thák sǐn kam laŋ yù: prà? thê:t ?aŋ krìt /

(Ông Thặc Xỉn đang ở nước Anh.)

Khi là phụ từ đứng sau động từ “อยู่” / yù: / biểu thị ý nghĩa một hành động đang diễn ra so với thời điểm phát ngôn.

Ví dụ : 1 เขาเตะฟุตบอลอยู่

/ khăw tè? fút b :n yù: /

(Anh ta đang đá bóng.)

2 แม่ทำากับข ้าวอยู่

/ mε: tham kàp khâw yù: /

(Mẹ đang làm thức ăn.)

Phụ từ “กำาลัง” / kam laŋ / có thể kết hợp với từ “อยู่” / yù: / để nhấn mạnhý nghĩa thời gian hiện tại của hoạt động.

Ví dụ : 1 เขากำาลัง นอนอยู่

/ khăw kam laŋ n :n yù: /

(Anh ta đang ngủ.)

2 ผมกำาลัง ทำางานอยู่

/ phǒm kam laŋ tham ŋan yù: /

(Tôi đang làm viêc.)

2.2.1.3 Phụ từ “sẽ”

Trên tiến trình thời gian, “sẽ” được đặt trước vị từ để biểu thị một hành

động xảy ra trong tương lai so với thời điểm phát ngôn.Ví dụ : 1 Tôi sẽ đi du lịch ở tỉnh Phu Kệt

2 Tôi sẽ đi Băng Cốc vào thứ 7 tới.Tương tự với phụ từ “sẽ” là phụ từ “จะ” / cà? /

Phụ từ จะ” /cà? / được đặt trước vị tư để biểu thị một hành động xảy ra trong tương lai.

Ví dụ : 1 ฉันจะไปเวียดนาม

/ chăn cà? pay wîat na:m /

Trang 31

(Tôi sẽ đi Việt Nam.)

2 เขาจะไม่ไปดูหนัง

/ khăw cà? mây pay du: năŋ /

(Họ sẽ không đi xem phim.)

2.2.1.4 Các phụ từ “vừa”, “mới”, “vừa mới”

Trong mối tương quan về mặt thời gian với đã, đang, sẽ thì các phụ từ

vừa, mới, vừa mới, sắp, sắp sửa có ý nghĩa tương đối xác định hơn

Các từ đã, vừa, mới cùng chỉ thời gian quá khứ ; Sắp, sắp sửa, sẽ cùngchỉ thời gian tương lai song phạm vi của đã rộng hơn vừa, mới bao hàm vừa,

mới Cũng tương tự như vậy, phạm vi của sẽ rộng hơn sắp, sắp sửa và bao

hàm chúng Bởi vậy phạm vi của đã, sẽ đa dạng hơn, ngược lại, phạm vi sử dụng của vừa, mới, sắp, sắp sửa lại cụ thể hơn

Nhóm từ này có ý nghĩa tương tự nhau, cùng biểu thị ý nghĩa vừa xảy

ra chưa lâu so với thời điểm phát ngôn Trong đó phụ từ “vừa”, “mới” có tính

tình thái mạnh hơn yếu tố đơn lẻ.

Ví dụ : 1 Tôi vừa ăn cơm xong.2 Anh ấy mới đi du lịch về.

3 Lễ hội vừa mới diễn ra cách đây ít phút.

Tương tự với các phụ từ “vừa”, “mới”, “vừa mới” là phụ từ “เพิ่ง” / phəŋ /, “พึ่ง” / ph ŋ /.

Khi đứng trước động từ, phụ từ“เพิ่ง” / phəŋ /, “พึ่ง” / ph ŋ / biểu thịý nghĩa vừa xảy ra chưa lâu so với thời điểm phát ngôn.

Ví dụ : 1 เขาเพิ่งมาโรงเรียน

/ khăw phə:ŋ ma: ro:ŋ rian /

(Họ vừa đến trường.)

2 เขาพึ่งทำางานเสร็จ

/ khăw ph ŋ tham ŋa:n sèt /

(Họ mới làm việc xong.)

2.2.1.5 Phụ từ “sắp”, “sắp sửa”

Trang 32

Phụ từ “sắp”, “sắp sửa” đứng trước vị từ để biểu thị thời gian

tương lai xảy ra rất gần so với thời điểm phát ngôn hoặc một thời điểm xácđịnh nào đó.

Ví dụ : 1 Việt Nam sắp ra nhập WTO rồi.2 Chúng tôi sắp sửa tốt nghiệp đại học.

Tương tự với phụ từ “sắp”, “sắp sửa” là phụ từ “ใกล ้” / klây / và phụ từ “เกือบ” / k ap /.

Từ “ใกล ้” / klây / khi là tính từ có nghĩa : Cách một khoảng ngắn trong không gian.

Ví dụ : 1 บ ้านเขาอยู่ใกล ้ วัด

/ bâ:n khăw yù: klây wát /

(Nhà anh ta ở gần chùa.)

2. ประเทศเวียดนามอยู่ใกล ้ ประเทศไทย

/ plà? thê:t wîat na:m yù: klây phà? thê:t thay /

(Nước Việt Nam nằm ở gần nước Thái Lan.)

Khi chuyển hoá thành phụ từ đứng trước động – tính từ ใกล ้”/ klây / biểu thị thời gian tương lai xảy ra rất gần so với thời điểm phát ngôn hoặc một thời điểm xác định nào đó.

Ví dụ : 1 ปีใหม่ใกล ้ มาถึงแล ้ว

/ pi: mày klây ma: th ŋ lέw wâ: t :ŋ tham yà:ŋ ray /:w /

(Sắp sửa sang năm mới rồi.)

2 วันชาติใกล ้ เข ้ามาแล ้ว

/ wan châ:t klây khâw ma: lέw wâ: t :ŋ tham yà:ŋ ray /:w /

(Sắp đến ngày Quốc khánh rồi.)

Phụ từ “เกือบ”/ k ap / biểu thị thời gian tương lai xảy ra rất gần so với thời điểm phát ngôn.

Ví dụ : 1 เธอเกือบ จะคลอดลูกแล ้ว

/ thə: k ap cà? kl :t lu:k lέw wâ: t :ŋ tham yà:ŋ ray /:w /

Trang 33

(Cô ta sắp đẻ đến nơi rồi.)

2 พระอาทิตย์เกือบ ขึ้นแล ้ว

/ prá? ?a: thít k ap kh n lέw wâ: t :ŋ tham yà:ŋ ray /:w /

(Mặt trời sắp mọc rồi.)

2.2.1.6 Phụ từ “từng”

Phụ từ này đứng trước động từ biểu thị ý nghĩa hành động do động từ ấybiểu thị đã diễn ra, hoặc điều nói đến đã trải qua trong một thời gian nào đó thuộc quá khứ mà không cần xác định cụ thể.

Ví dụ : 1 Tôi từng sống ở Việt Nam.

2 Thái Lan từng là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế

giới.

Phụ từ “từng” có thể kết hợp với phụ từ “đã” trong tổ hợp từ “đã

từng” để biểu thị ý nghĩa thời gian quá khứ đồng thời kèm thêm sắc thái nhấn

mạnh đối với chủ thể là điều đó không có gì là lạ.Ví dụ : 1 Tôi đã từng yêu anh.

2 Tôi đã từng đi du lịch Thái Lan.

Tương tự với phụ từ “từng” là phụ từ “เคย” / khə:y /

Phụ từ này đứng trước động từ biểu thị ý nghĩa hành động do động từ ấybiểu thị đã diễn ra, hoặc điều nói đến đã trải qua trong một thời gian nào đó thuộc quá khứ mà không cần xác định cụ thể.

Ví dụ : 1 นายแดงเคย เป็นครู

/ na:y dε:ŋ khə:y pen khru: /

(Ông Đeeng từng là thầy giáo.)

2 ผมเคยไปประเทศเวียดนาม

/ phǒm khə:y pay prà? thêt wîat na:m /

(Tôi từng đi Việt Nam.)

Trang 34

Trong tiếng Thái phụ từ “ได ้” / dâ:y / cũng có thể kết hợp với phụ từ “เคย” / khə:y / thành tổ hợp “ได ้เคย” / dâ:y khə:y / để biểu thị ý nghĩa thời gian quá khứ đồng thời kèm thêm sắc thái nhấn mạnh đối với chủ thể.

Ví dụ : 1 ผมได ้เคย เรียนภาษาเวียดนามแล ้ว

/ phǒm dâ:y khə:y pay wîat na:m lέw wâ: t :ŋ tham yà:ŋ ray /:w /

(Tôi đã từng học tiếng Việt rồi.)

2 ฉันได ้เคย สัญญากับเขา

/ chăn dâ:y khə:y săn ya: kàp khăw /

(Tôi đã từng hứa với anh ta.)

2.2.2 Nhóm phụ từ chỉ ý nghĩa tiếp diễn của hoạt động, trạng tháiNhóm phụ từ này gồm phụ từ : Vẫn, còn, cứ, mãi, càng.

Nét nghĩa chung của nhóm phụ từ này là biểu thị một hoạt động, trạngthái đang tiếp diễn, chưa thay đổi, chưa kết thúc hoặc có sự lặp lại nhiều lần.

2.2.2.1 Phụ từ “vẫn”, “còn”

Nét nghĩa chính của phụ từ “vẫn” là chỉ sự tiếp diễn, chưa kết thúc của

một hoạt động, trạng thái.

Ví dụ : 1 Tôi vẫn chưa có việc làm.2 Tôi vẫn yêu anh như ngày nào.

3 Tôi còn phải phấn đấu học tập cho thành đạt.4 Tôi còn sống ngày nào thì ngày đó tôi còn yêu.

Phụ từ “còn” gần với phụ từ “vẫn”, “đang”, do đó phụ từ “còn” có thể kết hợp với phụ từ “vẫn”, “đang” để nhấn mạnh ý nghĩa vẫn đang tiếp diễn, chưa kết thúc của hoạt động Ngoài ra, phụ từ “còn”có thể kết hợp với các phụ từ “sẽ”, “nữa” , “mãi” để chỉ hành động sẽ còn tiếp tục cả trong tương lai.

Ví dụ : 1 Tôi vẫn còn nhớ những kỷ niệm trước kia.2 Tôi đang còn phải học tiếng Thái.

Tương tự với phụ từ “vẫn”, “còn” là phụ từ “ยัง” / yaŋ / và tổ hợp từ

“ยังคง” / yaŋ kho:ŋ /.

Trang 35

Nét nghĩa chính của phụ từ “ยัง” / yaŋ /, “ยังคง” / yaŋ khoŋ / là chỉ sự tiếp diễn, chưa kết thúc của một hoạt động trạng thái.

Ví dụ : 1 เขายังคง อยู่บ ้านเดิม

/ khăw yaŋ khoŋ yù: bân də:m /

(Anh ta vẫn đang ở nhà cũ.)

2 ผมยังคง เป็นนักศึกษา

/ phǒm yaŋ khoŋ pen nák s k să: /(Tôi vẫn còn là sinh viên.)

3 ผมยัง รักคุณ

/ phǒm yaŋ rák khun /

(Tôi vẫn yêu em.)

4. เขายัง เป็นโสด

/ khăw yaŋ pen sò:t /

(Anh ấy vẫn độc thân.)

2.2.2.2 Phụ từ “cứ”

Nét nghĩa chính của phụ từ “cứ” là biểu thị ý nghĩa khẳng định về hoạt

động, trạng thái nhất định như thế, bất chấp mọi điều kiện.Ví dụ : 1 Dù biết đã sai nhưng cô ta cứ tranh cãi.

2 Bố mẹ không đồng ý nhưng tôi cứ làm.

Phụ từ“vẫn” và “cứ”có thể đi liền nhau để nhấn mạnh ý nghĩa

tiếp diễn của hoạt động.

Ví dụ : 1 Trời vẫn cứ mưa như thế.2 Cô ấy vẫn cứ chờ đợi anh ta.

Tương tự với phụ từ “cứ” là tổ hợp từ “ก็ยัง” / k : yaŋ /.

Tổ hợp từ “ก็ยัง” / k : yaŋ / biểu thị ý nghĩa nhấn mạnh, ý nghĩa tiếpdiễn của hoạt động.

Ví dụ : 1 ถึงแม ้ฝนตกผมก็ยังไปโรงเรียน

/ th ŋ mε: fǒn tòk phǒm k : yaŋ pay ro:ŋ rian /

Trang 36

(Dù trời mưa, tôi cứ đi học.)

2 แม ้ไม่มีเงินเขาก็ยังใช ้เงินมาก

/mέw wâ: t :ŋ tham yà:ŋ ray /: măy mi: ŋə:n khăw k : yaŋ mây rú: càk prà? yàt /

(Dù không có tiền, nhưng anh ấy vẫn cứ phung phí.)

2.2.2.3 Phụ từ “càng”

Phụ từ “càng” luôn đứng trước động từ, tính từ trong cấu trúc vị

từ nhằm biểu thị ý nghĩa mức độ tăng thêm của hoạt động, trạng thái, tính chất vốn đã có trước đó.

Ví dụ : 1 Cậu bé ngày càng lớn.

2 Anh ta càng cố chứng tỏ mình

Kết hợp “càng càng” có ý nghĩa nhấn mạnh mức độ gia tăng của hành

động, tính chất thứ hai của sự vật có tỷ lệ thuận với hành động, tính chất thứ nhất.

Ví dụ : 1 Mưa càng to, gió càng lớn.

2 Tôi càng học càng thấy thiếu kiến thức.Tương tự với phụ từ “càng” là phụ từ “ยิ่ง” / yiŋ /.

Phụ từ ยิ่ง” / yiŋ / đứng trước động từ, tính từ nhằm biểu thị ý nghĩa mức độ tăng thêm của hoạt động, trạng thái, tính chất vốn đã có trước đó.

Ví dụ : 1 น ้องสาวผมนับวันยิ่ง เรียนเก่ง

/ n :ŋ să:w phǒm náp wan yîŋ rian kè:ŋ /

(Em gái tôi ngày càng học giỏi.)

2 ใกล ้ถึงเที่ยงเขายิ่ง หิวข ้าว

/ klây thîaŋ khăw yîŋ hĭw khâ:w /

(Gần trưa, anh ta càng đói bụng.)

Kết hợp từ ยิ่ง ยิ่ง” / yîŋ yîŋ / biểu thị ý nghĩa nhấn mạnh mức độ

gia tăng của hành động, tính chất thứ hai của sự vật có tỷ lệ thuận với hành động, tính chất thứ nhất.

Ví dụ : 1 ทีมชาติไทยยิ่ง เล่นยิ่ง ดี

Trang 37

/ thi:m châ:t thay yîŋ lê:n yîŋ di: /

(Đội tuyển Thái Lan càng chơi càng tốt.)

2 สมชายยิ่ง เรียนยิ่ง เก่ง

/ sǒm cha:y yîŋ rian yîŋ kè:ŋ /

(Sổmsai càng học càng giỏi.)

2.2.3 Nhóm phụ từ chỉ ý nghĩa thống nhất, tiếp diễn tương tự của hoạt

động, trạng thái

Nhóm này gồm các phụ từ : Đều, cùng, cũng.

2.2.3.1 Phụ từ “đều”, “cùng”

Nét nghĩa chung của những từ này là biểu thị tính đồng nhất, tính chung về một hành vi, một trạng thái, hoặc một tính chất nào đó.

Ví dụ : 1 Tôi và anh ấy đều là sinh viên.2 Trẻ em cùng vui đêm trung thu.

Tuy nhiên, phụ từ “cùng” còn có nét nghĩa chỉ sự hoà đồng không phân

chia ranh giới.

Tương tự với phụ từ “đều”, “cùng” là từ phụ từ “ต่าง” / tà:ŋ /.

Phụ từ ต่าง” / tà:ŋ / biểu thị tính đồng nhất, tính chung về một hành vi, một trạng thái, hoặc một tính chất nào đó.

Ví dụ : 1 ผมและเขาต่าง ก็เป็นคนไทย

/ phǒm lέw wâ: t :ŋ tham yà:ŋ ray /? khăw tà:ŋ k : pen khon thay /

(Tôi và anh ta đều là người Thái.)

2 สมชายและประชาต่าง ก็ชอบกินก๋วยเตี๋ยว

/ sǒm cha:y lέw wâ: t :ŋ tham yà:ŋ ray /: prà? cha: tà:ŋ k : ch :p kin kǔay tǐaw /

(Sổmchai và Pạsa đều thích ăn phở.)

Tuy nhiên, để biểu thị nét nghĩa chỉ sự hoà đồng không phân chia ranh giới phải dùng từ “ร่วม” / rûam /.

Ví dụ : 1 เขาร่วม เรียนในห ้องเดียวกัน

/ khăw rûam rian nay h :ŋ diaw kan /

Trang 38

(Họ cùng học trong một lớp.)

2. เขาร่วม ไปโรงเรียนด ้วยรถคันเดียวกัน

/ khăw rûam pay ro:ŋ rian dûay rót khan diaw kan /

(Họ cùng đi học trên một chiếc xe.)

Phụ từ “cũng” đặt trước động từ biểu thị ý nghĩa khái quát về sự giống

nhau của trạng thái, hoạt động.

Ví dụ : 1 Anh ấy cũng học cùng lớp với tôi.

2 Sắp tới, Việt Nam cũng trở thành thành viên chính

thức của WTO.

Tương tự với phụ từ “cũng” là phụ từ“ก็” / k : /.

Phụ từ “ก็” / k : / đặt trước động từ biểu thị ý nghĩa khái quát về sự giống nhau của trạng thái, hoạt động.

Ví dụ : 1 ผมก็ เป็นคนไทย

/ phǒm k : pen khon thay /

(Tôi cũng là người Thái.)

2 วารีก็ ชอบเรียนภาษาไทย

/ wa: ri: k : ch :p rian pha: să: thay /

(Wari cũng thích học tiếng Thái.)

2.2.4 Nhóm phụ từ chỉ ý nghĩa lặp lại nhiều lần của hoạt động, trạng thái

Nhóm này gồm các phụ từ : Thường, hay.

Nét nghĩa chung của nhóm từ này là chỉ tần số khái quát cao của hoạt,trạng thái.

2.2.4.1 Phụ từ “thường”

Nét nghĩa chính của phụ từ này là biểu thị sự lặp lại hoạt động, trạng tháinhiều lần, có tính chính yếu nhưng không phải là luôn luôn, ở mọi thời điểm.

Ví dụ : 1 Tôi thường đi học vào lúc 8 giờ sáng.

2 Tôi thường đi dạo chơi quanh hồ Hoàn Kiếm.Tương tự với phụ từ “thường” là phụ từ “มัก” / mák /.

Trang 39

Phụ từ này biểu thị sự lặp lại hoạt động, trạng thái nhiều lần, có tính chính yếu nhưng không phải là luôn luôn, ở mọi thời điểm.

Ví dụ : 1. เขามักไปดูฟุตบอลที่ร ้านกาแฟ

/ khăw mák pay du: fút b :n thî: rá:n ka: fε: /

(Anh ta thường đi xem bóng đá ở quán cà phê.)

2 เด็กคนนั้นมัก ร ้องให ้เมื่อคิดถึงบ ้าน

/ dèk khon nán mák r :ŋ hây m a khít th ŋ bâ:n /

(Đứa trẻ thường khóc khi nhớ nhà.)

2.2.4.2 Phụ từ “hay”

Phụ từ“hay” đứng trước động từ để biểu thị ý nghĩa xảy ra thường

xuyên, có tính chất nổi trội hơn của hoạt động, trạng thái.Ví dụ : 1 Tôi hay về quê thăm bố mẹ.

2 Tôi hay đi chợ.

Phụ từ “เสมอ” / sà? mə: / (thường xuyên, luôn luôn, hay) đứng cuối vế câu để biểu thị ý nghĩa xảy ra thường xuyên, có tính chất nổi trội hơn của hoạt động, trạng thái.

Ví dụ : 1 ผมกลับไปเยี่ยมพ่อแม่ที่บ ้านเสมอ

/ phŏm klàp pay yǐam ph : mε: thî: bâ:n sà? mə: /

(Tôi hay về quê thăm bố mẹ.)

2 เขาหายไปเสมอ

/ khăw hă:y pay sà? mə: /

(Anh ta hay vắng mặt.)

Phụ từ “thường” và “hay” cũng có thể đi liền nhau để nhấn mạnh tính

chất lặp lại thường xuyên, nhiều lần của hoạt động.

Ví dụ : 1 Cô ấy thường hay khóc khi nhớ nhà.

2 Tôi thường hay xem bóng đá vào đêm thứ bảy

Trang 40

Phụ từ “มัก” / mák / và phụ từ “เสมอ” / sà? mε: / kết hợp thành cấu

trúc cấu trúc “มัก + vị từ + เสมอ” biểu thị ý nghĩa nhấn mạnh tính chất lặp lạithường xuyên, nhiều lần của hoạt động.

Ví dụ : 1 เขามัก จะไปเยี่ยมน ้องชายเสมอ

/ khăw mák cà? pay yîam n :ŋ cha:y sà? mə: /

(Anh ta thường hay đi thăm em trai.)

2 เขามักจะมาที่นี่เสมอ

/ khăw mák cà? ma: thî: nî: sà? mə: /

(Anh ta thường hay đến đây.)

2.2.5 Nhóm phụ từ chỉ ý nghĩa khẳng định hay phủ định sự tồn tại củahoạt động , trạng thái , tính chất

Nhóm này gồm các phụ từ : Chỉ, không, chưa, chẳng.

2.2.5.1 Phị từ “chỉ”

Phụ từ “chỉ” đứng trước động từ hoặc tính từ, cũng biểu thị ý

Tương tự với phụ từ “chỉ” là phụ từ “แค่” / khε: /

Phụ từ “แค่” / khε: / đứng trước hoặc sau động từ, tính từ biểu thị ý

nghĩa khẳng định sự tồn tại của hoạt động, tính chất nhưng với phạm vi hạnđịnh, thu hẹp, không có gì thêm nữa hoặc không có ai khác nữa.

Ví dụ : 1. ในห ้องนี้มีนักเรียนแค่ห ้าคน

/ nay h :ŋ ní: mi: nak rian khε: hâ: khon /

(Trong phòng này chỉ có năm người.)

2 ผมแค่ อยากคุยกับคุณ

Ngày đăng: 15/12/2015, 09:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w