Chính sách Bảo hiểm xã hội ( BHXH ) là một chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta. Trong những năm qua, cơ chế tổ chức và hoạt động của hệ thống tổ chức BHXH không ngừng được hoàn thiện. Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày càng khẳng đinh được vai trò của mình trước Chính phủ và của hàng chục triệu người lao động tham gia và hưởng BHXH. BHXH thực sự là một chính sách quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước. Ngày nay, bảo hiểm không còn xa lạ mà đã len lỏi đến mọi làng quê, mọi cơ quan, doanh nghiệp và đã thâm nhập vào mọi hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội.Quản lý tài chính BHXH là một vấn đề lớn mà trong đó quản lý thu BHXH cần được chú trọng và quan tâm vì để thu BHXH đầy đủ và chính xác thì phải xác định rõ đối tượng thu. Trong khi đó đối tượng thu BHXH rất đa dạng và phức tạp do đối tượng tham gia BHXH bao gồm ở tất cả các ngành nghề khác nhau với nhiều độ tuổi và mức thu nhập khác nhau… Thêm nữa họ lại rất khác nhau về địa lý, vùng miền cho nên nếu không có sự chỉ đạo thống nhất thì hoạt động thu BHXH sẽ không đạt kết quả cao. Cho nên quản lý thu BHXH không phải là một vấn đề đơn giản.Cơ quan BHXH Tỉnh Thái Bình được thành lập và bắt đầu hoạt động từ năm 1995 cho đến nay đã thu được nhiều thành tựu như: số thu được ngày càng tăng, chi đúng, chi đủ và chi kịp thời cho các đối tượng đủ điều kiện hưởng... Tuy nhiên trong quá trình hoạt động vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: thu BHXH vẫn chưa đạt kết quả cao, nhiều đơn vị vẫn còn lợi dụng kẽ hở pháp luật để trốn nộp BHXH, vẫn tồn tại trục lợi BHXH... Điều này đã làm cho hiệu quả hoạt động của quỹ BHXH còn chưa cao và còn phải nhờ vào Ngân sách Nhà nước. Như vậy, vấn đề thu quỹ BHXH có một ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của chế độ xã hội Việt Nam cũng như BHXH các tỉnh, huyện trong cả nước trong đó có BHXH Tỉnh Thái Bình.Xuất phát từ việc muốn kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn hoạt động của cơ quan BHXH nhằm nâng cao hiệu quả học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn đã là lí do để em quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại BHXH Tỉnh Thái Bình giai đoạn 2009 2011”.2. Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thu tại BHXH tỉnh Thái Bình để thấy được những mặt đã đạt được, những mặt chưa đạt được từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu tại đơn vị.3. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến BHXH, Công tác quản lý thu tại BHXH tỉnh Thái Bình; Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý thu tại BHXH tỉnh Thái Bình; Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 20092011.4. Nội dung nghiên cứu:Chuyên đề nghiên cứu được kết cấu gồm 3 chương:Chương I : Lý luận chung về quản lý thu BHXH. Chương II : Thực trạng công tác quản lý thu BHXH ở tỉnh Thái Bình.Chương III : Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Thái Bình.5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lý luận; phương pháp khảo sát, phân tích và một số phương pháp khác.
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……… 1
L I M Ờ Ở ĐẦ 3U CHƯƠNG I LÝ LU N CHUNG V QU N LÝ THU B O HI M XÃ H IẬ Ề Ả Ả Ể Ộ 5
1.1.3 Quản lý thu BHXH 6
1.2 Vai trò quản lý thu đối với công tác thu BHXH 6
1.2.1 Tạo sự thống nhất trong quản lý, nắm chắc được các nguồn thu BHXH 6 1.2.2 Tăng thu, bảo đảm ổn định, bền vững, cân đối quỹ BHXH 7
1.2.3 Bảo đảm quyền lợi người tham gia BHXH 7
1.2.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động thu 7
1.2.5 Ở tầm vĩ mô: khi quản lý thu thực hiện tốt, số thu lớn hơn số chi, quỹ BHXH sẽ đầu tư lượng tiền nhàn rỗi theo quy định của Chính phủ sẽ phát triển kinh tế xã hội của đất nước 8
1.3 Nội dung quản lý thu BHXH 8
1.3.2 Tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH 8
1.3.3 Mức thu và phương thức thu BHXH bắt buộc 10
1.4 Tổ chức thu BHXH 11
1.4.1 Tiến hành phân cấp thu hợp lý 11
1.4.2 Lập, xét duyệt kế hoạch thu BHXH hàng năm 12
1.4.3 Quản lý tiền thu 13
1.4.4 Thông tin báo cáo 13
1.4.5 Quản lý hồ sơ, tài liệu 14
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH 14
CHƯƠNG II: TH C TR NG CÔNG TÁC QU N LÝ THU BHXH T I BHXHỰ Ạ Ả Ạ 16
T NH THÁI BÌNH GIAI O N 2009-2011Ỉ Đ Ạ 16
2.1 Giới thiệu BHXH tỉnh Thái Bình 16
2.1.1 Sự ra đời và hình thành của BHXH tỉnh Thái Bình 16
2.1.2 Hệ thống tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của BHXH tỉnh Thái Bình 16
2.1.3 Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động 18
2.2 Công tác quản lý thu ở BHXH tỉnh Thái Bình giai đoạn 2009- 2011 19
2.2.1 Việc xác định và quản lý đối tượng tham gia BHXH .19
2.2.2.Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH 21
2.3 Đánh giá chung về công tác thu BHXH tại tỉnh Thái Bình 26
2.3.2 Những mặt còn tồn tại 26
2.3.3 Nguyên nhân 28
CHƯƠNG III M T S GI I PHÁP VÀ KHUY N NGH NH M NÂNG CAO HI UỘ Ố Ả Ế Ị Ằ Ệ QU QU N LÝ THU BHXH T I BHXH T NH THÁI BÌNHẢ Ả Ạ Ỉ 29
Trang 23.1.Giải pháp 29
3.1.2 Giải pháp nhằm khắc phục tình trạng nợ đọng quỹ bảo hiểm .30 3.2.1 Hoàn thiện chính sách pháp luật về BHXH 33 3.2.2 Tăng cường kiểm tra, giám sát các mặt hoạt động của BHXH từ phía các cơ quan nhà nước và BHXH cấp trên 34 3.2.3 Xử lý thích đáng những hành vi vi phạm chính sách pháp luật về BHXH 35
K T LU NẾ Ậ 35TÀI LIỆU THAM KHẢO………
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
NLĐ: Người lao động
NSDLĐ: Người sử dụng lao động
Trang 3UBND: Uỷ ban nhân dân
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Trang 4động tham gia và hưởng BHXH BHXH thực sự là một chính sách quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước.
Ngày nay, bảo hiểm không còn xa lạ mà đã len lỏi đến mọi làng quê, mọi cơ quan, doanh nghiệp và đã thâm nhập vào mọi hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội
Quản lý tài chính BHXH là một vấn đề lớn mà trong đó quản lý thu BHXH cần được chú trọng và quan tâm vì để thu BHXH đầy đủ và chính xác thì phải xác định rõ đối tượng thu Trong khi đó đối tượng thu BHXH rất đa dạng và phức tạp do đối tượng tham gia BHXH bao gồm ở tất cả các ngành nghề khác nhau với nhiều độ tuổi
và mức thu nhập khác nhau… Thêm nữa họ lại rất khác nhau về địa lý, vùng miền cho nên nếu không có sự chỉ đạo thống nhất thì hoạt động thu BHXH sẽ không đạt kết quả cao Cho nên quản lý thu BHXH không phải là một vấn đề đơn giản
Cơ quan BHXH Tỉnh Thái Bình được thành lập và bắt đầu hoạt động từ năm
1995 cho đến nay đã thu được nhiều thành tựu như: số thu được ngày càng tăng, chi đúng, chi đủ và chi kịp thời cho các đối tượng đủ điều kiện hưởng Tuy nhiên trong quá trình hoạt động vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: thu BHXH vẫn chưa đạt kết quả cao, nhiều đơn vị vẫn còn lợi dụng kẽ hở pháp luật để trốn nộp BHXH, vẫn tồn tại trục lợi BHXH Điều này đã làm cho hiệu quả hoạt động của quỹ BHXH còn chưa cao và còn phải nhờ vào Ngân sách Nhà nước Như vậy, vấn đề thu quỹ BHXH có một
ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của chế độ xã hội Việt Nam cũng như BHXH các tỉnh, huyện trong cả nước trong đó có BHXH Tỉnh Thái Bình
Xuất phát từ việc muốn kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn hoạt động của cơ quan BHXH nhằm nâng cao hiệu quả học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn đã là lí
do để em quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại BHXH Tỉnh Thái Bình giai đoạn 2009 - 2011”.
2 Mục đích nghiên cứu:
Trang 5Thông qua việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thu tại BHXH tỉnh Thái
Bình để thấy được những mặt đã đạt được, những mặt chưa đạt được từ đó đưa ra một
số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu tại đơn vị
3 Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến BHXH,
Công tác quản lý thu tại BHXH tỉnh Thái Bình;
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý thu tại BHXH tỉnh Thái Bình;
- Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2009-2011
4 Nội dung nghiên cứu:
Chuyên đề nghiên cứu được kết cấu gồm 3 chương:
Chương I : Lý luận chung về quản lý thu BHXH
Chương II : Thực trạng công tác quản lý thu BHXH ở tỉnh Thái Bình.
Chương III : Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
5 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lý luận; phương pháp khảo sát, phân tích
và một số phương pháp khác
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện chuyên đề, em đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của Thầy giáo, Thạc sỹ Phạm Đỗ Dũng - Giảng viên khoa Bảo hiểm - Trường Đại học Lao động – Xã hội và em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo của các cán bộ tại BHXH tỉnh Thái Bình để bài chuyên đề của em đã kịp thời hoàn thành đúng tiến độ
Em xin chân thành cảm ơn!.
CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1 Khái niệm về quản lý thu bảo hiểm xã hội (BHXH)
1.1.1 Khái niệm quản lý
Trang 6“Quản lý là sự tác động có tổ chức, có tính pháp lý của cơ quan Nhà nước nhằm đạt được hiệu quả bằng các biện pháp: pháp luật nhà nước, hành chính, tổ
chức kinh tế.” ( Giáo trình Quản trị BHXH, trang 77)
1.1.2 Khái niệm Thu BHXH
“ Thu BHXH là việc nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng tham gia phải đóng BHXH theo mức phí quy định hoặc cho phép những đối tượng tự nguyện tham gia được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình Trên cơ sở đó hình thành một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích bảo đảm cho việc chi trả các chế độ BHXH và hoạt động của tổ chức sự nghiệp BHXH đó”
( Giáo trình Quản trị BHXH, trang 78)
Thu BHXH thực chất là quá trình phân phối lại một phần thu nhập của các đối tượng tham gia BHXH, phân phối và phân phối lại một phần của cải của xã hội dưới dạng giá trị, nhằm giải quyết hài hoà các mặt lợi ích kinh tế, góp phần đảm bảo sự công bằng xã hội
Từ hai khái niệm trên có thể đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về quản lý thu BHXH
1.1.3 Quản lý thu BHXH
Quản lý thu BHXH “ được hiểu là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản lý để điều chỉnh các hoạt động thu BHXH Sự tác động đó được thực hiện bởi hệ thống các biện pháp hành chính, kinh tế và pháp luật nhằm đạt được mục đích thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và không để thất thu tiền đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH” ( gtr Quản trị BHXH, trang 79)
1.2 Vai trò quản lý thu đối với công tác thu BHXH
1.2.1 Tạo sự thống nhất trong quản lý, nắm chắc được các nguồn thu BHXH
Trên cơ sở nắm chắc các nguồn thu sau: nguồn đóng BHXH của người lao động tham gia BHXH; nguồn đóng BHXH của chủ sử dụng lao động; tiền sinh lời từ hoạt
Trang 7động đầu tư tăng trưởng; nguồn hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn khác như viện trợ, biếu tặng, quà biếu…của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, hoạt động quản lý thu BHXH sẽ có các biện pháp tăng cường công tác quản lý thu chặt chẽ, đảm bảo thu đúng, thu đủ.
1.2.2 Tăng thu, bảo đảm ổn định, bền vững, cân đối quỹ BHXH
Cụ thể hoá của vai trò này chính là việc thực hiện tăng số người tham gia đóng BHXH và thu đúng đối tượng, thu đủ số lượng và đảm bảo thu đúng thời gian quy định Bằng việc kết hợp các biện pháp quản lý thu khoa học, biện pháo hành chính cứng rắn sẽ hạn chế tình trạng nợ đọng, chậm đóng, tăng hiệu quả quản lý thu
1.2.3 Bảo đảm quyền lợi người tham gia BHXH
Vai trò này được thể hiện trên hai nội dung: Thứ nhất là bảo vệ quyền lợi người lao động trong các đơn vị được tham gia BHXH, nếu có trường hợp doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm, BHXH sẽ có biện pháp tác động hạn chế tình trạng trên, đảm bảo quyền lợi người lao động Thứ hai, khi quỹ BHXH mất cân đối sẽ được BHXH trợ cấp kịp thời, góp phần ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình họ
1.2.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động thu
Thu BHXH là một nội dung của tài chính BHXH mà thông thường bất kì hoạt động liên quan đến tài chính đều rất dễ mắc phải tình trạng gây thất thoát, vô ý, hoặc
cố ý làm sai Vì vậy, với nhiệm vụ người quản lý phải đảm nhiệm đó là: Kiểm tra hoạt động thu BHXH được đánh giá một cách kịp thời và toàn diện Nhờ có hoạt động quản
lý sát sao mà công tác kiểm tra, đánh giá luôn sát thực tiễn với quá trình thu, hoạt động thu sẽ được điều chỉnh kịp thời sau khi có sự đánh giá
Trang 81.2.5 Ở tầm vĩ mô: khi quản lý thu thực hiện tốt, số thu lớn hơn số chi, quỹ BHXH sẽ
đầu tư lượng tiền nhàn rỗi theo quy định của Chính phủ sẽ phát triển kinh tế xã hội của đất nước
1.3 Nội dung quản lý thu BHXH
Nội dung chính của công tác quản lý thu BHXH bao gồm:
1.3.1 Quản lý đối tượng tham gia BHXH:
Quản lý các đơn vị sử dụng lao động(người sử dụng lao động) thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo địa bàn hành chính huyện, tỉnh, kể những người buôn bán nhỏ,
hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề truyền thống có thuê từ một lao động trở lên Đây là việc làm rất cần thiết Trên cơ sở nắm được các đơn vị trên theo địa bàn hành chính, BHXH Việt nam mới tiến hành các nghiệp tiếp theo của công tác thu BHXH
- Quản lý danh sách lao động trong từng đơn vị có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên Danh sách này do đơn vị tự lập theo mẫu quy định của BHXH Việt nam Danh sách người lao động tham gia BHXH được lập hàng năm theo số liệu tăng giảm lao động của đơn vị
- Quản lý mức lương hoặc tiền công theo hợp đồng của từng người lao động làmcăn cứ đóng BHXH, mức lương này của người lao động luôn phải chú trọng vì có sự thay đổi theo thời gian
- Quản lý tổng quỹ tiền lương, tiền công của số lao động tham gia BHXH
- Quản lý mức thu và phương thức thu
1.3.2 Tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH
Trước hết, xuất phát từ mục đích BHXH là nhằm bù đắp, thay thế một phần thu nhập cho người lao động bị giảm hoặc bị mất khả năng lao động vì gặp phải rủi ro như: ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hưu trí, chết hoặc thất nghiệp Cho nên khi thiết
kế đóng vào quỹ BHXH hần hết những nước trên thế giới đều căn cứ vào thu nhập,
Trang 9tiền lương, tiền công cho người lao động Thông thường theo quy định, múc đóng BHXH thường căn cứ vào tiền lương của NLĐ và quỹ lương của toàn doanh nghiệp Tùy theo điều kiện KT-XH của mỗi quốc gia trong mỗi thời kì mà quy định tỉ lệ đóng góp cho phù hợp.
Như vậy để quản lý được mức đóng, trước hết cơ quan quản lý nhà nước về BHXH phải xây dựng được mức đóng phù hợp với chủ sử dụng lao động và người lao động, tương quan tỉ lệ đóng giữa chủ SDLĐ và NLĐ không được quá chênh lệch Bên cạnh đó mức đóng BHXH phải được xây dựng trên cơ sở khiến chủ SDLĐ không muốn trốn tránh, không thể trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH cho NLĐ Hơn nữa cơ quan BHXH cần phải quản lý theo dõi chặt chẽ diễn biến thu nhập của từng cá nhân NLĐ trong từng đơn vị SDLĐ Thường xuyên thực hiện kiểm soát đối chiếu tổng quỹ lương của đơn vị SDLĐ hàng tháng, trên cơ sở đó tính số tiền đơn vị SDLĐ phải nộp vào quỹ BHXH Đặc biệt các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, khi đó xu hướng sử dụng tiền mặt rất phổ biến, việc sử dụng tài khoản cá nhân chưa phổ biến, do đó việc kiểm soát thu nhập là hết sức khó khăn vì thế càng tạo điều kiện cho chủ SDLĐ có cơ hội thực hiện việc trốn đóng BHXH cho NLĐ
Do đặc thù trong công tác thu BHXH là thu của nhiều đối tượng tham gia BHXH với nhiều hình thức khác nhau như: Tiền mặt , chuyển khoản, Sec, Uỷ nhiệm chi Vì vậy, với mỗi hình thức chuyển tiền đều phải quản lý chặt chẽ để đảm bảo tránh nhầm lẫn, thất thoát Với hình thức chuyển khoản và các hình thức thanh toán không dung tiền mặt việc phối hợp với các hệ thống ngân hang, kho bạc phải hết sức chặt chẽ, đảm bảo việc cập nhật số tiền đã chuyển của các đơn vị chính xác, tránh nhầm lẫn
và kịp thời Với hình thức chuyển tiền thu bằng tiền mặt phải đảm bảo nguyên tắc quản lý thu chi tiền mặt, khi đơn vị SDLĐ nộp bằng tiền mặt, cơ quan BHXH có trách nhiệm hướng dẫn đơn vị nộp thẳng vào ngân hang, kho bạc Nếu trường hợp đặc biệt không thể chuyển được ngay, kế toán thu BHXH phải thực hiện việc vào sổ, viết hóa
Trang 10đơn, thu chi tiền mặt và chuyển kịp thời về tài khoản chuyên thu về tài khoản ngân hàng, kho bạc.
1.3.3 Mức thu và phương thức thu BHXH bắt buộc
+ 1% vào quỹ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp
+ 11% vào quỹ hưu trí tử tuất và từ năm 2010 trở đi thì cứ 2 năm một lần đóng thêm 15 cho đến khi đạt 14% vào tháng 01/2014 thì dừng lại
- Do người lao động đóng:
Đối với người lao động hàng tháng sẽ đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất Từ năm 2010 trở đi cứ 2 năm tăng một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng 8% vào tháng 01/2014 thì không tăng nữa
1.3.4 Mức thu và phương thức thu BHXH tự nguyện
- Phương thức đóng: Người tham gia BHXH tự nguyện được đăng ký với tổ chức BHXH theo một trong 3 phương thức là:
+ Đóng hàng tháng ( đóng trong thời hạn của 15 ngày đầu )
+ Đúng hàng quý ( đóng trong thời hạn của 45 ngày đầu )
+ Đóng 6 tháng một lần ( đóng trong thời hạn của 3 tháng đầu )
-Mức đóng :
Trang 11Người lao động đóng 16% mức thu nhập mà người lao động lựa chọn.
Từ 2010 trở đi cứ 2 năm 1 lần tăng 2% cho đến khi đạt 22%
Mức thu nhập được thay đổi theo khả năng của người lao động và trong từng thời
kì, dao động Lmin đến 20Lmin
+ Cấp sổ BHXH cho người lao động và hàng năm ghi bổ sung vào sổ BHXH
theo các tiêu thức ghi trong sổ
+ Lập dự toán thu BHXH cho năm sau, công việc này thường được tiến hành vàoquý III, IV hàng năm
+ Tổ chức thu BHXH, và đây được coi là nội dung chính của công tác quản lý
thu BHXH Hiện tại, cơ quan BHXH Việt Nam đang áp dụng hai hình thức thu BHXH
là thu vào tài khoản và thu bằng tiền mặt
Thu qua tài khoản: Là hình thức các đơn vị sử dụng lao động hàng tháng nộp tiền BHXH vào tài khoản thu của BHXH Việt nam mở tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đây là hình thức thu chủ yếu chủa BHXH Việt nam
Thu bằng tiền mặt: Hình thức này chủ yếu áp dụng đối với thu BHYT tự nguyện Từ 1-1-2008 nếu thực hiện loại hình BHXH tự nguyện thì cũng có thể phải áp dụng hình thức thu bằng tiền mặt của các đối tượng này
Nhưng dù thu qua tài khoản hay thu bằng tiền mặt thì tất cả mọi nguồn thu đều được tập trung vào tài khoản thu của BHXH Việt nam Các địa phương không được lấy thu BHXH của địa phương mình để tự trang trải các khoản chi phí, số còn lại mới nộp vào tài khoản của BHXH Việt nam
1.4 Tổ chức thu BHXH
1.4.1 Tiến hành phân cấp thu hợp lý
Giám đốc BHXH cấp tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện thu BHXH và chỉ đạo BHXH cấp huyện thu BHXH của tất cả các đơn vị sử dụng lao động
Trang 12có tài khoản và trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo phân cấp như sau:
- BHXH cấp tỉnh tổ chức thu BHXH của các đơn vị sử dụng lao động đóng
trên địa bàn tỉnh, bao gồm:
+ Các đơn vị do Trung ương quản lý
+ Các đơn vị do tỉnh trực tiếp quản lý
+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
+ Các đơn vị, tổ chức quốc tế
+ Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng lao động lớn
+ Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
- BHXH cấp huyện thu BHXH của các đơn vị có trụ sở và tài khoản tại địa bàn
huyện, bao gồm:
+ Các đơn vị do huyện trực tiếp quản lý
+ Các đơn vị ngoài quốc doanh sử dụng từ 10 lao động trở lên
+ Các xã, phường, thị trấn
+ Các đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiệm vụ thu BHXH
- Đối với đơn vị sử dụng lao động có các đơn vị trực thuộc đóng trụ sở và hoạtđộng trên địa bàn nhiều tỉnh, thì nộp BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh nơi đóng trụ sở chính
1.4.2 Lập, xét duyệt kế hoạch thu BHXH hàng năm
- Đối với đơn vị sử dụng lao động
Hàng năm, đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm đối chiếu số lao động, quỹ tiền lương và mức nộp BHXH thực tế với danh sách lao động, quỹ tiền lương trích nộp BHXH tại thời điểm đó với cơ quan BHXH trực tiếp quản lý trước ngày 10/10 hàng năm
- Đối với cơ quan BHXH
Trang 13+ BHXH huyện: Hàng năm BHXH cấp huyện căn cứ tình hình thực hiện năm
trước và khả năng mở rộng người lao động tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn, lập
02 bản “Kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc” năm sau, gửi 01 bản đến BHXH tỉnh trước ngày 05/11 hàng năm
+ BHXH tỉnh: Lập 02 bản dự toán thu BHXH, BHYT đối với người sử dụng
lao động do tỉnh quản lý, đồng thời tổng hợp toàn tỉnh, lập 02 bản “Kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc” năm sau, gửi 01 bản trước ngày 15/11 hàng năm
+ BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ lập kế
hoạch thu BHXH gửi BHXH Việt Nam trước ngày 15/11 hàng năm
+ BHXH Việt Nam căn cứ tình hình thực tế kế hoạch năm trước và khả năng
phát triển lao động năm sau của các địa phương, tổng hợp, lập và giao dự toán thu BHXH, BHYT cho BHXH tỉnh và BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban
cơ yếu Chính phủ trước ngày 10/01 hàng năm
1.4.3 Quản lý tiền thu
- BHXH tỉnh và BHXH huyện không được sử dụng tiền thu BHXH, BHYT vào bất cứ mục đích gì
- Hàng quý, BHXH tỉnh và BHXH huyện có trách nhiệm quyết toán số tiền 2% đơn vị được giữ lại, xác định số tiền chênh lệch thừa, thiếu, đồng thời gửi thông báo quyết toán cho phòng thu hoặc bộ phận thu để thực hiện thu kịp thời số tiền người sử dụng lao động chưa chi hết vào tháng đầu của quý sau
- BHXH Việt Nam thẩm định số thu BHXH, BHYT theo 6 tháng hoặc hàng năm đối với BHXH tỉnh, BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban cơ yếu Chính phủ
1.4.4 Thông tin báo cáo
- BHXH tỉnh, huyện: mở sổ chi tiết thu BHXH, BHYT bắt buộc, thực hiện ghi
sổ BHXH theo hướng dẫn biểu mẫu
Trang 14- BHXH tỉnh, huyện: thực hiện chế độ báo cáo tình hình thu BHXH, BHYT bắt buộc định kì tháng, quý, năm như sau:
+ BHXH huyện: báo cáo tháng trước ngày 22 hàng tháng; báo cáo quý trước ngày 20 tháng đầu của quý sau
+BHXH tỉnh: báo cáo tháng trước ngày 25 hàng tháng; báo cáo quý trước ngày cuối tháng của tháng đầu quý sau
- BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ: thực hiện báo cáo thu BHXH 6 tháng đầu năm trước ngày 30/07 và báo cáo năm trước ngày 15/02 năm sau
1.4.5 Quản lý hồ sơ, tài liệu
- BHXH tỉnh, huyện: cập nhật thông tin, dữ liệu của người tham gia BHXH, BHYT để phục vụ kịp thời cho công tác nghiệp vụ và quản lý
- BHXH tỉnh: xây dựng hệ thống mã số đơn vị tham gia BHXH áp dụng trong địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam Mã số tham gia BHXH cấp cho đơn vị để đăng ký tham gia BHXH được sử dụng thống nhất trên hồ sơ, giấy tờ, sổ sách và báo cáo nghiệp vụ
- BHXH các cấp: tổ chức phân loại, lưu trữ và bảo quản hồ sơ, tài liệu thu BHXH, BHYT đảm bảo khoa học để thuận tiện khai thác, sử dụng Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý người tham gia BHXH, BHYT, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH
Sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước: tác động không nhỏ đến công tác thu Nếu kinh tế suy thoái sẽ khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn Nhiều doanh nghiệp đã phải thu hẹp quy mô, thậm chí ngừng sản xuất, nhiều lao động bị mất việc, thiếu việc làm nghiêm trọng Nguồn thu cũng sẽ bị co lại
Trang 15Sự điều chỉnh về chính sách, pháp luật BHXH của nhà nước: Khi nhà nước có những sửa đổi về chính sách, pháp luật BHXH thì đều có sự tác động tới hoạt động thu
và chi BHXH
Nhận thức của xã hội về lĩnh vực BHXH
Chính sách tiền lương của chính phủ: Việc điều chỉnh chính sách tiền lương của Chính phủ sẽ có tác động tới công tác thu BHXH Rõ ràng nếu như với một chính sách tiền lương tốt thì người lao động sẽ không ngại ngần đóng BHXH theo tỉ lệ trích, nhưng khi cuộc sống chưa được đảm bảo thì họ sẽ nghĩ tới việc tham gia BHXH
Việc tuân thủ chính sách pháp luật về BHXH của người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH Nếu không có hành lang pháp lý chặt chẽ thì họ sẽ lách luật như trốn đóng, nợ đọng và sẵn sàng nộp phạt với số tiền thấp hơn mức phải đóng Như vậy nguồn thu sẽ bị ảnh hưởng rất lớn
Các chính sách khác của chính phủ, như chính sách dân số và KHH gia đình, chính sách việc làm,
Trình độ của cán bộ quản lý và thực hiện công tác Thu BHXH
Trang 16CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TẠI BHXH
TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2009-2011 2.1 Giới thiệu BHXH tỉnh Thái Bình
2.1.1 Sự ra đời và hình thành của BHXH tỉnh Thái Bình
Nhằm góp phần ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội thúc đẩy sự nghiệp xây dựng,theo Quyết định số 03/QĐ-BHXH VN của tổng giám đốc BHXH Việt Nam năm 1995 BHXH tỉnh Thái Bình được thanh lập.Ngày đầu mới thành lập,BHXH phải làm viêc trong điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu thốn, trụ sở làm việc chật chội, thiếu chỗ làm việc,phương tiện làm việc còn lạc hậu.hơn nữa, cán bộ công nhân viên còn mới, kinh nghiệm chưa nhiều, yêu cầu của công tác BHXH ngày càng chặt chẽ hơn, phức tạp hơn Nhưng ngay từ khi mới thành lập BHXH tỉnh Thái Bình luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của BHXH Việt Nam, của Thị uỷ, HĐND và UBND tỉnh.Với mong muốn nâng cao hiệu quả làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho BHXH Tỉnh phát triển, tháng 12-1998 UBND tỉnh, HĐND, Thị uỷ ra quyết định xây dựng trụ sở làm việc cho BHXH Tỉnh tại
số 7, đường Lê Lợi-Phường Đề Thám- Thành phố Thái Bình với tổng diện tích gần 1.000m2 Từ khi chuyển sang làm việc ở trụ sở mới với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị được nâng cấp hiệu quả làm việc của BHXH Tỉnh Thái Bình ngày càng nâng cao rõ rệt Đội ngũ cán bộ của cơ quan với sự đoàn kết nhất trí cao luôn phấn đấu nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của mình đẩy mạnh hoàn thiện hơn nữa kết quả hoạt động của đơn vị mình Đến nay BHXH Tỉnh Thái Bình là một trong những phòng làm việc đạt hiệu quả cao luôn hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao
2.1.2 Hệ thống tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của BHXH tỉnh Thái Bình
Bộ máy hoạt động của BHXH Tỉnh bao gồm:
Trang 17- Giám đốc: là người đứng đầu, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ về BHXH.
- Phó Giám đốc: là người giúp việc và chịu sự phân công của Giám đốc chịu trách nhiệm thay Giám đốc khi Giám đốc đi vắng
- Phòng thu: (11cán bộ ) chịu trách nhiệm đốc thu bám sát cơ sở, giải đáp các gút mắc trong công tác thu
- Phòng chế độ (13 cán bộ) nhiệm vụ của bộ phận chính sách là giải thích, hướng dẫn, giải quyết các vấn đề về chính sách BHXH
- Phòng Giám định Bảo hiểm y tế (BHYT)(10 cán bộ):tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHYT cho người có thẻ BHYT
- Phòng Kế hoạch – tài chính(12 cán bộ): Thực hiện công tác kế hoạch và quản lý tài chính; tổ chức hạch toán, kế toán
- Phòng Tổ chức (15 cán bộ): Quản lý và tổ chức thực hiện công tác; tổ chức, cán
bộ, công chức, viên chức, biên chế, tổng hợp, hành chính ,quản trị, thi đua, khen thưởng, tuyên truyền
- Phòng Kiểm tra(8 cán bộ): Thực hiện công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân và các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh
- Phòng Công nghệ thông tin( 9 cán bộ) : Quản lý và tổ chức việc phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin của BHXH tỉnh và BHXH huyện
- Phòng Cấp sổ, thẻ (11 cán bộ): Cấp và quản lý sổ BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp
- Phòng Tiếp nhận- Quản lý hồ sơ (13 cán bộ): Tiếp nhân hồ sơ và trả kết quả giải quyết, tư vấn chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý và tổ chức thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu
Trang 18- Phòng Hành chính- Tổng hợp (15 cán bộ): Tổ chức thực hiện công tác: tổng hợp, hành chính Quản trị và công tác tuyên truyền
* Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy
2.1.3 Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động
- Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của BHXH tỉnh Thái Bình có 230 đồng chí, nhìn chung còn rất trẻ, khoẻ, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao, không ngừng học tập và đoàn kết
* Về trình độ học vấn:
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
P Tổ chức cán bộ
P Hành chính tổng hợp
P Kiểm tra P Công nghệ TT P Cấp sổ, thẻ
P Tiếp nhận và quản lý
hồ sơ
Trang 19- Đến nay toàn ngành có 2 người có trình độ Thạc sỹ,156 người có trình độ Đại học, Cao đẳng ( 69,3%); 54 người có trình độ Trung cấp (24% )so với tổng số cán
bộ công, chức viên chức, 1,9% số còn lại là sơ cấp,công nhân kỹ thuật và lái xe
- Trình độ lý luận chính trị: 15/148 người có trình độ cử nhân và Cao cấp lý luận chính trị ( 10%); 23 người có trình độ trung cấp lý luận chính trị (10%) so với tổng số Đảng viên , hiện nay có 7 cán bộ quản lý đang dự học lớp Cao cấp lý luận tại trường Chính trị của tỉnh
- Để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, BHXH tỉnh Thái Bình đã thực hiện phương châm vừa làm vừa tổng kết thực tiễn, vừa học, 15 năm BHXH tỉnh Thái Bình đã tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, BHXH tỉnh đã rất chú trọng đến việc nâng cao ý thức, trách nhiệm phục vụ người lao động và nhân dân
2.2 Công tác quản lý thu ở BHXH tỉnh Thái Bình giai đoạn 2009- 2011
2.2.1 Việc xác định và quản lý đối tượng tham gia BHXH
* Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Việc xác định số lượng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay chủ yếu do cơ quan Bảo hiểm xã hội tự khảo sát, thống kê và kết hợp với số liệu quản lý chuyên ngành của các cơ quan nhà nước, chính quyền cơ sở và các tổ chức chính trị - xã hội khác có liên quan trên địa bàn về đơn vị sử dụng lao động để tiến hành yêu cầu đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động Hầu hết các các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc đều tham gia và chấp hành đầy đủ theo đúng quy định của luật bảo hiểm
Theo thống kê, số lao tham gia BHXH bắt buộc ở BHXH Tỉnh Thái Bình giai đoạn 2009- 2011 như sau:
Bảng 1: Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trong giai đoạn 2009 – 2011