1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn học thời kì nara

10 1,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 99,5 KB

Nội dung

Trình bày về bối cảnh lịch sử của văn học thời kì Yamato và thời kì Nara của Nhật Bản, nêu ra một số tác phẩm văn học tiêu biểu của n hững thời kì này. Vài nét sơ lược về văn học thời kì Yamato. Trong giai đoạn này, các tác phẩm văn học chỉ là những bài ca dao, thần thoại, truyền thuyết được truyền miệng. Vì vậy mà những sáng tác thượng đại được biết đến ngày nay không phải là những biểu hiện sớm nhất mà có lẽ thuộc thời kỳ muộn hơn.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Văn học Nhật Bản là một trong những nền văn học dân tộc lâu đời nhất và giàu có nhất thế giới, sinh ra trong môi trường nhân dân rộng lớn từ thuở bình minh của các bộ tộc Nhật Bản, rất lâu trước khi quốc gia Nhật Bản được thành lập Chúng ta không biết ngọn nguồn của văn học thành văn Nhật Bản khởi điểm chính xác từ khi nào, chỉ có thể ước định qua những tác phẩm khởi nguyên của văn học Nhật Bản

Chúng tôi rất vui khi được học môn Lịch sử văn học Nhật Bản Thông qua môn học chúng tôi được hiểu rõ hơn, được biết nhiều hơn về văn học của Nhật Bản- đất nước mà chúng tôi đang học tập và nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hóa

Vì nền văn học Nhật Bản là nền văn học giàu có nên chúng tôi xin trình bày một phần nhỏ trong đó- Văn học thời kì Yamato và Nara

Nhờ có cô Hoàng Thị Xuân Vinh đã truyền lại niềm đam mê, nhiệt huyết của mình cho chúng tôi nên bây giờ chúng tôi lại có thêm động lực để tìm hiểu thật kĩ về văn học Nhật Bản Chúng tôi xin chân thành cám ơn nhà trường cũng như cô giáo Hoàng Thị Xuân Vinh Chúng tôi sẽ trân trọng những bài học, những kiến thức đã học được trong môn học này, để làm giàu thêm kiến thức cho bản thân

Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành cám ơn!

Trang 3

SƠ LƯỢC VỀ THỜI KÌ VĂN HỌC NHẬT BẢN

- Văn học Nhật Bản là một trong những nền văn học dân tộc lâu đời nhất và giàu có

nhất thế giới nảy sinh trong môi trường nhân dân rộng lớn từ thuở bình minh của các bộ tộc Nhật Bản, rất lâu trước khi quốc gia Nhật Bản được thành lập Chúng ta không biết ngọn nguồn của văn học thành văn Nhật Bản khởi điểm chính xác từ khi nào, chỉ có thể ước định qua những tác phẩm khởi nguyên của văn học Nhật Bản, như Vạn diệp tập thế kỷ thứ 8,( đây thi tuyển tập hợp 3 thế kỷ thi ca trước đó của Nhật Bản); các cuốn sử Cổ sự ký và Nhật Bản thư ký (văn bản hóa các truyền thuyết), huyền thoại lập quốc Nhật Bản

- Lịch sử văn học Nhật Bản có thể được chia ra 3 thời kỳ chính: Cổ đại, Trung cổ và Hiện đại, tương đương với cách phân kỳ lịch sử kinh điển thường gặp trong văn học phương Tây

- Tuy nhiên, trong cuốn Nhật Bản văn học toàn sử do Tokyo Kodanshā xuất bản, văn

học Nhật Bản được chia làm 6 thời kỳ ứng với 6 tập của cuốn sách: Thượng đại, Trung

cổ, Trung thế, Cận thế, Cận đại và Hiện đại

Trang 4

THỜI KÌ YAMATO (250 – 710)

1 Bối cảnh lịch sử:

- Triều đình Yamato được cho là bắt đầu vào khoảng năm 250 Đây là thời kỳ tiếp sau thời kỳ Yayoi và trước thời kỳ Nara

- Trong cách phân đoạn lịch sử, phổ biến hơn là thời kỳ Yamato lại được thay thế bằng hai thời kỳ Kofun và Asuka Việc xếp cả quãng thời gian từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 7 vào làm một thời kỳ và đặt tên là thời kỳ Yamato là dựa vào thực tế rằng nhà nước Yamato ở xứ Yamato phía Tây Nhật Bản ở vào thời kỳ thịnh vượng và có thế lực lớn nhất ở Nhật Bản lúc bấy giờ

2 Văn học thời kì Yamato:

- Những sáng tác đầu tiên trong nền văn học khởi thủy của Nhật Bản là văn học truyền miệng, do trong thời kỳ sớm của sự phát triển lịch sử dân tộc Nhật Bản chưa hề có chữ viết

- Từ đầu thế kỉ thứ III thì chữ Hán đã vào Nhật Bản theo con đường Triều Tiên Tuy

nhiên chữ Hán chỉ thật sự du nhập vào Nhật Bản vào thế kỉ 4, thế kỉ 5 nhờ sự buôn bán thông qua đường biển giữa Nhật Bản và Triều Tiên

-Sau khi chữ Hán đã được du nhập vào, thì các bài thơ ca, truyền thuyết, thần thoại cổ bắt đầu được ghi chép lại Và được thu thập trong Manyoshuu

-Tuy nhiên, việc ghi chép lại thần thoại và ca dao của nước mình bằng một thứ ngôn ngữ đến từ phương xa như chữ Hán, là một điều khó khăn Do đó, người Nhật phải tìm cách biến ngôn ngữ biểu ý là chữ Hán thành những âm tố để ghi chép trung thành nội dung của hai dạng thức văn học quốc nội đó Trong quá trình tìm tòi, họ đã tạo ra chữ kana

-Trong Manyoshuu có những bài thơ mà người ta cho rằng chúng là của hoàng hậu của thiên hoàng (thứ 16) Nintoku (Nhân Đức, trị vì khoảng tiền bán thế kỷ thứ 5), của thiên hoàng (thứ 21) Yuuryaku (Hùng Lược, hậu bán thế kỷ thứ 5), Sotôri-no-ôkimi (Y Thông Vương) hay thái tử Shôtoku (Thánh Đức, đầu thế kỷ thứ 6)

-Hình thức biểu hiện khá tự do từ trước của ca dao và thần thoại đã vào lề lối Từ đó ca dao có hình thức khá cố định và thần thoại dần dần được tản-văn hóa

 Trên đây là vài nét sơ lược về văn học thời kì Yamato Trong giai đoạn này,

Trang 5

THỜI KÌ NARA (710 – 794)

1 Bối cảnh lịch sử:

- Thời kì Nara của lịch sử Nhật Bản kéo dài từ năm 710 đến năm 794

- Phần lớn xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ làm về nông nghiệp, tụ tập quanh các ngôi làng

- Kinh đô Nara được xây dựng theo mô hình của Tràng An là kinh đô của nhà Đường, Trung quốc

2 Văn học thời kì Nara:

- Dựa vào những cố gắng của Triều đình, những tác phẩm đầu tiên của lịch sử văn hóa Nhật Bản thời kỳ Nara đã được ghi chép lại

- Nhờ vào sự truyền bá chữ viết, các bài thơ Nhật Bản được bắt đầu sáng tác

- Các tác phẩm tiêu biểu của thời kì Nara: Kojiki, nihonshoki, manyoshuu, kaifuusou…

a Kojiki ( cổ sự kí) :

- Kojiki : là ghi chép biên niên cổ nhất còn sót lại của Nhật Bản

- ‘’Cổ sự ký’’ được Ō no Yasumaro viết vào thế kỷ thứ 8 theo thánh chỉ của Hoàng gia

- Kojiki tập hợp các thần thoại về nguồn gốc của nước Nhật và các vị thần Cùng với Nihon Shoki ,các thần thoại trong Kojiki đã ảnh hưởng ít nhiều tới các thần thoại và nghi

lễ Thần đạo, bao gồm cả lễ thanh tẩy misogi

Cấu trúc

- Kojiki bao gồm nhiều bài thơ và bài hát

- Kojiki được chia làm 3 phần: Kamitsumaki (‘’quyển thượng’’), Nakatsumaki (‘’quyển

trung’’) và Shimotsumaki (và ‘’quyển hạ")

- Phần "Kamitsumaki" gồm cả lời tựa tập trung vào các vị thần sáng tạo và sự ra đời của nhiều thần khác nhau

- Phần "Nakatsumaki" bắt đầu với câu chuyện về Thiên hoàng Jimmu, thiên hoàng đầu tiên của Nhật Bản kết thúc ở Thiên hoàng thứ 15, thiên hoàng Oujin Nhiều câu chuyện trong

đó chỉ là thần thoại, và các thông tin lịch sử trong đó ít tính thực tế

- Phần "Shimotsumaki" chép về các Thiên hoàng từ thứ 16 tới thứ 333 Không giống như các phần trước, phần này có rất ít đề cập tới các vị thần Thông tin về các Thiên hoàng từ thứ 24 tới 33 cũng thiếu sót rất nhiều

Trang 6

Bản chép tay

- Có hai phiên bản chép tay ‘’Kojiki’’ chính: Ise và Urabe

- Bản Urabe còn lại bao gồm 36 bản chép tay, tất cả đều dựa trên bản in năm 1522 của Urabe Kanenaga

- Bản Ise có thể được chia thành bản chép tay Shinpukuji ( ’’Chân Phúc Bản tự’’) từ năm 1371-1372 và bản chép tay Dōka ( ’’Đạo Quả tự’’) Bản Dōka bao gồm:

Bản chép tay Dōka ( ’’Đạo Quả tự’’) năm 1381; chỉ còn nửa đầu phần 1.

Bản chép tay Dōshō (’’Đạo Tường tự]) năm 1424; chỉ còn phần 1, có nhiều lỗi.

Bản chép tay Shun'yu ( ’’Xuân Du tự]) năm1426; một phần.

- Bản chép tay Shinpukuji (1371–1372) là bản chép tay cổ nhất

 Kojiki là ghi chép lịch sử và thần thoại của Nhật Bản, được viết bằng chữ Hán có xen lẫn nhiều ký tự Nhật Bản

b Niohonshoki: ( Nhật Bản thư kỷ )

- Nihon Shoki (’’Nhật Bản thư kỷ’’) hay Yamato Bumi là bộ sách cổ thứ hai về lịch

sử Nhật Bản

- Cuốn này tỉ mỉ và chi tiết hơn bộ cổ nhất, ‘’Kojiki’’, và là một tài liệu quan trọng của các nhà lịch sử và khảo cổ học vì nó ghi lại hầu hết sử liệu còn sót lại về Nhật Bản cổ đại

- ‘’Nihon Shoki’’ được biên soạn xong vào năm 720 dưới sự biên tập của Hoàng tử Toneri, có trợ giúp của Ō no Yasumaro

- Giống như Kojiki, Nihon Shoki mở đầu với một loạt thần thoại, nhưng tiếp tục ghi

chép các sự kiện thuộc thế kỷ thứ 8

- Bộ sách này được cho là đã ghi lại chính xác về các triều đại của Thiên hoàng Tenji, Thiên hoàng Temmu và nữ Thiên hoàng Jitō

- Nihon Shoki tập trung ghi lại công đức của các đấng minh quân cũng như lỗi lầm của

hôn quân Bộ sách kể lại các phần về thời huyền sử cũng như quan hệ ngoại giao với các nước khác

Trang 7

c Manyoshuu: (Vạn diệp tập)

- Vạn diệp tập là một bộ hợp tuyển gồm 4.500 bài thơ được làm bởi rất nhiều người, từ những người vô danh đến các vị vua chúa, được viết ra khoảng năm 759

- Nghĩa khái quát có thể được hiểu là "tập thơ lưu truyền vạn đời", "tuyển tập hàng vạn

bài thơ", "tập thơ vạn trang", "tập thơ vạn lời", "tập thơ của mười ngàn chiếc lá" Là tuyển

tập thơ của Nhật Bản lớn nhất và cổ xưa nhất còn lại đến ngày nay Tập thơ này gồm có 400 nhà thơ được đinh danh, số còn lại là khuyết danh

- Tập thơ có lẽ được Otomo Yakamochi (mất năm 785) và một số người khác biên soạn vào cuối năm 759 đời Thiên hoàng Junnin thời kỳ Nara, theo lệnh của hoàng đế đương triều

Phân loại theo thể thơ

Toàn bộ Vạn diệp tập gồm 20 cuốn với 4496 bài ,sử dụng 3 thể thơ truyền thống của Nhật:

Tanka ( đoản ca): thể loại thơ với 31 âm tiết trong 5 câu trong theo cú pháp

5+7+5+7+7 chiếm số lượng lớn nhất trong Vạn diệp tập

Choka ( trường ca,còn gọi là nagauta): thể loại thơ không giới hạn về số câu, có khi

dài đến 150 câu

Sedoka ( toàn/tuyền đầu ca, tức thể thơ lặp lại phần đầu), mỗi bài có 38 âm tiết chia 6

dòng (5+7+7 và 5+7+7)

Trong khi hai thể choka và sedoka đạt được vẻ đẹp tráng lệ trong thời Nara nhưng đã không còn được ưa chuộng về sau, và các nhà nghiên cứu hiện nay, khi tìm hiểu những thể loại này thường chỉ còn dựa vào hợp tuyển Vạn diệp tập, thì thể tanka vẫn tiếp tục phát triển

và được đánh giá là thể thơ quan trọng nhất của mười hai thế kỷ thơ ca Nhật Bản Cuối thế kỷ

8 trở đi chữ waka được xem là đồng nghĩa với tanka

Phân loại theo đề tài

Vạn diệp tập bao quát những đề tài hết sức rộng lớn tập trung trong ba mảng chính:

Tạp ca (zoka) miêu tả những chuyến ngao du, những bữa tiệc, những truyền thuyết,

nói chung là những vấn đề xã hội;

Tương văn ca (somonka) chủ yếu nói về tình yêu nam nữ;

Vãn ca (banka) là những bi ca về cái chết.

Trang 8

Mặc dù ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa rất lớn trong đời sống Nhật Bản giai đoạn này, và các nhà thơ Nhật Bản cổ xưa rất am hiểu thơ Trung Hoa Nhưng nguồn cảm hứng thơ

ca của các thi nhân Nhật Bản cổ đại hoàn toàn từ tiếng nói, tình cảm, tâm hồn và quê hương

xứ sở Nhật Bản

Phân chia theo lịch đại

Cách phân chia này cho phép tách thơ của Vạn diệp tập thành 4 thời kỳ:

• Thời kỳ đầu kéo dài từ huyền sử đến loạn Jinshin năm 672 Thời kỳ này nổi tiếng với những bài thơ của nhà thơ nữ vĩ đại, công chúa Nukada Như những đóa hoa đầu mùa đẹp nhất của thể loại waka và văn chương nữ lưu

• Thời kỳ thứ hai gồm khoảng 40 năm trước khi thành lập kinh đô Nara vào những năm

710, đây là thời kỳ của nhà thơ trữ tình kiệt xuất Kakinomoto no Hitomaro

• Thời kỳ thứ ba gồm 30 năm đầu của thế kỷ thứ VIII, với các nhà thơ nổi tiếng như Akahito, Tabito, Okura v.v

• Thời kỳ thứ tư của Vạn diệp tập gồm 30 năm, từ năm 730 đến 760, với hình bóng của

Yakamochi trong những năm trước khi ông đạt 42 tuổi vào năm 759 Yakamochi đã trở thành

niềm vinh quang chói sáng trong thời đại cuối cùng của Vạn diệp tập

Những đề tài chính

Tình yêu và quan hệ nam nữ Thơ tình trong Vạn diệp tập luôn sử dụng hình thức

biểu hiện tình yêu của một cá thể (hầu hết là tác giả) với một cá thể khác Tình yêu trong Vạn diệp tập phản ánh những xúc cảm chân thành rất con người, không hề có sự khác biệt trong cách biểu cảm giữa một hoàng đế, một cung phi hay một nông dân, một người phụ nữ thuộc tầng lớp hạ lưu

Vãn ca bi thương Bộc lộ đời sống tinh thần hết sức phong phú của con người qua

những bài viết khi đối diện với cái chết Có 5 loại vãn ca trong hợp tuyển: dạng vãn ca quan phương viết khi hoàng đế băng hà hay một thành viên trong hoàng tộc qua đời; những vãn ca

do vợ hoặc chồng viết nhân cái chết của người kia; những bài văn tế của nhà thơ viết cho những người hoàn toàn xa lạ, chẳng hạn khi thấy một thi thể vô thừa nhận; những xúc cảm của con người tuôn ra đầu ngọn bút trong khoảng khắc ngắn ngủi trước khi chết (như khi sắp

bị hành hình); và cuối cùng là những vãn ca viết để khóc thương cho những nhân vật truyền

Trang 9

vùng Yoshino, biển Iwami, cánh đồng hoa Murasaki, những đám mây hoa anh đào, hoa mận trong tuyết trắng và lá thu phong đỏ thắm Những bài thơ trong Vạn diệp tập luôn cho thấy hình bóng con người như là một phần của thiên nhiên, thiên nhiên và con người luôn hòa trộn trong những xúc cảm thống nhất, cân bằng Đối diện với thiên nhiên khiến tâm trạng nhà thơ luôn hướng về người yêu dấu

Những đề tài khác: tình cảm mẹ con, tình bạn, tâm trạng của người lính thú xa nhà, sự

hoài vọng tuổi thanh xuân của những người đã ở tuổi v.v

Ý nghĩa

Với tất cả sự đồ sộ của khối lượng, sự bao quát lớn lao các tầng lớp sáng tác "từ quốc

vương cho đến người đốn củi" và sự phong phú tuyệt vời về đề tài, công trình Vạn diệp tập

không chỉ là kiệt tác của thời đại Nara mà còn xứng đáng là ngọn hải đăng của thơ ca Nhật Bản, không chỉ là tổng tập của thi ca Nhật Bản cổ đại mà còn xứng đáng là công trình độc nhất vô nhị không có bất cứ một công trình nào về sau được coi là tương đương với nó

Trang 10

TỔNG KẾT

Văn học Nhật Bản có chiều dài lịch sử đứng thứ nhì thế giới sau văn học Trung Quốc,

và những cội nguồn xa xưa nhất của nó có thể tìm thấy từ những tác phẩm được viết vào giai đoạn sớm hơn thế kỷ thứ 8

Nhiều nền văn học khác trên thế giới có nguồn gốc xa hơn, nhưng ít nền văn học có truyền thống lâu đời, không thể phá vỡ về cách viết bằng cùng một ngôn ngữ kéo dài cho tới ngày nay

Trong lịch sử văn học Nhật Bản chưa bao giờ có trường hợp một hình thức, phong cách hay một quan niệm thẩm mỹ có ảnh hưởng trong một thời kỳ lại không được kế tục bởi một hình thích mới hơn ở thời kỳ tiếp theo Cái mới không thay thế mà bổ sung cho cái cũ thay vì loại bỏ cái cũ

Bởi vì mô hình phát triển lịch sử cơ bản theo nghĩa cái cũ không mất đi, nên có tính thống nhất và tính kế tục đáng kể trong lịch sử văn học Nhật Bản, đồng thời bởi cái mới luôn được bổ sung từ cái cũ, nên với mỗi thời đại mới các hình thức văn học và các giá trị thẩm mỹ trở thành khác biệt và đa dạng hơn

Ngày đăng: 14/12/2015, 16:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w