Để thực hiện đề tài này, tác giả đã bám sát cơ sở lý luận của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộngsản Việt Nam về quan hệ kinh tế quốc tế, thu h
Trang 1Đây là công trình nghiên cứu độc lập
của riêng tác giả Các số liệu, trích dẫn sử
dụng trong luận án có nguồn gốc xuất xứ
rõ ràng, độ tin cậy cao Kết quả nghiên
cứu không trùng lắp với các công trình
khoa học đã công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Phạm Duyên Minh
Trang 2Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ ĐẦU
1.1 Những vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài 361.2 Kinh nghiệm về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
một số quốc gia trên thế giới và bài học đối với vùng
Chương 2 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ GIAI ĐOẠN
2.1 Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - Sơ lược quá trình
hình thành, phát triển; tiềm năng, thế mạnh và nhữngkhó khăn, thách thức đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài 812.2 Kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2003 - 2013 902.3 Thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 103
Chương 3 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
3.1 Quan điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
3.2 Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 182
Trang 3Số TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
03 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH, HĐH
07 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Trang 4Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 3 Quy mô dự án FDI của vùng KTTĐ Bắc Bộ so
sánh với vùng KTTĐ miền Trung và vùng KTTĐphía Nam giai đoạn 2003 - 7/2012
92
Bảng 4 Các doanh nghiệp FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ nằm
trong tốp 100 doanh nghiệp FDI có vốn đăng kýlớn nhất cả nước
Bảng 7 Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng KTTĐ Bắc Bộ
phân theo quốc tịch (tính đến tháng 7 năm 2012)
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu khái quát về luận án
Đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ” là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập, chứa đựng niềm mong
mỏi được tìm hiểu, khám phá của tác giả trong quá trình học tập, công tác vàgiảng dạy những năm qua, hoàn thành dưới sự giúp đỡ trực tiếp của tập thểcán bộ hướng dẫn cùng sự tư vấn của một số nhà khoa học kinh tế trong vàngoài quân đội
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã bám sát cơ sở lý luận của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộngsản Việt Nam về quan hệ kinh tế quốc tế, thu hút đầu tư; dựa trên kết quảkhảo sát thực tiễn về FDI của các địa phương thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ;đồng thời có sự kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa họctrong nước và nước ngoài có liên quan
Nội dung chính của luận án thể hiện qua 3 chương Chương 1 trình bày
cơ sở lý luận và kinh nghiệm về FDI Trên cơ sở những vấn đề lý luận, kinh
nghiệm đã chỉ ra trong chương 1, ở chương 2 tác giả khái quát quá trình hìnhthành, phát triển cùng những tiềm năng, thế mạnh và khó khăn, thách thức củavùng KTTĐ Bắc Bộ đối với hoạt động FDI; đồng thời khảo sát thực trạngFDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003 - 2013, chỉ rõ những vấn đề nổi lêncần quan tâm giải quyết trong thời gian tới
Từ kết quả nghiên cứu trong chương 1, chương 2, tác giả đã đề xuấtmột số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm thu hút FDI ở vùng KTTĐ
Bắc Bộ thời gian tới (được trình bày trong chương 3) Hệ thống giải pháp
được đề xuất trong đề tài đi từ thống nhất nhận thức, đổi mới tư duy; xâydựng, hoàn thiện quy hoạch tổng thể các dự án có vốn ĐTNN; nâng cấp kếtcấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp hỗ trợ; đào tạo nguồnnhân lực; đến nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về FDI
Trang 62 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, dưới tác động của cách mạngKH-CN hiện đại, sự di chuyển các nguồn lực thông qua hoạt động đầu tư làmột tất yếu và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cácquốc gia dân tộc, nhất là các nước đang phát triển Thực tiễn cho thấy, quốcgia, vùng lãnh thổ nào thu hút được nhiều nguồn vốn quốc tế và sử dụng nóhiệu quả, thì có nhiều cơ hội tăng trưởng kinh tế, qua đó khắc phục nhanh hơntình trạng tụt hậu về kinh tế so với các nước tiên tiến
Ở nước ta, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Namkhởi xướng và lãnh đạo (1986), nhất là từ khi Luật ĐTNN chính thức cóhiệu lực (1988), ĐTNN nói chung, FDI nói riêng ngày càng trở nên phổbiến và thực sự trở thành động lực quan trọng trong tiến trình CNH, HĐHđất nước
Trải qua quá trình vận động và phát triển, FDI đã dần khẳng định vịthế, vai trò trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thể hiện ở nhữngđóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP, cho đầu tư phát triển xã hội, làmtăng kim ngạch xuất khẩu và tổng giá trị sản xuất công nghiệp Vị thế, vai tròngày càng tăng của hoạt động này còn thể hiện ở sự lan toả, phát triển củaFDI ở hầu hết các tỉnh, thành phố, các ngành và lĩnh vực, các vùng KTTĐtrên phạm vi cả nước, trong đó có vùng KTTĐ Bắc Bộ
Được tạo lập từ 7 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội(hạt nhân của vùng), Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, BắcNinh, Vĩnh Phúc, với lợi thế nhất định, những năm qua, FDI ở vùng KTTĐBắc Bộ đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận cả về số lượng, cơ cấu vàchất lượng các dự án Qua đó, bổ sung một lượng vốn quan trọng cho đầu tưphát triển, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong vùng,tạo thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế; thúc đẩy các hoạt động dịch vụphát triển nhanh; đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
Trang 7hiện đại; làm cho vùng KTTĐ Bắc Bộ ngày càng hội nhập sâu hơn vào nềnkinh tế khu vực và thế giới
Tuy nhiên, FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ những năm qua còn có nhữnghạn chế, bất cập, chưa thực sự tương xứng với vị thế, tiềm năng của vùng và
sự đầu tư từ Trung ương: nguồn vốn FDI có sự không ổn định, tốc độ tăngtrưởng có biểu hiện chậm lại trong những năm gần đây, quy mô vừa và nhỏ làchủ yếu; cơ cấu vốn đầu tư còn nhiều bất hợp lý; chất lượng các dự án FDIchưa cao, thể hiện ở công nghệ sản xuất trong các doanh nghiệp FDI còn thấp
so với các nước trong khu vực; đặc biệt đã có những vấn đề kinh tế - xã hộinảy sinh trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp hình thành từ nguồnvốn FDI…
Phân tích trên cho thấy, việc tìm hiểu, đánh giá toàn diện cả lý luận vàthực tiễn về FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm,giải pháp chủ yếu nhằm thu hút dòng vốn FDI ở vùng kinh tế này là vấn đềmang tính cấp thiết Vì vậy, đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tếtrọng điểm Bắc Bộ” được tác giả lựa chọn để nghiên cứu
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về FDI ở vùng KTTĐ BắcBộ; đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm thu hút FDI vào vùngKTTĐ Bắc Bộ thời gian tới
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ cơ sở lý luận, khảo sát kinh nghiệm về FDI
- Tập trung phân tích, đánh giá thực trạng FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ từnăm 2003 đến năm 2013
- Trên cơ sở đó đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằmthu hút FDI, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng KTTĐ Bắc
Bộ thời gian tới
Trang 84 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu về FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, Việt Nam
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau.Song, hình thức tồn tại chủ yếu của FDI ở Việt Nam nói chung, vùng KTTĐBắc Bộ nói riêng là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nướcngoài Bởi thế, luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu, đánh giá đối với haihình thức FDI nói trên ở vùng KTTĐ Bắc Bộ
+ Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận án không quá chú trọng nghiêncứu, đề xuất các giải pháp mang tính kỹ thuật, mà chủ yếu là các giải phápmang tính phương pháp luận, có ý nghĩa định hướng nhằm thu hút FDI vàovùng KTTĐ Bắc Bộ thời gian tới
- Về không gian: Luận án nghiên cứu về FDI trong một không gian kinh
tế được giới hạn bởi 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Bắc Ninh, thủ đô
Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc trongmối quan hệ hữu cơ với toàn bộ không gian kinh tế Việt Nam
- Về thời gian:
+ Luận án tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng FDI ở vùng KTTĐBắc Bộ từ năm 2003 đến hết năm 2013 Tuy nhiên, ở một số nội dung, các sốliệu được sử dụng để minh chứng có thể có trước năm 2003, đồng thời cũng
có số liệu không được cập nhật đến năm 2013
Trang 9+ Các quan điểm, giải pháp thu hút FDI được đề xuất trong luận án tậptrung chủ yếu đến năm 2020.
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Luận án dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế đốingoại, trong thu hút FDI, trong phát triển các vùng kinh tế và vùng KTTĐ, cùngcác lý luận liên quan khác để tiếp cận đối tượng, luận giải các nhiệm vụ nghiêncứu của đề tài
* Nguồn số liệu thực tiễn:
Tác giả sử dụng số liệu báo cáo từ các cơ quan có liên quan của Đảng
và Nhà nước như:
- Ban chấp hành Trung ương
- Cục Đầu tư nước ngoài, Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Ban Điều phối phát triển vùng KTTĐ
- Tổng cục Thống kê, cục thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương ở vùng KTTĐ Bắc Bộ
- Số liệu báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước về ĐTNN của cácđịa phương thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ
- Kết quả đã công bố trong các hội nghị, hội thảo, các cuộc điều tra, đềtài nghiên cứu khoa học do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thựchiện trong thời gian gần đây
- Các thông tin, số liệu thu thập được thông qua việc khảo sát thực tếcủa cá nhân tại các địa phương thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ
* Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng tổng hợp hệ thống phương pháp nghiên cứu, bao gồm:
- Hệ phương pháp nghiên cứu nền tảng là phương pháp duy vật biệnchứng và phương pháp duy vật lịch sử
Trang 10- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: trừu tượng hóa khoa học, phântích, thống kê, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa, xin ý kiến chuyên gia…
6 Những đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về FDI, vùng KTTĐ
- Đánh giá đúng thực trạng FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ thời gian qua,chỉ rõ những vấn đề nổi cộm cần tập trung giải quyết
- Đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm thu hút FDI ở vùng KTTĐBắc Bộ thời gian tới
7 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa lý luận của luận án:
Làm rõ và cụ thể hơn lý luận về FDI cho vùng KTTĐ Bắc Bộ, Việt Nam
* Ý nghĩa thực tiễn của luận án:
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học,làm cở sở cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách đưa ra những quyếtsách đúng đắn trong thu hút FDI phát triển kinh tế - xã hội các vùng KTTĐtrên cả nước nói chung, vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy kinh tếchính trị ở các học viện, nhà trường quân đội
8 Kết cấu của luận án
Đề tài có kết cấu gồm: Phần mở đầu; tổng quan vấn đề nghiên cứu; 3chương (7 tiết); kết luận; danh mục các công trình khoa học của tác giả đãcông bố có liên quan đến đề tài; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 11TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những vấn đề có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng trong tiến trình phát triển của các quốc gia, dân tộc trên thếgiới, bởi vậy nó đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoahọc dưới những góc độ, khía cạnh khác nhau Một số tác giả đi sâu nghiêncứu về vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Một số khác lạitìm cách đưa ra những giải pháp và khuyến nghị trong thu hút FDI Cũng cónhững tác giả đi sâu nghiên cứu về khu vực kinh tế được hình thành từ dòngvốn FDI Nhiều sản phẩm của các quá trình nghiên cứu nói trên đã đượcđăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc in thành sách vớinhững góc nhìn, cách thức tiếp cận vấn đề khác nhau
1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài
Công trình nghiên cứu: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc,
thách thức và triển vọng cho phát triển khu vực [127], của Tổ chức Hợp tác
và phát triển kinh tế (OECD), xuất bản tại Pháp, năm 2003, trong đó tập trungmột số bài thuyết trình của các chuyên gia kinh tế, với nội dung chủ yếu làkhái quát tình hình thu hút FDI vào Trung Quốc ở một số ngành và vùng,kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước như Canada, Brazil và công tác xúctiến ĐTNN ở Trung quốc Một số bài viết trong công trình này đã phân tíchtình hình thu hút FDI của Trung Quốc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tếnhưng chỉ đề cập một cách sơ lược và các số liệu nghiên cứu chủ yếu từ năm
2000 trở về trước
Báo cáo đầu tư thế giới năm 1996 (World Investment Report
-United Nation - 1996) [159], của Ủy ban Thương mại và Phát triển củaLiên hợp quốc, đã đưa ra định nghĩa về FDI, nêu một số khái niệm có liênquan đến FDI như: dòng vốn FDI ra, dòng vốn FDI vào, vốn đầu tư cổphần, lợi nhuận tái đầu tư, các giao dịch vay và nợ bên trong công ty, vốn
cổ phần FDI
Trang 12Tham luận khoa học: Thách thức và kiến nghị cho Việt Nam trong
việc thu hút FDI trong thời gian tới [16, tr.174-188], của đại diện Phòng
Thương mại châu Âu tại Việt Nam - EuroCham, trình bày trong Hội nghị
25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, đã nêu lên một thực tế làcác doanh nghiệp châu Âu mặc dù vẫn hy vọng vào sự phát triển trong dàihạn của Việt Nam, thì lòng tin của họ đã có chiều hướng suy giảm từ đầunăm 2011 EuroCham tin rằng, sự suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư đến
từ châu Âu có nguyên nhân từ những khó khăn về kinh tế vĩ mô, cơ sở hạtầng thiếu đồng bộ, các gánh nặng vể thủ tục hành chính vẫn tiếp diễn cùngmột loạt vấn đề mới liên quan đến “tiếp cận thị trường” gây ảnh hưởngđáng kể đến việc nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam Tựu chung lại,EuroCham nhấn mạnh rằng, việc tiến hành cải cách ngay lập tức trong lĩnhvực kinh tế, tài chính và giáo dục, tập trung giải quyết nạn quan liêu, thamnhũng, giảm và đơn giản các gánh nặng hành chính tại tất cả các cấp, chophép các doanh nghiệp nước ngoài được tuyển dụng người Việt Nam vàngười nước ngoài theo mong muốn của họ là rất cần thiết nếu Việt Nammuốn hướng đến một mô hình phát triển bền vững và tạo sức hút với cácnhà ĐTNN
Báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp Úc tại Việt Nam (AusCham Vietnam) về phối hợp điều tra và đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp từ nước ngoài của Việt Nam trong 25 năm qua [16, tr.189-191] đã đưa ra
những đánh giá khái quát về tình hình FDI tại Việt Nam trong 25 năm qua,khẳng định vai trò của FDI thông qua việc cung cấp lao động nước ngoài
có kỹ năng, công nghệ, quản lý và tài chính; cải thiện và nâng cấp các kỹnăng của lao động địa phương, nâng cao đời sống của người lao động quamức lương trung bình cao hơn các doanh nghiệp trong nước; tạo cơ hội chosinh viên Việt Nam tiếp cận với giáo dục quốc tế, nâng cao khả năng đểlàm việc hiệu quả trong công việc sau này Báo cáo này cũng nêu lên
Trang 13những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong việc thu hút FDI thờigian tiếp theo như: những lo ngại về việc kinh doanh và môi trường đầu tư
ở Việt Nam; các vấn đề về cơ sở hạ tầng tụt hậu; cải cách hành chính cũng
có vẻ chậm chạp và đặc biệt có rất nhiều vấn đề xung quanh sự thiếu minhbạch, quan liêu, tham nhũng; quá trình đăng ký giấy phép kinh doanh mấtkhá nhiều thời gian Báo cáo cũng đề xuất các giải pháp cả trong ngắn hạn
và dài hạn, đó là cải thiện điều kiện FDI và thương mại tại Việt Nam; khẩncấp chỉ ra các vấn đề hành chính mà các doanh nghiệp liên tục phải đốimặt; giải quyết vấn đề tham nhũng và thiếu minh bạch ở tất cả các cấp,đảm bảo lòng tin của các nhà đầu tư AusCham khuyến cáo, về lâu dài,Việt Nam cần có khung pháp lý, cơ quan chính phủ minh bạch và hiệu quả;cải thiện cơ sở hạ tầng; xây dựng năng lực của lực lượng lao động
Công trình nghiên cứu có tên gọi: Môi trường đầu tư tại Việt Nam
[16, tr.192-197], của Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản - JETRO (JapanExternal Trade Organization), đã khẳng định những đóng góp của FDI đốivới kinh tế - xã hội Việt Nam; đánh giá tình hình FDI ở Việt Nam, bao gồmFDI từ Nhật Bản và FDI từ các quốc gia khác trên thế giới dịch chuyển vàoViệt Nam Công trình đã chỉ ra ba vấn đề mà doanh nghiệp Nhật Bản quantâm nhiều hiện này liên quan đến tiền lương và giữ nhân tài; xây dựng cơ
sở hạ tầng; công nghiệp phụ trợ Công trình cũng đưa ra những đề xuất vềchính sách, giải pháp như học tập cơ chế thu hút ĐTNN của các nước pháttriển trong khối ASEAN và biến thành hành động; khích lệ việc mời gọicác doanh nghiệp, ổn định nhân công, trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng nhưcung cấp đủ điện, vận chuyển hàng hoá, phát triển công nghiêp
Một công trình khác cũng có tên gọi Môi trường đầu tư tại Việt Nam [16, tr.198-204], của tác giả Mark Gillin, Phó chủ tịch Phòng Thương mại
Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã khẳng định niềm tin vào tiềm năng lớnmạnh và môi trường đầu tư tốt ở Việt Nam, song cũng quan ngại rằng Việt
Trang 14Nam có thể sẽ bị kẹt trong “bẫy thu nhập trung bình”, và không thể thànhcông trong quá trình chuyển đổi từ một quốc gia có kỹ năng yếu, giá trịthặng dư thấp, mức lương sản xuất thấp, sang một đất nước có kỹ năng caohơn, giá trị thặng dư cao hơn, thu nhập sản xuất và dịch vụ cao hơn Tácgiả cũng chỉ rõ, Việt Nam cần thực hiện quá trình cải cách thật sự trên cáclĩnh vực như sửa đổi Luật Lao động - quan hệ công nghiệp, tăng sức cạnhtranh của thị trường lao động, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước Cuốicùng, tác giả khẳng định, để có thể duy trì tham vọng là quốc gia có thunhập cao trong thập niên mới, Việt Nam cần có chính sách cải cách táo bạonhư đã thực hiện trong thời kỳ đổi mới.
Bài báo khoa học “The Relationship between Direct Foreign
Investment and China’s Provincial Export Trade” [161] đăng trên China
Economic Review, số 12 (2001) của Zhang và Felmingham đã khẳng địnhrằng có một sự liên quan, một mối liên hệ hai chiều giữa FDI và xuất khẩucủa Trung Quốc ở cả cấp độ địa phương và cấp độ quốc gia Ở cấp độ quốcgia, chuỗi số liệu hàng tháng giai đoạn 1986 - 1999 cho thấy tồn tại mốitương tác hai chiều giữa sự gia tăng của dòng vốn FDI với sự tăng lên củaxuất khẩu Điều đó có nghĩa rằng FDI là một nhân tố thúc đẩy xuất khẩucủa Trung quốc, đồng thời tăng xuất khẩu cũng khiến cho Trung quốc thuhút được nhiều vốn FDI hơn
Một bài báo khoa học khác có tên gọi “Foreign Direct Investment
and Relative Wages: The Case of China” [162] cũng đăng trên China
Economic Review, số 12 (2001) của Zhao đã đưa ra giả thuyết rằng, trongmột nền kinh tế đặc trưng bởi phân khúc thị trường lao động và chi phíthay đổi việc làm cao thì FDI có thể làm tăng giá cả của lao động có taynghề cao Dựa vào số liệu trong một cuộc khảo sát hộ gia đình đô thị ởTrung Quốc vào năm 1996, Zhao ước lượng tiền lương tương đối của côngnhân lành nghề trong khu vực kinh tế có vốn ĐTNN và khu vực kinh tế nhà
Trang 15nước tại quốc gia này và chỉ ra rằng, những người có trình độ tay nghề thấplàm việc cho các công ty có vốn ĐTNN có thu nhập thấp hơn so với làmviệc cho các doanh nghiệp nhà nước.
2 Các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài
2.1 Dưới dạng sách tham khảo và chuyên khảo
Cuốn sách Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam [45] của một nhóm
tác giả do tác giả Nguyễn Bích Đạt chủ biên Đây là kết quả nghiên cứu của
đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.01 Kinh tế thị trường định hướng xã hôị
chủ nghĩa Ở cuốn sách này, sau khi trình bày những vấn đề chung về khu
vực kinh tế hình thành từ nguồn vốn FDI, nhóm tác giả đã khái quát nhữngkinh nghiệm phổ biến về thu hút ĐTNN, trong đó nhấn mạnh đến việc xâydựng chiến lược thu thút ĐTNN theo từng giai đoan lịch sử, phù hợp vớitiến trình CNH, HĐH cũng như trình độ, kỹ năng của người lao động, đồngthời có chính sách khuyến khích để thu hút ĐTNN di chuyển từ ngành,vùng thuận lợi sang các ngành, vùng khó khăn và phải tạo lập cho đượcmột môi trường đầu tư thuận lợi, có tính cạnh tranh cao Nhóm tác giả cũng
đã phân tích thực trạng ĐTNN trong nền kinh tế thị trường định hướngXHCN ở nước ta, từ đó đưa ra những quan điểm cơ bản về ĐTNN trongbối cảnh phát triển mới và các định hướng, giải pháp nhằm nâng cao vị thế,vai trò của ĐTNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở ViệtNam Ngoài ra, phần phụ lục của cuốn sánh cung cấp cho người đọc những
số liệu về tình hình ĐTNN tại Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nướcngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam [140] của
tác giả Nguyễn Văn Tuấn là một đề tài nghiên cứu có phạm vi rộng về lịch sửhình thành, phát triển và đặc điểm của FDI ở Việt Nam; đánh giá tác động củaFDI đối với phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian qua; đề xuất một số
Trang 16giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI đối với phát triển kinh tế ở ViệtNam Trong cuốn sách này, tác giả đã nêu một số quan niệm khác nhau vềFDI, từ đó đưa ra quan niệm của mình về vấn đề này Theo đó “Đầu tư trựctiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc bất kỳ tài sảnnào từ nước đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm soátcác doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi” [140, tr.30] Cũng theotác giả, FDI ở Việt Nam có quá trình phát triển lâu dài, trải qua nhiều giaiđoạn và việc nghiên cứu FDI ở Việt Nam chỉ có thể bắt đầu tư khi Việt Namtrở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền, tự quyết mọi chính sách vềFDI Tác giả cũng đã khẳng định vai trò to lớn của FDI đối với sự phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời cho thấy những tác động không mongmuốn của nó trong chuyển giao công nghệ, làm ô nhiễm môi trường, làm nảysinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp, tạo áp lực lớn trong cạnh tranhvới các doanh nghiệp trong nước, tình trạng chuyển giá Mặc dù lưu lượngkhông lớn, song trong cuốn sách này, tác giả cũng đã nêu một số giải phápnhằm tăng cường thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhậpngày càng trở nên mạnh mẽ.
Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - Chính sách và thực tiễn [88] là công trình khoa học do tác giả Phùng Xuân Nhạ chủ biên.
Cuốn sách được biên soạn trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài đặc biệt
cấp Đại học Quốc gia Hà Nội Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
Việt Nam Nội dung cơ bản mà cuốn sách này đề cập là cơ sở lý luận và thực
tiễn của lựa chọn các hình thức FDI ở Việt Nam, bao gồm việc nêu các hìnhthức FDI ở một số quốc gia đang phát triển là Trung Quốc, Malaysia,Indonesia, Thái Lan, Philippines, từ đó khái quát những bài học kinh nghiệm
mà Việt Nam có thể vận dụng; các hình thức FDI theo luật đầu tư ở ViệtNam; thực trạng các hình thức ĐTNN ở Việt Nam và các đề xuất, khuyếnnghị chính sách đối với từng hình thức FDI ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
Trang 17Điều đặc biệt trong cuốn sách này thể hiện ở việc tác giả đã luận giải khátường tận về từng hình thức FDI theo Luật Đầu tư ở Việt Nam, bao hàm sựkhái quát quá trình hình thành và phát triển, phân tích những đặc điểm pháp lý
và kinh doanh của từng hình thức; từ đó có những khuyến nghị về mặt chínhsách đối với mỗi hình thức cho phù hợp
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp [142]
của tác giả Trần Xuân Tùng đã đi sâu lý giải vị trí, vai trò của FDI đối với sựphát triển kinh tế - xã hội; đánh giá thực trạng thu hút FDI ở nước ta nhữngnăm qua; đồng thời khuyến nghị một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng cóhiệu quả nguồn vốn FDI trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Về chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt Nam [17] là cuốn sách do tác
giả Trần Thị Minh Châu chủ biên Việc xuất bản cuốn sách này đã giúp chođộc giả và những ai quan tâm có được cái nhìn tổng thể về chính sách khuyếnkhích đầu tư (trong đó có ĐTNN) của Việt Nam, trên có sở đó cùng suyngẫm, kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách quan trọng nàytrong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN Cuốn sáchtập trung trình bày ba nội dung cơ bản là: 1) Làm rõ cơ sở lý luận của chínhsách khuyến khích đầu tư của Nhà nước ta trong nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN; 2) Phân tích đánh giá thực trạng chính sách khuyến khích đầu
tư của Nhà nước ta, đặc biệt đã xác định rõ những thay đổi chủ yếu trongchính sách thu hút FDI qua các thời kỳ (1992-1995, 1996-1999, 2000-2005)theo từng lĩnh vực chính sách, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân trongchính sách thu hút ĐTNN của Việt Nam; 3) Đề xuất một số định hướng vàgiải pháp cơ bản nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư củanước ta trong thời gian tới, tập trung vào các nhóm giải pháp hoàn thiệnkhuôn khổ pháp lý, nâng cao chất lượng quy hoạch, đẩy mạnh cải cách hànhchính tạo môi trường thông thoáng cho đầu tư, đổi mới chính sách ưu đãi đầu
tư, đổi mới chính sách đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội và tăng cường
Trang 18quảng bá hình ảnh một Việt Nam đổi mới, một “môi trường đầu tư an toàn”cho các nhà ĐTNN.
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay [70] là cuốn
sách được biên soạn bởi tập thể các nhà khoa học thuộc Viện Kinh tế chínhtrị, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học việnChính trị quốc gia Hồ Chí Minh), do Trần Quang Lâm và An Như Hải đồngchủ biên Cuốn sách đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thựctiễn liên quan đến khu vực kinh tế hình thành từ nguồn vốn FDI ở Việt Nam,khẳng định vai trò không thể phủ nhận của khu vực kinh tế này trong quátrình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, thể hiệntrên các giác độ: góp phần hoàn thiện thể chế thị trường, hình thành đồng bộcác loại thị trường; góp phần chuyển giao công nghệ, thúc đẩy hợp tác, phâncông lao động quốc tế; góp phần khai thác, sử dụng nguồn nhân lực cũng nhưthúc đẩy CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam Trên cơ sởkhảo sát, phân tích các số liệu ở nhiều góc độ, cuốn sách cũng tập trung làm
rõ nguồn gốc ra đời, hình thức, đặc trưng, thực trạng, xu thế và triển vọng củakhu vực kinh tế có vốn ĐTNN ở Việt Nam Đồng thời, thông qua kinhnghiệm của một số nước ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan,cuốn sách đã nêu ra một số giải pháp nhằm phát triển, mở rộng và sử dụngkhu vực kinh tế có vốn ĐTNN để phát triển kinh tế thị trường định hướngXHCN ở nước ta hiện nay
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty xuyên quốc gia của Hoa
Kỳ ở Việt Nam [85] là cuốn sách chuyên khảo của tác giả Đặng Hoàng
Thanh Nga Sự ra đời của cuốn sách này bắt nguồn từ vai trò ngày càng tăngcủa các công ty xuyên quốc gia trong nền kinh tế thế giới, đặc biệt là quátrình CNH, HĐH của các nước đang phát triển và thực trạng thu hút FDI củacỏc công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ tại Việt Nam thời gian qua Có thể nói,các công ty xuyên quốc gia của Hoa Kỳ với tiềm lực kinh tế mạnh do những
Trang 19ưu thế về vốn, KH - CN và thị trường mang lại là những đối tác đầu tư lớn
đó có nhiều dự án thành công tại các quốc gia như Trung Quốc, Malaysia,Thái Lan, song lại xuất hiện rất ít ở Việt Nam Phần lớn các công ty xuyênquốc gia của Hoa Kỳ hoạt động ở Việt Nam vẫn mang tính cầm chừng vàdường như còn chờ đợi vào một sự thay đổi nào đó về môi trường đầu tưcũng như sức mua của thị trường Hiện trạng này đặt ra nhiều câu hỏi như:Tình trạng thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia của Hoa
Kỳ ở Việt Nam như thế nào? Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạnghoạt động kém hiệu quả? Để thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyênquốc gia của Hoa Kỳ cần phải có những giải pháp như thế nào? Những câuhỏi đó đã được làm sáng tỏ trong cuốn sách này Điều quan trọng là cuốnsách này đã cung cấp một số cách tiếp cận khác nhau xung quanh khái niệmFDI, đặc điểm FDI, từ đó giúp nghiên cứu sinh kế thừa khi đưa ra quan niệmcủa mình về FDI
Cuốn sách Chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm ở
Việt Nam [83], do Nguyễn Văn Nam và Ngô Thắng Lợi đồng chủ biên đã phân
tích cơ sở lý thuyết vùng KTTĐ; vai trò của vùng KTTĐ trong quá trình pháttriển kinh tế ở Việt Nam; nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển bền vữngcác vùng KTTĐ Cùng với đó, cuốn sách đã giới thiệu kinh nghiệm quốc tế về
sự hình thành các vùng KTTĐ, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam,chủ yếu là kinh nghiệm về vai trò của chính phủ và việc sử dụng cơ chế, chínhsách có liên quan đến vấn đề tổ chức hoạt động của các vùng KTTĐ Cuốn sáchcòn hệ thống hoá các cơ chế chính sách về vùng KTTĐ, phân tích tác động củachính sách đến một số chỉ tiêu phát triển bền vững của các vùng KTTĐ, làm rõtính lan toả của vùng KTTĐ đến phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia; đề xuấtnội dung đổi mới hoàn thiện cơ chế chính sách cho vùng KTTĐ, đồng thời đưa
ra các khuyến nghị cần thiết để tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách phát triểnbền vững vùng KTTĐ
Trang 202.2 Dưới dạng luận án
2.2.1 Luận án về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Anh Phương, có tựa đề: Một số giải
pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của các nước trong nhóm G7 vào Việt Nam [94] Luận án đã tập trung phân tích một cách có hệ thống cơ sở lý
luận và mục đích của việc thu hút FDI từ 7 nước công nghiệp phát triển vàoViệt Nam; đánh giá thực trạng thu hút FDI từ các quốc gia này vào nước ta từnăm 1997 đến cuối năm 2002; từ đó đề xuất hệ thống giải pháp tăng cườngthu hút FDI của nhóm G7 nhằm tiếp cận công nghệ sản xuất, phương phápquản lý hiện đại, đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH đất nước
Luận án tiến sĩ chuyên ngành lịch sử kinh tế quốc dân, có tên gọi:
Thu hút đầu tư nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc thời kỳ 1978 - 2003: Thực trạng và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam [63] của tác giả Đặng Thu Hương Luận án có nội dung khá
phong phú, trong đó phân tích, làm rõ một số lý luận cơ bản liên quan đếnthu hút FDI, đồng thời chỉ ra một số nhân tố tác động đến thu hút FDItrong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và vai trò của nó đối với sự pháttriển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển Dựa trên cơ sở lý luận
và những phương pháp nghiên cứu thích hợp, luận án đã phân kỳ tiếntrình hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc theo ba giai đoạn và phântích các chính sách, thực trạng thu hút FDI của Trung Quốc theo từng giaiđoạn cụ thể Luận án cũng làm rõ một số tác động chủ yếu của FDI đốivới sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, tạo ra một “bức tranh” tươngđối đầy đủ về thu hút FDI của Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa Từ đó,rút ra một số bài học kinh nghiệm thu hút FDI của Trung Quốc trong quátrình hội nhập kinh tế quốc tế Bằng phương pháp phân tích, so sánh, luận
án chỉ ra một số điểm tương đồng và khác biệt về thu hút FDI của TrungQuốc từ khi cải cách mở cửa và của Việt Nam từ khi đổi mới nền kinh tế
Trang 21Trên cơ sở đó, luận án phân tích những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam
có thể vận dụng trong thu hút FDI, đồng thời đề xuất một số kiến nghịnhằm tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế
Luận án tiến sĩ kinh tế Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong
đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước châu Á và giải pháp cho Việt Nam [112], của tác giả Trần Quang Thắng, là một công trình khoa học không
chỉ dừng lại ở việc nêu tên các hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh như một
hệ quả tất yếu của FDI mà đi vào phân tích căn nguyên dẫn đến các hiệntượng trên, làm rõ các hiện tượng thường xuất hiện trong thu hút FDI của một
số nước châu Á Từ đó, luận án đã khái quát những vấn đề nảy sinh trong thuhút FDI của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 như: tạo ra sức ép cạnh tranh vớicác doanh nghiệp trong nước; làm mất cân đối trong quá trình phát triển giữacác ngành, vùng của nền kinh tế; làm xuất hiện tình trạng “lỗ giả, lãi thật” haychuyển giá; làm gia tăng nguy cơ chuyển giao công nghệ lạc hậu; gây ô nhiễmmôi trường sinh thái ; đồng thời khuyến nghị một số giải pháp khắc phụchiện trạng trên ở Việt Nam hiện nay
Tiếp cận dưới góc độ kinh tế phát triển, Luận án tiến sĩ kinh tế Đầu
tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ [68], của tác giả Trần Thị Tuyết Lan, được công bố đầu
năm 2014, đã nghiên cứu những ảnh hưởng của FDI đến sự phát triển bềnvững của vùng KTTĐ Bắc Bộ trên cả ba trụ cột: kinh tế, xã hội và môitrường Trên cơ sở phân tích, đánh giá những ảnh hưởng tích cực và tiêucực của FDI đến phát triển bền vững ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, luận án chỉ ranguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy FDI theo hướng pháttriển bền vững ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, bao gồm các giải pháp từ phía Nhànước Trung ương và nhóm giải pháp từ phía chính quyền các địa phươngthuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ
Trang 22Luận án tiến sĩ kinh tế có tựa đề Mô hình phân tích mối quan hệ của
FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam [86] của tác giả Hồ Đức Nghĩa, đã tập
trung nghiên cứu cơ sở lý luận về FDI, tăng trưởng kinh tế, vai trò của FDI vớităng trưởng kinh tế; phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế và quá trình thuhút FDI tại Việt Nam giai đoạn 1990 - 2012; xây dựng mô hình định lượngphân tích quan hệ của FDI với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đánh giá các yếu
tố tác động đến hiệu quả của FDI đối với tăng trưởng kinh tế và sản lượng, hiệuquả sản xuất của các doanh nghiệp (thực nghiệm với dữ liệu 1990 - 2012) Trên
cơ sở đó, luận án đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm đẩy mạnh thu hútFDI, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những năm tới ở Việt Nam
Luận án tiến sĩ Thu hút FDI cho phát triển công nghiệp hỗ trợ của
Việt Nam [93], thuộc chuyên ngành kinh tế đối ngoại, là công trình nghiên
cứu được thực hiện bởi tác giả Phạm Thu Phương, đã hệ thống hoá một sốvấn đề lý luận về nguồn vốn FDI, công nghiệp hỗ trợ và mối quan hệ giữaFDI với công nghiệp hỗ trợ, những nhân tố tác động đến thu hút FDI chophát triển công nghiệp hỗ trợ; tổng kết kinh nghiệm trong việc thu hút FDIcho phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số quốc gia trên thế giới (Đài Loan,Thái Lan, Malaysia), rút ra bài học cho Việt Nam Luận án cũng phân tíchthực trạng thu hút FDI cho phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, chỉ rõnhững hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế ấy; đồng thời đưa ra địnhhướng và giải pháp tăng cường thu hút FDI cho phát triển công nghiệp hỗtrợ ở Việt Nam thời gian tới Theo đó, các giải pháp luận án đề xuất baogồm: ổn định kinh tế vĩ mô, hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt độngđầu tư, tạo hành lang pháp lý nhất quán và đồng bộ; mở rộng thị trường tiêuthụ nội địa và thúc đẩy xuất khẩu để kích thích sản xuất; tăng cường liên kếtgiữa doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI; hình thành cáccụm công nghiệp tập trung cho các ngành công nghiệp hỗ trợ; nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực
Trang 23Luận án tiến sĩ kinh tế đối ngoại của tác giả Bùi Thuý Vân, có tên
gọi: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất
khẩu ở vùng đồng bằng Bác Bộ [145], đã trình bày cơ sở lý luận về FDI và
chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu; đưa ra một số mô hình lý thuyếtnghiên cứu tác động của FDI đến cơ cấu hàng xuất khẩu Luận án cũng đãphân tích thực trạng tác động của vốn FDI bao gồm cả yếu tố đầu vào vàđầu ra đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của vùng đồng bằng Bắc Bộ
cả về mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu thông qua các mô hình kiểm địnhđơn giản Từ đó, luận án đưa ra lộ trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuấtkhẩu, dịnh hướng thu hút FDI và các giải pháp để phát huy tốt nhất vai tròcủa FDI phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở vùng này giaiđoạn tiếp theo
2.2.2 Luận án về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Luận án tiến sĩ kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát
triển bền vững trên địa bàn vùng KTTĐ Bắc Bộ - Việt Nam [113], của tác giả Tạ
Đình Thi đã hệ thống hoá và vận dụng vào điều kiện Việt Nam, trực tiếp là vùngKTTĐ Bắc Bộ những vấn đề chủ yếu về lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế,chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển bền vững; luận giải những vấn đề cơ bản
về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững Luận án cũng
đã phân tích, đánh giá sự bền vững của chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng KTTĐBắc Bộ trên cả ba mặt kinh tế, xã hội, môi trường thời gian qua và dự báo đếnnăm 2020 Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các giải pháp bảo đảm chuyển dịch cơcấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững của vùng kinh tế này
Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị của tác giả Bạch Thị Lan Anh có tựa đề
Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ [1],
đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững làngnghề truyền thống trong giai đoạn hiện nay ở nước ta Trên cơ sở đó đề xuất địnhhướng, giải pháp chủ yếu đẩy mạnh sự phát triển bền vững làng nghề truyền
Trang 24thống vùng KTTĐ Bắc Bộ Ở công trình này, từ việc nghiên cứu lý thuyết pháttriển bền vững, tác giả đã đưa ra kết luận: Phát triển bền vững làng nghề truyềnthống phải đảm bảo sự kết hợp trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.Luận án cũng đã xây dựng các tiêu chí phát triển bền vững làng nghề truyềnthống trên các mặt: tăng trưởng kinh tế ổn định, tiến bộ và công bằng xã hội,khai thác tối đa các nguồn lực, sử dụng hợp lý tiết kiệm tài nguyên, hạn chế bệnhnghề nghiệp, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Luận án tiến sĩ kinh tế Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững [64], của tác giả Vũ Thành Hưởng đã
làm rõ những vấn đề chủ yếu về lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triểncác KCN trên quan điểm phát triển bền vững; xây dựng các nhóm chỉ số đánhgiá sự phát triển bền vững các KCN về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường;khái quát kinh nghiệm của một số nước về chính sách phát triển bền vững cácKCN; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ
và tác động của các chính sách phát triển KCN tới tăng trưởng kinh tế, côngbằng xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; đềxuất ba quan điểm, bốn nhóm giải pháp chủ yếu cùng bốn kiến nghị bảo đảmphát triển bền vững các KCN của vùng KTTĐ Bắc Bộ
Luận án tiến sĩ kinh tế Phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ
-Việt Nam theo hướng bền vững [106], của tác giả Tô Hiến Thà đã làm rõ
những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển công nghiệp theo hướng bềnvững; khái quát cách làm của một số quốc gia về phát triển công nghiệp theohướng bền vững và rút ra bài học kinh nghiệm cho vùng KTTĐ Bắc Bộ; khảosát thực trạng, đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chếtrong phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn vùng KTTĐBắc Bộ, xác định những vấn đề đặt ra cần giải quyết Trên cơ sở đó, luân án
đề xuất quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp trên địabàn vùng KTTĐ Bắc Bộ theo hướng bền vững
Trang 252.3 Dưới dạng các bài viết, tham luận khoa học, đề tài khoa học
2.3.1 Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Kỷ yếu Hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam [16]
là một công trình khoa học tập hợp 26 tham luận của các học giả, chínhkhách, nhà khoa học, nhà quản lý thuộc các bộ, ban, ngành, địa phương vàmột số đại biểu của các tổ chức quốc tế như: EUROCHAM, AUSCHAM,JETRO, AMCHAM Với cách đặt vấn đề khác nhau, phạm vi rộng hẹp khônggiống nhau, các tham luận đó tập trung khẳng định những tác động tích cựccủa FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong suốt 25 năm kể từkhi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành lần đầu tiên vàotháng 12 năm 1987, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém, nguyênnhân và bàn giải pháp khắc phục
“Chính sách đầu tư nước ngoài trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” [13] là một tham luận khoa học của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trình
bày tại Hội thảo quốc tế Việt Nam sẵn sàng gia nhập WTO, do Trung tâm
Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Ngân hàng Thế giới tại Việt Namđồng tổ chức ở Hà Nội từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 6 năm 2003 Bài thamluận đã trình bày tổng quan tình hình ĐTNN tại Việt Nam giai đoạn 1988 -2002; giới thiệu các cam kết quốc tế của Việt Nam về ĐTNN; cam kết vềđầu tư trong khuôn khổ WTO và tiến trình đàm phán của Việt Nam; nêulên những cơ hội và thách thức của ĐTNN đối với Việt Nam khi hội nhậpkinh tế quốc tế
“Tổng kết 20 năm Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” [110] của tác
giả Phan Hữu Thắng, đăng trên Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 1/2008 đã kháiquát kết quả FDI ở Việt Nam 20 năm qua; đánh giá tác động của ĐTNN trêncác lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường; đồng thời nêu ra một số vấn đề cótính định hướng thu hút ĐTNN giai đoạn 2006 - 2010 ở nước ta
Trang 26“Phát triển kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - Vấn đề đặt ra và một số giải pháp” [77] là bài viêt của tác giả Trần Văn Lợi Bài viết đã phân tích ảnh
hưởng tích cực của dòng vốn ĐTNN đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiệnCNH, HĐH, phát triển lực lượng sản xuất và những mặt trái của nó như làmmất cân đối vốn đầu tư giữa các vùng, lãnh thổ, ngành kinh tế; gây ô nhiễm môitrường và nguy cơ tiếp nhận công nghệ lạc hậu; từ đó kiến nghị một số giải phápphát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của vấn đề trên
Bài báo khoa học có tựa đề “Cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam
trong hội nhập kinh tế quốc tế” [51] của tác giả Nguyễn Văn Hảo, đã phân
tích vai trò quyết định của môi trường đầu tư đối với vấn đề thu hút FDI trongđiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay; khảo sát thực trạng môi trườngđầu tư của Việt Nam và đề xuất những giải pháp để cải thiện môi trường đầu
tư ở nước ta trong thời gian tới
Bài báo “Một số giải pháp cơ bản phát triển và sử dụng khu vực kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài” [95] của hai tác giả Đinh Văn Phượng và Hoàng
Thị Bích Loan đã đánh giá thực trạng phát triển và những đóng góp của khuvực kinh tế được tạo lập từ dòng vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hộicủa Việt Nam từ khi có Luật ĐTNN; những hạn chế, bất cập về thu hút, vềhiệu quả sử dụng nguồn vốn nước ngoài hiện nay và một số giải pháp khắcphục như: bảo đảm sự ổn định về kinh tế, chính trị; đẩy mạnh phát triển cơ sở
hạ tầng; xây dựng chiến lược thu hút vốn
“Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài góp phần thức đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” [7] là bài viết của tác giả Mai Văn Bảo Bài
viết này đã phân tích vai trò quan trọng của khu vực kinh tế hình thành từhoạt động ĐTNN trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước như: góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH và chuyển đổi cơ cấukinh tế theo hướng tiến bộ; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp tỷ lệngày càng tăng trong GDP; nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra nhiều ngành
Trang 27nghề, sản phẩm mới, tăng sức cạnh tranh cho nhiều sản phẩm và doanhnghiệp; nâng cao năng lực quản lý, trình độ tay nghề, thu nhập của người laođộng; phát triển kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo điều kiệnchủ động hội nhập kinh tế quốc tế
Bài báo khoa học “Thực trạng và triển vọng phát triển kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài ở Việt Nam” [124] của tác giả Hồ Thanh Thuỷ đã khái quát kết
quả đạt được và những mặt tồn tại, hạn chế của khu vực kinh tế có vốn ĐTNNsau 17 năm thực hiện Luật ĐTNN; nêu dự báo về khả năng cải thiện môi trườngđầu tư và triển vọng thu hút ĐTNN của Việt Nam trong thời gian tới
“Đầu tư nước ngoài với việc phát triển và khai thác nguồn nhân lực Việt Nam” [47] của tác giả Nguyễn Thị Như Hà là bài viết đi vào phân tích
vai trò của mở rộng, phát triển khu vực FDI trong việc phát triển và khai thácnguồn nhân lực của Việt Nam, tập trung vào các khía cạnh: tạo việc làm, thunhập cho người lao động, đặc biệt là lực lượng lao động chưa qua đào tạo;tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng chuyển đổi cơcấu kinh tế, góp phần thực hiện một trong những nội dung rất quan trọng của
sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhânlực của nước ta thông qua sử dụng, bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại lực lượnglao động trực tiếp và lao động quản lý
“Vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài ởViệt Nam hiện nay” [134] là bài viết của tác giả Ngô Quang Trung, mới đượcđăng tải đầu năm 2014, đã tóm lược về FDI tại Việt Nam, khẳng định vai tròcủa nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đồng thời cũng chỉ ramột thực trạng đáng buồn về tình trạng chuyển giá, trốn thuế của các doanhnghiệp FDI những năm gần đây, tạo nên tình trạng lỗ giả, lãi thật, gây thất thungân sách, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp trongnước, tác động không tốt đến môi trường đầu tư Trên cơ sở phân tích biểuhiện chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, tác giả đề xuất một
Trang 28số giải pháp tăng cường kiểm soát việc chuyển giá của các doanh nghiệp FDItrong thời gian tới.
Bài báo khoa học “Chính sách thu hút vốn FDI của Trung Quốc và gợi
ý cho Việt Nam” [136] được công bố bởi tác giả Trần Nam Trung đã khẳngđịnh những thành tựu trong thu hút FDI của Trung Quốc kể từ khi Chính phủnước này thực hiện cải cách, mở cửa (tháng 12 năm 1978), đưa Trung Quốctrở thành một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về thu hút FDI Theotác giả, sở dĩ Trung Quốc đạt được những thành tựu nói trên là do họ đã ápdụng các chính sách, biện pháp toàn diện, từ việc thiết lập khung cơ sở pháp
lý, tham gia các thoả thuận quốc tế về khuyến khích hợp tác đầu tư, cho đếnđầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Tác giả cũng cho rằng, thành công củaTrung Quốc là gợi ý để Việt Nam tham khảo trong việc thu hút FDI hiệu quả,phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
“Thu hút đầu tư nước ngoài - Từ những ý tưởng của Hồ Chí Minh đến thực tiễn phát triển hiện nay” [3] là công trình khoa học của tác giả Phạm Ngọc
Anh, đăng trong cuốn Việt Nam trên con đường lớn (1945 - 2005) vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Công trình khoa
học đã phân tích tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lĩnh vực thu hútĐTNN ở nước ta Theo tác giả, Hồ Chí Minh đã nhận thức rất rõ rằng, muốnphát triển, Việt Nam không thể tách rời cộng đồng thế giới, có thể dựa vào bênngoài, nhất là thu hút nguồn vốn - một yếu tố rất cần cho sự tăng trưởng mà tựthân nền kinh tế nước ta lúc đó không thể nào đáp ứng được Cũng theo tác giả,
ý tưởng thu hút ĐTNN của Hồ Chí Minh dựa trên hai cơ sở khách quan: 1) ViệtNam không những có nhu cầu mà còn có rất nhiều tiềm năng, nhất là tài nguyênthiên nhiên chưa được khai thác, thu hút sự chú ý của các nhà tư bản quốc tế; 2)Mong muốn thu hút ĐTNN có thể được thực hiện vì lực lượng sản xuất pháttriển đã phá vỡ sự ngăn cách biên giới quốc gia, quốc tế hóa hoạt động kinh tế,
và do quy luật tác động tương hỗ của các quan hệ quốc tế, tất yếu hình thành một
Trang 29dòng vốn, công nghệ chảy từ các nước có trình độ phát triển cao sang các nướcchậm tiến, lạc hậu Việt Nam có thể tiếp nhận nguồn lực quan trọng này Tác giảcũng đã làm rõ những thay đổi về chất - lượng trong hoạt động đầu tư hiện nay ởViệt Nam trên các giác độ: cơ cấu đầu tư, hình thức đầu tư, đối tác nước ngoàicùng những thay đổi trong địa bàn phân bố các dự án đầu tư.
Điều tra cơ bản các yếu tố phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ [103] là đề tài khoa học do tác giả Nguyễn Danh Sơn làm chủ nhiệm đã
nghiên cứu, điều tra cơ bản các yếu tố phát triển bền vững của vùng KTTĐ Bắc
Bộ từ đó rút ra những cơ sở khoa học cho việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lýluận, hoạch định các chính sách phát triển bền vững vùng; phát hiện những tiềmnăng, nguồn lực và phương thức phát triển mới phục vụ cho chiến lược phát triểnbền vững của đất nước nói chung và các vùng KTTĐ trong quá trình đẩy mạnhCNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế
Báo cáo tổng hợp Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 [14]
là một công trình nghiên cứu nghiêm túc, công phu do Bộ Kế hoạch và Đầu tưchủ trì thực hiện Đề án đã khái quát các yếu tố, điều kiện và thực trạng phát triểnkinh tế - xã hội của vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2001 - 2010, trên cơ sở đó xacđịnh mục tiêu, quan điểm và định hướng phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới môhình tăng trưởng và cải cách cơ cấu nền kinh tế vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn2011-2020, định hướng đến năm 2030, đồng thời đưa ra các giải pháp về cơ chếchính sách nhằm hiện thực hoá những mục tiêu, quan điểm và định hướng nóitrên, trong đó có những nội dung liên quan đến FDI
Ngoài ra, có thể tìm thấy khá nhiều bài viết trong đó đăng tải: những ýkiến nhận định, những số liệu thực tiễn, những chính sách, các quyết định vềhoạt động FDI, về thu hút FDI trong phát triển vùng kinh tế, vùng KTTĐ, thuhút FDI phát triển các ngành kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội của các địa
Trang 30phương trên các tạp chí: Cộng Sản, Kinh tế và Dự báo, Kinh tế và Phát triển,Phát triển kinh tế, Nghiên cứu kinh tế, Quản lý kinh tế, Lao động xã hội, Giáodục lý luận, Châu Á Thái Bình Dương, Tài Chính, Ngân Hàng… hay trên trangwebsite của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cổng thông tin điện tử Chính phủ, websitecủa các sở Kế hoạch và Đầu tư các địa phương với những tiêu đề phong phú,
đa dạng Đây thực sự là những tài liệu quan trọng trong quá trình nghiên cứubởi lượng thông tin lớn, tính cập nhật cao, nhiều ý tưởng mới
3 Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
3.1 Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố
Thông qua tổng quan các công trình khoa học có liên quan đến luận án,
dễ nhận thấy những thành công mà các công trình mang lại khá toàn diện, cho
dù góc độ tiếp cận khác nhau, cách đánh giá không giống nhau Các côngtrình đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn về FDI và có thểkhái quát trên một số nội dung như sau:
Thứ nhất, các công trình đó đạt được những kết quả quan trọng trong việc xây dựng khái niệm, phân tích đặc điểm, khái quát các hình thức, cùng một số vấn đề lý luận khác về FDI.
Mỗi công trình khoa học được nhắc đến trong tổng quan có cách thứctiếp cận về FDI khác nhau tùy thuộc vào góc nhìn của tác giả và không gian,thời gian mà công trình khoa học ra đời Nói cách khác, nhận thức về FDI có
sự vận động, phát triển qua từng giai đoạn lịch sử gắn với quá trình biến đổicủa các điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia, vùnglãnh thổ Mặc dù có cách tiếp cận, thời điểm công bố khác nhau, song cáccông trình khoa học đều có những những điểm tương đồng về một số tiêu chí,thể hiện trong việc đưa ra khái niệm, đặc điểm, các hình thức của FDI Những
nội dung lý luận thể hiện trong các công trình tiêu biểu như: Kinh tế có vốn
Trang 31đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay [70]; Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam [45]; Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế Việt Nam [140];
Về chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt Nam [17]; Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia của Hoa Kỳ ở Việt Nam [85]; Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - Chính sách và thực tiễn [88]… thực sự có
tác dụng rất lớn giúp nghiên cứu sinh nghiên cứu, kế thừa trong quá trình xâydựng luận án
Về cơ bản, các công trình khoa học nói trên đều khẳng định một cáchnhất quán vai trò to lớn, không thể phủ nhận của FDI đối với sự phát triểnkinh tế - xã hội của các quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam Bằngnhững cách diễn đạt khác nhau, các công trình khoa học đã khẳng định vai tròcủa FDI đối với sự phát triển của nền kinh tế, thể hiện trên nhiều yếu tố nhưgóp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại; góp phần giải quyếtviệc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần bổ sung một nguồnvốn quan trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội; góp phần chuyển giao côngnghệ và kinh nghiệm quản lý; góp phần mở rộng thị trường, tạo điều kiệnthuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia tiếp nhận đầu tư;góp phần bổ sung ngân sách, qua đó giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xã hộiquan trọng… Một số công trình bước đầu đó có sự phân tích, luận giải cácnhân tố chung nhất tác động đến FDI
Thứ hai, nhiều công trình khoa học tiêu biểu xuất hiện trong tổng quan đã phân tích, lập luận khá sâu sắc về thực trạng FDI ở Việt Nam.
Về cơ bản, đó đều là những lập luận xác đáng, có sức thuyết phục Theo
đó, trải qua thời gian, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Namkhởi xướng và lãnh đạo, đặc biệt là từ khi Luật ĐTNN chính thức có hiệu lực ởViệt Nam, FDI ngày càng có sự phát triển mạnh mẽ, thực sự trở thành động lựcquan trọng trong tiến trình CNH, HĐH đất nước Cùng với quá trình vận động,
Trang 32phát triển, FDI đã dần khẳng định trên thực tế vị thế, vai trò trong nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN, thể hiện ở những đóng góp quan trọng cho tăngtrưởng GDP, cho đầu tư phát triển xã hội, làm tăng kim ngạch xuất khẩu và tổnggiá trị sản xuất công nghiệp Vị thế vài trò ngày càng tăng của FDI còn thể hiện
ở sự lan tỏa, phát triển của FDI ở hầu hết các tỉnh, thành phố và các ngành, lĩnhvực, các vùng trên cả nước trong đó có vùng KTTĐ Bắc Bộ Các công trìnhkhoa học cũng rất chú ý đến việc chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong thu hútFDI, phân tích rõ nguyên nhân cả khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạngtrên, trong đó đề cập nhiều đến những nguyên nhân về nhận thức, về cơ chếchính sách, về vai trò quản lý của nhà nước đối với việc thu hút FDI
Thứ ba, một trong những thành công đáng ghi nhận của các công trình khoa học tiêu biểu đã công bố chính là việc đề xuất định hướng, quan điểm, giải pháp để giải quyết những vấn đề còn tồn tại
Một số công trình đề xuất giải pháp thu hút FDI nhằm phát triển kinh tế
-xã hội ở tầm cỡ quốc gia, dân tộc Một số công trình lại đề xuất giải pháp thuhút FDI trên địa bàn của một vùng kinh tế, vùng KTTĐ hay một tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương Một số công trình khác lại đề xuất giải pháp trongthu hút FDI nhằm phát triển các KCN, khu chế xuất Cũng có công trình đưa racác giải pháp nhằm thu hút FDI nhằm phát triển một ngành kinh tế nào đó.Việc đề xuất định hướng, quan điểm, giải pháp thu hút FDI trong các côngtrình khoa học tiêu biểu được thể hiện trong tổng quan cơ bản được đặt trongmối quan hệ với nhiều yếu tố như xu thế phát triển của thời đại, xu hướng vậnđộng của dòng vốn FDI, bám sát thực tiễn kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn
Vì thế, nó có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ sở để các cấp các ngành, các nhàlãnh đạo, quản lý hoạch định đường lối, chủ trương phát triển kinh tế đối ngoại,thu hút đầu tư quốc tế trong bối cảnh mở cửa, hội nhập
3.2 Những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Từ tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án, tác giả nhận thấy: FDI
là mảng đề tài rộng lớn, có nhiều bài viết, nhiều công trình khoa học đề cập ở
Trang 33góc độ lý luận, thực tiễn, hoặc đề xuất giải pháp thu hút FDI trên phạm vitoàn quốc hay quy mô nhỏ hơn là các địa phương, trong từng ngành hay từnglĩnh vực cụ thể Tuy nhiên, do đối tượng và phạm vi nghiên cứu chi phối, nêncho đến nay chưa có một công trình khoa học nào đề cập một cách hệ thống,toàn diện về FDI ở VKTTĐBB dưới góc độ kinh tế chính trị.
Bởi thế, tác giả lựa chọn đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” để nghiên cứu, đồng thời xác định những vấn đề
mà luận án tập trung giải quyết, đó là:
Thứ nhất, hoàn thiện khung lý thuyết về FDI làm cơ sở vũng chắc cho việc khảo sát thực trạng FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003 - 2013
Có thể nói đây là vấn đề hết sức quan trọng, bởi nó giúp cho tác giả cóđịnh hướng đúng đắn trong quá trình xây dựng luận án Để thực hiện vấn đềnày, trước hết cần hệ thống hóa, khái quát hóa nguyên nhân hình thành và pháttriển của FDI, đưa ra quan niệm FDI trên cơ sở nghiên cứu kế thừa khái niệmFDI mà một số tác giả đã đưa ra ở các công trình khoa học đã công bố Từ kháiniệm FDI, phải có sự luận giải rõ nét những đặc trưng của nó Thực tế, ở mộtvài công trình khoa học xuất hiện trong tổng quan, đặc điểm của FDI đã đượcchỉ ra, nhưng đó mới chỉ là những nét phác thảo ban đầu, chưa thật sâu sắc,chưa mang đậm dấu ấn cách nhìn nhận của kinh tế chính trị Cũng cần có sựthống nhất nhận thức về các hình thức FDI, đặc biệt là các hình thức FDI đượcthừa nhận theo luật pháp của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
Một trong những nội dung hết sức quan trọng để hoàn thiện khung lýthuyết là phân tích cho được những nhân tố chủ yếu tác động đến FDI Trênthực tế, có nhiều yếu tố tác động đến FDI, nhưng có thể khái quát thành cácnhân tố chủ yếu là môi trường chính trị; môi trường kinh tế; môi trường vănhoá - xã hội; môi trường pháp lý…
Dưới góc độ lý luận, để tiện cho việc khảo sát thực trạng FDI ở vùngKTTĐ Bắc Bộ, luận án cũng xác định một số tiêu chí đánh giá kết quả FDItrên các giác độ như số lượng các dự án có vốn FDI, tổng số vốn đăng ký,tổng số vốn thực hiện qua các thời kỳ; tình hình chuyển giao công nghệ và
Trang 34kinh nghiệm quản lý từ các dự án có vốn FDI; ảnh hưởng của FDI với sự pháttriển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, tiến hành nghiên cứu, khảo sát tình hình thu hút FDI ở một số nước trên thế giới nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm về cùng lĩnh vực cho vùng KTTĐ Bắc Bộ
Do phạm vi nghiên cứu chi phối, nên luận án chỉ tập trung khảo sát tìnhhình thu hút FDI ở những nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam, cụ thể
là một số nước trong khối Asean như Thái Lan, Malaysia, Singapore, đặc biệt
là Trung Quốc, một quốc gia rộng lớn, là láng giềng và là nước có sự tươngđồng về thể chế chính trị, thể chế kinh tế với Việt Nam Trên cơ sở thực tiễnthu hút FDI ở một số quốc gia trên thế giới, luận án rút ra những bài học kinhnghiệm có tính chất chung nhất, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp thu hútFDI thời gian tới ở vùng KTTĐ Bắc Bộ
Thứ ba, dựa trên khung lý luận đã xác định, đặc biệt là hệ tiêu chí đánh giá kết quả FDI, luận án tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003 - 2013
Để đảm bảo tính hệ thống, chỉnh thể, luận án dành một thời lượng thíchhợp để khái quát quá trình ra đời và phát triển của vùng KTTĐ Bắc Bộ từ khimanh nha ý tưởng hình thành các tam giác phát triển, trong đó có tam giáctăng trưởng phía Bắc với ba đỉnh là Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh dựavào những lợi thế về địa - kinh tế gắn với lý thuyết lợi thế so sánh, vào nhữngnăm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, đến khi được chính thức hóa khi Thủtướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các vùng KTTĐtrên cả nước Vùng KTTĐ Bắc Bộ có thể coi như chính thức được hình thành
về mặt pháp lý theo Quyết định số 747/1997/QĐ-TTg của Thủ tướng Chínhphủ, bao gồm năm tỉnh, thành trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng,Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và có sự phát triển theo thời gian, bổsung thêm các đơn vị hành chính mới để đến nay bao gồm 7 tỉnh, thành nhưchúng ta được biết là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, HưngYên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc
Trang 35Luận án cũng đánh giá những tiềm năng, thế mạnh cùng những khó khăn,thách thức của vùng KTTĐ Bắc Bộ đối với FDI trên các giác độ như: sự tác độngcủa vị trí địa lý vùng KTTĐ Bắc Bộ đến hoạt động FDI; số lượng, chất lượng vàkhả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn phục vụ phát triểnkinh tế - xã hội và thu hút đầu tư; thực trạng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùngKTTĐ Bắc Bộ; mức độ phát triển của thị trường vùng KTTĐ Bắc Bộ; và đặc biệt
là những đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực của vùng KTTĐ Bắc Bộ
Luận án không chỉ dừng lại ở việc khẳng định những thành công củaFDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2004 - 2013, mà quan trọng hơn là chỉ ranhững mặt còn tồn tại, phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan của hiệntrạng nói trên, đồng thời khái quát những vấn đề đặt ra cần tập trung giảiquyết đối với hoạt động này thời gian tới Đó là những nội dung liên quan đếnviệc giải quyết các mối quan hệ về lợi ích giữa chủ đầu tư với lợi ích quốcgia, lợi ích của các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ; giữa yêu cầu thuhút FDI với các nguồn lực hiện có của vùng; giữa yêu cầu cầu cao về quản lýnhà nước trong thu hút FDI với công tác quản lý nhà nước về FDI còn nhiềuhạn chế ở vùng KTTĐ Bắc Bộ
Thứ tư, từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã chỉ ra trong các chương 1 và 2, luận án tập trung đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm thu hút dòng vốn FDI vào vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn tiếp theo
Hệ thống các giải pháp được đề xuất trong luận án đi từ thống nhấtnhận thức, đổi mới tư duy trong thu hút FDI; hoàn thiện quy hoạch phát triểnFDI; xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại;phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; đến nâng cao hiệu lực quản lý nhànước đối với các dự án có vốn FDI… Những giải pháp được đề xuất trongluận án, tác giả xác định cũng chỉ là những giải pháp chủ yếu, đáp ứng nhữngyêu cầu cấp thiết đặt ra của thực tiễn thu hút FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, giảiquyết những vấn đề nổi lên, những mâu thuẫn đặt ra một cách trực tiếp nhằmhiện thực hóa những quan điểm cơ bản đã xác định ở trên
Trang 36Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM
VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1 Những vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Quá trình hình thành, phát triển; khái niệm, đặc điểm và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Có rất nhiều quan điểm khác nhau lý giải nguyên nhân hình thành và pháttriển của FDI, song tựu chung tại có hai luồng quan điểm chủ yếu, đó là quanđiểm của các nhà kinh tế học tư sản và các nhà kinh tế học chính trị mácxít
Các nhà kinh tế học tư sản như A.Smith (1776), Thomas Malthus(1798), D.Ricardo (1817), và sau này là Vernon (1966), Kojima (1973), Hymer(1976), Dunning (1988) đã có những nghiên cứu liên quan đến hoạt động đầu
tư quốc tế Họ cho quá trình hình thành và phát triển của đầu tư quốc tế có cơ
sở lý thuyết là sự phân công lao động dựa trên lợi thế so sánh và thương mạiquốc tế Theo họ, khởi nguyên của quan hệ kinh tế giữa các quốc gia bắt nguồn
từ hoạt động thương mại quốc tế Bằng học thuyết “Lợi thế so sánh Comparative advantages”, Adam Smith và David Ricardo cho rằng mỗi quốcgia trên thế giới đều chuyên môn hóa sản xuất ra một hoặc một nhóm sản phẩmvới chi phí sản xuất thấp hơn so với quốc gia khác và tiến hành xuất khẩu hànghóa này sang quốc gia đó Đồng thời quốc gia này cũng dành cơ hội để quốcgia khác sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có chi phí sản xuất thấp hơn chi phísản xuất do nước mình tiến hành mà không phụ thuộc vào quy mô sản xuất vàtrình độ phát triển Lợi thế so sánh chính là nguyên nhân hình thành, phát triểnquan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia với nhau và cũng cho thấy trình
-độ phát triển về lực lượng sản xuất giữa các quốc gia cơ bản là rất khác nhau.Như vậy, thương mại quốc tế là quan hệ đầu tiên, cơ bản và làm phát sinh quan
hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia sau này Tuy nhiên, do có sự chênh lệch về
Trang 37lực lượng sản xuất giữa các quốc gia và những trở ngại trong hoạt động thươngmại quốc tế đã hình thành và phát triển quan hệ đầu tư giữa các quốc gia Dướigóc độ nước tiếp nhận đầu tư, để phát triển một số ngành sản xuất với điều kiệnchưa cho phép hoặc sản xuất với chi phí cao thay vì phải nhập khẩu, quốc giatiếp nhận đầu tư đã kêu gọi đầu tư từ những quốc gia có thế mạnh về nhữngngành công nghiệp đó Dưới góc độ của nước đi đầu tư, những nước này mongmuốn đầu tư tại những nước có trình độ phát triển thấp hơn để tận dụng chi phísản xuất rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Tại những nước công nghiệp phát triển, do phải đối đầu với môi trườngcạnh tranh gay gắt nên tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất ởnhững quốc gia này là rất thấp Do vậy, các doanh nghiệp thường có xuhướng chuyển vốn, công nghệ và tài sản ra những nước có môi trường cạnhtranh kém hơn, với chi phí sản xuất rẻ hơn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngvốn và đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn
Các nước đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế
và thực hiện CNH, HĐH đất nước thường đối mặt với vấn đề thiếu vốn, côngnghệ hiện đại và trình độ quản lý tiến tiến Chính vì những nhu cầu này đã tạođiều kiện cho việc di chuyển vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ cácnước công nghiệp phát triển sang các nước đang phát triển
Xu hướng bảo hộ mậu dịch ngày càng tăng, nên ĐTNN là một biệnpháp hữu hiệu nhằm xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường, tránh được hàng ràothuế quan và phi thuế quan, giảm chi phí vận chuyển hàng hóa
Các nhà kinh tế học chính trị mácxít mà một trong những đại diện điểnhình là V.I.Lênin cho rằng, sự phát triển của FDI dựa trên XKTB
Ở thời kỳ CNTB tự do cạnh tranh, mặc dù kinh tế TBCN đã phát triểnmạnh mẽ, khối lượng sản phẩm được sản xuất ra ngày càng nhiều, theo đó thịtrường hàng hoá, dịch vụ cũng ngày càng được mở rộng, song XKTB chưamang tính phổ biến và cấp thiết Nhưng khi CNTB có bước phát triển mới,
Trang 38chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền - hay giai đoạn
đế quốc chủ nghĩa, với sự xuất hiện hiện tượng “thừa tư bản” thì XKTB trởthành một tất yếu kinh tế nhằm thu lợi nhuận ngày càng nhiều cho nhà tư bản.Việc luận chứng về XKTB được V.I.Lênin thể hiện hết sức khúc triết qua tác
phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” Trong
tác phẩm này, khi phân tích về nguồn gốc của XKTB, V.I.Lênin cho rằng:trong thời đại của tư bản tài chính, khi lực lượng sản xuất phát triển, đặc biệt
là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, làm cho cấu tạo hữu cơ trongtoàn bộ nền kinh tế tăng cao đã dẫn đến tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảmsút Cùng với nó là quá trình tích tụ và tập trung tư bản tăng lên dưới tác độngtrực tiếp của quy luật giá trị và quy luật tích luỹ tư bản, trong khi đó giá trịsức lao động tăng lên làm tiền công và chi phí sản xuất tăng tương ứng, dẫnđến xuất hiện phổ biến trong nền kinh tế ở các nước tư bản phát triển hiệntượng thừa tư bản V.I.Lênin còn cho rằng: “tư bản thừa” ở đây là thừa có tínhchất tương đối, tức là thừa so với lợi nhuận thấp nếu phải đầu tư trong nước,còn nếu đầu tư ra nước ngoài thì tỷ suất lợi nhuận sẽ cao hơn V.I.Lênin luậngiải: “Nếu chủ nghĩa tư bản chú ý phát triển đến nông nghiệp, đến việc nângcao mức sống của nhân dân thì không thể có hiện tượng thừa tư bản” “Chừngnào chủ nghĩa tư bản vẫn còn là chủ nghĩa tư bản, số tư bản thừa vẫn cònđược dùng không phải là để nâng cao mức sống của quần chúng trong nước
đó, vì như thế sẽ đi đến kết quả là giảm bớt lợi nhuận của bọn tư bản, mà là đểtăng thêm lợi nhuận bằng cách xuất khẩu tư bản ra nước ngoài, vào nhữngnước lạc hậu” [71, tr.456] V.I.Lênin cũng khẳng định, nền kinh tế TBCN,đặc biệt là ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, luôn chịu sự tác động của quy luậtphát triển không đều Dưới tác động của quy luật này đã nảy sinh hiện tượngmột số nền kinh tế của các quốc gia này phát triển rất nhanh, trong khi rấtnhiều nền kinh tế khác lại ở trạng thái chậm và đang phát triển
Trang 39Trong một hệ thống kinh tế thế giới TBCN thống nhất, khi luôn tồn tạimột nhóm nước phát triển thừa tư bản, nhưng phần lớn các nước chậm vàđang phát triển lại thiếu tư bản, công nghệ, thừa lao động, nguyên liệu và sứclao động rẻ, thị trường dễ tính, thì tư bản nơi thừa sẽ chảy sang nơi thiếu tạothành dòng XKTB Do đó, XKTB là một khách quan về kinh tế bắt nguồn từ
sự vận động nội tại của chính bản thân các quy luật trong CNTB
Xét về khía cạnh đầu tư, XKTB tồn tại dưới hai hình thức đó là: XKTBdưới hình thức gián tiếp hay đầu tư gián tiếp; XKTB dưới hình thức trực tiếphay đầu tư trực tiếp Xuất khẩu tư bản trực tiếp là hình thức đầu tư thông quaviệc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp tại các nước khác (nước nhập khẩu tư
bản), có sự quản lý trực tiếp của các nhà tư bản với tài sản dùng để xây dựng
các nhà máy, xí nghiệp nói trên
Cùng với việc lý giải nguyên nhân của ĐTNN thông qua XKTB, cácnhà kinh điển mácxít cho rằng, CNTB đã thiết lập quan hệ đầu tư quốc tế từcác nước tư bản phát triển sang các nước thuộc địa nhằm tìm kiếm lợi nhuận,khai thác tài nguyên thiên nhiên và duy trì sự áp bức, bóc lột tại hệ thốngthuộc địa do mình quản lý
1.1.1.2 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đầu tư nước ngoài và cùng với đó là FDI đã xuất hiện trong thời kỳchuyển từ CNTB tự do cạnh tranh sang CNTB độc quyền Tuy nhiên, chỉ đếnsau chiến tranh thế giới thứ II, do nhu cầu của công cuộc tái thiết kinh tế ởmột loạt quốc gia và điều kiện giao lưu quốc tế trở nên thuận tiện, FDI mới có
sự gia tăng mạnh mẽ Chính sự gia tăng mạnh mẽ của dòng FDI trên thực tế
đã thu hút sự quan tâm của các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các nhà khoahọc bằng việc đưa ra khái niệm về FDI, nhằm giúp các quốc gia hoạch địnhchính sách kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu
tư quốc tế
Trang 40Một trong những khái niệm về FDI được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay
là khái niệm do Quỹ Tiền tệ quốc tế - IMF (International Moneytary Fun) và
Tổ chức Hợp và Phát triển kinh tế - OECD (Organisation for Economic
Cooperation and develoment) đưa ra dựa trên khái niệm về cán cân thanh toán.
Theo IMF: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có lợi ích lâu dài của
một doanh nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư - hosting country),không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư - sourcecountry) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp” [157,tr.100] Khái niệm này nhấn mạnh lợi ích lâu dài của nhà đầu tư thông quaviệc quản lý doanh nghiệp một cách trực tiếp Đây cũng là một trong nhữngđặc tính để phân biệt giữa đầu tư trực tiếp với đầu tư gián tiếp trong nền kinh
tế thị trường hiện đại
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - OECD cũng đưa ra khái niệm
về FDI tương tự khái niệm của IMF Tuy nhiên, OECD có quan niệm rất rộng
về chủ thể FDI Theo đó, chủ thể FDI có thể là cá nhân hoặc tổ chức thuộc cơquan chính phủ hoặc không thuộc cơ quan chính phủ đầu tư tại nước ngoài
Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD đã đưa
ra định nghĩa về FDI như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mốiliên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân (nhàđầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp ở mộtnền kinh tế khác (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc chi nhánhnước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp)” [160, tr.243] Khái niệm này nổilên hai đặc trưng, đó là quyền kiểm soát lâu dài và lợi ích khống chế
Hoa Kỳ là một trong những nước tiếp nhận đầu tư đồng thời tiến hànhđầu tư lớn nhất trên thế giới cũng đưa ra khái niệm về FDI Theo đó: “Đầu tưtrực tiếp nước ngoài là bất kỳ dòng vốn nào thuộc sở hữu đa phần của côngdân hoặc công ty của nước đi đầu tư có được từ việc cho vay hoặc dùng đểmua sở hữu của doanh nghiệp nước ngoài” [158, tr.432] Hoa Kỳ coi việc sởhữu đa phần chỉ chiếm 10% giá trị của doanh nghiệp nước ngoài trở lên