1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công nghệ sản xuất dầu đậu phộng bằng phương pháp ép nhiệt

45 3K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

Công nghệ sản xuất dầu đậu phộng bằng phương pháp ép nhiệt

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HCM

Lớp: 03DHTP3 Môn học: Công nghệ sản xuất dầu thực vật

TIỂU LUẬN Tên đề tài:

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DẦU ĐẬU PHỘNG BẰNG

PHƯƠNG PHÁP ÉP NHIỆT

Nhóm thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Chung

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN TỔNG QUAN

1 Giới thiệu về cây đậu phộng

1.1 Nguồn gốc, phân bố diện tích và sản lượng

1.2 Tình hình sản xuất đậu phộng ở Việt Nam

1.3 Các giống đậu phộng ở Việt Nam

1.4 Thành phần sinh hóa của hạt Đậu phộng

1.5 Giá trị kinh tế của cây đậu phộng

1.5.1 Giá trị dinh dưỡng

1.5.2 Giá trị xuất khẩu

1.5.3 Giá trị công nghiệp

1.5.4 Giá trị nông nghiệp

2 Giới thiệu về dầu đậu phộng

3 Sản phẩm dầu đậu phộng đang tiêu thụ trên thị trường hiện nay

XÂY DỰNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

1 Chỉ tiêu chất lượng của đậu phộng dùng làm nguyên liệu cho sản xuất dầu đậu phộng (TCVN 2383 – 1993)

1.1 Đối với quả đậu phộng

1.2 Đối với hạt đậu phộng

2 NaOH: dùng trong quá trình luyện kiềm, yêu cầu hóa chất có độ tinh khiết cao, không lẫn tạp chất

3 Yêu cầu về chất hấp phụ

4 Quy trình công nghệ sản xuất dầu đậu phộng

5 Thuyết minh quy trình công nghệ

5.1 Bóc tách vỏ:

5.2 Nghiền

5.3 Chưng sấy bột nghiền

5.3.1 Chưng sấy bột nghiền nhằm mục đích sau:

5.3.2 Chưng sấy bột nghiền có thể dùng hai chế độ:

5.3.3 Những biến đổi xảy ra trong quá trình chưng sấy:

Trang 3

5.3.4 Phương pháp và thiết bị chưng sấy:

5.3.5 Một số yêu cầu công nghệ trong công đoạn chưng sấy:5.4 Ép dầu

5.4.1 Cơ chế của quá trình ép:

5.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất ép:

5.8.3 Quá trình trung hòa:

5.9 Rửa, Sấy dầu

TÍNH TOÁN NGUYÊN LIỆU BAN ĐẦU

TÍNH TOÁN LƯỢNG KIỀM

TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG CỦA DẦU

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Cây và hạt đậu phộng 2

Hình 2: Dầu đậu phộng 8

Hình 3: Dầu đậu phộng Bảo An 9

Hình 4: Dầu phụng Mười Thanh 10

Hình 5: Dầu đậu phộng Tường An 10

Hình 6: Dầu đậu phộng Orin 10

Hình 7: Dầu đậu phộng Amami 10

Hình 8: Quả đậu phộng 13

Hình 9: Hạt đậu phộng 14

Hình 10: Qui trình sản xuất dầu đậu phộng 15

Hình 11: Máy bóc tách vỏ đậu phộng 17

Hình 12: Máy nghiền búa 19

Hình 13: Nồi chưng sấy đứng 22

Hình 14: Nồi chưng sấy nằm 22

Hình 15: Máy ép vít 25

Hình 16: Thiết bị lọc khung bản 27

Hình 17: Thiết bị trung hoà 30

Hình 18: Hệ thống tẩy màu 33

Hình 19: Tháp khử mùi 34

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Diện tích năng suất sản lượng đậu phộng trên thế giới từ năm 2005-2010 3

Bảng 2: Sản lượng của 10 quốc gia hàng đầu sản xuất đậu phộng 5

Bảng 3: Thành phần sinh hoá của hạt đậu phộng 5

Bảng 4: Một số tính chất chung của dầu đậu phộng 7

Bảng 5 : Phân loại quả đậu phộng 12

Bảng 6: Phân loại hạt đậu phộng 13

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong các ngành công nghệ thực phẩm, dầu thực vật chiếm một vị trí rất quantrọng Ngoài ý nghĩa trực tiếp về mặt nhiệt lượng và sinh lý đối với người, dầu thựcvật còn là nguyên liệu cần thiết trong ngành chế biến và bảo quản thực phẩm, lươngthực Do đó, việc đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩmkhông thể tách rời việc phát triển các nguồn dầu thực vật để đạt được yêu cầu về sốlượng cũng như về chất lượng Chính vì những tác dụng hữu ích đó mà mục tiêu củacông nghiệp dầu thực vật là hướng vào phục vụ nhu cầu chế biến lương thực và thựcphẩm Ngày nay, người ta đã tìm ra những biện pháp tích cực để hạn chế mức sử dụnghoặc tiến tới không sử dụng dầu thực vật trong một số ngành công nghiệp khác để ưutiên cung cấp dầu thực vật cho các nhu cầu ăn uống và chế biến lương thực, thựcphẩm

Dầu thực vật đã được sử dụng trong sản xuất cũng như trong đời sống từ rất lâu,đây cũng chính là một nguồn cung cấp năng lượng lớn Dầu thực vật được dùng rấtphổ biến trong quá trình cthức ăn hằng ngày trong mọi gia đình Ví dụ như: Dầu đậuphộng có thể đun nấu ở nhiệt độ cao, lý tưởng cho chiên, nướng, chiên giòn với nhiềudầu Dầu rất phổ biến trong ẩm thực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng

Song song với quá trình sử dụng dầu thực vật, công nghệ chế biến dầu cũng rấtphát triển, từ khâu chiết tách thu dầu thực vật đến kỹ thuật tinh luyện giúp dầu thực vật

có chất lượng cao hơn

Trong bài tiểu luận này nhóm em xin trình bày về công nghệ sản xuất dầu đậuphộng bằng phương pháp ép nhiệt và quy trình tinh luyện dầu đậu phộng Trong quátrình thực hiện đề tài này, chúng em đã cố gắng tham khảo nhiều tài liệu chuyênngành, tìm kiếm chọn lọc những thông tin chính xác nhưng vì trình độ chuyên môncòn nhiều hạn chế nên khó tránh khỏi những sai sót Chúng em rất mong nhận được sựgóp ý của thầy để nội dung của bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

PHẦN TỔNG QUAN

1. Giới thiệu về cây đậu phộng

Đậu phộng, còn được gọi là lạc hay đậu phụng (danh pháp khoa học: Arachis

hypogaea), là một loài cây thực phẩm ngắn ngày thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại Nam

Mỹ Nó là loài cây thân thảo hàng năm tăng có thể cao từ 30–50 cm Lá mọc đối, képhình lông chim với bốn lá chét, kích thước lá chét dài 1–7 cm và rộng 1–3 cm Hoadạng hoa đậu điển hình màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2–4 cm Sau khi thụphấn, quả phát triển thành một dạng quả đậu dài 3–7 cm, chứa 1-4 hạt (ánh), và quả(củ) thường dấu xuống đất để phát triển Trong danh pháp khoa học của loài cây nàythì phần tên chỉ tính chất loài có hypogaea nghĩa là "dưới đất" để chỉ đặc điểm quảđược dấu dưới đất

Đậu phộng là cây thực phẩm, cây có dầu quan trọng Trong số các loại cây hạt

có dầu trồng hàng năm trên thế giới, đậu phộng đứng thứ hai sau đậu tương về diệntích trồng cũng như sản lượng Hiện có hơn một trăm nước trồng đậu phông Châu Áđứng hàng đầu thế giới về diện tích trồng đậu phộng cũng như sản lượng, tiếp theo làchâu Phi, Bắc Mỹ rồi đến Nam Mỹ Hiện nay châu Á và vùng Bắc Mỹ có chiều hướng

mở rộng diện tích trồng đậu phộng hơn các vùng khác

1.1. Nguồn gốc, phân bố diện tích và sản lượng

Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã phát hiện sự phân bố rộng rãi các vùngtrồng đậu phộng ở Nam Mỹ, đặc biệt trên những vùng đảo Tây Ấn, Mêhicô, vùng biểnĐông - Đông bắc Braxin, trên những dải đất ấm áp của vịnh Ria Plata (Achentina,Paragoay, cực Tây Nam Braxin, Pêru)

Hình 1: Cây và hạt đậu phộng

Trang 9

Sự phân bố của đậu phộng: Đậu phộng được trồng rộng rãi ở nhiều nước như

Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Braxin và Achentina Hiện nay ở các nước như Ghana,Malavi, Mali, Xômali, Sudan, Thái Lan, Việt Nam diện tích trồng đậu phộng đangtăng lên

Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng đậu phộng trên thế giới từ 2005 – 2010

(Nguồn: USDA Foreign Agricultural Service: Table 13 Peanut Area, Yield, and Production)

1.2. Tình hình sản xuất đậu phộng ở Việt Nam

Trong số các nước trồng đậu phộng ở châu Á, Việt Nam đứng hàng thứ năm

về sản lượng Ngoài ra đậu phộng là một trong các loại cây xuất khẩu thu ngoại tệ củanước ta Tuy đậu phộng có vai trò quan trọng như vậy nhưng những nghiên cứu về đậuphộng ở nước ta nhìn chung vẫn còn ít

Bảng 2: Sản lượng của 10 quốc gia hàng đầu sản xuất đậu phộng

Trang 10

Từ năm 2001 đến 2006, diện tích trồng đậu phộng đã tăng 25.3 nghìn ha, đặcbiệt năng suất đậu phộng tăng từ 1.48 tấn/ha lên 1.73 tấn/ha Năng suất đậu phộng liêntục tăng từ 2 thập kỷ trở lại đây cùng với việc mở rộng diện tích trồng đậu phộng đãđưa sản lượng đậu phộng lên 0.45 triệu tấn vào năm 2004 và ổn định cho đến 2006.Với hiệu quả cao từ trồng đậu phộng trái vụ, hiện nay nhiều địa phương ở một số tỉnhcủa vùng Đồng bằng sông Cửu Long xác định cây đậu phộng là một trong những câychủ lực trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

1.3. Các giống đậu phộng ở Việt Nam

Hiện có khoảng 24 giống đậu phộng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn công nhận tạm thời và chính thức từ các công trình nghiên cứu của các Viện

và Trung tâm, chủ yếu bằng con đường nhập khẩu từ ICRISAT, Úc, Trung Quốc, một

số ít dùng đột biến phóng xạ và phục tráng giống địa phương (Phạm Đồng Quảng,2005) Gần đây nhiều giống mới đã phát huy tốt trong sản xuất như giống VD1, VD2,VD5, VD6, VD7 (Ngô Thị Lam Giang, 2005); giống MD7, L14, L08, L18 (Ngô ThếDân, Nguyễn Xuân Hồng, 2000); giống ĐT1, ĐT2 (Lê Tiến Dũng, 2002); giống HL

25 (Hoàng Kim, Phạm Văn Ngọc, 1999) và một số giống đang khảo nghiệm diện rộnggần đây như GV3, GV6 và GV7 (Trần Văn Sỹ, 2005) Tại Sóc Trăng, giống đậuphộng VD 6, cho năng suất vượt đối chứng 13 – 32 % (Ngô Thị Lam Giang, Thái

Trang 11

Nguyễn Quỳnh Thư, 2005) Khi khảo nghiệm các giống đậu phộng ở nhiều vùng sinhthái qua các vụ trồng cho thấy: Đông Xuân là vụ trồng lý tưởng đối cây đậu phộng tạiĐồng bằng sông Cửu Long, năng suất đậu phộng vụ này đạt 3.5 – 4.5 tấn/ha cao gầngấp đôi so với vụ Hè Thu và Thu Đông tại Đông Nam Bộ và Tây Nguyên Các giống

VD 01 – 1, VD 99 – 3, VD 99 – 6 thích nghi rộng ở các vùng sinh thái và đặc biệt cácgiống VD 99 – 19, MD 7 thích nghi trong điều kiện thâm canh cao ở Đồng bằng sôngCửu Long (Nguyễn Văn Chương, 2006)

Qua quá trình tìm hiểu chúng tôi thấy rằng giống VD1 có ở Đông Nam Bộ,được xếp vào nhóm giống tiến bộ khoa học kỹ thuật và có hàm lượng protein cao thíchhợp làm nguyên liệu để sản xuất PPC/PPI Giống VD1 có thời gian sinh trưởng 90ngày Chiều cao trung bình 24 – 50cm giống thuộc dạng hình thực vật Spanish, lá cómàu xanh, vỏ láng, vỏ quả mỏng, vỏ lụa

1.4. Thành phần sinh hóa của hạt Đậu phộng

Bảng 3: Thành phần sinh hóa của hạt Đậu phộng (% khối lượng)

Trang 12

Tro 1,8 – 2,9 1,9 – 4,6 2,1

-( * : thay đổi theo kĩ thuật xử lý và cất giữ, thường từ 5 – 8%)

( Nguồn: Theo phân tích của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA))

1.5. Giá trị kinh tế của cây đậu phộng

1.5.1. Giá trị dinh dưỡng

Sản phẩm chính của cây đậu phộng là hạt đậu phộng

Hạt đậu phộng là loại hạt to và có chứa nhiều dinh dưỡng Trong hạt hầu như

có đầy đủ các chất đại diện cho tất cả các nhóm chất hoá học hữu cơ và rất nhiều chất

vô cơ như lipid, protein, glucid, và các amin… Trong đó lipid (dầu) chiếm tỉ lệ lớnnhất, sau đó là protein và glucid Nó cung cấp một nguồn năng lượng rất lớn Trong100g hạt đậu phộng cung cấp 590kcal, trong khi trị số ở đậu tương là 411kcal, gạo tẻ

là 353 kcal, thịt lợn nạt là 286kcal…

1.5.2. Giá trị xuất khẩu

Trên thị trường thế giới, đậu phộng là mặt hàng của nhiều nước Do giá trịnhiều mặt của hạt đậu phộng nên chưa bao giờ đậu phộng mất thị trường tiêu thụ.Theo số liệu của FAO 1999, hiện đang có 100 nước đang trồng và xuất khẩu đậuphộng Ở Xênêgan, giá trị đậu phộng chiếm 80% giá trị xuất khẩu, ở Nigiêria chiếm60% giá trị xuất khẩu.Hiện nay có 5 nước xuất khẩu đậu phộng chủ yếu, đó là: TrungQuốc, Mỹ, Argentina, Ấn Độ và Việt Nam Các nước phải nhập khẩu đậu phộng làNhật Bản, Inđônêxia, Canada, Philipin, Đức…Ở Việt Nam sản lượng đậu phộng xuấtkhẩu dao động từ 100-130 nghìn tấn Khối lượng xuất khẩu từ năm 1990 đến nay cóchiều hướng tăng, tuy nhiên sự tăng ấy còn ở mức độ chậm Mặt hàng xuất khẩu chủyếu là hạt, song về chất lượng của chúng ta còn rất thấp vì kích cỡ hạt nhỏ, hàm lượngdầu thấp nên giá trị chưa cao Năm 1990, sản lượng của xuất khẩu Việt Nam chỉ đạt 70nghìn tấn trong khi tổng sản lượng sản xuất ra là 213 nghìn tấn

1.5.3. Giá trị công nghiệp

Do giá trị dinh dưỡng của đậu phộng, con người đã sử dụng như một nguồnthực phẩm quan trọng Ngoài việc dùng để ăn dưới nhiều hình thức như luộc, rang,nấu xôi, làm bánh kẹo, chao dầu… đậu phộng được dùng để ép dầu ăn và khô dầu đểchế biến nước chấm và chế biến các mặt hàng khác Gần đây nhờ công nghiệp thực

Trang 13

phẩm phát triển, người ta chế biến nhiều mặt hàng thực phẩm có giá trị từ đậu phộngnhư đậu phộng rút dầu, bơ đậu phộng, chao,phomat sữa, sữa đậu phộng… được sửdụng chế biến nhiều loại thuốc trong y dược, dùng làm dầu nhờn để xoa máy, bỏ trục

xe, loại dầu xấu dùng để nấu xà phòng

1.5.4. Giá trị nông nghiệp

Đậu phộng là cây trồng có ý nghĩa nhất là đối với các nước nghèo vùng nhiệtđới Sản phẩm phụ của đậu phộng là thức ăn quý cho động vật nuôi Khi ép dầu sảnphẩm phụ là khô dầu với lượng dinh dưỡng khá cao làm thức ăn cho gia súc gia cầm.Dùng khô dầu trong khẩu phần thức ăn sẽ làm tăng sản lượng trứng của gà, làm lợntăng trọng nhanh hơn Khi phân tích thân lá đậu phộng thì có 47% đường bột, trên15% chất hữu cơ chứa Nitơ và 1,8% chất béo nên thân lá đậu phộng cũng có thể dùnglàm thức ăn cho gia súc

2. Giới thiệu về dầu đậu phộng

Dầu Phộng là một hỗn hợp Glicerid gồm: 80% Acid béo không no và 20% Acidbéo no Thành phần Acid béo trong hạt dầu thay đổi tùy theo giống và điều kiện trồngtrọt

Các Glicerid trong Dầu Phộng chứa 3 Acid béo chính: Acid Oleic (Omega-9):

43 – 65%, Acid Linoleic (Omega-6): 20 – 37%, Acid Palmitic:14 – 20%

Ở nhiệt độ bình thường, Dầu Phộng là một chất lỏng màu vàng nhạt, có độ nhớtthấp, có hương thơm và mùi vị như hạt dẻ

Bảng 4 : Một số tính chất chung của Dầu Phộng

Trang 14

Độ nhớ trung bình ở 200C 71,07 – 86,15 centipose

Nhiệt Độ chuẩn

26 – 320C

Nhiệt lượng nóng chảy

21,7 cal/g (không hidro hoá)24,7 cal/g (hidro hoá)

Hình 2: Dầu đậu phộng

Giá trị dinh dưỡng

Trong dầu phộng nguyên chất có các chất đạm, béo, amino acid, lecithin,purine, canxi, phospho, sắt Chất lysine trong hạt đậu phộng có tác dụng phòng ngừalão hóa sớm và giúp tăng trí tuệ của trẻ em Acid glutamic và acid aspartic thúc đẩy sựphát triển tế bào não và tăng cường trí nhớ Ngoài ra chất catechin trong đậu phộngcũng có tác dụng chống lão hóa hiệu quả giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật

Dầu Phộng chứa các Vitamin hòa tan trong dầu, trong đó nhiều nhất là Vitamin

E – một yếu tố quan trọng trong tổng hợp hormone sinh dục, chống oxy hóa Hai Acidbão hòa có trong dầu Đậu phộng là Acid Arachidic (C20) và Acid Lignoceric (C24)

Trang 15

thấy trong bơ ca cao và trong bơ sữa bò Đây là hai Acid béo bão hòa dạng CIS nênkhông gây nguy hiểm cho tim mạch…

Dầu phộng được sử dụng để làm giảm cholesterol và ngăn ngừa bệnh tim Nó

có thể làm giảm cholesterol xấu, triglycerid thấp hơn, giảm nguy cơ bệnh tim và giúpgiảm cân Hầu hết các chất béo từ dầu phộng có thể làm giảm cholesterol xấu và ngănngừa bệnh tim, mặc dù có một chế độ ăn giàu chất béo

Dầu phộng cung cấp một số lợi ích sức khỏe và cung cấp một nguồn chất béolành mạnh Ngoài ra, dầu phộng thường chi phí ít hơn so với dầu ô liu, dầu mè, dầuhướng dương, mặc dù nó chứa hầu hết các chất dinh dưỡng và cung cấp nhiều lợi íchnhư nhau

3. Sản phẩm dầu đậu phộng đang tiêu thụ trên thị trường hiện nay

Hình 3: Dầu đậu phộng BẢO AN

Trang 16

Hình 4: Dầu phụng Mười Thanh

Hình 5: Dầu đậu phộng TƯỜNG AN

Hình 6: Dầu đậu phộng Orin

Hình 7: Dầu đậu phộng Amami

Trang 18

XÂY DỰNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

1. Chỉ tiêu chất lượng của đậu phộng dùng làm nguyên liệu cho sản xuất dầu đậu phộng (TCVN 2383 – 1993)

1.1. Đối với quả đậu phộng

− Quả đậu phộng phải khô, độ ẩm không lớn hơn 9% khối lượng

− Quả đậu phộng phải tương đối đồng đều, không được để lẫn quá 5%quả đậu phộng khác loại và không được phép lẫn các loại hạt khác, đặc biệt làhạt ve và hạt trẩu

− Màu sắc, mùi vị và trạng thái bên ngoài bình thường, đặc trưng choquả đậu phộng đã được chế biến khô

− Quả đậu phộng không có sâu mọt sống và mốc

− Quả đậu phộng được phân thành 3 hạng quy định trong bảng sau:

Bảng 5: phân loại quả đậu phộng

Tên chỉ tiêu

MứcHạng

1

Hạng2

Hạng3

1.Quả đậu phộng rỗng (không có hạt) tính theo % khối

lượng quả không lớn hơn

Trang 19

Hình 8 Quả đậu phộng

1.2. Đối với hạt đậu phộng

− Hạt đậu phộng phải chế biến khô, độ ẩm tính theo khối lượng không lớn hơn7%

− Hạt đậu phộng phải sạch, không có sâu mọt sống và mốc, đặc biệt loại trừ hạt

có màu sắc nhợt nhạt, bị mốc trắng, mốc xám hoặc bám đầy bào tử nấm mốcvàng xanh

− Không được phép lẫn các hạt đậu phộng khác loại quá 5% và không được lẫncác hạt ve, hạt trẩu

− Màu sắc, mùi vị và trạng thái bên ngoài đặc trưng cho hạt đậu phộng đã chếbiến khô

Bảng 6 : Phân loại hạt đậu phộng

Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3

Trang 20

1.Hạt không hoàn thiện tính theo % khối

lượng a.Hạt tróc vỏ lụa và hạt tách đôi, không

− Các chất hấp phụ thường sử dụng là: silicagen, than hoạt tính, đất tẩymàu …

− Vì các kiểu hấp phụ không có khả năng liên kết các dạng chất màu lên

bề mặt của mình như nhau nên việc tẩy màu có hiệu quả khi chất hấpphụ được sử dụng là hỗn hợp các chất

4. Quy trình công nghệ sản xuất dầu đậu phộng

Hình 9 Hạt đậu phộng

Trang 21

Hạt đậu phộng

Bóc tách vỏNghiềnChưng sấy

Dầu thô

Rửa, sấy dầuThủy hóa

Trang 22

5. Thuyết minh quy trình công nghệ

5.1. Bóc tách vỏ:

Thành phần chủ yếu của vỏ là xenlulo và hemixenlulo hầu như không chứa dầuhoặc chứa rất ít, hơn nữa vỏ đảm nhiệm chức năng bảo vệ cơ học cho quả hoặc hạt dầunên độ bền của vỏ lớn hơn nhân rất nhiều (nếu để vỏ sẽ gây khó khăn cho quá trìnhép) Mặt khác, muốn hiệu suất tách dầu cao, các tế bào nhân cần phải được phá vở triệt

để nhằm giải phóng dầu ra ở dạng tự do nên phải qua công đoạn nghiền, chính vì vậybóc và tách vỏ trước khi nghiền nhằm vào các mục đích sau:

− Tạo điều kiện cho việc nghiền nhân được dễ dàng, đạt độ nhỏ mongmuốn,

− Giảm tổn thất dầu trong sản xuất vì vỏ có tính hút dầu cao

Ngoài ra, vỏ là nơi tập trung nhiều chất màu, nếu không bóc vỏ trước khi ép,dưới ảnh hưởng của nhiệt độ cao chất màu tan mạnh vào dầu làm cho dầu có màu xấu

Để hiệu suất bóc vỏ cao, khối nguyên liệu phải đồng đều về kích thước do đócần phải phân loại trước khi bóc tách vỏ Người ta thường dùng sàng để phân loại

Ngoài ra, trong quá trình bóc tách vỏ, độ ẩm của nguyên liệu đóng vai trò rấtquan trọng Nếu nguyên liệu quá khô khi vào máy xát sẽ làm cho nguyên liệu nátnhiều, các vụn vỡ này theo quạt hút ra ngoài làm tổn thất nguyên liệu, trong trườnghợp nguyên liệu quá ẩm, vỏ không đủ độ dòn cho việc bóc tách nên hiệu suất kém.Một số nguyên liệu có vỏ mỏng và dai như đậu nành không cần phải bóc tách vỏ vìgây quá nhiều tổn thất Vì thế trong sơ đồ công nghệ sản xuất dầu đậu nành không cócông đoạn bóc tách vỏ cho dù lượng dầu tổn thất trong quá trình sản xuất có tăng lên

Mỗi loại nguyên liệu chứa dầu có độ bền cơ học khác nhau nên đối với mỗi loạinguyên liệu khác nhau người ta dùng các loại máy bóc vỏ có cơ cấu khác nhau Cácloại máy này thường dựa vào các nguyên tắc cơ bản như sau:

− Phá vở vỏ nguyên liệu do ma sát với bề mặt nhám, phương pháp này dựatrên cơ sở là khi nguyên liệu vào máy với vận tốc xác định, xảy ra sự tiếp xúcvới giữa bề mặt nguyên liệu với bề mặt nhám của thiết bị, từ đó hình thành lựccản hảm sự chuyển động của nguyên liệu làm vỏ bị tróc ra khỏi nguyên liệu

− Phá vở vỏ nguyên liệu do kết quả của sự va đập lên một bề mặt rắn,phương pháp này dựa trên cơ sở nguyên liệu chuyển động với vận tốc nào đó vađập lên một bề mặt rắn cũng đang chuyển động

− Phá vở vỏ nguyên liệu dựa vào lực cắt bằng các cơ cấu dao, nguyên lý cơbản của phương pháp này là khi nguyên liệu vào khe giữa của các dao chuyểnđộng và dao tĩnh, các lưỡi dao bố trí trên các đĩa sẽ xát vỏ, giải phóng nhân

Ngày đăng: 12/12/2015, 09:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w