1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi– học sinh năng khiếu ở trường tiểu học trường yên

29 479 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 261 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOA LƯTRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯỞNG YÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HỌC SINH NĂNG KHIẾU Người thực hiện : Phạm Th

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOA LƯ

TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯỞNG YÊN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

HỌC SINH NĂNG KHIẾU

Người thực hiện : Phạm Thị Thúy Lệ Chức vụ : Hiệu trưởng

Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Trường Yên, huyện Hoa Lư

Trang 2

Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạođức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất vànăng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc.

Điều 2 - Luật Giáo dục năm 2005

Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho

sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹnăng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở

Điều 27 - Luật Giáo dục năm 2005

Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết

về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tínhtoán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát,múa, âm nhạc, mỹ thuật

Điều 28 - Luật Giáo dục năm 2005

Cùng với việc thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu của giáo

Trang 3

dục tiểu học nói riêng, việc bồi dưỡng học sinh giỏi-học sinh năng khiếu(BDHSG - HSNK), ươm trồng những hạt giống nhân tài cho đất nước là mộtnhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết vì những người tài bao giờ cũng là nhân tốquan trọng để thúc đẩy xã hội phát triển Việc Bồi dưỡng HSG-HSNK cần phảiđược tiến hành ngay từ bậc học đầu tiên- bậc Tiểu học.

Đã từ lâu việc phát hiện và bồi dưỡng HSG - HSNK là nhiệm vụ trọng tâmtrong trường Tiểu học Trong vài năm gần đây ở trường tiểu học Trường Yên

đã có được những thành tích đáng kể trong công tác bồi dưỡng HSG-HSNK.Song nhà trường cũng gặp những khó khăn nhất định, kết quả thực sự chưa đápứng với mục tiêu đề ra Đây cũng là một lĩnh vực cần được nghiên cứu mộtcách nghiêm túc và đề xuất các biện pháp hữu hiệu, khả thi để đạt kết quả caohơn

Xuất phát từ những vấn đề trên, bản thân tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài:

“Biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi– học sinh năng khiếu ở trường tiểu học Trường Yên”.

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu lí luận của việc bồi dưỡng HSG - HSNK

- Tìm hiểu thực trạng việc bồi dưỡng HSG - HSNK trong những năm qua

ở trường tiểu học Trường Yên

- Hệ thống hoá và đề xuất các biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng HSG-HSNKnhằm nâng cao chất lượng học sinh mũi nhọn của nhà trường

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng HSG - HSNK ở trường tiểu họcTrường Yên

IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Do điều kiện thời gian và phạm vi của đề tài, tôi chỉ nghiên cứu việc chỉ

Trang 4

đạo bồi dưỡng HSG - HSNK ở Trường tiểu học Trường Yên từ năm học

2010-2011 cho đến nay

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

- Nghiên cứu các chỉ thị của Đảng, nhà nước, của ngành giáo dục chỉ đạocông tác bồi dưỡng năng khiếu, phát hiện nhân tài

- Tham khảo các tạp chí, các tài liệu có liên quan đến việc chỉ đạoBDHSG - HSNK

2.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp toạ đàm trao đổi

Trang 5

trong thời kì CNH, HĐH đã khẳng định “Không tổ chức lớp chọn ở các cấp học,

không tổ chức trường chuyên ở TH và THCS”.

Tuy nhiên trong thực tiễn chúng ta không nên hiểu đồng nhất hai kháiniệm: “mở trường chuyên, lớp chọn” với việc “phát triển và bồi dưỡng HSG -HSNK” Việc phát hiện và bồi dưỡng HSG -HSNK là một nhiệm vụ trọng tâm củamỗi nhà trường nói chung, trường Tiểu học nói riêng

Việc tổ chức BDHSG - HSNK và thi chọn nhằm động viên khuyến khíchnhững học sinh giỏi được các giáo viên dạy giỏi góp phần thúc đẩy việc cải tiếnchất lượng dạy và học, chất lượng của việc quản lí chỉ đạo của các nhà trườngđồng thời phát hiện học sinh có năng khiếu để tiếp tục bồi dưỡng ở cấp học caohơn nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước

2.Tầm quan trọng của việc chỉ đạo BDHSG – HSNK:

Việc phát hiện và BDHSG - HSNK là nhiệm vụ của từng nhà trường mà cụthể là từng nhà quản lí, từng giáo viên giảng dạy Năng khiếu của học sinh nếuđược phát hiện và bồi dưỡng sớm sẽ định hướng phát triển và dần định hình trởthành những học sinh giỏi Ngược lại, mầm móng năng khiếu của các em bị thuichột và ít có khả năng trở thành học sinh giỏi Tiến sĩ Đào Duy Huân đã viết:

Trang 6

“Chất xám là một tài nguyên quan trong bậc nhất của đất nước nhưng thứ tài nguyên quan trọng này chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định của một đời người Không sử dụng nó, không phát huy nó rồi tự nó cũng biến mất”

3.Quan niệm về học sinh giỏi của tiểu học

3.1 Quan niệm về “Năng lực”

Năng lực là những đặc điểm tâm lí cá biệt ở mỗi con người, tạo quy địnhtốc độ, chiều sâu, cường độ của việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng , kĩ xảo để đáp ứngyêu cầu hoàn thành xuất sắc một hoạt động nhất định Năng lực chỉ tồn tại trongquá trình phát triển vận động của hoạt động cụ thể

3.2 Quan niệm về “Tài năng”

Tài năng là trình độ cao của năng lực, đạt được trình độ tột đỉnh gọi là thiêntài

3.3 Quan niệm về “Năng khiếu”

Năng khiếu là mầm mống của tài năng, là tín hiệu của tài năng trong tươnglai Nó chưa là bậc nào của năng lực nhưng nếu được phát hiện bồi dưỡng kịpthời, có phương pháp và hệ thống thì sẽ phát triển tới đỉnh cao của năng lực.Ngược lại mầm móng ấy không được phát hiện và bồi dưỡng thì sẽ bị thui chột

3.4 Quan niệm về học sinh giỏi của tiểu học

Theo cơ quan giáo dục Hoa Kỳ miêu tả học sinh giỏi: “Học sinh giỏi đó làhọc sinh có khả năng thể hiện xuất sắc hoặc năng lực nổi trội trong trí tuệ, sựsáng tạo, khả năng lãnh đạo, nghệ thuật hoặc các lĩnh vực lý thuyết chuyên biệt.Những học sinh này thể hiện tài năng đặc biệt của mình từ tất cả các bình diện

xã hội, văn hóa, kinh tế”

Nhiều nước trên thế giới cũng đưa ra khái niệm về học sinh giỏi: “HSG lànhững đứa trẻ có năng lực trong các lĩnh vực trí tuệ, sáng tạo, nghệ thuật và

Trang 7

năng lực lãnh đạo hoặc lĩnh vực lí thuyết Những học sinh này cần có sự phục

vụ và những hoạt động không theo những điều kiện thông thường của nhà

trường nhằm phát triển đầy đủ các năng lực vừa nêu trên”.

Ở Việt Nam, học sinh giỏi tiểu học cần được hiểu là:

- Học sinh giỏi về một môn nào đó là sự đánh giá ghi nhận kết quả học tập

mà các em đạt ở mức độ cao với mục tiêu của môn học ở trường lớp và ở cả bậchọc ở tiểu học Kết quả mỗi môn học của học sinh được thể hiện qua kiến thức và

kĩ năng mà các em có được, đồng thời còn thể hiện ở trình độ tư duy, thể hiện ởthái độ và cách ứng xử, qua cách vận dụng kiến thức và kĩ năng vào cuộc sốnghàng ngày

- Nhà nước ta yêu cầu các trường tiểu học dạy đủ các môn, tạo điều kiện để

các em học tập đạt kết quả cao trong tất cả các môn theo quy định trong mục tiêu

và kế hoạch giáo dục

- Học sinh giỏi phải đạt trình độ (đạt chuẩn):

+ Đối chiếu theo quy định, học sinh đạt trình độ tiểu học (đạt chuẩn) lànhững học sinh từ trung bình trở lên trong đó có những em vượt yêu cầu (trênchuẩn) được phân định hai mức độ: khá và giỏi Những em trong độ tuổi chưađược đi học và học sinh học tập chưa đạt chuẩn quy định thì gia đình, nhà trường,

xã hội phải có biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện để các em đi học và học đạt kếtquả, đạt trình độ tiểu học

+ Học sinh giỏi tiểu học theo Thông tư 32/2009/QĐ-BGD&ĐT: Đó chính lànhững HS đạt 100% các môn đánh giá bằng điểm số và nhận xét đạt điểm giỏi (từ

9 điểm trở lên), các môn đánh giá bằng nhận xét đạt loại hoàn thành, thực hiện đầy

đủ 5 nhiệm vụ của người học sinh

II CƠ SỞ THỰC TIỄN

1 Cơ sở thực tế của nhà trường

Trang 8

Trường tiểu học Trường Yên là trường nằm ở phía Bắc của Huyện Hoa Lư

là xã thuần nông nên giáo viên giảng dạy ở đây đa số là giáo viên của địa phương.Năm học 2013 -2014 nhà trường có 37 cán bộ giáo viên và nhân viên Trong đó:

- Cán bộ quản lý: 4; Giáo viên cơ bản: 24; GVTiếng Anh: 02; GV Mĩ thuật:01; GV Âm nhạc : 01; GV Tin học: 01; GV Thể dục : 01; Nhân viên 03

- Trình độ của cán bộ quản lý và giáo viên: Đại học: 22; Cao đẳng: 10;Trung cấp: 02

Điểm nổi bật về đội ngũ nhà trường có sự thống nhất cao, một tập thể đoànkết nhiệt tình, có trách nhiệm cao Nhà trường luôn quan tâm đến công tác bồidưỡng HSG- HSNK Do vậy trong những năm qua chất lượng giáo dục học sinhluôn duy trì và nâng cao theo các tiêu chí của trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc giamức độ II và đạt nhiều thành tích trong công tác bồi dưỡng HSG-HSNK

Trường tiểu học Trường Yên trong năm học 2013-2014 có 20 lớp với sốhọc sinh là 649 em

2 Những việc đã làm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng HSG- HSNK ở trường tiểu học Trường Yên.

Xác định rõ tầm quan trọng và vai trò của công tác bồi dưỡng HSG -HSNKtrường tiểu học Trường yên những năm qua đã có những bước đi phù hợp và tạo

ra kết quả ban đầu khả thi Nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục đại trà làmnền tảng vững chắc trên cơ sở đó mà nâng cao chất lượng mũi nhọn Đội ngũ họcsinh giỏi, học sinh năng khiếu ngày càng nhiều về số lượng và về chất lượng Độingũ giáo viên nhiệt tình năng động và đều xác định việc bồi dưỡng học sinh giỏirất quan trọng, nó khẳng định uy tín của nhà trường đối với phụ huynh học sinh,với địa phương và với các cấp quản lý và xã hội

Những giáo viên được lựa chọn giảng dạy đội tuyển là những giáo viên có

uy tín, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng Trước khi giảng dạy mỗi giáo

Trang 9

viên phải lên kế hoạch giảng dạy và tiến hành hội thảo về nội dung phương phápgiảng dạy Nội dung hội thảo làm rõ số lượng tiết dạy, phương pháp đặc trưngtừng mảng kiến thức Những giáo viên còn gặp khó khăn, đội ngũ quản lí từngbước giúp đỡ họ hướng dẫn họ làm quen đến thành thạo việc Chính từ đó mà mọigiáo viên rất phấn khởi và quyết tâm cao, không e dè, tự ti Mọi giáo viên đều thấy

rõ nhiệm vụ của mình và nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao

Trong quá trình giảng dạy, hàng tháng đều có rút kinh nghiệm Ban Giámhiệu nhà trường cùng tổ trưởng chuyên môn, thường xuyên giám sát việc giảngdạy ở các lớp, nhắc nhở giáo viên quan tâm hơn tới học sinh yếu kém và học sinhgiỏi Sự quan tâm đó thể hiện rõ trong từng bài soạn của giáo viên Nhà trườngthường xuyên theo dõi chất lượng của học sinh thông qua kiểm tra định kì và kiểmtra thường xuyên, khảo sát chất lượng học sinh giỏi thường xuyên Qua đó BGHthường xuyên nắm bắt kịp thời và điều chỉnh nếu thấy cần thiết đối với giáo viên

và học sinh

3 Một số vấn đề đặt ra trong bồi dưỡng HSG – HSNK

- Công tác bồi dưỡng HSG - HSNK của trường Tiểu học Trường Yên cũnggặp không ít khó khăn, tuy tỷ lệ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn vềtrình độ đào tạo cao nhưng không đồng đều về chất lượng, một số giáo viên hạnchế về phương pháp, về kiến thức các môn, về kinh nghiệm dạy học

- Một số học sinh cóa năng lực nhưng chưa tích cực trong học tập, chưa nổlực trong quá trình tham gia các đội tuyển Việc bồi dưỡng học sinh để dự thi cáccấp quá nặng nề vì tính chất thời vụ mà gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe củahọc sinh

- Quá trình bồi dưỡng HSG - HSNK chưa thực sự đặt trên cơ sở vững chắc

là nâng cao chất lượng dạy và học, đẩy mạnh và phát triển sâu rộng công tác ngoạikhóa một cách toàn diện

Trang 10

- Việc thống nhất nội dung, phương pháp, giới hạn bồi dưỡng HSG - HSNKcòn lúng túng, gặp nhiều khó khăn về tài liệu và các văn bản hướng dẫn.

- Việc huy động các nguồn lực cho công tác bồi dưỡng HSG - HSNK cònchưa đạt yêu cầu mong muốn

- Việc thi đua khen thưởng chưa đủ mạnh để khuyến khích cho học sinh vàgiáo viên quyết tâm cao trong công việc

- Tăng cường cơ sở vật chất thiết bị dạy học phục vụ cho công tác bồidưỡng HSG - HSNK

III MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HSG -HSNK CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯỜNG YÊN

Từ cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và thực trạng của công tác bồi dưỡng HSNK ở trường tiểu học Trường Yên, tôi xin đưa ra những biện pháp chỉ đạo nhưsau:

1.Quán triệt và nhận thức tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSNK.

HSG-Chúng ta đã và đang kế thừa truyền thống dân tộc Việt Nam, coi nhữngngười tài giỏi là cái “gốc” để làm nên sự nghiệp và con người là mục tiêu và độnglực phát triển kinh tế - xã hội Trong công cuộc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay thìviệc bồi dưỡng và sử dụng nhân tài càng quan trọng hơn

Việc bồi dưỡng HSG-HSNK ở trường Tiểu học là cần thiết và quan trọng Ởbậc học này có đầy đủ điều kiện thuận lợi cho việc phát hiện và bồi dưỡng ban đầu

về học sinh giỏi vì nhà trường tiểu học có mục tiêu giáo dục toàn diện Thực hiệnnhiệm vụ này là góp phần nuôi dưỡng và phát triển nhân tài để tạo ra nguồn lực conngười quý báu có chất xám cao, trí tuệ cao phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc trong giai đoạn mới

Trang 11

Chính từ tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG-HSNK mà BGH vàmỗi giáo viên giảng dạy phải hiểu được và phân biệt các khái niệm như: Năng lực,tài năng BGH cần phải xây dựng cho được những biện pháp thích hợp để đưacông tác này đạt kết quả cao Muốn như vậy thì BGH phải nắm vững các chế độchính sách, các văn bản hướng dẫn về việc bồi dưỡng nhân tài của Đảng và Nhànước ta.

Nhà trường cần tuyên truyền trong cha mẹ học sinh, cộng đồng xã hội để tạo

ra môi trường giáo dục lành mạnh, thuận lợi, thống nhất về mục tiêu giáo dục BGH cần phải đưa hoạt động chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi-học sinhnăng khiếu vào Nghị quyết của nhà trường Tăng cường làm ảnh hưởng sâu rộngcủa công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tới các tổ chức Đảng, Chính quyền và các tổchức đoàn thể, tổ chức kinh tế và cộng đồng xã hội ở địa phương Tranh thủ sự ủng

hộ của mọi tầng lớp nhân dân và sử dụng các nguồn vốn ủng hộ có hiệu quả

BGH phải biết tạo ra uy tín, dư luận tốt về công tác bồi dưỡng HSG-HSNKcủa trường mình với xã hội bằng chính kết quả học sinh giỏi các cấp quan mỗinăm Từ đó xây dựng một truyền thống tốt đẹp của nhà trường

2 Xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác bồi dưỡng HSG-HSNK

Việc phát hiện và bồi dưỡng HSG-HSNK ở nhà trường là nhiệm vụ quantrọng và cấp thiết vì vậy BGH cần phải xây dựng kế hoạch chung và kế hoạch cụthể về công tác này ngay đầu mỗi năm học

Trong kế hoạch cụ thể cần làm rõ quy trình bồi dưỡng, đối tượng bồi dưỡng,nội dung, phương pháp, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác bồi dưỡng,

có chế phối hợp, huy động cộng đồng, các nguồn tài chính

Để kế hoạch khả thi, có bước đi thích hợp, hiệu trưởng cần căn cứ vào chỉ thịnăm học, vào văn bản hướng dẫn, tình hình thực tế nhà trường, truyền thống nhàtrường, xu thế chung của giáo viên, yếu tố mang tính chất đột phá Kế hoạch cần

Trang 12

có sự đóng góp của đội ngũ giáo viên, được thông qua tập thể sư phạm nhà trường.

Kế hoạch chi tiết cần phải là những dự kiến kết quả bằng số liệu, những việc làm

cụ thể và đặc biệt nó phải mang tính khả thi

3 Chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đại trà

Trong thực tiễn nhà trường nào có chất lượng giáo dục đại trà tốt thì thường

có chất lượng mũi nhọn tốt Chất lượng giáo dục chung toàn trường sẽ là nền tảngvững chắc để từ đó xây dựng cái đỉnh, cái đỉnh đó rõ ràng cũng phụ thuộc nhiều ởnền móng Vì vậy để có chất lượng HSG-HSNK cao thì nhà trường phải nâng caochất lượng giáo dục đại trà

Để nâng cao chất lượng giáo dục đại trà thì nhà trường phải xây dựng chođược các nề nếp chính như:

- Nề nếp hành chính

- Nề nếp chuyên môn

- Nề nếp hội họp và hoạt động ngoài giờBGH tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, coi đây là nhiệm vụtrọng tâm của công tác chuyên môn và phải làm có quy trình, huy động nhiềunguồn lực để làm Bên cạnh đó phải chú trọng trong công tác tổ chức, tham gia cáchội thi, qua các hội thi là dịp để học sinh thể hiện năng lực của mình đồng thời làdịp để tiếp tục tìm nhân tố mới cho bồi dưỡng HSG-HSNK

Tích cực đổi mới công tác kiểm tra và đánh giá giáo viên, học sinh Tăngcường kiểm tra việc thực hành của học sinh để từ đó rút ra kinh nghiệm trong việcdạy của thầy, trong việc học của trò Cũng từ đó nhà quản lý ra những quyết địnhquản lý phù hợp

Quá trình bồi dưỡng HSG-HSNK phải đặt trên một cơ sở vững chắc và nângcao chất lượng dạy và học Coi đây là nền tảng xuyên suốt quá trình năm học cónhư vậy việc bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ có nhiều thuận lợi

Trang 13

4 Chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Vì giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục cho nên bồi dưỡngđội ngũ giáo viên cũng đặt ra hàng đầu trong nhà trường Tiểu học Trong thực tiễn

giáo dục cho thấy ở đâu có thầy giỏi thì ở đó có trò giỏi Dân gian có câu: “Thầy

nào trò ấy” Với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thì càng đòi hỏi những giáo viên

có kiến thức rộng, toàn diện, tinh thông nghiệp vụ, có phương pháp giảng dạy tốt,

có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ Để có một đội ngũ giáo viên đều tay, vữngvàng tay nghề là cả một quá trình bồi dưỡng lâu dài phải có từng biện pháp thíchhợp

4.1 Nội dung bồi dưỡng

a Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức

Bồi dưỡng phẩm chất nghề nghiệp là hết sức cần thiết và quan trọng nóchính là bồi dưỡng lòng yêu nghề, mến trẻ, tinh thần kỷ cương, tình thương tráchnhiệm Thầy giáo phải là tấm gương sáng cho học sinh và cả cộng đồng xã hội noitheo

Với những giáo viên được tham gia bồi dưỡng đội tuyển thì càng đòi hỏi sựkiên trì, thầm lặng làm việc nghiêm túc và quy cũ mới hy vọng gặt hái kết quả cao

b Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

Năng lực chuyên môn của một giáo viên được thể hiện ở những mặt sau:+ Nắm vững chương trình, sách giáo khoa, từng môn, từng lớp nắm vữngchuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học

+ Xác định đúng, đầy đủ mục tiêu bài dạy

+ Truyền thụ kiến thức rõ ràng, đầy đủ, chính xác, có hệ thống và trọng tâm.+ Tổ chức dạy học, sử dụng phương pháp, phương tiện phù hợp nội dung bàihọc, đặc trưng môn học

Trang 14

+ Đánh giá đúng khả năng của học sinh Chấm bài cho điểm , đánh giá xếploại học sinh công bằng.

Từ những vấn đề trên người quản lí cần chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên để mỗigiáo viên làm tốt ba khâu cơ bản sau: Xây dựng kế hoạch bài dạy, tổ chức các hoạtđộng lên lớp, đánh giá kết quả học tập Ba khâu này tạo thành chu trình khép kíncông việc giảng dạy của người giáo viên, vì vậy khâu nào cũng quan trọng khôngthể xem nhẹ và thường xuyên giám sát kiểm tra

Người quản lí căn cứ thực tế đội ngũ giáo viên của trường mình mà tiếnhành bồi dưỡng và chọn một trong những nội dung trên để bồi dưỡng

c Bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm thức tế

Để có giáo viên giỏi tham gia vào bồi dưỡng HSG-HSNK thì không chỉ giỏi

về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải giỏi về kiến thức xã hội và có kinh nghiệmthực tế Thực tiễn cho thấy một giáo viên mà có kiến thức, có kinh nghiệm thực tếthì giáo viên đó rất năng động, quá trình quản lí lớp học, tổ chức tiết học rất phùhợp với đối tượng học sinh

Nhà trường cần phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, kinh tế các tổchức Công đoàn để làm tốt khâu bồi dưỡng về kiến thức và kinh nghiệm thực tếcho giáo viên

Ngày đăng: 11/12/2015, 22:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w