Đềtài thu thập số liệu thứ cấp từ bảng cân đối tài khoản, bảng kết quả hoạt độngkinh doanh của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu qua 3 năm 2005 -2007; ápdụng phương pháp so sánh và phương pháp
Trang 2MỤC LỤC _
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 4
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định 4
1.3.2 Các câu hỏi nghiên cứu 4
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
1.4.1 Không gian 4
1.4.2 Thời gian 4
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 4
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 7
2.1.1 Khái niệm về tín dụng 7
2.1.2 Vai trò của tín dụng 7
2.1.3 Bản chất tín dụng 8
2.1.4 Phân loại tín dụng 9
2.1.5 Nguyên tắc tín dụng 10
2.1.6 Điều kiện cấp tín dụng 10
2.1.7 Đảm bảo tín dụng 10
2.1.8 Lãi suất tín dụng 12
2.1.9 Rủi ro tín dụng 12
Trang 32.1.10 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 16
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 17
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 17
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN VĨNH CHÂU 20
3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN VĨNH CHÂU 20
3.1.1 Vị trí địa lý của huyện Vĩnh Châu 20
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Vĩnh Châu 20
3.1.3 Thế mạnh và khó khăn 21
3.2 KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT HUYỆN VĨNH CHÂU 21
3.2.1 Sự hình thành và phát triển của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu 21
3.2.2 Sơ lược về hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu .22
3.2.3 Lĩnh vực hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu 23
3.2.4 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu .23
3.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu qua 3 năm (2005 -2007) 25
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT HUYỆN VĨNH CHÂU 27
4.1 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN VĨNH CHÂU 27
4.2 HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT HUYỆN VĨNH CHÂU 32
4.2.1 Vài nét về hoạt động cấp tín dụng của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu 29
4.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu 37
4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT HUYỆN VĨNH CHÂU THÔNG QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 51
4.3.1 Tổng dư nợ trên vốn huy động 51
4.3.2 Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay 52
Trang 44.3.3 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ 52
4.3.4 Vòng quay vốn tín dụng 52
4.4 NHẬN XÉT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT HUYỆN VĨNH CHÂU QUA 3 NĂM (2005 -2007) 53
4.4.1 Về tình hình huy động vốn 53
4.4.2 Về tình hình sử dụng vốn 53
CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN VĨNH CHÂU 55
5.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG 55
5.1.1 Yếu tố kinh tế 55
5.1.2 Yếu tố chính trị và pháp luật 55
5.1.3 Yếu tố cạnh tranh 56
5.1.3 Yếu tố khách hàng 56
5.2 ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHNo & PTNT HUYỆN VĨNH CHÂU 57
5.2.1 Điểm mạnh (S) 57
5.2.2 Điểm yếu (W) 57
5.2.3 Cơ hội (O) 58
5.2.4 Thách thức (T) 58
5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT HUYỆN VĨNH CHÂU 59
5.3.1 Về công tác huy động vốn 61
5.3.2 Về sử dụng vốn 62
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
6.1 KẾT LUẬN 66
6.2 KIẾN NGHỊ 67
6.2.1 Đối với chi nhánh NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu 67
6.2.2 Đối với chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng 67
6.2.3 Đối với chính quyền địa phương 68
Trang 5DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Kết quả hoạt hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Vĩnh
Châu từ năm 2005 - 2007 25
Bảng 2: Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu qua 3 năm 28
Bảng 3: Tình hình huy động vốn bằng Việt Nam đồng (VND) và ngoại tệ (2005 -2007) 29
Bảng 4: Tình hình chung về hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu (2005 - 2007) 38
Bảng 5: Doanh số cho vay theo ngành nghề sản xuất - kinh doanh 40
Bảng 6: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 42
Bảng 7: Doanh số thu nợ theo ngành nghề sản xuất – kinh doanh 44
Bảng 8: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế 45
Bảng 9: Dư nợ theo ngành nghề sản xuất kinh doanh 46
Bảng 10: Dư nợ theo thành phần kinh tế 47
Bảng 11: Nợ quá hạn theo ngành nghề sản xuất – kinh doanh 48
Bảng 12: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế 50
Bảng 13: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu (2005 - 2007) 51
Bảng 14: Doanh số cho vay dựa trên số người đi vay 53
Bảng 15: Doanh số thu nợ dựa trên chỉ tiêu khách hàng 55
Bảng 16: Tổng dư nợ dựa trên chỉ tiêu khách hàng 58
Bảng 17: Tổng nợ quá hạn dựa trên chỉ tiêu khách hàng 60
Trang 6DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Trang
Hình 1: Lợi nhuận của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu từ năm 2005 - 2007
26
Hình 2: Tổng nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu từ năm 2005 -2007 29
Hình 3: Tỷ trọng huy động vốn của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu từ năm 2005 -2007 30
Sơ đồ1: Phân loại nợ và nợ xấu 14
Sơ đồ 2: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 16
Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu 23
Sơ đồ 4: Quy trình thực hiện tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu 34
Trang 7DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trong luận văn có sử dụng các cụm từ viết tắt sau:
CBTD : Cán bộ tín dụng
CMND : Chứng minh nhân dân
HĐQT : Hội đồng quản trị
NHNo & PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trang 8TÓM TẮT _
Hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống, chiếm tỉ trọng caotrong cơ cấu tài sản và thu nhập của các ngân hàng thương mại nước ta hiện nay.Nhưng nó cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn những rủi ro lớn Nợ quá hạn và
nợ xấu luôn là mối lo đối với tất cả cán bộ tín dụng, các nhà lãnh đạo ngân hàng
Để hoạt động kinh doanh ổn định, phát triển và có hiệu quả, đồng thời cũng hạnchế được rủi ro, thì việc phân tích tín dụng là mục tiêu hàng đầu không thể thiếuđối với tất cả các ngân hàng
Đề tài này chọn huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng làm địa bàn nghiên cứu Đềtài thu thập số liệu thứ cấp từ bảng cân đối tài khoản, bảng kết quả hoạt độngkinh doanh của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu qua 3 năm (2005 -2007); ápdụng phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích tìnhhình huy động vốn, doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn của ngân hàng;
từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngânhàng
Qua phân tích đã thấy được tình hình huy động vốn, sử dụng vốn củangân hàng đạt được một số kết quả khả quan, thể hiện ở sự gia tăng của số vốnhuy động, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ Tuy nhiên, ngân hàng cũnggặp không ít khó khăn, như nợ quá hạn cao, cạnh tranh quyết liệt,…
Từ kết quả phân tích đó, đề tài đề ra một số biện pháp nâng cao hiệu quảhoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu Cụ thể là: ngân hàngcần đưa ra các chính sách hợp lý, cụ thể nhằm khai thác tiềm năng về vốn; đặtquan hệ tín dụng lâu dài với khách hàng truyền thống có uy tín, tìm kiếm kháchhàng mới, tìm hiểu nhu cầu vốn của khách hàng để nâng cao doanh số cho vay,doanh số thu nợ và dư nợ; theo dõi chặt chẽ dư nợ, thời hạn nợ, nâng cao nănglực, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng, phân tích nguyên nhân nợ quá hạn(nếu có phát sinh) để hạn chế nợ quá hạn
Trang 12Hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả.
1.3.2 Các câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình huy động vốn tăng qua các năm?
- Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn tăng qua các năm?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Luận văn này được thực hiện dựa trên số liệu tại chi nhánh NHNo & PTNThuyện Vĩnh Châu, cụ thể là: Số liệu và thông tin liên quan đến hoạt động tíndụng được thu thập từ phòng Kinh doanh Bảng cân đối kế toán, bảng báo cáokết quả hoạt động kinh doanh, tài liệu về sự hình thành và phát triển, cơ cấu tổchức của ngân hàng được thu thập từ phòng Kế toán – Ngân quỹ
1.4.2 Thời gian
- Các số liệu được sử dụng trong luận văn là từ năm 2005 đến 2007
- Thời gian nghiên cứu là thời gian thực tập tại chi nhánh NHNo & PTNThuyện Vĩnh Châu (từ 11/02/2008 – 25/04/2008)
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động tín dụng tại NHNNo & PTNThuyện Vĩnh Châu
Đề tài không phân tích toàn bộ hoạt động của NHNo & PTNT huyện VĩnhChâu mà chủ yếu xoay quanh thực trạng huy động vốn, cho vay, thu nợ, diễnbiến nợ xấu trong 3 năm (từ năm 2005 – 2007) Từ đó mới đưa ra những giảipháp và kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngânhàng
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Khái niệm về tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiệnvật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thờigian nhất định (Thái Văn Đại, 2005)
Vai trò của tín dụng
Trang 13Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng góp phần quantrọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế Vì vậy tín dụng có các vai trò chủyếu sau đây:
- Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa phát triển
Rủi ro tín dụng và yếu tố chi phối
Theo quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi
ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng được ban hành theoQuyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàngNhà nước, “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” (sauđây gọi tắt là “rủi ro”), được coi là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngânhàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khảnăng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết
Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể được chia làm 2 nhómchính:
- Nhóm thuộc về cơ chế, chính sách và bản thân ngân hàng: thiếu chínhsách cho vay, thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng, việc cấp tín dụng quá tập trung, thiếu
sự kiểm soát chặt chẽ, khoa học
- Nhóm thuộc về con người trong đó có cán bộ ngân hàng thương mại(NHTM) và người đi vay (Lê Văn Hùng, 2007)
Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu
Đối với nhóm khách hàng chủ quan để phát sinh nợ quá hạn Nguyên nhân
có thể là:
- Vay vốn rồi chỉ muốn trả lãi, còn gốc để xoay vòng vì họ ngại trả gốc phảilàm lại thủ tục – vừa mất thời gian, vừa tốn kém chi phí, nhất là hiện nay việc thếchấp, bảo lãnh vay vốn phải đăng ký thực hiện giao dịch đảm bảo
Trang 14- Vay ké, vay chung, vay nhưng chuyển vốn cho người khác sử dụng.Người sử dụng vốn không có khả năng trả nợ còn người vay thì đùn đẩy tráchnhiệm cho người sử dụng vốn Đây thực chất là việc sử dụng tiền vay sai mụcđích, sai đối tượng tuy nhiên cũng rất phổ biến đối với cho vay hộ nông dân, màcán bộ ngân hàng do vô tình hay cố ý đã cho vay.
- Do trước đây cho vay thế chấp bằng những giấy tờ mà theo quy định hiệnhành ngân hàng không được nhận giấy tờ đó làm tài sản bảo đảm, nên kháchhàng không chịu trả nợ vì không được vay lại để tiếp tục sản xuất kinh doanh
- Do nhà xa, bận rộn kinh doanh, người vay nhờ người khác đi trả nợ gốc,lãi nhưng bị chiếm dụng vốn – không đòi lại được nên cũng không chịu trả nợngân hàng…
Đối với những khách hàng gặp khó khăn, thực sự không có khả năng trả nợ.Nguyên nhân có thể là:
- Do thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh Do chính sáchkinh tế, định hướng ngành nghề thay đổi, do biến động xấu của thị trường và giácả…
- Do nhận thức, trình độ còn nhiều hạn chế của nông dân, họ thường ỷ lạivào sự hỗ trợ, chính sách ưu đãi của nhà nước đối với nông dân nên cố tình chây
ỳ khi mất khả năng trả nợ (Nhật Trường – Phương Dung, 2007)
CHƯƠNG 2PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm về tín dụng
Trang 15"Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại vàphát triển của sản xuất hàng hoá Tín dụng là một quan hệ kinh tế thể hiện dướihình thức vay mượn và có hoàn trả Ngày nay, tín dụng được hiểu theo nhữngđịnh nghĩa sau:
- Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình tháitiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc vàlãi sau một thời gian nhất định
- Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốnlẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa
- Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên(trái chủ - người cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán… dựa vào lờihứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia
Như vậy, “tín dụng” có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưngchúng cùng chỉ hành động thống nhất: Hoạt động cho vay và đi vay và quan hệnày được rang buộc trên cơ sở pháp luật hiện hành" [1, tr.42]
2.1.2 Vai trò của tín dụng
2.1.2.1 Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa phát triển
- Tín dụng là nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinhtế
- Tín dụng là một trong những công cụ tập trung vốn một cách hữu hiệutrong nền kinh tế, thúc đẩy tích tụ vốn cho các xí nghiệp, tổ chức kinh tế
- Cụ thể:
+ Đối với doanh nghiệp: tín dụng là cầu nối tiết kiệm và đầu tư
+ Đối với toàn xã hội: tín dụng làm tăng hiệu suất sử dụng vốn
2.1.2.2 Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, giá cả
Trong quá trình thực hiện chức năng tập trung và phân phối vốn tiền tệ, tíndụng đã góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế, từ
đó làm giảm áp lực lạm phát, góp phần ổn định tiền tệ
Trang 16Tín dụng cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho cácdoanh nghiệp đảm bảo và phát triển sản xuất kinh doanh, sản phẩm hàng hóa,dịch vụ tạo ra ngày càng nhiều đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của toàn xãhội góp phần ổn định giá cả thị trường trong nước.
2.1.2.3 Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, ổn định trật tự xã hội
Khả năng cung ứng vốn của tín dụng tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa
và dịch vụ ngày càng gia tăng, thúc đẩy kinh tế phát triển, từ đó làm thỏa mãn vànâng cao đời sống của người dân
- Tín dụng cung ứng vốn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng hoạtđộng sản xuất kinh doanh, qua đó giúp giải quyết nạn thất nghiệp, tạo thêm công
ăn việc làm cho người lao động
- Một xã hội phát triển lành mạnh, đời sống người dân được ổn định, aicũng có công ăn việc làm là những tiền đề quan trọng để ổn định trật tự xã hội
Và tín dụng là một nhân tố tích cực tao ra những tiền đề đó
2.1.2.4 Tín dụng góp phần mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại
và giao lưu quốc tế
Nếu tín dụng không chỉ phát triển ở phạm vi quốc nội mà còn có thể mởrộng ra phạm vi quốc tế thì có thể giúp đỡ và giải quyết nhu cầu vốn lẫn nhautrong quá trình phát triển đi lên của mỗi nước, làm cho các nước có điều kiệnxích lại gần nhau hơn và cùng phát triển [4, tr.8]
2.1.3 Bản chất tín dụng
Tín dụng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau Ở mỗiphương thức, tín dụng biểu hiện ra bên ngoài là sự vay mượn tạm thời một vậthoặc một số vốn tiền tệ Quan hệ tín dụng dù vận động ở bất cứ phương thức nàothì tín dụng cũng tồn tại 3 đặc điểm cơ bản:
- Chỉ thay đổi quyền sử dụng mà không thay đổi quyền sở hữu tín dụng
- Có thời hạn tín dụng được xác định do thoả thuận giữa người đi vay vàngười cho vay
- Người sở hữu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới hình thứclợi tức [2, tr.67]
2.1.4 Phân loại tín dụng
Trang 17Ngân hàng cung cấp rất nhiều loại tín dụng, cho nhiều đối tượng kháchhàng với những mục đích sử dụng khác nhau Để tránh nhầm lẫn và có cái nhìntổng quát về các loại tín dụng, người ta phân loại tín dụng theo một số tiêu chísau:
a) Căn cứ vào thời hạn cho vay:
- Cho vay ngắn hạn: Có thời hạn đến 1 năm
- Cho vay trung hạn: Có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm
- Cho vay dài hạn: Có thời hạn trên 5 năm
b) Căn cứ vào đảm bảo tín dụng:
- Tín dụng không có bảo đảm: Là tín dụng không có tài sản cầm cố, thếchấp hay có bảo lãnh của người thứ ba
- Tín dụng có bảo đảm: Là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hay có bảolãnh của người thứ ba
c) Căn cứ mục đích tín dụng
- Tín dụng bất động sản: Đây là các khoản tín dụng được bảo đảm bằng bấtđộng sản, bao gồm:
+Tín dụng ngắn hạn cho xây dựng và mở rộng đất đai
+Tín dụng dài hạn để mua đất đai, nhà cửa, căn hộ, cơ sở dịch vụ, trangtrại và bất động sản ở nước ngoài
- Tín dụng công thương nghiệp: Đây là các khoản tín dụng cấp cho cácdoanh nghiệp để trang trải các chi phí như mua nguyên vật liệu, trả thuế và chitrả lương
- Tín dụng nông nghiệp: Đây là các khoản tín dụng cung cấp cho các hoạtđộng nông nghiệp, nhằm trợ giúp các hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa màng
và chăn nuôi gia súc
- Tín dụng cá nhân: Đây là các khoản tín dụng cấp cho cá nhân để mua sắmhàng hóa tiêu dùng đắt tiền như xe hơi, trang thiết bị trong nhà…
- Tín dụng cho các tổ chức tài chính: Đây là các khoản tín dụng cấp cho cácngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác
- Cho thuê tài chính: Là việc ngân hàng mua các trang thiết bị máy móc vàcho thuê lại chúng
Trang 18- Tín dụng khác: Bao gồm các khoản tín dụng khác chưa được phân loại ởtrên ( ví dụ tín dụng kinh doanh chứng khoán) [3, tr.273].
2.1.5 Nguyên tắc tín dụng
Hiện nay ở Việt Nam ngân hàng đặt ra nguyên tắc sau:
- Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận trên hợp đồng tíndụng
- Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuậntrên hợp đồng tín dụng [1, tr 43]
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và cóhiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợpvới quy định của pháp luật
Thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ vàhướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [1, tr.46]
2.1.7 Đảm bảo tín dụng
2.1.7.1 Khái niệm về đảm bảo tín dụng
Trước khi xem xét quyết định cho một khách hàng vay hay không, ngânhàng thường phân tích khách hàng rất cẩn thận và chi tiết Đặc biệt là ngân hàngphân tích mục đích vay vốn, kế hoạch sản xuất kinh doanh và khả năng tài chínhcủa khách hàng để ra quyết định Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay với nhữngthay đổi nhanh của môi trường kinh tế nên những đánh giá về khách hàng cũngchỉ mang tính tương đối, nên trong cho vay ngân hàng cần có thêm một tuyếnphòng thủ Chính vì vậy, ngân hàng đòi hỏi có đảm bảo tín dụng (đảm bảo tiềnvay)
Đảm bảo tín dụng được xem như là một phương tiện tạo cho chủ ngân hàng
có một sự đảm bảo rằng sẽ có một nguồn tiền khác (từ phát mãi đảm bảo tín
Trang 19dụng) để hoàn trả nợ vay cho người cho vay khi người đi vay không có khả nănghoặc không trả nợ.
2.1.7.2 Vai trò của đảm bảo tín dụng
Đảm bảo tín dụng sẽ tạo động lực cho người vay trả nợ cho ngân hàng:Ngân hàng thường cho một khách hàng vay tối đa 70% giá trị tài sản thế chấp,cũng có khi thấp hơn khoảng 50% giá trị của tài sản, tuỳ thuộc vào từng loại tàisản làm đảm bảo Như vậy trong trường hợp người đi vay không chủ động thựchiện trả nợ cho ngân hàng thì khi ngân hàng phát mãi tài sản của khách hàng thì
họ cũng chỉ có thiệt hại
Đảm bảo tín dụng sẽ làm nản lòng những người đi vay nhưng có ý định giậtnợ: Một khi ngân hàng đặt yêu cầu người đi vay phải có tài sản làm đảm bảo thìlàm cho ý định lừa đảo không còn vì những tài sản mà họ đem đảm bảo cho ngânhàng
Đảm bảo tín dụng là tuyến phòng thủ của ngân hàng: Thực hiện ký kết hợpđồng thế chấp và cầm cố hay hợp đồng bảo lãnh là thiết lập cơ sở pháp lý củakhoản tín dụng đã cấp với những tài sản của người vay hay người thứ ba để khikhông thu được nợ sẽ có thể dựa vào việc bán tài sản có để thu hồi nợ
Các hình thức đảm bảo đối vật: Thế chấp (đối với tài sản đảm bảo là bấtđộng sản), cầm cố (đối với tài sản đảm bảo là động sản)
b) Đảm bảo đối nhân
Đảm bảo đối nhân là một hợp đồng, qua đó bên thứ 3 - người bảo lãnh, camkết với ngân hàng rằng sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người đi vay trongtrường hợp người đi vay không có khả năng trả nợ cho ngân hàng
Các loại đảm bảo đối nhân:
Trang 20- Căn cứ vào độ an toàn của bảo lãnh chia thành hai loại: Bảo lãnh không cótài sản đảm bảo; bảo lãnh bằng tài sản của người bảo lãnh.
- Căn cứ vào phạm vi bảo lãnh, phân biệt thành hai loại: Bảo lãnh riêng biệt
và bảo lãnh liên tục [1, tr.55]
2.1.8 Lãi suất tín dụng
Lãi suất cho vay là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh tíndụng của ngân hàng Vì vậy việc quyết định lãi suất cho vay phải dựa vào cácthông số về mức kỳ vọng sinh lời của ngân hàng, mức độ rủi ro, thời hạn cho vaycủa từng món vay trên cơ sở năng lực tài chính, khả năng trả nợ, biện pháp bảođảm tiền vay và mức độ tín nhiệm của khách hàng… Do đó lãi suất cho vay đượcgiám đốc sở giao dịch ngân hàng và các trưởng phòng nghiệp vụ tín dụng trựctiếp cho vay nghiên cứu và tính toán cụ thể để đảm bảo trang trải đủ chi phí huyđộng vốn, chi phí quản lý món vay, trích dự phòng rủi ro và có lãi nhưng khôngđược thấp hoặc cao hơn mức lãi suất sàn do Ngân hàng Trung ương quy định [4,tr.9]
2.1.9 Rủi ro tín dụng
2.1.9.1 Rủi ro tín dụng và yếu tố chi phối
Theo quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi
ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng được ban hành theoQuyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàngNhà nước, “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” (sauđây gọi tắt là “rủi ro”), được coi là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngânhàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khảnăng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết
Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể được chia làm 2 nhómchính:
- Nhóm thuộc về cơ chế, chính sách và bản thân ngân hàng: thiếu chínhsách cho vay, thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng, việc cấp tín dụng quá tập trung, thiếu
sự kiểm soát chặt chẽ, khoa học
- Nhóm thuộc về con người trong đó có cán bộ ngân hàng thương mại(NHTM) và người đi vay [9, tr.1]
2.1.9.2 Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu
Trang 21Đối với nhóm khách hàng chủ quan để phát sinh nợ quá hạn Nguyên nhân
có thể là:
- Vay vốn rồi chỉ muốn trả lãi, còn gốc để xoay vòng vì họ ngại trả gốc phảilàm lại thủ tục – vừa mất thời gian, vừa tốn kém chi phí, nhất là hiện nay việc thếchấp, bảo lãnh vay vốn phải đăng ký thực hiện giao dịch đảm bảo
- Vay ké, vay chung, vay nhưng chuyển vốn cho người khác sử dụng.Người sử dụng vốn không có khả năng trả nợ còn người vay thì đùn đẩy tráchnhiệm cho người sử dụng vốn Đây thực chất là việc sử dụng tiền vay sai mụcđích, sai đối tượng tuy nhiên cũng rất phổ biến đối với cho vay hộ nông dân, màcán bộ ngân hàng do vô tình hay cố ý đã cho vay
- Do trước đây cho vay thế chấp bằng những giấy tờ mà theo quy định hiệnhành ngân hàng không được nhận giấy tờ đó làm tài sản bảo đảm, nên kháchhàng không chịu trả nợ vì không được vay lại để tiếp tục sản xuất kinh doanh
- Do nhà xa, bận rộn kinh doanh, người vay nhờ người khác đi trả nợ gốc,lãi nhưng bị chiếm dụng vốn – không đòi lại được nên cũng không chịu trả nợngân hàng…
Đối với những khách hàng gặp khó khăn, thực sự không có khả năng trả nợ.Nguyên nhân có thể là:
- Do thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh Do chính sáchkinh tế, định hướng ngành nghề thay đổi, do biến động xấu của thị trường và giácả…
- Do bản thân hoặc gia đình người vay bị tai nạn, ốm đau, bệnh tật kéo dài,ảnh hưởng đến nguồn tài chính và kế hoạch trả nợ của khách hàng
- Do nhận thức, trình độ còn nhiều hạn chế của nông dân, họ thường ỷ lạivào sự hỗ trợ, chính sách ưu đãi của nhà nước đối với nông dân nên cố tình chây
ỳ khi mất khả năng trả nợ [7, tr.1]
2.1.9.3 Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra
Đối với bản thân Ngân hàng khi có rủi ro xảy ra có thể là thiệt hại về vậtchất hoặc uy tín
Đối với nền kinh tế xã hội, rủi ro tín dụng sẽ làm phá sản các Ngân hàngbởi vì hoạt động của Ngân hàng có liên quan đến toàn toàn bộ nền kinh tế, đếncác doanh nghiệp và tầng lớp dân cư
Trang 222.1.9.4 Biểu hiện của rủi ro tín dụng
Nợ xấu ngày càng cao thì đó chính là biểu hiện của rủi ro tín dụng, theoquyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN,việc phân loại nợ và nợ xấu được xác định như sau:
Sơ đồ 1: Phân loại nợ và nợ xấu
(Nguồn: Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng, 2007)
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo qui định (khoản 2 điều 6
QĐ 18/2007/QĐ-NHNN)
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)
- Các khoản nợ đã quá hạn từ 10 đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (Đối với khách hàng làdoanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng vềkhả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo qui định (khoản 2 điều 6
QĐ 18/2007/QĐ-NHNN)
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày;
Phân loại nợ
Nợ dưới tiêu chuẩn
Nợ cần chú ý
Nợ đủ tiêu
vốn
Trang 23- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày, trừcác khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại và nhóm 2 theo quiđịnh;
- Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trảlãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo qui định (khoản 2 điều 6
QĐ 18/2007/QĐ-NHNN)
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theothời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo qui định (khoản 2 điều 6
QĐ 18/2007/QĐ-NHNN)
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lêntheo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạntrả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bịquá hạn hoặc đã quá hạn;
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo qui định (khoản 3 điều 6
QĐ 18/2007/QĐ-NHNN)
Nợ xấu là những khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5
Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: Quy định về việc trích lập quỹ dự phòngtheo 5 nhóm nợ trong quyết định 493/2005/QĐ-NHNN như sau:
+ Nhóm 1: 0%
+ Nhóm 2: 5%
+ Nhóm 3: 20%.
+ Nhóm 4: 50%.
Trang 24+ Nhóm 5: 100% [1, tr 84].
2.1.10 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
Phân tích tín dụng là một việc làm phức tạp và đòi hỏi nhiều nguồn thôngtin chính xác Ngoài những thông tin từ bảng tổng kết tài sản, các nhà phân tích
có thể dùng các chỉ số sau đây để phân tích:
Sơ đồ 2: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
(Nguồn: Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, 2007).
Chỉ số 1: Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động (%, lần)
Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động Nó giúpcho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huyđộng
Chỉ số 2: Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%)
Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng Nhữngngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàngnày cao
Chỉ số 3: Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay (%)
Chỉ tiêu này còn gọi là hệ số thu nợ, dùng để đánh giá công tác thu nợ củangân hàng Chỉ số này càng cao phản ánh hoạt động thu nợ của ngân hàng càng
có hiệu quả, đồng thời thể hiện ý thức trả nợ của người dân cao, đồng vốn chovay được sử dụng đúng mục đích có hiệu quả
Chỉ số 4: Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân (vòng)
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
Doanh số thu
nợ trên doanh
số cho vay
Nợ quá hạn trên tổng dư nợTổng dư nợ
trên nguồn vốn
huy động
Doanh số thu
nợ trên dư nợ bình quân
Trang 25Chỉ tiêu này còn được gọi là chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Nó đo lườngtốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp thông qua: bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạtđộng kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Vĩnh Châu qua 3 năm (2005, 2006,2007) Thu thập tài liệu về quy trình cho vay của ngân hàng thì trực tiếp hỏi các
cô chú, anh chị trong phòng Kinh doanh
Ngoài ra thông tin liên quan đến luận văn còn được thu thập từ: bài giảng
“Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại” của Thạc sĩ Thái Văn Đại (Đạihọc Cần thơ năm 2007); bài giảng “Phân tích hoạt động kinh tế” của Thạc sĩ BùiVăn Trịnh (Đại học Cần thơ năm 2007); tạp chí ngân hàng; trang web Ngân hàngNhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trang web hành t1mVĩnh Châu…
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
a) Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối:
Số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lượng của sựkiện Tác dụng của so sánh là phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biếnđộng về quy mô, khối lượng
So sánh bằng số tuyệt đối là phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳgốc của các chỉ tiêu kinh tế
Tăng (+) Giảm (−) tuyệt đối = Chỉ tiêu thực tế - Chỉ tiêu kế hoạch
b) Phương pháp so sánh bằng số tương đối:
Số tương đối là một chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần (%) phản ánhtình hình của sự kiện khi số tuyệt đối không thể nói lên được
Có các loại số tương đối: Số tương đối kế hoạch và số tương đối hoàn thành
Trang 26c) Phương pháp thay thế liên hoàn
- Tác dụng: Tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân
Lần lượt đem số thực tế vào thay cho số kế hoạch của từng nhân tố, lấy kếtquả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước sẽ được mức độ ảnh hưởngcủa nhân tố vừa biến đổi, các lần thay thế hình thành một mối quan hệ liên hoàn Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đúng đối tượngphân tích
Cụ thể về phương pháp thay thế liên hoàn, ta có 4 bước sau:
Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch của chỉ tiêu kỳphân tích so với kỳ gốc
Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích
Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc
Đối tượng phân tích được xác định là: Q = Q1 – Q0
Bước 2: thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắpxếp các yếu tố theo trình tự nhất định, từ nhân tố lượng đến nhân tố chất
Giả sử có 4 nhân tố a, b, c, d đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q Nhân tố
a phản ánh về lượng và tuần tự đến nhân tố d phản ánh về chất
Trang 27 Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phântích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước Tổngđại số của các nhân tố được xác định bằng đối tượng phân tích là Q.
Trang 283.1.1 Vị trí địa lý của huyện Vĩnh Châu
Vĩnh Châu là huyện đồng bằng ven biển phía Nam của tỉnh Sóc Trăng PhíaĐông và phía Nam giáp với biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Bắcgiáp huyện Mỹ Xuyên và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng Bờ biển huyện Vĩnh Châudài hơn 43km bờ biển, có cửa sông Mỹ Thanh đổ ra biển Đông Đây là vùng biểnbồi, mức độ bồi tụ, lấn biển hàng năm khoảng 50 - 80 m tạo cho huyện có lợi thế,tiềm năng lớn về kinh tế biển, đặc biệt với ngành mũi nhọn là nuôi trồng thủy sảnnhưng lại đặt ra không ít khó khăn, thách thức đối với sản xuất nông nghiệp bởiđất đai bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, không có nguồn nước ngọt tự chảy để chủđộng tưới cho cây trồng và thau chua, rửa mặn cải tạo đất Chính vì vậy mà sảnxuất nông nghiệp của huyện Vĩnh Châu chỉ tập trung vào hai thế mạnh chính lànuôi trồng thủy sản và trồng rau màu trên các giồng đất pha cát bồi đặc thù củavùng đất biển
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Châu
Toàn huyện có 10 đơn vị hành chính gồm 9 xã và 1 thị trấn, trong đó 7 xãđặc biệt khó khăn
Dân số: 151.755 người/30.642 hộ, trong đó lao động nữ chiếm tỉ lệ 50,28%,
tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 55,73% Dân tộc Khmer chiếm tỷ lệ caonhất 52,43%, kế đến là dân tộc Kinh chiếm 28,35%, dân tộc Hoa chiếm tỷ lệ19,22% và dân tộc khác khoảng 10%
Trong số 9 huyện, thị của Sóc Trăng, huyện Vĩnh Châu lâu nay được mệnhdanh là miền đất đặc biệt khó khăn, thiên nhiên khắc nghiệt, thường xuyên phảiđối mặt với thiên tai, đất đai nhiễm phèn, mặn, cuộc sống người dân rất bấp bênh.Sau khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (từ năm 2001 đến nay) VĩnhChâu đã khắc phục ngay tình trạng thuần nông, độc canh cây lúa thu nhập bấpbênh, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi hướng tới mục tiêu xuất khẩu Huyện xácđịnh nuôi trồng thủy sản và chuyên canh màu là trọng tâm nền nông nghiệp hànghóa chất lượng cao mà địa phương hướng tới Trong cái nền chung đó, con tôm
sú, cây hành tím, củ cải trắng - nhóm cây màu thực phẩm được coi là cây trồngvật nuôi chủ lực
Để đạt được những bước phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhanhchóng, bên cạnh những nỗ lực của chính quyền địa phương và sự quyết tâm của
Trang 29nhân dân thì sự hỗ trợ vốn của các ngân hàng trên địa bàn huyện nhà đóng mộtvai trò khá quan trọng.
3.1.3 Thế mạnh và khó khăn
3.1.3.1 Thế mạnh
Đội ngũ lao động huyện đông đảo, chiếm 69% dân số Đặc biệt lao độngtrong độ tuổi dưới 40 tuổi, chiếm 47% số lao động; độ tuổi dưới 40 tuổi họ lànhững lao động trẻ, khỏe, năng động trong làm ăn kinh tế Chịu khó, cần cù, sẵnsàng làm bất cứ công việc gì để có thu nhập đảm bảo cho cuộc sống gia đình vàbản thân Mức sống của nhân dân trong vùng thấp, thuận lợi cho việc tuyển dụnghoặc thu hút lao động vào các công việc có mức thu nhập không cao và ổn định
3.1.3.2 Khó khăn
Trong cơ cấu nghề nghiệp, lao động nông nghiệp thuần túy vẫn chiếm một
tỷ lệ lớn; số lượng lao động dư thừa còn rất lớn, chủ yếu là lao động phổ thông
Tỷ lệ lao động có tay nghề chiếm tỷ lệ rất nhỏ, trình độ học vấn của người laođộng thấp, nhất là lao động đồng bào Khmer Học vấn thấp làm hạn chế việc tiếpthu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cũng như đào tạo khi có điềukiện phát triển các ngành sản xuất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Không chỉcản trở người lao động tiếp nhận kiến thức khoa học kỹ thuật mà còn gây trở ngạitrong các công việc khác có liên quan như những hiểu biết tối thiểu về thị trường,
ít có điều kiện giao tiếp với thông tin bên ngoài, để biết được nhu cầu và nơi tiêuthụ các mặt hàng nông sản của mình làm ra
3.2 KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT HUYỆN VĨNH CHÂU.
3.2.1 Sự hình thành và phát triển của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu.
Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (nay là ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn Việt Nam, viết tắt là NHNo & PTNT, tên giao dịch nước ngoài làAgribank) là một ngân hàng thương mại quốc doanh được thành lập với 100%vốn ngân sách Nhà nước cấp Nhà nước bổ nhiệm và điều hành
Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo quyết định số 400
CP ngày 14/01/1990 của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là thủ tướng chínhphủ) có vốn điều lệ là 200 tỷ đồng Việt Nam tương đương với 30 triệu USD tínhtheo tỷ giá lúc bấy giờ) Hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam ngoài trụ sở chínhđặt tại số 02 Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội còn có Sở giao dịch 1 đặt tại 04
Trang 30Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa, Hà Nội; Sở giao dịch 2 đặt tại thành phố HồChí Minh; Sở giao dịch 3 đặt tại Đà Nẵng điều hành các chi nhánh cấp 1 tại cáctỉnh và các khu vực trọng điểm Chi nhánh cấp 1 lại phân ra là chi nhánh cấp 1loại 1 và chi nhánh cấp 1 loại 2 quản lý trực tiếp các chi nhánh cấp 2, cấp 3 vàcác Phòng giao dịch tại các huyện thị.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vĩnh Châu là chinhánh cấp 1 loại 2 trực thuộc chi nhánh tỉnh Sóc Trăng (là chi nhánh cấp 1 loại 1,sau đây xin gọi tắt là Hội sở) Hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn huyện Vĩnh Châu có trụ sở làm việc đặt tại số 01 đường Nguyễn Huệ,thị trấn Vĩnh Châu, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, số điện thoại: 079-861019
Từ khi thành lập đến nay ngân hàng đã bám sát định hướng phát triển của ngành,mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương từng bước đi vào hoạt động một cáchlinh hoạt có hiệu quả
3.2.2 Sơ lược về hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu.
Chi nhánh NHNo & PTNT Vĩnh Châu là chi nhánh trực thuộc chi nhánhNHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng, mọi hoạt động của chi nhánh đều gắn kết vớiHội sở Chi nhánh phải báo cáo tình hình hoạt động mỗi ngày về Hội sở quamạng vi tính bằng đường truyền qua fanet, fax Hàng tháng, hàng quý có hội nghịGiám đốc do Hội sở tổ chức để tổng kết hoạt động kinh doanh, sau đó nhận kếhoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch tài chính từng quý Trong hoạt độngkinh doanh hàng ngày Hội sở đều nắm và điều hành trực tiếp thông qua cácphòng ban làm công tác tham mưu Hàng tháng đều có cán bộ của Phòng kiểmtra – kiểm toán nội bộ của Hội sở kiểm tra chứng từ, sổ sách nhằm phát hiện vàngăn chặn những sai sót để kịp thời ngăn chặn và sửa chữa
Hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu đã gópphần quan trọng vào sự phát triển về mặt kinh tế của huyện nhà Tuy nhiên dohuyện Vĩnh Châu là huyện nghèo, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trình độ dân trícòn thấp, đời sống của nhân dân chưa cao còn gặp nhiều khó khăn Vì vậy để nềnkinh tế của huyện nhà phát triển hơn nữa thì ngân hàng cần phải làm tốt vai trò làngười “trung gian” góp phần cải thiện cuộc sống của người dân, tạo đà cho sựphát triển kinh tế
Trang 313.2.3 Lĩnh vực hoạt động của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu.
- Huy động vốn của mọi tổ chức, các doanh nghiệp và dân cư dưới hìnhthức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu, chứng từ có giá…
- Đầu tư tín dụng ngắn hạn, trung hạn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộsản xuất kinh doanh cá thể thuộc mọi thành phần kinh tế của địa phương
- Cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống
- Cho vay ủy thác đầu tư cho các chương trình kinh tế
- Kinh doanh tiền tệ, chi trả kiều hối, dịch vụ chuyển tiền nhanh WesternUnion
- Làm dịch vụ thanh toán cho khách hàng, thanh toán chuyển tiền điện tử…
3.2.4 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu
Cơ cấu tổ chức bộ máy
- Ban Giám đốc: 1 Giám đốc và 1phó Giám đốc
- Các phòng ban gồm: 1 phòng tín dụng (phòng kinh doanh) và 1 phònggiao dịch (phòng kế toán - ngân quỹ)
Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu
(Nguồn : Phòng Kế toán - Ngân quỹ, 2007)
Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban
+ Giám đốc: Trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh theo
chức năng, quy chế và quyền hạn đã được NHNo & PTNT Việt Nam giao
Phòng Kế toán – Ngân quỹPhòng Kinh doanh
Ban Giám đốc
Trang 32Hoạch định chiến lược kinh doanh Thực hiện ký duyệt các hợp đồng tín dụng.Quản lý và quyết định các vấn đề về dân sự.
+ Phó Giám đốc: Là người có trách nhiệm hỗ trợ cùng Giám đốc trong việc
chỉ đạo điều hành một số mặt do Ban Giám đốc phân công, ký thay Giám đốc vàchịu trách nhiệm trước Giám đốc về những công việc đã giải quyết, thay thếGiám đốc giải quyết mọi công việc khi Giám đốc đi vắng và có trách nhiệm báocáo lại
+ Phòng Kế toán – Ngân quỹ:
Thực hiện các nghiệp vụ kế toán liên quan đến quá trình thanh toán như: Ủynhiệm thu, chi, mở tài khoản cho khách và theo dõi quá trình cho vay, thu nợ vàthu lãi…
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ thanhtoán theo qui định của tỉnh và Ngân hàng Phát triển nông thôn Việt Nam Nắmtình hình vốn và sử dụng vốn, tổ chức quản lý hạch toán thu nhập và chi phí kiểmtra việc thu chi đúng tính chất
Cuối mỗi ngày, khoá sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp vụngân quỹ phát sinh mỗi ngày để điều chỉnh kịp thời khi có sai sót, lên bảng cânđối vốn và sử dụng vốn hàng ngày để trình lên Ban Giám Đốc
3.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu qua 3 năm (2005 - 2007).
Qua 3 năm hoạt động NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu đã đạt được nhữngkết quả sau:
Trang 33Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT VĨNH CHÂU TỪ NĂM 2005 - 2007.
vay 10.451 7.288 6.039 -3.163 -30,26 -1.249 -17,13+ Chi trả lãi phát
số liệu trên, ta nhận thấy từ năm 2005 - 2007 thu nhập của ngân hàng đều tăng,trong đó thu lãi cho vay có tốc độ tăng cao hơn so với thu lãi tiền gửi và thukhác, nguyên nhân là do trong những năm qua ngân hàng đã có những biện phápđẩy mạnh công tác thu lãi, nhằm phần nào đó hạn chế rủi ro trong công tác chovay và đem lại thu nhập cho ngân hàng
Trang 34Hình 1: Lợi nhuận của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu từ năm 2005 -2007.
( Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu,
2005 -2007).
Song song với việc thu nhập tăng lên thì chi phí cũng tăng, năm 2006 là20.530 triệu đồng tăng 6.681 triệu đồng (48,24%) so với năm 2005 Năm 2007 là25.137 triệu đồng tăng 4.607 triệu đồng so với năm 2006 Trong những năm quangân hàng chú trọng đến việc huy động vốn cho nên khi chi phí cho việc chi trảlãi tiền gửi và chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá tăng thì chi phí cũng tăng theo.Thêm vào đó là việc nâng cấp sửa chữa ngân hàng, mua sắm máy móc, trangthiết bị…cũng góp phần làm cho chi phí ngân hàng tăng lên
Tuy nhiên nếu so sánh tỷ lệ tăng giữa chi phí và thu nhập, ta nhận thấy năm
2006 chi phí (tăng 48,24%) có tỷ lệ tăng lớn hơn thu nhập (46,81%) Đây cũng lànguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận năm 2006 giảm 65 triệu đồng so với năm2005
Nhìn chung thì lợi nhuận của ngân hàng qua các năm tăng giảm không đều.Năm 2005 là 286 triệu đồng, năm 2006 là 223 triệu đồng, năm 2007 là 3.244triệu đồng Để lợi nhuận có thể tăng đều hàng năm (tránh tình trạng bị lỗ dù là lỗít) thì ngân hàng cần có biện pháp tận thu các khoản phải thu, đồng thời hạn chếnhững khoản chi phí phát sinh để hiệu quả hoạt động ngày càng tốt hơn
CHƯƠNG 4PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI
NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN VĨNH CHÂU
Trang 354.1 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH CHÂU.
Với nền kinh tế nông nghiệp là chính, khách hàng chủ yếu là nông dân vàdân cư nông thôn Với điều kiện hoạt động địa bàn rộng, cho vay nhỏ lẻ cho nênchi phí trong công tác cho vay, thu nợ cao, lại dễ gặp thiên tai và rủi ro tín dụng,
vì vậy vấn đề đặt ra là “Ngân hàng phải làm gì, hoạt động như thế nào để tiếp tụcgiữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tín dụng nông nghiệp nông thôn đểgóp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngay trên địa bàn huyện nhà”.NHTM hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn huy động và vốn đi vay Trong đóquan trọng nhất là nguồn vốn huy động, do đó yêu cầu đặt ra là NHNo & PTNThuyện Vĩnh Châu phải làm sao để huy động vốn ngày càng nhiều, đồng thời sửdụng nguồn vốn này có hiệu quả đem lại lợi ích cho ngân hàng và nền kinh tế địaphương Vì thế việc huy động và cho vay tại NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu
là rất quan trọng, nó sẽ giúp cho ngân hàng đứng vững trong môi trường kinhdoanh đồng thời tạo điều kiện tốt hơn trong việc nâng cao đời sống người dân vàphát triển kinh tế cho địa phương
Nhìn chung, hoạt động huy động vốn của ngân hàng chiếm tỷ trọng khá cao
so với tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng Đây là nguồn vốn huy động bênngoài từ các khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán…mà ngân hàng cónghĩa vụ chi trả khi người gửi có nhu cầu rút tiền (trả gốc và lãi)
Năm 2006 ngân hàng đã đạt bước tiến đáng kể trong hoạt động huy độngvốn, nguồn vốn huy động tăng lên khá cao với mức tăng huy động vốn là 75,42%
so với năm 2005 Năm 2007 tiếp tục tăng với mức tăng là 36,39% so với năm
2006 Đây là tín hiệu đáng mừng cho Ban Giám đốc ngân hàng chứng tỏ hoạtđộng huy động vốn của ngân hàng ngày càng có hiệu quả cũng có nghĩa là ngânhàng ngày càng tạo được lòng tin nơi khách hàng
Với phương châm là khai thác nguồn vốn tại chỗ, chi nhánh đã thực hiện đadạng hóa các hình thức huy động vốn, áp dụng lãi suất linh hoạt, nên trong nhữngnăm qua nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng lên một cách rõ rệt Cụ thể là:Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọngcao (hơn 70%) so với các nguồn vốn huy động khác và có xu hướng tăng cao
Trang 36trong tương lai Tiền gửi tiết kiệm có hai loại là tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm
không có kỳ hạn Mục đích khách hàng gửi tiền là nhằm để sinh lời từ tiền nhànrỗi của mình do hưởng lãi suất của ngân hàng
Bảng 2 : TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo & PTNT VĨNH
37.900571
54,2028.550
40.477544
37,5494,93
Kỳ phiếu 220 25.524 38.043 25.304 11.501,81 12.519 49,04
Tổng vốn huy
139.37 6 190.09
9 59.925 75,42 50.723 36,39
(Nguồn:Bảng cân đối tài khoản của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu, 2005 -2007)
Năm 2005 số tiền tiết kiệm huy động bằng VND là 69.922 triệu đồng, đếnnăm 2007 là 148.299 triệu đồng, tăng 40.477 triệu đồng (tăng 37,54%) so vớinăm 2006 Nguyên nhân tiền gửi tiết kiệm tăng lên là do đời sống người dânngày càng được cải thiện, thu nhập tăng lên, tiền nhàn rỗi ngày càng nhiều Đốivới loại tiền gửi này, ngân hàng đặc biệt coi trọng loại hình tiết kiệm có kỳ hạn vì
sự yên tâm về thời hạn khi sử dụng đồng vốn này để cho vay Do đó, để thu hútnhiều khách hàng đến gởi tiền, ngân hàng đã đưa ra hình thức khuyến mãi đadạng, phong phú và hấp dẫn như chương trình quay số trúng thưởng "AgribankCup" và "Tiết kiệm vui xuân Đinh Hợi 2007", đa dạng hóa hình thức huy độngvới nhiều kỳ hạn cho khách hàng lựa chọn như 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng,
7 tháng, 9 tháng, 12 tháng…làm cho nguồn vốn này tăng lên
Trang 37(Nguồn:Bảng cân đối tài khoản của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu, 2005 -2007)
Để thấy rõ hơn nữa tình hình huy động vốn của ngân hàng ta có thể xem xétbảng số liệu sau:
Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN BẰNG VIỆT NAM ĐỒNG (VND)
VÀ NGOẠI TỆ CỦA NHNo & PTNT HUYỆN VĨNH CHÂU (2005 - 2007).
ĐVT: Triệu đồng
Nội tệ (VND) 79.449 138.803 188.982 99,997 99,589 99,412Ngoại tệ qui đổi VND 2 573 1.117 0,003 0,411 0,588
Tổng vốn huy động 79.451 139.376 190.099 100 100 100
(Nguồn: Theo bảng cân đối tài khoản của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu, 2005 -2007)
Số tiền gởi huy động bằng ngoại tệ cũng tăng, nếu năm 2005 chỉ huy độngđược 2 triệu đồng sang năm 2006 số tiền huy động tăng 571 triệu đồng so vớinăm 2005, năm 2007 đạt 1.117 triệu đồng Tuy nhiên nếu so với huy động bằngnội tệ thì có sự chênh lệch khá cao
Trang 38(Nguồn: Theo bảng cân đối tài khoản của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu, 2005 -2007)
Năm 2005 tỷ trọng tiền huy động bằng ngoại tệ chỉ chiếm 0,003% trongtổng vốn huy động trong khi đó loại tiền huy động bằng VND chiếm 99,997%,năm 2006 tăng lên được 0,411% đến năm 2007 chiếm 0,588% tăng lên được chút
ít song tỷ trọng này vẫn còn quá nhỏ so với tỷ trọng huy động bằng nội tệ, chứng
tỏ ngân hàng chưa thu hút được lượng vốn ngoại tệ Do đó ngân hàng cần quantâm đến điều này và có chính sách thích hợp để thu hút được loại hình huy độngnày nhằm bảo đảm ngân hàng có đủ vốn ngoại tệ để thực hiện các nghiệp vụ cóliên quan đến sử dụng ngoại tệ
Tiếp theo là vốn huy động bằng tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửikho bạc:
- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT): Đây là loại tiền gửi không kỳ
hạn của các doanh nghiệp (bao gồm các TCKT khác như bưu điện, bảo hiểm xãhội, tổ chức tín dụng khác trên địa bàn…) Loại tiền gửi này không nhằm vàomục đích lãi suất mà nhằm để thanh toán chi trả trong kinh doanh