chảy máu chất xám ở việt nam×thực trạng chảy máu chất xám ở việt nam×hiện tượng chảy máu chất xám tại việt nam×hiện tượng chảy máu chất xám ở việt nam hiện nay×nguyên nhân chảy máu chất xám ở việt nam×hiện trạng chảy máu chất xám ở việt nam× Để có kết quả cao tại thứ hạng tìm kiếm chảy máu chất xám ở việt namhậu quả của chảy máu chất xám ở việt namhậu quả chảy máu chất xám ở việt namthực trạng chảy máu chất xám ở việt namhiện tượng chảy máu chất xám tại việt namhiện tượng chảy máu chất xám ở việt nam hiện naynguyên nhân chảy máu chất xám ở việt namhiện trạng chảy máu chất xám ở việt namchảy máu chất xám ở việt nam hiện nayhiện tượng chảy máu chất xám ở việt nam
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Việt Nam đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướctrong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu Trong thời đại của nền kinh tế thị trườngvới nhiều sự đổi thay, vừa tạo cơ hội tốt, vừa là thách thức rất lớn đối với nhữngnước đang phát triển như nước ta, đó là sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt, là sựbùng nổ của công nghệ thông tin hay sự ra đời của những tiến bộ khoa học, kỹthuật mới,…Thực tế này đòi hỏi nước ta phải nỗ lực hết sức về mọi mặt, trong đó,việc phát huy vai trò của tri thức, trí tuệ là yếu tố hết sức quan trọng đối với sựphát triển của đất nước và để bắt kịp với tiến trình phát triển của thế giới
Trong các nguồn lực cần thiết cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước, nguồn lực trình độ cao là một yếu tố quyết định Vìvậy, yêu cầu đặt ra là cần phải phát triển một đội ngũ nhân lực giàu “chất xám” đểphục vụ cho sự phát triển bền vững của đất nước Tuy nhiên, một thách thức lớnđang đặt ra không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với tất cả các quốc gia trên thếgiới, đặc biệt là những nước đang phát triển, đó là tình trạng “chảy máu chất xám”.Hiện tượng “chảy máu chất xám” đã và đang diễn ra ngày càng phức tạp, gây thấtthoát nguồn nhân lực giàu “chất xám”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triểnkinh tế-xã hội của đất nước
Để hiểu rõ hơn về nạn “chảy máu chất xám” trên thế giới cũng như ở ViệtNam và những tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước,đồng thời phân tích để làm rõ những nguyên nhân gây ra “chảy máu chất xám”, từ
đó đề ra giải pháp khắc phục hiện tượng này, nhóm đã chọn nghiên cứu đề tài
“Chảy máu chất xám ở Việt Nam hiện nay”.
2 Mục tiêu nghiên cứu.
- Hiểu rõ về vai trò to lớn của nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự pháttriển kinh tế, xã hội của đất nước
- Hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề “chảy máu chấtxám” ở trên thế giới và Việt Nam, tác động của nó tới quá trình phát triển kinh tế
xã hội của đất nước
Trang 2- Đánh giá được thực trạng “chảy máu chất xám” tại Việt Nam và nhữngnguyên nhân của nó, từ đó có những giải pháp cần thiết để khắc phục tình trạng
“chảy máu chất xám”
3 Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới vấn đề “chảy máu chấtxám” và sự tác động của nó tới sự phát triển của một quốc gia
4 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Sử dụng số liệu thứ cấp để phân tích, đánh giá thực trạng “chảy máu chấtxám” qua các năm
Trang 3NỘI DUNG
I Tổng quan về “chảy máu chất xám”.
1 Khái niệm “Chảy máu chất xám”.
Xét ở phạm vi nhỏ: “chảy máu chất xám” là hiện tượng nhân viên giỏi đãđược đào tạo ở một công ty, cơ sở này quyết định chuyển sang một công ty khác,một cơ sở khác để làm việc
Xét ở phạm vi rộng hơn: “chảy máu chất xám” là thuật ngữ dùng để chỉ vấn
đề di cư quy mô lớn của nguồn nhân lực có kiến thức và kĩ thuật từ một nước quanhững nước khác
Mặc dù thuật ngữ ban đầu dùng để chỉ những công nhân kĩ thuật đi qua nhữngnước khác, ý nghĩa của nó đã mở rộng thành: "sự ra đi của những người có kiếnthức hoặc có chuyên môn từ một quốc gia, khu vực kinh tế, hoặc các lĩnh vựckhác, vì điều kiện sống hoặc tiền lương tốt hơn"
2 Các biểu hiện của “chảy máu chất xám”.
“Chảy máu chất xám” có nhiều biểu hiện khác nhau tùy theo đặc điểm kinhtế- văn hóa- xã hội của mỗi quốc gia, tuy nhiên những biểu hiện chính của nó là:
• Những trí thức có khả năng, có năng lực, được đào tạo bài bản, đang côngtác tại các công ty, cơ quan Nhà nước chuyển ra làm việc cho các công ty ngoàiquốc doanh, công ty 100% vốn nước ngoài Nguyên nhân chính là do nhu cầu đượctrả lương cao
• Hiện tượng một số cán bộ đang công tác tại các vụ, viện, trung tâm nghiêncứu, các cơ quan Nhà nước nhưng lại làm bán thời gian cho các tổ chức, công tynước ngoài
• “Chảy máu chất xám” diễn ra ở các đối tượng học sinh, sinh viên cao đẳng,đại học, trung cấp chuyên nghiệp Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp loại ưu khôngchấp nhận ở lại trường hoặc không về công tác ở các vụ, viện, trung tâm nghiêncứu, số khác đi du học nước ngoài thì không quay trở về
• Một số trí thức công tác tại các cơ quan khoa học được cử đi học tập hoặc
Trang 4công tác ở nước ngoài, nhưng sau đó ở lại nước đó làm việc theo đúng chuyên môn
đã được đào tạo
• Vấn đề “suy giảm chất xám” hay “mất dần chất xám” cũng được coi là
“chảy máu chất xám” Tình trạng “suy giảm chất xám” thể hiện ở chỗ: một sốngười được đào tạo bài bản ở nước ngoài nhưng lại bỏ nghề và làm việc khôngtheo đúng chuyên môn Hoặc, nhiều sinh viên tốt nghiệp nhưng không có việc làm,buộc họ phải làm những công việc khác không đúng chuyên môn
(Theo Viện tâm lý học: tamly.com.vn)
3 Nguyên nhân của hiện tượng “chảy máu chất xám”.
Nạn “chảy máu chất xám” diễn ra ngày càng mở rộng về quy mô ở các nướctrên thế giới chủ yếu do các nguyên nhân sau:
- Tác động của nhu cầu thị trường lao động thế giới: Hiện nay, thị trường laođộng thế giới đang dư thừa lao động phổ thông, nhưng thiếu trầm trọng số lượng tríthức giỏi, đặc biệt những người có trình độ kỹ thuật cao, giỏi quản lý Ví dụ, năm
2013, ở Nhật chỉ có 1,2 triệu người mới gia nhập vào lực lượng lao động trong khi
có đến 2,2 triệu người về hưu Kết quả là, lực lượng lao động bị thiếu 1,1 triệungười Hay như ở Canada- quốc gia có nền kinh tế ổn định và thịnh vượng nhấtnhóm G7 thì người dân cũng chỉ cung ứng được tối đa 70% nhu cầu trong tổng số6.5 triệu lao động mà nước này cần tính đến 2020
- Do lương bổng và chính sách đãi ngộ không thỏa đáng mà nhân viên giỏithường chuyển tới công ty khác có mức lương cao hơn để làm việc
- Thiếu sự hỗ trợ từ phía doanh nghiệp, trong khi gặp nhiều cản trở từ phía Nhà nước, không được Nhà nước hay các tổ chức tài trợ cho các công trìnhnghiên cứu, chính quyền hạn chế trong các vấn đề pháp lý, sự can thiệp của các cơquan công quyền vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học
- Xuất phát từ tình trạng thất nghiệp hay các nhà quản lý không đủ trình độnhận thức để trọng dụng những người thực sự tài giỏi và có chuyên môn, khiến chomột lực lượng lớn tri thức phải tìm cách tự cứu lấy mình và đi tìm một mảnh đất
“màu mỡ” hơn để tạo dựng cơ nghiệp
Trang 5- Nạn phân biệt chủng tộc: ví dụ: đất nước Malaysia ưu ái người Mã Lai vàcác dân tộc bản địa (gọi là Bumiputra) hơn hẳn so với cộng đồng thiểu số ngườiHoa (chiếm 24%) và người Ấn (chiếm 7%) Chính phủ ban hành nhiều chính sách
có lợi cho các dân tộc bản địa, như: cho họ được mua hàng giá rẻ, vào đại học dễdàng, được làm việc trong cơ quan nhà nước khi ra trường… điều này khiến nhữngngười thuộc các sắc tộc khác cảm thấy bị bỏ rơi, không được trong dụng nên họquyết định ra đi tìm chân trời mới
- Sự hạn chế quyền tự chủ trong trường học:
Ví dụ: người châu Phi có trình độ giáo dục cao khi đến cư trú ở các nướcphương Tây hầu hết không thể tìm được việc làm ngay tức khắc, mà đa số họ phải
bỏ tiền ra để tiếp tục học và lấy bằng cấp tương đương ở nước sở tại Bằng cấp tạichâu Phi tất nhiên không được các nước phát triển công nhận Thế nên, chỉ có 1/5
số người di cư này có thể xin việc đúng ngành nghề tại châu Âu, hơn 2/3 phải họclại ở Mỹ Những người không có cơ hội học tập thì phải chọn các nghề tạm bợ vớiđồng lương ít ỏi
- Môi trường học tập và làm việc các nước phát triển thường tốt hơn, tạo điềukiện cho các nhân tài có cơ hội thăng tiến, áp dụng những gì mình học vào thực tế
4 Hiện tượng “chảy máu chất xám” ở một số nước trên thế giới.
Ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, hiện tượng “chảy máu chất xám” (từ nướcnày sang nước khác) là một hiện tượng được nhiều người, trong chính quyền cũngnhư ngoài xã hội, đặc biệt quan tâm Ngay các quốc gia tiên tiến Tây Âu vàCanada thỉnh thoảng cũng bộc lộ nhiều lo lắng về “chất xám” của họ di cư sang
Mỹ Và chính ở Mỹ, trong vài năm gần đây, do hậu quả những luật lệ cấm đoánmột số đề tài nghiên cứu sinh y học tại nước này, cũng bị thất thoát nhiều khoa họcgia sang Anh Tuy nhiên, cho đến nay, “chảy máu chất xám” trầm trọng nhất vẫn
là từ các quốc gia nghèo, kém phát triển Á, Phi, Mỹ La Tinh (và mới đây là ĐôngÂu) sang các quốc gia giàu, đã phát triển, ở Tây Âu và Bắc Mỹ
- Ở châu Phi: Theo con số được đưa ra trong đánh giá của Hiệp hội các trườngđại học châu Âu (EUA), hiện Châu Phi hiện đang thiếu hụt trầm trọng học giả (chỉ
có 2,3% các nhà nghiên cứu làm việc tại châu Phi) Cụ thể, tỷ lệ này ở đất nướcTây Phi Sierra Leone chiếm 53%, Gambia có 63% và Cape Verde là 67% Chảy
Trang 6máu chất xám ở châu Phi đang là một thách thức lớn đối với châu lục này bởi hệthống giáo dục ở đây chưa được cải tiến, thiếu sự đầu tư về cơ sở vật chất và chưa
có khả năng thu hút nhân tài
- Ở Venezuela: Ước tính, khoảng 1 triệu người Venezuela đã ra nước ngoàichỉ trong vòng 10 năm qua từ sau cuộc cách mạng Bolivar, hàng chục nghìn giáo
sư Venezuela đã lao vào vòng xoáy khốn đốn Các nghệ sĩ, luật sư, bác sĩ, nhàquản lý và kĩ sư đang lần lượt rời bỏ đất nước này; còn những ai đã ra nước ngoàithì không có ý định quay về
- Ở các nước Đông Nam Á: Theo tờ The Jakarta Post số ra mới đây dẫn lờihai chuyên gia Viện Nghiên cứu chính sách nhập cư (MPI) của Mỹ, DemetriosPapademetriou và Dovelyn Rannveig Mendoza cho rằng Đông Nam Á đang lãngphí lao động có trình độ cao Hai chuyên gia này nhận định mặc dù 10 nước thànhviên ASEAN đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc đáp ứng một số mụctiêu của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và đã có những tiến bộ trong việc tạođiều kiện cho sự dịch chuyển lao động có tay nghề trong khu vực, nhưng đến nayvấn đề này thực sự vẫn tiến triển rất chậm
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính có 1,3 triệu laođộng có trình độ đại học ở Đông Nam Á đã tìm tới các nước có thu nhập cao hơn ởBắc Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, New Zealand và Australia Đáng chú ý, con số này đãtăng lên 40% kể từ năm 2000
- Ở Malaysia: từ đầu năm 2008 đến giữa năm 2009, số công dân xuất ngoạilập nghiệp là hơn 300.000 người, tăng cao so với con số 140.000 người năm 2007.Tính đến năm 2011, có tới hơn một triệu người Malaysia sinh sống ở nước ngoài Lực lượng này lại làm trong các ngành trọng yếu như tài chính, kỹ thuật và côngnghệ
( theo www.vietnamplus.vn/malaysia-chay-mau-chat-xam su /89998.vnp).Ngoài ra, thực trạng chảy máu chất xám không chỉ diễn ra ở các nước nghèo,các nước đang phát triển mà còn diễn ra ngay cả các nước phát triển, điển hìnhnhư:
Trang 7- Ở Anh: mặc dù được đánh giá là thành công trong việc thu hút “chất xám”
từ các nước đang phát triển, nhưng chính nước Anh cũng gặp phải vấn đề này, đặcbiệt trong lĩnh vực khoa học Một cuộc điều tra gần đây của OECD cho thấy, tìnhtrạng “chảy máu chất xám” ở nước Anh đang lên tới đỉnh cao Tính đến năm 2011,Anh có khoảng 3,3 triệu người di cư ra nước ngoài, trong đó có 1,1 triệu người cóbằng Đại học Trong số các nhân tài có trình độ cao ở Anh có 28,3% số người cóbằng về y dược và giáo dục, 28,5% nhân tài công tác trong lĩnh vực công nghệ kỹthuật và nghiên cứu khoa học, đây là đội ngũ trí thức mà nước Anh rất cần Theokhảo sát năm 2011 của tập đoàn GfK- Tập đoàn nghiên cứu thị trường hàng đầuthế giới, cứ 4 người Anh thì có 1 người mong muốn ra nước ngoài làm việc đểthoát khỏi cuộc sống đắt đỏ và mức lương được cho là chưa hợp lý, 36% người cóbằng cử nhân và 38% người có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ cho bày tỏ việc cân nhắcviệc chuyển ra nước ngoài
- Ở Nhật Bản: vốn là một nước công nghiệp phát triển, nhưng gần đây họcũng đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân tài ngay tại quê nhà Ước tính cókhoảng 2.500 kĩ sư Nhật trong ngành kỹ thuật công nghiệp đang làm việc tại ĐàiLoan
- Ở Nga: Trong vòng 10 năm kể từ khi chủ nghĩa xã hội ở Nga tan rã, ước tính
có khoảng 500.000 tới 800.000 chuyên gia người Nga bỏ quê hương để tới cácnước phương Tây lập nghiệp Tình trạng di cư của các nhà khoa học Nga vẫn tiếptục diễn ra đầu thế kỷ 21 Nước Nga là nơi đào tạo các chuyên gia khoa học nổitiếng, nhiều nước phương Tây đã giành nhiều ưu ái cho các nhà khoa học Nga Cácnhà vật lý, toán học và sinh học của Nga có thể tìm việc tại các trường Đại học Mỹ
mà không gặp khó khăn gì lớn Tình trạng “chảy máu chất xám” khiến Nga thiệthại hơn 30 tỷ USD/năm Theo cơ quan thống kê Nga, trong năm 2012, khoảng123.000 người dân đã rời khỏi nước và năm 2013, con số này là 186.000 người.Đặc biệt, trong năm 2014, có tới 203.659 người Nga di cư khỏi đất nước
5 Những biện pháp, chính sách hạn chế “chảy máu chất xám” ở một số nước
Hiện nay, “chảy máu chất xám” đang là vấn đề nhức nhối của các quốc giatrên thế giới, chính vì vậy mà trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của mình,các nước đã có những chính sách để hạn chế tình trạng này, ví dụ như:
Trang 8- Ở Ấn Độ và Trung Quốc: Chú trọng thành lập công ty do những chuyên giahồi hương làm chủ, hoặc thử áp dụng biện pháp “hoàn lại tiền đào tạo” nếu sinhviên bỏ nước mà đi Đặc biệt Trung Quốc còn ra quy định 6 loại đối tượng khôngđược phép làm việc ở nước ngoài nếu không có sự đồng ý của cơ quan chức năng.Ngoài ra Trung Quốc cũng đang tập trung nâng cấp (ngang tầm cỡ quốc tế) hơn
100 trường Đại học để tạo ra một nền giáo dục có chất lượng cao Còn Ấn Độ thì
áp dụng biện pháp ràng buộc, nếu sinh viên không về nước làm việc sau khi họcxong, sẽ phải hoàn tiền đào tạo suốt cả những năm học phổ thông
- Ở Singapore: Khuyến khích du học sinh tích lũy thật nhiều kinh nghiệm họctập và làm việc tại các nước, sau đó trở về để thực sự “tìm kiếm tương lai” Bởichính phủ Singapore khẳng định: Đặc biệt quan tâm tới những người có kinhnghiệm làm việc ở nước ngoài, họ nói rằng chính điều này sẽ giúp đất nước giữvững khả năng cạnh tranh Giảm thuế đánh vào thu nhập cá nhân giảm xuống 20%
- Ở Hàn Quốc: Áp dụng chính sách lương cao cộng với đảm bảo chỗ ở chấtlượng cao, kể cả thanh toán học phí cho con cái các chuyên gia
- Ở Malaysia: Nâng cao chất lượng đào tạo của các trường công lập, thực hiệnliên kết đào tạo với các trường ĐH quốc tế, chính phủ còn chú trọng tạo môitrường khoa học – kinh tế thuận lợi
- Ở Đức: Áp dụng mô hình thu hút tri thức một cách gián tiếp, một mặt thì gửisinh vên ra nước ngoài tận dụng nguồn học bổng đa dạng từ khắp nơi trên thế giới.Mặt khác tái sử dụng, không đánh mất nguồn lực quý báu này Đồng thời, thànhlập nhiều diễn đàn khoa học, dành ngân sách cố định cho các giải thưởng khoa học
có giá trị Đây có thể xem là bước đầu tiên để thị trường lao động chất lượng cao ởĐức tiếp cận với “những bộ óc thông minh nhất” của thế giới
Trang 9II Thực trạng chảy máu chất xám ở Việt Nam hiện nay, nguyên nhân và giải pháp.
1 Thực trạng.
Hiện nay, những nhân viên có năng lực và trình độ cao thường nhảy sangnhững nơi có lương cao hơn và chế độ đãi ngộ tốt hơn Đây là một hiện tượng bìnhthường và xảy ra thường xuyên hơn của thị trường lao động Nền kinh tế càng pháttriển, hiện tượng này càng phổ biến, và thực ra là một điều kiện không thể thiếucủa sự phát triển lành mạnh Tuy nhiên vấn đề này không còn bình thường nữa khi
có rất nhiều nhân tài, kể cả các cán bộ được cử đi đào tạo ở nước ngoài hay các duhọc sinh của chúng ta sau khi hoàn thành chương trình tốt nghiệp, rất ít người trở
về nước làm việc, điều này là tổn thất lớn khi Việt Nam đang nỗ lực rút ngắnkhoảng cách với các nước phát triển trong khu vực Để hiểu rõ hơn về thực trạng
“chảy máu chất xám” ở nước ta hiện nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu ở từng đối tượng
cụ thể như sau:
1.1 “Chảy máu chất xám” ở học sinh, sinh viên
Theo thống kê từ Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo(GD&ĐT) cho biết số lượng du học sinh Việt Nam ở nước ngoài ngày càng tăng,theo đó, năm học 2010-2011 có 98.536 người, năm học 2011-2012 có 106.104 họcsinh, sinh viên ra nước ngoài học tập Và tính đến năm 2013, nước ta có 125.000học sinh, sinh viên học tập ở nước ngoài, tăng 15% so với năm 2012, đồng thờiđây cũng là mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất từ niên học 2008/2009 trở lại đây.Trong đó có hơn 90% sinh viên đi du học bằng con đường tự túc, khiến tổng số chiphí du học chiếm tới 1% GDP trong năm 2013
Và cần lưu ý hơn là trào lưu du học không chỉ gồm học sinh đã tốt nghiệpTHPT hoặc có nhu cầu học cao học, nghiên cứu sinh, mà đã mở rộng tới học sinhđang học tại các trường trung học phổ thông, thậm chí đang là học sinh học trunghọc cơ sở Cụ thể như các trường THPT chuyên Ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ HàNội), Amsterdam, Trần Phú, Chu Văn An (TP Hà Nội); THPT năng khiếu (Đại họcQuốc gia TP Hồ Chí Minh), Lê Quý Đôn, Trần Đại Nghĩa, Lê Hồng Phong (TP HồChí Minh),… là nơi có học sinh du học từ năm lớp 11, 12 với tỷ lệ cao Có giáoviên tổng kết sơ bộ và đưa ra con số: mỗi năm các trường này “mất” ít nhất từ một
Trang 10đến hai lớp cuối cấp; còn hiệu trưởng của một trường chuyên tâm sự rằng mỗinăm, nhìn hàng trăm học sinh có học lực khá, giỏi của trường nô nức du học ôngkhông khỏi ngậm ngùi, tiếc nuối bởi không biết có bao nhiêu em trong số đó sẽquay trở về?
Và một thực tế đáng buồn là có đến 70% du học sinh sau khi học khôngmuốn trở về nước, theo số liệu mới nhất của Bộ GD-ĐT, hiện số lượng du học sinhcủa nước ta cho dù có học bổng hay tự túc, thậm chí du học bằng ngân sách nhànước,…số học xong quay về là rất ít “Chất xám” của Việt Nam đang bị thất thoátđến giật mình, chỉ với 70% du học sinh “một đi không trở lại” như hiện nay, số
“chất xám” thất thoát lên đến 87.500 người Còn số người trở về Việt Nam sau khitốt nghiệp liền thì có rất nhiều lý do như: có vị trí tốt đang chờ sẵn, bị buộc phải vềtheo hợp đồng đã lý với cơ quan cử đi, không thể tìm việc ở nước ngoài, muốn “xảhơi” sau mấy năm học hành cực khổ, muốn đoàn tụ với gia đình hoặc có lý tưởng
và lòng tin vào bản thân có thể vượt khó để xây dựng sự nghiệp
Vấn đề “chảy máu chất xám”, “thất thoát” nguồn nhân lực, đặc biệt là nhânlực chất lượng cao đang ở mức báo động Gần đây nhất đất nước chứng kiến 12/13nhà vô địch sân chơi tri thức “Đường lên đỉnh Olympia” được cấp học bổng du họcnước ngoài, sau khi hoàn thành khóa học hầu hết họ đều ở lại làm việc cho cáccông ty, tổ chức nước ngoài Tính đến thời điểm hiện tại chỉ có duy nhất một ngườiđang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, đó Lương Phương Thảo- nhà vô địchmùa thứ 3 của chương trình đường lên đỉnh Olympia, hiện đang làm việc cho mộtcông ty quảng cáo ở thành phố Hồ Chí Minh Phản ứng trước con số 70% du họcsinh Việt Nam không trở về nước sau khi tốt nghiệp, Nguyễn Thành Vinh- Á quâncủa cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” năm đầu tiên, năm 2002, nói: “Nếu 30%quay trở về làm đất nước phát triển rực rỡ thì thế đã là quá đủ, 70% nữa quay trở
về chỉ làm môi trường thêm chật chội Nếu 30% đã quay về chẳng làm được gì hết
thì 70% nữa quay về liệu có làm được gì không? ”- (www.tienphong.vn/ )
Trước phản ứng như vậy, chúng ta nhận thấy rằng không chỉ một người mà
có rất nhiều người, rất nhiều nhân tài trẻ dường như họ không muốn quay trở vềđất nước sau khi đi học ở nước ngoài
1.2 “Chảy máu chất xám” ở các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước
Hiện nay, trong các doanh nghiệp Nhà nước đang có xu hướng dịch chuyển
Trang 11nhân công từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài Đặcbiệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tới trên 51% lao động là chuyển dịch
từ khu vực Nhà nước qua Khu vực kinh tế tư nhân tuy có mức thu nhập bình quânlao động thấp hơn khu vực kinh tế Nhà nước, nhưng có mức thu nhập bình quâncủa loại lao động lãnh đạo, lao động có trình độ tay nghề hay lao động chất xám lạicao hơn ( hệ số thu nhập của loại này có cách biệt đáng kể so với mức thu nhậpbình quân của toàn khu vực) Do đó, luồng chuyển nhân công từ khu vực Nhà nướcsang khu vực tư nhân lại chủ yếu là lao động có tay nghề và trình độ cao Điều nàythực sự đáng lo ngại bởi nếu cứ tiếp tục chuyển dịch như vậy thì khu vực Nhà nước
sẽ lấy đâu ra những người có năng lực để quản lý, điều hành
Đối với khu vực kinh tế Nhà nước, sự thuyên chuyển chủ yếu là diễn ratrong nội bộ các doanh nghiệp Nhà nước như từ doanh nghiệp Nhà nước khácchuyển qua trên 26%, từ các đơn vị quản lý Nhà nước chuyển qua gần 4% Cácngành nghề có tỷ lệ lao động cao về thay đổi công việc nhiều lần ( lớn hơn hoặcbắng 2 lần với tỷ lệ từ 15% đến 20% lao động) là ngành dịch vụ, thương nghiệp vàngành xây dựng Loại công việc thuyên chuyển nhiều nhất là công việc kinh doanhvăn phòng và công nhân kỹ thuật bậc cao với tỷ lệ trên 57% Tỷ lệ lao động đang
có nguyện vọng chuyển đến nơi khác là 6,5%, trong đó ngành cao nhất là thươngnghiệp với 9,48%, khu vực kinh tế cao nhất là khu vực kinh tế tư nhân 7,05%, loạilao đọng cao nhất là chuyên gia kỹ thuật 9,38% và quản lý Nhà nước 9,09%
Khi hỏi về loại doanh nghiệp thuận lợi nhất cho việc thăng tiến thì tỷ lệ trảlời cao nhất dành cho doanh nghiệp Nhà nước là 30,5%, loại doanh nghiệp tốt nhất
để tăng thu nhập là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ trả lời cao nhất
là 51,75%, loại doanh nghiệp tốt nhất để đảm bảo công việc tỷ lệ trả lời cao nhấtdành cho cơ quan Nhà nước 47,5%, kế đến là doanh nghiệp Nhà nước 39% Tómlại, trong các loại hình doanh nghiệp hiện nay, doanh nghiệp thuận lợi nhất choviệc thăng tiến và đảm bảo công việc là doanh nghiệp Nhà nước, còn doanh nghiệptốt nhất để tăng thu nhập là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Nhưng khôngphải ai cũng có thể dễ dàng thăng tiến, người thì đông còn vị trí chỉ có một, để lênchức thì luôn có những vấn đề nảy sinh đằng sau Chính điều này cộng với lươngthấp đã làm cho những người tài không có động lực để ở lại làm việc và họ sẵnsàng đi sang những nơi có môi trường thuận lợi để làm việc với mức thu nhập caonhư các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Trang 12Như vậy, việc xây dựng cơ chế tiến cử, trọng dụng người tài trong các cơquan, ban ngành vẫn chưa được xem trọng, dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nhânlực, nhân tài Tình trạng “chảy máu chất xám” đã xảy ra ở các cơ quan Nhà nước,khi các công ty liên doanh, nước ngoài thu hút đội ngũ chuyên viên, trưởng, phóphòng ở các sở, ngành Không những thế, các công ty ấy còn có những chính sáchthu hút nguồn nhân lực trẻ mà chúng ta vừa đào tạo.
Một ví dụ điển hình về tình trạng chảy máu chất xám trong các cơ quan,doanh nghiệp Nhà nước đó là trường hợp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vàonăm 2008.Trong khi hầu hết các dự báo đều khẳng định lạm phát trong năm 2008
sẽ tiếp tục có nguy cơ tăng cao, thì ở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) - cơquan đóng vai trò chủ đạo trong việc kiềm chế lạm phát, hàng trăm cán bộ, côngchức có năng lực, trình độ và tâm huyết lần lượt nộp đơn xin thôi việc Trong số
đó, có cả cán bộ lãnh đạo cấp vụ và cấp phòng Sáng 26/12/2007, vụ trưởng đầutiên của NHNN nộp đơn xin thôi việc vì lý do riêng và để tìm công việc phù hợphơn Đó là ông Kiều Hữu Dũng, Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng và Tổ chức tín dụngphi ngân hàng Tuy nhiên, ông Dũng không phải là cán bộ lãnh đạo cấp vụ cuốicùng rời khỏi NHNN vì lý do tương tự Những cán bộ trẻ được đào tạo bài bản, cókiến thức về cả vi mô lẫn vĩ mô, nắm vững cơ chế, chính sách tài chính, ngân hàng,
có nhiều kinh nghiệm và nhiều mối quan hệ như ông Dũng chính là đối tượng màcác tổ chức tín dụng "trải thảm đỏ" mời chào
Năm 2014, dư luận càng quan tâm hơn về vấn nạn “chảy máu chất xám” khitình trạng cán bộ được cử đi đào tạo nước ngoài nhưng không về nước như trườnghợp ông Trần Ngọc Phi Long, 31 tuổi, Phó Phòng Hợp tác quốc tế, Sở Ngoại vụCần Thơ, từng học thạc sĩ chuyên ngành, quản lý quan hệ quốc tế tại Anh theo đề
án 150 của Cần Thơ, được cử đi công tác tại Canada đầu tháng 7.2014, không vềnước, viết thư xin nghỉ việc Trong khi đó đề án 150 quy định người được du họcbằng ngân sách phải cam kết làm việc cho địa phương thời hạn bằng ba lần thờigian học tập Trước đó, ông Nguyễn Tất Thạch, cán bộ Trung tâm Công nghệthông tin, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận, nhân dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 đi tour du lịch sang Hàn Quốc không trở về
Hay như trường hợp của hãng hàng không Vietnam Airlines trong đầu năm
2015 vừa qua, khi mà nhiều nhân viên hàng không kỹ thuật cao của Vietnam