Thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi

6 518 2
Thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ­­­­­­­­­­­ o0o ­­­­­­­­­­­ ĐỀ ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRANG TRẠI CHĂN NUÔI, NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ CÂY TRỒNG LÂU NĂM Chủ đề án: HỌ TÊN Địa chỉ: … PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU I ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chiến  lược phát triển kinh tế ­ xã hội, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề  Công  nghiệp  hóa –  Hiện  đại  hóa nông nghiệp  và  nông  thôn.  Những  năm gần  đây,  phát  triển mô  hình  Kinh  tế  trang  trại  là  một  chủ  trương  lớn  của  Chính  phủ;  chính  vì  vậy,  Huyện  ủy, HĐND,  UBND huyện    đã  có  chủ trương, chính  sách,  động  viên, khuyến khích nông dân phát triển mô hình kinh tế trang trại Những  năm  gần  đây, thời tiết  ngày  càng  khắc  nghiệt,  việc trồng  lúa  thường xuyên  gặp khó khăn,  vụ  màu  thường  xuyên  bị  ngập  úng;  tình  trạng  chuột  đồng  và  ốc  bươu  vàng sinh  sản quá nhanh, chúng gây hại, tàn phá cây lúa… dẫn đến sản lượng và chất lượng cây lúa kém hiệu quả Căn  cứ  vào hướng  dẫn  số  61  ngày  10/03/2003 của  UBND  huyện    về  Quy trinh  chuyển  đổi  đất  nông  nghiệp  trồng  lúa  kém  hiệu  quả  sang  nuôi  trồng  thủy  sản  trồng  cây  lâu  năm. Tôi  xây  dựng Đề  án  xin  các  cấp, các  ngành  được  chuyển  đổi  diện tích đất trồng  lúa để xây  dựng  mô hình “Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng cây lâu năm” nhằm mục đích phát triển kinh tế gia đình II III MỤC TIÊU ĐỀ ÁN Hình  thành  mô  hình điểm về trang trại  chăn  nuôi,  nuôi  trồng  thủy  sản  và  trồng  cây lâu năm trên địa bàn Tạo thêm việc làm cho lao động dư thừa ở địa Phương một cách thường xuyên và ổn định Góp phần công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã, huyện NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN Cơ sở pháp lý ● Căn cứ Luật đất đai số 13/2003/QH ngày 26/11/2003 ● Căn  cứ  Nghị  định  số  181/2004/NĐ­CP  ngày  29/10/2004    Chính  phủ  về  Thi  hành luật đất đai ● Căn  cứ  Quyết định  số  13/2000/QĐ­TTg  ngày  02/02/2000  của  Thủ  tướng  Chính  phủ  Kinh tế trang trại Căn  cứ  vào Hướng  dẫn …   của  UBND  huyện  về  Quy  định  tạm  thời quy trình chuyển đổi đất nông nghiệp trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và trồng cây lâu năm ● Căn cứ Nghị quyết của Đảng ủy xã  ● Căn cứ Nghị quyết của HĐND xã   và Tờ trình của UBND xã ● Căn cứ vào Quy hoạch sử dụng đất của xã ● Căn cứ vào Nghị quyết của Ban quản trị HTX nông nghiệp xã  ● Căn cứ vào Biên bản họp đội sản xuất … , thôn  Cơ sở khoa học và thực tiễn ● Kinh  tế  trang  trại  đang  phát  triển  rộng  khắp  trên  địa  bàn  cả  nước,  đóng  góp  ngày  nhiều  sản  phẩm  cho  xã  hội,  tạo  thêm  việc  làm  cho  người  lao  động,  góp  phần  tạo  thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân ở nông thôn ● Sự phát  triển  của kinh  tế  trang  trại  đã  thúc  đẩy quá  trình  ứng  dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây trồng và giống vật nuôi vào thực tế sản xuất ● PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN ĐỊA  ĐIỂM,  DIỆN  TÍCH,  MỤC  ĐÍCH  VÀ  KẾ  HOẠCH  SỬ  DỤNG  ĐẤT  KHI  CHUYỂN ĐỔI Địa điểm, diện tích khu đất xin chuyển đổi ● Khu  đất  xin  chuyển  đổi  là  khu  ruộng  trũng  thuộc cánh  đồng  nội  –  chuôm  sâu,  đội  sản xuất … , thôn   thuộc quỹ đất 1 do UBND xã quản lý ● Diện tích khu đất xin chuyển đổi là: 1.532,2 m2 tại tuyến số … Mục đích xin chuyển đổi I Vì  đây  là  khu  ruộng  trũng,  chất  đất  xấu,  ngập  úng  thường  xuyên  vào  vụ  Mùa,  chỉ  cấy  lúa được  vào  vụ  lúa Xuân, năng xuất không cao. Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng đất, khu vực  này  cần  được chuyển đổi để xây dựng trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với cây lúa Kế hoạch thực hiện, quy hoạch sử dụng đất sau khi chuyển đổi ● Kế hoạch thực hiện Sau khi  được  phê  duyệt,  chủ đề  án tổ  chức thực hiện theo quy trinh cải tạo cụ thể như sau: San lấp  mặt  bằng,  đào ao thả  cá, xây  dựng  chuồng  trại chăn  nuôi,  trồng  cây ăn quả và cây trồng lâu năm xung quanh ao,… nhằm đạt được mục tiêu của đề án, đem lại hiệu quả kinh tế cao ● Quy hoạch chi tiết sử dụng đất theo sổ đỏ Nhà nước cấp Tổng diện tích trang trại là: 1.352,2 m2 Trang trại được quy hoạch sử dụng như sau: ● Đào ao thả cá: Ao  thả cá có diện tích lòng ao khoảng 600 m2, xung quanh bờ được bố trí trồng 1 số loại cây ăn quả như: chuối, đu đủ, mít, nhãn,… ● Khu chăn nuôi lợn, gà bao gồm: + Khu nhà ở cho công nhân dự tính khoảng 100 m2, + Nhà kho chứa thức ăn, dụng cụ sản xuất: 60 m2, + 1 dãy chuồng chăn nuôi lợn (quy mô 10 con): 50 m2, + 1 dãy chuồng chăn nuôi gà, vịt (quy mô 100 con): 50 m2, + Công trình phụ + hệ thống sân + đường chuồng trại: 120 m2, Vườn cây ăn quả (hoặc trồng cây lâu năm): Số diện tích còn lại, khoảng hơn 300m2, II DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN KINH PHÍ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN Kinh phí san ủi nền xây dựng cơ bản và đắp nền làm vườn cây: ● San ủi nền: 5 triệu đồng ● XDCB,  bao  gồm:  Nhà  cho  công  nhân,  nhà  kho,  chuồng  lợn,  chuồng  gà,  công  trình  phụ, sân, đường chuồng trại: 100 triệu đồng ● San ủi tạo nền làm vườn: 5 triệu đồng ● Cộng: 110 triệu đồng Kinh phí đầu tư nuôi thả cá: Diện tích ao: 600m2 ● Kinh  phí  đào  ao, đắp  bờ xung quanh  ao:  15  triệu  đồng  (dự  kiến sử dụng trong  vòng  10 năm, vậy phí đào ao 1 năm là 1,5 triệu đồng) Khối lượng đào đắp bờ ao: Dự tính khoảng 500 khối ● Kinh phí đầu tư mua cá giống: Nuôi cá với mật độ 4 con/m2 và nuôi theo công thức 3­2­1 Lượng cá giống đem nuôi cụ thể là: ­ Cá chép: 5 kg x 90.000 VNĐ/kg = 450.000 VNĐ ­ Cá trắm: 5 kg x 85.000 VNĐ/kg = 425.000 VNĐ ­ Cá trôi: 3 kg x 60.000 VNĐ/kg = 180.000 VNĐ ­ Cá mè: 1 kg x 80.000 VNĐ/kg = 80.000 VND ­ Cá rô phi: 2kg x 50.000 VNĐ/kg = 100.000 VNĐ Tổng kinh phí đầu tư mua cá giống: 1.235.000 VNĐ Kinh phí đầu tư thức ăn cho cá: 3 tạ * 400.000 = 1.200.000 VNĐ Kinh phí đầu tư chăn nuôi lợn, gà ● Kinh phí giống: ● Mua lợn giống: 10 con x 8 kg x 110.000 VNĐ/kg = 880.000 VNĐ Mua gà giống: 100 con x 6.000 VNĐ/ con = 600.000 VNĐ ● Chi phí thức ăn: Thức ăn cho lợn: 20 bao (bao 25kg) x 350.000 VNĐ/bao = 7.000.000 VNĐ Thức ăn cho gà: 20 bao (bao 25kg) x 210.000 VNĐ/bao = 4.200.000 VNĐ Kinh phí đầu tư trồng cây ăn quả Vườn cây có diện thích: hơn 300m2, ● Xung quanh ao và vườn được bố trí trồng các loại cây: Đu đủ, mít, nhãn,  quất hồng bì, ổi, bưởi, chuối,… ● Chi phí đầu tư trồng cây ăn quả: ● Giống cây: Tính trung bình 100 cây x 15.000 VNĐ/ cây = 1.500.000 VNĐ Phân bón: 5 tạ x 160.000 VNĐ/tạ = 800.000 VNĐ Dụng cụ trồng cây: 500.000 VNĐ Kinh phí thuê lao động: Tự làm PHẦN THỨ BA HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN Đối với nuôi thả cá: ● Phần thu: 26.550.000 VNĐ I Cá chép: 150 kg x 60.000 VNĐ/kg = 9.000.000 VNĐ Cá trắm: 180 kg x 50.000 VNĐ/kg = 9.000.000 VNĐ Cá trôi: 80 kg x 40.000 VNĐ/kg = 3.200.000 VNĐ Cá mè: 50 kg x 35.000 VNĐ/kg = 1.750.000 VND Cá rô phi: 120 kg x 30.000 VNĐ/kg = 3.600.000 VNĐ Phần chi: 3.935.000VNĐ Đối với chăn nuôi lợn, gà ● Phần thu: 58.500.000 VNĐ ● Lợn: 10 con x 110 kg x 40.000 VNĐ/kg = 44.000.000 VNĐ Gà thịt: 70 con x 2 kg x 65.000 VNĐ/kg = 9.100.000 VNĐ Trứng gà: 1800 quả x 3.000 VNĐ = 5.400.000 VNĐ Phần chi: 12.680.000 VNĐ Đối với vườn cây ăn quả và trồng cây ăn quả xung quanh ao ● Phần thu: 13.640.000 VNĐ ● Đu đủ: 15 quả x 20 cây x 8.000 VNĐ/quả = 2.400.000 VNĐ Chuối: 20 buồng x 150.000 VNĐ/buồng = 3.000.000 VNĐ Nhãn: 50 kg x 5 cây x 20.000 VNĐ/kg = 5.000.000VNĐ Mít: 10 quả x 5 cây x 60.000 VNĐ/quả = 3.000.000 VNĐ Quất hồng bì: 30 kg x 3 cây x 8.000 VNĐ/kg = 240.000 VNĐ Phần chi: 2.800.000 VNĐ Chi phí chung khác: 5.000.000 VNĐ Hạch toán thu chị được thể hiện ở bảng sau: (ĐVT: đồng) ● Loại hình sản xuất Tổng thu Tổng chi Cân đối thu chi Đào ao thả cá 26.550.000 3.935.000 22.615.000 Chăn nuôi lợn, gà 58.500.000 12.680.000 45.820.000 Trồng cây ăn quả 13.640.000 2.800.000 10.840.000 5.000.000 ­5.000.000 98.690.000 24.415.000 74.275.000 Chi phí chung khác Tổng cộng Lưu ý: Số liệu trên tính bình quân thu, chi của 1 năm Qua  bảng  hạch  toán  trên,  ta  thấy  chăn  nuôi,  thủy  sản  và  trồng  cây  ăn  quả (mô  hình  VAC) đem  lại  lợi  ích  kinh  tế  cao  hơn  nhiều  so  với  trồng  lúa, mang  lại  đời sống ấm  no  cho  gia đình;  đồng  thời  tạo thêm công ăn việc làm cho lao động còn dư thừa trong xã, đặc biệt còn đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm II KINH PHÍ ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN KINH PHÍ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN Kinh phí đầu tư: 130 triệu đồng chẵn Trong đó: Vốn tự có: 130 triệu đồng Vốn vay: 0 VNĐ KẾ LUẬN, ĐỀ NGHỊ, CAM KẾT Kết luận III Đề  án  được  nghiên  cứu  sau  quá  trình  thăm  quan,  tìm  hiểu  trên  địa  bàn  huyện Đề  án  góp  phần  thực  hiện chuyển đổi  cơ  cấu cây  trồng,  vật  nuôi  theo mô  hình sản  xuất hàng hóa mang lại tính hiệu quả bền vững Tạo ra mô hình điểm để có điều kiện nhân ra diện rộng Đề nghị Huyện  ủy, HĐND,  UBND huyện   cùng các cấp, các ngành tạo điều kiện cho chủ  đề  án  được  chuyển đổi  đất  nông nghiệp trồng lúa kém hiệu quả sang chăn nuôi, nuôi  trồng  thủy  sản  và  trồng  cây lâu  năm và được  thực  hiện  đề  án,  trả  sản  lượng  và  công dịch vụ cho UBND xã ● Đề  nghị  Đảng  ủy,  HĐND,  UBND xã   quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi được thực hiện đề án ● Đề  nghị  các cơ  quan  nhà  nước,  các ngành chức năng từ Huyện đến Xã quan tâm  chỉ đạo, phê duyệt để đề án sớm được thực hiện ● Đề  án  được  hưởng  chính sách  đãi ngộ  của Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi người làm kinh tế trang trại Cam kết ● Thực hiện đúng nội dung đề án đã xây dựng ở phần trên, chấp hành nghiêm chỉnh khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất ● Tổ  chức sản  xuất theo quy định của Nhà  nước về vệ sinh an toàn  thực phẩm,  vệ sinh chăn ● nuôi ● Đảm  bảo  nghiêm túc  các  yếu  tố  vệ  sinh  môi trường,  không  làm  ảnh  hưởng tới  sản  xuất xung quanh ● Nếu  vi   phạm  các  nội dung cam  kết  trên  tôi  xin  hoàn  toàn  chịu  trách  nhiệm  trước  Pháp luật , ngày … tháng …  năm 20 TM. UBND Xà NGƯỜI LÀM ĐỀ ÁN ...   của  UBND  huyện  về  Quy  định  tạm  thời quy trình chuyển đổi đất nông nghiệp trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và trồng cây lâu năm ● Căn cứ Nghị quyết của Đảng ủy xã  ... được chuyển đổi để xây dựng trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với cây lúa Kế hoạch thực hiện, quy hoạch sử dụng đất sau khi chuyển đổi. .. thăm  quan,  tìm  hiểu  trên  địa  bàn  huyện Đề  án  góp  phần  thực  hiện chuyển đổi cơ cấu cây  trồng,   vật nuôi  theo mô  hình sản  xuất hàng hóa mang lại tính hiệu quả bền vững Tạo ra mô hình điểm để có điều kiện nhân ra diện rộng

Ngày đăng: 07/12/2015, 17:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan