1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ CUNG ỨNG THUỐC HIỆN NAY Ở VIỆT NAM

22 3K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 154 KB

Nội dung

Đã hàng ngàn năm nay thuốc phòng, chữa bệnh đã trở thành một nhu cầu tất yếu của cuộc sống con người.

Trang 1

MỤC LỤC Trang

I ĐẶT VẤN ĐỀ 3

PHÀN 1: TỔNG QUAN 4

II CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12

A Sau đây là các quan điểm được xác định trong quá trình nghiên cứu tìm ra các giải pháp cho các vấn đề cung ứng thuốc cho đối tượng chính sách, người nghèo, vùng nghèo: 12

B CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ: 16

III BÀN LUẬN 20

IV KẾT LUẬN 20

VII Tài liệu tham khảo: 22

CÁC GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ CUNG ỨNG THUỐC HIỆN

NAY Ở VIỆT NAM

Trang 2

CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT

TTY: Thuốc thiết yếu

WHO: Tổ chức y tế thế giới

OTC: Over the counter - Thuốc không cần kê đơn

ADR: Adverse drug reaction - Phản ứng bất lợi của thuốc

CSBVSKND: Chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân

GDP: Gross domestic product

Trang 3

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Đã hàng ngàn năm nay thuốc phòng, chữa bệnh đã trở thành một nhu cầu

tất yếu của cuộc sống con người Thuốc đóng một vai trò quan trọng trong

công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân và nói rộng hơn là một

trong những yếu tố chủ yếu nhằm bảo đảm mục tiêu sức khoẻ cho mọi người

Để phát huy tối ưu tác dụng của thuốc, đảm bảo thuốc được sử dụng một cách

an toàn, hiệu quả nhất, vấn đề cung ứng thuốc có vai trò vô cùng quan

trọng.Tuy nhiên vấn đề cung ứng thuốc hiện nay vẫn còn nhiều thách thức, và

việc cung ứng thuốc không hợp lý đã gây rất nhiều thiệt hại cho nhân dân và

nhà nước: + việc lạm dụng thuốc ngày càng phổ biến và trở thành hội chứng

trong các nước phát triển

+ Chi phí cho sức khoẻ tăng nhanh và bất hợp lý do chi phí cho thuốc

ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong ngân sách y tế và ngay cả trong chi tiêu

gia đình của người dân

+ Thương mại hoá dịch vụ y tế, đặc biệt là dịch vụ cung ứng thuốc

+ Tiêu thụ quá mức và lãng phí thuốc

Từ những thách thức và tồn tại ở trên thì việc tìm ra các giải pháp hợp lý

trong vấn đề cung ứng thuốc hiện nay là vô cùng quan trọng và thiết thực,

nhằm bảo đảm cung ứng thuốc thuốc thường xuyên và đủ thuốc đặc biệt là

TTY có chất lượng đẻ người dân được sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và có

hiệu quả với giá cả phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và thu nhập của các

tầng lớp nhân dân

* Trong khuôn khổ có hạn bài tiểu luận đề cập đến 3 mục tiêu:

1 Tiêu chuẩn của cung ứng thuốc

2 Thực trạng và thách thức trong vấn đề cung ứng thuốc hiện nay

3 Các giải pháp trong cung ứng thuốc hiện nay của nghành y tế và tính

thực tiễn của các giải pháp

Trang 4

 Mua sắm thuốc Quốc gia

 Phân phối thuốc

 Hướng dẫn sử dụng thuốc

Cung ứng thuốc là một chu trình khép kín Mỗi bước trong chu trình đều

có vai trò quan trọng và tạo tiền đề cho các bước tiếp theo

* Cung ứng thuốc tốt cần phải quản lý nhiều lĩnh vực khác liên quan

Tổ chức y tế thế giới (WHO) đưa ra 6 tiêu chuẩn để hướng dẫn, giám sát

và đánh giá việc cung ứng thuốc ở tuyến cơ sở như sau:

a) Thuận tiện

 Điểm bán thuốc gần dân

Người dân đi đến điểm bán thuốc không mất nhiều thời gian, dù đi bằngphương tiện thông thường

Có thể dựa trên các căn cứ sau:

- Số dân một điểm bán thuốc phục vụ

- Diện tích hoặc bán kính bình quân của một điểm bán thuốc phục vụ

- Điểm bán thuốc ở trung tâm khu vực thuận tiện lối đi lại thông thường

 Giờ giấc bán

- Phù hợp với tập quán sinh hoạt địa phương

- Cần có hiệu thuốc phục vụ 24/24 để phục vụ cấp cứu

- Thủ tục: mua bán thuận lợi, nhất là thuốc OTC không cần đơn

Trang 5

b) Kịp thời

- Có sẵn và đủ các loại thuốc đáp ứng nhu cầu, có thuốc cùng loại đểthay thế

- Có sẵn đủ các loại thuốc thiết yếu

- Có đủ số lượng thuốc đáp ứng nhu cầu người mua

c) Chất lượng thuốc đảm bảo

Thuốc đảm bảo chất lượng cần thiết

Không bán thuốc:

- Chưa có số đăng kí hoặc chưa được phép nhập, sản xuất

- Thuốc giả, thuốc kém chất lượng

e) Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý

 Khả năng chuyên môn người bán thuốc đáp ứng trình độ chuyênmôn theo quy định ( tối thiểu là dược tá )

 Có đạo đức

- Tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng

- Không đơn thuần chạy theo lợi nhuận

 Có trách nhiệm cao:

- Hướng dẫn tận tình cho khách hàng

- Bao gói thuốc chu đáo trước khi giao cho khách

- Ghi chép đầy đủ các nội dung, yêu cầu cần thiết trên túi giao chokhách

Trang 6

 Chấp hành tốt các quy chế chuyên môn và các quy định khác:

- Không bán các thuốc phải bán theo đơn cho người mua không đơn

- Chấp hành nghiêm chỉnh cá quy chế thuốc độc, thuốc gây nghiện vàcác quy chế chuyên môn khác

- Chấp hành nghiêm túc chế độ kế toán, làm nghĩa vụ nộp thuế đầy đủvới nhà nước

- Tiết kiệm chi phí cho cộng đồng và cá thể

- Thực hiện đúng, đủ các chính sách kinh tế, thuế của nhà nước đã quyđịnh

- Đảm bảo thu nhập và lãi hợp lý cho người bán thuốc

*Vấn đề cung ứng thuốc ở Việt Nam chúng ta cũng là một vấn đề kháphức tạp

Trong thời kỳ kinh tế hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung,thuốc được cung ứng theo cơ chế với giá bao cấp của nhà nước Hệ thốngcung ứng thuốc theo cơ chế này có những ưu điểm sau:

- Bảo đảm thuốc tận tay người dung

- Giá thuốc phù hợp với thu nhập của nhân dân

- Một bộ phận không nhỏ trong nhân dân được nhà nước bao cấp hoàntoàn về thuốc

Trang 7

- Tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống quản lý nhà nước và quản lý chấtlượng thuốc.

- Mặc dù trong thời kì bao cấp mức hưởng thụ bình quân trên đầu ngườichỉ khoảng 0,3USD/năm nhưng đã đảm bảo nhu cầu tối cần thiết trong côngtác phòng, chữa bệnh và CSBVSKND

Tuy vậy tình hình khan hiếm thuốc là gay gắt Đó cũng là hệ quả tất yếubởi vì trong cơ chế bao cấp sẽ không có sự cạnh tranh thị trường đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải sáng tạo, nỗ lực trong việc phát minh và sản xuất ra nhữngthuốc vừa chất lượng vừa phù hợp với thu nhập của người dân

Sang cơ chế mới, nhà nước đã xoá bỏ bao cấp trong lĩnh vực sản xuất,kinh doanh cung ứng thuốc và xoá bỏ chế độ bù lỗ Giá cả đã phản ánh đúnggiá trị của thuốc

Trong những năm vừa qua, bộ Y tế đã đánh giá: “nghành dược đã cóthành tích nổi bật là đảm bảo tốt nhu cầu về thuốc chữa bệnh cho nhân dân,khắc phục được tình trạng thiếu thuốc trong những năm trước đây” Theothống kê chưa đầy đủ bình quân hưởng thụ thuốc trên đầu người năm 2007 là12,69 USD/người/năm, tăng gấp 26 lần so với thời kì bao cấp Chủng loạithuốc phong phú, đa dạng Bên cạnh khoảng 5000 dược phẩm sản xuất trongnước trên cơ sở 150 nguyên liệu hoá dược, còn có 3000 dược phẩm nướcngoài trên cơ sở 550 nguyên liệu hoá dược, làm cho nguồn dược phẩm phongphú, tạo điều kiện cho người thầy thuốc có khả năng lựa chọn trong điều trị

Do không còn thiếu thuốc gay gắt và tăng cường quản ký chất lượng,nạn thuốc giả giảm rõ rệt Theo báo cáo của viện kiểm nghiệm và hệ thốngkiểm nghiệm thuốc của địa phương năm 1990 thuốc giả xuất hiện nhiềuchiếm khoảng 7% so với tổng số mẫu kiểm tra

- Năm 1993 giảm còn 1,67%

Trang 8

Đối với một số sản phẩm và một số đối tượng nhà nước vẫn tiếp tụcchính sách hỗ trợ.Thuốc phòng chống các bệnh dịch, văc xin phục vụ tiêmchủng mở rộng, thuốc chống sốt rét, chống lao, chống phong, chống tiêuchảy…được cấp miễn phí thông qua các chương trình y tế quốc gia Nhà nước

hỗ trợ phí vận chuyển thuốc từ trung ương đến cụm xã của các tỉnh miền núi,vùng sâu, vùng xa Chính phủ vẫn tiếp tục cấp thuốc cho đồng bào miền núicao bao gồm các thuốc thiết yếu nhất

* Mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng kể, cung ứng thuốc chonhân dân phục vụ chiến lược CSBVSKND vẫn đang đặt ra nhiều vấn đề bứcxúc:

- mức độ hưởng thụ thuốc của nhân dân ta còn đang vào loại thấp nhất thếgiới, so với các nước trong khu vực và các nước đang phát triển( mức bìnhquân trên thế giới là 40 USD/người/năm, ở các nước đang phát triển là: 10USD/người/năm )

- Mức độ hưởng thụ quá chênh lệch giữa các vùng địa lý và giữa cáctầng lớp nhân dân ( 1995: Bình quân 4 USD/người/năm, thành phố HCM 17USD/người/năm, vùng núi vùng sâu vùng xa: 0,5-1 USD/người/năm)

Trang 9

- Ngân sách nhà nước dành cho y tế liên tục tăng từ 2000 đến năm 2003.Tuy nhiên vì GDP nước ta còn thấp nên ngân sách cho y tế vẫn còn được tănglên nữa trong những năm tới thì mới đáp ứng nhu cầu chữa bệnh cho nhândân:

Bảng 1: Ngân sách nhà nước dành cho y tế từ 2000 đến 2003

2000

Năm 2001

Năm 2002

- Đảm bảo chất lượng thuốc còn đang là vấn đề phải phấn đấu lâu dài

Tỷ lệ thuốc giả giảm, nhưng việc đảm bảo thuốc trên thị trường vẫn là tráchnhiệm nặng nề không chỉ của cơ quan quản lý nhà nước về thuốc mà còn là

Trang 10

của các doanh nghiệp sản xuất, phân phối cung ứng thuộc bất cứ thành phầnkinh tế nào.

-Việc sử dụng thuốc chưa đạt yêu cầu hợp lý, an toàn và tiết kiệm

II CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung của đề tài chủ yếu thu thập theo phương pháp nghiên cứu tàiliêụ, ngoài ra còn sử dụng phương pháp quan sát

* Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Trong lĩnh vực cung ứng thuốc có rất nhiều nguồn thông tin thứ yếu đểChúng ta có thể khai thác được như:

- Dựa vào phác đồ điều trị và mô hình bệnh tật ở các cơ sở địa phương

và trung ương, hoặc thông qua các đơn thuốc ta có thể đánh giá việc sử dụngthuốc đã hợp lý chưa? Thông qua các đơn thuốc được kê với từng bệnh cụ thể

để biết được bệnh nhân có được sử dụng và hướng dẫn điều trị an toànkhông?

- Các báo cáo của các trung tâm y tế, khoa dược, nhà thuốc, đại lý cótham gia trong chương trình chăm sóc sức khoẻ (các báo cáo chỉ đạo, đánhgiá) Báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của các công ty dượcphẩm…

Thông qua các báo cáo đó ta có thể đánh giá được số lượng, chủng loạithuốc được dùng, cơ cấu của các thuốc, loại thuốc nào hiện tại được dùng phổbiến nhất, mức độ lạm dụng thuốc của người dân như thế nào?

Ngoài ra còn cung cấp cho chúng ta các thông tin tương đối đầy đủ vềcác hoạt động vận chuyển, giao nhận thuốc đến các đơn vị y tế, các kênh phân

Trang 11

phối Các phương thức thanh toán tiền thuốc, kiểm nhận; ngân sách, cácchương trình hỗ trợ của nhà nước, v.v

Ví dụ cụ thể: Các đơn thuốc được sử dụng như một chỉ số để tính toán,

đo lường:

o Tỉ lệ % các thuốc có chứa kháng sinh

o Tỉ lệ % các đơn thuốc có chứa kháng sinh

o Số thuốc trung bình cho mỗi đơn kê

Với các đơn thuốc được giữ bởi bệnh nhân, nó có thể nêu được loạithuốc nào thường được mua, cảm tưởng của người bệnh đối với phương phápđiều trị đó

- Ưu điểm của phương pháp này là số liệu thu được tương đối chính xác,trong trường hợp tài liệu được lưu giữ cẩn thận và hệ thống thì dữ liệu thuđược sẽ rất có giá trị

- Tuy nhiên phương pháp này cũng có những khó khăn, rất khó để thuthập được các tài liệu mới nhất chưa được phát hành như các nghiên cứu cơ

sở, các đánh giá…do vậy số liệu thu được không có tính cập nhật

Trang 12

PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Từ phần tổng quan chúng ta có thể hiểu phần nào về tầm quan trọng,những thách thức và tồn tại trong vấn đề cung ứng thuốc ở nước ta Việt Namđang bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mô hình bệnh tật của đấtnước đang là mô hình đan xen giữa mô hình của bệnh nhiễm khuẩn, bệnh củacác nước đang phát triển và bệnh của các nước phát triển Một trong nhữngthách thức của y tế nước ta là phải đảm bảo công bằng trong khám chữa bệnhcho nhân dân, trong điều kiện kinh tế đã chuyển sang cơ chế thị trường cònnhiều khó khăn Rõ ràng là một cơ chế thị trường hoàn toàn tự do không thểbảo đảm công bằng trong tiếp cận với thuốc cho đa số nhân dân, đặc biệt làcác người nghèo

Từ vấn đề bức xúc ở trên các cán bộ hàng đầu của nghành y tế nói riêng

và toàn nghành y tế nói chung đã không ngừng nghiên cứu để tìm ra nhữnggiải pháp hữu hiệu nhất để khắc phúc những khuyết điểm còn tồn tại, đảm bảocông bằng trong cung ứng thuốc cho nhân dân

A Sau đây là các quan điểm được xác định trong quá trình nghiên cứu tìm ra các giải pháp cho các vấn đề cung ứng thuốc cho đối tượng chính sách, người nghèo, vùng nghèo:

- Quan điểm về tǎng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xãhội:

Khi nói đến cung ứng thuốc cho đối tượng chính sách, người nghèo,vùng nghèo tức là muốn nói phải làm sao cho những đối tượng này có thể tiếpcận và có được thuốc khi ốm đau để được hưởng sự công bằng trong chǎmsóc sức khỏe Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước,Đảng ta đã xác định tǎng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công

Trang 13

bằng xã hội ở nước ta trước kia, trong nền kinh tế bao cấp, không có sự

chênh lệch về hưởng thụ các dịch vụ y tế do Nhà nước cung cấp cho các tầng

lớp nhân dân Nhưng hiện nay, khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thịtrường, có những người không đủ điều kiện chi trả cho dịch vụ chǎm sóc sứckhỏe, bao gồm cả chi phí về thuốc, đặc biệt là một số người thuộc diện chínhsách, những người nghèo và đồng bào ở vùng khó khǎn, xa xôi, kinh tế chậmphát triển Vì vậy, cần phải có chính sách hỗ trợ để nhằm thực hiện được việcgắn liền phát triển kinh tế với bảo đảm sự tiến bộ và công bằng xã hội Tuynhiên chúng ta cần hiểu công bằng không có nghĩa là "cào bằng" mọi nhu cầu

về đảm bảo thuốc và cung ứng dịch vụ y tế Bảo đảm nhu cầu phải gắn liềnvới tình hình bệnh tật và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của từng địaphương Rõ ràng ở một số đô thị lớn, ở các bệnh viện Trung ương và bệnhviện chuyên khoa, mức tiêu dùng thuốc phải cao hơn ở tuyến y tế cơ sở và ở

cơ sở điều trị của một số vùng kinh tế - xã hội, do các trung tâm đô thị lớn làtuyến cuối cùng của hệ thống điều trị phải là nơi phải giải quyết các bệnh tậthiểm nghèo

- Quan điểm về xã hội hóa công tác chǎm sóc và bảo vệ sức khỏe nhândân (CS & BVSKND):

Sự nghiệp CS & BVSKND và bảo đảm công bằng trong CS &BVSKND không thể chỉ do ngành Y tế giải quyết mà là sự nghiệp chung củatoàn xã hội Cung ứng thuốc là một trong những điều kiện để đảm bảo côngtác chǎm sóc sức khỏe nhân dân vì vậy nó cũng mang tính xã hội và cách giảiquyết vấn đề nảy sinh cũng phải dựa trên quan điểm xã hội hóa Không phảichỉ có Nhà nước ban hành các chính sách và đảm bảo nguyên tắc chung đểcung ứng thuốc cho đối tượng chính sách, người nghèo, vùng nghèo, mà cộngđồng, các tổ chức xã hội, đoàn thể và chính quyền địa phương phải cùng nhauphối hợp và cùng với ngành y tế tìm ra các giải pháp thích hợp

Trang 14

- Các doanh nghiệp dược Nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thịtrường nhưng mặt khác cần được nhà nước hỗ trợ khi phải đảm đương nhữngnhiệm vụ công ích trong việc cung ứng thuốc cho vùng sâu, vùng xa, miềnnúi.

Khi nền kinh tế của đất nước ta đã chuyển sang kinh tế thị trường, cácdoanh nghiệp Nhà nước cũng cần phải chuyển hoạt động theo cơ chế kinh tếmới, chịu sự điều tiết của quy luật "cung-cầu" và phải đảm bảo hạch toán kinhdoanh Tuy nhiên, khi Nhà nước giao cho doanh nghiệp thực hiện các chứcnǎng, nhiệm vụ công ích, ví dụ cần bảo đảm cung ứng thuốc cho vùng sâu,vùng xa, vùng núi Nhà nước cần có những chính sách và giải pháp hỗ trợ như

hỗ trợ phí vận chuyển, hỗ trợ nguồn vốn kinh doanh và dự trữ thuốc men.Trong trường hợp này, có thể coi các doanh nghiệp quốc doanh thay mặt Nhànước thực hiện các chính sách xã hội thông qua các nhiệm vụ công ích Vì vậycần phải được Nhà nước hỗ trợ để đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệpthực hiện nhiệm vụ công ích và các doanh nghiệp chỉ hoàn toàn hoạt động theo

cơ chế thị trường Trên ý nghĩa đó có thể cho rằng Nhà nước cần hỗ trợ chonhững tầng lớp nhân dân có khó khǎn được hưởng thụ thuốc và các dịch vụchǎm sóc sức khỏe nhưng Nhà nước không bao cấp cho các doanh nghiệp

- Quan điểm về việc giải quyết các vấn đề xã hội phải phù hợp với khả nǎngcủa nền kinh tế quốc gia và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Nguyện vọng bao cấp hoàn toàn các dịch vụ chǎm sóc sức khỏe trong đó

có vấn đề cấp thuốc miễn phí cho nhân dân là ước muốn cao đẹp của hầu hếtcác quốc gia Nhưng nguồn lực tài chính của các quốc gia bao giờ cũng có hạn

Vì vậy, trong phạm vi nguồn lực của đất nước phải vận dụng nhiều cơ chế đểgiải quyết vấn đề cung ứng thuốc cho các đối tượng chính sách, người nghèo,vùng nghèo

Ngày đăng: 25/04/2013, 17:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Ngân sách nhà nước dành cho y tế từ 2000 đến 2003 - CÁC GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ CUNG ỨNG THUỐC HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
Bảng 1 Ngân sách nhà nước dành cho y tế từ 2000 đến 2003 (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w