• Tầm quan trọng cấu trúc màng tế bào • Cấu trúc căn bản của màng tế bào • Màng tế bào nhân sơ và nhân thực • Các cấu trúc phía trên màng và các kết nối • Sự vận chuyển thụ động và tí
Trang 1CHƯƠNG IV
MÀNG TẾ BÀO VÀ THÔNG TIN QUA MÀNG
Trang 2• Tầm quan trọng cấu trúc màng tế
bào
• Cấu trúc căn bản của màng tế bào
• Màng tế bào nhân sơ và nhân thực
• Các cấu trúc phía trên màng và các
kết nối
• Sự vận chuyển thụ động và tích cực
• Thông tin qua màng tế bào : tín hiệu, thụ thể và đáp trả
Trang 3• Màng tế bào có vai trò quan trọng hàng đầu đối
với tế bào, ngay khi xuất hiện tế bào trong tiến hóa Tất cả tế bào đều có chung tính chất là có màng tế bào, không những nó bao tế bào mà còn duy trì sự khác nhau giữa các ngăn trong tế bào Đặc biệt, ở tế bào nhân thực nhiều bào quan có cấu trúc màng Tuy đa dạng, nhưng các màng tế bào có cấu trúc giống nhau là từ lipid và những đặc tính chuyên biệt được xác định do các
protein Màng có tính thấm chọn lọc đối với các chất khác nhau và là nơi tiếp nhận, truyền tín
hiệu tạo sự giao lưu thông tin giữa các tế bào để
cơ thể đa bào hoạt động nhịp nhàng và hài hòa trong mối quan hệ với môi trường.
Trang 4I C U TRÚC C N B N C A MÀNG Ấ Ă Ả Ủ
T BÀO Ế
• Tất cả các loại tế bào từ vi khuẩn đến tế bào
người đều được bao bọc bởi một màng ngoài, gọi
là màng sinh chất (plasma membrane) Các màng
tế bào có vai trò then chốt trong đời sống tế bào
Màng sinh chất bao bọc tế bào, xác định ranh
giới, và duy trì sự khác nhau giữa bào tương và mội trường ngoại bào Bên trong tế bào nhân
thực, các màng của lưới nội chất, bộ Golgi, ti thể
và các bào quan khác có màng bao duy trì sự
khác nhau đặc trưng giữa các cấu phần của bào quan với bào tương
Trang 5• Thang nồng độ ion (ion gradient) xuyên
màng, được thiết lập bởi các protein
chuyên biệt của màng, có thể được sử dụng
để tổng hợp ATP, để điều khiển sự vận
chuyển qua màng của các chất tan chọn
lọc, hay như trong tế bào thần kinh và cơ,
để sản sinh và chuyển các tín hiệu điện
Trong tất cả các tế bào, màng sinh chất
cũng chứa các protein tác động như các thụ
thể (receptors) nhận các tín hiệu ngoại bào,
cho phép tế bào thay đổi hành vi đáp lại các tín hiệu môi trường, bao gồm các tín hiệu từ những tế bào khác; các thụ thể này có thể
chuyền thông tin xuyên màng.
Trang 6TÍNH CHẤT CỦA MÀNG TẾ BÀO :
• - Vật cản có tính chọn lọc cao:
• - Giới hạn độ lớn của tế bào, tạo không gian
nhỏ cô đậm để các phân tử dễ gặp nhau thực
hiện phản ứng.
• - Nền để bố trí hợp lý các cấu trúc theo không
gian thành hệ thống.
• - Bề mặt thực hiện nhiều phản ứng.
• - Chuyền năng lượng: giữa hai phía của màng
khi có sự chênh lệch nồng độ các chất hoặc các ion sẽ tạo thế năng có thể dự trữ hay chuyển đổi
năng lượng.
• – Thu nhận tín hiệu
Trang 77 32
0,2 Không xác định
0,4 0,4
5 60
<1 10
4 17
0,7 3 Không xác định Không xác định
Trang 82 N n t ng lipid c a màng t bào ề ả ủ ế
• Tất cả các màng sinh học có cấu trúc tổng quát
chung : mỗi một là màng lipid đôi mỏng và các
phân tử protein, gắn nhau chủ yếu bằng các
tương tác không cộng hóa trị Các phân tử lipid
chiếm gần 50% khối lượng của phần lớn các màng của tế bào động vật, phần còn lại hầu như là các protein Một tế bào động vật nhỏ có khoảng 109
phân tử lipid Tế bào chứa khoảng 500 – 1.000 loại lipid khác nhau Các lipid màng gồm 3 nhóm lớn
chủ yếu là phospholipid, cholesterol và glycolipid;
và hàng trăm nhóm nhỏ lipid Cả ba nhóm lipid lớn
đều lưỡng tính (amphiphile), tức một đầu phân tử
kị nước (hydrophobe), còn đầu kia ưa nước
(hydrophile)
Trang 11tấm 2 lớp trong dung dịch nước : đầu phân
cực hướng vào nước còn đuôi kị nước
hướng vào trong với nhau (hình 4.1) Sự
Trang 12• Sự di chuyển đó tạo cho tấm 2 lớp tính
dòng lỏng hai chiều (bi-dimensionel fluid)
Tính chất này biểu hiện ở chỗ: các phân tử phospholipid cấu trúc có thể di chuyển
ngang dọc theo một phía của màng Sự dời chỗ của một phân tử lipid có thể đạt 107
lần/giây Trong các điều kiện bình thường 1 phân tử phospholipid có thể đi ngang qua
bề mặt tế bào nhân thực trong vài giây Các phân tử có thể tự di động ngang hay quay tròn như hình 4.2 Tính chất này của tấm
phospholipid 2 lớp cũng cho phép các loại phân tử khác gắn trên nó di chuyển theo bề mặt của màng
Trang 13• Tấm phospholipid 2 lớp khi ở trạng thái lỏng còn
có nhiều tính chất sinh học quan trọng khác
Chúng không để đầu mút bị hở mà tự động khép lại thành túi kín Tấm 2 lớp lỏng cũng rất mềm dẻo làm cho màng dễ thay đổi hình dạng mà không bị
vỡ ra Cuối cùng sự dung hợp màng (membrane
fusion) là một hiện tượng quan trọng của tế bào Các túi lipid có thể nhập vào nhau, khi đó các
màng 2 lớp nối liền thành tấm liên tục chung của túi lớn Nhờ đó, vật chất từ bộ phận này có thể
chuyển sang chỗ khác, như từ các túi tiết dịch
đưa ra khỏi tế bào trong hiện tượng xuất bào
(exocytosis) và nhập bào (endocytosis) khi đưa
những phân tử lớn từ ngoài vào trong tế bào
Trang 143 C u trúc c a màng sinh ch t ấ ủ ấ
• Lớp đôi của lipid hình thành phần nền chủ
yếu của màng; các lipid phần lớn là
phospholipid, nhưng ở sinh vật bậc cao có
thêm cholesterol Tính chất lỏng của màng
phụ thuộc vào thành phần cấu tạo màng Các màng của tế bào sinh vật nhân thực
chứa một số lượng đáng kể cholesterol
chen vào giữa hai phân tử phospholipid
như hình 4.4 và làm tăng tính cứng của
màng
Trang 15MÀNG TẾ BÀO
Trang 17• Ngoài ra, cholesterol còn làm giảm tính thấm của
các phân tử tan trong nước, tăng tính mềm dẻo
và ổn định cơ học Cholesterol là một steroid, nó
còn giữ vai trò như chất “đệm” của tính lỏng : ở
nhiệt độ cao hạn chế sự vận động quá mức của
các mạch acid béo, khi nhiệt độ thấp tránh sự
gắn kết thành tinh thể.
• Các protein đa số dạng cầu, không đồng nhất
và có sự phân bố thành đốm như hình khảm Các
protein ngoại vi (extrinsic protein) nằm trên bề
mặt của màng Các protein nội vi (intrinsic
proteins) gắn vào giữa lớp lipid một phần hay
toàn bộ; một số xuyên qua màng và có thể nối với
nhau tạo thành kênh xuyên qua màng.
Trang 184 Các protein màng t bào ế
• Mặc dù lớp lipid đôi đảm bảo cấu trúc căn
bản của màng sinh học, các protein màng
thực hiện phần lớn nhiệm vụ đặc hiệu và như vậy tạo cho mỗi kiểu màng có chức năng
riêng biệt Các protein màng có sự dao động lớn trong cấu trúc và trong cách kết hợp với lớp đôi lipid, mà điều này phản ánh các chức năng đa dạng của chúng Như vậy, có nhiều protein màng khác nhau cho phép tế bào
thực hiện chức năng và tương tác với môi
trường, và theo đánh giá khoảng 30% các
protein mã hóa trong hệ gen (genome) của tế
bào động vật là các protein màng
Trang 19• Số lượng và các kiểu protein ở các loại
màng khác nhau Ví dụ, ở màng cô lập dây thần kinh protein ít hơn 25%, còn ở các
màng liên quan đến biến đổi năng lượng (ti thể, lục lạp) có thể đến 75% Thường trong các màng protein khoảng 50% Lipid có
phân tử lượng nhỏ nên số phân tử của nó nhiều hơn protein Đối với tế bào có 50%
protein thì khoảng 50 phân tử lipid có 1
phân tử protein Các protein nội vi có thể xuyên qua màng một hoặc vài lần và
thường đầu kị nước hướng vào trong
màng Các protein cũng góp phần làm thay đổi tính chất cơ học của màng.
Trang 20Các lo i protein màng ạ
• – Các protein ngoại vi (extrinsic proteins), ở mặt ngoài
màng, gắn với các cơ chất hoặc chế biến các đại phân tử cho sự vận chuyển vào trong tế bào.
• – Các protein xen màng (integral membrane proteins)
cắm sâu giữa màng.
• – Các protein gắn màng (membrane-bound proteins)
không cắm sâu giữa màng, nhưng gắn chặt bề mặt tế
bào và ở khoảng giữa hai màng (periplasm) Ví dụ, giữa màng sinh chất và màng ngoài vi khuẩn Gram-âm và
một số protein của tế bào chất.
• – Các lipoprotein là protein có đuôi lipid gắn vào đầu
mút amino acid của protein Các protein này tương tác trực tiếp với các protein xen màng trong nhiều quá trình quan trọng của tế bào như trao đổi chất năng lượng
Trang 21Các protein xen màng gồm các nhóm căn bản : A) các protein nối màng của những tế bào kề nhau; B) các kênh protein; C) các
protein vận chuyển; D) các protein thụ thể (nhận, dịch chuyển tín hiệu); E) các điểm gắn protein tan vào khung sườn tế bào; F)
bơm nhờ ATP trong vận chuyển tích cực; G) các enzyme
Trang 22• Hệ thống sợi nâng đỡ: Ở hồng cầu nhóm protein dồi dào
nhất là Spectrin, một loại protein có sợi dài, mỏng và dẻo,
chiếm khoảng 25% khối lượng protein của màng Các
protein này là thành phần căn bản của hệ thống sợi nâng đỡ như khung sườn (cytoskeleton) nằm dưói màng tế bào (hình
4.6) Chính hệ thống nâng đỡ của các sợi spectrine này giúp
tế bào chống lại tác động bất lợi từ ngoài
Trang 23Protein và glycolipid bên ngoài
• Tổng các carbohydrate chiếm 2-10% trọng lượng
của màng Phần lớn các protein nằm ở bề mặt
ngoài của màng đều gắn với những
oligosaccharide bằng liên kết cộng hóa trị nên
được gọi là glycoprotein.
• Hầu hết các lipid nằm ở lớp đơn phía ngoài
chứa các nhóm oligosaccharide, gọi là glycolipid
Các glycolipid có lẽ hiện diện ở tất cả màng của tế bào động vật, nơi chúng chiếm khoảng 5% của
các phân tử lipid thuộc lớp đơn phía ngoài
Chúng có thành phần giao động từ loài này sang loài khác Các oligosaccharide này nhô ra trên bề mặt, giữ vai trò trong tương tác giữa tế bào với
môi trường.
Trang 24Oligosaccharides are linked to proteins and exposed on the cell
surface-recognition by proteins from other cells:
cell-to-cell signaling
Trang 25• Nghiên cứu cho thấy glycoprotein và glycolipid là
những điểm nhận biết (recognition sites) các tín
hiệu và quan hệ giữa các tế bào Ví dụ, nếu trộn
lẫn các tế bào riêng lẻ của gan và thận với nhau
trong môi trường nuôi, chúng sẽ tự động nhận
biết nhau để kết lại thành cụm tế bào : gan theo
gan và thận theo thận Sự nhận biết này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển phôi, điều
hòa sự tăng trưởng và phân chia tế bào Một hiện
tượng nữa có liên quan đến sự nhận biết là ức chế
khi tiếp xúc (contact inhibition) : trong nuôi tế bào,
các tế bào bình thường phân chia đến khi tạo một lớp (monolayer) chạm khít nhau thì dừng Các tế bào ung thư mất khả năng này
Trang 26II MÀNG T BÀO NHÂN S Ế Ơ
• Màng tế bào và vách tế bào là hai cấu
trúc thực hiện các chức năng vô cùng quan trọng cho tế bào nhân sơ : vận
chuyển chất dinh dưỡng (màng) và duy trì áp suất thẩm thấu (vách) Điều quan trọng là các vi sinh vật hấp thu dinh
dưỡng trực tiếp từ môi trường qua
vách và màng tế bào
Trang 271 C u trúc màng t bào vi khu n th c ấ ế ẩ ự
• Lớp đôi phospholipid là cấu trúc cơ bản chung của các
màng sinh học Đặc tính lớp đôi của màng thể hiện sự
sắp xếp ổn định nhất của các phân tử lipid trong môi
trường lỏng Cấu trúc màng được ổn định nhờ các liên
kết hydro và tương tác kị nước Ngoài ra, các cation
Mg2+ và Ca2+ tăng cường sự ổn định nhờ kết hợp với điện tích âm của phospholipid Các lipid của màng như steroid và hopanoid làm gia tăng độ cứng của màng
Steroid không có ở màng tế bào vi khuẩn trừ các nhóm
vi khuẩn metan (methanotrophic) và Mycoplasma Các
chất steroid là các phân tử tạo độ cứng, còn các acid béo
thì mềm dẽo Các phân tử hopanoid tương tự steroid
hiện diện trên màng của nhiều vi khuẩn và có lẽ đóng
vai trò tương tự steroid ở màng tế bào nhân thực
Eukaryotae Một hopanoid phổ biến là C30 hopanoid
diplotene Hopanoid không có ở màng tế bào vi khuẩn cổ Archaea
Trang 282 Màng c a vi khu n c ủ ẩ ổ
• Khác với lipid của Bacteria và Eukarya có
các liên kết ester của acid béo gắn vào
glycerol, lipid của Archaea có các liên kết
ether gắn giữa glycerol với mạch nhánh kị
nước của nó Hơn nữa, lipid của Archaea
không có các acid béo Thay vào đó, các
mạch bên của chúng gồm các đơn vị lặp lại
là isoprene (hydrocarbon 5 C) Ngoài những
khác biệt nổi bậc đó, cấu trúc màng sinh
chất của Archaea nói chung giống với màng của Bacteria và Eukarya : bề mặt ưa nước
bên ngoài với bên trong kị nước
Trang 29• Glycerol diether và glycerol
tetraether là các lipid chủ yếu ở
Archaea (hình 4.7) Trong tetraether, phytanyl (4 isoprene nối nhau)
mạch bên của mỗi phân tử glycerol nối nhau bằng liên kết cộng hóa trị
tạo màng lipid lớp đơn thay vì lớp đôi (hình 4.8) Cấu trúc màng một
lớp đơn kiểu này phổ biến ở các
Archaea chịu nhiệt, có thể tăng
trưởng ở nhiệt độ rất cao (>100OC)
Trang 30Diglycerol tetraether
Màng lipid đôi và màng lipid lớp đơn
Trang 313 Vách t bào vi khu n ế ẩ
• Vách tế bào bao phía ngoài màng sinh chất tạo
khung vững, cứng cho tế bào, duy trì hình dạng và
có lẽ quan trọng hơn cả giúp chống chịu các tác
nhân bất lợi, nhất là áp suất thẩm thấu của môi
trường bên ngoài Độ vững của vách tế bào có
được nhờ các tính chất của peptidoglucan, một
loại đại phân tử gồm 2 loại đường khác thường
gắn với một peptid ngắn với 2 amino acid, chỉ có ở vách tế bào vi khuẩn Các đường và các peptid nối nhau lại thành một đại phân tử bào toàn bô màng
tế bào Bình thường tế bào vi khuẩn không sống được nếu thiếu vách tế bào
Trang 32• Hệ thống phân loại của vi khuẩn dựa vào
một phản ứng đặc biệt là nhuộm Gram (tên
nhà khoa học Đan Mạch), mà phân biệt 2
nhóm vi khuẩn chính : Gram-dương hấp thu
và giữ lại màu và Gram-âm không nhuộm
màu Kết quả dương tính hay âm tính liên quan đến cấu trúc của vách tế bào vi khuẩn
• Căn cứ phản ứng nhuộm Gram, lãnh giới vi
khuẩn thực phân thành 3 nhóm chính : vi
khuẩn Gram dương, Gram âm và
Mycoplasma
Trang 34Vách tế bào vi khuẩn Gram-dương
(a) và Gram-âm (b).
Ở những vi khuẩn Gram âm, tức không nhuộm màu
Gram, vách tế bào mỏng lớp peptidoglycan chỉ khoảng
10% Mặt ngoài lớp peptidoglycan là một lớp dày chiếm
tỉ lệ 80% có chứa protein, lipid, lipo-polysacchrid.
Trang 35• – Vi khuẩn Gram dương: vách tế bào dày có chứa
nhiều peptidoglycan (mucopeptid hay murein) với
tỉ lệ từ 80% − 90% và teichoic acid Vì vậy, vi khuẩn Gram dương có màu tím khi được nhuộm kép với fuschin và tím tinh thể.
• – Vi khuẩn Gram âm : vách tế bào mỏng gồm 3 lớp
: màng tế bào trong cùng, lớp peptidoglucan (chỉ khoảng 10%) và lớp dày ngoài cùng (chiếm 80%) với lippoprotein và lipopolysaccharid tạo phức
hợp lipid-polysaccharid
• – Mycoplasma là nhóm vi khuẩn có kích thước
nhỏ nhất, đặc biệt là không có vách tế bào Chúng
sống kí sinh ở cơ thể động vật, thực vật và côn
trùng
Trang 36III CÁC C U TRÚC PHÍA NGOÀI Ấ
• Trên bề mặt các tế bào nhân thực có các cấu trúc
như vách tế bào thực vật, nền ngoại bào
(extracellular matrix - ECM) của tế bào động vật,
các nối liên bào (intercellular junctions) hỗ trợ gắn
các tế bào với nhau thành những cấu trúc cấp cao
hơn Ở thực vật, nấm và vi khuẩn vách tế bào tách
biệt hẳn với màng sinh chất Vỏ của tế bào động vật không có sự tách biệt đó, được gọi là
glycocalix Các carbohydrate của nó gắn với các
phân tử glycoprotein và glycolipid Các chất này
chỉ nằm ở bề mặt bên ngoài tấm lipid 2 lớp
Trang 371 Vách t bào th c v t ế ự ậ
• Từ lâu người ta đã phát hiện vách tế bào thực
vật, nấm và phần lớn vi khuẩn có vách tế bào, giàu carbohydrate phía ngoài màng sinh chất.
• Cấu tạo : Vách tế thực vật nằm ngoài màng sinh
chất, nói chung không được coi là một phần của
tế bào chất, tuy nó là sản phẩm của tế bào Thành phần cấu trúc căn bản là phức hợp
polysaccharide cellulose dưới dạng các sợi chỉ
dài Các sợi cellulose được gắn với nhau nhờ chất
nền của các carbohydrate khác chủ yếu là pectin
và hemicellulose Vách tế bào có nhiều lỗ để
nước, không khí và các chất hoà tan có thể qua lại
tự do Chức năng cho các chất ra vào thuộc màng sinh chất.
Trang 39• Phần đầu tiên của vách tế bào xuất hiện khi tế
bào còn non gọi là vách sơ cấp (primary wall)
Nếu tế bào tiếp tục tăng trưởng chúng chỉ có
vách này Khi các vách của hai tế bào gặp nhau ở
giữa chúng sẽ hình thành phiến giữa (middle
lamella) gắn chúng lại với nhau Pectin dưới dạng
pectate calcium là thành phần căn bản của phiến giữa Nếu pectin bị tan các tế bào gắn vào nhau yếu hơn Trái cây chín mềm đi do pectin lúc đó
chuyển sang dạng hoà tan.
• Các tế bào mô mềm của thực vật chỉ có vách
sơ cấp và phiến giữa Sau khi ngừng tăng
trưởng, các tế bào lập tức hình thành vách thứ
cấp (secondary wall) cứng hơn, có nhiều chất gỗ
hơn và các lớp khác của vách tế bào
Trang 40• Vách thứ cấp cũng do tế bào chất tạo ra nên
nó nằm giữa vách sơ cấp và màng tế bào
Vách sơ cấp thường dày hơn thứ cấp và
gồm nhiều lớp chặt chồng nhau Các lớp sợi cellulose xếp song song với nhau và lớp này với lớp khác chéo nhau theo góc 60o - 90o
Sự sắp xếp như vậy làm tăng độ cứng của
vách tế bào Ngoài cellulose vách thứ cấp
thường chứa lignin (mộc tố) làm cứng hơn.
• Vách tế bào của cả nấm và vi khuẩn khác
với tế bào thực vật ở chỗ không phải
cellulose, mà chitin mới là thành phần cấu
trúc chính Vỏ tôm cũng chứa nhiều chitin Một phần của vách tế bào vi khuẩn còn có
murein