Sự tiết của các tuyến và sự vận động là hai hình thức đáp ứng phổ biến nhất của cơ thể đối với mọi dạng kích thích từ môi trường, giúp cơ thể thích nghi và tồn tại... Hệ cơ bao gồm cơ vâ
Trang 1HỆ VẬN ĐỘNG
1 Ý nghĩa sinh học của sự vận động
2 Cấu tạo và chức năng cơ vân
3 Cấu tạo và chức năng cơ trơn
Trang 21 Ý nghĩa sinh học của sự vận động
Một trong những đđ quan trọng của sinh giới là sự vận động
Sự tiết của các tuyến và sự vận động là hai hình thức đáp ứng phổ biến nhất của cơ thể đối với mọi dạng kích thích từ môi trường, giúp cơ thể thích nghi và tồn tại
Trang 3 Quá trình tiến hóa của sự vận động
SV đơn bào hay đv bậc cao đều có sự vận động
Từ những hình thức vận động đơn giản như sự
chuyển động của bào tương, cử động biến hình, tiêm mao,…đến những cơ quan được chuyên hóa phát
triển mạnh như hệ xương, hệ cơ chịu sự điều khiển của hệ thần kinh giúp đv thích nghi và tồn tại tốt
Trang 4Ở động vật bậc cao, hệ vận động gồm những cấu trúc chính sau:
Hệ thần kinh thông qua các xung để điều
khiển chung
Hệ xương vừa có chức năng tạo hình dáng
bộ khung của cơ thể, vừa cùng hệ cơ thực hiện chức năng vận động
Hệ cơ bao gồm cơ vân bám xương và cơ trơn tham gia tạo hình dáng cơ thể và cùng với
hệ xương thực hiện chức năng vận động
Trang 5Trong phần này chỉ đề cập đến cấu tạo và chức năng của hệ cơ.
Cơ có ba loại: cơ trơn (co yếu lâu mỏi, không theo
ý muốn), cơ vân (co mạnh, chóng mỏi và theo ý muốn) và cơ tim (co nhịp nhàng, tự động suốt cuộc đời cá thể)
Trang 6Thành phần hóa học của cơ gồm:
Trang 72 Cấu tạo và chức năng cơ vân
Cơ vân cắt ngang
Trang 82.1 Cấu tạo
Cơ vân chiếm khoảng 50% khối lượng cơ thể
Có kích thước rất khác nhau, từ vài milimet (cơ của tai giữa) đến vài chục centimet (cơ lớn của chân tay).
Cơ vân cắt dọc
Trang 9Mỗi cơ vân gồm có 2 phần: phần thịt và phần gân Phần thịt tạo nên bụng cơ (hay thân cơ), gồm các thớ thịt bám vào gân, song song hoặc chếch so với trục của cơ Các sợi cơ thường liên kết lại thành bó nhỏ nằm trong một bao liên kết mỏng (bó bậc I) Nhiều bó bậc I tạo thành
bó bậc II, nhiều bó bậc II tạo thành bắp cơ Trong bắp
cơ có mạch máu, thần kinh
Trang 10-Sợi cơ vân còn gọi là hợp bào cơ vân
- Nhiều nhân (7000 nhân), hình trụ dài, đường kính từ 10 – 100 µm, nằm dưới màng sợi cơ
- Màng của sợi cơ vân: là màng của các tế bào tạo nên sợi cơ vân, bao quanh bởi các sợi võng và sợi
collagen có tác dụng liên kết các sợi
cơ với nhau
- Màng sợi cơ vân có các lỗ thủng, là miệng của các ống ngang liên hệ với
hệ thống lưới nội bào trong sợi cơ
Sợi cơ vân
Trang 11-Bộ Golgi thường ở gần phía hai cực của nhân tế bào
- Ti thể phong phú, xen kẽ giữa các tơ cơ
- Lưới nội bào không hạt phát triển, tạo thành hệ thống túi và ống bao quanh tơ cơ Lưới nội bào không hạt là nơi tích trữ Ca++ cần thiết cho sự co cơ
-Hệ thống ống ngang (hệ thống vi quản T) là hệ thống ống nhỏ bao quanh tơ cơ, ở ngang mức ranh giới gữa đía A và I,
có lỗ mở vào màng bào tương, thông với khoảng gian bào của sợi cơ
- Tập hợp thành phần ống ngang và ống-túi tận cùng nằm hai bên ống ngang gọi là bộ ba (triade) Hệ thống ống ngang đảm bảo sự co cơ đồng thời của toàn bộ sợi cơ khi có kích thích tới ngưỡng
- Sắc tố cơ Myoglobin có khả năng hấp thu oxi
Trang 12Tơ cơ vân
• Các tơ cơ xếp song song với nhau theo suốt chiều dài sợi cơ, họp lại thành từng bó
• Đường kính: 0,5 – 2 µm
• Dọc tơ cơ có những đoạn tối sáng xen kẽ theo chu
kỳ, các đoạn sáng xếp thành hàng, các đoạn tối cũng vậy, tạo nên các vân ngang
Trang 13• Đĩa sáng: dài khoảng 0,8µm, được gọi là đĩa I (Isotrope) Chính giữa đĩa I có vạch Z là nơi đính nối các
xơ actin thuộc hai đơn vị co cơ kế tiếp nhau
• Đĩa tối: dài 1,5µm, gọi là đĩa A
(Anisotrope) Giữa đĩa A có vạch
M và vạch H (chỉ gồm xơ myosin)
• Đơn vị co cơ là đoạn tơ cơ giữa hai vạch Z kế tiếp nhau
• Thứ tự các băng và các vạch trong một đơn vị co cơ là: Z-I-A-H-M-H- A-I-Z
• Tơ cơ được cấu tạo bởi xơ cơ Xơ mảnh là xơ actin có đường kính 6nm, có mặt trong cả đĩa A và đĩa
I nhưng gián đoạn ở vạch H
• Xơ dày (xơ myosin) có đường
kính 10 nm, chỉ có trong đĩa A,
không có trong đĩa I
Trang 14Xơ cơ vân
Xơ actin: được cấu tạo bởi 3 loại protein: actin, troponin, tropomyosin
– Protein actin có hình cầu, xếp với nhau thành chuỗi xoắn kép, mỗi phân tử actin có một vùng trên bề mặt mang hoạt tính kết hợp với myosin, có tính phân cực – Phân tử troponin là một phức hợp gồm ba phần hình cầu: Troponin T (TnT), Troponin I (TnI) và Troponin C (TnC)
– Protein tropomyosin có dạng hình sợi, gồm hai chuỗi polypeptid bện vào nhau, nằm xen giữa chuỗi xoắn kép actin
Trang 16 Xơ myosin: được cấu tạo chủ yếu bởi myosin, là protein dạng sợi, có phân tử lượng khoảng 500 kDa Cấu trúc
gồm một phần hình que mảnh gấp khúc và phần đầu hình cầu
– Phần hình que thuộc loại myosin nhẹ (LMN), phần đầu thuộc loại myosin nặng (HMN)
– Các phân tử myosin xếp thành bó so le nhau, đầu hình cầu hướng về phía vạch Z, đầu tự do hướng về phía vạch M
– Đầu hình cầu là nơi liên kết với xơ actin
Trang 182.2 Phân loại cơ vân
Cơ đỏ ít tơ cơ, nhiều cơ tương.Trong cơ tương có
nhiều myoglobin Cơ đỏ ôxi hóa các axit béo tự do
như là nguồn năng lượng chính, tuy co chậm nhưng
có khả năng hoạt động trong thời gian dài mà không mỏi
Cơ trắng có ít mạch máu, ít ti thể hơn và lượng
myoglobin thấp Nó hầu như phụ thuộc vào
sự phân giải yếm khí của glycogen để cung cấp năng lượng và có khả năng co nhanh, mạnh nhưng chỉ
trong một thời gian ngắn vì mỏi cơ nhanh chóng
Trang 192.3 Đặc tính cơ bản của cơ vân
2.3.1 Tính đàn hồi
- Là khả năng kháng lại sự biến dạng đối với sự co rút
và sự căng giãn để trở lại trạng thái ban đầu
- Tính đàn hồi có giới hạn, nếu quá giới hạn, cơ không
co trở lại trạng thái ban đầu Theo Buchthal: nếu giãn quá 40% thì cơ không trở về trạng thái cũ
- Bình thường (nghỉ ngơi) cơ vẫn ở trạng thái co
trương lực nhờ có bộ phận thoi cơ
Trang 202.3.2 Tính hưng phấn-co cơ.
Khi có tác nhân kích thích cơ sẽ co :
- Kích thích sinh lý: là các xung thần kinh từ TKTƯ
đến cơ
- Kích thích nhân tạo: cơ học,hoá học, nhiệt học,
kích thích bằng dòng điện (một chiều, xoay chiều)
- Cơ có tính hưng phấn gián tiếp tức là kích thích vào dây thần kinh chi phối cơ, cơ sẽ co
- Loại trừ mọi thần kinh tới cơ rồi kích thích trực
tiếp vào cơ cơ sẽ co: đó là tính hưng phấn trực
tiếp của cơ
Trang 212.4 Cơ chế co cơ
2.4.1 Năng lượng khi co cơ
- Năng lượng hóa học chuyển đổi thành năng lượng cơ học
- Năng lượng được tích dưới dạng ATP và
phosphocreatin
- Glucose là nguồn năng lượng quan trọng của cơ
2.5.2 Những thay đổi hình thái khi co cơ
- Tơ cơ ngắn lại làm chiều dài sợi cơ cũng thu lại
- Đoạn sáng (đĩa I và vạch H) hẹp lại, những đoạn tối
không thay đổi
- Xơ actin và myosin không thay đổi chiều dài, khi cơ co,
xơ actin trượt sâu về phía vạch M
- Hai vạch Z của một đơn vị co cơ dịch lại gần nhau
- Nếu cơ co rút mạnh, đĩa I và vạch H biến mất
Trang 22Sự co cơ thực chất là sự trượt của các sợi actin lồng
vào các sợi myozin ở đĩa tối A và khoảng sáng H làm
cho các đĩa sáng I giảm đi và đơn vị co cơ từ vách Z này đến vách kia ngắn lại
Trang 242.4.2 Cơ chế phân tử của sự co cơ
Có thể chia mỗi chu kỳ co cơ vân làm kỳ:
- Kỳ không có kích thích: màng phân cực, myosin không
gắn với actin
- Kỳ có kích thích tới ngưỡng: màng bị
khử cực, Ca++ được giải phóng hoạt hóa ATPase, thủy phân ATP tạo năng lượng Ca++ kết hợp với troponin C
làm thay đổi cấu trúc troponin, bộc lộ nơi có họat tính với myosin
- Kỳ co cơ: đầu hình cầu của phân tử
myosin tạo một góc 45° với phần que
Sự gắn phân tử myosin và actin gây lực kéo xơ actin trượt về phía vạch H
- Kỳ cơ dãn: ADP kết hợp với
phosphocreatinin để tạo lại ATP; ATP tách actomysin thành actin và myosin
Trang 252.4.3 Sự sinh nhiệt trong co cơ
Năng lượng khi co cơ do quá trình phân giải ATP
cung cấp ,một phần sinh công và một phần biến đổi
thành nhiệt năng Hệ số giữa phần NL sinh công và
tổng NL sinh ra khi co cơ ở người khoảng 15-25%, với vận động viên có thể đến 35% ,đặc biệt ở động vật
chuyên kéo nặng có thể đến 50%
Lúc nghỉ ngơi nhiệt do co cơ sinh ra chiếm khoảng
40%, còn khi lao động nặng đạt đến 60-80% tổng
luọng nhiệt của cơ thể
Trang 263 Cấu tạo và chức năng cơ trơn
Trang 27• Cơ trơn chịu sự kích thích của hệ thần kinh tự động
và không chịu sự kiểm soát có ý thức
• Cơ trơn tạo thành lớp màng cơ trong thành của ống tiêu hóa, bàng quang, các ống và các nội quan khác
• Chúng cũng hiện diện trong thành của động mạch, tĩnh mạch
Cơ trơn cắt dọc
Trang 283.1 Tế bào cơ trơn
-Tế bào thường có hình sợi, đa dạng
về kích thước
-Có một nhân, nằm ở giữa tế bào,tại phần phình ra Nhân thường có hình trứng hoặc hình que gẫy khúc
-Màng tế bào gồm lớp màng cơ tương và màng đáy.
-Tế bào chất có chứa nhiều ti thể, myoglobin và hạt glycogen Lưới nội bào kém phát triển.
-Trong tế bào cơ trơn có các tấm đặc
và thể đặc Đây là nơi đính các xơ cơ.
Trang 29• Có ba loại xơ: xơ actin, xơ myosin và xơ trung gian
(desmin hoặc vimentin)
• Các xơ xếp với nhau thành bó, chạy dọc theo chiều dài của sợi cơ, đính vào các thể đặc hoặc tấm đặc,
tạo thành bộ khung vững chắc cho tế bào cơ trơn khi
co rút
• Số lượng xơ actin lớn hơn nhiều so với xơ myosin
Xơ actin không có phân tử troponin Đầu hình cầu của
xơ myosin liên kết với phân tử actin
3.2 Xơ cơ trơn
Trang 303.3 Mô cơ trơn
• Những sợi cơ trơn họp lại với nhau thành từng bó,
hoặc từng lớp lồng vào nhau
• Giữa các tế bào là khoảng gian bào chứa sợi collagen, sợi võng và chất gian bào, làm nhiệm vụ gắn kết các sợi cơ với nhau
• Những sợi cơ trơn bao quanh cơ quan rỗng thường
xếp thành hai lớp: lớp cơ vòng và lớp cơ dọc Ở một
số cơ quan có lớp cỡ xiên như mạch máu, dạ dày…
• Xen kẽ giữa các bó sợi cơ trơn là mô liên kết, mạch
máu, mạch bạch huyết và thần kinh
• Cơ trơn có khả năng tái sinh khi bị tổn thương
Trang 313.4 Sự co cơ trơn
• Sự co của cơ trơn cũng phụ thuộc vào sự lồng vào nhau của xơ myosin và actin:
Ca++ khi được giải phóng
gắn với enzym calmodulin
để hoạt hóa ATPase ở đầu
hình cầu của myosin, hình