Tài nguyên khoáng sản: Phong phú và đa dạng, gồm vàng, crom, than, mangan, nicken, photphat, thiếc, uranium, kim cương, đá quý, platin, đồng, khí thiên nhiên, muối… Hệ thực vật: Nam Phi
Trang 1Cộng hòa Nam Phi
Quốc kỳ Nam Phi
Bản đồ Nam Phi
Địa lý:
Vị trí: Cộng hòa Nam Phi nằm ở cực Nam của Châu Phi lục địa, tiếp giáp với các
nước Namibia, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, Swaziland và Lesotho Phía tây
nam giáp Đại Tây Dương và phía đông nam giáp Ấn Độ Dương
Trang 2Vịnh Table ở Cape Town
Nam Phi cũng có một quần đảo cận Nam Cực là Quần đảo Hoàng tử Edward gồm
đảo Marion và đảo Hoàng tử Edward
Diện tích: 1.219.912 km2.
Dân số: 43.997.828 người (tháng 7/2006).
Do tỷ lệ tử vong cao vì bệnh AIDS, dẫn đến tuổi thọ trung bình thấp, tỷ lệ tử của trẻ
sơ sinh cao, tỷ lệ tăng dân thấp
Cư dân gồm: 75,2% người Phi, 13,6% người da trắng, 8,6% người da màu, 2,6%
người gốc châu Á
Khí hậu: Bán khô hạn, cận nhiệt đới dọc theo bờ biển phía đông, ngày nắng, đêm
lạnh Nhiệt độ trung bình 20-25 độ C.Thường gặp thiên tai là các vụ hạn hán kéo
dài
Địa hình: Đồi núi hiểm trở và đồng bằng duyên hải hẹp.
Trang 3Khe núi Blyde
Diện tích đất có thể canh tác: 12,1%.
Tài nguyên khoáng sản: Phong phú và đa dạng, gồm vàng, crom, than, mangan,
nicken, photphat, thiếc, uranium, kim cương, đá quý, platin, đồng, khí thiên nhiên,
muối…
Hệ thực vật:
Nam Phi là một trong 17 quốc gia trên thế giới được coi là rất đa dạng sinh thái, với hơn 20.000 cây cỏ khác nhau, chiếm 10% tất cả các giống loài thực vật trên thế giới Nam Phi là nước đa dạng sinh thái thứ ba trên thế giới, sau Brazil và
Indonesia
Trang 4Một loài cây đặc biệt: cây bán nhân (half human)
Quần xã sinh vật chiếm ưu thế tại Nam Phi là đồng cỏ Một loại hoa đặc biệt của Nam Phi là giống hoa protea Có khoảng 130 loài protea tại Nam Phi
Hoa Protea là quốc hoa của Nam Phi
Tuy Nam Phi có rất nhiều loài hoa, nhưng nước này lại sở hữu ít rừng Chỉ 1% diện tích Nam Phi được rừng bao phủ, hầu như chỉ tập trung tại vùng đồng bằng ven
biển ẩm dọc Ấn Độ Dương
Trang 5Khu rừng ở Mpumalanga
Hệ động vật:
Nhiều loại động vật có vú sinh sống trên các đồng cỏ như sư tử, báo, tê giác, linh
dương Châu Phi, linh cẩu, hà mã, hươu cao cổ…
Hươu cao cổ bên cây baobab, vườn Quốc gia Kruger, Limpopo
Tuy nhiên, thời gian gần đây, khí hậu thay đổi làm tăng thêm nhiệt độ, độ khô hạn, bão lụt, hạn hán và cháy rừng khiến thảm thực vật và Vương quốc hoa Cape bị ảnh hưởng nặng nề, đưa đến một số loài động thực vật quý hiếm sắp đi vào tiệt chủng
Đơn vị hành chính: Cộng hòa Nam Phi được chia thành 9 tỉnh: Bắc Cape, Tây Bắc,
Gauteng, Limpopo, Mpumalanga, KwaZulu-Natal, Đông Cape, Free State, Tây Cape
Trang 6Chín tỉnh được chia thành 6 khu đô thị và 46 đô thị cấp quận
Thủ đô: Thủ đô hành chính là Pretoria, thủ đô lập pháp là Cape Town và thủ đô tư
pháp là Bloemfontein
Thủ đô hành chính Pretoria
Bến cảng Victoria và Alfred ở thành phố Cape Town
Trang 7Thành phố Bloemfontein được mệnh danh là "thành phố hoa mùa xuân"
Tôn giáo: Công giáo 68%, đạo cổ truyền và Tin lành 28,5%, đạo Hồi 2% đạo Hindu,
1,5% và các tôn giáo khác
Ngày quốc khánh: 27/4
Lịch sử:
Theo những di chỉ khảo cổ học thì cách đây ba triệu năm, giống người vượn phương Nam đã sinh sống ở Nam Phi, tiếp theo đó là con người hiện đại (homo sapiens) với nhiều nhóm sắc tộc khác nhau: Xhosa, Zulu, Basotho, Bapedi, Venda,
Tswana, Tsonga,…
Trang 8Phụ nữ Xhosa trong ngày cưới
Một vũ điệu của người Zulu
Lịch sử thành văn của Nam Phi bắt đầu với những lời tường thuật của các nhà hàng hải Châu Âu đi qua Nam Phi trên những con đường thương mại Đông Ấn Nhà hàng hải Châu Âu đầu tiên đi vòng quanh Cape bằng đường biển là nhà thám hiểm người
Bồ Đào Nha Bartolomeu Dias năm 1488 Ông đã khám phá ra mũi Giông Bão, mà
Trang 9ngày nay được biết đến dưới cái tên mũi Hảo Vọng.
Mảnh đất tận cùng của mũi Hảo Vọng
Hai thế kỷ sau đó, một số khu định cư đánh cá được thành lập tại mũi Hảo Vọng
Từ cái tên của một mũi đất hoang vu và nhiều đá ở cực nam Châu Phi, mũi Hảo Vọng trở thành tên gọi chung của một vùng thuộc địa rộng lớn của người Châu Âu
ở mỏm đất phía Nam Châu Phi Người châu Âu đã nhập cư từ rất sớm vào đây, ngay sau khi người Hà Lan lập công ty Đông Ấn tại Cape Town năm 1652 Nhiều cuộc chiến đã xảy ra giữa người định cư Hà Lan và người bản địa Xhosa, do xung
đột về đất đai và lợi ích
Nhiều nô lệ từ Indonesia, Madagascar, Ấn Độ và các vùng đất thuộc địa Hà Lan khác được đưa đến đây để giải quyết tình trạng thiếu nhân công Hơn nữa, một số lãnh tụ chống đối tại các vùng đất thuộc địa Hà Lan , đa số thuộc hoàng tộc, bị đày đến Nam Phi Tuỳ tùng theo phục vụ những người này đã góp phần gia tăng đáng
kể nô lệ ở đây, với tên gọi Cape Malay Theo truyền thống, những người này được thực dân Hà Lan công nhận một địa vị xã hội cao hơn người da đen và nhiều người trong số đó trở thành chủ đất giàu có, nhưng cũng bị tước đoạt quyền sở hữu khi chủ nghĩa Apartheid nổi lên Nhiều con cháu của những người này lập gia đình với người Hà Lan nhập cư hình thành nên những người Cape da màu, được biết đến
với tên Khoikhoi
Năm 1795, người Anh giành quyền kiểm soát mũi Hảo Vọng, biến Cape thành một
Trang 10điểm dừng chân trên con đường tới Australia và Ấn Độ Vùng này được trả lại cho
Hà Lan năm 1803, nhưng ngay sau đó Công ty Đông Ấn Hà Lan tuyên bố phá sản,
và vùng đất này lại rơi vào tay người Anh năm 1806 và bắt đầu quá trình nhập cư
của người Anh vào vùng đất này
Sự phát hiện kim cương năm 1867 và vàng năm 1886 đã thúc đẩy phát triển kinh
tế và làn sóng người nhập cư, làm tăng thêm tình trạng nô dịch hóa người bản xứ, đồng thời cũng làm tăng mâu thuẫn giữa những nhóm thực dân da trắng Hai cuộc chiến tranh giữa người Boer (gốc Hà Lan) và người Anh đã xảy ra Người Boer kháng cự mạnh mẽ, nhưng cuối cùng người Anh với quân số vượt trội, chiến thuật
hiện đại đã giành chiến thắng
Phụ nữ và trẻ em Boer trong trại tập trung Anh
Cơ sở hạ tầng phát triển khiến việc khai khoáng dễ dàng đã mang lại lợi nhuận khổng lồ cho chế độ thực dân, đặc biệt ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX Nam Phi đa dạng về dân tộc và sắc tộc và đấu tranh về sắc tộc giữa thiểu số da trắng và đa số
da màu luôn là điểm nóng trong lịch sử và đời sống chính trị của Nam Phi Sau bốn năm đàm phán, Liên minh Nam Phi được thành lập vào ngày 31/5/1910,
trở thành một lãnh thổ tự trị trong Khối Liên hiệp Anh
Năm 1948, Đảng Quốc gia của người da trắng lên nắm quyền ở Nam Phi, thi hành
Trang 11chính sách phân biệt chủng tộc Apartheid với những đối xử bất bình đẳng với người da màu Mãi đến năm 1990, sau một thời kỳ dài trải qua các cuộc đấu tranh
mà dẫn đầu là Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC), các đạo luật liên quan đến
Apartheid bắt đầu bị tẩy chay và bị xóa bỏ
Năm 1990 chính phủ của Đảng Quốc gia tiến hành bước đầu tiên đàm phán về việc rời bỏ quyền lực của chính họ khi dỡ bỏ lệnh cấm Đảng Đại hội Dân tộc Phi và các
tổ chức chính trị cảnh tả hoạt động và thả nhà lãnh đạo ANC nổi tiếng Nelson Mandela sau 27 năm cầm tù Cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên được tổ chức năm
1994, Đảng Đại hội Dân tộc Phi giành thắng lợi vang dội với đa số ghế Đảng này đã lên nắm quyền lực tại Nam Phi kể từ thời điểm đó với vị tổng thống Nelson
Mandela
Người tù chính trị và sau này là Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela
Chính trị:
Thể chế: Cộng hòa Quốc hội: Nam Phi có một hệ thống lưỡng viện gồm: 90 thành viên của Hội đồng
Tỉnh Quốc gia (Thượng viện) và 400 thành viên của Quốc hội (Hạ viện) Mười
Trang 12thành viên được bầu để đại diện mỗi tỉnh trong cả nước tại Thượng viện Các thành viên Hạ viện do dân bầu theo đại diện tỷ lệ, một nửa số thành viên được bầu
từ danh sách quốc gia và một nửa được bầu từ các danh sách tỉnh Nhiệm kỳ ở cả Thượng viện và Hạ viện là năm năm Chính phủ được Hạ viện thành lập và lãnh
đạo đảng đa số trong Quốc hội sẽ trở thành Tổng thống
Đảng phái chính trị: Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC), là đảng cầm quyền liên tục từ
năm 1994 đến nay, Đảng Quốc gia mới (NNP), Đảng Liên minh dân chủ, Đảng Cộng sản Nam Phi, Đại hội toàn Phi (PAC), Đại hội các Công đoàn Nam Phi (COSTATU), Mặt trận Dân chủ thống nhất (UDF), Đảng tự do Inkatha, Đảng Tiến bộ Liên bang
(PFP), Đảng Cộng hòa mới…
Tổng thống đương nhiệm: Thabo Mbeki.
Đối ngoại:
Nam Phi là thành viên của những t chức khu vực và qu c t : AU, FAO, G-24, G-77 (năm 2006 Nam Phi là Chủ tịch nhóm G-77), IAEA, ICAO, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, IOM, NSG, UN, UNCTAD, UNESCO, UNHCR, UNIDO, UNITAR, WHO,…
Từ khi ANC lên cầm quyền, Nam Phi tích cực tham gia giải quyết một số xung đột ở khu vực và tăng cường vai trò nước lớn trong Cộng đồng Phát triển Nam phần châu Phi (SADC), đồng thời tăng cường quan hệ với châu Á, đặc biệt với các nước ASEAN Nam Phi chú trọng quan hệ với các nước châu Phi, tranh thủ các nước lớn, đặc biệt là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ nhằm thu hút vốn, đầu tư, khoa học kỹ thuật và mở rộng kinh tế đối ngoại Nam Phi cùng với Nigeria, Senegal, Libya và Algeria đưa ra Chương trình đối tác mới vì sự phát triển của châu Phi –
NEPAD
Kinh tế:
Đơn vị tiền tệ: đồng Rand (ZAR) 1 USD = 6,76 Rand (2006)
Nền kinh tế Nam Phi là nền kinh tế phát triển nhất và lớn nhất Châu Phi cùng với
cơ sở hạ tầng hiện đại phổ biến trong cả nước
Nam Phi là nước có thu nhập đầu người thuộc loại trung bình trên thế giới, tuy
Trang 13nhiên vẫn là đầu tàu kinh tế của Châu Phi, với tổng sản phẩm quốc dân chiếm 25%
GDP của cả châu lục
Giàn khoan khí đốt ở vịnh Mossel, Tây Cape
Nam Phi cũng đang dần nổi lên với tư cách là một nước cung cấp tài nguyên thiên nhiên, dịch vụ tài chính, các ngành viễn thông, năng lượng và giao thông vận tải cũng phát triển mạnh Thị trường chứng khoán đứng thứ 10 thế giới và cơ sở hạ tầng hiện đại trợ giúp đáng kể cho phân phối một cách hiệu quả đến các trung tâm
đô thị chính của từng vùng Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế vẫn không thể giải quyết tỷ lệ thất nghiệp cao và các vấn đề kinh tế nan giải từ thời chủ nghĩa phân biệt chủng tộc để lại - đặc biệt là đói nghèo và thiếu hỗ trợ về kinh tế cho các nhóm thiệt thòi trong xã hội Chính sách kinh tế của Nam Phi thiên về xu hướng vừa bảo thủ tài chính vừa thực dụng thông qua chủ trương giải quyết lạm phát và tự do hóa thương mại, như là một phương tiện tăng việc làm và thu nhập gia đình Nam Phi là nhà sản xuất vàng hàng đầu thế giới Sản xuất kim cương cũng là một
thế mạnh của Nam Phi
Trang 14Trong hầm mỏ khai thác vàng
GDP: 576,4 tỷ USD (2006), tỷ lệ tăng năm 2006 là 4,5%, trong đó nông nghiệp đóng
góp 2,6%; công nghiệp đóng góp 30,3% và dịch vụ 67,1%
Thu nhập bình quân đầu người: 13.000 USD.
Nông sản chính: bắp, bột mì, mía, trái cây, rau củ, thịt bò, thịt gia cầm, gạo lức và
các sản phẩm từ sữa
Một nông trại ở Mpumalanga
Trang 15Những người chăn nuôi gia súc sống du mục
Nam Phi cũng đã trở thành một quốc gia sản xuất rượu vang lớn trên thế giới với một số vườn nho thuộc loại tốt tại các thung lũng quanh Stellenbosch, Franschoek,
Paarl và Barrydale
Vườn nho ở Paarl
Ngành công nghiệp chính: Khai mỏ (Nam Phi là nhà sản xuất platin, vàng, crom lớn
nhất thế giới), lắp ráp ôtô, gia công kim loại, máy móc, dệt may, sắt thép, hóa chất,
phân bón, thực phẩm và sửa chữa tàu biển
Trang 16Trong nhà máy lắp ráp ô tô
Ô tô chờ xuất cảng
Các sản phẩm xuất khẩu: Vàng, kim cương, platin, các khoáng sản và kim loại khác,
máy móc và thiết bị Đối tác chính là : Nhật Bản 9,9%; Anh 9,5%, Đức 6,5% Hà Lan
4,6% (2005)
Các sản phẩm nhập khẩu: Máy móc thiết bị, hóa chất, dầu khí, thiết bị khoa học kỹ
thuật, thực phẩm Đối tác chính là: Đức (14,2%), Trung Quốc (9,1%), Hoa Kỳ
(7,9%), Nhật Bản (6,8%), Canada (6,3%) (2005)
Văn hóa:
Trang 17Do sự đa dạng về chủng tộc nên Nam Phi cũng là một quốc gia đa dạng về văn hóa.
Do vậy, Nam Phi còn được biết đến với tên gọi “Quốc gia cầu vồng” Thuật ngữ này
do Hồng y Desmond Tutu và sau đó được Tổng thống Nelson Mandela sử dụng, với
ý nghĩa thể hiện tính đa dạng trong văn hóa và sắc tộc
Nam Phi có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và nhiều di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO công nhận như công viên Drakensberg, mũi Hảo Vọng, đảo Robben… Đặc biệt, trên đảo Robben có nhà tù là nơi giam giữ những người đã đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, trong đó có Nelson Mandela bị giam
trong 18 năm
Nhà tù trên đảo Robben
Trang 18Thác nước Magwa ở Transkei, Đông Cape
Ẩm thực Nam Phi đặc trưng với món thịt nướng braai và rượu vang
Âm nhạc ở Nam Phi sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng từ phương Tây, nhiều nghệ sĩ da đen chỉ biểu diễn bằng tiếng Anh hay tiếng Hà Lan Nam Phi thì nay đã chuyển sang sử dụng nhiều ngôn ngữ Châu Phi truyền thống Trong khi đó, tại Nam Phi, sự ảnh hưởng của âm nhạc đương đại trên thế giới vẫn rất rõ nét
Về văn học, Nam Phi có các nhà văn nổi tiếng từng đoạt giải Nobel như Nadine
Gordimer, J.M Coetzee
Thể thao:
Năm 2010 cả thế giới sẽ dõi theo sân cỏ Nam Phi sôi động với Cúp Thế giới FIFA
Bóng đá là môn thể thao rất được ưa chuộng ở Nam Phi
Trang 19Sân vận động Senzangakhona ở tỉnh KwaZulu-Natal
Các cổ động viên bóng đá cuồng nhiệt
a