Đề tài: Định hướng phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 – 2020
Trang 1Đặt vấn đề
Bản "Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Tỉnh Sơn La đến năm 2010" đãđược UBND Tỉnh Sơn La phê duyệt tại Quyết định số 275/QĐ-UB ngày15/3/1997
Thực hiện Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 23/9/1998 của Thủ tướng Chính Phủ
về công tác quy hoạch, Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Sơn La đã kết hợp với ViệnChiến Lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng với các Ban ngành củaTỉnh tiến hành triển khai dự án "Rà soát quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội trênđịa bàn tỉnh Sơn La thời kỳ 2001 - 2010" Ngày 7/6/2002 UBND tỉnh Sơn La đã
có Quyết định số 1514/QĐ-UB phê duyệt kết quả rà soát, bổ sung quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La giai đoạn 2001-2010
Đến nay Quốc hội đã phê chuẩn chính thức Dự án xây dựng công trìnhthuỷ điện Sơn La lớn nhất nước ta Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số92/QĐ-TTg ngày 15/1/2004 về việc phê duyệt đầu tư Dự án thuỷ điện Sơn La.Thủy điện Sơn La sẽ được khởi công vào ngày 02/12/2005 Việc xây dựng nhàmáy thuỷ điện Sơn La sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hộicủa tỉnh Sơn La sau này, trên thực tế chúng ta phải mất 2 năm thực hiện nhữngcông việc chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy thuỷ điện này, như: nâng cấpđường quốc lộ 6, đã xây dựng cầu Tạ Khoa qua Sông Đà, xây dựng các điểm táiđịnh cư mẫu, chuẩn bị mặt bằng cho công trường thuỷ điện v.v… Những biếnđổi này chưa được tính toán đầy đủ trong bản Quy hoạch đã xây dựng Vì vậy,nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hộitỉnh Sơn La từ nay đến năm 2020 là rất cần thiết, nhằm định ra phương hướngphát triển cho tỉnh trong một thời gian tương đối dài - đến 2020 và vạch ranhững việc cần phải thực hiện của những năm trước mắt, phù hợp với tiến trìnhxây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao choSơn La và cho cả nước
Những cơ sở pháp lý và khoa học chủ yếu để xây dựng quy hoạch là:
- Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 23/9/1998 của Thủ tướng Chính Phủ về côngtác quy hoạch;
- Luận chứng khả thi công trình thuỷ điện Sơn La của Bộ Xây Dựng;
- Quyết định của Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XI về việc đầu
tư Dự án thuỷ điện Sơn La với tuyến công trình được chọn là Pá Vinh II thuộc
xã Ít Ong huyện Mường La;
- Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 15/1/2004 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc phê duyệt đầu tư Dự án thuỷ điện Sơn La;
Trang 2- Quy hoạch tổng thể di dân tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La đã đượcThủ tướng phê duyệt tại Quyết định số196/2004/QĐ-TTg ngày 29/11/2004.
- Căn cứ công văn số: 4935/BKH-KTĐP< ngày 14/8/2003 của Bộ Kếhoạch và Đầu tư Thông báo ý kiến kết luận của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc tạibuổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Sơn La, trong đó có yêu cầu Sơn La điều chỉnhQuy hoạch tổng thể KT-XH thời kỳ 2003 - 2010 để phù hợp với yêu cầu khi xâydựng thuỷ điện Sơn La
- Căn cứ quyết định số: 2991/QĐ-UB ngày 11 tháng 9 năm 2003 củaUBND tỉnh Sơn La v/v lập dự án quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Sơn
La thời kỳ 2004 - 2020
- Quyết định số 398/QĐ-UB của UBND tỉnh Sơn La ngày 23/02/2004 vềviệc phê duyệt đề cương Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn
La thời kỳ 2004-2020;
- Văn bản Rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn
La giai đoạn 2001-2010, tháng 6 năm 2002;
Thực hiện Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, Sở Kế hoạch vàĐầu tư đã phối hợp với Viện Chiến lược phát triển, Bộ kế hoạch và Đầu tư cùngcác Sở, ban ngành trong tỉnh tiến hành xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006- 2020
Sau 1 năm rưỡi nghiên cứu với sự tham gia đông đảo của các nhà khoahọc, các cơ quan quản lý Nhà nước ở cả Trung ương và địa phương, đến nayBản Quy hoạch tổng thể đã được hoàn thành
Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Sơn La thời
kỳ 2006 – 2020 gồm các nội dung chủ yếu sau:
Phần 1: Các yếu tố cơ bản và điều kiện phát triển
Phần 2: Thực trạng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn La
Phần 3: Định hướng phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 – 2020
Phần 4: Một số giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch
Phần 5: Kết luận và một số kiến nghị.
Trang 3Phần thứ nhất Các yếu tố cơ bản và điều kiện phát triển
I Vị trí địa lý, địa hình
Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên1.412.500 ha, chiếm 4,27% tổng diện tích cả nước, đứng thứ 3 trong số 64 tỉnhthành phố trong cả nước
Toạ độ địa lý: 20039' - 22002' vĩ độ Bắc
103011' - 105002' kinh độ Đông
Phía Bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu; Phía Đông giáp các tỉnh PhúThọ, Hoà Bình; Phía Tây giáp tỉnh Điện Biên; Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá vànước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào Có chung đường biên giới Việt - Lào dài
250 km Có chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km
Sơn La có 11 đơn vị hành chính (1 thị xã, 10 huyện) với 974.988 ngườinăm 2004 (mật độ dân số trên 69 người/km2), với 12 dân tộc anh em
Về mặt địa hình: Sơn La có độ cao trung bình 600 – 700m so với mặt
biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực Sông
Đà, Sông Mã Có 2 cao nguyên Mộc Châu và Sơn La - Nà Sản, địa hình tươngđối bằng phẳng
Tỉnh Sơn La nằm trên trục quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Điện Biên, cách
Hà Nội 320 km, là một tỉnh nằm sâu trong nội địa, có 2 cửa khẩu quốc gia vớinước bạn Lào (Chiềng Khương, Pa Háng- Lóng Sập) - vừa có ý nghĩa kinh tế,vừa có ý nghĩa chính trị Cùng với các tỉnh Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sơn
La là mái nhà xanh của Đồng bằng Bắc Bộ với diện tích gần một triệu ha đấtrừng và rừng, đã và đang có vai trò to lớn về môi sinh, môi trường và phòng hộđầu nguồn Sông Đà, điều tiết nguồn nước cho công trình thuỷ điện Hoà Bình vàcông trình thủy điện Sơn La sắp tới Việc thông thương ra ngoài tỉnh phải nhờvào hệ thống đường bộ (QL6, QL 37 qua cầu Tạ Khoa); đường sông (sông Đà,sông Mã); đường hàng không Nà Sản - Hà Nội, song quy mô còn nhỏ, chủ yếu
để vận chuyển hành khách, hàng hoá dọc hồ thuỷ điện Hoà Bình đến thuỷ điệnSơn La
II Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên của Sơn La khá đa dạng, còn nhiều tiềm năngchưa được khai thác để phát triển kinh tế - xã hội
Trang 4trống, đồi núi trọc, phát triển diện tích rừng sản xuất Diện tích đất sử dụng sẽ cóthay đổi khi thủy điện Sơn La hoàn thành vào năm 2012 Theo tính toán Sơn La
có 3 huyện bị ngập, tổng diện tích bị ngập khoảng 13.730 ha, trong đó có 6.321
ha đất nông nghiệp (bình quân mỗi hộ mất khoảng 0,65 ha đất nông nghiệp,trong đó ruộng nước 0,13 ha), đất rừng 2.451 ha, đất chưa sử dụng 7.214 ha…Bên cạnh đó, sẽ xuất hiện các vùng bán ngập với diện tích hàng trăm ha, có thểtận dụng diện tích này để trồng trọt vào mùa chưa bị ngập
Biểu 1 Hiện trạng tài nguyên đất và dự báo sử dụng quỹ đất tỉnh Sơn La
Tổng diện tích tự nhiên ha 1.405.500 1.405.500 1.412.500 1.412.500 1.412.500
1 Đất nông nghiệp ha 367.334,1 0 521.190,3 1 828.010,6 0 971.845 1.050.688
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp ha 153.866,19 188.435,39 248.244,01 196.570 198.295
1.2 Đất lâm nghiệp ha 212.387,20 331.120 577.638,09 773.025 850.000
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản ha 1.077,91 1.627,12 2.087,52 2.216,5 2.368,4
2 Đất phi nông nghiệp ha 32.908,46 37.934,15 41.445,73 50.625 55.812
2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa ha 3.436,66 3.687,02 2.669,29 2.574 2405 2.4 Đất sông suối và mặt nước CD ha 15.751,33 18.124,25 19.077,48 18.895,5 22.478,4
Trang 5Như vậy, đến hết năm 2005, đất chưa sử dụng và sông suối còn rất lớn:543.043,67 ha, chiếm 38,45% diện tích tự nhiên, trong đó có 496.451,67 ha làđất đồi núi không có rừng cần phải được khai thác để trồng rừng phòng hộ, rừngkinh tế, trồng cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, ngô, khoai sắn tạo thêmlương thực, vì vậy dự báo đến năm 2020 số diện tích đất chưa sử dụng chỉ còn306.000 ha.
Là một tỉnh vùng cao, quỹ đất nông nghiệp hạn chế, đặc biệt ruộng nước bìnhquân đầu người chỉ có 0,017 ha/người (cả nước là 0,05 ha/người) Hướng tới cầnkhai thác hết diện tích đất bằng và một phần đất đồi núi cho sản xuất nôngnghiệp, dự tính quỹ đất để phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè,cây ăn quả vẫn còn 22.600 ha, quỹ đất cho đồng cỏ trồng chăn nuôi trên 3.000
ha Nếu công trình thủy điện Sơn La hoàn thành, sẽ có thêm 13.700 ha mặt nước
hồ Khi đó toàn tỉnh sẽ có khoảng gần 25.000 ha ao, hồ và hồ sông Đà là tiền đề
để Sơn La phát triển mạnh nuôi trồng và khai thác thủy sản
2 Khí hậu, thuỷ văn
Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa
hè nóng ẩm mưa nhiều Địa hình bị chia cắt sâu và mạnh hình thành nhiều tiểuvùng khí hậu cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phongphú Vùng Cao nguyên Mộc Châu rất phù hợp với cây trồng và con nuôi vùng
ôn đới Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới xanh quanh năm,…
Những năm gần đây nhiệt độ không khí trung bình/năm có xu hướng tănghơn 20 năm trước đây từ 0,50C - 0,60C (Thị xã Sơn La từ 20,90C lên 21,10C YênChâu từ 22,60C lên 230C) lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm: Thị xã
từ 1.445 mm xuống 1.402 mm, Mộc Châu từ 1.730 mm xuống 1.563 mm; độ ẩmkhông khí trung bình năm cũng giảm, hiện tại ở Thị xã độ ẩm không khí trungbình cả năm là 82%, Yên Châu 80%; số ngày có gió Tây khô nóng trung bìnhnăm tăng lên: Thị xã từ 1,27 ngày tăng lên 4,3 ngày, Yên Châu từ 34 ngày tănglên 37,2 ngày
Do tình hình khô hạn kéo dài vào mùa đông nên khó tăng vụ trên diện tíchcanh tác, cộng với gió Tây khô nóng vào những tháng cuối mùa khô đầu mùamưa (tháng 3 – 4) đã gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống của một sốvùng trong tỉnh Sương muối, mưa đá, lũ quét cũng là những nhân tố gây bất lợicho sản xuất, đời sống
Trong thời gian tới khi có thuỷ điện Sơn La, hệ thống hồ dọc Sông Đàđược hình thành có thể tình hình khí hậu khô nóng vào mùa khô sẽ được cảithiện theo hướng có lợi cho sản xuất và đời sống
Nước: Sơn La có hệ thống sông suối khá dầy nhưng phần lớn mặt nước
thấp hơn mặt đất canh tác, vì vậy biện pháp giải quyết nước là phải làm hồ chứa,đập dâng cắt lũ mùa mưa, chứa nước mùa khô, ống dẫn, bơm điện, khai thác
Trang 6nước ngầm và tăng tỷ lệ che phủ của rừng để ổn định nguồn sinh thuỷ… Song,với địa hình khó khăn hiểm trở, phức tạp đòi hỏi vốn đầu tư xây dựng cao.
Sông suối ở Sơn La có độ dốc lớn, trắc diện hẹp nên tiềm năng thuỷ điệnkhá lớn Hầu hết mọi nơi trong tỉnh đều có điều kiện làm thuỷ điện cực nhỏ,ngoài 96 điểm xây dựng được thuỷ điện vừa và nhỏ với tổng công suất 134 MWcòn có công trình thuỷ điện Suối Sập 11,8 MW, thuỷ điện Nậm Chiến công suất
210 MW, thuỷ điện Huổi Quảng công suất 540 MW và đặc biệt là công trìnhthuỷ điện Sơn La với công suất 2.400 MW đang được khởi công xây dựng gópphần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La thời kỳ
2005 - 2010 và 2020
3 Tài nguyên rừng
Sơn La là một trong những tỉnh có diện tích rừng và đất có khả năng pháttriển lâm nghiệp khá lớn (chiếm 73% diện tích tự nhiên), đất đai phù hợp vớinhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùngrừng kinh tế hàng hoá có giá trị cao Rừng Sơn La có nhiều thực vật quý hiếm,
có các khu đặc dụng có giá trị nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch, sinh tháitrong tương lai
Đến năm 2005 diện tích rừng của Sơn La chỉ còn 577.638,09 ha, trong đórừng sản xuất 47.856,69 ha, rừng phòng hộ 482.980,42 Độ che phủ của rừng đạt41% (so với toàn quốc là 40%, như vậy độ che phủ của rừng Sơn La còn thấp sovới yêu cầu và đặc điểm của một vùng đất dốc núi cao, mưa lớn và tập trungtheo mùa, lại có vị trí là mái nhà phòng hộ cho đồng bằng Bắc Bộ, điều chỉnhnguồn nước cho thuỷ điện Hoà Bình…
Sơn La có 4 khu rừng đặc dụng bảo tồn thiên nhiên: Xuân Nha (Mộc Châu)27.084 ha; Sốp Cộp 18.709 ha; Copi A (Thuận Châu) 19.354 ha; Tà Xùa (BắcYên) 17.650 ha
Về trữ lượng rừng: Theo số liệu kiểm kê của Đoàn điều tra quy hoạch và
phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, toàn tỉnh có 16,5 triệu m3 gỗ và 203,3 triệu câytre nứa, chủ yếu là rừng tự nhiên, còn đối với rừng trồng chỉ có trữ lượng gỗ 154ngàn m3 và 220 ngàn cây tre nứa
Toàn tỉnh có 543.043,67 ha đất chưa sử dụng (chiếm 38,45% tổng diệntích tự nhiên), trong đó đất có khả năng phát triển nông lâm nghiệp khoảng440.719 ha (phần lớn dùng cho phát triển lâm nghiệp) Đây cũng là nguồn tàinguyên quý giá, một thế mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh giai đoạn2006-2020
Khi có thuỷ điện Sơn La sẽ có 1 phần rừng và đất rừng bị ngập, theo tínhtoán có khoảng 2.451 ha rừng sẽ bị ngập, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ.Nhiệm vụ quan trọng là phải tận thu cây trong lòng hồ trước khi nước ngập vàsau đó là trồng rừng phòng hộ dọc theo 2 bên sông Đà và toàn lưu vực để bảo vệnguồn nước cho công trình thuỷ điện quan trọng này
Trang 74 Khoáng sản
Sơn La có nhiều loại khoáng sản khác nhau (gần 150 điểm), song chủ yếu
là mỏ nhỏ, phân bố rải rác trên khắp địa bàn tỉnh, trữ lượng không lớn và điềukiện khai thác không thuận lợi
+ Than: Có đủ các loại than mỡ, than gầy, than bùn, than nâu, tổng số
trên 10 mỏ và điểm than nhiên liệu với trữ lượng tiềm năng trên 40 triệu tấn,trong đó trữ lượng đã thăm dò trên 3 triệu tấn Tuy trữ lượng không lớn nhưngtrên dưới 50% là than mỡ, có khả năng luyện cốc, loại than mà hiện nay nước tarất thiếu và phải nhập khẩu với giá cao
Các mỏ than tương đối lớn ở Sơn La có mỏ than Suối Bàng - Mộc Châu(trữ lượng vài triệu tấn), mỏ than Quỳnh Nhai (trữ lượng 578 ngàn tấn), mỏ thanHang Mon - Yên Châu (trữ lượng 1 triệu tấn), mỏ than Mường Lựm - Yên Châu(trữ lượng trên 80 ngàn tấn), mỏ than Suối Lúa - Phù Yên… dự kiến sản lượngkhai thác trong vài năm tới đạt 2-3 vạn tấn than/năm và ngoài năm 2000 nâng lên20-25 vạn tấn than/năm, để dần dần thay thế việc phải đưa than từ Quảng Ninhlên vùng Tây Bắc
+ Nguồn đá vôi và sét: Với trữ lượng khá lớn, phân bố tương đối rộng,
đang được khai thác, cho phép phát triển mạnh sản xuất xi măng, gạch ngóiphục vụ nhu cầu trong tỉnh và xây dựng công trình thủy điện Sơn La Đáng kể
có mỏ sét xi măng Nà Pó trữ lượng 16 triệu tấn, mỏ sét xi măng Chiềng Sinh trữlượng 760 ngàn tấn
+ Ni ken-đồng có 8 điểm quặng và mỏ: Bản Mông, Bản Khoa, Bản Phúc,
Bản Chang, Vạn Sài, Suối Ba, Suối Đơn và Hua Păng Song đáng kể là mỏ BảnPhúc huyện Bắc Yên có trữ lượng 984.000 tấn quặng với hàm lượng ni ken3,55%, đồng 1,3% Đã có dự án khả thi liên doanh với các Công ty tài nguyênkhoáng sản nước ngoài, thời gian khai thác 13 năm với tổng lợi nhuận thu được60,52 triệu USD và giá trị lãi ròng bình quân/năm từ 1,3 đến 1,56 triệu USD
+ Vàng: Có 4 mỏ sa khoáng và 3 điểm vàng gốc đều thuộc loại mỏ nhỏ
C1 + C2 < 500 kg, có triển vọng là mỏ vàng sa khoáng Pi Toong huyện Mường
La, Mu Lu huyện Mai Sơn Cần khuyến khích và thu hút đầu tư, tranh thủ côngnghệ tiên tiến nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này
+ Bột tan có nhiều điểm mỏ, đáng kể là mỏ tan Tà Phù huyện Mộc Châu
có trữ lượng 2,3 vạn tấn, có giá trị xuất khẩu và tiêu dùng trong nước
Trang 8du lịch Mộc Châu và thuỷ điện Sơn La - công trình thuỷ điện lớn nhất cả nước.Sau khi thuỷ điện được hoàn thành, đập và hồ thuỷ điện chắc chắn sẽ là nơitham quan, du lịch lý tưởng cho nhiều du khách.
Như vậy sắp tới trên địa bàn tỉnh Sơn La có hồ thuỷ điện Sơn La, cùngvới 4 vườn quốc gia (Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha-Mộc Châu, Khu bảotồn thiên nhiên Sốp Cộp, Khu bảo tồn thiên nhiên Co Mạ-Thuận Châu, Tà Xùa -Bắc Yên), còn có 4 hang động được xếp hạng, 4 mỏ nước nóng, có nhiều bảnlàng văn hoá dân tộc, có các lễ hội dân tộc như: lễ hội mùa xuân dân tộc Mônghuyện Mộc Châu; Hội Then dân tộc Thái huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, YênChâu; Lễ hội cầu mùa dân tộc Khơ Mú huyện Yên Châu; Lễ Mởi dân tộcMường huyện Phù Yên… đều có thể khai thác để phục vụ du lịch
III Nguồn nhân lực
Ngoài các yếu tố tự nhiên, yếu tố nguồn nhân lực có vai trò quyết địnhđến sự phát triển kinh tế - xã hội
Dân số trung bình toàn Tỉnh Sơn La năm 2004 có: 975.994 người, dân sốnăm 2005 khoảng 992.700 người, mật độ bình quân 70 người/km2, trong đó nam
là 498.137 người (chiếm 50,18%), nữ 494.563 người (chiếm 49,82%) Dân sốkhu vực thành thị chiếm 12%; dân số khu vực nông thôn chiếm 88% tổng số dântoàn tỉnh Tốc độ tăng dân số tự nhiên năm 2004 là 1,75%/năm, năm 2005khoảng 1,69% (chủ yếu là tăng dân số cơ học do sức hút của Thuỷ điện Sơn La).Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2000 – 2004 ở mức 1,85%
Chương trình dân số, kế hoạch hoá gia đình quốc gia trên địa bàn tỉnh đãgóp phần quan trọng cải thiện chất lượng dân số, giảm thiểu chất lượng tăng dân
số trong những năm gần đây
Toàn tỉnh có 12 Dân tộc anh em (là tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số), trong đódân tộc Thái chiếm có dân số lớn nhất, chiếm gần 55% dân số toàn tỉnh Các dântộc có dân số đông tiếp theo là dân tộc Kinh 18%, dân tộc Mông 12%, dân tộcMường 8,4%, dân tộc Dao 1,82%, dân tộc Khơ Mú 1,89% Nhìn chung đờisống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân được cải thiện đáng kể Phongtục tập quán của các dân tộc được bảo tồn và phát huy cùng với việc du nhập cácgiá trị văn hoá mới, hiện đại Các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan… đang dầnđược xoá bỏ
Lao động trong độ tuổi năm 2005 khoảng 524.950 người, chiếm 52,8% dân
số toàn tỉnh, trong đó nam là 293.447 người, nữ là 231.503 người Bình quânhàng năm, lực lượng lao động của Tỉnh tăng thêm khoảng 2 vạn người Laođộng thành thị 88.769 người chiếm tỷ lệ 16,91%, lao động nông thôn 436.181người chiếm tỷ lệ 83,09% tổng số lao động toàn tỉnh Theo ngành kinh tế, laođộng trong nông nghiệp vẫn chiếm trên 85% tổng số lao động trong các ngànhkinh tế; lao động trong ngành công nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ thấp Chất lượngnguồn lao động đã được nâng cao đáng kể, tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm
Trang 92004 đạt khoảng 11% Trong số lao động được đào năm 2004 có bằng cấp trên10.000 người trong đó: trình độ trên đại học 52 người, đại học cao đẳng 5.521người, trung học và đào tạo nghề 4.427 người; ngoài ra lao động có trình độ laođộng phổ thông 250.000 người.
Tỷ lệ lao động chưa giải quyết được việc làm đến năm 2004 chỉ còn4,29%, là mức khá thấp so với bình quân cả nước Như vậy, số người cần việclàm trong thời gian tới của Tỉnh không phải là sức ép lớn, vấn đề quan trọng làđào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tuyểndụng nhân công
Dự báo tăng dân số tự nhiên:
Giả thiết rằng, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của tỉnh trong giai đoạn
2006-2015 cao hơn trung bình cả nước, do đặc điểm miền núi, nhưng sẽ giảm dần tiếntới tốc độ tăng như cả nước Hiện nay, do người dân chưa hiểu rõ chính sách dân
số mới, dẫn đến tỷ lệ sinh cao, tỷ lệ tăng tự nhiên giảm chậm hơn những năm1990-2000, dự kiến trong giai đoạn 2006-2015 là 0,014-0,015%/năm Trong giaiđoạn 2016-2020, tỷ lệ tăng tự nhiên có xu hướng giảm nhanh hơn, dự kiến là0,026%, do biến đổi cơ cấu dân số, tỷ trọng người cao tuổi ngày một tăng
Biểu 2 Dự báo tăng dân số và lao động tự nhiên
Giả thiết rằng tốc độ tăng lực lượng lao động thời kỳ 2006-2020 xấp xỉ tốc
độ tăng dân số trong thời kỳ 1990-2005 do dân số sinh ra trong giai đoạn
1991-1995 sẽ trở thành lao động trong giai đoạn 2006-2010, tương ứng dân số giaiđoạn 2001-2005 sẽ trở thành lao động giai đoạn 2016-2020 Bên cạnh đó, mộtphần lao động và những người đi theo xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La sẽ ởlại cũng đóng góp vào lực lượng lao động, bởi chủ yếu là những người trẻ, trong
độ tuổi lao động Cùng với việc loại trừ một bộ phận trẻ sinh ra không phát triểnlên lực lượng lao động, một phần nguồn nhân lực đi học, thoát ly không quay trởlại Sơn la, có thể coi tốc độ tăng lực lượng lao động trời kỹ 2006 – 2020 xấp xỷtốc độ tăng dân số thời kỳ 1990 – 2005 Theo số thống kê, tốc độ tăng dân số1991-1995 là 2,92%; 1996-2000 là 2,21%; 2001-2005 là 1,91% Như vậy có thểgiả thiết, tốc độ tăng lao động giai đoạn 2006-2010 là 2,88%; 2011-2005: 2,19%
và 1,90% trong giai đoạn 2016-2020
Dự báo tăng dân số cơ học:
Theo tiến độ xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La thì thời kỳ cao điểm sốlượng lao động ở đây có thể lên đến 10.000 người, nếu kể cả số người đi theo thì
Trang 10số dân tăng cơ học này có thể tới 20 ngàn người Lúc này mọi dịch vụ, ăn, ở, đilại, việc làm… cần phải được đáp ứng ngay trong thời kỳ xây dựng thuỷ điện và
cả khi thuỷ điện đã hoàn thành vẫn còn một lực lượng không nhỏ có thể ở lại sinhsống, lao động tại Sơn La (có ý kiến cho rằng khoảng 2 nghìn người sẽ ở lại)
Đại bộ phận nhân dân các dân tộc Sơn La sống ở nông thôn với nghề nông
là chủ yếu, vốn là những người cần cù lao động
Trình độ dân trí nhìn chung còn thấp và đang từng bước được nâng lên,trên 80% trẻ em trong độ tuổi 6 -14 được phổ cập giáo dục tiểu học, trên 90%người lao động ở độ tuổi từ 15 - 35 tuổi được công nhận xoá mù chữ Kết quảtuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuậttrong 10 năm qua được hơn 2 vạn người, hàng vạn lao động được chuyển giao kỹthuật sản xuất dạy nghề, hàng nghìn cán bộ được đào tạo lại về lý luận quản lýkinh tế, quản lý nhà nước, đặc biệt tập trung mạnh cho đào tạo cán bộ xã, phường
Số lao động có tri thức ngày càng được phát triển đã và đang tiếp cận với điềukiện mới của nền kinh tế thị trường, có những đóng góp đáng kể cho sự pháttriển kinh tế - xã hội của Tỉnh
Một vấn đề quan trọng khác là phải di dân khỏi lòng hồ thuỷ điện Đây làmột nhiệm vụ vô cùng to lớn Ngay từ năm 1998, Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn phối hợp với Tổng công ty điện lực Việt Nam và UBND của 3 tỉnh Sơn
La, Điện Biên và Lai Châu đã điều tra thống kê thiệt hại của Dự án thuỷ điện Sơn
La theo các phương án tuyến và quy mô công trình Quy hoạch tổng thể di dân,tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tạiQuyết định số 196/2004/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2004 Theo Quy hoạchnày thì số hộ trên địa bàn Sơn La cần phải di chuyển cho xây dựng thủy điện Sơn
La là 12.500 hộ Bên cạnh đó, các thủy điện Nậm Chiến, Huổi Quảng, có côngsuất khá lớn từ 200 - 540MW đang trong giai đoạn khởi công cũng đòi hỏi việc didân, tái định cư Đây thực sự là một công việc đồ sộ đối với tỉnh từ nay đến 2010
Trang 11Như vậy tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước,
chủ yếu do sự tăng trưởng mạnh của khối ngành công nghiệp - xây dựng, giaiđoạn 2001 – 2005 bình quân ngành công nghiệp – xây dựng tăng trưởng27,2%/năm Năm 2004, tốc độ tăng ngành công nghiệp đạt 42,59%, một mứctăng trưởng rất cao, năm 2005 đạt 32,42%
Biểu 3 Tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh giai đoạn 1996 - 2005
Chỉ tiêu Đơn
Nhịp độ tăng trưởng
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Sơn La.
Giá trị gia tăng nông-lâm nghiệp, thuỷ sản thời kỳ 2001-2004 tăng bìnhquân 4,85%/năm, thấp hơn nhiều so với mức 6,37%/năm của giai đoạn 1996 –
2000 Năm 2005 tăng 6,01%, tăng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt
Trang 125,1%/năm Mức tăng trưởng cao nhất của ngành trong cả giai đoạn là 14,10%(năm 1995), đây là một mức cao kỷ lục.
Giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng, thời kỳ 2001-2004 tăng bình quânxấp xỉ 25,95%/năm, cao gấp xấp xỉ 2,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP bình quâncủa nền kinh tế Tuy nhiên, trong thời kỳ 1996 – 2000, ngành công nghiệp – xâydựng tăng trưởng chậm, có năm chỉ tăng trưởng 1,8% (năm 1995), năm 1999cũng chỉ tăng trưởng 5,99% Nguyên nhân chủ yếu là thời kỳ này tỉnh chưa xâydựng được các ngành công nghiệp mũi nhọn, có giá trị gia tăng cao Năm 2005tăng 32,42%, bình quân tăng giai đoạn 2001 - 2005 tăng 27,2%/năm
Giá trị gia tăng ngành dịch vụ thời kỳ 2001-2004 tăng trưởng bình quân15,07%/năm, cao gấp 1,4 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP toàn tỉnhnhưng thấp hơn mức tăng bình quân 16,73%/năm của giai đoạn 1996 – 2000 Năm
2005 tăng 22,49%, bình quân giai đoạn 2001 - 2005 tăng 16,5%/năm Trong 3khối ngành thì ngành dịch vụ có mức tăng trưởng ổn định nhất trong suốt giai đoạn
từ năm 1995 đến nay Năm 2004 tổng sản phẩm trong tỉnh đạt 3.428 tỷ đồng (giáhiện hành)
Năm 2005 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 16,0%; cơ cấu ngành nông, lâmnghiệp thuỷ sản chiếm 45,0%; ngành công nghiệp xây dựng chiếm 19%; ngànhDịch vụ chiếm 36%
Số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Sơn La giai đoạn 2001
-2005 cao hơn giai đoạn trước, phù hợp với xu thế phát triển của cả nước nóichung và của cả vùng Tây Bắc nói riêng Nền kinh tế của tỉnh những năm gầnđây có tốc độ tăng trưởng khá và ổn định, năm sau đều cao hơn năm trước, trong
đó khối dịch vụ tăng khá, khối công nghiệp và xây dựng tăng mạnh
2 GDP bình quân đầu người
Do tốc độ tăng trưởng kinh tế khá và ổn định nên GDP bình quân đầungười tăng đều qua các năm Năm 1995 đạt 1.279.140 đồng/người (tương ứng
115 USD), năm 2000 tăng lên 2.202.878 đồng/người (142 USD), năm 2004 đạt
3.516.000 đồng/người (225 USD-giá hiện hành).
So với GDP bình quân đầu người cả nước tương ứng các năm là 286
USD/người (năm 1995), 398 USD (năm 2000) và 545 USD (năm 2004) thì Sơn
La vẫn còn thua kém nhiều (khoảng xấp xỉ 40% bình quân cả nước), xu hướngtăng nhanh hơn để thu hẹp khoảng cách là chưa rõ và chưa vững Năm 2004,GDP bình quân đầu người cả nước đạt 545 USD Như vậy năm 2004, GDP bìnhquân đầu người của Sơn La chỉ xấp xỉ bằng 41,5% GDP bình quân cả nước.Năm 2005 phấn đấu thu nhập bình quân đầu người tỉnh Sơn La đạt 4.150.000đồng (khoảng 258 USD) Mặc dù so với cả nước, GDP toàn tỉnh vẫn còn thấpsong đời sống của đại bộ phận nhân dân đã được cải thiện đáng kể
Trang 13Chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm trên địabàn Tỉnh đã có những đóng góp nhất định vào việc nâng cao đời sống vật chấttinh thần của nhân dân, xóa đói giảm nghèo Tổng vốn đầu tư cho chương trìnhxóa đói giảm nghèo 5 năm 2001 – 2005 đạt 65.439 triệu đồng, trong đó vốnngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư 49.246 triệu đồng Trong 5 năm đã xoáđược hơn 10.000 nhà tạm; hơn 21.000 hộ thoát khỏi đói nghèo, giảm tỷ lệ hộnghèo từ 20% (năm 2001) xuống còn 11,5% ( năm 2005 - theo tiêu chí cũ).
Tuy nhiên, sự chênh lệch về mức sống giữa các địa bàn dân cư trong Tỉnhvẫn còn lớn và có nguy cơ doãng ra ở các xã đặc biệt khó khăn (chiếm khoảng35% dân số toàn tỉnh), mức thu bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 1.000.000đồng - 1.200.000 đồng/năm, chỉ bằng khoảng trên 30% mức thu nhập bình quântoàn Tỉnh Như vậy, 35% dân số Tỉnh ở các xã đặc biệt khó khăn chỉ nắm giữxấp xỉ 14% thu nhập của tỉnh, 65% dân số còn lại nắm giữ trên 86% thu nhậptoàn tỉnh
3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế toàn tỉnh đã có bước chuyểndịch quan trọng, đúng hướng, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của đấtnước trong xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tỷ trọng công nghiệp - xâydựng và dịch vụ trong GDP toàn tỉnh tăng dần, đồng thời tỷ trọng nông nghiệptrong GDP có xu hướng giảm xuống
- Nông - Lâm nghiệp, Thuỷ sản: Thời kỳ 1996 – 2000, GDP ngành nông – lâmnghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 6,37%/năm, thời kỳ 2000-2004 tăng bình quân4,87%/năm Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trên đều thấp hơn tốc độ tăng trưởng bìnhquân của nền kinh tế Vì vậy, tỷ trọng GDP của ngành giảm từ 71,5% (năm 1995)xuống 60,96% (năm 2000) và đạt 47,99% năm 2004; năm 2005 giảm còn 45%, tuynhiên giá trị tuyệt đối của ngành vẫn tăng đều
- Công nghiệp - xây dựng: Thời kỳ 1996 – 2000, ngành công nghiệp của tỉnhphát triển chậm, tốc độ tăng trưởng không cao, chỉ giao động trong khoảng 9% đến10% Sang thời kỳ 2001 – 2004, ngành công nghiệp – xây dựng có bước phát triểnmạnh, tốc độ tăng trưởng luôn ở mức cao nên tỷ trọng GDP của ngành tăng từ9,49% (năm 2000) lên 17,51% năm 2004, năm 2005 tăng lên 19%
- Dịch vụ: Trong suốt giai đoạn 1996 – 2004, ngành dịch vụ luôn tăng trưởngmạnh và ổn định, thời kỳ 1996 – 2000, GDP dịch vụ tăng bình quân 16,73%/năm,thời kỳ 2001 - 2004 tăng bình quân 15,07%/năm Với đà tăng trưởng đó, tỷ trọngGDP ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế toàn tỉnh vẫn tăng đều qua hàng năm, tăng
từ 18,75% (năm 1995) lên 29,55% (năm 2000) và đạt 34,5% năm 2004, năm 2005
tăng lên 36%
Trang 14Số liệu trên cho thấy cơ cấu kinh tế tỉnh Sơn La đã có sự chuyển biếnmạnh mẽ trong các năm qua, cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ kinh tế thuần nông tựcấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường Tuy vậy ngành nông lâmnghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, tỷ trọng ngành công nghiệp tăng không vữngchắc và còn rất thấp, dịch vụ và các ngành khác tăng nhanh hơn
4 Kinh tế đối ngoại
4.1 Xuất nhập khẩu
Tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 1995 là 1,02 triệuUSD, năm 2000 đạt 3,103 triệu USD, năm 2004 đạt 11 triệu USD, năm 2005 đạt
14 triệu USD, giai đoạn 1996 2000 tăng bình quân 25%/năm; giai đoạn 2001
-2004 tăng bình quân năm 41,55%/năm, ước giai đoạn 2001 - 2005 tăng bìnhquân 38,6%/năm Xu hướng tăng giá trị xuất khẩu trong giai đoạn 2001 – 2005diễn ra đều đặn và tương đối rõ trong tất cả các năm, tốc độ tăng bình quân caohơn giai đoạn 1995 - 2000 Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là đường kết tinh, càphê, chè, ngô hạt
Hàng hoá nhập khẩu đã thay đổi dần cơ cấu, giai đoạn 1996 - 2000 hànghoá nhập khẩu chủ yếu là phương tiện đi lại và hàng hoá tiêu dùng, từ năm 2000trở lại đây hàng hoá nhập khẩu đã phong phú thêm ngoài một số mặt hàng tiêudùng còn nhập các thiết bị dây chuyền sản xuất đồng bộ phục vụ cho sản xuấtcông nghiệp, phương tiện vận tải chiếm một tỷ trọng cao trong tổng giá trị nhậpkhẩu hàng năm Tổng giá trị nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 1995 là3,464 triệu USD đến năm 2000 giảm xuống còn 2,15 triệu USD, năm 2004 đạt4,5 triệu USD; giai đoạn 2000 - 2004 tăng bình quân 20,25%/năm song mứctăng giảm là không đều Năm 2005 đạt khoảng 5,0 triệu USD
Năm 2005 giá trị xuất khẩu bình quân đầu người của tỉnh Sơn La đạt xấp
xỉ 14,02 USD/người/năm, giá trị nhập khẩu bình quân đạt xấp xỉ 5 USD/người
Tổng giá trị xuất, nhập khẩu qua các năm biến động mạnh, tăng giảmkhông đều Năm 2001, tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt 6,6 triệu USD, đã giảmxuống còn 4,8 triệu USD vào năm 2002 và tăng lên 15,5 triệu USD năm 2004
Tỷ lệ giá trị xuất nhập khẩu/GDP (tính theo giá hiện hành) đạt thấp: đạt 4,7%năm 1995, giảm xuống 2,7% năm 2000 và và tăng lên 6,9% năm 2004, chứng tỏ
"độ mở" của nền kinh tế tỉnh Sơn La là rất thấp và thiếu ổn định.
Biểu 4 Kết quả xuất nhập khẩu 1995 – 2004
Đơn vị: Nghìn USD
Trang 15Chỉ tiêu 1995 2000 2004 2005
-Nguồn: Cục thống kê tỉnh Sơn La, Sở Kế hoạch và Đầu tư Sơn La.
Trên địa bàn Tỉnh cũng có một số dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triểnchính thức (ODA), góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tăng khả năng tiếp cậncủa nhân dân đối với các dịch vụ xã hội, Điển hình là Dự án xóa đói giảm nghèo
Hoạt động du lịch quốc tế cũng được coi trọng, đặc biệt là dịp kỷ niệm 50năm chiến thắng Điện Biên Phủ Khách du lịch quốc tế đã tăng từ 1821 khách
du lịch năm 1995 lên 5.378 khách du lịch năm 2000 và đạt 11.500 khách du lịchquốc tế năm 2004 Lượng khách du lịch quốc tế lớn góp phần tăng thu ngoại tệ,giao lưu văn hóa, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Là Tỉnh biên giới, có chung đường biên giới với Nước CHDCND Lào nênquan hệ hữu nghị giữa Tỉnh với các Tỉnh phía Bắc Lào cũng được đẩy mạnh,nâng cao về tầm và chất lượng, góp phần thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữanhân dân 2 Nước, 2 Dân tộc Quan hệ hợp tác với các Tổ chức quốc tế cũngđược cải thiện đáng kể
Trang 165 Đầu tư phát triển
Tổng mức đầu tư toàn xã hội thời kỳ 1996-2000 đạt 1.507 tỷ đồng Bìnhquân đầu tư hàng năm đạt 301 tỷ đồng Mức đầu tư bình quân đầu người năm 2000đạt 767,5 nghìn đồng/người, bằng 41% mức đầu tư bình quân đầu người cả nước
Trong 4 năm 2001 – 2004, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Sơn La đạt9.088 tỷ đồng (giá hiện hành), cao hơn nhiều so với tổng vốn đầu tư 5 năm 1996– 2000 Ba lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất là nông lâm nghiệp, vận tải kho bãi
và thông tin liên lạc, hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng
Tổng vốn đầu tư so với GDP tăng đáng kể Năm 2000, tỷ lệ vốn đầutư/GDP (tính theo giá hiện hành) đạt 37,8%, và đạt mức 142,8% năm 2005 Mứcđầu tư bình quân đầu người năm 2004 của Tỉnh cũng đã tăng lên và đạt mức3,056 triệu đồng/người, bằng 79% mức đầu tư bình quân đầu người của cả nước,năm 2005 đạt 5,93 triệu đồng/người
Năm 2004, tổng vốn đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh đã tăng đột biến đạt4.574,5 tỷ đồng, gấp 2 lần tổng vốn đầu tư năm 2003 Việc tăng đột biến nàychủ yếu nhờ vào việc thực hiện các dự án đầu tư các công trình chuẩn bị thicông thuỷ điện Sơn La, năm 2005 đạt 5.916 tỷ đồng
Trong giai đoạn 5 năm (2001-2005) tổng mức đầu tư trên địa bàn đạt15.000 tỷ đồng tăng gấp nhiều lần so với 5 năm trước (1996-2000) và sẽ còn tăngnhanh hơn trong giai đoạn 2006 – 2010 Tổng mức đầu tư có thể tăng rất cao đểlàm đường giao thông, xây dựng nhà máy xi măng, di dân, xây dựng các côngtrình phụ trợ khác, đây là yếu tố chính làm cho nền kinh tế tỉnh tăng trưởng caotrong những năm tới
6.Thu, chi ngân sách
Năm 2004 tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.360 tỷ đồng tăng gấp 2,16lần so với năm 2000, trong đó thu tại địa phương 220 tỷ đồng (chiếm 16,7% tổngthu NS), trợ cấp của TW khoảng 1.119,8 tỷ đồng (82,32%) Điều này chứng tỏsản xuất hàng hoá trong tỉnh đã từng bước phát triển, thị trường được mở rộng.Tuy nhiên, trong tổng nguồn thu, thu từ Trợ cấp của Trung ương vẫn chiếm tỷtrọng lớn nhất đóng vai trò quyết định cho sự ổn định và phát triển của tỉnh Năm
2005, thu ngân sách tại địa phương đạt 260 tỷ đồng, tăng 11,36% so với năm
2004 Trợ cấp của Ngân sách Trung ương chiếm đến 82,4% tổng thu ngân sách.Nhìn chung vấn đề thu ngân sách trên địa bàn còn thấp so với khả năng, cần cóbiện pháp quản lý tốt để tăng nguồn thu ngân sách địa phương Thu, chi ngânsách trên địa bàn tỉnh Sơn La tăng khá qua các năm:
Biểu 5 Kết quả thu chi ngân sánh (Triệu đồng)
Trang 17Tổng thu 1995 2000 2004 2005
291.056 630.057 1.360.300 1.684.130
Tổng chi 261.253 602.004 1.345.000 1.714.400
I Chi đầu tư và phát triển 51.752 167.431 404.362
Tr.đó: Chi đầu tư XDCB 51.432 101.975 117.622 150.000
II Chi thường xuyên 209.501 434.573 834.690
- Chi bảo đảm xã hội 11.788 6.705 54.588
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn la
Tổng chi ngân sách qua các năm đều tăng Năm 2004 tổng chi ngân sáchđạt 1.345 tỷ đồng, cao gấp trên 2,23 lần so với năm 2000 nhưng giảm so với chinăm 2003 Nguyên nhân tăng đột biến chi ngân sách năm 2003 là tăng chi quản
lý hành chính Mặt khác, chi thường xuyên tăng nhanh hơn chi đầu tư phát triển
do tăng chi cho các sự nghiệp giáo dục, y tế và các vấn đề xã hội khác Chi cho
sự nghiệp giáo dục đào tạo năm 2003, cao gấp 2 lần và chiếm tới 26,9% tổng chingân sách, chi cho sự nghiệp y tế cao gấp 2,3 lần năm 2000
Trang 18Tuy nhiên qua cân đối cho thấy, thu ngân sách từ kinh tế địa phương sovới chi thường xuyên là rất thấp, năm 2000 đạt gần 14%, năm 2004 cũng chỉ đạt16,36% Chi ngân sách của Tỉnh vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn trợ cấp từtrung ương
Qua số liệu thu chi ngân sách trên cho thấy Sơn La còn là một tỉnh nghèo,thu từ kinh tế địa phương không đủ chi thường xuyên, không có tích luỹ từ nội
bộ nền kinh tế của tỉnh, hàng năm Trung ương còn phải trợ cấp, năm ít như năm
1995 cũng đến 218 tỷ đồng, năm nhiều lên tới 1.119,8 tỷ đồng (năm 2004) Trợcấp từ Trung ương cho tỉnh Sơn La năm 2005 khoảng 1.394 tỷ đồng
II Sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản
1 Nông nghiệp
Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp Tỉnh Sơn La đã có sự pháttriển đáng kể, bước đầu thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu sản xuấttheo hướng sản xuất hàng hoá, nổi bật là sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấumùa vụ, xác định được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, từng bước hìnhthành vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung, chuyên canh, thâm canh gắn vớicông nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm
Đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật công nghệ gắn với chính sách đầu tư,chính sách khuyến nông, coi trọng vai trò kinh tế hộ tự chủ, ổn định sắp xếp lạidân cư, phát triển mạnh kinh tế trang trại là những biện pháp có tác động tíchcực trong thời gian vừa qua
Biểu 6 Kết quả sản xuất nông nghiệp
Sản lượng Tấn 99.400 108.117 133.946 130.000
Ngô: Diện tích Ha 25.244 51.645 68.209 60.700
Trang 19+ Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng đều qua các năm, năm sau đều
cao hơn năm trước, năm 1995 đạt 758,901 tỷ đồng, năm 2000 đạt 1.073 tỷ đồng,năm 2004 đạt 1637,8 tỷ đồng (giá hiện hành) Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngànhnông nghiệp đạt khá, giai đoạn 2000 – 2004 giá trị sản xuất ngành nông nghiệptăng bình quân 6,7%/năm
+ Về cơ cấu: Trồng trọt vẫn là ngành chủ yếu, chiếm tỷ trọng từ 74,8%
năm 1995 tăng lên 80,7% năm 2002 và ở mức 76,03% năm 2004 trong tổng giátrị sản xuất ngành nông nghiệp Tỷ trọng của trồng trọt còn cao thể hiện ngànhnông nghiệp của tỉnh vẫn rất lạc hậu, đời sống đại bộ phận nhân dân còn thấp.Ngành chăn nuôi tuy có chuyển biến song còn chậm, lại có xu hướng giảmxuống trong 2 năm 2002 và 2003 do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, giảm từ25% năm 1995 xuống 18,7% năm 2000 và ở mức 18 – 19% trong hai năm 2002
và 2003 Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2004 đạt 23,18% - một mứctăng đáng kể Hoạt động dịch vụ nông nghiệp quá nhỏ bé chỉ chiếm tỷ trọng
Trang 200,14% (1995) - 0,61% (2000) và 0,79% năm 2004 Như vậy, việc phát triển củangành chăn nuôi là chưa mạnh, chưa tạo ra được một xu hướng rõ rệt để bứtphá, trở thành ngành quan trọng Điều quan trọng là sản xuất nông nghiệp đangtrong thời kỳ chuyển hướng từ sản xuất nhỏ, phân tán, phụ thuộc nhiều vào thiênnhiên sang sản xuất hàng hoá rất lớn Hiện có khoảng trên 50% số hộ nông dân
đi vào sản xuất hàng hoá
1.1 Trồng trọt
- Sản xuất lương thực có hạt tăng khá cao và ổn định, từ 145.016 tấn năm
1995 tăng lên 243.895 tấn vào năm 2000 và đạt 352.540 tấn vào năm 2004 Giaiđoạn 2000 - 2004 tăng bình quân năm là 9,65%, trong đó phần tăng của diện tích
là 3,55% Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của Sơn La tăngđều qua các năm: Từ 217,8 kg/người năm 1995 tăng lên 269kg/người vào năm
2000, năm 2004 đạt 361 kg/người/năm Năm 2005, sản lượng lương thực có hạt
toàn tỉnh 365.000 tấn, vượt 1,5 vạn so với mục tiêu kế hoạch trong quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn La giai đoạn 2001-2010 ( năm 2005đạt 35 vạn tấn), bình quân đầu người đạt 351 kg/người, tăng mạnh so với mứcnăm 2000 So với cả nước, sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người củatỉnh Sơn La năm 2004 mới chỉ bằng 75% Điều đáng nói là trong sản lượnglương thực có hạt, sản lượng ngô đã chiếm đến 2/3
Sơn La đã đảm bảo được an ninh lương thực theo quan điểm sản xuấthàng hoá trên cơ sở tập trung thâm canh tăng năng xuất, tăng vụ đối với diệntích lúa ruộng Tổng diện tích trồng lúa mùa ruộng năm 2004 đạt 15.353 ha, tăng1,22 lần so với năm 1995, trong đó diện tích ruộng 2 vụ là 8.382 ha, tăng 2.482
ha so với năm 1995 Diện tích lúa mùa ruộng năm 2005 đã tăng lên 15.350 ha.Diện tích lúa nương giảm từ 24.997 ha (năm 1995) xuống 20.831 ha (năm 2000)
và còn 14.928 ha năm 2004 Việc giảm diện tích lúa nương đã góp phần làmgiảm diện tích trồng lúa từ 43.639 ha năm 1995 xuống còn 938 ha năm 2004(giảm 4.701 ha) Bình quân mỗi năm giảm 522 ha Xây dựng nương định canh,nhằm chống xói mòn, rửa trôi đất, tăng năng suất, chất lượng cây trồng
+ Đối với cây trồng cạn: Đã hình thành các vùng sản xuất cây lương thựchàng hoá tập trung (cây ngô, cây đậu tương) theo hướng thâm canh, tăng vụ, đưagiống mới vào sản xuất, giảm diện tích cây ngắn ngày trên nương đất dốc Diệntích cây ngô năm 2000 đạt 51.645 ha, tăng 26.645 ha so với năm 1995, năm
2004 tăng lên 68.209 ha, tăng 16.564 ha so với năm 2000 Tổng sản lượng ngônăm 2004 đã đạt 217.831 tấn
+ Đã và đang hình thành các vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung gắnvới công nghiệp chế biến:
Trang 21- Vùng chè tập trung chủ yếu ở Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Phù Yên,Thuận Châu Từng bước khôi phục và phát triển các vùng chè đặc sản có ưu thế như:vùng chè Tà Xùa (Bắc Yên) Đến năm 2003 tổng diện tích chè toàn tỉnh đạt 3.845 ha(trong đó 460 ha chè nhập ngoại chất lượng cao), sản lượng chè búp tươi đạt 13.065tấn Đã xây dựng được thương hiệu chè Mộc Châu trên thị trường thế giới Năm
2005 nâng diện tích chè lên 4.460 ha cho sản lượng 16.000 tấn chè búp tươi
- Vùng cà phê tập trung ở các huyện Mai Sơn, Thị xã Sơn La, ThuậnChâu, đang phát triển thêm tại các vùng ở huyện Sông Mã, Quỳnh Nhai Tổngdiện tích cà phê năm 2004 đạt 2.650 ha, trong đó diện tích cà phê kinh doanh là2.459 ha Sản lượng cà phê nhân năm 2004 đạt 2.122 tấn Năm 2005 được2.900ha cà phê, trong đó cà phê kinh doanh 2.284 ha, cho sản lượng 2.028 tấn càphê nhân
- Vùng mía nguyên liệu tập trung được phát triển tại các huyện Mai Sơn,Yên Châu, thị xã Sơn La, Bắc Yên để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy míađường của tỉnh Năm 2004 diện tích mía đạt 3.625 ha, trong đó diện tích vùngnguyên liệu là 3.500 ha, sản lượng mía cây đạt 164.728 tấn Năng suất mía câybình quân năm 2004 đạt 45,44 tấn/ha, cao gấp 1,24 lần năng suất bình quân năm
2000 song chưa đạt 90% năng suất mía bình quân của cả Nhà nước Năm 2005,diện tích mía giảm xuống còn 3.500 ha vùng mía nguyên liệu tập trung cho nhàmáy Mía đường Sơn La (giảm 125 ha so với năm 2004 cho sản lượng 180.000tấn mía cây
- Vùng trồng dâu nuôi tằm được hình thành tại các huyện Mộc Châu, MaiSơn và Thị xã Sơn La và Thuận Châu Năm 2004 diện tích dâu đạt 410 ha, sảnlượng kén đạt 125 tấn, sản lượng tơ đạt 12,3 tấn, năm 2005 diện tích dâu tănglên 473 ha, sản lượng ước đạt 250 tấn kén
- Vùng cây ăn quả tập trung đã được hình thành và phát triển ở các huyệnMộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Thị xã Sơn La và huyện Sông Mã Năm 2004tổng diện tích cây ăn quả đạt 24.981 ha, sản lượng quả đạt 55.996 tấn Sản lượngcây ăn quả năm 2004 đã tăng mạnh so với năm 2000, tăng 33,0% Một số cây ănquả chủ yếu là nhãn, chuối, xoài, Sơn Tra… Năm 2005 diện tích cây ăn quả đạt25.900 ha sản lượng quả ước đạt 60.000 tấn, cao hơn mục tiêu kế hoạch trongquy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn La giai đoạn 2001-2010 là
Trang 22giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi trong toàn ngành nông nghiệp có sự biếnđộng, từ mức 23% (năm 2001) đến 18 – 19% (năm 2002, 2003) và tăng lên23,18% (năm 2004) Năm 2005, giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi ước đạt583,85 tỷ đồng (giá hiện hành), chỉ chiếm 23,82% giá trị sản xuất toàn ngànhnông nghiệp Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi bình quân đạt18%/năm trong cả giai đoạn 2000 – 2004, giai đoạn 2001 - 2005 đạt23,85%/năm Như vậy tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất của ngành chănnuôi cao gấp 1,5 lần tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất toàn ngành nôngnghiệp Điều đó cho thấy sự phát triển ngành chăn nuôi là khá mạnh trong ngànhnông nghiệp.
Đàn gia súc, gia cầm trong những năm qua tốc độ phát triển ổn định, tuy
có năm có dịch bệnh xẩy ra ở một số xã
- Đàn trâu từ 107.000 con năm 1995 tăng lên 124.290 con năm 2000 vàđạt 139.595 con năm 2004 Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2000 - 2004 là2,95%/năm năm 2005 đạt 144.000 con, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 -
2005 đạt 2,99%/năm
- Đàn bò từ 71.000 con năm 1995 tăng lên 90.513 con năm 2000 và đạt114.104 con năm 2004 Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2000 - 2004 là5,95%/năm năm 2005 đạt 119.000 con (trong đó bò sữa là 5.000 con) So với mụctiêu kế hoạch trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Sơn La giaiđoạn 2001-2010, đàn bò sữa đạt chỉ 69,4%, đàn bò thịt chất lượng cao đạt 62,5%
- Đàn lợn từ 264.338 con năm 1995 tăng lên 399.323 con năm 2000 và đạt452.857 con năm 2004 Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2000 - 2004 là3,2%/năm năm 2005 đạt 478.000 con
- Đàn gia cầm từ 1.837,64 nghìn con năm 1995 tăng lên 2.841,86 nghìncon vào năm 2000 và đạt 3.171 nghìn con năm 2004 Tốc độ tăng bình quân giaiđoạn 2000 - 2004 là 2,8%/năm Do năm 2004 do dịch cúm gia cầm bùng phátnên toàn tỉnh phải tiêu huỷ gần 14 vạn con gia cầm, năm 2005 số gia cầm tănglên 3.450 nghìn con
Ngoài ra, năm 2004, Sơn La còn có đàn dê khoảng 62 nghìn con, đànngựa 17,8 ngàn con (chủ yếu sử dụng để vận chuyển) Sản lượng thịt giết mổ giasúc, gia cầm năm 1995 đạt hơn 11 ngàn tấn (riêng thịt lợn hơn 5,2 ngàn tấn),năm 2004 đạt 18,5 nghìn tấn (trong đó thịt lợn hơn 10 ngàn tấn), dự kiến năm
2005 sản lượng thịt đạt 25.000 tấn Sản lượng thịt đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầutiêu dùng trong tỉnh
Những năm gần đây chăn nuôi của Sơn La đã chuyển theo hướng đẩymạnh đầu tư theo chiều sâu, nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm và đadạng hoá sản phẩm chăn nuôi, tăng quy mô hàng hoá trong cơ cấu phát triển Sự
Trang 23chuyển biến tích cực trong chăn nuôi thể hiện rõ qua việc đẩy mạnh áp dụng cáctiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là khâu giống; nhiều giống gia súc gia cầmnhư đàn bò lai Sind, dê bách thảo, đàn lợn hướng nạc được đưa vào sản xuất,phát triển ở các trung tâm đô thị, thị tứ, bước đầu nâng cao chất lượng và sảnlượng chăn nuôi; các giống gia cầm như gà Tam Hoàng, Vịt siêu thịt, siêutrứng, ngan Pháp… đang được nhân rộng, nhất là gà thả vườn.
Chăn nuôi bò sữa: điều đặc biệt trong chăn nuôi đại gia súc của Sơn La là
sự phát triển của đàn bò sữa, tập trung ở Mộc Châu Năm 1998 đã có 1.558 con bòsữa, đã tăng lên 3.784 con năm 2003, năm 2004 có 4.644 con Cùng với việc giatăng tổng đàn, chất lượng đàn bò cũng được nâng lên nhờ cải tạo giống với việc laitạo bò mẹ giống Hà Lan (Hostein Frisian) với bò đực Zêcxây và AFF của Australiacho phép tạo giống mới có năng suất cao (4.000- 4.200 kg sữa/chu kỳ 305 ngày).Việc đổi mới hình thức quản lý chuyển đàn bò cho hộ gia đình chăn nuôi cùng vớiđầu tư dây truyền chế biến hiện đại của Pháp và New Zeland chuyên sản xuất sữatươi tiệt trùng công suất 6,5 tấn/ngày và các sản phẩm khác như sữa cô đặc, bơ,kem nên đàn bò sữa đang ổn định và có khả năng phát triển phạm vi phát triển bòsữa Riêng mô hình thí điểm thực hiện ở một số khu vực huyện Mai Sơn và Thị xãSơn La không có hiệu quả Đến năm 2004 đã có 7 Doanh nghiệp tham gia chươngtrình phát triển bò thịt, bò sữa và có 449 hộ tại 3 huyện: Mộc Châu, Mai Sơn và Thị
xã nhận nuôi bò sữa nhập khẩu tổng số 1.043 con
Tuy nhiên việc chăn nuôi bò sữa và sản xuất sữa hiện còn gặp một số hạnchế như đòi hỏi kỹ thuật và vốn đầu tư khá cao; thị trường tiêu thụ sữa của địaphương không lớn do đại đa số dân cư chưa có tập quán dùng sữa; thị trườngchính là Hà Nội và các trung tâm đô thị lớn lại ở xa; vùng chăn nuôi không tậptrung, chi phí vận chuyển sữa tươi đòi hỏi phương tiện chuyên dùng đã làm tănggiá thành sản xuất sữa Các mô hình nuôi bò sữa tại thị xã Sơn La và Mai Sơnchưa hiệu quả
Ngoài gia súc gia cầm, những năm gần đây ở Sơn La đã phát triển mạnhđàn ong với hơn 100 trại nuôi ong Năm 1996 toàn tỉnh có 985 đàn ong, đếnnăm 2000 đã tăng lên 10.000 đàn, cho sản lượng khoảng 310 tấn mật ong/năm.Năm 2004 có 15.715 đàn ong cho sản lượng 457 tấn mật năm 2005 đạt 16.500đàn ong, sản lượng đạt 550 tấn mật ong
Nhìn chung, Sơn La còn nhiều thế mạnh về chăn nuôi chưa được tận dụngcần được khai thác với tốc độ nhanh hơn nữa để tương xứng với tiềm năng sẵn có
Biểu 7 Kết quả sản xuất chăn nuôi
GTSX ngành chăn Triệu đ 190.334 200.262 314.473 583.850
Trang 24nuôi (giá hiện hành)
và phát triển rừng theo các dự án 219, 327, 661, Chương trình trồng mới 5 triệu
ha của Chính Phủ Đã có chuyển biến rõ nét từ lâm nghiệp nhà nước với cácNông lâm trường quốc doanh độc quyền quản lý kinh doanh rừng sang lâmnghiệp xã hội, đã giao đất khoán rừng đến hộ gia đình, các lâm trường đãchuyển hoạt động từ khai thác lợi dụng rừng là chính sang bảo vệ, xây dựng vốnrừng và dịch vụ đầu vào và đầu ra cho các hộ gia đình Hệ thống rừng trồng,vườn ươm được xây dựng, củng cố
Đã bảo vệ và phát triển được vốn rừng nhờ chương trình dự án 327, 747,
1382, chương trình trồng 5 triệu ha rừng (661), chương trình gieo hạt bằng máybay và nhất là thực hiện chương trình thâm canh, tăng vụ, phát triển cây lươngthực theo quan điểm sản xuất hàng hoá, vì vậy đã ngăn chặn có hiệu quả tìnhtrạng phá rừng làm nương rẫy Năm 2005 diện tích đất có rừng là 577.638,09 ha,trong đó rừng sản xuất là 47.857 ha, rừng phòng hộ 482.980 ha Độ che phủ tăngdần qua các năm từ 9,5% năm 1990 tăng lên 23,56% vào năm 2000 và đạt 37%năm 2003; năm 2004 đạt 40%, năm 2005 đạt 41%
Về công tác khai thác lâm sản: Trong những năm gần đây do tăng cườngquản lý, bảo vệ và thực hiện đóng cửa rừng nên khối lượng khai thác lâm sản có
xu hướng giảm dần: Bình quân thời kỳ 1995-2000 sản lượng gỗ khai thác giảm2,43%/năm Mặt khác tình trạng khai thác trái phép, phát nương làm rẫy ngàycàng được hạn chế
Trang 25Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp không ngừng tăng lên mạnh mẽ (giáhiện hành) song tỷ trọng trong giá trị sản xuất của toàn ngành nông, lâm nghiệp,thuỷ sản biến động không đều Năm 2003, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt365,5 tỷ đồng (giá hiện hành), chiếm 18,2% giá trị sản xuất toàn ngành nông,lâm nghiệp, thuỷ sản và năm 2004 đạt tỷ lệ 19,8% Năm 2004, giá trị sản xuấtngành lâm nghiệp đạt 438,186 tỷ đồng, năm 2005 đạt 756 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệpgần như không có Tính theo giá so sánh năm 1994, giá trị sản xuất năm 2000 vànăm 2004 không có nhiều thay đổi Nguyên nhân chủ yếu là do đóng cửa rừngnên các hoạt động khai thác các sản phẩm rừng bị hạn chế
Biểu 8 Kết quả sản xuất Lâm nghiệp
1 GTSX Lâm nghiệp (giá h.h) Triệu đ 136.053 322.140 438.186 756.000
2 GTSX Lâm nghiệp (giá 1994) Triệu.đ - 160646 160040 165.996
3 Một số chỉ tiêu khác
Nguồn: Niên giám thống kê Sơn La 2003, Báo cáo tình hình KT-XH 4 năm (Cục Thống kê).
Đặc điểm tài nguyên rừng tự nhiên của Tỉnh Sơn La chủ yếu là rừngnghèo và rừng phục hồi, hai loại rừng này chiếm 58,4% diện tích rừng tự nhiên,rừng giàu hiện chỉ còn 6.517 ha, chiếm 1,48% diện tích rừng tự nhiên
Tổng trữ lượng các loại rừng trên địa bàn tỉnh khoảng trên 16,5 triệu m3
gỗ và hơn 203,3 triệu cây tre nứa các loại, trong đó trữ lượng từ rừng tự nhiênchiếm trên 90% tổng trữ lượng rừng Diện tích đất trống có khả năng dùng vào
Trang 26lâm nghiệp còn rất lớn, khoảng 646.800 ha Diện tích rừng trồng tập trung bìnhquân hàng năm trong giai đoạn 2000 – 2004 đạt khoảng 6.000 ha
Điều đó cho thấy Sơn La có tiềm năng rất lớn về lâm nghiệp, song trongnhững năm tới cần phải có những chính sách phù hợp thì mới phát huy được thếmạnh về nghề rừng, đặc biệt là bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sông Đà,duy trì nguồn nước cho công trình thuỷ điện Sơn La
3 Thuỷ sản
Sơn La có 1.670 ha diện tích đất có mặt nước, trong đó năm 1995 diệntích sử dụng là 855 ha, năm 2000 là 991 ha, năm 2004 đã sử dụng 1.476 ha đểnuôi trồng thuỷ sản (chủ yếu là ao hồ nhỏ nuôi cá), sản lượng khai thác thuỷ sảnnăm 2000 đạt 2.181 tấn, tăng 32,66% so với năm 1995; năm 2004 đạt 3.148 tấn(trong đó sản lượng thuỷ sản nuôi trồng là 2.443 tấn chủ yếu là cá nuôi) tăng49% so với năm 2000 Năng suất nuôi trồng thuỷ sản bình quân còn thấp, năm
2004 đạt 2,13 tấn/ha Sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên trên sông suối hàngnăm đạt 600 - 680 tấn, trong đó có trên 500 tấn cá Năm 2005, sản lượng thuỷsản tiếp tục tăng, đạt 3.430 tấn, tăng 282 tấn so với năm 2004
Biểu 9 Kết quả sản xuất thuỷ sản
GTSX thuỷ sản (giá hiện hành) Triệu đ. 25.374 32.057 51.050 90.000
-GTSX thuỷ sản (giá so sánh 1994) Triệu đ. - 21.320 31.570 34.096
Trong đó: Sản lượng cá nuôi Tấn 1.050 1.638 2.200 2.300
Nguồn: Niên giám thống kê 2003, Báo cáo tình hình KT-XH 4 năm (Cục Thống kê Sơn
La)
Giá trị sản xuất thuỷ sản năm 1995 là 25,37 tỷ đồng (giá hiện hành) đãtăng lên 45,14 tỷ đồng năm 2003 Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành thuỷ sản,nuôi trồng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2003 là 73,84% và đang có xuhướng tăng lên Năm 2004, giá trị sản xuất ngành thuỷ sản đạt 51,05 tỷ đồng
Trang 27(giá hiện hành), chiếm 3% tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thuỷsản Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản bình quân giai đoạn 2000 –
2004 đạt 10,3%/năm, năm 2005 đạt 34,1 tỷ đồng, tăng 8%
Sơn La có khoảng 200 km các đoạn sông suối có thể sử dụng để nuôi cálồng như hồ sông Đà, Sông Mã, các suối Sập Vạt, Nậm Pàn, Nậm La Tuynhiên do đầu tư còn hạn chế, đặc biệt tình hình dịch bệnh cá chưa được khốngchế nên sản xuất cá lồng chưa phát triển mạnh Năm cao nhất là năm 1993, toàntỉnh đã có 800 lồng cá, sau đó do dịch bệnh nên số lượng lồng cá giảm sút mạnh,năm 1994 chỉ còn 200 lồng, gần đây tỉnh đã chú trọng đầu tư bằng nhiều nguồnvốn và hướng dẫn kỹ thuật nên số lồng cá đã tăng lên được 500 lồng, năng suấtbình quân đạt 0,5 tấn/lồng Nếu được đầu tư đảm bảo về vốn và kỹ thuật, hạnchế được dịch bệnh, mỗi lồng cá có thể mang lại thu nhập từ 3,5 - 3,9 triệuđồng/năm
Là một tỉnh miền núi có mặt nước lớn để phát triển thuỷ sản cả nuôi trồng
và đánh bắt, Sơn La có nhiều ưu thế để đưa thuỷ sản trở thành một ngành quantrọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp nếu có được những giải pháp đồng bộ
về vốn và kỹ thuật như cung cấp thức ăn chế biến, sản xuất con giống, phòng trừdịch bệnh, các phương tiện nuôi thả đánh bắt cá… Đáp ứng được những yêu cầu
đó, ngành thuỷ sản Sơn La sẽ khắc phục được những khó khăn hiện tại để cóbước phát triển mạnh và vững chắc trong thời kỳ 2006-2020
III Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Đầu những năm 1990, khi chuyển đổi sang cơ chế mới, sản xuất côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Sơn La gặp rất nhiều khó khăn: Cơ sở vật chất
kỹ thuật nghèo nàn, máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, giá trị tài sản cố định quá ít
ỏi, vốn sản xuất thiếu, cơ sở hạ tầng không đủ điều kiện để giao lưu tiếp cận vớithị trường bên ngoài Sau khi sắp xếp và tổ chức lại các doanh nghiệp, tăngcường đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ hiện đại tiên tiến, đến nay sản xuấtcông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh đang đi dần vào thế ổn định và từngbước phát triển
Đến thời kỳ 1999-2004 sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp pháttriển khá mạnh cả về quy mô và chất lượng sản phẩm, đã góp phần quan trọng, tạobước chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá gắn với thị trường
Mặc dù công nghiệp có bước tăng trưởng, song tăng trưởng hàng nămkhông đều, có năm tăng gần 50%, có năm chỉ đạt 3% Tốc độ tăng giá trị sảnxuất ngành công nghiệp bình quân giai đoạn 2000 – 2004 đạt mức 18%/năm,thấp hơn mức tăng bình quân hàng năm của giá trị gia tăng ngành công nghiệp(19,8%/năm) Điều đó chứng tỏ trong những năm qua, tốc độ tăng chi phí trunggian trong ngành công nghiệp là không cao Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểuthủ công nghiệp năm 2003 đạt 451,35 tỷ đồng (giá hiện hành) Tốc độ tăng
Trang 28trưởng ngành công nghiệp khá đã góp phần đưa GDP ngành công nghiệp và xâydựng tăng lên và chiếm 17,51% tổng giá trị GDP của toàn Tỉnh trong năm 2004,năm 2005, cơ cấu GDP ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 19% GDP toàntỉnh Điều tích cực của tăng trưởng công nghiệp là tất cả các ngành công nghiệp
và các loại hình kinh tế đều có tăng trưởng
Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệpcũng có những biến động trong suốt giai đoạn 1995 – 2004 Giá trị sản xuấtcông nghiệp chế biến vẫn chiếm vị trí độc tôn, đóng vai trò quyết định đối với
sự phát triển của toàn ngành với tỷ trọng ổn định ở khoảng 82 – 83% giá trị sảnxuất toàn ngành (Giá trị gia tăng chiếm khoảng 70%) Ngành công nghiệp khaithác có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là khai thác đá và các mỏ khác Tốc độtăng giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của công nghiệp khai thác đều rất cao, caonhất trong các ngành nhỏ của ngành công nghiệp Tốc độ tăng giá trị sản xuất vàgiá trị gia tăng bình quân giai đoạn 2000 – 2004 lần lượt đạt 44,2%/năm và40,8%/năm, đều gấp hơn 2 lần tốc độ tăng bình quân của cả ngành công nghiệpxét theo 2 chỉ tiêu trên Điều đó góp phần tăng nhanh tỷ trọng của ngành khaithác trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành công nghiệp từ 1,2% năm 1995 lên2,4 năm 2000 và đạt 5,7% năm 2004
Về cơ cấu thành phần kinh tế: khối công nghiệp Nhà nước vẫn chiếm tỷtrọng lớn trong tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp – tiểu thủ côngnghiệp Tỷ trọng của công nghiệp Nhà nước chiếm khoảng 60 – 80% tổng giá trịsản xuất của ngành Điều quan trọng là khối công nghiệp – tiểu thủ công nghiệpđịa phương đã vươn lên mạnh, chiếm khoảng 50% tổng giá trị sản xuất củangành Khu vực kinh tế cá thể, tiểu chủ giai đoạn 2000 – 2003 tăng trưởng chậmlại so với thời kỳ 1995 – 1996, tỷ trọng giá trị sản xuất của kinh tế cá thể năm
2003 đạt 26,42% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp – tiểu thủcông nghiệp
Đến nay, ngoài khu công nghiệp thuỷ điện Mường La, đã có cở sở choviệc hình thành các khu, cụm công nghiệp tập trung, đó là: Cụm công nghiệpMộc Châu, Khu công nghiệp Mai Sơn, Cụm công nghiệp Thị xã Sơn La
Biểu 10 Kết quả sản xuất công nghiệp
Trang 29* Không kể điện lưới quốc gia
Nguồn: Niên giám thống kê 2003, 2005.
Nhìn chung, Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Sơn La thời gian qua đã
có những tiến bộ, tạo thêm được một số cơ sở công nghiệp quan trọng như nhàmáy mía đường công suất 1.500 tấn mía cây/ngày, xi măng công suất 8,2 vạntấn/năm, bê tông ly tâm 1500 m3/năm, nhựa Atphan, gạch tuy nen 30 triệuviên/năm, thức ăn gia súc 7.500 tấn/năm… song tỷ trọng công nghiệp trong tổngGDP của tỉnh còn quá thấp, một số ngành chế biến bánh kẹo, hoa quả, míađường bắt đầu hoạt động, sản phẩm chưa nhiều, ngành sản xuất vật liệu xây
Trang 30dựng (xi măng, gạch tuy nen…) phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn
xã hội (trường học, trạm xá…), những năm gần đây vốn đầu tư xây dựng cơ bản
do địa phương quản lý tương đối ổn định khoảng trên dưới 200 tỷ đồng/năm,trong đó vốn ngân sách Nhà nước năm 1995 là 51,43 tỷ đồng, năm 2000 là101,98 tỷ đồng, năm 2003 là 120,23 tỷ đồng, năm 2004 chi 117,62 tỷ đồng, năm
2005 chi 150 tỷ đồng
Bằng nhiều nguồn vốn như chương trình: 06, 216, 327, 135, 925, ĐCĐC,giáo dục, y tế cùng với nguồn ngân sách tập trung đã góp phần cho tỉnh chuyểnhướng sản xuất, phủ xanh đất trống đồi trọc, xây dựng được hàng trăm côngtrình giao thông thuỷ lợi, công nghiệp, dân dụng… phục vụ phát triển sản xuất
và đời sống nhân dân
Năng lực sản xuất của một số ngành, lĩnh vực đã được tăng thêm: một sốcông trình thuỷ lợi trọng điểm, công nghiệp chế biến, trụ sở của một số huyện,thị xã, các công trình phúc lợi công cộng, văn hoá,… đã được xây dựng và nângcấp Điện lưới Quốc gia đã tới 10/11 huyện, thị Huyện mới Sốp Cộp hiện đangtriển khai thực hiện dự án nâng cấp hệ thống điện từ trạm điện hạ thế cho trungtâm cụm xã Sốp Cộp thành hệ thống điện lưới huyện Sốp Cộp năm 2004 đãhoàn thành đưa vào sử dụng
2 Mạng lưới giao thông
- Giao thông đường bộ:
Tính đến năm 2004 toàn tỉnh Sơn La có 5.240 km đường bộ (trong đótuyến tỉnh lộ và huyện lộ là 1.806 km), đường ô tô đi được là 3.481 km, mật độđường ô tô đạt 0,25km/km2 (không kể đường xã và đường ngõ xóm) Mật độđường Quốc lộ và tỉnh lộ là 0,07km/km2, so với toàn quốc là 0,1023 km/km2 Cáctuyến Quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn được xây dựng với tiêu chuẩn đạt cấp IV, V,
VI, một số tuyến đường qua thị xã đạt cấp III và cấp II Quốc lộ 6 từ Nà Bai (HoàBình) - Thị xã Sơn La (km70 - km321) đã được xây dựng với tiêu chuẩn đườngcấp III miền núi, hoàn thành vào đầu năm 2005 để phục vụ khởi công xây dựngcông trình thuỷ điện Sơn La
Các tuyến đường huyện lộ và đường xã chủ yếu là giao thông nông thôn
và dân sinh, mặt đường quá độ và chạy trực tiếp trên nền đất
Trang 31Đến năm 2004 đã có 198/201 xã, phường có đường ô tô đến trung tâm xã,phường, còn 3 xã chưa có đường tới trung tâm, dự kiến hết năm 2005 đạt 100%các xã có đương ô tô đến trung tâm xã.
Toàn tỉnh có 5.240 km đường bộ, trong đó tổng số đường ô tô đi đượctrong tỉnh là 4.804 km bao gồm:
+ Quốc lộ có 6 tuyến tổng chiều dài 582 km; Quốc lộ 6 (hiện đang nângcấp loại III đoạn Hoà Bình - Sơn La) dài 230 km, quốc lộ 37 Lũng lô - Cò Nòidài 108 km, quốc lộ 32b, Mường Cơi - Ngã Hai (Phú Thọ) dài 11km, Quốc lộ
279 Cáp Na - Mường Giàng cấp IV dài 32km và quốc lộ 43 (Gia Phù - LóngSập) cấp IV dài 104 km; Quốc lộ 4G (Sơn La - Sông Mã) dài 92 km
+ Tỉnh lộ bao gồm 16 tuyến với tổng chiều dài 589 km
+ Đường đô thị dài 191 km
+ Đường huyện 87 tuyến dài 1.215 km
+ Đường xã gần 1.000 tuyến dài 2.800 km
+ Đường chuyên dùng 16 km
+ Ngoài ra còn có đường dân sinh ô tô chưa đi được là 436 km
Về chất lượng đường:
+ Mặt đường bê tông xi măng: 34 km, chiếm 0,71%
+ Mặt đường Bê tông nhựa: 30km, chiếm 0,62%
+ Mặt đường nhựa và Atfan: 1.130 km, chiếm 23,52%
+ Mặt đường cấp phối: 910 km, chiếm 18,94%
+ Mặt đường đất: 2.700 km, chiếm 56,21%
- Giao thông đường thuỷ:
Cùng với hệ thống đường bộ, những năm gần đây Sơn la đã có thêm mạnglưới giao thông đường sông Tổng chiều dài mạng lưới đường sông tỉnh Sơn Lakhoảng 300 km, gồm hai tuyến chính là Sông Đà dài 230 km và Sông Mã dài 70
km Tuyến đường thuỷ trên Sông Đà đã và đang đang được khai thác phục vụ chonhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hoá, vật liệu xây dựng để để đáp ứng nhucầu sinh hoạt và xây dựng các công trình trong khu vực và và phục vụ phát triểnkinh tế – xã hội tỉnh nhà, trong thời gian tới còn phục vụ xây dựng công trình thuỷđiện Sơn La Tuyến đường thuỷ Sông Mã chủ yếu phục vụ vận tải dân sinh
Hiện nay đã có 2 bến cảng đường thuỷ: Cảng Tà hộc - Mai Sơn với nănglực hàng hoá thông qua 197.000 tấn/năm; 10.000 lượt hành khách/năm CảngVạn Yên - Phù Yên chưa xây dựng hệ thống kho chứa
Trang 32- Đường hàng không:
Sơn La có Sân bay Nà Sản, cách thị xã Sơn La 20 km là sân bay loại nhỏ,trước đây phục vụ cho quân sự, đến năm 1994-1995 đã được đầu tư cải tạo, sửachữa để vận chuyển hành khác Sân bay có đường băng hạ cánh dài 2.400m x35m (cấp 3D) Năng lực vận chuyển đạt 20.000 hành khách/năm Sân bay đãphát huy có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có, cơ bản đáp ứng được nhu cầu củanhân dân Hiện nay đang được sửa chữa, nâng cấp để phục vụ nhu cầu đi lại củahành khách khi xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La
Vận tải: Lực lượng vận tải tư nhân được khuyến khích cùng với vận tải
quốc doanh đã đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhândân Nhìn chung đến nay còn huyện Quỳnh Nhai và các xã vùng sâu, vùng xa,vùng cao biên giới đường ô tô chỉ đi được một mùa khô, về mùa mưa thường bịách tắc Vấn đề giao thông vận tải vẫn còn khó khăn, chất lượng đường thấp,một số tuyến chưa có vốn nâng cấp hoặc sửa chữa
+ Khối lượng vận tải hàng hoá bình quân hiện nay trên 2.000 nghìntấn/năm
+ Vận tải hành khách trên 2 triệu lượt người/năm
3 Bưu chính viễn thông
Ngày càng được hiện đại hoá đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh
- Bưu chính:
So với cả nước hệ thống hạ tầng bưu chính, phát hành báo chí phát triểncòn chậm cả về năng lực và trình độ, nhất là đối với tỉnh miền núi như Sơn La.Mặc dù vậy quy mô, phạm vị phục vụ của ngành ngày càng được mở rộng dongành đã không ngừng phát triển hệ thống các bưu cục, ki ốt, đại lý trong toàntỉnh, hàng năm bưu điện tỉnh xây thêm hàng chục điểm bưu điện văn hoá xã tạicác xã vùng sâu, vùng xa Đến nay toàn tỉnh có 31 bưu cục, 4 ki ốt, 40 đại lý và
104 điểm bưu điện văn hoá xã
- Viễn thông:
Đến cuối năm 2003, toàn Tỉnh có trên 23000 máy điện thoại thuê bao cốđịnh, tính bình quân có 2,4 máy điện thoại/100 dân, thấp hơn nhiều so với mứctrên 8 máy/100 dân của cả nước Đến nay đã có 100% số xã, phường có điệnthoại tại UBND xã Hệ thống thông tin di động mới chỉ phủ sóng được 7/11huyện, thị xã Năm 2004, số máy điện thoại cố định đã tăng lên 25000 máy, đạtmức 2,6 máy điện thoại cố định/100 dân, năm 2005 đạt 4 máy/100 dân
Trang 33Công tác phát thanh, truyền hình được củng cố và phát triển, cơ sở vậtchất được đầu tư đáng kể từ đài tỉnh đến huyện và các trung tâm cụm xã, cáctrạm phát sóng truyền hình, trạm phát sóng FM
Đến nay 100% số dân đã được nghe đài phát thanh Về truyền hình, năm
1998 đã xây dựng xong cột tháp đài truyền hình tỉnh cao 100 mét và đầu tư thiết
bị phát sóng truyền hình tương đối hoàn chỉnh Đến nay thời gian phát sóngtruyền hình tại đài tỉnh đạt tổng số 30 giờ/ngày, phát cả 3 kênh, đài huyện đạt từ12-24 giờ/ngày Năm 2004 toàn tỉnh có 47 trạm thu phát lại truyền hình, đã phátphủ sóng truyền hình cho 11/11 huyện thị và một số cụm dân cư vùng cao, 73%
số hộ được xem truyền hình, năm 2005 đạt 80% Tuy nhiên, các đài truyền hìnhchủ yếu mới phát chương trình VTV1, các chương trình khác còn rất hạn chế
Biểu 11 Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành bưu chính, viễn thông
2 Thiết bị vô tuyến và hữu tuyến
- Cố định 2707 9.747 25.708 32.385
- Di động - 178 3.381 4.227 Nguồn: Niên giám thống kê 2003, 2004 và năm 2005
V thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng
1 Hoạt động thương mại
Hoạt động thương mại, dịch vụ trong những năm gần đây đã có nhữngbước phát triển mạnh mẽ, hàng hoá phong phú đa dạng, đáp ứng được nhu cầu
Trang 34thị hiếu của người tiêu dùng, lưu thông vật tư hàng hoá có nhiều tiến bộ và ngàycàng thông thoáng hơn
Giá trị gia tăng ngành dịch vụ thời kỳ 2000-2004 tăng trưởng bình quân15,07%/năm, cao gấp 1,4 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP toàn tỉnhnhưng thấp hơn mức tăng bình quân 16,73%/năm của giai đoạn 1995 – 2000.Ngành dịch vụ là ngành có mức tăng trưởng ổn định nhất trong suốt giai đoạn từnăm 1995 đến nay trong 3 khối ngành Đến năm 2004, giá trị gia tăng ngànhdịch vụ đạt 1.182,89 tỷ đồng
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên thị trường năm 1995đạt 521,789 tỷ đồng, năm 2000 đạt 1.112,73 tỷ đồng, năm 2003 đạt 1.327 tỷđồng (giá hiện hành) Trong cơ cấu giá trị tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanhthu dịch vụ năm 2003, ngành thương mại chiếm 86,7%, ngành dịch vụ chiếm5,87% và khách sạn, nhà hàng chiếm 8,13% Thành phần kinh tế cá thể đangdần vươn lên, giữ vị trí chủ chốt trong hoạt động thương mại và dịch vụ với tỷtrọng doanh thu chiếm 71,3%; kinh tế quốc doanh chỉ chiếm 16,89% Năm
2004, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 1534,5 tỷ đồng, trong
đó khối thương nghiệp chiếm 86,4% giá trị Kinh tế quốc doanh đã tăng lênchiếm 19,5% Năm 2005 đạt 1.950 tỷ đồng, tăng 75,2% so với năm 2000
Thương mại quốc doanh vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệthống thương mại của Tỉnh, chủ yếu đảm nhiệm phân phối các mặt hàng thuộcdiện chính sách nhà nước như muối i ốt, dầu hoả, giấy vở học sinh, thuốc chữabệnh, Làm tốt việc đưa hàng hoá lên phục vụ đồng bào vùng cao, vùng sâu,vùng xa và góp phần bình ổn giá cả thị trường
Trong những năm gần đây do hoạt động thương mại tăng nhanh nên đãgóp phần đưa thị trường Sơn La hoà nhập với thị trường chung của cả nước, gópphần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh, là cầu nối giữa sản xuất với tiêudùng, thị trường thông suốt, hàng hoá đa dạng, phong phú, mẫu mã đẹp hơn, giá
cả tương đối ổn định Tuy nhiên, nhìn chung sức mua của dân còn thấp Hàngnông lâm sản, hàng công nghiệp địa phương chất lượng chưa cao, chưa tạo đượcnguồn sản phẩm hàng hoá ổn định cho Tỉnh
2 Về du lịch
Mấy năm qua hạ tầng du lịch có bước phát triển, số lượng khách du lịchđến Sơn La ngày một tăng, chủ yếu là khách du lịch trong nước, năm 2004 cókhoảng 137 nghìn lượt khách du lịch Loại hình du lịch sinh thái kết hợp với dulịch lịch sử, văn hoá ngày càng phát triển
Biểu 12 Kết quả hoạt động thương mại, du lịch
Trang 35Đơn vị: triệu đồng
1 Giá trị gia tăng ngành dịch vụ (giá so sánh) - 336740 590290
2 Giá trị gia tăng ngành dịch vụ (giá hiện hành) - 542991 1182890
3 Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch
Ngân hàng có tiến bộ trong huy động nguồn vốn sản xuất, đời sống, gópphần ổn định giá cả thị trường, thực hiện cho vay vốn sản xuất cho trên 20 ngàn
hộ, tạo việc làm cho khoảng 40 ngàn lao động, xoá đói giảm nghèo cho trên 25ngàn hộ
- Về thu chi tiền mặt:
Tổng thu tiền mặt năm 1995 đạt 394,45 tỷ đồng, đến năm 2000 đã tăng
lên 979,3 tỷ đồng và đạt 3610,2 tỷ đồng năm 2003 Tốc độ tăng thu tiền mặt
bình quân giai đoạn 1995-2000 là 19,94%/năm, giai đoạn 2000 - 2003 tăng54,48%/năm Thu tiền mặt chủ yếu thu qua bán hàng (chiếm 39,6%) và thuchuyển tiền qua ngân hàng (24,5%)
Tổng chi tiền mặt năm 1995 là 660,6 tỷ đồng, đến năm 2000 tăng lên1.465,85 tỷ đồng và đạt 4.855,1 tỷ đồng năm 2003 Tốc độ tăng chi bình quângiai đoạn 1995-2000 là 17,28%/năm, giai đoạn 2000 - 2003 tăng 49,1%/năm
Trang 36Tính chung, bội chi tiền mặt năm 2003 là 1.245 tỷ đồng, bằng 468,1% sovới mức năm 1995.
Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế năm 1995 là 215 tỷ đồng, năm 2000 tổng
dư nợ là 700 tỷ đồng Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1995 - 2000 là26,6%/năm, trong đó dư nợ của Doanh nghiệp Nhà nước năm 1995 là 83,7 tỷđồng, năm 2000 là 370 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1995 - 2000 là34,6/năm Dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các cá nhân, hộkinh doanh cá thể năm 1995 là 131 tỷ đồng, năm 2000 tăng lên 330 tỷ đồng, tốc
độ tăng bình quân giai đoạn 1995 - 2000 là 20%/năm Đến hết năm 2004, dư nợcho vay nền kinh tế là 1.850 tỷ đồng, tăng 2,7 lần so với năm 2000, dự nợ chovay năm 2005 dự kiến tăng gấp 3 lần so với năm 2000
VI Văn hoá - thể thao, giáo dục- đào tạo, y tế
1 Văn hoá - thể thao
Nâng cao dân trí thông qua công tác giáo dục đào tạo truyền thông đạichúng, văn hoá văn nghệ đã được các cấp lãnh đạo thường xuyên quan tâm.Các hoạt động văn hoá văn nghệ phát triển cả về số lượng và chất lượng đã gópphần nâng cao chất lượng hưởng thụ cuộc sống của đồng bào các dân tộc
Toàn tỉnh đã có 26 đội chiếu bóng lưu động, 1 đoàn nghệ thuật chuyênnghiệp, có trên 1.627 đội văn nghệ quần chúng với các phương tiện thông tin đạichúng đã tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Chính Phủ, đáp ứngnhu cầu hoạt động văn hoá văn nghệ của nhân dân Phong trào xây dựng nếpsống văn minh gia đình văn hoá đang được đông đảo nhân dân hưởng ứng, năm
2004 đã có trên 50% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 9,5% số hộ đạttiêu chuẩn gia đình thể thao
Nhà bảo tàng di tích Cách mạng Sơn La đã được tôn tạo, bổ sung thêmnhiều hiện vật có giá trị Hàng năm, toàn tỉnh phục vụ gần 90 ngàn lượt kháchtới tham quan Xuất bản sách báo, tạp chí, văn hoá phẩm tăng 60 - 150% vàhàng năm thực hiện được trên 1 tỷ trang in tiêu chuẩn
Sự phát triển lĩnh vực văn hóa của tỉnh trong những năm qua có sự đónggóp quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia, văn hoá đã góp phần đẩy
Trang 37mạnh xây dựng phong trào văn hoá, văn nghệ ở các cơ sở gắn với phong tràotoàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư; phong trào thể dục,thể thao tiếp tục được duy trì và phát triển về quy mô, phạm vi từ nông thôn đếncác trường học và cơ quan đơn vị
Phong trào ‘Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại’ đượcphát triển rộng khắp cả ở khu vực thành thị và nông thôn, góp phần nâng cao sứckhoẻ của đại bộ phận nhân dân Tỷ lệ dân số tham gia luyện tập thể dục thể thaothường xuyên được nâng cao đáng kể, tăng từ 10% năm 2000 lên 14% vào năm
2004 Số Câu lạc bộ thể dục thể thao, số vận động viên thành tích cao cũng cóbước phát triển mạnh mẽ Các cuộc thi đấu thể thao dân tộc, thể thao thành tíchcao và thể dục thể thao quần chúng được tổ chức tốt và đem lại nhiều hiệu quảtích cực, góp phần đẩy mạnh phong trào luyện tập thể dục thể thao thường xuyêntrong nhân dân
2 Giáo dục - đào tạo
* Về giáo dục:
Công tác giáo dục - đào tạo ngày càng được củng cố và phát triển toàndiện ở các cấp học, ngành học với nhiều loại hình theo hướng xã hội hoá, pháttriển mạnh về quy mô, chất lượng giáo dục từng bước được tăng nhanh số lượnghọc sinh ở các cấp học ngành học từ mầm non đến đại học, mạng lưới trườnglớp ngày càng được phát triển, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường ngày càngcao, đặc biệt là đồng bào con em dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn củatỉnh, tăng cường cơ sở vật chất trường lớp học, nhất là chương trình kiên cố hoátrường lớp học Năm 2004 đã có 98 xã đạt chuẩn phổ cập THCS, 72 xã đạtchuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và 201 xã phường (đạt 100 số xã phường)duy trì phổ cập tiểu học
Số lượng học sinh phổ thông tiếp tục tăng nhất là học sinh trung học cơ sở
và phổ thông trung học Tiểu học bình quân 5 năm tăng 4,5%, trung học cơ sởtăng 18%, trung học phổ thông tăng 23,3% Riêng ngành học mầm non tronggiai đoạn 1996 - 2000 số cháu huy động đến nhà trẻ giảm 5,6% So với năm học
1995 - 1996, tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường năm học 2004 –
2005 đã tăng đáng kể, ngành học mầm non tăng 18%, tiểu học tăng 12,7% (đạt97,2%) Tỷ lệ huy động học sinh đúng độ tuổi ra lớp tất cả các cấp học đều đượcnâng lên đáng kể, khối tiểu học tăng từ 78,8% năm 1995 lên 98% năm 2005,tương tự trung học cơ sở từ 28,7% lên 80%, trung học phổ thông từ 6,9% lên40%
Xoá mù chữ, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở cho 98 xã đạt 48,8%toàn tỉnh Đã thực hiện xoá mù cho 47.000 người trong đó chủ yếu là ngườitrong độ tuổi lao động thuộc các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa
Trang 38Chất lượng giáo dục được cải thiện đáng kể, công tác giáo dục toàn diệnđược thực hiện rộng rãi Nhiều đối tượng vùng sâu, vùng xa không chỉ học vănhoá đơn thuần mà còn được tiếp cận với các môn học mới như ngoại ngữ, tinhọc… Số lượng học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng ở ngoàitỉnh tăng nhanh Trong giai đoạn 1995 – 2003, toàn tỉnh có 6.068 học sinh trunghọc phổ thông thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ở trung ương, bình quânmỗi năm 674 học sinh, riêng năm 2003 là 850 học sinh Bên cạnh đó còn có 332học sinh dân tộc được học cử tuyển vào các trường.
Hệ thống các trường lớp được hoàn chỉnh ngày một chuẩn hoá Đến nay
đã thành lập tách các trường theo cấp học: mẫu giáo mầm non, tiểu học, phổthông cơ sở và phổ thông trung học Đến năm 2004, 100% xã phường có phong
trào giáo dục mầm non (trong đó có 132 xã phường có trường mầm non độc lập), 100% xã phường có trường tiểu học hoàn chỉnh, trường lớp trung học cơ
sở; toàn tỉnh có 27 trường THPT ở trung tâm các huyện, thị và một số trung tâmcụm xã; 100% huyện, thị có trung tâm giáo dục thường xuyên, trường nội trúdân tộc Năm học 2004 - 2005 tổng số có 613 trường, tăng 263 trường so vớinăm học 1995 - 1996
Các thành tựu quan trọng này là kết quả của sự nỗ lực của ngành giáodục-đào tạo Tỉnh nhà, là sự đóng góp của các chương trình hỗ trợ của Trungương trên địa bàn, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục
Biểu 13 Kết quả phát triển ngành giáo dục
Trang 403 Y tế, chăm lo sức khoẻ nhân dân
Trong mấy năm qua công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân củacác dân tộc trong tỉnh đã thu được những thành quả đáng kể: tỷ lệ mắc và chết docác bệnh gây dịch giảm mạnh; không có dịch lớn sảy ra, các bệnh xã hội đượckhống chế; khám chữa bệnh được củng cố cả về chất lượng và y đức Công tácchăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em được đặc biệt quan tâm, y tế cơ sở được củng
cố phát triển
Năm 1999 tổng số cán bộ ngành y là 2.145 người, trong đó 282 Bác sỹ đãnâng lên 2.206 cán bộ năm 2003 với số bác sỹ và trên đại học là 425 người Sốbác sỹ/10000 dân đã tăng lên trên 4 người Tỷ lệ số xã có bác sỹ đã đạt 18,4%.Tuy nhiên, tỷ lệ này so với cả nước là vẫn còn thấp Tính đến hết năm 2004ngành y tế Sơn La có 2.814 cán bộ, trong đó tuyến tỉnh 840 cán bộ, tuyến huyện
890 cán bộ, tuyến xã 1.086 cán bộ Có 439 bác sĩ (sau đại học 48 cán bộ), 55dược sĩ đại học; đã có 37 bác sĩ công tác tại các trạm y tế xã (20,4%); 100% bản
có cán bộ y tế hoạt động
- Công tác phòng chống dịch, vệ sinh phòng bệnh, giáo dục sức khoẻ: Với
sự nỗ lực của tỉnh, sự hỗ trợ của Trung ương thông qua các chương trình mụctiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh (chương trình phòng chống một số bệnh xã hội,