Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La giai đoạn 2006 - 2020

MỤC LỤC

Tốc độ tăng trưởng GDP

Như vậy tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước, chủ yếu do sự tăng trưởng mạnh của khối ngành công nghiệp - xây dựng, giai đoạn 2001 – 2005 bình quân ngành công nghiệp – xây dựng tăng trưởng 27,2%/năm.

Tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh giai đoạn 1996 - 2005

GDP bình quân đầu người

Chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm trên địa bàn Tỉnh đã có những đóng góp nhất định vào việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, sự chênh lệch về mức sống giữa các địa bàn dân cư trong Tỉnh vẫn còn lớn và có nguy cơ doãng ra.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Số liệu trên cho thấy cơ cấu kinh tế tỉnh Sơn La đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong các năm qua, cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ kinh tế thuần nông tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường. Tuy vậy ngành nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, tỷ trọng ngành công nghiệp tăng không vững chắc và còn rất thấp, dịch vụ và các ngành khác tăng nhanh hơn.

Kết quả xuất nhập khẩu 1995 – 2004

Đầu tư phát triển

Tổng mức đầu tư có thể tăng rất cao để làm đường giao thông, xây dựng nhà máy xi măng, di dân, xây dựng các công trình phụ trợ khác, đây là yếu tố chính làm cho nền kinh tế tỉnh tăng trưởng cao trong những năm tới. Tuy nhiên, trong tổng nguồn thu, thu từ Trợ cấp của Trung ương vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất đóng vai trò quyết định cho sự ổn định và phát triển của tỉnh.

Nông nghiệp

Chi ngân sách của Tỉnh vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn trợ cấp từ trung ương.

Kết quả sản xuất nông nghiệp

Cùng với việc gia tăng tổng đàn, chất lượng đàn bò cũng được nâng lên nhờ cải tạo giống với việc lai tạo bò mẹ giống Hà Lan (Hostein Frisian) với bò đực Zêcxây và AFF của Australia cho phép tạo giống mới có năng suất cao (4.000- 4.200 kg sữa/chu kỳ 305 ngày). Tuy nhiên việc chăn nuôi bò sữa và sản xuất sữa hiện còn gặp một số hạn chế như đòi hỏi kỹ thuật và vốn đầu tư khá cao; thị trường tiêu thụ sữa của địa phương không lớn do đại đa số dân cư chưa có tập quán dùng sữa; thị trường chính là Hà Nội và các trung tâm đô thị lớn lại ở xa; vùng chăn nuôi không tập trung, chi phí vận chuyển sữa tươi đòi hỏi phương tiện chuyên dùng đã làm tăng giá thành sản xuất sữa.

Kết quả sản xuất chăn nuôi

Lâm nghiệp

Đó cú chuyển biến rừ nột từ lõm nghiệp nhà nước với cỏc Nông lâm trường quốc doanh độc quyền quản lý kinh doanh rừng sang lâm nghiệp xã hội, đã giao đất khoán rừng đến hộ gia đình, các lâm trường đã chuyển hoạt động từ khai thác lợi dụng rừng là chính sang bảo vệ, xây dựng vốn rừng và dịch vụ đầu vào và đầu ra cho các hộ gia đình. Đã bảo vệ và phát triển được vốn rừng nhờ chương trình dự án 327, 747, 1382, chương trình trồng 5 triệu ha rừng (661), chương trình gieo hạt bằng máy bay và nhất là thực hiện chương trình thâm canh, tăng vụ, phát triển cây lương thực theo quan điểm sản xuất hàng hoá, vì vậy đã ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng làm nương rẫy.

Kết quả sản xuất Lâm nghiệp

Kết quả sản xuất thuỷ sản

Là một tỉnh miền núi có mặt nước lớn để phát triển thuỷ sản cả nuôi trồng và đánh bắt, Sơn La có nhiều ưu thế để đưa thuỷ sản trở thành một ngành quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp nếu có được những giải pháp đồng bộ về vốn và kỹ thuật như cung cấp thức ăn chế biến, sản xuất con giống, phòng trừ dịch bệnh, các phương tiện nuôi thả đánh bắt cá… Đáp ứng được những yêu cầu đó, ngành thuỷ sản Sơn La sẽ khắc phục được những khó khăn hiện tại để có bước phát triển mạnh và vững chắc trong thời kỳ 2006-2020. Đầu những năm 1990, khi chuyển đổi sang cơ chế mới, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Sơn La gặp rất nhiều khó khăn: Cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, giá trị tài sản cố định quá ít ỏi, vốn sản xuất thiếu, cơ sở hạ tầng không đủ điều kiện để giao lưu tiếp cận với thị trường bên ngoài.

Kết quả sản xuất công nghiệp

Xây dựng cơ bản

Bằng nhiều nguồn vốn như chương trình: 06, 216, 327, 135, 925, ĐCĐC, giáo dục, y tế cùng với nguồn ngân sách tập trung đã góp phần cho tỉnh chuyển hướng sản xuất, phủ xanh đất trống đồi trọc, xây dựng được hàng trăm công trình giao thông thuỷ lợi, công nghiệp, dân dụng… phục vụ phát triển sản xuất và đời sống nhân dân. Năng lực sản xuất của một số ngành, lĩnh vực đã được tăng thêm: một số công trình thuỷ lợi trọng điểm, công nghiệp chế biến, trụ sở của một số huyện, thị xã, các công trình phúc lợi công cộng, văn hoá,… đã được xây dựng và nâng cấp.

Mạng lưới giao thông - Giao thông đường bộ

Huyện mới Sốp Cộp hiện đang triển khai thực hiện dự án nâng cấp hệ thống điện từ trạm điện hạ thế cho trung tâm cụm xã Sốp Cộp thành hệ thống điện lưới huyện Sốp Cộp năm 2004 đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Tuyến đường thuỷ trên Sông Đà đã và đang đang được khai thác phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hoá, vật liệu xây dựng để để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng các công trình trong khu vực và và phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh nhà, trong thời gian tới còn phục vụ xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La.

Bưu chính viễn thông

Nhìn chung đến nay còn huyện Quỳnh Nhai và các xã vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới đường ô tô chỉ đi được một mùa khô, về mùa mưa thường bị ách tắc. Công tác phát thanh, truyền hình được củng cố và phát triển, cơ sở vật chất được đầu tư đáng kể từ đài tỉnh đến huyện và các trung tâm cụm xã, các trạm phát sóng truyền hình, trạm phát sóng FM.

Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành bưu chính, viễn thông

Hoạt động thương mại

Thương mại quốc doanh vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống thương mại của Tỉnh, chủ yếu đảm nhiệm phân phối các mặt hàng thuộc diện chính sách nhà nước như muối i ốt, dầu hoả, giấy vở học sinh, thuốc chữa bệnh,. Trong những năm gần đây do hoạt động thương mại tăng nhanh nên đã góp phần đưa thị trường Sơn La hoà nhập với thị trường chung của cả nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh, là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, thị trường thông suốt, hàng hoá đa dạng, phong phú, mẫu mã đẹp hơn, giá cả tương đối ổn định.

Về du lịch

Thành phần kinh tế cá thể đang dần vươn lên, giữ vị trí chủ chốt trong hoạt động thương mại và dịch vụ với tỷ trọng doanh thu chiếm 71,3%; kinh tế quốc doanh chỉ chiếm 16,89%. Hàng nông lâm sản, hàng công nghiệp địa phương chất lượng chưa cao, chưa tạo được nguồn sản phẩm hàng hoá ổn định cho Tỉnh.

Kết quả hoạt động thương mại, du lịch

Tài chính, ngân hàng

Trong những năm qua thu ngân sách đều tăng, chi ngân sách đã tập trung vào các yêu cầu trọng điểm như sản xuất nông công nghiệp, phủ xanh đất trống đồi trọc, xây dựng cơ sở hạ tầng… Tuy nhiên, thu ngân sách từ kinh tế địa phương còn thấp, không đảm bảo được cho chi thường xuyên, dựa vào nguồn trợ cấp từ Trung ương là chính. Ngân hàng có tiến bộ trong huy động nguồn vốn sản xuất, đời sống, góp phần ổn định giá cả thị trường, thực hiện cho vay vốn sản xuất cho trên 20 ngàn hộ, tạo việc làm cho khoảng 40 ngàn lao động, xoá đói giảm nghèo cho trên 25 ngàn hộ.

Văn hoá - thể thao

Phong trào ‘Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại’ được phát triển rộng khắp cả ở khu vực thành thị và nông thôn, góp phần nâng cao sức khoẻ của đại bộ phận nhân dân. Các cuộc thi đấu thể thao dân tộc, thể thao thành tích cao và thể dục thể thao quần chúng được tổ chức tốt và đem lại nhiều hiệu quả tích cực, góp phần đẩy mạnh phong trào luyện tập thể dục thể thao thường xuyên trong nhân dân.

Giáo dục - đào tạo

Nhiều đối tượng vùng sâu, vùng xa không chỉ học văn hoá đơn thuần mà còn được tiếp cận với các môn học mới như ngoại ngữ, tin học… Số lượng học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng ở ngoài tỉnh tăng nhanh. Các thành tựu quan trọng này là kết quả của sự nỗ lực của ngành giáo dục-đào tạo Tỉnh nhà, là sự đóng góp của các chương trình hỗ trợ của Trung ương trên địa bàn, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục.

Kết quả phát triển ngành giáo dục

Y tế, chăm lo sức khoẻ nhân dân

Trong mấy năm qua công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân của các dân tộc trong tỉnh đã thu được những thành quả đáng kể: tỷ lệ mắc và chết do các bệnh gây dịch giảm mạnh; không có dịch lớn sảy ra, các bệnh xã hội được khống chế; khám chữa bệnh được củng cố cả về chất lượng và y đức. Công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em được đặc biệt quan tâm, y tế cơ sở được củng cố phát triển. Tuy nhiên, tỷ lệ này so với cả nước là vẫn còn thấp. - Công tác phòng chống dịch, vệ sinh phòng bệnh, giáo dục sức khoẻ: Với sự nỗ lực của tỉnh, sự hỗ trợ của Trung ương thông qua các chương trình mục. bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS) các chỉ tiêu về bệnh xã hội, dịch bệnh nguy hiểm có xu hướng giảm. Các bệnh gây dịch và bệnh xã hội được khống chế, không có dịch lớn sảy ra; công tác thực hiện mục tiêu chương trình y tế quốc gia được tổ chức thực hiện khá tốt, như: chương trình phòng chống sốt rét, lao, bướu cổ, phong; HIV/AIDS, tiêm chủng mở rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm… Từ năm 1998 đến nay không có dịch sốt rét, không có trường hợp chết do sốt rét, số mắc bệnh giảm mạnh chỉ còn khoảng 0,2% so với dân số; là tỉnh phấn đấu đạt tiêu chuẩn TW loại trừ bệnh phong; bướu cổ giảm mạnh từ 20%.

Về xuất phát điểm của nền kinh tế tỉnh (có so sánh với cả nước và vùng trong thời điểm hiện nay)

Về xuất phát điểm của nền kinh tế tỉnh (có so sánh với cả nước và.

So sánh một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2004

    • Các ngành dịch vụ sẽ phát triển, trong đó có du lịch: Khi xây dựng nhà máy thuỷ điện, số lao động tăng cao trên địa bàn thì nhu cầu các loại dịch vụ cũng tăng theo, như bưu chính viễn thông, ngân hàng, khách sạn nhà hàng, ăn uống, đi lại…Sau khi thuỷ điện hoàn thành thì chắc chắn du lịch thăm quan, nghỉ mát, du lịch sinh thái trên hồ thuỷ điện… trong tour du lịch Tây Bắc sẽ phát triển hơn. Mục tiêu đến năm 2010 là đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi Bắc Bộ cao hơn nhịp độ phát triển chung của cả nước; cải thiện rừ rệt hệ thống hạ tầng kinh tế - xó hội đỏp ứng yờu cầu phỏt triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng an ninh của vùng; khai thác mạnh các nguồn tài nguyên, thế mạnh về đất đai, khí hậu, khoáng sản, thuỷ điện, lợi thế về cửa khẩu để phát triển các ngành kinh tế; hoàn thành định canh, định cư và đưa dân trở lại biên giới, hạn chế tối đa việc di dân tự do vào phía Nam và các vùng khác; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; gắn phát triển kinh tế- xã hội với bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia.

    Dự báo một số chỉ tiêu theo phương án I Phương án I

    Để đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra, xuất phát từ thực tiễn kinh tế-xã hội của tỉnh, trên cơ sở phát huy tốt nhất cơ hội xây dựng thuỷ điện Sơn La, có thể xây dựng 2 phương án phát triển. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp- xây dựng, dịch vụ và giảm khá nhanh tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, đến năm 2020 sẽ đạt được một cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp phù hợp với phương hướng chung của cả nước.

    Chuyển dịch cơ cấu ngành tính theo GDP Phương án I

    Thực tiễn cho thấy, sau khi hoàn thành xây dựng và phát huy hết công suất nhà máy thuỷ điện, tăng trưởng của công nghiệp-xây dựng khó cao bằng thời kỳ đầu xây dựng. Dân số thành thị tăng do tăng số người xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La, do chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, dự kiến đến năm 2010 dân số thành thị chiếm 17%, năm 2020 chiếm xấp xỉ 25% tổng số dân.

    Dự báo một số chỉ tiêu tổng hợp theo phương án II

    Chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động diễn ra đồng thời với chuyển dịch cơ cấu GDP. Các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ tăng trưởng phù hợp theo tiến độ của việc xây dựng nhà máy thuỷ điện.

    Chuyển dịch cơ cấu ngành tính theo GDP

    Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

    Sản xuất lương thực, thực phẩm phục vụ cho công trình thuỷ điện Sơn La và nhân dân trong tỉnh, tránh tình trạng đắt đỏ quá mức do dân số cơ học tăng cao, đặc biệt khu vực thị xã và công trường thuỷ điện. Tiếp tục quy hoạch sắp xếp ổn định dân cư, quy hoạch mới vùng định canh định cư, vùng tái định cư thuỷ điện Sơn La, tạo điều kiện cho dân tộc đặc biệt khó khăn ổn định đời sống, có đất đai, có điều kiện để phát triển sản xuất.

    Dự báo phát triển nông lâm ngư nghiệp

    Bình quân hàng năm giảm khoảng 7%-10% diện tích so với năm trước, không trồng lúa nương dọc các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, địa bàn đường ô tô có thể đi được bốn mùa trong năm, kết hợp với việc đưa giống mới chịu hạn, năng suất cao vào gieo trồng để bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ. Hướng tới đi vào tập trung thâm canh, tăng vụ, ổn định diện tích gieo trồng ngô toàn tỉnh khoảng 55-60 ngàn ha, phát triển mạnh ngô lai có năng suất và chất lượng cao đủ tiêu chuẩn hàng hoá và tăng diện tích trên đất ruộng 1 vụ, tăng vụ thu đông.

    Dự kiến sản xuất lương thực

    Theo dự kiến phát triển dân số đô thị Thị xã Sơn La đến năm 2010 tăng tự nhiên 1,4% dân số khoảng 8 vạn người, tăng cơ học của công nhân thuỷ điện Sơn La và những người đi theo thêm 2 vạn người thì quy hoạch vành đai thực phẩm phải đảm bảo nhu cầu cho 12-13 vạn dân, bình quân 90 kg rau xanh và 70 kg quả tươi/người/năm. Cây sắn: Xây dựng vùng sắn tập trung nguyên liệu cho công nghiệp chế biến tinh bột, cồn với quy mô 9.000 ha giống sắn mới có năng suất, chất lượng cao, trồng ở các huyện Thuận Châu, Mường La, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã để đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn, công suất 90 tấn tinh bột/ngày và 50 tấn/ngày (năm 2005).

    Dự kiến phát triển cây công nghiệp ngắn ngày

    … tạo thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến tiên tiến có thể cạnh tranh được thị trường trong nước và xuất khẩu như: Vùng chè ở Mộc Châu, Mai Sơn , Phù Yên, Yên Châu, Thuận Châu, Bắc Yên, Mường La, vùng cà phê ở Thị xã Sơn La, Thuận Châu, Mai Sơn, vùng dâu tằm ở Mộc Châu, Mai Sơn , Thị xã Sơn La, Thuận Châu,…. Cây cà phê: Tăng cường đầu tư thâm canh diện tích cà phê hiện có (với diện tích cà phê bị sương muối cần chăm sóc tủ gốc, tỉa, tạo, tán mới và tiếp tục đầu tư kết hợp với trồng mới với giống chủ lực là Catimo đảm bảo mật độ từ 5.000 - 5.500 cây/ha gắn với hệ thống tưới ẩm).

    Dự kiến phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả

    Đàn lợn: Phát triển đàn lợn theo hộ gia đình và các trang trại chăn nuôi công nghiệp quy mô nhỏ và vừa, theo phương hướng: vừa tăng số lượng đầu con, vừa chú trọng cải tạo con giống, tăng nhanh tỉ lệ lợn nái F1 và lợn ngoại hướng nạc vào chăn nuôi, tuyển chọn nái hậu bị ở các gia đình có kinh nghiệm nuôi lợn nái để đáp ứng nhu cầu lợn giống cho các vùng. Gia cầm: Chú trọng phổ biến các giống mới theo hướng thịt, trứng cao sản như: Vịt siêu thịt, siêu trứng, ngan pháp và mô hình nuôi gà thả vườn, gà vịt địa phương chất lượng cao… tập trung ở các thị trấn, thị xã các khu vực tập trung dân cư, ven các trục giao thông chính.

    Dự kiến phát triển chăn nuôi

    Xây dựng hệ thống rừng sản xuất 200.000 ha vừa có ý nghĩa cho quốc kế dân sinh và phù hợp với điều kiện tự nhiên sinh thái của Sơn La, đó là hệ thống rừng nguyên liệu giấy và gỗ xây dựng, măng tre xuất khẩu, rừng sinh thái du lịch,. Giao cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, chủ trang trại trồng rừng tập trung liền lô, liền khoảnh theo quy hoạch vùng nguyên liệu, vùng sinh thái trên địa bàn 10 huyện, thị, đúng chủng loại cây trồng, áp dụng theo kỹ thuật khuyến lâm.

    Dự kiến phát triển lâm nghiệp

    Điều quan trọng là tốc độ tăng giá trị sản xuất giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước thể hiện tính hiệu quả khai thác tiềm năng thuỷ sản của Tỉnh.

    Dự kiến phát triển thủy sản

      - Trước hết là Cụm công nghiệp Mường Bú-Mường La, trọng tâm của khu này là nhà máy thuỷ điện Sơn La (hiện đang được xây dựng theo Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định Thủ tướng Chính phủ), ngoài ra sẽ có thêm nhà máy thuỷ điện Nậm Chiến, Huổi Quảng (Bộ xây dựng đã có văn bản trình Chính phủ) và một số công trình khác như: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (gạch, cát sỏi), công nghiệp chế biến nông, lâm sản (chè, nước giải khát, chế biến hoa quả, ván dăm, ván sợi ép), công nghiệp hoá chất (vật liệu nổ). Khu công nghiệp Mai Sơn được chia thành 3 phân khu với các chức năng chủ yếu: phân khu I tập trung sản xuất vật liệu xây dựng (chủ yếu là xi măng), công nghiệp cơ khí; phân khu II phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp hoá chất; phân khu III phát triển sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành công nghiệp khác.

      Một số chỉ tiêu phát triển giáo dục - đào tạo đến 2020

      Y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân

      Mục tiêu chung của ngành y tế là: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân; Phấn đấu để mọi người dân được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu; có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng cao; khống chế tới mức thấp nhất tỷ lệ mắc các bệnh xã hội, các bệnh truyền nhiễm; mọi người dân đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần, giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi; tăng cường công tác y tế dự phòng, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết bệnh; gắn phát triển y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc. + Nâng cấp quy mô các trung tâm y tế khu vực và bệnh viện tuyến tỉnh, huyện tập trung đầu tư cơ sở vật chất kể cả trang thiết bị cho việc khám và chữa bệnh với chất lượng cao đáp ứng đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho mọi tầng lớp nhân dân và cho cán bộ và những người đi theo công trình thuỷ điện Sơn La (nâng cấp chất lượng bệnh viện đa khoa tỉnh 300 giường, trong đó xây dựng 1 trung tâm chữa bệnh chất lượng cao) và các bệnh viện tuyến huyện, khu vực: Mai Sơn 200 giường, Sông Mã 150 giường, Phù Yên 150 giường, Mộc Châu 150 giường, Mường La 120 giường.

      Một số chỉ tiêu phát triển ngành y tế

        - Triển khai thực hiện dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng 20 xã biên giới đã được Chính Phủ phê duyệt theo quyết định 104/1998/QĐ-TTg ngày 8/6/1998; Chỉ thị số: 14/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ v/v hợp tác xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào ổn định phát triển toàn diện; củng cố nâng cấp 8 đồn biên phòng và 12 trạm kiểm soát tiểu ngạch, trong đó có việc di chuyển xây dựng mới Đồn biên phòng 449 (Sốp Cộp) về xã Nậm Lạnh, xây dựng mới cửa khẩu Lạnh Bánh và Nà Cài, tu bổ, bảo vệ 24 cột mốc biên giới xây dựng điểm cao quốc phòng toàn diện tại Phiêng Cằm (Mai Sơn), Ngọc Chiến (Mường La) và Chiềng Khương (Sông Mã). Trong giai đoạn 2001 - 2010 tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cấp khai thác hết công suất các cơ sở công nghiệp hiện có như: nhà máy xi măng, gạch tuy nen, gạch blốc bê tông ly tâm, cơ khí sửa chữa (thị xã Sơn La), nhà máy đường, nhà máy xi măng, nhà máy tinh bột sắn, thức ăn gia súc, nhà máy dăm ván ép, sao sấy nông sản, dây truyền chế biến chè, chế biến sữa, tơ tằm, nước hoa quả (Mộc Châu), đồng thời xây dựng thêm cơ sở công nghiệp mới như ván dăm ép, chế biến tinh bột, cồn công nghiệp, cát chất lượng cao, nhà máy nghiền lanh ke xi măng và cơ khí sửa chữa để phục vụ cho công trình thuỷ điện Sơn La.

        Dự báo nhu cầu đầu tư và vốn huy động

        Tăng cường chính sách thị trường

        Một mặt, khuyến khích phát triển các loại hình thương mại, đa dạng hoá các hoạt động vận chuyển hàng hoá và phục vụ đồng bào, mặt khác, có chính sách hỗ trợ, bù giá… các hàng hoá, dịch vụ phục vụ đồng bào các dân tộc ít người. Bên cạnh đó, cần có cơ chế, chính sách phối hợp với các đơn vị thương mại lớn như các tổng công ty, các tập đoàn thương mại để tạo cầu nối giữa hàng hoá của tỉnh với không chỉ thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới.

        Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường

        Trên đây là toàn bộ nội dung của bản Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La thời kỳ 2006-2020, trong đó thể hiện những định hướng cơ bản cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong một thời gian tương đối dài ; Đồng thời cũng đề xuất những vấn đề, những dự án cụ thể để thực thi trong những năm trước mắt. Đề nghị Chính phủ đẩy nhanh việc xây dựng Dự án Bảo vệ và khôi phục rừng phòng hộ lưu vực sông Đà trên địa bàn 4 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hoà Bình vì sự tồn tại lâu dài của các công trình thuỷ điện trong lưu vực sông Đà theo tinh thần nêu trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 37/NQ-TW của Bộ Chính trị ban hành kèm theo Quyết định số 79/2005/QĐ-TTg ngày 15/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ.