Câu3 Những đặc trưng cơ bản của quan hệ kinh tế thương mại NGOẠI TRỪ:A Các mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp mang tính chất hàng hoá B Tính chất pháp lý của các mối quan hệ kinh
Trang 1GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI
QUẢN TRỊ THƯƠNG MẠI
Giáo Viên Hướng Dẫn: Bùi Thị Thanh Nga
Trang 2Câu1) Bản chất các mối quan hệ kinh tế thương mại là?
A Thiết lập hợp lí các mối quan hệ kinh tế
giữa các doanh nghiệp
B Thiết lập hợp lí các mối quan hệ kinh tế giữa doanh
nghiệp với nhà nước
C Thiết lập hợp lí các mối quan hệ kinh tế giữa doanh
nghiệp với người tiêu dùng
D Tất cả đều sai
Giải thích: Quản lí có hiệu quả quá trình kinh doanh thương mại
đòi hỏi phải thiết lập các mối quan hệ kinh tế giữa các doanh
nghiệp nhằm trao đổi kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
A
Trang 3Câu2) Cơ sở hình thành quan hệ kinh tế giữa
các doanh nghiệp là?
A Sở hữu tư liệu sản xuất
B Sự phân công lao động xã hội
C Sở hữu tư liệu lao động
D Tất cả đều sai
Giải thích:Cơ sở hình thành quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp là sự phân công lao động xã hội.Phân công lao động xã hội định ra sự cần thiết phải trao đổi sản phẩm giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh với nhau
B
Trang 4Câu3) Những đặc trưng cơ bản của quan hệ kinh tế thương mại NGOẠI TRỪ:
A Các mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp mang tính chất hàng hoá
B Tính chất pháp lý của các mối quan hệ kinh tế trong thương mại được bảo đảm bằng hệ thống luật pháp của Nhà nước
C Các quan hệ kinh tế về mua bán những hàng hoá,dịch vụ quan trọng,cơ bản được thiết lập trên cơ sở định hướng kế hoạch của Nhà
nước và các chế độ
D Hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp biểu hiện quan hệ hợp tác,tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi.
Giải thích: Các mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp mang
tính chất hàng hoá tiền tệ.Nói cách khác,các mối quan hệ kinh tế
trong thương mại được tiền tệ hoá.
A
Trang 5Câu4) Phân loại hệ thống các mối quan hệ giao dịch thương mại
theo đặc điểm đối với hệ thống quản lí bao gồm:
A Định hướng trước và không định hướng trước
B Kinh tế ngành,liên ngành,lãnh thổ và giữa lãnh thổ
C Trực tiếp và gián tiếp
D Theo hợp đồng,ngắn hạn,dài hạn
Giải thích: Phân loại theo đặc điểm hình thành(định hướng trước
và không định hướng trước),theo qua khâu trung gian(trực tiếp và
gián tiếp),theo độ bền vững(theo hợp đồng,ngắn hạn,dài hạn)
B
Trang 6Câu5) Nhược điểm của quan hệ kinh tế gián tiếp:
A Áp dụng đối với những đơn vị tiêu dung có nhu cầu ít và hay
biến động
B Người sản xuất phải quan hệ với nhiều đơn vị tiêu dùng
C Thường dẫn đến tăng dự trữ sản xuất gây nên ứ động vốn
Trang 7Câu6) Qúa trình ghép mối trong thương mại là của
việc tổ chức các mối quan hệ kinh tế
A Khâu đầu tiên
B Khâu quyết định
C Khâu cơ bản
D Tất cả đều sai
Giải thích: Qúa trình ghép mối trong thương mại là khâu đầu
tiên của việc tổ chức các mối quan hệ kinh tế nhằm thực
hiện các kế hoạch trong nền kinh tế quốc dân
A
Trang 8Câu7) Cơ sở pháp lý của các mối quan hệ giao dịch thương mại:
A Luật thương mại 2005
B Hợp đồng thương mại
C Bộ luật dân sự 2005
D Cả A&C đều đúng
Giải thích: Hợp đồng thương mại là cơ sở pháp lý của các
mối quan hệ giao dịch thương mại
B
Trang 9Câu8) Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005,thẩm
quyền kí kết trong hợp đồng dân sự là
A Người đại diện theo pháp luật
B Người đại diện theo uỷ quyền
C Cả A&B đều đúng
D Cả A&B đều sai
Giải thích: Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005,thẩm quyền kí kết trong hợp đồng dân sự là Người đại diện theo pháp luật và Người đại diện theo uỷ
quyền.Người đại diện theo pháp luật là Người được chọn đứng đầu tổ chức(tuỳ từng loại tổ chức,người đứng đầu tổ chức là người giữ một chức vụ cụ thể trong tổ chức hoặc người được tổ chức chọn lựa và ghi trong điều lệ của tổ chức).Người đại diện theo uỷ quyền là Người đại diện theo pháp luật uỷ quyền bằng văn bản
C
Trang 10Câu9) Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh
chấp thương mại là
A 1 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm
B 2 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm
C 3 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm
D 4 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm
Giải thích: Theo Điều 319 Luật Thương mại 2005 thì Thời hiệu
khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là 2 năm kể
từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm
B
Trang 11Câu10) Nếu các bên không có thoả mãn khác thì thời
hạn khiếu nại là:
A 3 tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng
B 3 tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng
C 6 tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng
D 9 tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng
Giải thích:Nếu các bên không có thoả mãn khác thì thời hạn khiếu
nại là 3 tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng
hoặc 6 tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng.
B
Trang 12Câu 11 Bản chất các mối quan hệ KTTM
A Cơ sở hình thành là sự phân công lao động.
B Là tổng thể những mối quan hệ lẫn nhau về KT, tổ chức và pháp luật phát sinh giữa các DN trong quá trình mua bán hàng hóa,
dịch vụ
C
Quan hệ KT trong TM là hệ thống các quan hệ lẫn nhau giữa các
DN về sự vận động của hàng hóa, dịch vụ trong những điều kiện
Trang 13Câu 12 Quan hệ kinh tế theo định hướng XHCN có bao
nhiêu đặc trưng cơ bản.
A 2
B 3
C 4
D 5
Giải thích: có bốn đặc trưng cơ bản sau
- Các mối quan hệ KT giữa các DN mang tính chất hàng hóa tiền tệ (tiền tệ hóa)
- Được thiết lập trên cơ sở định hướng kế hoạch của nhà nước và các chế độ,
chính sách hiện hành
- Tính pháp lý của các mối quan hệ KT trong thương mại được đảm bảo bằng hệ thống luật pháp của nhà nước
- Hệ thống các mối quan hệ KT giữa các DN biểu hiện quan hệ hợp tác, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi
C
Trang 14Câu 13 Vai trò các mối quan hệ KTTM
A Tạo cơ hội giảm chi phí kinh doanh
B Đơn giản hóa các quan hệ kinh tế trong việc tổ chức cung
Trang 15Câu 14 Phân loại quan hệ giữa các DN trong lĩnh vực kinh doanh thương mại theo tiêu thức “độ bền vững” bao gồm, loại trừ:
A Theo hợp đồng
B Ngắn hạn
C Dài hạn
D Lãnh thổ
Giải thích: lãnh thổ là cách phân loại theo tiêu thức “đặc
điểm đối với hệ thống quản lý”
D
Trang 16Câu 15 Phân loại quan hệ giữa các DN trong lĩnh vực kinh doanh thương mại theo tiêu thức “đặc điểm đối với hệ thống quản lý” bao gồm, LOẠI TRỪ:
Trang 17Câu 16 Đây là ưu điểm của quan hệ kinh tế
trực tiếp, LOẠI TRỪ:
A Quá trình SX nhịp nhàng, giảm thời gian ngừng SX
B Nâng cao chất lượng hàng hóa mua bán, cải tiến công
nghệ SX ở các DN
C Bảo đảm đồng bộ vật tư, hàng hóa cho SXKD
D Giảm chi phí lưu thông
Giải thích: Đây là ưu điểm của quan hệ kinh tế gián tiếp
A
Trang 18Câu 17 Đây là ưu điểm của quan hệ kinh tế
gián tiếp, LOẠI TRỪ:
A Cho phép đơn vị tiêu dùng mua bán với số lượng vừa đủ cho
tiêu dùng SX vào bất cứ thời điểm nào
B Giảm giá thành sản phẩm => Nâng cao khả năng cạnh
tranh
C Cho phép mua bán một lúc được nhiều loại hàng hóa khác
nhau
D Thực hiện các hoạt động thương mại dịch vụ tốt hơn
Giải thích: Đây là ưu điểm của quan hệ kinh tế trực tiếp
B
Trang 19Câu 18 Đây là nhược điểm của quan hệ kinh tế
trực tiếp, LOẠI TRỪ:
A Áp dụng cho những DNSX lớn và hàng loạt
B Người SX phải quan hệ rất nhiều đơn vị tiêu dùng
C Áp dụng cho các DN có nhu cầu ít và hay biến động
D Phải lo công tác tiêu thụ sản phẩm
Giải thích: Đây là nhược điểm của quan hệ kinh tế gián tiếp
C
Trang 20Câu 19 Nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống các
mối quan hệ giao dịch thương mại
A Quy mô SXKD
B Mở rộng danh mục sản phẩm SX, KD, ngày càng xuất
hiện nhiều sản phẩm trong nền kinh tế
C Gia tăng số lượng các DN thuộc nhiều thành phần kinh tế
làm cho sự trao đổi sản phẩm mở rộng hơn và sâu sắc hơn
-Sự phát triển SXKD trên những vùng mới làm thay đổi sơ đồ ghép giữa các DN vốn đã hình thành trước đây
-Sự chuyên môn hóa sản phẩm
D
Trang 21Câu 20 Các yêu cầu khi lập đơn hàng, loại trừ:
A Phù hợp với nhu cầu của khách hàng: số lượng, chất
lượng, quy cách, cỡ loại, màu sắc, thời gian giao hàng…
B Nắm vững khả năng mặt hàng có hoặc có thể mua được ở
DNTM
C Bảo đảm tổng quãng đường ngắn nhất cho mỗi loại
phương tiện vận tải
D Yêu cầu chính xác về số lượng, chất lượng, thời gian giao
hàng của từng danh điểm mặt hàng
Giải thích: đây là nhiệm vụ của quá trình ghép mối
C
Trang 22Câu 21 Thời điểm hợp đồng được giao kết, LOẠI TRỪ:
A Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận
được trả lời giao kết
B
Hợp đồng cũng được xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết
C Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các
bên đã thỏa thuận về nội dung
D Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm
bên sau cùng ký vào văn bản
Giải thích: Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề
nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết.
A
Trang 23Câu 22 Chọn đáp án không đúng về “phụ lục hợp đồng”
A Nhằm chi tiết một số điều khoản của hợp đồng
B Không có hiệu lực như hợp đồng
C Nội dung của phụ lục không được trái với nội dung của
hợp đồng
D
Trường hợp phụ lục có điều khoản trái với nội dung của điều khoản hợp đồng (có thỏa thuận khác) thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi
Giải thích: “phụ lục hợp đồng” vẫn có hiệu lực như hợp
đồng
B
Trang 24Câu 23 Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau,
NGOẠI TRỪ:
A Theo thỏa thuận của các bên
B Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp
nhân hoặc chủ thể đó thực hiện
C Bên đặt hàng đã nhận được hàng của bên bán
D Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thỏa thuận thay thế đối tượng
khác hoặc bồi thường thiệt hại
Giải thích: trường hợp này hợp đồng vẫn chưa thể chấm dứt
nếu bên bán chưa nhận được tiền hàng,…
C
Trang 25Câu 24 Chọn đáp án sai liên quan đến thế chấp hợp đồng
A
Thế chấp hợp đồng là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia (bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp mà do bên thế chấp giữ hoặc thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ
B Tài sản thế chấp phải có giá trị hiện tại
C Việc thế chấp TS phải lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính
D Trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký
Giải thích: Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản hình thành
trong tương lai
B
Trang 26Câu 25 Chọn đáp sai liên quan đến việc đặt cọc
A Là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc vật có giá trị khác trong một thời gian để đảm bảo giao
kết hoặc thực hiện HĐ
B Nếu HĐ được thực hiện thì TS đặt cọc được trả lại hoặc được trừ khi thanh toán
C Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thì bên nhận đặt cọc phải trả lại TS đặt cọc cho bên đặt cọc
D Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện HĐ thì phải trả cho bên đặt cọc TS đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị TS
đặt cọc
Giải thích: Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện
HĐ thì TS đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc
C
Trang 27Câu 26 Hợp đồng vô hiệu từng phần trong trường hợp
A Khi giao dịch do bị nhầm lẫn (Điều 131 BLDS)
B Khi giao dịch do bị lừa dối, đe dọa (Điều 132 BLDS)
C Khi giao dịch do người xác lập không nhận thức và làm
chủ được hành vi của mình (Điều 133 BLDS)
D Những hợp đồng ký vượt quá phạm vi ủy quyền thì phần
vượt quá đó bị coi là vô hiệu
Giải thích: các đáp án còn lại thuộc hợp đồng vô hiệu toàn
phần
D
Trang 28Câu 27 Chọn đáp án sai liên quan đến thời hạn khiếu nại
A 3 tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng
B 6 tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng Trường hợp hàng hóa có bảo hành thì thời hạn khiếu là 3 tháng
kể từ ngày hết hạn bảo hành
C 9 tháng kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng, nếu có bảo hành thì kể từ ngày hết hạn bảo hành đối
với khiếu nại về các vi phạm khác
D 30 ngày kể từ ngày giao hàng cho người nhận đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
Giải thích: 14 ngày kể từ ngày giao hàng cho người nhận đối
với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
D
Trang 29Câu 28: Chọn câu trả lời đúng nhất.
A Quan hệ kinh tế thương mại là quan hệ giữa người mua và người bán phát sinh trong quá trình giao dịch.
B Quan hệ kinh tế thương mại là quan hệ kinh tế phát sinh trong hoạt động mua và bán hàng hóa, dịch vụ giữa hai bên tham gia.
C Quan hệ kinh tế thương mại là tổng thể những mối quan hệ lẫn nhau về kinh tế, tổ chức và pháp luật phát sinh giữ các doanh nghiệp trong
quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ.
D Quan hệ kinh tế thương mại là tổng thể những mối quan hệ về kinh tế, tổ chức và pháp luật phát sinh giữa hai doanh nghiệp trong quá
trình mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Giải thích: câu A và câu B chưa đầy đủ quan hệ kinh tế thương mại
không chỉ có quan hệ về mặt kinh tế mà còn có cả mặt pháp luật Câu D thì quan hệ kinh tế không chỉ là mối quan hệ giữa 2 doanh nghiệp thực
hiện mua bán mà nó còn thể hiện cho tổng thế.
C
Trang 30Câu 29*: Quan hệ giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh
doanh thương mại được phân loại theo tiêu thức nào?
A Đặc điểm hình thành, đặc điểm qua khâu trung gian.
B Đặc điểm đối với hệ thống quản lý.
C Theo hình thức bán hàng, theo mức độ bên vững.
D Tất cả các đáp án trên.
Giải thích: theo giáo trình Quản Trị Thương Mại của thầy
Bùi Văn Chiêm
D
Trang 31Câu 30 : chọn câu trả lời sai Quan hệ kinh tế trực tiếp giữa các
doanh nghiệp có ưu điểm
A Áp dụng hiệu quả đối với các doanh nghiệp sản xuất lớn và
hàng loạt
B Giảm được giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh.
C Giảm được chi phí lưu thông hàng hóa nhờ giảm bớt qua
khâu trung gian
D Nâng cao chất lượng hàng hóa mua bán, cải tiến công
nghệ sản xuất
Giải thích: Vì đó là nhược điểm của quan hệ kinh tế trực tiếp giữa
các doanh nghiệp quan hệ trực tiếp chỉ áp dụng với các doanh
nghiệp lớn còn đối với các doanh nghiệp nhỏ sẽ không hiệu quả.
A
Trang 32Câu 31: Giai đoạn kết thúc của việc lập các mối quan hệ
giao dịch thương mại là ?
A Ký kết các hợp đồng về hàng hóa dịch vụ.
B Nhận và giao chuyển hàng hóa dịch vụ.
C Cả A và B đều đúng.
D Cả A và B đều sai.
Giải thích: kết thúc mối quan hệ giao dịch thương mại thì ta phải
ký kết hợp đồng để xác định khối lượng hàng, cách thức giao dịch
rồi mới có thể tiếp nhận hàng hóa
A
Trang 33Câu 32: Theo luật thương mại 2005 thì hợp đồng thương
mại được thể hiện bằng
D
Trang 34Câu 33: Theo luật thương mại năm 2005 đại diện ký kết
hợp đồng là
A Giám đốc
B Người đại diện theo ủy quyền
C Cả A và B đều có thể
D Luật không quy định.
Giải thích: luật thương mại 2005 không quy định người đại
diện ký hợp đồng, mà vấn đề này được áp dụng theo qui
định của bộ luật dân sự 2005
D
Trang 35Câu 34: Chọn câu trả lời đúng Ký Cược là
A Việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí, hoặc vật có giá trị khác trong thời giam để đảm bảo giao kết hoặc thực
hiện hợp đồng.
B Việc bên thuê tài sản là động sản, giáo cho bên thuê một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc vật có giá trị khác trong thời gian để đảm
bảo việc trả lại tài sản thuê.
C Việc bên có nghĩa vụ gởi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
D Việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia
để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Giải thích: vì đáp án A là đặt cọc, đáp án C là ký quỹ, đáp án
D là cầm cố tài sản
B
Trang 36Câu 35 Anh/Chị hãy điền vào dấu (…) từ thích hợp quản lý có hiệu quả ( )đòi hỏi phải thiết lập hợp lý các mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp nhằm
trao đổi những kết quả của hoạt động SXKD
A Quá trình sản xuất kinh doanh thương mại
B Hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại
C Quá trình kinh doanh thương mại
D Hoạt động kinh doanh thương mại
C
Giải thích: Quản lý có hiệu quả quá trình kinh doanh thương mại đòi hỏi
phải thiết lập hợp lý các mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp
nhằm trao đổi những kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 37Câu 36 Anh/Chị hãy điền vào dấu (…) từ thích hợp quan hệ kinh tế trong thương mại là tổng thể những mối quan hệ lẫn nhau về ( ) phát sinh giữa các doanh
nghiệp trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ
A Kinh tế, xã hội và luật pháp
B Kinh tế, văn hóa và luật pháp
C Kinh tế, tổ chức và luật pháp
D Kinh tế, xã hội, văn hóa, tổ chức và luật pháp
Giải thích: Theo định nghĩa quan hệ kinh tế trong thương mại thì:
Quan hệ kinh tế trong thương mại là tổng thể những mối quan hệ lẫn nhau
về kinh tế, tổ chức và luật pháp phát sinh giữa các doanh nghiệp trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ
C
Trang 38Câu 37 Anh/Chị hãy điền vào dấu (…) từ thích hợp
Theo nghĩa rộng, Quan hệ kinh tế trong thương mại thực chất là ( … )
các quan hệ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp về sự vẫn động của hàng
hóa, dịch vụ trong những điều kiện KT-XH nhất định.
A Tổng thể
B Tất cả
C Hệ thống
D Tập hợp
Giải thích: Theo nghĩa rộng, Quan hệ kinh tế trong thương mại thực chất là
hệ thống các quan hệ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp về sự vẫn động của hàng hóa, dịch vụ trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định
C
Trang 39Câu 38 Chọn câu trả lời sai:
Đặc trưng cơ bản của quan hệ kinh tế theo định hướng XHCN:
A Quan hệ kinh tế trong thương mại được tiền tệ hóa
B Các mối quan hệ kinh tế cơ bản vận động dưới sự điều tiết của các quy luật thị trường trong môi trường cạnh tranh
nhằm mục tiêu duy nhất là lợi nhuận
C Tính pháp lý của các mối quan hệ kinh tế trong thương
mại được đảm bảo bằng hệ thống luật pháp nhà nước
D Các quan hệ kinh tế trong thương mại cơ bản được thiết lập trên cơ sở định hướng kế hoạch của nhà nước và các
chế độ, chính sách hiện hành
B
Trang 40Câu 38 Chọn câu trả lời sai:
Đặc trưng cơ bản của quan hệ kinh tế theo định hướng XHCN :
A
Giải thích: Đặc trưng cơ bản của quan hệ kinh tế theo định hướng
xã hội chủ nghĩa:
Quan hệ kinh tế trong thương mại được tiền tệ hóa
Các quan hệ kinh tế trong thương mại cơ bản được thiết lập trên cơ
sở định hướng kế hoạch của nhà nước và các chế độ, chính sách hiện hành
Tính pháp lý của các mối quan hệ kinh tế trong thương mại được đảm bảo bằng hệ thống luật pháp nhà nước
Hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp biểu hiện quan hệ hợp tác, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi
“Các mối quan hệ kinh tế cơ bản vận động dưới sự điều tiết của các quy luật thị trường trong môi trường cạnh tranh nhằm mục tiêu duy nhất là lợi nhuận” là đặc trưng của quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường