Công việc bảo dưỡng và sửa chữa động cơ điện là một công việc đòi hỏi người thợ có tính cẩn thận và tỉ mỹ, khéo léo trong khi làm việc.Sửa chữa động cơ điện đòi hỏi người thợ phải hiểu
Trang 1BỘ LAO NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
TÊN MÔ ĐUN: SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG
Trang 2TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
-Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nội bộ, cho nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo
- Mọi mục đích khác có ý đồ lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01
Trang 3LỜI GIỚI THIỆU
Nghề: ”Sửa chữa bơm điện” nhằm trang bị cho người học nghề tại các trường dạy nghề và các trung tâm dạy nghề những kiến thức về an toàn điện, sửa chữa dây quấn động cơ điện, sửa chữa các mạch điện điều khiển bơm, sửa chữa
và bảo dưỡng bơm điện với các kiến thức này học viên có thể áp dụng trực tiếp sửa chữa các động cơ điện tại các cơ sở sửa chữa động cơ điện, tại các trạm bơm, các công ty khai thác công trình thủy lợi Mô đun: Sửa chữa động cơ điện không đồng bộ cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ kỹ thuật, các học viên của các ngành khác quan tâm đến lĩnh vực này
Để xây dựng giáo trình này chúng tôi đã đi tham khảo tại các cơ sở : Cty TNHH nhà nước một thành viên quản lí khai thác công trình thủy lợi Bắc đuống, Cty TNHH nhà nước một thành viên đầu tư và phát triển Sông Đáy Công ty nhà máy Nhiệt điện Phả Lại Và đã trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực quản lí các trạm bơm, kết hợp với kinh nghiệm thực tế chúng tôi xây dựng Mô đun gồm 6 bài :
Bài 1: Động cơ không đồng bộ.
Bài 2: Vẽ sơ đồ dây quấn động cơ không đồng bộ
Bài 3: Tháo lắp động cơ điện
Bài 4: Đấu dây vận hành động cơ điện
Bài 5: Sửa chữa động cơ không đồng bộ một pha
Bài 6: Sửa chữa động cơ không đồng bộ ba pha.
Tuy tác giả đã có nhiều cố gắng khi biên soạn, nhưng giáo trình chắc không tránh khỏi những khiếm khuyết Rất mong nhận được sự góp ý của người
sử dụng và các đồng nghiệp
Tham gia biên soạnBan chủ nhiệm
Trang 4MỤC LỤC
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01 2
LỜI GIỚI THIỆU 3
MỤC LỤC 4
MÔ ĐUN: SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN 8
KHÔNG ĐỒNG BỘ 8
Giới thiệu mô đun 8
Bài 1: Động cơ không đồng bộ 8
A Nội dung : 9
1 Khái niệm chung về động cơ không đồng bộ 9
2 Cấu tạo động cơ không đồng bộ ba pha 9
2.1 Cấu tạo 9
3 Nguyên lý làm việc cơ bản của động cơ không đồng bộ 11
4 Mở máy động cơ không đồng bộ ba pha 13
4.1 Quá trình mở máy động cơ điện không đồng bộ: 13
4.2 Các phương pháp mở máy 13
4.2.1 Mở máy trực tiếp động cơ rotor lồng sóc: 14
4.2.2 Mở máy gián tiếp động cơ rotor lồng sóc: 14
5 Động cơ không đồng bộ một pha 16
5.1 Đại cương 16
5.2.Nguyên lý làm việc 16
5.3 Phương pháp mở máy và các loại động cơ điện một pha 18
5.3.1 Các phương pháp mở máy: 18
5.3.2 Phân loại: 19
5.3.3 Sử dụng động cơ điện 3 pha vào lưới điện 1 pha: 20
6 Sơ đồ dây quấn động cơ không đồng bộ 21
6.1 Sơ đồ dây quấn động cơ không đồng bộ ba pha 21
6.2 Sơ đồ dây quấn động cơ không đồng bộ một pha 22
B Câu hỏi và bài tập thực hành 23
Bài 2: Vẽ sơ đồ dây quấn động cơ 24
Trang 5A Nội dung: 24
1 Khái niệm chung về dây quấn 24
1.1 Nhiệm vụ 24
1.2 Các yêu cầu kỹ thuật 24
1.3 Phân loại dây quấn 24
2 Những cơ sở để vẽ sơ đồ dây quấn 25
2.1 Bối dây 25
2.2 Đấu nối bối dây 25
2.3 Bước dây quấn 26
2.4 Nhóm bối dây (nhóm phần tử) 27
2.5 Bước cực 27
2.6 Góc lệch pha giữa hai rãnh liên tiếp 27
2.7 Dây quấn một lớp 27
2.9 Sự phân chia nhóm bối dây của một pha 28
3 Phương pháp vẽ sơ đồ dây quấn (sơ đồ trải) stato động cơ không đồng bộ ba pha 28
3.1 Dây quấn một lớp 28
3.2 Dây quấn hai lớp 31
4 Dây quấn stato động cơ không đồng bộ một pha 33
4.1 Dây quấn một lớp 33
4.2 Dây quấn hai lớp 38
B Câu hỏi và bài tập thực hành 42
Bài 3: Tháo lắp động cơ điện 44
A Nội dung: 44
1 Trình tự tháo động cơ 44
2 Làm sạch động cơ 47
3 Kiểm tra tổng quát tình trạng động cơ 47
3.1 Xem xét vỏ máy 47
3.2 Kiểm tra rôto 47
3.3 Kiểm tra vòng bi (bạc đỡ) 48
3.4 Kiểm tra stato 48
4 Lắp động cơ 49
5 Kiểm tra hoàn tất 49
B Bài tập thực hành 50
Trang 6Bài 4: Đấu dây vận hành động cơ điện 51
1 Ý nghĩa các số liệu ghi trên biển máy 51
2 Cách bố trí các mối dây ra trên hộp nối 53
2.1 Quy ước ký hiệu Đầu – Cuối 53
2.2 Quy cách bố trí các mối dây ra trên hộp nối 57
3 Đấu dây vận hành động cơ 57
3.1 Kiểm tra động cơ trước khi vận hành(chế độ không tải) 57
3.2 Vận hành động cơ 59
4 Kiểm tra dòng điện không tải 60
B Câu hỏi và bài tập thực hành 61
Bài 5: Sửa chữa động cơ không đồng bộ một pha 62
A Nội dung: 62
1 Quấn dây động cơ một pha (Máy bơm nước, máy mài…) 62
1.1 Tháo và vệ sinh động cơ 62
1.2 Sơ đồ trải bộ dây quấn 62
1.3 Thu thập các số liệu cần thiết 63
1.4 Thi công quấn dây 63
1.4.1 Lót cách điện rãnh stato động cơ 63
1.4.2 Quấn (hay đánh) các bối dây cho một pha dây quấn 66
1.4.3 Lồng dây vào rãnh stato 71
1.4.4 Lót cách điện đầu nối, hàn dây ra và đai giữ đầu nối 76
1.4.5 Tẩm sấy bộ dây quấn 78
1.5 Thử nghiệm 81
B Câu hỏi và bài tập thực hành 84
A Nội dung: 86
1 Tháo và vệ sinh động cơ 86
2 Khảo sát và vẽ lại sơ đồ dây quấn 87
2.1 Xác định các số liệu ban đầu 87
2.2 Tính toán số liệu 88
2.3 Sơ đồ dây quấn 89
3 Thi công quấn dây 92
3.1 Lót cách điện rãnh stato động cơ 92
3.2 Quấn (hay đánh) các bối dây cho một pha dây quấn 95
3.3 Lồng dây vào rãnh stato 97
Trang 73.4 Lót cách điện đầu nối, hàn dây ra và đai giữ đầu nối 102
4 Lắp ráp và vận hành thử 105
5 Các pan hư hỏng và biện pháp khắc phục 106
B Câu hỏi và bài tập thực hành 108
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC 111
I Vị trí, tính chất của mô đun/môn học: 111
II Mục tiêu: 111
III Nội dung chính của mô đun: 111
IV Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 112
Trang 8MÔ ĐUN: SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN
KHÔNG ĐỒNG BỘ
Mã mô đun: MĐ02
Giới thiệu mô đun
Với mục tiêu điện khí hóa toàn quốc, ngành điện đã xâm nhập rộng rãi trên mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, mọi sinh hoạt xã hội và liên quan trực tiếp đến nhiều người Động cơ điện là một thiết bị điện rất quan trọng vỡi cuộc sóng sinh hoạt cũng như trong sản xuất kinh
Công việc bảo dưỡng và sửa chữa động cơ điện là một công việc đòi hỏi người thợ có tính cẩn thận và tỉ mỹ, khéo léo trong khi làm việc.Sửa chữa động
cơ điện đòi hỏi người thợ phải hiểu được động cơ không đồng bộ, vẽ được sơ đồ trải và thi công quấn dây cho động cơ một cách thuần thục.Mô đun “Sửa chữa động cơ điện không đồng bộ” sẽ cung cấp cho chúng ta những kiến thức cơ bản để giải quyết các vấn đề trên
+ Tháo lắp, đấu nối thành thạo động cơ 1 pha, 3 pha thông dụng
+ Lấy mẫu các bộ dây động cơ không đồng bộ chính xác
+ Vẽ được sơ đồ trải các bộ dây theo mẫu
+ Quấn được các bộ dây động cơ không đồng bộ
+ Sửa chữa được các hư hỏng của động cơ không đồng bộ
- Thái độ :
+ Rèn luyện tác phong công nghiệp, an toàn cho người và thiết bị
Bài 1: Động cơ không đồng bộ Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm động cơ không đồng bộ
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc động cơ không đồng bộ
- Lấy được mẫu thông số của bộ dây động cơ không đồng bộ
Trang 9- Đọc được các thông số sơ đồ dây quấn stato của động cơ một pha, ba pha
A Nội dung :
1 Khái niệm chung về động cơ không đồng bộ
Máy điện không đồng bộ là máy điện xoay chiều, làm việc theo nguyên lí cảm ứng điện từ, có tốc độ quay rotor n (tốc độ quay của máy) khác với tốc độ quay của từ trường 1
Máy điện không đồng bộ có hai dây quấn stator (sơ cấp) nối với lưới điện tần số f = const (không đổi), dây quấn rotor (thứ cấp) được nối tắt lại hoặc khép kín qua điện trở Dòng điện trong dây quấn rôto được sinh ra nhờ sức điện động cảm ứng có tần số f2 phụ thuộc vào tốc độ rôto nghĩa là phụ thuộc vào tải trên trục của máy Máy điện không đồng bộ có tính thuận nghịch, nghĩa là làm việc ở
2 chế độ động cơ và máy phát
Hình 1.1 Stator của máy điện không đồng bộ
1 Vỏ máy
2 Lõi thép
3 Dây quấn Stato
2 Cấu tạo động cơ không đồng bộ ba pha
2.1 Cấu tạo
a Phần tĩnh ( stator): Gồm có vỏ máy lõi sắt và dây quấn
- Vỏ máy: Để cố định, bảo vệ lõi sắt và dây quấn không dùng làm mạch dẫn từ Thường làm bằng gang hay thép tấm hàn lại
3
2
1
Trang 10- Lõi thép từ: Là phần dẫn từ, làm bằng thép lá kỹ thuật điện dày 0,35 mm hay 0,5mm ép lại Khi đường kính ngoài lõi thép Dn < 990 mm thì dùng những tấm tròn ép lại Khi Dn > 990 mm thì dùng những tấm hình rẻ quạt ghép lại thành khối tròn Mặt trong của thép có xẻ rãnh để đặt dây quấn
- Dây quấn: Dây quấn của stator được đặt vào các rãnh của lõi thép, giữa các vòng dây quấn được cách điện tốt với nhau và cách điện đối với rãnh
b Phần quay ( rotor): gồm lõi thép và dây quấn (thanh dẫn)
- Lõi thép: Dùng thép kỹ thuật điện như stator, lõi sắt được ép lên trục quay, phía ngoài có xẻ rãnh để đặt dây quấn
- Dây quấn: Có hai loại:
Loại rotor kiểu lồng sóc: Cấu tạo của loại dây quấn này khác với dây quấn stator Trong mỗi rãnh của rotor đặt vào thanh dẫn bằng đồng hoặc bằng nhôm dài ra khỏi lõi sắt và được nối tắt ở hai đầu bằng hai vành ngắn mạch bằng đồng
hoặc bằng nhôm mà người ta thường quen gọi là lồng sóc hình 1.2
Hình 1.2 Rotor lồng sóc động cơ điện không đồng bộ
Trang 11c Khe hở: Khe hở trong máy điện không đồng bộ rất nhỏ (từ 0,2 đến 1
mm trong máy điện cỡ nhỏ và vừa), càng nhỏ càng tốt để hạn chế dòng từ hóa lấy từ lưới điện vào
3 Nguyên lý làm việc cơ bản của động cơ không đồng bộ
Máy điện không đồng bộ là loại máy điện làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ Khi cho dòng điện ba pha đi vào dây quấn ba pha đặt trong lõi sắt stator thì trong máy sinh ra một từ trường quay với tốc độ đồng bộ n1 = 60f/p, f
là tần số lưới điện đưa vào f = 50 Hz, p là số đôi cực của máy Từ trường này quét qua dây quấn nhiều pha tự ngắn mạch đặt trên lõi sắt rotor và cảm ứng trong đó sức điện động và dòng điện Từ thông do dòng điện này sinh ra hợp với
từ thông của stator tạo thành từ trường tổng ở khe hở Dòng điện trong dây quấn của rotor tác dụng với từ thông này sinh ra mô men Tác dụng của nó có quan hệ mật thiết với tốc độ quay n của rotor, với những phạm vi tốc độ khác nhau thì chế độ làm việc của máy cũng khác nhau Để chỉ phạm vi tốc độ của mỗi máy, người ta dùng hệ số trượt s
Như vậy thì: khi n = n1 thì s = 0; khi n = 0 thì s = 1 Tốc độ tương đối giữa các thanh dẫn và từ trường bằng 0, như vậy sẽ không có sức điện động cảm ứng
Giả sử chiều quay n1 của và chiều quay n của rotor như hình 1.6 Do n
< n1 nên chiều chuyển động của thanh dẫn suy ra chiều Eư, Iư được xác định bằng qui tắc bàn tay phải Iư tác dụng với sinh ra F, M có chiều xác định
Trang 12bằng qui tắc bàn tay trái, M làm rotor quay theo chiều của từ trừơng với n<n1 Máy làm việc ở chế độ động cơ điện (biến điện năng thành cơ năng)
b.Trường hợp rotor quay thuận với từ trường quay nhưng n<n 1 hay s<0
Dùng một động cơ sơ cấp quay rotor của máy điện không đồng bộ vượt tốc độ đồng bộ n > n1 Chiều của từ trường quay quét qua thanh dẫn ngược lại, chiều Eư, Iư đổi chiều nên chiều của M ngược với chiều quay của rotor nên nó
là mô men hãm Máy biến cơ năng thành điện năng Máy làm việc ở chế độ máy phát (hình 1.3)
Hình 1.3 Chế độ động cơ điện của
máy điện không đồng bộ
Hình 1.4 Chế độ máy phát điện
của máy điện không đồng bộ
c Trường hợp rotor quay ngược chiều từ trường quay (n<0 hay s<1)
Hình 1.5 Chế độ hãm điện từ của máy điện không đồng bộ
Vì một lý do nào đó rotor quay ngựơc chiều với từ trường quay thì lúc đó chiều của Eư, Iư, máy giống như ở chế độ động cơ điện Vì M sinh ra ngược chiều với n nên có tác dụng hãm rotor lại (Hình 1.8.) Trong trường hợp này máy vừa lấy điện năng ở lưới điện vừa lấy cơ năng ở động cơ sơ cấp Chế độ là việc như vậy gọi là chế độ hãm điện từ Ta biểu thị các chế độ làm việc theo s và
n như sau:
Trang 134 Mở máy động cơ không đồng bộ ba pha
4.1 Quá trình mở máy động cơ điện không đồng bộ:
Quá trình mở máy của động cơ là quá trình đưa tốc độ động cơ từ khi n tăng thì phương trình cân bằng động về mô men như sau:
dt
d J j M c M Ñ
Khi bắt đầu mở máy s = 1:
I n
x R R
pha U mm
2 2 2 1
Các yêu cầu khi mở máy:
- Mmm phải đủ lớn để thích ứng với đặc tính cơ của tải
Trang 144.2.1 Mở máy trực tiếp động cơ rotor lồng sóc:
Phương pháp hạ điện áp mở
máy: Chỉ áp dụng với các thiết bị yêu
cầu mô men mở máy nhỏ
Dòng điện mở máy lớn, chỉ dùng cho
các máy có công suất nhỏ Nếu máy có
công suất lớn thì dùng trong lưới điện
có công suất lớn Phương pháp này
được dùng khi công suất mạng điện
(hoặc nguồn điện) lớn hơn công suất
của động cơ thì việc mở máy sẽ rất
nhanh và đơn giản
4.2.2 Mở máy gián tiếp động cơ rotor lồng sóc:
Dùng cuộn kháng bão hòa trong
Dùng biến áp tự ngẫu hạ U mở máy
Khi mở máy đóng D3 và D1, khi n = nđm đóng D2, ngắt D3
Trang 15đc đc
z k
U z
U I
U k
I I
.
2 1
Hình 1.6 Hạ điện áp mở máy bằng MBA tự ngẫu
So sánh (*) và (**) ta thấy, lúc có máy biến áp tự ngẫu dòng điện của lưới giảm đi k2 lần Như vậy, khi mở máy bằng biến áp tự ngẫu dòng điện trong lưới giảm đi k2 lần so với Imm khi nối trực tiếp
D 0
M
Trang 165 Động cơ không đồng bộ một pha
5.1 Đại cương
Hình 1.7 Động cơ không đồng bộ 1 pha Động cơ không đồng bộ một pha thường được dùng trong sinh hoạt và công nghiệp, công suất từ vài oát đến khoảng vài nghìn oát và nối vào lưới điện xoay chiều một pha Do nguyên lý mở máy khác nhau và yêu cầu tính năng khác nhau mà xuất hiện những kết cấu khác nhau, nhưng nói cho cùng vẫn có kết cấu
cơ bản giống như động cơ điện ba pha, chỉ khác là trên stator có hai dây quấn: Dây quấn chính hay dây quấn làm việc và dây quấn phụ hay dây quấn mở máy Dây quấn chính được nối vào lưới điện trong suốt quá trình làm việc, còn dây quấn phụ thường chỉ nối vào khi mở máy Trong quá trình mở máy, khi tốc độ đạt đến 75 đến 80% tốc độ đồng bộ thì dùng ngắt điện kiểu ly tâm cắt dây quấn phụ ra khỏi lưới Có loại động cơ sau khi mở máy, dây quấn phụ vẫn nối vào lưới Đó là động cơ điện một pha kiểu điện dung (hay còn gọi là động cơ điện một pha chạy tụ)
5.2.Nguyên lý làm việc
Đầu tiên, ta xét chế độ làm việc của động cơ điện một pha khi dây quấn
mở máy đã ngắt ra khỏi lưới Dây quấn làm việc nối với điện áp một pha, dòng điện trong dây quấn sẽ sinh ra từ trường đập mạch Từ trường này có thể phân tích thành hai từ trường quay A và B có chiều ngược nhau, có nA = nB và
biên độ bằng 1/2 biên độ từ trường đập mạch (hình 1.8 a)
Trang 17Hình 1.8 Nguyên lý làm việc của động cơ điện không đồng bộ một pha Như vậy, có thể xem động cơ điện một pha tương đương như 2 động cơ điện ba pha giống nhau có rotor đặt trên cùng một trục và dây quấn stator nối nối tiếp nhau sao cho từ trường của chúng sinh ra trong không gian theo chiều ngược nhau (hình1.8 b) Đến lượt chúng lại tương đương một động cơ điện ba pha có hai dây quấn nối nối tiếp nhau tạo ra A và B (hình 1.8 c) Trong động
cơ điện một pha cùng như trong hai mô hình của chúng, từ trường quay thuận và nghịch tác dụng với dòng điện rotor do chúng sinh ra tạo thành hai mô men MA
và MB Khi động cơ đứng yên (s = 1) thì MA = MB và ngược chiều nhau, do đó
mô men tổng M = MA + MB = 0 Động cơ không quay được ngay cả khi không
có MC(mô men cản) trên trục
Nếu quay rotor của động cơ điện theo một chiều nào đó (ví dụ quay theo
chiều quay của từ trường dây quấn A như (hình 1.8 b) với tốc độ n thì tần số
của s.đ.đ, dòng điện cảm ứng ở rotor do từ trường quay thuận A sinh ra sẽ là:
1
f A
Còn đối với từ trường quay ngược B thì tần số ấy là:
Hình 1.9 Đặc tính M = f(s) cùa động cơ điện không đồng bộ 1 pha
1
2 ( 2 s)f
f B
Trang 18Ở đây (2 - s) là hệ số trượt của rotor đối với từ trường B.Cho rằng M >
0 khi chúng tác dụng theo chiều quay của từ trườngA, ta sẽ có các dạng đường
cong MA và MB như (hình 1.9)
Khi s = 1 thì M = 0, động cơ không thể bắt đầu quay được khi trên stator chỉ có một dây quấn và điều kiện làm việc của động cơ khi rotor quay theo chiều này hoặc chiều kia với tốc độ n đều giống nhau (vì đường đặc tính mô men có tính chất đối xứng qua góc tọa độ)
5.3 Phương pháp mở máy và các loại động cơ điện một pha
5.3.1 Các phương pháp mở máy:
a Dùng dây quấn phụ:
Như chúng ta đã biết, nếu chỉ có dây quấn chính nối vào lưới điện thì từ
trường trong dây quấn một pha là từ trường đập mạch, nên động cơ điện không đồng bộ một pha không thể tự mở máy được vì khi s = 1 thì M = 0
Muốn động cơ tự mở máy (khởi động) thì từ trường trong máy phải là từ trường quay hoặc ít nhất từ trường quay ngược phải yếu hơn so với từ trường quay thuận A, để tạo ra từ trường quay có thể dùng vòng ngắn mạch hoặc dây quấn phụ và phần tử mở máy Dây quấn phụ đặt lệch pha so với dây quấn chính một góc 900 trong không gian trên mạch từ stator; phần tử mở máy dùng để tạo
sự lệch pha về thời gian giữa dòng điện trong dây quấn chính và dây quấn phụ
có thể là điện trở, cuộn dây hoặc tụ điện, tụ điện được dùng phổ biến vì dùng tụ động cơ có mô men mở máy lớn, hệ số công suất cos cao và dòng điện mở máy tương đối nhỏ
- Dùng điện trở để mở máy:
Để làm cho Imm lệch pha so với Ilv người ta nối thêm một điện trở hay điện cảm vào cuộn dây mở máy Mmm của loại động cơ này tương đối nhỏ Trong thực tế chỉ cần tính toán sao cho bản thân dây quấn phụ có điện trở tương đối lớn là được (dùng bối dây chập ngược) không cần nối thêm điện trở ngoài
- Dùng tụ điện mở máy:
Nối tụ điện vào dây quấn mở máy ta được kết quả tốt hơn Có thể chọn trị
số tụ điện sao cho khi s = 1 thì Imm lệch pha so với Ilv 900 và dòng điện của các dây quấn đó có trị số sao cho từ trường do chúng sinh ra bằng nhau Như vậy khi
khởi động động cơ sẽ cho một từ trường quay tròn
Động cơ điện một pha kiểu điện dung:
Ta có thể để nguyên dây quấn mở máy có tụ điện nối vào lưới điện khi động cơ đã làm việc Nhờ vậy động cơ điện được coi như động cơ điện hai pha Loại này có đặc tính làm việc tốt, năng lực quá tải lớn, hệ số công suất của máy được cải thiện Nhưng trị số điện dung có lợi nhất cho
Trang 19mở máy lại thường quá lớn đối với chế độ làm việc, vì thế trong một số trường hợp khi mở máy kết thúc phải cắt bớt trị số của tụ điện ra bằng công tắc ly tâm
b Dùng vòng ngắn mạch:
Vòng ngắn mạch đóng vai trò cuộn dây phụ F quãng 1/3 cực từ Khi đặt một điện áp vào cuộn dây chính để mở máy, dây quấn sẽ sinh ra một từ trường đập mạch c Một phần của c là 'c sẽ đi qua F và sinh ra In trong F (Inn
), nếu bỏ qua tổn hao trong vòng ngắn mạch thì n sẽ trùng phương với In.n
tác dụng với 'c sinh ra ¨f=¨n+¨’c lệch pha so với phần từ thông còn lại
c
c '
Do đó, sẽ sinh ra một từ trường gần giống từ trường quay và cho một
mô men mở máy đáng kể
Hình1.10 Động cơ điện một pha có vòng ngắn mạch
5.3.2 Phân loại:
- Động cơ điện một pha có thể phân làm các loại sau:
- Động cơ điện một pha có vòng ngắn mạch
- Động cơ điện một pha mở máy bằng điện trở
F
F
Trang 20- Động cơ điện một pha mở máy bằng điện dung
- Động cơ điện một pha kiểu điện dung:
+ Có điện dung làm việc
+ Có điện dung làm việc và mở máy
5.3.3 Sử dụng động cơ điện 3 pha vào lưới điện 1 pha:
a Điện áp nguồn bằng điện áp pha của động cơ
- Sơ đồ hình 1.11 a
+ Điện áp nguồn bằng điện áp pha của động cơ U = Uf
+ Điện dung làm việc của tụ điện C LV
+ Điện áp làm việc của tụ: Uc U Nếu đòng điện pha định mức của động
cơ ba pha, đơn vị là ampe (A)
- Sơ đồ hình 1.11 b
+ Điện áp nguồn bằng điện áp pha của động cơ U = Uf
+ Điện dung làm việc của tụ điện C LV
+ Điện áp làm việc của tụ điện:
Cách đấu dây theo sơ đồ hình 1.11b có ưu điểm hơn sơ đồ hình 1.11a: Mô
men mở máy lớn hơn, lợi dụng công suất khá, điện dung của tụ nhỏ hơn, nhưng điện áp trên tụ lớn hơn
b Khi điện áp nguồn điện 1 pha bằng điện áp dây của động cơ 3 pha
Có thể đấu dây theo sơ đồ sau:
Hình 1.11- Động cơ điện một pha kiểu điện dung
- Sơ đồ hình 1.11a +) Unguồn 1 pha = Ud
động cơ
- Sơ đồ hình 1.11b +) Unguồn 1 pha = Ud động cơ
a a)
b)
Trang 216 Sơ đồ dây quấn động cơ không đồng bộ
6.1 Sơ đồ dây quấn động cơ không đồng bộ ba pha
Quá trình biểu diễn sơ đồ trải được mô tả như sau:
Sơ đồ trải bộ dây quấn Stato động cơ KĐB, dây quấn hai lớp (Xếp kép):
Trang 22Sơ đồ trải bộ dây quấn Stato kiểu Xếp kép bước ngắn:
6.2 Sơ đồ dây quấn động cơ không đồng bộ một pha
Trang 23B Câu hỏi và bài tập thực hành
1 Trình bày cấu tạo chung của động có không đồng bộ ba pha ro to lồng sóc
2 Nêu các phương pháp mở máy động cơ không đồng bộ ba pha ro to lồng sóc
Trang 24Bài 2: Vẽ sơ đồ dây quấn động cơ Mục tiêu:
- Trình bày được các bước để tiến hành vẽ sơ đồ dây quấn stato động cơ không đồng bộ một pha và ba pha
- Vẽ được sơ đồ dây quấn stato động cơ không đồng bộ một pha và ba pha đúng kỹ thuật
- Đảm bảo chính xác trong khi thực hiện vẽ sơ đồ trải dây quấn
1.2 Các yêu cầu kỹ thuật của dây quấn
- Tạo ra khe hở một từ trường phân bố hình sin (đối với dây quấn phần cảm) và đảm bảo được một sức điện động và một dòng điện tương ứng với công suất điện từ của máy (đối với dây quấn phần ứng)
- Các pha phải bằng nhau về trị số và lệch pha nhau 1 góc nhất định (ba pha góc lệch góc 2π/3, hai pha góc lệch π/2)
- Trở và kháng các pha phải bằng nhau
- Bền về cơ, về nhiệt, về điện
- Tiết kiệm được kim loại màu, nhất là phần đầu nối của dây quấn
- Chế tạo, lắp ráp, sửa chữa và bảo dưỡng được dễ dàng
1.3 Phân loại dây quấn
Theo chức năng:
+ Dây quấn làm việc
+ Dây quấn mở máy
+ Dây quấn cản
Theo số rãnh của 1 pha dưới 1 cực q: nguyên và phân số
Theo số pha: 3 pha, 2 pha, 1 pha
Theo cách thực hiện dây quấn:
+ 1 lớp: dây quấn đồng khuôn, dây quấn đồng tâm, và dây quấn zizac
+ 2 lớp: dây quấn xếp và dây quấn sóng
Trang 252 Những cơ sở để vẽ sơ đồ dây quấn
2.1 Bối dây
Mỗi Bối dây trên sơ đồ trải (hình 2.1) được tạo bởi hai cạnh nằm trong hai
rãnh cách nhau một bước quấn dây y; Phần của bối dây nằm trong các rãnh được
gọi là các Cạnh tác dụng, phần còn lại của bối dây - nối liền hai cạnh tác dụng
được gọi là phần đầu nối Dây quấn một lớp thì cả hai cạnh của bối dây và phần đầu nối được biểu diễn bằng nét liền; Với cuộn dây quấn hai lớp thì cạnh tác dụng và phần đầu nối nằm ở lớp trên cũng được biểu diễn bằng nét liền, cạnh tác dụng thứ hai của bối dây sẽ nằm ở lớp dưới của rãnh khác nên che khuất – Ta biểu diễn bằng đường nét đứt Phần đầu nối bị các bối dây khác che khuất cũng được biểu diễn bằng nét đứt
Hình 2.1 Bối dây và tổ bối dây
2.2 Đấu nối bối dây
Nối tiếp cùng tên: Nghĩa là
nối các đầu cùng tên của hai bối dây
liên tiếp với nhau Ví dụ: đầu tổ bối
thứ nhất với đầu tổ bối thứ hai, cuối
tổ bối thứ nhất với cuối tổ bối thứ
Nối tiếp khác tên: Các đầu khác tên
của hai bối dây liên tiếp được nối
với nhau Ví dụ: đầu tổ bối thứ nhất
với cuối tổ bối thứ hai hoặc cuối tổ
bối thứ nhất với đầu tổ bối thứ hai
Khi đấu nối tiếp khác tên:
Số cực = 2 x Nhóm (tổ) bối dây Hinh2.3 Đấu khác tên
Qua hai ví dụ trên ta thấy rằng: Cùng với hai bối dây nhưng với hai cách nối cùng tên và khác tên ta sẽ được số cực khác nhau Quy luật về mối quan hệ giữa
Trang 26nhóm (tổ) bối dây và số cực ở các cách nối sẽ được sử dụng rất nhiều trong quá trình thực hành vẽ sơ đồ trải, đấu nối các bộ dây quấn Stato sau này
Ngoài cách đấu nối tiếp, các Bối dây, Tổ bối dây còn được thực hiện cách nối song song; Trong trường hợp này, tùy theo cách nối song song các bối dây mà ta
có quan hệ giữa số cực và nhóm (tổ) bối dây khác nhau:
Khi nối song song các đầu cùng tên: Số cực = 2 x Nhóm (tổ) bối dây
Hình 2.4 Đấu song song cùng tên
Nối song song các đầu khác tên: Số cực = Nhóm (tổ) bối dây
Hinh 2.5 Đấu song song khác tên
2.3 Bước dây quấn
Là khoảng cách giữa cạnh tác dụng đầu và cuối của một bối dây
y = (Khoảng)
y = Quấn bước đủ
y > Quấn bước dài
Trang 27y < Quấn bước ngắn
2.4 Nhóm bối dây (nhóm phần tử)
Tổ bối dây được tạo bởi một hoặc nhiều bối dây đấu nối tiếp nằm trong
cùng một Nhóm cực-pha, các Bối dây trong mỗi Tổ bối dây được đấu nối tiếp ngay trong quá trình quấn Hình vẽ trên biểu diễn Bối dây, Tổ bối dây trong hai
trường hợp dây quấn một lớp và hai lớp, với nhóm (tổ) bối dây trong một tổ bối dây là q = 2
Tổ bối dây trong trường hợp này được tạo bởi các bối dây có kích thước
giống nhau – Ta gọi là Tổ bối dây kiểu đồng khuôn Nếu các bối dây trong một
tổ bối dây có kích thước khác nhau, bối dây nhỏ nằm trong lòng của bối lớn, ta
có Tổ bối dây kiểu đồng tâm Tương ứng ta có bộ dây quấn kiểu đồng khuôn,
đồng tâm
Hình 2.6 Kiểu dây quấn Việc đấu nối tiếp các tổ bối dây của các pha sẽ quyết định số cực của động cơ, vậy là sẽ quyết định tốc độ quay của động cơ Các bối dây sẽ được đấu nối tiếp nhau theo một trong hai cách: Nối tiếp cùng tên hoặc nối tiếp khác tên
2.5 Bước cực
Bước cực là khoảng cách giữa hai cực từ liên tiếp Nếu số rãnh lõi sắt là
Z, số đôi cực là p thì bước cực được tính theo số rãnh là
2.6 Góc lệch pha giữa hai rãnh liên tiếp
Góc lệch pha giữa hai rãnh liên tiếp là :
2.7 Dây quấn một lớp
* Là kiểu quấn trong một rãnh chỉ chứa một tác dụng (một cạnh của một bối dây gồm nhiều sợi) trong toàn bộ số rãnh của máy điện (kiểu quấn một lớp) Được áp dụng quấn cả trong điều kiện quấn đồng tâm, đồng khuôn và quấn sóng
2.8 Dây quấn hai lớp
* Là kiểu quấn trong một rãnh chứa hai cạnh tác dụng (hai cạnh của hai bối dây) của hai bối dây thuộc cùng một pha toàn tộ q nếu y = và có một số
Trang 28cạnh chứa hai cạnh tác dụng của hai bối dây khác nhau nếu y < hoặc y > trong toàn bộ số rãnh của máy điện (kiểu quấn hai lớp)
Được áp dụng cả trong kiểu quấn đồng tâm, đồng khuôn và sóng kép ở những máy điện hoặc động cơ điện yêu cầu Mô men khỏe và ổn định
2.9 Sự phân chia nhóm bối dây của một pha
Bộ dây quấn của động cơ điện xoay chiều ba pha được chia thành ba cuộn dây đặt lệch nhau 1200 điện
- Mỗi bộ cuộn dây được gọi là một pha
+ Mỗi pha gồm một hay nhiều tổ bối dây
+ Mỗi tổ bối dây gồm một hay nhiều bối dây
+ Mỗi bối dây gồm gồm một hay nhiều vòng dây
3 Phương pháp vẽ sơ đồ dây quấn (sơ đồ trải) stato động cơ không đồng bộ ba pha
3.1 Dây quấn một lớp
Là kiểu quấn trong một rãnh chỉ chứa một tác dụng (một cạnh của một bối dây gồm nhiều sợi) trong toàn bộ số rãnh của máy điện (kiểu quấn một lớp) Được áp dụng quấn cả trong điều kiện quấn đồng tâm, đồng khuôn và quấn sóng
Ví dụ 1: Lập sơ đồ trải bộ dây máy điện xoay chiều 3 pha theo kiểu đồng
tâm một lớp bước đủ với các số liệu: Z = 36 rãnh, 2p = 4, m =3, a = 1
- Bước quấn dây: do quấn bước đủ nên y = = 9 (rãnh)
- Số rãnh dưới một cực của một pha: 3
2 3 2
36
p m
Z
- Góc độ điện lệch nhau giữa hai rãnh liên tiếp:
0 0 0
20 36
360 2 360
Trang 29Z = 36, 2P = 4, a = 1, m = 3 Kiểu đồng tâm 1 lớp bước đủ tập trung
Hình 2.6 Sơ đồ đồng tâm 1 lớp bước đủ
Ví dụ 2: Lập sơ đồ trải bộ dây máy điện xoay chiều 3 pha theo kiểu đồng
khuôn một lớp bước đủ với các số liệu:
- Bước quấn dây: do quấn bước đủ nên y = = 9 (rãnh)
- Số rãnh dưới một cực của một pha: 3
2 3 2
36
p m
Z
- Góc độ điện lệch nhau giữa hai rãnh liên tiếp:
0 0 0
20 36
360 2 360
Trang 30Sơ đồ trải bộ dây máy điện xoay chiều 3 pha:
Z=36, 2P=4, a=1, m=3
Hình 2.7 Kiểu đồng khuôn 1 lớp bước đủ tập trung
Ví dụ 3: Lập sơ đồ trải bộ dây máy điện xoay chiều 3 pha theo kiểu đồng
khuôn một lớp bước đủ đặt móc xích với các số liệu:
- Bước quấn dây: do quấn bước đủ nên y = = 9 (rãnh)
- Số rãnh dưới một cực của một pha: 3
2 3 2
36
p m
Z
- Góc độ điện lệch nhau giữa hai rãnh liên tiếp:
0 0 0
20 36
360 2 360
Trang 31Z=36, 2P=4, a=1, m=3
Hình 2.8 Kiểu đồng khuôn 1 lớp bước đủ móc xích
3.2 Dây quấn hai lớp
* Dây quấn hai lớp kiểu xếp
+ Kiểu quân hai cạnh tác dụng trong một rãnh có q là số nguyên
Là kiểu quấn trong một rãnh chứa hai cạnh tác dụng (hai cạnh của hai bối dây) của hai bối dây thuộc cùng một pha toàn tộ q nếu y = và có một số cạnh chứa hai cạnh tác dụng của hai bối dây khác nhau nếu y < hoặc y > trong toàn bộ số rãnh của máy điện (kiểu quấn hai lớp)
Được áp dụng cả trong kiểu quấn đồng tâm, đồng khuôn và sóng kép ở những máy điện hoặc động cơ điện yêu cầu mô men khỏe và ổn định
Kiểu quấn hai cạnh tác dụng trong một rãnh q là số nguyên
* Tính toán các thông số:
Phần tính toán các thông số cơ bản như phần bộ dây một lớp chỉ khác là
số tổ bối dây sẽ tăng lên gấp đôi vì nhóm (tổ) bối dây của bộ dây bằng 2 lần số rãnh song số vòng dây trong một bối ít hơn kiểu một lớp
* Ví dụ 1: Lập sơ đồ trải bộ dây máy điện xoay chiều theo kiểu đồng khuôn hai lớp bước đủ với các số liệu: Z = 36, 2p = 4, m = 3, a = 1
Trang 32- Số rãnh dưới một cực của một pha: 3
2 3 2
36
p m
Z
- Góc độ điện lệch nhau giữa hai rãnh liên tiếp:
0 0 0
20 36
360 2 360
Hình 2.9 Kiểu đồng khuôn 2 lớp bước đủ
* Ví dụ 2: Lập sơ đồ trải bộ dây máy điện xoay chiều theo kiểu đồng khuôn hai lớp bước ngắn với các số liệu: Z = 36, 2p = 4, m = 3, a = 1, = 90
- Bước quấn dây: Vì quấn bước ngắn nên y = 8
- Số rãnh dưới một cực của một pha: 3
2 3 2
36
p m
Z
- Góc độ điện lệch nhau giữa hai rãnh liên tiếp:
Trang 330 0 0
20 36
360 2 360
Bước quấn : y ( cũng có bước ngắn , bước đủ hoặc bước dài )
Đặc tính dây quấn : qlv ( m = 1 vì một pha )
Bước pha : yp ( theo kinh nghiệm yp = qlv = 2 rãnh )
Vẽ sơ đồ trải ( dựa vào các thông số tính toán và vẽ như ở bộ dây 3 pha )
Đối với bộ dây quấn stato động cơ một pha tụ điện thì cách vẽ theo các bước dưới đây:
+ Cách lập sơ đồ dây quấn xếp đơn
Bước 1: Kẻ các đoạn thẳng song song cách đều nhau ứng với số rãnh Z và
Bước 3: Trong vùng mỗi cực từ , căn cứ vào số rãnh mà cuộn dây chính
và cuộn dây phụ sẽ có, ta phân bố số rãnh này xen kẽ nhau, tức là, nếu gọi nhóm (tổ) bối dây của một tổ bối dây cuộn dây chính (LV) là qc và nhóm (tổ) bối dây của một tổ bối cuộn dây phụ là qp, ta thực hiện lần lượt theo quy tắc: qc - qp – qc
- qp … Cho đến tổ cuối cùng
Bước 4: Xác định dấu cực từ bằng cách ghi chiều mũi tên lên các cạnh tác
dụng, sao cho các cực từ liên tiếp phải trái dấu nhau
Trang 34Bước 5: Căn cứ vào số các tổ bối dây trong một cuộn dây và cách đấu các
đầu nối ta kẻ các đường nối liền các cạnh tác dụng để hình thành các tổ bối dây của cuộn dây chính Đấu dây giữa các tổ bối dây cuộn dây chính sao cho khi có dòng điện chạy vào sẽ không làm thay đổi chiều mũi tên mà ta đã vạch
Bước 6: Căn cứ vào số rãnh tương ứng được xác định bởi sự lệch nhau
900 (độ điện) giữa cuộn dây chính và cuộn dây phụ để xác định rãnh khởi đầu của cuộn dây phụ,
Cách vẽ cuộn dây phụ giống như cuộn dây chính
Chú ý: Bước bối dây của cuộn dây chính y c và bước bối dây của cuộn dây phụ có thể không bằng nhau, nên để xác định rãnh khởi đầu của cuộn dây phụ
ta phải xác định góc lệch giữa tâm của tổ bối dây đầu tiên của cuộn dây chính với tâm của tổ bối dây đầu tiên của cuộn dây phụ
Bước 7: Kiểm tra lại toàn bộ cuộn dây chính và cuộn dây phụ:
- Các bối dây khi hạ vào rãnh
- Đấu nối giữa các tổ bối, từng cuộn sao cho các cực từ liên tiếp phải trái dấu nhau
Ví dụ:
Một động cơ điên xoay chiều không đồng bộ một pha rôto lồng sóc dùng dây quấn mở máy có Z = 24, 2p = 4, Zlv = 2/3Z Hãy vẽ sơ đồ trải một lớp bộ dây quấn
a Trước tiên ta tính toán một vài thông số:
- Bước cực: τ = 6
- Số phần tử dưới một cực: q = 6
- Bước quấn dây:
Vì động cơ dùng dây quấn mở máy nên dưới mỗi cực từ cuộn dây chính chiếm 2/3 số rãnh (4 rãnh), cuộn dây phụ chiếm 1/3 số rãnh (2 rãnh)
Góc lệc pha:yp = 6
b Thực hiện vẽ sơ đồ:
Vẽ sơ đồ kiểu đồng khuôn đơn giản (kiểu hoa sen hay dốc lồng tôm):
Bước 1: Kẻ 24 đoạn thẳng song song cách đều nhau và đánh số từ 1 24
(hình 2.10)
Bước 2: Chia 24 rãnh làm bốn bước cực , nỗi bước chiếm 6 rãnh (hình
2.10)
Bước 3: Trong vùng mỗi cực từ , cuộn dây chính chiếm 4 rãnh, tiếp theo
cuộn dây phụ chiếm 2 rãnh: ta thực hiện lần lượt theo quy tắc: qc - qp – qc - qp–
qc - qp– qc - qp– qc - qp (hình 2.10)
)71(
Trang 35Hình 2.10.Trình tự thực hiên vẽ sơ đồ theo dạng đồng khuôn
Hình 2.11 Sơ đồ dây quấn dạng đồng khuôn của động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha với các thông số Z = 24, 2p = 4, qA = 4, qB = 2, yA = 7,
yB = 7
Bước 4: Xác định dấu cực từ: ghi chiều mũi tên lên sao cho các cực từ
liên tiếp trái dấu xen kẽ nhau (hình 2.11)
Bước 5: Trong toàn bộ 24 rãnh, cuộn chính chiếm 2 tổ bối là 2x4x2 = 16
rãnh, cuộn dây phụ chiếm 2x2x2 = 8 rãnh Ta kẻ các đường nối liền với các cạnh tác dụng để hình thành các tổ bối dây cuộn dây chính: tổ bối đầu tiên chiếm các rãnh: 1 – 7, 2 – 8, 3 – 9, 4 – 9 với yc = 6 Tổ bối dây thứ hai chiếm các rãnh: 13 – 19, 14 – 20, 15 – 21, 16 – 22 với yc = 6 Đấu dây giữa hai tổ bối sao cho không làm thay đổi chiều mũi tên đã vạch (hình 2.11)
Trang 36Bước 6: Căn cứ vào Z/4p = 3 rãnh, ta xác định rãnh khởi đầu cuộn dây
phụ sao cho giữa tâm của tổ bối dây đầu tiên cuộn dây chính cách tâm của tổ bối dây đầu tiên cuộn dây phụ là 3 rãnh hoặc rãnh đầu tiên của cuộn dây phụ cách rãnh đầu tiên của cuộn dây chính 1/2 = 3 rãnh (1 ) (hình 2.11)
Vẽ sơ đồ dạng đồng khuôn phân tán :
Đối với những sơ đồ dây quấn khi tổ bối dây có nhóm (tổ) bối dây nhiều (2, 4, 6, 8…bối), kích thước phần đầu nối của các bối dây sẽ khá dài Để giảm bớt kích thước phần đầu nối của các tổ bối dây như trên người ta thực hiện phân tán tổ bối dây ra làm hai phần bằng nhau
Cách vẽ: Ta cũng thực hiện các bước tương tự như ở trên, ở đây mỗi tổ bối dây cuộn dây chính có hai bối dây (hình 2.11)
Ví dụ: Lập sơ đồ trải bộ dây động cơ một pha chạy tụ có các số liệu sau :
z = 24; Zlv = Z nên Zlv = 16 rãnh , và Zkđ = 8 rãnh
Giải Bước cực : =6
Bước quấn y : ylv = 4 ( khoảng cách)
3 2
Trang 37Hình 2.12.Sơ đồ dây quấn dạng đồng khuôn phân tán của động cơ điện xoaychiều không đồng bộ một pha với các thông số Z = 24, 2p = 4, qA = 4, qB = 2, yA = 4,
Ví dụ: Thành lập sơ đồ trải bộ dây máy điện một pha , có Z = 18 , 2P = 2,
Zlv = Z , lv = 0,66, kđ = 0,88 Quấn đồng tâm một lớp ( bước ngắn )
Trang 38yp = 4
* Vẽ sơ đồ trải dựa theo các số liệu tính toán :
Ở bộ dây này để cuộn dây khởi động rải đều trên hai nửa chu vi lõi thép Stator , một cuộn dây khởi động sẽ chia đôi số vòng và phân đều về 2 phía, chính vì vậy tại rãnh 5 và rãnh 14 ta thấy có 2 lớp ( nhưng ở cùng một pha dây khởi động )
4.2 Dây quấn hai lớp
* Cách lập sơ đồ dây quấn hai lớp
Trang 39Từ bước 1 đến bước 6 làm tương tự như lập sơ đồ dây quấn một lớp, cái khác ở đây là cách đặt các cuộn dây và cách chọn hệ số dây quấn (hệ số bước ngắn)
Cách chọn hệ số bước ngắn như bảng dưới:
Trang 40Đầu cuộn phụ tính theo rãnh giữa tâm của tổ bối dây đầu tiên cuộn dây chính với tâm của tổ bối dây đầu tiên cuộn dây phụ (Z/4p) Cách đặt các bối dây cũng tương tự cuộn dây chính
Chú ý, ở đây chữ số có dấu phảy ở trên biểu thị cạnh của bối dây nằm ở lớp dưới rãnh, còn chữ số không có dấu phảy ở trên biểu thị cạnh của bối dây nằm ở lớp trên của rãnh
Ví dụ: Vẽ sơ đồ bộ dây quấn hai lớp của động cơ điện xoay chiều không
đồng bộ một pha, dùng tụ điện mở máy, có Z = 24, 2p = 2, bối dây bước ngắn với hệ số bước ngắn = 9/12
- Số rãnh dưới một cực mà cuộn dây chính chiếm là: q = 8 (rãnh)
- Số rãnh dưới một cực mà cuộn dây phụ chiếm là: q = 4 (rãnh)
- Bước quấn dây: y = 9 (rãnh)
- Góc lệch tính theo rãnh giữa tâm của tổ bối dây đầu tiện cuộn dây chính với tâm của tổ bối dây đầu tiên cuộn dây phụ là: α = 6 (rãnh)
Số tổ bối dây của cuộn dây chính và cuộn dây phụ là n = 2p = 2 tổ
Nhóm (tổ) bối dây của cuộn dây chính trong một tổ là 8 bối (bằng qc) Nhóm (tổ) bối dây của cuộn dây phụ trong một tổ là 4 bối (bằng qp)
Ta lập được bảng như sau: