1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc với cá nhân người lao động tại Công ty truyền tải điện 1

76 746 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 441,5 KB

Nội dung

Con người ngày càng được coi là yếu tố quan trọng nhất của xã hội vì chính con người là yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của quốc gia hay tổ chức chứ không phải là các yếu tố như tài nguyên thiên nhiên, công nghệ…

Trang 1

MỞ ĐẦU

1- Sự cần thiết khách quan của đề tài

Con người ngày càng được coi là yếu tố quan trọng nhất của xã hội vìchính con người là yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của quốc giahay tổ chức chứ không phải là các yếu tố như tài nguyên thiên nhiên, côngnghệ… Vì thế hoạt động quản trị nhân lực ngày càng đóng vai trò quan trọngtrong doanh nghiệp Trong các hoạt động quản trị nhân lực thì công tác đánhgiá thực hiện công việc được coi là quan trọng nhất vì nó là cơ sở để hoànthiện công tác thực hiện công việc của người lao động và cũng là cơ sở để đưa

ra các quyết định nhân sự khác như tuyển dụng, đào tạo, thù lao lao động ,

Công ty Truyền Tải Điện 1 là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công tyđiện lực Việt Nam ( EVN) với nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo an toàn, ổnđịnh lưới điện quốc gia Vì tầm quan trọng của điện đến phát triển kinh tế xãhội nên ngành điện đang được mở rộng và phát triển Điều này đòi hỏi công

ty cần có một đội ngũ lao động giỏi, gắn bó với công ty Để đạt được mục tiêu

đó, công ty cần thực hiện tốt công tác quản trị nhân lực mà cốt yếu là công tácđánh giá thực hiện công việc Vì có thực hiện tốt công tác đánh giá thực hiệncông việc, công ty mới có cơ sở để đưa ra chính sách đãi ngộ phù hợp, chínhsách phát triển nguồn nhân lực trong tương lai và quan trọng hơn đó là sựcông nhận đóng góp của người lao động với công ty Có như thế, công ty mới

có thể thu hút lao động giỏi, làm người lao động gắn bó với công ty và ngàycàng hoàn thiện hơn công tác thực hiện công việc của người lao động

Với thực trạng hiện nay, Công ty Truyền Tải Điện 1 nói riêng và cácdoanh nghiệp ở Việt Nam khác nói chung chưa nhận thức rõ tầm quan trọngcủa đánh giá thực hiện công việc Nhìn vào thực tế, tại Công ty Truyền TảiĐiện 1 đánh giá thực hiện công việc chưa được thực hiện bài bản, khoa học

Trang 2

mà mang nặng tính cảm tính chủ quan của nhà lãnh đạo, chương trình đánhgiá chưa hoàn thiện, chưa được thực hiện nghiêm túc Đánh giá thực hiệncông việc chưa thực sự là cơ sở để đưa ra các quyết định nhân sự.

Vì vậy, với mục đích học tập thực tế, tổng kết lý luận và ứng dụng vàohoạt động quản trị nhân sự tại Công ty Truyền Tải Điện 1, em quyết định

chọn chuyên đề thực tập là : “Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc với

cá nhân người lao động tại Công ty truyền tải điện 1”

2- Mục tiêu nghiên cứu đề tài

- Một là lý luận chung về đánh giá công việc

- Hai là phân tích thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc tạiCông ty Truyền Tải Điện 1

- Ba là đề xuất một số các giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá thựchiện công việc tại công ty truyền tải điện 1

3- Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin:

Thông tin thứ cấp: nguồn trong doanh nghiệp ( tài liệu, báo cáo, cơ sở

dữ liệu, đề tài nghiên cứu liên quan)

Thông tin sơ cấp: quan sát, phỏng vấn

- Phương pháp xử lý thông tin: phân tích định tính và định lượng

4- Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là sự thực hiện công việc của cá nhân người lao

Trang 3

6- Nội dung chuyên đề thực tập

Ngoài phần mở đầu, kết luận, chuyên đề thực tập kết cấu gồm có 3chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về đánh giá thực hiện công việc

Chương 2: Phân tích thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc tạiCông ty Truyền Tải Điện 1

Chương 3: Một số các giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện côngviệc tại công ty truyền tải điện 1

Trang 4

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN

CÔNG VIỆC

1.1 KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC:

1.1.1 Khái niệm đánh giá thực hiện công việc :

Theo giáo trình Quản trị nhân lực: “ đánh giá thực hiện công việcthường được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiệncông việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã

đánh giá thực hiện công việc chính là so sánh sự thực hiện công việc củangười lao động với kỳ vọng, mục tiêu mà nhà quản lý đề ra trước đó

Đánh giá thực hiện công việc cần có tính hệ thống và tính chính thức.Tính hệ thống thể hiện ở việc tiến hành đánh giá thực hiện công việc theo cácbước cụ thể, rõ ràng, có khoa học để đảm bảo hiệu quả, tính chính xác khiđánh giá thực hiện công việc Tính chính thức thể hiện ở sự công khai, hợppháp, phải thông báo cho toàn thể người lao động và được người lao động ủnghộ

Đánh giá thực hiện công việc có vai trò rất quan trọng trong một tổchức, là hoạt động không thể thiếu, thậm chí nó quyết định sự thành bại củamột tổ chức Vì hiện nay, vốn quan trọng nhất của công ty là con người,người lao động có cống hiến hết mình cho tổ chức hay không, tổ chức có thểthu hút và giữ chân người tài hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tácquản trị nhân sự Trong khi đó, công tác quản trị nhân sự lại phụ thuộc vàocông tác đánh giá thực hiện công việc do kết quả đánh giá thực hiện công việc

1 Giáo trình quản trị nhân lực:Ths.Nguyễn Vân Điềm, Ts Nguyễn Ngọc Quân NXB LĐXH 2005 tr142

Trang 5

là cơ sở quan trọng cho mọi hoạt động quản lý trong tổ chức vì vậy, có đánh

giá thực hiện công việc thì các hoạt động quản lý mới chính xác, hợp lý

1.1.2.Mục tiêu đánh giá thực hiện công việc

Mục tiêu đánh giá thực hiện công việc chủ yếu hướng tới 2 mục tiêu

cơ bản là cải tiến công việc của người lao động và giúp cho nhà quản lý có thểđưa ra những quyết định nhân sự đúng đắn

Người lao động làm việc đã hợp lý chưa, đã đạt tiêu chuẩn chưa… Đểtrả lời những câu hỏi đó đòi hỏi cần phải thực hiện công tác đánh giá thựchiện công việc của người lao động đánh giá thực hiện công việc của ngườilao động sẽ cho người lao động thấy được hiệu quả công việc mà họ đangthực hiện đạt được đến đâu, người quản lý thấy được người lao động cầnnhững kỹ năng gì, thiếu những kỹ năng gì Từ đó, người quản lý lao động sẽ

có cơ sở đề ra các biện pháp, chiến lược phát triển nhân sự trong tương lainhư: các lời khuyên giúp cho người lao động nâng cao hiệu quả lao động củamình, triển khai các kế hoạch đào tạo, huấn luyện người lao động, đưa ra kếhoạch về phát triển nghề nghiệp cho người lao động… Hơn nữa đánh giá thựchiện công việc tốt còn khẳng định sự thừa nhận thành quả của người lao động,tạo sự công bằng giữa những người lao động.Từ đó kích thích người lao độnghăng say lao động, tăng cường sự gắn bó giữa người lao động với tổ chức,giữa người quản lý với nhân viên

Đánh giá thực hiện công việc cho thấy điểm đạt và chưa đạt của nguồnnhân sự của một tổ chức, cho nhà quản lý biết nguyên nhân, lý do mà tổ chứcchưa đạt được mục tiêu đề ra Từ kết quả đánh giá thực hiện công việc đó mànhà quản lý có thể thấy được phương hướng giải quyết và đưa ra những mụctiêu mới của tổ chức phù hợp hơn trong tương lai Đánh giá thực hiện côngviệc càng đúng đắn càng làm tăng xác suất ra quyết định đúng đắn của nhàquản trị nhân lực, trong đó các quyết định nhân sự gồm:

Trang 6

- Cơ sở để người quản lý quyết định có tuyển dụng hay không.

- Cơ sở để trả lương, thưởng, thăng chức, thuyên chuyển…

- Cơ sở để xây dựng các kế hoạch đào tạo, tuyển dụng, xây dựng nguồnnhân sự tinh,gọn, có chất lượng cao

1.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá thực hiện công việc trong doanh nghiệp:

- Tiêu chuẩn đánh giá: tiêu chuẩn đánh giá ảnh hưởng lớn đến công tácđánh giá thực hiện công việc trong doanh nghiệp do đây là cơ sở để xem xétngười lao động đã hoàn thành xong nhiệm vụ chưa, mức độ hoàn thành thếnào Nếu không có tiêu chuẩn đánh giá thì người lao động cũng như ngườiquản lý sẽ không thể xác định người lao động đã hoàn thành xong công việchay chưa và như vậy sẽ không thể thực hiện đánh giá thực hiện công việc Mặtkhác, nếu có tiêu chuẩn đánh giá mà tiêu chuẩn này lại quá cao hoặc quá thấphoặc không đủ tính thống nhất thì sẽ làm cho việc đánh giá thực hiện công việcmất ý nghĩa và không đạt được mục tiêu của nó

- Người đánh giá là nguời trực tiếp thực hiện công tác đánh giá thựchiện công việc Vì là người trực tiếp nên kết quả đánh giá thực hiện công việcphụ thuộc rất nhiều vào người đánh giá Nếu người đánh giá thiên vị haykhông có kỹ năng hoặc hiểu biết về công tác đánh giá thực hiện công việc thì

Trang 7

kết quả của công tác này độ chính xác sẽ không cao tức chưa đánh giá đúng

sự thực hiện công việc của người lao động

- Phương pháp đánh giá là phương pháp, cách thức nhà quản trị nhânlực dùng để đánh giá thực hiện công việc của người lao động Phương phápđánh giá ảnh hưởng đến công tác đánh giá thực hiện công việc do mỗi phươngpháp đều có ưu điểm và nhược điểm của nó và không có phương pháp chungcho tất cả các doanh nghiệp Một doanh nghiệp có thể áp dụng kết hợp nhiềuphương pháp khác nhau Nếu doanh nghiệp chọn sai phương pháp sẽ làm choviệc đánh giá không có giá trị hoặc rất khó để đánh giá Ví dụ như nếu mộtdoanh nghiệp có quy mô lớn mà lại dùng phương pháp so sánh cặp thì việcđánh giá là rất khó thực hiện, có thực hiện được thì cũng mất thời gian, côngsức và chi phí

- Quá trình thực hiện và tổ chức đánh giá : chu kỳ đánh giá, thời điểmđánh giá đều ảnh hưởng đến công tác đánh giá thực hiện công việc Chu kỳđánh giá quá dài thì sẽ làm loãng kết quả đánh giá do người đánh giá sẽ khónhớ những sự kiện mà không được ghi lại, còn nếu quá ngắn thì tiêu chuẩnđánh giá sẽ bị chia quá nhỏ, nhiều công việc không thể hoàn thành trong thờigian ngắn nên sẽ ảnh hưởng xấu tới đánh giá thực hiện công việc Thời điểmđánh giá cũng rất quan trọng Nếu chọn thời điểm không đúng, ví dụ nhưngười kế toán thường phải giải quyết rất nhiều công việc vào cuối tháng màlại chọn thời điểm ấy để đánh giá thì khó có thể đánh giá việc thực hiện côngviệc vì phải đến đầu tháng sau họ mới hoàn thành công việc của họ

1.2 HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Cho dù tổ chức có quy mô to lớn đến đâu hay chỉ là một tổ chức cỡ nhỏthì hệ thống đánh giá thực hiện công việc bao giờ cũng bao gồm 3 yếu tố cơbản là:

Trang 8

1.2.1 Tiêu chuẩn thực hiện công việc:

Tiêu chuẩn này là kết quả của công tác phân tích công việc Công tácxây dựng tiêu chuẩn hợp lý không phải là dễ dàng Nếu xây dựng tiêu chuẩnquá cao người lao động không thể đạt tới hay tiêu chuẩn thấp hơn thực tế làmngười lao động không cần cố gắng cũng dễ dàng đạt được sẽ làm cho công tácđánh giá thực hiện công việc trở nên vô nghĩa

“Tiêu chuẩn thực hiện công việc là hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu, thể hiệncác yêu cầu của việc hoàn thành một công việc cả về mặt chất lượng lẫn sốlượng Đó chính là mốc chuẩn cho việc đo lương thực tế thực hiện công việc

động và cũng thể hiện sự kỳ vọng của nhà quản lý với người lao động Để đề

ra một tiêu chuẩn hợp lý rất khó khăn vì sẽ dễ hơn khi nói về những gì mìnhphải làm ngày hôm qua, những gì mình còn chưa hoàn thiện chứ nói về những

gì mình sẽ phải làm trong tương lai thì khó hơn nhiều Đó là lý do mà để đề ratiêu chuẩn thực hiện công việc người ta phải dựa vào kết quả phân tích côngviệc và kết quả đánh giá thực hiện công việc của thời gian trước đó

Có 2 loại tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn định lượng và tiêu chuẩn định tính.Tiêu chuẩn để đánh giá thực hiện công việc được chia làm nhiều mức độ,được xây dựng một cách khoa học, chính xác

Cơ sở xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc : Tiêu chuẩnthực hiện công việc, bản mô tả công việc, số liệu thực tế về kết quả thực hiệncông việc của lao động trong công ty hoặc doanh nghiệp cùng ngành

Các yêu cầu với tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc :

- Các tiêu chuẩn cần rõ ràng, đảm bảo tính nhất quán Tiêu chuẩn cầncho thấy những nhiệm vụ mà người lao động cần làm và càn làm tôt đến đâumột cách rõ ràng tránh mập mờ

2 Giáo trình quản trị nhân lực: ThsNguyễn Vân Điềm, Ts Nguyễn Ngọc Quân NXB LĐXH2005 tr144.

Trang 9

- Phù hợp với bản chất công việc cần đánh giá Tức tiêu chuẩn dề racần hợp lý, không yêu cầu quá cao mà cũng không yêu cầu quá thấp vớingười lao động và có thể phân biệt được lao động, đánh giá chính xác, côngbằng.

-Phải được công khai và ủng hộ của người lao động

Quá trình xây dựng tiêu chuẩn đánh giá

- Bước 1: Chỉ đạo tập trung

Phân chia mức độ cho các tiêu thức thực hiện công việc Các tiêu thứcđược xác định dựa trên bản mô tả công việc

- Bước 2: Thảo luận dân chủ

Nhà quản lý và người lao động cùng bàn bạc thảo luận để đi đến thốngnhất về các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc

1.2.2 Đo lường thực hiện công việc bằng cách so sánh với các tiêu chuẩn

đã được xác định trước đó

Qua công tác đo lường thực hiện công việc đó mà nhà quản lý thấyđược cán bộ, lao động đã hoàn thành nhiệm vụ chưa, hoàn thành đến đâu, sốlượng và chất lượng hoàn thành như thế nào Tổ chức nên đề ra tiêu chuẩn cóthể so sánh được để đảm bảo tính nhấn quán và dễ dàng cho việc ra quyếtđịnh sau này và tạo sự công bằng cho toàn cán bộ công nhân viên trong tổchức

Người thực hiện công tác đo lường thực hiện công việc của người laođộng được gọi là người đánh giá Tùy từng công việc cụ thể và phương phápđánh giá thực hiện công việc mà có thể chọn người đánh giá phù hợp, thôngthường người đánh giá là người lãnh đạo trực tiếp nhưng ngoài ra có thể thamkhảo ý kiến đánh giá khác Người đánh giá có thể là:

- Người lãnh đạo trực tiếp: Đây là người có vị trí đầu tiên trong sốnhững người tham gia đánh giá do người lãnh đạo có một tầm nhìn bao quát,

Trang 10

rộng về yêu cầu để hoàn thành công việc cũng như đo đếm được sự hoànthành vượt mức những yêu cầu của công việc của người lao động Đây làngười đánh giá chủ yếu, và có tính quyết định nhất.

- Bản thân người lao động: Vì là người trực tiếp thực hiện công việcnên người lao động có thể hiểu và nắm bắt được toàn bộ quá trình thực hiệncông việc, ưu và nhược điểm của quá trình này, các yếu tố khác tác động nhưcác yếu tố bên ngoài bà thái độ đối với công việc thì chẳng ai ngoai ngươiglao động có thể nắm rõ được điều này Vì vậy người lao động đóng vai tròquan trọng trong công tác đánh giá thực hiện công việc Ngoài ra việc tự đánhgiá cũng giúp cho người lao động thấy sự công bằng hơn trong quá trình đánhgiá

- Đồng nghiệp: cũng là một đối tượng có thể đánh giá Đồng nghiệp làngười cùng làm việc với đối tượng đánh giá, trong khi cấp trên trực tiếpkhông phải lúc nào cũng làm việc cùng với đối tượng đánh giá Thông quađồng nghiệp, nhà quản lý không chỉ thấy những mặt mà người lãnh đạo trựctiếp không thấy như thái độ của đối tượng đánh giá với công việc, với mọingười xung quanh…

- Nhân viên cấp dưới: Nhà quản lý sẽ thấy được những điều mà ngườilao động cần và vấn đề của họ Người lao động cấp dưới cũng thấy mình đượccoi trọng hơn trong công tác tổ chức cán bộ của công ty Tuy nhiên để cấpdưới có thể nhận xét chính xác, đúng sự thật về cấp trên của mình thì phải cần

có sự khéo léo của nhà quản lý

- Khách hàng và những người ngoài đơn vị nhưng có quan hệ công tácvới đối tượng đánh giá : thái độ, cách làm việc của đối tượng đánh giá vớikhách hàng hay các đối tượng khác có ảnh hưởng lớn đến hình ảnh, danhtiếng của tổ chức, thậm chí là sự phát triển của tổ chức

Trang 11

1.2.3.Phản hồi thông tin lại cho người lao động và bộ phận quản lý nguồn nhân lực:

Phản hồi thông tin là cuộc nói chuyện chính thức giữa lãnh đạo vàngười lao động, còn được gọi là phỏng vấn đánh giá Người quản lý phản hồicác kết quả của đánh giá thực hiện công việc của người lao động cho người laođộng biết Sau đó, xem xét tình hình thực hiện công việc của người lao độngđồng thời đưa ra các biện pháp cải thiện và nâng cao hiệu quả lao động trongtương lai Là khâu cuối cùng của đánh giá thực hiện công việc nhưng có vaitrò quan trọng

Để phỏng vấn đánh giá đưa lại những kết quả tốt, người đánh giá phải

có sự chuẩn bị cả về nội dung, phương pháp phỏng vấn Các phương phápphỏng vấn thường gặp là:

- Kể và thuyết phục

- Kể và lắng nghe

- Giải quyết vấn đề

- Tổng hợp giữa kể, thuyết phục, lắng nghe và giải quyết vấn đề

Muốn đạt được mục tiêu phỏng vấn, người phỏng vấn cần phải chú ýnhững hướng dẫn sau:

“- Nhấn mạnh những mặt tích cực của thực hiện công việc

- Giải thích để người lao động biết cách đánh giá là để nhằm hoànthiện quá trình thực hiện công việc chứ không nhằm kỷ luật

- Thực hiện phỏng vấn đánh giá tại nơi ít bị làm phiền nhất

- Các ý kiến phê bình phải cụ thể, không nói chung chung mập mờ

- Hướng các ý kiến phê bình vào công việc chứ không vào đặc trưngnhân cách

- Giữ bình tĩnh và không tranh cãi với đối tượng

Trang 12

- Chỉ ra các hành động cụ thể mà nhân viên cần phải thực hiện để hoànthiện công việc.

- Nhấn mạnh rằng người đánh giá sẵn sàng giúp đỡ người lao độnghoàn thành công việc tốt hơn

- Kết thúc phỏng vấn bằng sự nhấn mạnh các mặt tích cực trong thực

Ngoài ra người thực hiện phỏng vấn đánh giá nên tập trung vào nhu cầucủa người nhận tin đặc biệt là những hành vi mà người nhận tin có thể thayđổi được, cần cụ thể hơn tổng quát, tập trung vào hành vi hơn là con người, cónhư vậy mới đạt được mục tiêu của cuộc phỏng vấn

Tóm lại, Phỏng vấn đánh giá là một trong những cơ hội để người quản

lý và người lao động trao đổi quan điểm nhằm hoàn thiện hơn thực hiện côngviệc

1.3 Các phương pháp đánh giá thực hiện công việc phổ biến:

Các phương pháp đánh giá phổ biến là: thang đo đánh giá đồ họa, danhmục kiểm tra, ghi chép các sự kiện quan trọng, phương pháp so sánh, thang đodựa trên hành vi, Phương pháp đánh giá 360 độ ( 360 degrees performanceappraisal)…

Sau đây là nội dung tóm tắt, ưu điểm và nhược điểm của một số cácphương pháp đánh giá phổ biến:

Nội dung phương pháp đánh

giá

Thang đo đánh giá đồ họa:

Người đánh giá dựa trên ý kiến

chư quan của mình đánh giá sự

thực hiện công việc của người

- Đơn giản, dễ hiểu, sửdụng thuận tiện

- Có thể so sánh dễdàng việc thực hiện

- Mang tính chủ quan củangười đánh giá nên có thểmắc lỗi: thiên vị, địnhkiến…

3 Giáo trình quản trị nhân lực: ThsNguyễn Vân Điềm, Ts Nguyễn Ngọc Quân NXB LĐXH2005 tr159.

Trang 13

lao động theo một thang đo.

Trong thang đo này gồm các

tiêu thức liên quan trực tiếp và

liên quan không trực tiếp với

công việc Thang đo có thể là

liên tục hoặc rời rạc

công việc giữa nhữnglao động khác nhau vìkết quả ĐGTHCV đượcthể hiện bằng điểm số

- Phạm vi áp dụng rộng

- Không đánh giá hết sựthực hiện công việc củangười lao động

Danh mục kiểm tra:

Các danh mục được thiết kế

theo kiểu mô tả về hành vi, thái

độ của người lao động trong

quá trình thực hiện công việc

Người đánh giá sẽ đánh dấu

vào những mục miêu tả phù

hợp với người lao động

- Giảm sự đánh giá chủquan, giảm các lỗi nhưthiên vị, xu hướng trungbình, dễ dãi

-Có thể so sánh vì kếtquả thể hiện qua điểmsố

- Khó xây dựng danh mục

và trọng số, đòi hỏi ngườixây dựng phải có chuyênmôn cao

Ghi chép các sự kiện quan

trọng:

Người đánh giá ghi lại những

sự kiện quan trọng bao gồm cả

những hành vi yếu kém lẫn

xuất sắc liên quan đến thực

hiện công việc trong thời kỳ

Thang đo dựa trên hành vi:

Kết hợp phương pháp thang đo

đánh giá đồ họa và phương

pháp ghi chép cac sự kiện quan

trọng Các hành vi được mô tả

khách quan hơn, dựa vào hành

- Ít thiên vị

- Tạo sự nhất trí giữangười đánh giá donhững hành vi đánh giá

có thể quan sát được

- Thuận lợi cho thông

- Cần thời gian, chuyênmôn cao để thiết kế thang

đo phù hợp

- Khó khăn ra quyết địnhnhân sự do có thể ngườilao động hoàn thành hoạt

Trang 14

vi cụ thể, được sắp xếp phân

hạng từng yếu tố

được mục tiêu như mongđợi

Phương pháp so sánh:

So sánh thực hiện công việc của

người lao động với những người

- Bị ảnh hưởng chủ quancủa người đánh giá nên dễmắc lỗi thiên vị, thànhkiến…

- Hạn chế trong việc cungcấp thông tin phản hồi

- Làm giảm sự đoàn kếttrong tập thể

Phương pháp đánh giá 360 độ:

Đánh giá thực hiện công việc

thông qua thang đo về các tiêu

chuẩn thực hiện công việc và các

kỹ năng cần thiết cho công việc

kết hợp với bảng hỏi về những

điểm cần thảo luận giữa người

đánh giá và đối tượng đánh giá

Trong đó người đánh giá không

chỉ có người lãnh đạo trực tiếp

- Vạch ra nhiều khuyếtđiểm mà các phươngpháp khác không làmđược

- Tốn kém về thời gian,công sức và chi phí

- Cần người có chuyênmôn cao để thiết kế thang

đo và bảng hỏi phù hợp

Trang 15

1.4 QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP

1.4.1 Lựa chọn và thiết kế phương pháp đánh giá, xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá và chu kỳ đánh giá:

Tùy thuộc vào mục tiêu của công tác đánh giá, mục tiêu quản lý, mụctiêu của tổ chức mà chọn phương pháp đánh giá và chu kỳ phù hợp Đây làmột trong các vai trò của phòng quản trị nhân lực

Không có phương pháp nào là không có nhược điểm, chính vì vậy cầncân nhắc việc chọn lựa phương pháp cũng như vạch ra những giải pháp đểhạnh chế các nhược điểm của phương pháp mà mình đã chọn Tùy mỗiphương pháp khác nhau mà xây dựng tiêu chuẩn đánh giá khác nhau nhưngcần phải rõ ràng, phù hợp, cơ sở xây dựng phải dựa trên phân tích công việc

Chu kỳ đánh giá cũng vậy, tuy nhiên, không nên để chu kỳ đánh giáquá dài hay quá ngắn Chu kỳ mà các tổ chưc, doanh nghiệp hiện nay thường

áp dụng là 6 tháng hoặc 1 năm

1.4.2 Lựa chọn người đánh giá và đào tạo người đánh giá:

Đây cũng là một trong những vai trò mà phòng quản trị nhân lực phảiđảm nhận Như trên đã đề cập, người đánh giá chủ đạo là lãnh đạo trực tiếp,tuy nhiên có thể tham khảo thêm ý kiến khác như ý kiến của chính đối tượngđánh giá, đồng nghiệp, khách hàng hay các bộ phận liên quan, cấp dưới Khi

đã chọn người đánh giá phù hợp, phòng quản trị nhân lực cần phải lên kếhoạch để đào tạo người đánh giá gồm hình thức đào tạo, thời gian đào tạo,nhằm trang bị cho họ những hiểu biết về hệ thống đánh giá, cách đánh giá,mục tiêu đánh giá, tính nhất quán, tầm quan trọng của đánh giá….Thôngthường có 2 cách để đào tạo người đánh giá là cung cấp văn bản hướng dẫn

và tổ chức tập huấn, đào tạo

Trang 16

1.4.3 Các bước thực hiện công tác đánh giá

Tiến trình thực hiện đánh giá thực hiện công việc trong doanh nghiệp

cần được tiến hành tuần tự theo các bước, có như vậy công tác đánh giá thựchiện công việc mới đạt được hiệu quả cao

Bước 1: Trước hết, người đánh giá cần chuẩn bị, kiểm tra lại cácnhiệm vụ của cá nhân, các quy định, văn bản có liên quan đến đánh giá thựchiện công việc: người đánh giá cần phải biết rõ nhiệm vụ của mình là gì, đểthực hiện nhiệm vụ đó thì cần phải làm như thế nào, các văn bản nào cần thiếtcho việc thực hiện nhiệm vụ… Đây là bước chuẩn bị cho công tác đánh giáthực hiện công việc

Bước 2: Cấp trên trực tiếp tổng hợp bảng chấm công, sổ giao việc, cácghi chép của đơn vị: Bước này nhằm mục đích để người đánh giá có cái nhìn

sơ bộ về công tác thực hiện công việc của người lao động Đây là bước đầucung cấp thông tin về tình hình thực hiện công việc của người lao động

Bước 3: Thực hiện đánh giá theo quy định,lập biên bản đánh giá:người đánh giá mà phòng quản trị nhân lực đã lựa chọn và đào tạo thực hiệnđánh giá thực hiện công việc của đối tượng đánh giá theo các quy định, quytrình mà tổ chức đề ra

Bước 4: Phỏng vấn đánh giá: lãnh đạo trực tiếp tổng hợp kết quả ở cácbước trên sau đó thảo luận với đối tượng đánh giá để đưa ra kết luận chung vềtình hình thực hiện công việc của người lao động, các vấn đề cần khắc phụ,phương hướng giải quyết…

Bước 5: Người lãnh đạo trực tiếp ra quyết định cuối cùng về kết quảcông tác đánh giá thực hiện công việc

Trang 17

Sơ đồ1.4.3: Các bước thực hiện công tác đánh giá

1.5 VAI TRÒ PHÒNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRONG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI DOANH NGHIỆP

Phòng quản lý nhân sự đóng vai trò quan trọng trong công tác đánh giáthực hiện công việc Nhiệm vụ của phòng quản lý nhân sự trong công tácđánh giá thực hiện công việc : Xác định người đánh giá, phương pháp đánhgiá, tiến hành hoạt động đánh giá, đưa ra các biện pháp hạn chế lỗi sai trongquá trình đánh giá Như vậy phòng nhân sự đưa ra chương trình, các bước,cách thức thực hiện nhằm giúp quá trình đánh giá thực hiện công việc đạt hiệuquả và mục tiêu như mong đợi

Như vậy, cán bộ quản lý nhân sự chính là người thực hiện các nhiệm vụcủa phòng quản lý nhân sự, đây phải là người có trình độ chuyên môn sâu vềquản trị nhân sự Trình độ của cán bộ quản trị nhân sự có ảnh hưởng lớn đếnviệc thực hiện các công tác quản trị nhân sự nói chung và công tác đánh giá

Chuẩn bị, kiểm tra lại các nhiệm vụ của cá nhân, các quy định, văn bản có liên quan đến đánh giá thực hiện công việc

Tổng hợp bảng chấm công, sổ giao việc, các ghi

chép của đơn vị

Thực hiện đánh giá theo quy định,lập biên bản

đánh giáPhỏng vấn đánh giá

Tổng kết quá trình đánh giá thực hiện công việc

Báo cáo cho phòng quản trị nhân lực

Trang 18

thực hiện công việc nói riêng Nếu một cán bộ nhân sự giỏi, đưa ra đượcchương trình đánh giá thực hiện công việc phù hợp sẽ làm cho kết quả côngtác đánh giá thực hiện công việc có ý nghĩa và có tác dụng làm cơ sở vữngchắc cho các quyết

định nhân sự sau này

1.6 VAI TRÒ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP

Công tác đánh giá thực hiện công việc có vai trò vô cùng quan trọngđối với các doanh nghiệp vì nhờ có đánh giá thực hiện công việc mà doanhnghiệp có cơ sở để hoàn thiện thực hiện công việc của người lao động và là

cơ sở để ra các quyết định nhân sự Trong đó các quyết định nhân sự có liênquan đến công tác đánh giá thực hiện công việc như:

- Đào tạo và phát triển: đánh giá thực hiện công việc cho nhà quản lýthấy những kỹ năng, kiến thức mà đối tượng đánh giá còn thiếu Vì vậy, tổchức sẽ có cơ sở để xem xét tổ chức đào tạo, bồi huấn để người lao động pháttriển kỹ năng, trau dồi kiến thức giúp cho người lao động công tác tốt hơn,giúp họ có điều kiện phát triển hơn nữa trong tương lai

- Thù lao: đánh giá thực hiện công việc cho thấy người lao động hoànthành nhiệm vụ đến đâu, tốt đến mức nào Đó chính là cơ sở để trả thù laođúng, phù hợp với công sức mà người lao động đóng góp cho tổ chức

- Thưởng, khuyến khích tài chính và phi tài chính: đánh giá thực hiệncông việc cũng giúp cho nhà quản lý thấy được tiềm năng phát triển, so sánhhiệu quả lao động của người lao động này với người lao động khác Từ đó có

cơ sở để đưa ra các hình thức thưởng, khuyến khích cho người lao động

- Kỷ luật: đối với người làm chưa tốt, đánh giá thực hiện công việccũng cho thấy rõ người lao động tại sao làm chưa tốt Đó không chỉ dừng lại ở

Trang 19

kỷ luật người lao động mà còn có thể chỉ ra, giúp người lao động có thể cónhững sự cải tiến trong cách làm việc để đạt hiệu quả tốt hơn trong tương lai.

- Đánh giá kết quả của các hoạt động như tuyển mộ, tuyển chọn, thăngtiến, đào tạo Sở dĩ như vậy vì đánh giá thực hiện công việc cho thấy nhữngđối tượng tuyển chọn, tuyển mộ vào công ty có phải là những người phù hợpvới công việc, có khả năng trong công việc hay không hay nói cách khác làcông tác tuyển mộ tuyển chọn đã chọn, tuyển được đúng người chưa Quátrình đào tạo nếu phát huy tác dụng sẽ góp phần làm cho hiệu quả lao độngcủa người lao động nâng cao Tương tự như vậy ta có thể xem quyết địnhthăng tiến cho người lao động đã phù hợp chưa, họ có đảm đương được trọngtrách mới không…

- Xây dựng bầu không khí tập thể, ý thức người lao động thông quagiai đoạn phản hồi các kết quả đánh giá Vì thực chất của khâu phỏng vấnđánh giá đó là sự ngồi lại bàn bạc giữa nhà quản lý và người lao động Phỏngvấn đánh giá vì thế sẽ giúp người lao động và người quản lý hiểu nhau hơn

Trang 20

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1:

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:

Công ty truyền tải điện 1, tên giao dịch quốc tế là The Powertransmision company No1 với trụ sở chính đặt tại 15 phố Cửa Bắc- Ba Đình -

Hà Nội Lịch sử phát triển của tổng công ty truyền tải điện 1 có thể chia thành

4 giai đoạn như sau:

+Trước năm 1981: Sau năm 1954 Pháp rút khỏi Việt Nam để lại hệthống điện với công suất chưa đến 100MW và sản lượng điện đạt khoảng 180triệu Kwh Thời kỳ 1954-1975 là thời kỳ chống Mỹ cứu nước Cục Điện LựcViệt Nam được thành lập để đáp ứng nhu cầu cấp thiết về cung cấp điện vừa

để sản xuất vừa để chống giặc

+Giai đoạn 1981-1985: Thành lập sở truyền tải điện miền Bắc ngày1/5/1981 Sau khi ra đời lãnh đạo sở đã triển khai bộ máy quản lý, xây dựnglực lượng công nhân viên, tiếp nhận quản lý và vận hành lưới điện được giao

+Giai đoạn 1986-1995: Tháng 4/1986 sở truyền tải điện miền Bắc bàngiao lưới điện 110kv cho các truyền tải điện địa phương quản lý và tiếp nhậnlưới điện 220kv Tháng 4/1994 Sở nhận quản lý, vận hành hệ thống truyền tảiđiện Bắc-Nam 550kv Hòa Bình- Đèo Ngang Trước năm 1995, sở truyền tảiđiện miền Bắc có 21 đơn vị và phòng ban trực thuộc, trong đó có 998 cán bộcông nhân viên Sở quản lý 1103km đường dây 220kv và 460km đường dây500kv, 7 trạm biến áp 220kv và 1 trạm bù 500kv truyền tải được 6,33 tỷ kwhvới tổn thất đường dây khoảng 3%

+Từ năm 1995 đến nay: 27/1/1995 Bộ Năng Lượng ( nay là bộ CôngNghiệp) ra Nghị định 14/CP thành lập tổng công ty điện lực Việt Nam Từ đó

Trang 21

công ty truyền tải điện 1 tách khỏi sở điện lực miền Bắc theo quy định112/NL/TCCB-LĐ ngày 4/3/1995.Công ty truyền tải điện 1 tiền thân là sởtruyền tải điện miền Bắc thuộc công ty điện lực miền Bắc của Bộ năng lượng.Trụ sở đầu tiên của Công ty truyền tải điện 1 ở 53 Lương Văn Can Lúc đó,Công ty truyền tải điện 1 quản lý vận hành lưới điện truyền tải ở cấp điện áp110KV xung quanh khu vực Hà Nội – Hà Tây, với 7 trạm biến áp 110KV, 11máy biến áp, tổng dung lượng là 261 MVA, 145 km đường dây 110 KV xungquanh Hà Nội bắt đầu từ tháng 5/1983 Công ty được giao quản lý toàn bộlưới điện miền Bắc Hiện nay công ty truyền tải điện 1 là thành viên của tổngcông ty điện lực Việt Nam EVN.

Tóm lại trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty truyền tải điện

1 đã gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại nhưng đoàn thể công ty luôn cố gắng đểhoàn thành tốt nhiệm vụ mà tổng công ty điện lực Việt Nam giao phó và cũng

là đảm bảo điện chiếu sáng đến từng hộ dân, đem văn minh đến mọi miền tổquốc

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty truyền tải điện 1:

Ngành nghề hoạt động của công ty:

- Truyền tải điện

- Xây dựng, cải tạo, thiết kế lưới điện truyền tải

- Sửa chữa, đại tu các thiết bị điện

Trang 22

+ quản lý đường dây điện quang, cho thuê đầu cuối cáp quang do công

ty có sẵn cáp quang và hệ thống, cơ sở hạ tầng để lắp đặt đường cáp quang

+ quản lý khu điều dưỡng, phục hồi sức khỏe, vì công nhân điện phảilàm việc trong môi trường độc hại nên các khu điều dưỡng đóng vai trò quantrọng trong phục hồi khả năng lao động cho công nhân viên và cũng là độnglực lao động cho cán bộ công nhân viên

2.1.2.2 Nhiệm vụ:

+ Công ty có nhiệm vụ phải thực hiện các thủ tục đấu thầu, mua sắmthiết bị, chọn đơn vị thi công, phối hợp cùng điều độ trung tâm khi tiến hànhlắp đặt, sửa chữa lớn

+ Sửa chữa, đại tu thiết bị, trạm điện, lắp đặt cải tạo các thiết bị điệntrong trạm điện tại các cấp điện áp

+ Thí nghiệm hiệu chỉnh các thiết bị đo lường, hệ thống tự động, rơlebảo vệ, các thiết bị trong trạm điện ở các cấp điện áp

+ Đào tạo nâng cao phục vụ cho cán bộ công nhân quản lý vận hànhcác trạm biến áp và đường dây tải điện

2.1.2.3 Quyền hạn :

Truyền tải điện là đơn vị hạch toán phụ thuộc, được công ty lo vềnhiệm vụ, quyền lợi và có nghĩa vụ với công ty Ngoài ra công ty cũng cóquyền tự chủ theo phân cấp của tổng công ty đã được quy định rõ trong quychế tổ chức và hoạt động của truyền tải điện ( Quyết định số 939/QĐ-EVN-TTĐ1-TCCB&ĐT ngày 25 tháng 5 năm 2005) Cụ thể quyền tự chủ trong cáclĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị gồm:

1/Công tác kế hoạch sản xuất: Tự xây dựng kế hoạch sản xuất (tuần,quý, năm), trình tổng công ty duyệt

2/Công tác hạch toán, kế toán : Sử dụng hiệu quả nguồn vốn công ty tygiao

Trang 23

3/Công tác tổ chức-lao động : Xây dựng kế hoạch tiền lương, kế hoạchxắp xếp cán bộ công nhân viên Quản lý tiền lương, thưởng đã được phân bổ,đồng thời thực hiện các chính sách của nhà nước Tổ chức đào tạo và bồi huấnnâng bậc cho cán bộ công nhân viên.

4/Công tác quản lý kỹ thuật và kỹ thuật an toàn : Thực hiện vận hànhtheo đúng quy định, tiến hành kiểm tra các thiết bị, chủ động đề xuất các giảipháp, đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹthuật Chủ động xử lý các sự cố trong khả năng Tham gia nghiệp thu côngtrình, sửa chữa, cải tạo, đại tu đường dây

5/Công tác quản lý và cung cấp vật tư : Lập kế hoạch về nhu cầu thiết

bị, nhiên liệu Quản lý và sủ dụng hiệu quả vật tư thiết bị

6/Công tác thanh tra bảo vệ : Xây dựng chương trình tự bảo vệ và cùngcác cơ quan địa phương bảo vệ an toàn lưới điện Tiếp nhận xem xét và giảiquyết khiếu nại theo thẩm quyền, cùng địa phương tham gia giả quyết các vụviệc liên quan đến đơn vị

2.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Truyền Tải Điện 1 :

Hiện nay công ty đã tiến hành sửa chữa đại tu cả loại máy cắt mới SF6

và lắp đặt các tụ điện Ngoài ra công ty còn tiến hành lắp đặt, thí nghiệm hiệuchỉnh nhiều thiết bị của các trạm biến áp, đồng thời kết hợp với các đơn vịtrong và ngoài ngành thực hiện công tác lắp đặt mới, đại tu, thí nghiệm định

kỳ tất cả các loại thiết bị : máy biến áp, máy cắt, hệ thống phân phối, thiết bịđiều khiển bảo vệ, kể cả thiết bị có công nghệ cao kỹ thuật số

Điện năng truyền tải cao, luôn đáp ứng được nhiệm vụ, yêu cầu mà tổng công

ty đề ra Công ty không để xảy ra bất kỳ sự cố vĩnh cửu nào, công tác truyềntải điện tuyệt đối an toàn, tỷ lệ tổn thất điện năng luôn ở dưới mức yêu cầucủa Tổng công ty Các trạm biến áp đang dần được tự động hóa, hiện naycông ty có 14/24 Trạm biến áp được điều khiển bằng máy tính Điều này làm

Trang 24

cho công tác truyền tải điện chính xác, nhanh chóng mà giảm số lao động tạicác trạm biến áp nhưng lại yêu cầu cao hơn với trình độ công nhân tại cáctrạm này.

2.1.3.1 Sản lượng điện truyền tải:

Kết quả hoạt động của công ty thể hiện qua sản lượng điện mà công tytruyền tải được Công ty truyền tải điện đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch màtổng công ty đặt ra Dù còn nhiều khó khăn nhưng sản lượng điện điện truyềntải liên tục tăng:

Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Sản lượng

điện tải

8,24 8,95 9,42 10,2 11,1 12,5 14,2 15.5 15,7 15,8 17,7

Bảng2.1.3.1: Sản lượng điện truyền tải( Nguồn: phòng kỹ thuật trạm) đơn vị:tỷkwh

Như vậy theo bảng thống kê sản lượng điện truyền tải cho thấy trongvòng 10 năm từ năm 2006 sản lượng điện đã tăng hơn 7 tỷ kwh so với năm

1996, tức trung bình sản lượng diện tăng 0,7 tỷkwh/năm Hơn nữa, lướitruyền tải điện vận hành tuyệt đối an toàn thể hiện không có tai nạn chếtngười nào xảy ra, sự cố xảy ra cũng giảm, chỉ có những sự cố nhỏ và thờigian cắt điện cho một lần sửa chữa được hạn chế tối đa để đảm bảo việctruyền tải điện luôn được tiến hành liên tục

2.1.3.2 Tổn thất điện năng:

Tổn thất điện năng là lượng điện hao phí trong quá trình truyền tải điện,lượng điện này còn có thể gọi là điện dùng để truyền tải điện Đây là chỉ tiêuquan trọng vì nó thể hiện hiệu quả truyền tải điện năng Tỷ lệ điện tổn thấtcàng thấp thì công tác truyền tải điện càng hiệu quả Để tính lượng điện tổnthất ta có công thức :

Điện tổn thất = Điện nhận lưới – Điện thương phẩmTrong đó: Điện nhận lưới được ghi nhận tại điện kế ranh giới giữa nhàmáy phát điện với công ty truyền tải điện

Trang 25

Điện thương phẩm được ghi nhận tại điện kế ranh giới giữa công tytruyền tải điện tới công ty điện lực nơi bán điện cho hộ tiêu dùng.

Như vậy điện tổn thất là chênh lệch giữa điện nhận lưới và điện thươngphẩm Cụ thể năm 2006, công ty truyền tải được 17,7kwh và lượng điện tổnthất là 0,4 kwh, tức điện tổn thất chiếm 2,2%( trước năm 1995 tổn thất điệnhơn 3%) nên hiệu quả công tác truyền tải điện đạt 97,8%

2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC:

2.2.1 Đặc điểm sản phẩm, dịch vụ và quy trình công nghệ:

Quy trình công nghệ truyền tải điện năng:

( hệ thống lưới điện )

[ công ty truyền tải điện ]

Sơ đồ2.2.1: quy trình công nghệ sản xuất-truyền tải-tiêu thụ điện năng.

Sau khi điện được sản xuất tại các nhà máy điện bao gồm cả nhiệt điện,thủy điện được đưa qua trạm biến áp để nâng thế lên 220kv và 500kv vì điệnsản xuất ra mới đầu chỉ khoảng 14,24,30 kv Điện phải nâng thế trước khitruyền đi xa để giảm hao hụt điện năng Tiếp đến, diện được truyền dẫn qua

hệ thống lưới điện, khi đến khu vực tiêu thụ điện được hạ áp dần qua các trạmbiến áp để đạt được hiệu điện thế theo nhu cầu Các công ty truyền tải điện cónhiệm vụ truyền tải và quản lý hệ thống truyền tải bao gồm các trạm biến áp,đường dây từ 110kv trở lên Các công ty điện lực tiếp tục quản lý hệ thốngđiện dưới 110kv sau đó bán điện cho các hộ tiêu thụ

nhà

máy

điện

Trạm biến áp (tăng áp)

Trạm biến áp (hạ áp)

công ty điện lực tiêu

dùng

Trang 26

Việt Nam có 4 công ty truyền tải điện năng chia theo phạm vi không gian.Công ty truyền tải điện 1 quản lý các trạm biến áp và lưới điện toàn miền Bắc,tính từ Đèo Ngang trở ra Vì để đảm bảo an ninh năng lượng điện quốc gianên các công ty truyền tải điện vẫn là các công ty hạch toán phụ thuộc.

2.2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty và chức năng của các phòng ban:

Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng với 1879 cán

bộ công nhân viên, trong đó có 1465 công nhân sản xuất và 414 cán bộ quản

lý Như vậy trong công ty công nhân sản xuất chiếm 77,96% nhiều hơn rấtnhiều so với cán bộ quản lý cho thấy cơ cấu lao động trong công ty tương đốihợp lý

Mô hình tổ chức của công ty là trực tuyến-chức năng Trong đó, mốiliên hệ giữa lãnh đạo và cấp dưới là đường thẳng ( trực tuyến ), người lãnhđạo chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả công việc của người dưới quyền.Trong khi đó, bộ phận chức năng chỉ có nhiệm vụ chuẩn bị những lời chỉ dẫn

và kiểm tra hoạt động của các cán bộ trực tuyến Công ty đã có cơ cấu tổchức hợp lý, gọn nhẹ phù hợp với lĩnh vực hoạt động của công ty Do nhiệm

vụ công ty là đảm bảo công tác truyền tải an toàn, liên tục và cần sự chính xáccao về thao tác vận hành máy móc vì vậy mô hình trực tuyến sẽ giúp cho hoạtđộng vận hành truyền tải điện được diễn ra thống nhất Bên cạnh đó bộ phậnchức năng sẽ giúp cho lãnh đạo ra quyết định chính xác hơn, nâng cao khảnăng tận dụng các chuyên gia có trình độ cao theo chuyên môn, giảm bớtgánh nặng của lãnh đạo

Sơ đồ 2.2.2.Cơ cấu tổ chức của Công ty Truyền Tải Điện 1

Trang 27

TBA220KV THƯỜNG TÍN

Trang 28

2.2.2.1 Ban giám đốc: ( 3 người)

Lãnh đạo cao nhất của công ty là Giám đốc công ty, chỉ đạo, điều hành,kiểm soát toàn bộ các hoạt động của công ty, đồng thười là người chịu tráchnhiệm trước tổng công ty và trước pháp luật

- Trực tiếp ký nhận các nguồn lực của nhà nước do tổng công ty giaocho công ty, đảm bảo sử dụng các nguồn lực này theo đúng mục đích đượcgiao

- Chủ trì việc xây dựng định hướng các chủ trương chính sách có liênquan tới công ty gồm: phát triển hệ thống truyền tải điện, kế hoạch phát triểncủa công ty 5 năm và hàng năm, thực hiện các kế hoạch, phương án đã được

ký duyệt

- Chỉ đạo,tổ chức thực hiện và kiểm tra các đơn vị trực thưộc thực hiệnđúng các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do nhà nước và tổng công ty banhành

- Chỉ đạo thực hiện kế toán tài chính, công tác lập báo cáo quyết toántài chính năm, công tác trích nộp các loại thuế phát sinh từ các hoạt động sảnxuất kinh doanh khác theo quy định của nhà nước Duyệt, trình duyệt tổngcông ty theo phân cấp tăng giảm tài sản cố định, mua sắm mới, quuyết toáncác công trình sủa chữa lớn, đầu tư, cải tạo lắp đặt…

- Chỉ đạo các dự án đầu tư, liên doanh liên kết kinh tế với các đơn vịtrong và ngoài ngành, công tác đấu thầu, xét thầu tư vấn, mua vật tư thiết bị,

ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp tác quốc tế

- Chủ trì bổ sung các điều lệ hoạt động của công ty và phân cấp quản lýgiữa công ty với các đơn vị trực thuộc công ty, chăm lo đời sống vật chất vàtinh thần cho toàn bộ công nhân viên chức trong công ty

- Giúp việc cho giám đốc gồm 2 phó giám đốc( phụ trách đường dây vàphụ trách trạm)

Bùi Thị Thu Trang KTLĐ46A KT&QLNHL

Trang 29

2.2.2.2 Văn phòng: ( 30 người)

Chức năng: tổng hợp hành chính, quản trị và tham mưu giúp giám đốc

chỉ đạo quản lý, lưu trữ, tuyên truyền, đôn đốc thực hiện chủ trương chỉ thịcủa cấp trên và của công ty

Chức năng:Tham mưu cho giám đốc, chỉ đạo công tác tổ chức, quản lý

kế hoạch, thống kê, giải quyết các lĩnh vực về sản xuất kinh doanh, xây dựng

cơ bản, công trình, đại tu xây lắp, sửa chữa, quỹ đầu tư phát triển, chuẩn bịsản xuất

Nhiệm vụ: Lập kế hoạch trung, ngắn hạn, dài hạn của công ty: kế hoạch

chuẩn bị đầu tư, công trình khác mà tổng công ty giao; các công trình thuộcphạm vi công ty quản lý Kết hợp với các phòng khác để tổng hợp các kếhoạch trên Quản lý tài sản cố định, điều động tài sản cố định trong nội bộcông ty và làm thủ tục về các quyết định điều động tài sản cố định của tổngcông ty đối với công ty

2.2.2.4 Phòng kỹ thuật trạm: (12 người)

Chức năng:Tham mưu, giúp giám đốc chỉ đạo, điều hành công tác quản

lý kỹ thuật liên quan đến trạm biến áp

Nhiệm vụ: giải quyết các công việc liên quan đến công tác quản lý kỹ

thuật ở trạm biến áp: sửa chữa, vận hành, kiểm tra, lập phương án sữa chữa,thí nghiệm, nghiên cứu các đề án, trình duyệt các đề án, phương án kỹ thuật,

Bùi Thị Thu Trang KTLĐ46A KT&QLNHL

Trang 30

2.2.2.5 Phòng kỹ thuật đường dây: ( 13 người)

Chức năng: Tham mưu giúp việc cho giám đốc, giúp giám đốc quản lý

điều hành công tác vận hành đại tu, sửa chữa, nghiệm thu đường dây tải điện,quản lý công tác xây dựng các công trình phụ trợ khác Chịu trách nhiệmtrước giám đốc công ty về công tác kỹ thuật vận hành, đại tu sửa chữa hệthống đường dây tải điện của công ty

Nhiệm vu: Tham gia đào tạo, bồi huấn, kiểm tra chuyên môn lực lượng

quản lý vận hành đường dây, biên soạn các quy trình, quy chế, định mức liênquan đến công tác vận hành sửa chữa đường dây, giám sát thẩm định, giámsát thi công các công trình xây dựng cơ bản theo phân công của công ty

2.2.2.6 Phòng tài chính kế toán: (13 người)

Chức năng:Tham mưu giúp viẹc giám đốc công ty, giúp giám đốc quản

lý, kiểm soát công tác kinh tế, tài chính, hạch toán của công ty theo đúng quychế ban hành

Nhiệm vụ:-Lập, trình tổng công ty duyệt kế hoạch tài chính hàng năm

cho công ty, căn cứ vào kế hoạch được duyệt mà phân bổ kế hoạch tài chínhhàng quý, năm cho công ty, nghiên cứu các chính sách chế độ tài chính kếtoán áp dụng trong công ty để sử dụng nguồn vốn tiết kiệm có hiệu quả Đồngthời hướng dẫn, quản lý chặt chẽ các đơn vị trực thuộc xây dựng và xét duyệttài chính theo định kỳ

- Kiểm tra, thẩm tra, đôn đốc, duyệt, trình duyệt quyết toán các côngtrình xây dựng, sửa chữa lớn của công ty Tổ chức thống kê thông tin kinh tế

ở đơn vị, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo quy định

- Giám sát việc thực hiện chỉ tiêu giá thành truyền tải điện, phân tíchhoạt động kinh tế hàng quý, năm

Bùi Thị Thu Trang KTLĐ46A KT&QLNHL

Trang 31

2.2.2.7 Phòng vật tư : (11 người)

Chức năng:Giúp giám đốc chỉ đạo, quản lý tổ chức thực hiện việc cung

ứng vật tư, thiết bị theo phân cấp của tổng công ty hiệu quả, đảm bảo an toànvận hành lưới điện

Nhiện vụ:

- Xây dựng kế hoạch vật tư: 1 năm, 5 năm và xây dựng mới theo phâncấp của Tổng Công ty Tham gia xét duyệt kế hoạch, bảo quản vật tư, thiết bị,phụ tùng, dụng cụ nhiên liệu của các đơn vị trực thuộc công ty, tổng hợp nhucầu vật tư của các đơn vị

- Kết hợp với phòng Tài chính-Kế toán quản lý tốt số lượng vật tư, cânđối tiền -hàng; Phối hợp với các phòng Kỹ thuật, , Kế hoạch, An toàn, để lập

kế hoạch mua sắm vật tư

2.2.2.8 Phòng quản lý đấu thầu : ( 6 người)

Chức năng:Tham mưu cho Giám đốc trong việc thực hiện đúng pháp

luật của nhà nước, Tổng công ty điện lực Việt Nam và Công ty truyền tải điện

1 về công tác đấu thầu từ kế hoạch đấu thầu đến hoàn thiện hợp đồng các dự

án thực hiện các công việc khác được giao

Nhiệm vụ:Quản lý công tác đấu thầu

2.2.2.9 Phòng chuẩn bị đầu tư : ( 7 người)

Chức năng:Tham mưu cho Giám đốc trong việc chuẩn bị đầu tư vàocác dự án

Trang 32

trước khi trình duyệt, kiểm tra các thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng, tiênlượng mời thầu, các bản vẽ thiết kế

- Phối hợp các bên liên quan giải quyết những vướng mắc phát sinhtrong thi công xây dựng

2.2.2.10 Phòng thanh tra bảo vệ : (40 người)

Chức năng:Chịu trách nhiệm tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo, quản

lý và tổ chức thực hiện công tác thanh tra - bảo vệ - pháp chế, công tác quân

sự - tự vệ trong Công ty, giải quyết các khiếu nại tố cáo

Nhiệm vụ:

- Tổ chức thực hiện các kế hoạch, phương án, biện pháp bảo vệ Đônđốc, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động, nội quy quy chế bảo vệ, ra vào

cơ quan Đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực

- Chỉ đạo nghiệp vụ về bảo vệ đường dây và trạm biến áp 220-500KVthuộc công ty

- Phối hợp kiểm tra công tác phòng chống cháy nổ Thống kê và điềutra sự cố thiết bị , đường dây , tai nạn lao động để xây dựng phương án phòngngừa

2.2.2.11 Phòng kinh tế dự toán : ( 9 người)

Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý

nghiệp vụ về dự toán trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, chuẩn bị sảnxuất, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên các công trình của Công ty vànhận thầu

Trang 33

định cho các phòng ban chức năng để triển khai công việc Theo dõi, kiểm traviệc thực hiện dự toán đã được duyệt tại các đơn vị.

- Phối hợp với các phòng Kế hoạch, Kỹ thuật, Tài chính-Kế toán đểđiều chỉnh dự toán phù hợp với chế độ, chính sách của nhà nước Chủ động

đề xuất phương án lập dự toán sao cho phù hợp với sự thay đổi, biến động củagiá cả thị trường

-Kiểm tra việc thi công theo dự toán được duyệt, đề suất các biện pháp

để uốn nắn các sai sót khi thực hiện Tập hợp các ý kiến của các đơn vị thực

tế trong thi công về chất lượng định mức chuyên ngành, xin ý kiến bổ sungsửa đổi kịp thời

2.2.2.12 Phòng điều độ máy tính : ( 15 người )

Chức năng: Tham mưu về tổ chức quản lý kỹ thuật trong các lĩnh vực

thông tin, đo đếm điện năng và máy tính Quản lý kỹ thuật vận hành, lắp đặt

và sửa chữa thiết bị trong các lĩnh vực thông tin đo đếm - máy tính Tổ chứcgiao nhận điện năng trên hệ thống đo đếm ranh giới theo phân cấp của Tổng

Công ty Thống nhất tổ chức quản lý hệ thống thông tin viễn thông, đảm bảo

thông tin liên lạc thông suốt 24/24h trong toàn Công ty (kể cả phần truyền dẫncủa hệ thống đo đếm và hệ thống mạng máy tính)

Nhiệm vụ:

- Phối hợp với Công ty viễn thông điện lực trong công tác sửa chữa, thínghiệm định kỳ hệ thống thiết bị thông tin thuộc Công ty viễn thông quản lý,bao gồm cả hệ thống thông tin cáp quang trên lưới TTĐ 500KV

- Quản lý kỹ thuật toàn bộ hệ thống đo đếm điện năng trong Công ty

Tổ chức giao nhận điện năng với các đơn vị liên quan và lập báo cáo thưòng

kỳ theo yêu cầu của Tổng Công ty

- Tính toán cân bằng năng lượng, phân tích số liệu sản lượng ngàynhằm phát hiện tăng giảm tổn thất của các phần tử trên lới điện,do đó có biện

Bùi Thị Thu Trang KTLĐ46A KT&QLNHL

Trang 34

pháp kịp thời, hiệu quả làm giảm tổn thất điện năng trên lưới điện trong phạm

vi Công ty Truyền tải điện 1 quản lý

- Quản lý hệ thống máy tính trong toàn Công ty bao gồm cả hệ thốngmạng máy tính và các máy tính không nối mạng Phối hợp với trung tâm khoahọc công nghệ và máy tính, Công ty viễn thông Điện lực và các đơn vị kháctrong quá trình hoạt động của mạng máy tính, nhằm đạt hiệu quả cao nhất

2.2.2.13 Phòng viễn thông: ( 11 người )

Chức năng:Tham mưu cho giám đốc, giúp giám đớc quản lý hệ thống

thông tin liên lạc, hệ thống cáp quang, các công tác liên quan đến viễn thông

Nhiệm vụ:

- Xây dựng và trình duyệt kế hoạch phát triển hệ thống thông tin viễn

thông của Công ty và tổ chức thực hiện kế hoạch được giao Lập kế hoạch và

tổ chức thực hiện bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa thiết bị, hoàn chỉnh hệthống thông tin của Công ty theo phân cấp

- Quản lý hoạt động, sửa chữa, lắp đặt hệ thống cáp quang Đảm bảo sửdụng hiệu quả hệ thống cáp quang, thông suốt thông tin liên lạc

2.2.2.14 Phòng kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động : ( 6 người )

Chức năng:Tham mưu trực tiếp cho Giám đốc, giúp Giám đốc chỉ đạo,

quản lý và thực hiện công tác Kỹ thuật An toàn và Bảo hộ lao động, phòng

chống cháy nổ Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác An toàn, BHLĐ

và PCCN trong toàn công ty trong quá trình sản xuất

Nhiệm vụ:Xây dựng kế hoạch hàng năm về trang bị an toàn, PCCC,

kiểm định thiết bị nghiêm ngặt, trang bị bảo hộ lao động cá nhân Phổ biếnhướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra các đơn vị trực thuộc Công ty, thựchiện các chế độ chính sách quy trình, quy phạm về KTAT-BHLĐ-PCCC vàmôi trường do Nhà nước, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và Công ty banhành.

Bùi Thị Thu Trang KTLĐ46A KT&QLNHL

Trang 35

2.2.2.15 Phòng lao động tiền lương: (9 người )

Chức năng:Tham mưu cho giám đốc công ty về công tác lao động tiền

lương, bảo hiểm xã hội, y tế, chế độ chính sách theo đúng quy định của phápluật

Nhiệm vụ:

- Hoạch định, thực hiện chế độ chính sách Đề ra các biện pháp khuyếnkhích,đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của toàn thể cán bộ công nhânviên trong toàn bộ công ty

- Thực hiện các nhiệm vụ mà giám đốc phân công

2.2.2.16Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo: ( 6 người )

Chức năng:Tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy công ty, quản

lý cán bộ, nhân lực, các chính sách theo quy định của nhà nước

Chức năng: tổ chức, vận hành truyền tải điện trên cơ sở phân cấp của

truyền tải điện, phối hợp cùng các đơn vị khác thực hiện nhiệm vụ truyền tảiđiện Đảm bảo công tác truyền tải điện an toàn, liên tục

Nhiệm vụ: Tham gia thực hiện vận hành, sửa chữa, thí nghiệm, lắp đặt mới Báo cáo hàng tháng, quý, đột xuất với công ty.

( đơn vị: người)

Bùi Thị Thu Trang KTLĐ46A KT&QLNHL

Trang 36

2.2.3 Đặc điểm về lao động của Công ty Truyền Tải Điện 1:

Trong tổng số lao động của công ty có 11,4% lao động nữ, 22,4% là lao động quản lý và cán bộ kỹ, còn lại là công nhân.Bậc bình quân là 3,2 Trình độ lành nghề của công nhân và trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý và phân bố lao động của công ty thể hiện qua bảng sau:

Bảng2.2: Trình độ chuyên môn của lao động quản lý(nguồn phòng TCCBĐT)

Bùi Thị Thu Trang KTLĐ46A KT&QLNHL

Trang 37

2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG

VIỆC TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1:

2.3.1 Mục tiêu đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Truyền Tải Điện

1

- Đánh giá để xét nâng ngạch, bậc lương.

Trang 38

Mỗi năm công ty tổ chức thi lên bậc lương cho công nhân kỹ thuật mộtlần vào quý 4 của năm Để được tham gia thi lên bậc lương người lao độngphải đáp ứng được các tiêu chuẩn mà công ty đã quy định.

Theo quy chế đào tạo nâng bậc lương ban hành ngày 27 tháng 5 năm

2005, Công ty tổ chức thi thường xuyên và hàng năm gồm thi nâng bậc lươngcủa công nhân sản xuất, nâng ngạch của cán bộ viên chức, chuyên mônnghiệp vụ Công tác nâng lương viên chức, chuyên môn nghiệp vụ, nhân viênthừa hành nhiệm vụ được thực hiện theo các quy định của nhà nước theo chu

kỳ nâng lương Cá nhân tự đánh giá bản thân rồi trình cho cán bộ quản lý trựctiếp để cán bộ trực tiếp đề nghị với công ty Từng quý công ty dựa trên bản tựđánh giá cá nhân và kết quả đánh giá thực hiện công việc của người lao độngtrong các kỳ trước đó để xét duyệt có bao nhiêu người được nâng lương

Kết quả thi nâng bậc lương tại công ty truyền tải điện 1 trong 3 năm:

Bảng2.3.1: Kết quả thi nâng bậc và giữ bậc- phòng đào tạo(đơn vị: người)

Thực tế, đánh giá thực hiện công việc chưa thực sự là cơ sở để xét nângbậc lương nhất là đối với cán bộ quản lý Công tác đánh giá thực hiện côngviệc chỉ là hình thức, hầu hết cán bộ quản lý đều được nâng lương, nângngạch theo thời gian quy định của nhà nước

Với lao động trực tiếp, quy định về điều kiện nâng bậc lương cũng rấtchung chung không cụ thể, ví dụ như trong tiêu chuẩn để thi nâng bậc lươngquy định: “Thường xuyên hoàn thành công việc được giao về chất lượng lẫn

Bùi Thị Thu Trang KTLĐ46A KT&QLNHL

Ngày đăng: 24/04/2013, 21:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng2.3.Cơ cấu công nhân viên theo chức danh quản lý(nguồn phòng tổ chức cán bộ đào tạo - Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc với cá nhân người lao động tại Công ty truyền tải điện 1
Bảng 2.3. Cơ cấu công nhân viên theo chức danh quản lý(nguồn phòng tổ chức cán bộ đào tạo (Trang 37)
Bảng2.3.3 - Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc với cá nhân người lao động tại Công ty truyền tải điện 1
Bảng 2.3.3 (Trang 41)
- Tinh thần làm việc: tình hình thực hiện nội quy lao động, thái độ làm việc, tinh thần hợp tác, ... - Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc với cá nhân người lao động tại Công ty truyền tải điện 1
inh thần làm việc: tình hình thực hiện nội quy lao động, thái độ làm việc, tinh thần hợp tác, (Trang 65)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w