1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Bài giảng kỹ năng hành nghề tư vấn pháp luật

85 3,9K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 374,5 KB

Nội dung

Nội dung môn học• Chương 1: Những vấn đề chung về hành nghề tư vấn pháp luật 4 tiết tín chỉ • Chương 2: Kỹ năng làm việc với khách hàng 6 tiết tín chỉ • Chương 3: Kỹ năng cung cấp giải p

Trang 1

KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ TƯ

VẤN PHÁP LUẬT

Dành cho lớp Chất lượng cao

Trang 3

Mục tiêu môn học (i)

• Mục tiêu chung: Trang bị một số kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên có định hướng sau tốt

nghiệp sẽ hành nghề tư vấn pháp luật

• Mục tiêu cụ thể: Giúp sinh viên:

Trang 4

Mục tiêu môn học (ii)

• Biết được những việc cần làm và bước đầu có

kỹ năng làm việc với khách hàng tư vấn pháp luật

• Biết được những việc cần làm và bước đầu có

kỹ năng cung cấp giải pháp pháp lý trong tư vấn pháp luật

• Biết được những việc cần làm và bước đầu có

kỹ năng soạn thảo văn bản các văn bản trong

tư vấn pháp luật

Trang 5

Mục tiêu khác

• Kích thích hoạt động học tập – nhận thức

• Phát triển tư duy, khả năng lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động

Trang 6

Phương pháp giảng dạy

Trang 8

Nội dung môn học

• Chương 1: Những vấn đề chung về hành nghề

tư vấn pháp luật (4 tiết tín chỉ)

• Chương 2: Kỹ năng làm việc với khách hàng (6 tiết tín chỉ)

• Chương 3: Kỹ năng cung cấp giải pháp pháp

lý trong tư vấn pháp luật (10 tiết tín chỉ)

• Chương 4: Kỹ năng soạn thảo văn bản trong tư vấn pháp luật (10 tiết tín chỉ)

Trang 9

Danh mục tài liệu tham khảo

• Trương Nhật Quang, Kỹ năng hành nghề luật

sư tư vấn, NXB Lao Động, 2012

• Nguyễn Ngọc Bích, Tài ba của luật sư, NXB Trẻ, 2010

• Nguyễn Thanh Bình (Chủ biên), Nghiệp vụ của luật sư về tư vấn pháp luật, tư vấn hợp

đồng, NXB Thống kê, 2008

Trang 10

Chương 1: Những vấn đề chung về hành nghề

tư vấn pháp luật

1 Khái niệm tư vấn pháp luật và hành nghề tư

vấn pháp luật

2 Cơ sở pháp lý của hành nghề tư vấn pháp luật

3 Những yêu cầu đặt ra đối với nghề tư vấn

pháp luật

4 Đạo đức nghề nghiệp tư vấn pháp luật

Trang 11

Khái niệm tư vấn pháp luật (i)

• Tư vấn là “phát biểu những ý kiến về những vấn đề được hỏi đến nhưng không có quyền quyết định” (Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, 1998, trang 1035)

• Tư vấn pháp luật là việc hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ (Điều 28 Luật Luật sư)

Trang 12

Khái niệm tư vấn pháp luật (ii)

• Tư vấn pháp luật là (i) giúp khách hàng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ (ii) thông qua việc phát biểu những ý kiến (iii) về những vấn

đề do khách hàng đặt ra (iv) trên cơ sở các văn bản pháp luật mà (v) không có quyền quyết

định

Trang 13

Đặc điểm cơ bản của tư vấn pháp luật

• Về phía khách hàng: là người mang đến tình huống pháp luật

• Về phía người tư vấn: dựa trên những tình

huống, thông tin mà khách hàng cung cấp, chỉ dẫn cho khách hàng một hành lang pháp lý an toàn

• Về nội dung tư vấn: mang tính chất tham khảo

Trang 14

Phân biệt về chủ thể của hoạt động hành nghề

tư vấn pháp luật

• Luật sư:

Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện

hành nghề theo quy định của Luật này, thực

hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân,

cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng) (Điều 2 Luật Luật sư)

• Luật gia

Trang 15

Phân biệt với trợ giúp pháp lý

• Tư vấn pháp luật là một trong những hình thức trợ giúp pháp lý

• Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý, giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật (Điều 3 Luật Trợ giúp Pháp lý).

Trang 16

Đối tượng được tư vấn pháp luật

• Đối tượng được tư vấn pháp luật miễn phí gồm: Thành viên của tổ chức chủ quản; các đối

tượng chính được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý

• Đối tượng tư vấn pháp luật có thu phí là những

cá nhân, tổ chức ngoài các đối tượng được tư

vấn pháp luật miễn phí (theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý) để bù đắp chi phí cần thiết

cho hoạt động của Trung tâm

Trang 17

Hiệu quả của tư vấn pháp luật

• Giải pháp tư vấn mang lại hiệu quả kinh tế

• Hành lang pháp lý an toàn, tiên liệu được rủi

ro, đề ra được giải pháp thực hiện nhằm tránh hoặc hạn chế rủi ro

Trang 18

Khái niệm hành nghề tư vấn pháp luật (i)

Hành nghề là (i) làm chuyên một nghề gì đó (ii) để sinh sống

Hình thức hành nghề:

• Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư (văn phòng luật, công ty luật) được thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành

nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề luật sư.

• Hành nghề tại Trung tâm tư vấn pháp luật.

• Hành nghề với tư cách cá nhân.

Trang 19

Khái niệm hành nghề tư vấn pháp luật

(ii)

Các hình thức tư vấn pháp luật

• Tư vấn trực tiếp bằng lời nói: Đây là một trong

những hình thức phổ biến và thường tiến hành đối với vụ việc có tính chất đơn giản hoặc khi người

có nhu cầu tư vấn trực tiếp gặp người tư vấn để

yêu cầu.

• Tư vấn bằng văn bản: Tư vấn bằng văn bản thông

thường được thể hiện qua việc người có nhu cầu

tư vấn viết đơn, thư, chuyển thư điện tử (email), chuyển fax … đến cho người tư vấn nêu rõ yêu

cầu tư vấn dưới dạng các câu hỏi cụ thể.

Trang 20

Phân biệt với hoạt động tư vấn pháp luật của

pháp chế trong doanh nghiệp

• Về chủ thể

• Về đối tượng

• Về nội dung của hoạt động tư vấn pháp luật

Trang 21

Khái quát về các vụ việc cần tư vấn pháp luật

• Vụ việc thương mại (Giao dịch thương mại, đầu tư nước ngoài và hoạt động công ty – bao gồm cả sáp nhập, mua lại doanh nghiệp)

• Vụ việc dân sự (Bao gồm cả: Vụ việc hôn

nhân gia đình; Vụ việc về sở hữu trí tuệ)

• Vụ việc hành chính

• Vụ việc hình sự

Trang 22

Thảo luận

• Hình dung về nghề tư vấn pháp luật?

• Triển vọng, thù lao của nghề tư vấn pháp luật?

Trang 23

Quy trình thực hiện tư vấn pháp luật (i)

1 Tiếp nhận nhận đơn/vụ việc và xem xét

2 Phản hồi thông tin pháp lý cho khách hàng

3 Đề nghị khách hàng trình bày, giải thích thêm

về trường hợp yêu cầu tư vấn

4 Xác định vấn đề/quan hệ pháp luật giải

quyết/tranh chấp qua yêu cầu của khách hàng5.Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ

Trang 24

Quy trình thực hiện tư vấn pháp luật (ii)

6 Tìm tòi giúp cho khách hàng thực hiện được

quyền và nghĩa vụ của mình trong các quan hệ

pháp luật

7.Tra cứu văn bản pháp luật áp dụng

8.Nhận định và đưa ra các giải pháp trên cơ sở yêu cầu của đối tượng, hướng dẫn cho các đối tượng được tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cần xử

sự như thế nào trong các hoàn cảnh của họ để phù hợp với pháp luật và tránh được những hậu quả pháp lý bất lợi.

Trang 25

Cơ sở pháp lý của hành nghề tư vấn pháp luật

• Luật Luật sư năm 2006

• Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật s

ư

năm 2012 (có hiệu lực 01/7/2013)

• Nghị định 28/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hư

ớng dẫn thi hành Luật Luật sư

(hết hiệu lực Điều 12, Điều 13 Chương IV)

• Quyết định 356b/2002/QĐ-BTP về Quy tắc mẫu v

ề đạo đức nghề nghiệp luật sư

• Nghị định 77/2008/NĐ-CP về việc tư vấn pháp lu

ật

Trang 26

Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm

2012 (i)

• Điều 1 Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về nguyên tắc, điều kiện,

phạm vi, hình thức hành nghề, tiêu chuẩn,

quyền, nghĩa vụ của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật

sư, quản lý hành nghề luật sư, hành nghề của

tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam

Trang 27

Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm

2012 (ii)

• Điều 2 Luật sư

Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch

vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).

• Điều 4 Dịch vụ pháp lý của luật sư

Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố

tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác.

Trang 28

Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm

2012 (iii)

• Điều 22 Phạm vi hành nghề luật sư: …3

Thực hiện tư vấn pháp luật

Trang 29

Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm

2012 (iv)

• Điều 23 Hình thức hành nghề của luật sư

1 Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư.

Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được

thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề luật sư.

2 Hành nghề với tư cách cá nhân.

3 Luật sư được lựa chọn một trong hai hình thức

hành nghề quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để hành nghề.

Trang 30

Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm

2012 (iv)

• Điều 24 Nhận và thực hiện vụ, việc của khách hàng

1 Luật sư tôn trọng sự lựa chọn luật sư của khách hàng; chỉ nhận vụ, việc theo khả năng của mình và thực hiện

vụ, việc trong phạm vi yêu cầu của khách hàng.

2 Khi nhận vụ, việc, luật sư thông báo cho khách hàng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư trong việc thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng.

3 Luật sư không chuyển giao vụ, việc mà mình đã nhận cho luật sư khác làm thay, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc trường hợp bất khả kháng.

Trang 31

Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm

2012 (v)

• Điều 28 Hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư

1 Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa

ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ.

Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật.

2 Khi thực hiện tư vấn pháp luật, luật sư phải giúp khách hàng thực hiện đúng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

Trang 32

Những yêu cầu đặt ra đối với người tư vấn

Trang 33

Những yêu cầu đặt ra đối với người tư vấn

pháp luật (ii)

• Yêu cầu đặt ra trong khi tư vấn là các bên

(người tư vấn và khách hàng) phải tuân thủ pháp luật, nguyên tắc đạo đức và ứng xử của nghề, độc lập, khách quan, tôn trọng sự thật, trung thực… trên cơ sở mọi vấn đề đều phải được giải quyết căn cứ theo pháp luật

Trang 34

Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công

lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Trang 35

Nguyên tắc khi tư vấn pháp luật

• Hiểu rõ và xác định đúng vấn đề cần tư vấn; biết lắng nghe, cảm thông và chia sẻ với người được tư vấn; đi thẳng vào trọng tâm của vấn đề tư vấn; chỉ đưa ra thông tin phù hợp với vấn đề tư vấn, không đưa ra kết luận

theo chủ quan của người tư vấn; hướng dẫn người được

tư vấn tự đưa ra lựa chọn và quyết định cho vấn đề của mình.

• Người tư vấn có trách nhiệm giữ bí mật đối với thông tin do người được tư vấn cung cấp, không tiết lộ cho

người khác nếu không có sự đồng ý của người được tư vấn; nếu gây thiệt hại do việc tiết lộ thông tin thì có thể người tư vấn phải bồi thường thiệt hại.

Trang 36

Thảo luận

• Nhiệm vụ, tiêu chuẩn và phẩm chất cần có của người tư vấn pháp luật?

Trang 37

Đạo đức nghề nghiệp tư vấn pháp luật

• Bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng

• Tránh xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật

• Tôn trọng nguyên tắc giữ bí mật thông tin

Trang 38

Thảo luận: Vấn đề nào là quan trọng nhất?

• Sự tin cậy trong quan hệ với khách hàng

• Sự am hiểu đầy đủ vấn đề

• Sự đầy đủ của ý kiến tư vấn

• Tính riêng tư trong quan hệ

• Xung đột lợi ích

• Cơ sở của việc chấm dứt quan hệ tư vấn

Trang 39

Nguyên tắc hành nghề (Điều 5 Luật Luật sư năm 2006)

1 Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật

2 Tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề

nghiệp luật sư

3 Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách

quan

4 Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng

5 Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư

Trang 40

Các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 9 Luật Luật sư năm 2006)

Nghiêm cấm luật sư thực hiện các hành vi sau đây:

a) Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp

luật (sau đây gọi chung là vụ, việc);

b) Cố ý cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật;

c) Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

Trang 41

Các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 9 Luật Luật sư năm 2006)

d) Sách nhiễu, lừa dối khách hàng;

đ) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác

từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý; e) Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc; g) Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an

toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích

công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ

chức, cá nhân.

Trang 43

Chương 2: Kỹ năng làm việc với khách hàng

1 Kỹ năng xây dựng quan hệ với khách hàng trong tư vấn pháp luật

2 Kỹ năng xác định và phân loại khách hàng

trong tư vấn pháp luật

3 Kỹ năng thu thập thông tin từ khách hàng

trong tư vấn pháp luật

Trang 45

Kỹ năng xây dựng quan hệ với khách hàng

trong tư vấn pháp luật

• Mối quan hệ với khách hàng là tiền đề cho

hiệu quả của tư vấn pháp luật, là yếu tố tạo ra môi trường giao tiếp chuẩn mực và sự gắn bó trong công việc

• Vận dụng kỹ năng xây dựng mối quan hệ với khách hàng, sẽ tạo ra mối quan hệ tin cậy, cởi

mở, chân thành và tôn trọng pháp luật, tôn

trọng lợi ích của cộng đồng với khách hàng khi thực hiện tư vấn pháp luật

Trang 46

Khái niệm

• Kỹ năng xây dựng mối quan hệ với khách

hàng trong tư vấn pháp luật là sự vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm và giá trị của hoạt

động tư vấn pháp luật chuyên nghiệp để biểu hiện tôn trọng khách hàng, biểu hiện trung

thực và biểu hiện tận tâm, nhằm tạo ra mối

quan hệ cởi mở, tin cậy, trung thực trong tư

vấn pháp luật

Trang 47

Nội hàm

• Biểu hiện tôn trọng nhân cách của khách hàng

• Biểu hiện sự trung thực

• Biểu hiện sự tận tâm với khách hàng

Lưu ý: Kỹ năng này thể hiện ở các giai đoạn

trước, trong và cả sau khi tư vấn cho khách hàng

Trang 48

Biểu hiện tôn trọng khách hàng (i)

thấy thoải mái, tự tin

• Người tư vấn ăn mặc lịch sự, tư thế chững

Trang 49

Biểu hiện tôn trọng khách hàng (ii)

• Tôn trọng quan điểm và quyết định của khách

hàng đối với vấn đề của họ, bao gồm: đánh giá

vấn đề theo quan điểm, chuẩn mực của khách

hàng và tôn trọng quyết định, sự lựa chọn của

khách hàng khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật.

• Lưu ý: Tôn trọng khách hàng trong tư vấn pháp luật phải có giới hạn Người tư vấn chỉ biểu thị sự tôn trọng những giá trị, chuẩn mực phù hợp với đạo đức và pháp luật

Trang 50

Biểu hiện trung thực với khách hàng (i)

• Sự rõ ràng và nghiêm túc trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật: (i) Rõ ràng minh

bạch trong các thông tin về dịch vụ; (ii)

Nghiêm túc giữ đúng những cam kết

• Biểu hiện tôn trọng pháp luật khi thực hiện tư vấn pháp luật: (i) Làm đúng pháp luật; (ii) Từ chối yêu cầu trái pháp luật của khách hàng

• Biểu hiện tôn trọng sự thật khi thực hiện tư vấn pháp luật

Trang 51

Biểu hiện trung thực với khách hàng (ii)

Khách quan trước vấn đề của khách hàng: nhận thức sự việc trên cơ sở những thông tin thực

tế, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của

khách hàng một cách trung thực, không trầm trọng hoá hay đơn giản hoá nội dung tư vấn, đưa ra lời khuyên vô tư, chân thực trong việc

lý giải các sự kiện và yếu tố pháp lý, đưa ra

mức thù lao đúng với giá trị công lao động của hoạt động tư vấn

Ngày đăng: 06/12/2015, 18:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w