Chúng ta cần đào tạo nên những con người lao động mới vừa nắm vững lí thuyết vừa có năng lực thực hành với kỹ năng vững vàng. Do vậy nhất thiết phải rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản, đặc biệt là kỹ năng thực hành.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
- -RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THỰC HÀNH CHO HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC DẠY HỌC CÁC BÀI THỰC
HÀNH TIN HỌC 11 THPT
Giáo viên hướng dẫn: PGS TS Mai Văn Trinh Sinh viên thực hiện: Lê Thị Dung
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
Tin học là một thành phần không thể thiếu của trình độ văn hoá phổ thông của con người trong thời đại mới
Chúng ta cần đào tạo nên những con người lao động mới vừa nắm vững
lí thuyết vừa có năng lực thực hành với kỹ năng vững vàng Do vậy nhất thiết phải rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản, đặc biệt là kỹ năng thực hành.
Đa số trang thiết bị dạy học ở phòng máy ở hầu hết các cơ sở đào tạo hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu triển khai chương trình dạy Tin học Do vậy việc giảng dạy thực hành, đổi mới phương pháp dạy học còn nhiều khó khăn
1 Lý do chọn đề tài
Đó chính là lí do tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh thông qua việc dạy học các bài thực hành Tin học
11 THPT”.
LÊ THỊ DUNG 46A - CNTT
Trang 4Nếu tổ chức dạy học các bài thực hành Tin học theo hướng đổi mới bảo đảm các yêu cầu về sư phạm thì sẽ hình thành, rèn luyện và phát triển được kỹ năng thực hành lập trình cho học sinh, từ đó nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tổ chức dạy học các bài thực hành Tin học nhằm rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh lớp 11 THPT.
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
a) Khách thể nghiên cứu
b) Đối tượng nghiên cứu
4 Giả thuyết khoa học
Trang 55 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu tổng hợp cơ sở lí luận về hình thành và phát triển kỹ năng trong giảng dạy thực hành Tin học ở trường THPT.
Xác định cơ sở và hệ thống các kỹ năng thực hành cơ bản cần rèn luyện cho học sinh.
Nghiên cứu cách tổ chức dạy học các bài thực hành Tin học để rèn luyện và phát triển kỹ năng thực hành cho học sinh.
Thiết kế mẫu một số giáo án giảng dạy các bài thực hành Tin học 11
Thực nghiệm sư phạm
6 Phương pháp nghiên cứu
a) Nghiên cứu lí thuyết
b) Nghiên cứu thực nghiệm
Trang 67 Những đóng góp mới của đề tài
Xác định được hệ thống kỹ năng thực hành cần rèn luyện cho học sinh lớp 11 THPT.
Bước đầu xác định quy trình rèn luyện kỹ năng thực hành
Xác định cách tổ chức dạy học các bài thực hành để rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh.
Xây dựng mẫu giáo án của các bài thực hành Tin học 11
8 Cấu trúc của khoá luận
Phần mở đầu
Phần nội dung :Gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc hình thành và phát triển
kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học Tin học ở trường THPT
Chương 2: Tổ chức dạy học các bài thực hành cho học sinh lớp 11 THPT
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Phần kết luận
Trang 7PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG THỰC HÀNH CHO HỌC
SINH TRONG DẠY HỌC TIN HỌC Ở TRƯỜNG THPT
1 Cơ sở lí luận của việc rèn luyện kỹ năng thực hành
a) Khái niệm kỹ năng thực hành
Kĩ năng thực hành trong dạy học (đối với học sinh) là khả năng học sinh thực hiện có kết quả các thao tác hành động trong việc áp dụng tri thức đã học vào thực tế.
b) Vai trò của kỹ năng thực hành trong dạy học Tin học
Bên cạnh trang bị cho học sinh một lượng lớn kiến thức lí thuyết chúng
ta còn phải rèn luyện cho các em kỹ năng thực hành tương ứng Vì kỹ năng
thực hành là công cụ để học sinh tự lực nghiên cứu Tin học và áp dụng các
thành tựu của Tin học và đời sống thực tiễn
Trang 82 Cơ sở thực tiễn của việc rèn luyện kỹ năng thực hành
a) Mục tiêu và nhiệm vụ của môn Tin học trong nhà trường phổ thông
Vũ trang cho học sinh những tri thức, kỹ năng cơ bản, cơ sở của Tin học,
từ đại cương về Tin học đến phương pháp lập trình giải các bài toán trên một ngôn ngữ lập trình nào đó
Trên cơ sở cung cấp những tri thức cơ bản, có hệ thống bộ môn Tin học còn phải rèn luyện cho học sinh những năng lực trí tuệ chung như kỹ năng
tư duy trừu tượng, kỹ năng thực hành cần thiết
Về thực hành cần chú trọng đến kỹ năng sử dụng máy tính, kỹ năng vận dụng Tin học vào thực tiễn Cũng cần chú ý cho học sinh thói quen gắn liền các thao tác tư duy với các kỹ năng thực hành như là một thể thống nhất trong hoạt động nhận thức.
Trang 9b) Thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng thực hành Tin học ở trường THPT Việc rèn luyện các kỹ năng thực hành cho học sinh đang còn nhiều hạn chế
vì một số lí do sau đây:
Do phòng máy nói chung là quá tải nên việc tổ chức và thực hiện các buổi thực hành còn gặp nhiều khó khăn Mỗi tiết thực hành được tiến hành trong vòng 45 phút, nếu tổ chức không tốt sẽ có rất nhiều học sinh không làm việc trong giờ thực hành.
Giáo viên chưa quan tâm đến việc học sinh đạt được những kỹ năng gì qua các giờ thực hành.
Mục đích lớn nhất của học sinh hiện nay là vào đại học, nên việc đầu tư vào nghiên cứu môn Tin học hầu như ít được quan tâm Mặt khác, không phải mọi gia đình đều có máy vi tính riêng cho con em Nhiều học sinh có máy hoặc tiếp xúc với máy chỉ sử cụng nhiều vào mục đích chơi các trò chơi.
Trang 103 Các kỹ năng thực hành cần rèn luyện
Kỹ năng vận dụng tri thức Tin học vào hoạt động lập trình
Kỹ năng vận dụng tri thức Tin học vào giải các bài toán thực tiễn
Kỹ năng vận dụng tri thức vào khai thác các thành tựu về Tin học
4 Vai trò của hoạt động lập trình trong việc rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh
Hoạt động lập trình không chỉ góp phần phát triển năng lực trí tuệ chung như tư duy trừu tượng, trí tưởng tượng, tư duy logic, ngôn ngữ chính xác và rèn luyện các phẩm chất tư duy mà còn cung cấp cho học sinh một hệ thống vững chắc những tri thức, kỹ năng về phương pháp Tin học phổ thông.
Trang 111 Nội dung chương trình các bài thực hành lớp 11
a) Nội dung
b) Yêu cầu
Các bài tập và thực hành được xây dựng có hệ thống; các yêu cầu cụ thể về thực hành khá đa dạng nhưng đều xoay quanh trọng tâm: vận dụng kiến thức cơ bản về thuật toán, các cấu trúc dữ liệu, ngôn ngữ lập trình bậc cao, kỹ năng lập trình cho yêu cầu tổng thể là giải quyết bài toán trên máy tính.
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC BÀI THỰC
HÀNH CHO HỌC SINH LỚP 11 THPT
Trang 122 Quy trình rèn luyện kỹ năng
Các kỹ năng thực hành Tin học được hình thành qua 4 bước: a) Tìm hiểu nội dung bài toán
b) Xây dựng thuật giải
c) Thực hiện xây dựng chương trình
d) Thực hiện chương trình
3 Các bước của bài thực hành
Bước 1: Xác định nhiệm vụ nhận thức
Bước 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Bước 3: Tổ chức thực hành
Bước 5: Báo cáo kết quả, rút ra kết luận, đánh giá
Bước 4: Học sinh độc lập suy nghĩ để hoàn thiện chương trình
Trang 134 Yêu cầu đối với bài thực hành
* Đối với giáo viên:
- Trước khi thực hành: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Nắm rõ đặc điểm của từng bài thực hành
- Nắm vững cách thức một bài thực hành
- Giáo viên chỉ có vai trò hướng dẫn, uốn nắn, đánh giá kết quả bài thực hành của học sinh chứ không được làm thay
* Đối với học sinh
- Chuẩn bị lí thuyết trước khi thực hành
- Nghiên cứu ở nhà nội dung của các bài thực hành
- Nắm được mục đích của bài thực hành
- Tự lực viết chương trình dựa trên thuật toán đã được hướng dẫn
- Báo cáo kết quả và rút ra kết luận sau mỗi bài thực hành
5 Sử dụng các bài tập và thực hành để rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh
* Xây dựng giáo án cho các bài tập và thực hành
Trang 14CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1 Mục đích thực nghiệm
Nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học Đánh giá tính khả thi của đề tài trong việc rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh theo quy trình đã đề ra.
2 Đối tượng thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trên đối tượng là học sinh lớp
11 của trường THPT Nghi Lộc I – Nghi Lộc – Nghệ An.
3 Nội dung thực nghiệm
Xác định hiệu quả của quy trình rèn luyện kỹ năng đã xây dựng.
Sử dụng các bài thực hành để rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh lớp 11.
Tiến hành soạn giáo án và giảng dạy các bài thực hành
Trang 154 Phương pháp thực nghiệm
- Lớp TN: Dạy theo giáo án do tôi xây dựng theo quy trình rèn luyện kỹ năng thực hành trong khoá luận.
- Lớp ĐC: Tổ chức dạy học thực hành nhưng không theo quy trình rèn luyện kỹ năng được trình bày trong khoá luận.
- Chọn lớp ĐC và TN theo nguyên tắc: đồng đều về sĩ số, trình độ nhận thức, tỷ lệ giới tính và các điều kiện học tập khác Sau khi lựa chọn lớp ĐC
và lớp TN chúng tôi có kết quả như sau:
- Kết thúc mỗi bài thực hành tôi đều tiến hành kiểm tra các lớp ĐC và TN, nội dung kiểm tra như nhau, hình thức kiểm tra viết, thời gian 15 phút/ bài.
- Kết quả kiểm tra được xử lí bằng phương pháp thống kê toán học
Trang 165 Xử lí và phân tích kết quả thực nghiệm
a) Kiểm tra lần 1
Bảng 3.1: Bảng phân phối số học sinh đạt điểm Xi
0 2 4 6 8 10 12 14 16
DC TN
Biểu đồ điểm số
Trang 17Bảng 3.3: Bảng tần số % học sinh đạt điểm Xi trở xuống
Đồ thị tần suất số % học sinh đạt điểm Xi trở xuống
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0
DC TN
- Kiểm tra lần 1: Lớp TN có điểm trung bình cao hơn lớp ĐC.
- Hệ số biến thiên của lớp TN thấp hơn lớp ĐC.
- Qua đồ thị: Đồ thị lớp TN ở bên phải và thấp hơn so với đồ thị lớp
ĐC chứng tỏ kết quả lớp ĐC thấp hơn lớp TN.
Trang 18b) Kiểm tra lần 2
Bảng 3.5: Bảng phân phối số học sinh đạt điểm Xi
0 5 10 15 20
DC TN
Biểu đồ điểm số
Trang 19Bảng 3.7: Bảng tần số % học sinh đạt điểm Xi trở xuống
Đồ thị tần suất số % học sinh đạt điểm Xi trở xuống
- Điểm kiểm tra lần 2 lớp TN có cao hơn của lớp ĐC
- Hệ số biến thiên của lớp ĐC cao hơn lớp TN thể hiện sự bền vững của các kỹ năng
- Hệ số td = 2.8 chứng tỏ kết quả học tập ở lớp TN cao hơn lớp ĐC thực sự, độ tin cậy cao.
0
20
40
60
80
100
120
§C TN
Trang 20Lời cảm ơn
Trân trọng cảm ơn hội đồng bảo vệ, quý thầy cô, gia đình, anh chị, bạn bè, người thân trong thời gian qua đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp
Vì điều kiện thời gian và tư liệu còn hạn chế, hơn nữa đây lại
là bước tập sự đầu tiên của tôi trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy cô và những người quan tâm tới đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn !