1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

MỘT số vấn đề về PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

15 338 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 244,42 KB

Nội dung

+ Hoạt động điều hành thể hiện ở chỗ để bảo đảm cho các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước được thi hành trên thực tế, các cơ quan hành chính nhà nước phải tiến hành hoạt đ

Trang 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

I KHÁI NIỆM LUẬT HÀNH CHÍNH

1 Luật Hành chính là gì?

1.1 Khái niệm Luật Hành chính

Luật Hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt nam Luật hành chính điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính

nhà nước Có thể nói Luật Hành chính là ngành luật về quản lý hành chính nhà nước

- Quản lý là sự tác động có mục đích của các chủ thể quản lý đối với các đối tượng

quản lý Quản lý được thực hiện bằng tổ chức và quyền uy Có tổ chức thì mới phân định

rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, bộ phận và của những người tham gia hoạt động chung Có quyền uy thì mới bảo đảm được sự phục tùng của cá nhân đối với tổ chức, của cấp dưới đối với cấp trên

- Quản lý nhà nước là sự tác động của các cơ quan mang quyền lực nhà nước (chủ

thể quản lý) tới các đối tượng quản lý (đơn vị, tổ chức, công dân) nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước Nói cách khác quản lý nhà nước là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước Như vậy tất cả các cơ quan nhà nước đều có chức năng quản lý nhà nước

- Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành

pháp Hoạt động hành pháp là hoạt động thi hành pháp luật hay còn gọi là hoạt động chấp

hành và điều hành của Nhà nước Nội dung hoạt động chấp hành và điều hành thể hiện trên các mặt sau đây:

+ Hoạt động chấp hành thể hiện ở mục đích của quản lý hành chính nhà nước là nhằm bảo đảm thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước trên thực tế

+ Hoạt động điều hành thể hiện ở chỗ để bảo đảm cho các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước được thi hành trên thực tế, các cơ quan hành chính nhà nước phải tiến hành hoạt động tổ chức, chỉ đạo, điều hành trực tiếp đối với các đối tượng quản

lý thuộc quyền Trong quá trình điều hành, các cơ quan hành chính nhà nước có quyền nhân danh nhà nước ban hành các văn bản pháp luật (dựa trên các Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên) hoặc ra các chỉ thị, yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể bắt buộc đối tượng quản lý có liên quan phải thực hiện

Nguyên tắc quản lý hành chính Nhà nước:

Quản lý hành chính nhà nước là một hoạt động có mục đích của Nhà nước, do vậy, hoạt động này phải được tiến hành trên những nguyên tắc nhất định Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động quản lý hành chính Nhà nước bao gồm 2 nhóm sau:

Trang 2

- Các nguyên tắc chính trị - xã hội gồm:

+ Nguyên tắc Đảng lãnh đạo;

+ Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước;

+ Nguyên tắc tập trung dân chủ;

+ Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc;

+ Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa (mọi cơ quan, tổ chức công dân phải nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật, luật pháp ban hành phải được thi hành và chấp hành nghiêm chỉnh)

- Các nguyên tắc tổ chức - kỹ thuật bao gồm:

+ Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương: quản lý theo ngành là quản lý trên phạm vi tổng thể hoạt động của các đơn vị, tổ chức hoạt động có cùng một mục đích (ví dụ như quản lý đối với ngành giáo dục, ngành y tế ) Quản lý theo địa phương là quản lý trên phạm vi một lãnh thổ nhất định Theo pháp luật nước ta thì quản lý theo địa phương được thực hiện ở ba cấp: tỉnh, huyện và xã Quản lý ngành kết hợp với quản lý theo địa phương là sự kết hợp giữa quản lý theo chiều dọc của các Bộ đối với quản lý theo chiều ngang của Uỷ ban nhân dân địa phương

+ Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng: quản lý theo chức năng là quản lý theo từng lĩnh vực chuyên môn nhất định Cơ quan quản lý theo chức năng là cơ quan quản lý một lĩnh vực chuyên môn hay một nhóm các lĩnh vực chuyên môn có liên quan với nhau Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng để bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả từng chức năng quản lý riêng biệt của các tổ chức trong ngành, đồng thời, bảo đảm được mối quan hệ điều hòa phối hợp liên ngành

1.2 Luật Hành chính quy định những vấn đề gì?

Với tư cách một ngành luật, Luật Hành chính gồm tổng thể các quy phạm pháp luật quy định những vấn đề cơ bản sau:

- Quy định vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan hành chính nhà nước, quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khác của quản lý hành chính nhà nước, mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước và công dân;

- Xác định những nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước;

- Xác định cơ chế quản lý hành chính trên mọi lĩnh vực (kinh tế, chính trị, văn hóa,

xã hội, an ninh, quốc phòng );

- Quy định quy chế công vụ, quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức , chế độ khen thưởng, kỷ luật;

- Quy định các hành vi vi phạm hành chính, chế tài (biện pháp) xử phạt, xử lý hành chính;

- Quy định về cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quản lý hành chính nhà nước, trình tự, thủ tục tố tụng hành chính

2 Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính

Trang 3

Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính (tức là đối tượng mà Luật hành chính tác

động tới) là các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước,

bao gồm các nhóm quan hệ sau đây:

- Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước (Chính phủ, các Bộ, Uỷ ban nhân dân ) thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

- Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cơ quan quyền lực Nhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân), Tòa án, Viện Kiểm sát xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan

- Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước khác, các cá nhân và tổ chức được Nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật quy định

Trong 3 nhóm quan hệ kể trên thì nhóm quan hệ thứ nhất là nhóm quan hệ cơ bản nhất mà Luật Hành chính điều chỉnh Theo đó, các quan hệ quản lý của cơ quan Nhà nước phát sinh trong hoạt động chấp hành và điều hành gồm những mối quan hệ sau đây:

+ Mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới theo hệ thống dọc (ví dụ quan hệ giữa Chính phủ với các Bộ, giữa Uỷ ban nhân dân tỉnh với Uỷ ban nhân dân huyện)

+ Mối quan hệ giữa cơ quan hành chính cùng cấp, thực hiện các mối quan hệ phối hợp, phục vụ lẫn nhau (ví dụ mối quan hệ giữa các Sở, quan hệ giữa các Phòng thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quan hệ giữa các Cục, Vụ thuộc Bộ với nhau )

+ Mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính Nhà nước với các đơn vị cơ sở trực thuộc (ví dụ mối quan hệ giữa Uỷ ban nhân dân huyện với các đơn vị trực thuộc ) + Mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính có thẩm quyền với các tổ chức sự nghiệp và các tổ chức kinh doanh của các thành phần kinh tế trong xã hội (ví dụ quan hệ giữa Bộ Y tế với các bệnh viện, trung tâm y tế; quan hệ giữa Sở Kế hoạch đầu tư với các doanh nghiệp trong hoạt động đăng ký kinh doanh )

+ Mối quan hệ giữa cơ quan hành chính có thẩm quyền với các tổ chức xã hội và các đoàn thể nhân dân (ví dụ quan hệ giữa Uỷ ban nhân dân tỉnh với các tổ chức xã hội trong vấn đề đăng ký lập Hội, phê chuẩn Điều lệ hoạt động Hội; quan hệ giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam trong việc phối hợp hoạt động bảo đảm quyền của người lao động )

+ Mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính có thẩm quyền và công dân (ví dụ quan

hệ giữa Uỷ ban nhân dân cấp xã với công dân trong vấn đề đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn; quan hệ giữa cơ quan Địa chính - Xây dựng với công dân trong hoạt động cấp phép xây dựng )

3 Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính

Phương pháp điều chỉnh của Luật là cách thức tác động của Luật lên các mối quan

hệ xã hội

Trang 4

Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh đơn phương Phương pháp mệnh lệnh đơn phương nghĩa là một bên (cơ quan hành chính nhà

nước) được nhân danh quyền lực nhà nước ra các mệnh lệnh mà không cần sự thoả thuận của bên kia, thể hiện qua các quyết định quản lý nhà nước và bên kia tức là đối tượng quản lý (tổ chức, đơn vị, công dân) phải phục tùng, thực hiện quyết định đó Mệnh lệnh, quyết định hành chính phải thuộc phạm vi thẩm quyền của bên nhân danh nhà nước, vì lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội, trên cơ sở pháp luật, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên hữu quan và được đảm bảo thi hành bằng sự cưỡng chế nhà nước Đây còn được gọi

là mối quan hệ quyền lực - phục tùng giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý

Cần chú ý là cơ quan hành chính nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước có quyền đơn phương ra quyết định (không cần phải thỏa thuận với đối tượng bị quản lý) nhưng quyết định này phải được ban hành trong phạm vi thẩm quyền luật định, vì lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội Quyết định đơn phương của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối tượng quản lý có liên quan và được bảo đảm thi hành bằng cưỡng chế nhà nước

II MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN

LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1 Hình thức quản lý hành chính nhà nước

1.1 Thế nào là hình thức quản lý hành chính nhà nước

Hình thức quản lý hành chính nhà nước là biểu hiện cụ thể bên ngoài của hoạt động quản lý hành chính nhà nước Hình thức quản lý hành chính nhà nước có những đặc điểm sau:

- Mang tính quyền lực nhà nước bởi các hình thức này do chủ thể quản lý (tức là các

cơ quan nhà nước) thực hiện

- Được tiến hành trên cơ sở quy định của pháp luật (được pháp luật cho phép)

- Áp dụng trong các mối quan hệ phát sinh từ hoạt động chấp hành và điều hành của Nhà nước

1.2 Các hình thức quản lý hành chính nhà nước

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp lý quan trọng nhất trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản

do cơ quan có thẩm quyền ban hành ấn định những quy tắc xử sự chung cho xã hội Trong văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan quản lý nhà nước ấn định những quy tắc chung trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước như quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các bên tham gia quan hệ quản lý, xác định thẩm quyền và thủ tục tiến hành hoạt động của đối tượng quản lý nhằm thực hiện chức năng chấp hành và thi hành pháp luật, đặt ra những bảo đảm cho việc thực hiện trật tự quản lý nhà nước

- Ban hành văn bản áp dụng pháp luật:

Trang 5

Ban hành văn bản áp dụng pháp luật là hình thức hoạt động chủ yếu của các cơ quan

hành chính nhà nước Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản của cơ quan (người) có thẩm quyền áp dụng các quy định pháp luật vào một trường hợp cụ thể Cũng như văn bản quy phạm pháp luật hành chính, đặc trưng cơ bản của văn bản áp dụng pháp luật là tính quyền lực nhà nước và tính dưới luật Bên cạnh đó, văn bản áp dụng pháp luật còn phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật hành chính

- Thực hiện những hoạt động mang tính pháp lý khác:

Đó là các hoạt động như áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật (ví dụ kiểm tra giấy phép sử dụng súng săn, kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra đăng ký tạm trú, tạm vắng ); đăng ký, chứng thực các sự kiện như đăng ký hộ khẩu, đăng ký khai sinh, công chứng các giấy tờ, bản sao giấy tờ ; cấp một số giấy tờ nhất định như cấp giấy phép sử dụng súng săn, cấp giấy chứng minh nhân dân Hình thức này cũng là hoạt động áp dụng, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật nhưng khác ở chỗ không phải ban hành văn bản áp dụng pháp luật

- Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp:

Hình thức này là một loại biểu hiện của hoạt động quản lý thông qua hoạt động mang tính hướng dẫn, điều phối, tổ chức chỉ đạo chung để thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và áp dụng pháp luật như phân công nhiệm vụ giữa các bộ phận, giữa các

cá nhân trong tập thể, tổ chức triển khai hoạt động, chuẩn bị hội nghị, hội thảo, lập kế hoạch công tác, kiểm tra hoạt động của các đơn vị, cá nhân

- Thực hiện những tác động về nghiệp vụ, kỹ thuật:

Là hoạt động sử dụng kiến thức nghiệp vụ, áp dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật vào hoạt động quản lý nhà nước Ngày nay những tác động nghiệp vụ, kỹ thuật được hỗ trợ rất nhiều bởi khoa học kỹ thuật hiện đại và công nghệ thông tin Đây cũng là điều kiện bảo đảm cho hoạt động quản lý được tiến hành nhanh nhạy, hiệu quả hơn

Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, cơ quan (người) có thẩm quyền sẽ lựa chọn hình thức quản lý hành chính phù hợp để áp dụng trong các hoàn cảnh, điều kiện

cụ thể nhằm bảo đảm hoạt động quản lý được thực hiện nhanh nhạy, hiệu quả Người lãnh đạo có năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức, có kiến thức quản lý hành chính tốt sẽ tìm ra được phương án phù hợp nhất cần áp dụng để hoàn thành nhiệm vụ được giao

2 Phương pháp quản lý hành chính Nhà nước

2.1 Phương pháp quản lý hành chính Nhà nước là gì?

Phương pháp quản lý hành chính nhà nước hiểu theo nghĩa hẹp là cách thức tác động của chủ thể quản lý hành chính nhà nước lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục đích

đã đề ra Nói cách khác phương pháp quản lý hành chính là cách thức thực hiện chức năng của quản lý nhà nước Phương pháp quản lý hành chính nhà nước thể hiện ý chí của Nhà nước trong việc quản lý xã hội

2.2 Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước

Trang 6

Quản lý nhà nước là sự tác động của Nhà nước lên nhận thức và hành vi của con người trong xã hội Khoa học về quản lý đã xác định có hai khả năng tác động một cách hiệu quả lên nhận thức và hành vi của con người là:

Thứ nhất, sử dụng tổng hợp những biện pháp và cách thức khác nhau để bảo đảm đối tượng tự giác thực hiện hành vi xử sự cần thiết

Thứ hai, sử dụng tổng hợp những biện pháp và cách thức khác nhau để bắt buộc đối tượng thực hiện hành vi xử sự cần thiết

Từ hai khả năng tác động nói trên lên hành vi và nhận thức của con người đã hình thành các phương pháp quản lý hành chính chủ yếu sau:

* Phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế:

- Phương pháp thuyết phục:

Tương ứng với khả năng thứ nhất đã nói ở trên, thuyết phục là phương pháp làm cho đối tượng quản lý hiểu rõ sự cần thiết phải thực hiện những hành vi nhất định hoặc tránh (không) thực hiện những hành vi nhất định Phương pháp thuyết phục là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích của chủ thể quản lý (Nhà nước) và đối tượng quản lý (tổ chức, công dân) về cơ bản là thống nhất, hoạt động quản lý của Nhà nước thể hiện ý chí và phục vụ người lao động trong xã hội Thông qua phương pháp thuyết phục, các chủ thể quản lý giáo dục cho mọi công dân nhận thức đúng đắn về chấp hành kỷ cương, pháp luật, kỷ luật của Nhà nước, động viên họ tự giác thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước Phương pháp thuyết phục thể hiện trong việc sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, ngoài việc tuyên truyền, giáo dục, vận động như đề cập ở trên còn sử dụng các biện pháp như nhắc nhở, giải thích, hướng dẫn, kêu gọi, hô hào, cung cấp thông tin, phát triển các hình thức tự quản, tổ chức, phát động thi đua, biểu dương, khen thưởng người chấp hành tốt và các biện pháp mang tính thuyết phục khác mà chủ thể quản lý thấy sử dụng để đạt được mục đích vận động mọi người thực hiện hành vi xử sự cần thiết một cách tự giác

- Phương pháp cưỡng chế:

Cưỡng chế nhà nước là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng những biện pháp bắt buộc bằng bạo lực về mặt vật chất hay tinh thần đối với cá nhân, tổ chức trong những trường hợp pháp luật quy định, nhằm buộc các cá nhân hay tổ chức đó phải thực hiện hay không được thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế nhất định đối với tài sản của cá nhân, tổ chức hay tự do thân thể đối với cá nhân Biểu hiện của phương pháp cưỡng chế có thể là việc áp dụng xử phạt hành chính (cảnh cáo, phạt tiền) hoặc xử lý hình sự (phạt tiền, phạt tù, phạt cải tạo không giam giữ) Phương pháp cưỡng chế thường được áp dụng khi đối tượng quản lý không thực hiện các hành vi

xử sự cần thiết một cách tự giác, khi phương pháp thuyết phục không có hiệu quả Mặc dù thuyết phục là phương pháp chủ yếu nhưng cưỡng chế có vai trò hết sức quan trọng Nếu không có cưỡng chế thì kỷ luật, kỷ cương, pháp luật của Nhà nước không được bảo đảm, tạo điều kiện cho việc mất trật tự, an toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sẽ bị vi phạm

Trang 7

Có 4 loại cưỡng chế nhà nước:

- Cưỡng chế hình sự: Là các biện pháp mà cơ quan tư pháp (Toà án) áp dụng đối với

cá nhân thực hiện hành vi được pháp luật quy định là tội phạm hình sự, người thực hiện hành vi phạm tội có thể bị phạt tiền, phạt tù hoặc bị áp dụng các chế tài (biện pháp xử lý) hình sự khác

- Cưỡng chế dân sự: Là biện pháp cưỡng chế nhà nước mà cơ quan tư pháp (Tòa án

dân sự) áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật dân sự, gây thiệt hại cho Nhà nước hoặc công dân Toà án có thẩm quyền quyết định các biện pháp cưỡng chế dân sự (như buộc bồi thường thiệt hại)

- Cưỡng chế kỷ luật: Là biện pháp cưỡng chế nhà nước do cơ quan quản lý áp dụng

đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm kỷ luật lao động Các biện pháp cưỡng chế kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, cách chức, hạ ngạch, buộc thôi việc

- Cưỡng chế hành chính: Là biện pháp cưỡng chế do các cơ quan, người có thẩm

quyền áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính Cưỡng chế hành chính bao gồm các hình thức xử phạt hành chính như cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật

vi phạm, các biện pháp ngăn chặn như tạm giữ người, tạm giữ tang vật, khám nơi cất giấu tang vật vi phạm Các biện pháp xử lý hành chính khác như đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh

Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, phương pháp cưỡng chế được các chủ thể quản lý sử dụng là các biện pháp cưỡng chế hành chính và cưỡng chế kỷ luật Còn các biện pháp cưỡng chế hình sự và cưỡng chế dân sự không thuộc thẩm quyền áp dụng của cơ quan quản lý hành chính nhà nước

* Phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế:

- Phương pháp hành chính:

Phương pháp hành chính là phương pháp quản lý bằng cách ra chỉ thị (mệnh lệnh hành chính) từ trên xuống, nghĩa là chủ thể quản lý ra những mệnh lệnh (quyết định) bắt buộc đối với đối tượng quản lý Phương pháp này có tính đơn phương áp đặt nhiệm vụ và phương án hành động cho đối tượng quản lý Phương pháp hành chính thể hiện tính chất quyền lực của hoạt động quản lý, thể hiện mối quan hệ mệnh lệnh - phục tùng giưã chủ thể quản lý và đối tượng quản lý Phương pháp hành chính cần thiết để bảo đảm cho hoạt động quản lý tiến hành có hiệu quả và bảo đảm kỷ luật nhà nước Biểu hiện cụ thể của phương pháp này là: cơ quan hành chính có thẩm quyền ban hành những quyết định, chỉ thị mà các đối tượng quản lý có liên quan phải thi hành, cơ quan hành chính cấp trên giao nhiệm vụ cho cơ quan hành chính cấp dưới, thủ trưởng giao nhiệm vụ cho nhân viên

- Phương pháp kinh tế:

Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi của đối tượng quản lý thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế như giá cả, tiền lương, tiền thưởng, chính sách thuế, lãi suất ngân hàng, tín dụng, trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp Bằng phương pháp kinh tế, chủ thể quản lý gián tiếp tác động lên đối tượng quản lý nhằm đạt

Trang 8

được mục đích đề ra Nội dung của phương pháp kinh tế chính là quản lý bằng lợi ích và thông qua lợi ích của con người

Trước đây, trong hoạt động quản lý hành chính, chúng ta nghiêng nhiều về việc áp dụng phương pháp hành chính Ngày nay, trong tiến trình đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, yêu cầu khách quan là phải chuyển trọng tâm từ việc sử dụng phương pháp hành chính sang sử dụng nhiều hơn phương pháp kinh tế, dùng phương pháp kinh tế làm đòn bẩy để phát huy quyền chủ động, sáng tạo của các tổ chức,

cá nhân trong xã hội

* Phương pháp theo dõi và kiểm tra:

Phương pháp theo dõi là quan sát, xem xét hoạt động của đối tượng quản lý Đây là phương pháp có tính tiền đề cho việc xem xét, áp dụng các biện pháp thích hợp trong hoạt động quản lý

Phương pháp kiểm tra là hoạt động cụ thể của chủ thể quản lý nhằm kiểm tra, đánh giá hoạt động của đối tượng quản lý, kiểm tra có tác dụng nhằm chỉnh lý hoạt động của đối tượng quản lý đi đúng hướng

Các phương pháp này rất cần thiết trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, vì nếu không có theo dõi và kiểm tra thì không nắm được thực trạng hoạt động quản lý, không chấn chỉnh kịp thời những sai lệch, từ đó sẽ hạn chế hiệu quả hoạt động quản lý

III CƠ QUAN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1 Khái niệm cơ quan quản lý hành chính Nhà nước

Cơ quan quản lý hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước do Nhà nước lập ra để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước Cũng như các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, cơ quan quản lý hành chính nhà nước cũng có cơ cấu, tổ chức riêng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình

2 Đặc điểm của cơ quan quản lý hành chính nhà nước

- Cơ quan quản lý hành chính nhà nước được nhân danh Nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật;

- Cơ quan quản lý hành chính nhà nước được sử dụng quyền lực nhà nước thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật theo thẩm quyền, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối tượng có liên quan và được bảo đảm thi hành bằng cưỡng chế nhà nước;

- Cơ quan quản lý hành chính nhà nước có chức năng quản lý trên các lĩnh vực của đời sống xã hội theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền pháp luật quy định;

- Cơ quan quản lý hành chính nhà nước có hệ thống các đơn vị cơ sở trực thuộc (đơn

vị hành chính, sự nghiệp hoặc/và đơn vị sản xuất, kinh doanh)

3 Hệ thống cơ quan quản lý hành chính Nhà nước

Cơ quan quản lý hành chính nhà nước được tổ chức thành hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương, đứng đầu là Chính phủ

3.1 Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở trung ương

Trang 9

Cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở trung ương gồm: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

- Chính phủ:

Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam Chính phủ là cơ quan nhà nước

có thẩm quyền chung, tức là thực hiện việc quản lý hành chính đối với mọi vấn đề trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội trên phạm vi cả nước Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Chính phủ, giúp việc Thủ tướng là các Phó Thủ tướng, trong Chính phủ có các

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ Chính phủ hoạt động theo nguyên tắc kết hợp giữa chế độ tập thể lãnh đạo và chế độ Thủ trưởng Theo quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Chính phủ, có những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của tập thể Chính phủ, có những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ Chính phủ và các thành viên Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và chịu sự giám sát của Quốc hội trong hoạt động của mình

- Bộ, cơ quan ngang Bộ:

Bộ, cơ quan ngang Bộ (gọi chung là Bộ) là cơ quan có thẩm quyền quản lý ngành (kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ) hoặc lĩnh vực (tài chính, lao động, kế hoạch ) trên phạm vi cả nước Bộ là cơ quan quản lý hành chính có thẩm quyền riêng (thẩm quyền chuyên ngành) tức là quản lý đối với một ngành hoặc một lĩnh vực nhất định Đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ là Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ mang hàm Bộ trưởng Các Bộ hoạt động theo nguyên tắc “thủ trưởng chế”, tức là Bộ trưởng chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động chung của Bộ Giúp Bộ trưởng có các Thứ trưởng do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng

- Cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước: Là các cơ quan

do Chính phủ thành lập Các cơ quan này được giao thực hiện quản lý đối với một ngành, lĩnh vực nhất định trên phạm vi cả nước, có chức năng gần như Bộ Những cơ quan thuộc Chính phủ được giao thực hiện quản lý nhà nước đối với một ngành, lĩnh vực là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước Tuy nhiên, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ không phải

là thành viên Chính phủ, có quyền tham dự các phiên họp Chính phủ nhưng không có quyền biểu quyết Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ cũng không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật

3.2 Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương

Cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương bao gồm Uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân

- Ủy ban nhân dân:

Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở địa phương Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực kinh

tế, văn hóa, xã hội, an ninh, chính trị trên một phạm vi lãnh thổ nhất định Theo quy định của pháp luật thì Uỷ ban nhân dân được tổ chức ở ba cấp: Cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã

Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra, có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Hội đồng

Trang 10

nhân dân cùng cấp Uỷ ban nhân dân làm việc theo chế độ tập thể, các vấn đề quan trọng của địa phương phải được quyết định bởi tập thể Uỷ ban nhân dân, trừ một số vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Chủ tịch Uỷ ban nhân dân lãnh đạo, điều hành hoạt động chung của Uỷ ban nhân dân

Uỷ ban nhân dân chịu sự chỉ đạo của cơ quan hành chính có thẩm quyền chung ở cấp trên, chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên ngành của cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên

- Cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân (Sở, phòng, ban thuộc Uỷ ban nhân dân):

Cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân là các Sở, phòng, ban được tổ chức theo nguyên tắc “song trùng trực thuộc”, tức là phụ thuộc hai chiều (vừa chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền chung là Uỷ ban nhân dân, vừa chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên Ví dụ: Sở Tư pháp vừa chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, vừa chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp

vụ của Bộ Tư pháp)

IV QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1 Khái niệm quyết định quản lý hành chính nhà nước

Để thực hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính , các cơ quan quản lý hành chính được pháp luật trao những quyền hạn nhất định, trong đó quyền quyết định hành chính được coi là quyền cơ bản nhất Quyết định quản lý hành chính là quyết định có tính pháp lý của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước

Quyền ra quyết định hành chính là quyền cơ bản và quan trọng của chủ thể quản lý

để thực hiện quyền lực nhà nước, thể hiện ý chí của nhà nước Quyết định quản lý hành chính nhà nước được thể hiện dưới dạng văn bản pháp luật hoặc thể hiện qua mệnh lệnh, hành vi của các chủ thể quản lý nhà nước, trong đó quyết định hành chính bằng văn bản pháp luật là loại quyết định quan trọng nhất

2 Phân loại quyết định quản lý hành chính nhà nước

2.1 Căn cứ vào tính chất pháp lý

Có thể phân loại quyết định hành chính thành quyết định chủ đạo, quyết định quy

phạm và quyết định cá biệt

- Quyết định hành chính chủ đạo:

Đây là quyết định đề ra chủ trương, chính sách quản lý hành chính nhà nước, thường

là quyết định của Chính phủ, ví dụ các Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội là các quyết định hành chính chủ đạo Từ quyết định chủ đạo mà xác định phương hướng cho việc ban hành các quyết định quản lý khác

- Quyết định hành chính quy phạm:

Quyết định hành chính quy phạm đặt ra các quy tắc xử sự chung, đây là các quyết định hành chính được thể hiện dưới dạng các văn bản quy phạm pháp luật Các quyết định

Ngày đăng: 06/12/2015, 17:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w