1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nhập môn CNPM đặc tả yêu cầu

13 366 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 188 KB

Nội dung

Tác nhân/ Chuỗi đáp ứng: Người sử dụng phần mềm chọn chức năng tìm số phức liên hợp, sau khi nhập xong số phức và đồng ý người dùng sẽ nhận được kết quả trên màn hình.. Đối tượng sử dụn

Trang 1

Đặc Tả Yêu Cầu Phần Mềm

cho PHẦN MỀM GIẢI SỐ PHỨC

Phiên bản 2.0 được phê chuẩn

Được chuẩn bị bởi

Nguyễn Tấn Phát B1400715 Nguyễn Đình Trọng B1400736 Nguyễn Hữu Úy B1400739

Nhóm 01 Ngày 08/10/2015

Trang 2

Mục lục

Mục lục ii

Theo dõi phiên bản tài liệu iv

1 Giới thiệu 1

1.1 Mục tiêu 1

1.2 Phạm vi sản phẩm 1

1.3 Bảng chú giải thuật ngữ 1

1.4 Tài liệu tham khảo 1

1.5 Bố cục tài liệu 1

2 Mô tả tổng quan 2

2.1 Bối cảnh của sản phẩm 2

2.2 Các chức năng của sản phẩm 2

2.3 Đặc điểm người sử dụng 2

2.4 Môi trường vận hành 2

2.5 Các ràng buộc về thực thi và thiết kế 2

2.6 Các giả định và phụ thuộc 3

3 Các yêu cầu giao tiếp bên ngoài 3

3.1 Giao diện người sử dụng 3

3.2 Giao tiếp phần cứng 3

3.3 Giao tiếp phần mềm 3

3.4 Giao tiếp truyền thông tin 3

4 Các tính năng hệ thống 3

4.1 Tìm số phức liên hợp 3

4.2 Tính mô đun 4

4.3 Cộng hai số phức 4

4.4 Trừ hai số phức 5

4.5 Nhân hai số phức 5

4.6 Chia hai số phức 5

4.7 Tính lũy thừa bậc n của một số phức 6

4.8 Tính căn bậc hai của một số phức 6

4.9 Giải phương trình bậc hai trên tập số phức 7

4.10 Viết dạng lượng giác của số phức 7

Trang 3

4.11 Viết phương trình dao động điều hòa 8

5 Các yêu cầu phi chức năng 8

5.1 Yêu cầu thực thi 8

5.2 Yêu cầu an toàn 8

5.3 Yêu cầu bảo mật 9

5.4 Các đặc điểm chất lượng phần mềm 9

5.5 Các quy tắc nghiệp vụ 9

6 Các yêu cầu khác 9

Phụ lục – TBD 9

Trang 4

Theo dõi phiên bản tài liệu

Tên Ngày Lý do thay đổi Phiên bản

Đặc tả yêu cầu phần mềm 18/09/2015 Khởi tạo 1.0 Đặc tả yêu cầu phần mềm 08/10/2015

Hiệu chỉnh số trang Cập nhật mục 1, 2.1, 2.2, 3, 4,

5, 6, Phụ lục, Mục lục

2.0

Trang 5

1 Giới thiệu

1.1 Mục tiêu

 Tài liệu này mô tả các yêu cầu chức năng, nhiệm vụ cần có của phần mềm

 Tài liệu này là cơ sở cho việc thiết kế, dùng cho thiết kế viên, kiểm thử viên, người quản

lí tài liệu hoặc khách hàng có nhu cầu

1.2 Phạm vi sản phẩm

 Phần mềm được phát triển: phần mềm giải số phức – là ứng dụng nhỏ gọn chạy riêng lẻ trên máy tính windows

 Nằm trong khuôn khổ của môn học Công nghệ phần mềm

 Đối tượng sử dụng phần mềm: học sinh 12, học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT, sinh viên, giáo viên,giảng viên

 Phần mềm cung cấp một số chức năng cơ bản về phép toán đại số trên một hoặc nhiều số phức, thực hiện giải phương trình phức cơ bản và ứng dụng số phức vào các bài toán dao động điều hòa trong vật lí

 Ngôn ngữ trên giao diện là tiếng Việt

1.3 Bảng chú giải thuật ngữ

STT Thuật ngữ/Từ viết tắt Định nghĩa/Giải thích

2 TBD To be determine – được xác định

1.4 Tài liệu tham khảo

[1] Phan Phương Lan Bài giảng Công nghệ phần mềm Đại học Cần Thơ.

[2] Phan Phương Lan Tài liệu đặc tả mẫu và Ví dụ Đại học Cần Thơ.

[3] Đoàn Văn Lượng Giải nhanh trắc nghiệm vật lý 12 nhờ máy tính Thư viện vật lý

[4] Đặng Việt Hùng Dạng lượng giác của số phức Moon.vn, 2014

[5] http://lrc.tailieu.vn

1.5 Bố cục tài liệu

Nội dung của tài liệu được chia làm 7 phần:

Giới thiệu – giới thiệu tổng quan về tài liệu.

Mô tả tổng quan – mô tả tổng quan hệ thống cần xây dựng.

Yêu cầu giao tiếp bên ngoài – mô tả yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển phần mềm

Các tính năng của hệ thống – khái quát các chức năng

Các yêu cầu phi chức năng – liên quan đến tính thống nhất của hệ thống

Các yêu cầu khác – liên quan tới luật pháp và tái sử dụng phần mềm.

Phụ lục – TBD.

Trang 6

2 Mô tả tổng quan

2.1 Bối cảnh của sản phẩm

Ý tưởng làm phần mềm giải toán với số phức bắt đầu từ thực tế :

 Hiện tại chưa có phần mềm giải số phức cụ thể Thường người dùng sử dụng chức năng giải số phức trên các phần mềm lớn (tốn nhiều bộ nhớ) trong khi nhiều chức năng khác trong phần mềm này không hề được sử dụng

 Phần mềm mang tính di động hơn máy tính cầm tay đồng thời có vài phép toán máy tính cầm tay không tính được

 Giúp dễ hiểu, dễ học hơn nhờ các yêu cầu nhập liệu và hướng dẫn của phần mềm

2.2 Các chức năng của sản phẩm

 Tìm số phức liên hợp

 Tính mô đun của số phức

 Cộng hai số phức

 Trừ hai số phức

 Nhân 2 số phức

 Chia 2 số phức

 Tính lũy thừa bậc n của một số phức

 Tính căn bậc 2 của số phức

 Giải phương trình bậc 2 trên tập số phức

 Viết dạng lượng giác của một số phức

 Viết phương trình dao động điều hòa

2.3 Đặc điểm người sử dụng

Nhóm những người sử dụng: học sinh 12, sinh viên, giáo viên và giảng viên.

 Nhóm học sinh: học sinh đang ôn thi tốt nghiệp, đại học đang học phần liên quan đến

số phức

 Nhóm sinh viên: sinh viên khối kỹ thuật, toán ứng dụng, sư phạm toán đang học kiến thức cơ bản về số phức hoặc môn học có liên quan đến số phức

 Nhóm giáo viên, giảng viên: sử dụng kết quả dùng trong giảng dạy

Nhóm sử dụng quan trọng nhất là nhóm học sinh.

2.4 Môi trường vận hành

Ngôn ngữ lập trình: Sản phẩm được xây dựng trên nền hệ thống cửa số dòng lệnh với ngôn

ngữ lập trình C

Hệ điều hành: Microsoft Window XP/VISTA/7/8/8.1/10.

Yêu cầu phần cứng:

 Bộ xử lý Pentium 233-MHz hoặc cao hơn

 Tối thiểu bộ nhớ 128MB (RAM) và 500MB (ROM)

 Độ phân giải màn hình 800x600 hoặc cao hơn

2.5 Các ràng buộc về thực thi và thiết kế

Ngôn ngữ lập trình: C.

Các ràng buộc về phần cứng:

Trang 7

 RAM: tối thiểu 128MB.

 ROM: tối thiểu 500MB

Các ràng buộc về thời gian: Thời gian thực thi một câu lệnh: tối đa 1s.

Các ràng buộc thực tế:

 Giao diện đơn giản, thân thiện

 Bàn giao đúng hạn

2.6 Các giả định và phụ thuộc

3 Các yêu cầu giao tiếp bên ngoài

3.1 Giao diện người sử dụng

Giao tiếp với sản phẩm giao diện DOS trên màn hình máy tính

Đặc điểm giao diện người sử dụng:

 Thanh menu trên cùng gồm 2 mục: Hướng dẫn, About

 Bảng danh sách các chức năng cùng câu lệnh gọi chức năng

 Dòng đợi gọi câu lệnh nằm phía dưới cùng

 Khoảng cách dòng hợp lí đảm bảo dễ nhìn

3.2 Giao tiếp phần cứng

Yêu cầu cấu hình phần cứng:

 CPU: Pentium 233-MHz hoặc cao hơn

 RAM: tối thiểu 128MB

 ROM: tối thiểu 500MB

 Độ phân giải màn hình: 800x600 hoặc cao hơn

Các thiết bị phần cứng nhập/xuất dữ liệu:

 Nhập dữ liệu: bàn phím

 Xuất dữ liệu: màn hình máy tính

3.3 Giao tiếp phần mềm

 Hệ điều hành: Microsoft Windows

 Phiên bản: XP/VISTA/7/8/8.1/10

3.4 Giao tiếp truyền thông tin

N/A

4 Các tính năng hệ thống

4.1 Tìm số phức liên hợp

Mô tả và mức ưu tiên: chức năng được sử dụng để tìm số phức liên hợp của một số phức

được nhập vào Chức năng có mức ưu tiên thấp

Tác nhân/ Chuỗi đáp ứng: Người sử dụng phần mềm chọn chức năng tìm số phức liên

hợp, sau khi nhập xong số phức và đồng ý người dùng sẽ nhận được kết quả trên màn hình

Mã yêu cầu CAL01

Tên chức năng Tìm số phức liên hợp

Trang 8

Đối tượng sử dụng Học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên

Tiền điều kiện Không

Cách xử lý

Bước 1: Sau khi chọn chức năng, người dùng tiến hành nhập số phức theo yêu cầu gồm 2 mục là phần thực và phần ảo

Bước 2: Tiến hành xử lí số phức, nếu không có sự cố, chương trình

sẽ hiển thị kết quả lên màn hình Nếu có sự cố như phần thực hoặc phần ảo không hợp lệ, chương trình sẽ báo lỗi chi tiết và tiếp tục bước 1 cho đến khi người dùng nhập đúng

Kết quả Kết quả của phép toán hoặc báo lỗi

Ghi chú

4.2 Tính mô đun

Mô tả và mức ưu tiên: chức năng được sử dụng để tính mô đun của một số phức được

nhập vào Chức năng có mức ưu tiên thấp

Tác nhân/ Chuỗi đáp ứng: Người sử dụng phần mềm chọn chức năng tính mô đun, sau

khi nhập xong số phức và đồng ý người dùng sẽ nhận được kết quả trên màn hình

Mã yêu cầu CAL02

Tên chức năng Tính mô đun

Đối tượng sử dụng Học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên

Tiền điều kiện Không

Cách xử lý

Bước 1: Sau khi chọn chức năng, người dùng tiến hành nhập số phức theo yêu cầu gồm 2 mục là phần thực và phần ảo

Bước 2: Tiến hành xử lí số phức, nếu không có sự cố, chương trình

sẽ hiển thị kết quả lên màn hình Nếu có sự cố như phần thực hoặc phần ảo không hợp lệ, chương trình sẽ báo lỗi chi tiết và tiếp tục bước 1 cho đến khi người dùng nhập đúng

Kết quả Kết quả của phép toán hoặc báo lỗi

Ghi chú

4.3 Cộng hai số phức

Mô tả và mức ưu tiên: chức năng được sử dụng để tính tổng của hai số phức được nhập

vào Chức năng có mức ưu tiên thấp

Tác nhân/ Chuỗi đáp ứng: Người sử dụng phần mềm chọn chức năng tính tổng hai số

phức, sau khi nhập xong hai số phức và đồng ý người dùng sẽ nhận được kết quả trên màn hình

Mã yêu cầu CAL03_1

Tên chức năng Cộng hai số phức

Đối tượng sử dụng Học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên

Tiền điều kiện Không

Cách xử lý

Bước 1: Sau khi chọn chức năng, người dùng tiến hành nhập hai số phức, mỗi số phức cần nhập 2 mục là phần thực và phần ảo

Bước 2: Tiến hành xử lí hai số phức, nếu không có sự cố, chương trình sẽ hiển thị kết quả lên màn hình Nếu có sự cố như phần thực hoặc phần ảo không hợp lệ, chương trình sẽ báo lỗi chi tiết và tiếp tục bước 1 cho đến khi người dùng nhập đúng

Kết quả Hiển thị kết quả của phép toán hoặc báo lỗi

Trang 9

Ghi chú

4.4 Trừ hai số phức

Mô tả và mức ưu tiên: chức năng được sử dụng để tìm hiệu của hai số phức được nhập

vào Chức năng có mức ưu tiên thấp

Tác nhân/ Chuỗi đáp ứng: Người sử dụng phần mềm chọn chức năng cộng hai số phức,

sau khi nhập xong hai số phức và đồng ý người dùng sẽ nhận được kết quả trên màn hình

Mã yêu cầu CAL03_2

Tên chức năng Cộng hai số phức

Đối tượng sử dụng Học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên

Tiền điều kiện Không

Cách xử lý

Bước 1: Sau khi chọn chức năng, người dùng tiến hành nhập hai số phức, mỗi số phức cần nhập 2 mục là phần thực và phần ảo

Bước 2: Tiến hành xử lí hai số phức, nếu không có sự cố, chương trình sẽ hiển thị kết quả lên màn hình Nếu có sự cố như phần thực hoặc phần ảo không hợp lệ, chương trình sẽ báo lỗi chi tiết và tiếp tục bước 1 cho đến khi người dùng nhập đúng

Kết quả Hiển thị kết quả của phép toán hoặc báo lỗi

Ghi chú

4.5 Nhân hai số phức

Mô tả và mức ưu tiên: chức năng được sử dụng để tính tích hai số phức được nhập vào

Chức năng có mức ưu tiên thấp

Tác nhân/ Chuỗi đáp ứng: Người sử dụng phần mềm chọn chức năng nhân hai số phức,

sau khi nhập xong hai số phức và đồng ý người dùng sẽ nhận được kết quả trên màn hình

Mã yêu cầu CAL05

Tên chức năng Nhân hai số phức

Đối tượng sử dụng Học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên

Tiền điều kiện Không

Cách xử lý

Bước 1: Sau khi chọn chức năng, người dùng tiến hành nhập hai số phức, mỗi số phức cần nhập 2 mục là phần thực và phần ảo

Bước 2: Tiến hành xử lí hai số phức, nếu không có sự cố, chương trình sẽ hiển thị kết quả lên màn hình Nếu có sự cố như phần thực hoặc phần ảo không hợp lệ, chương trình sẽ báo lỗi chi tiết và tiếp tục bước 1 cho đến khi người dùng nhập đúng

Kết quả Hiển thị kết quả của phép toán hoặc báo lỗi

Ghi chú

4.6 Chia hai số phức

Mô tả và mức ưu tiên: chức năng được sử dụng để tính thương của hai số phức được nhập

vào Chức năng có mức ưu tiên trung bình

Tác nhân/ Chuỗi đáp ứng: Người sử dụng phần mềm chọn chức năng chia hai số phức,

sau khi nhập xong hai số phức và đồng ý người dùng sẽ nhận được kết quả trên màn hình

Mã yêu cầu CAL06

Trang 10

Tên chức năng Chia hai số phức

Đối tượng sử dụng Học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên

Tiền điều kiện Không

Cách xử lý

Bước 1: Sau khi chọn chức năng, người dùng tiến hành nhập hai số phức, mỗi số phức cần nhập 2 mục là phần thực và phần ảo

Bước 2: Tiến hành xử lí hai số phức, nếu không có sự cố, chương trình sẽ hiển thị kết quả lên màn hình Nếu có sự cố như phần thực hoặc phần ảo không hợp lệ, chương trình sẽ báo lỗi chi tiết và tiếp tục bước 1 cho đến khi người dùng nhập đúng

Kết quả Hiển thị kết quả của phép toán hoặc báo lỗi

Ghi chú Không chấp nhận số phức dưới mẫu bằng 0

4.7 Tính lũy thừa bậc n của một số phức

Mô tả và mức ưu tiên: chức năng được sử dụng để tính lũy thừa bậc n của một số phức

được nhập vào Chức năng có mức ưu tiên thấp

Tác nhân/ Chuỗi đáp ứng: Người sử dụng phần mềm chọn chức tính lũy thừa bậc n, sau

khi nhập xong số phức, số mũ và đồng ý người dùng sẽ nhận được kết quả trên màn hình

Mã yêu cầu CAL07

Tên chức năng Tính lũy thừa bậc n

Đối tượng sử dụng Học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên

Tiền điều kiện Không

Cách xử lý

Bước 1: Sau khi chọn chức năng, người dùng tiến hành nhập số phức gồm hai mục là phần thực, phần ảo; và số mũ cần lấy lũy thừa

Bước 2: Tiến hành xử lí số liệu, nếu không có sự cố, chương trình

sẽ hiển thị kết quả lên màn hình Nếu có sự cố như số mũ, phần thực, phần ảo không hợp lệ, chương trình sẽ báo lỗi chi tiết và tiếp tục bước 1 cho đến khi người dùng nhập đúng

Kết quả Hiển thị số phức đã lấy lũy thừa hoặc báo lỗi

Ghi chú Chỉ chấp nhận số mũ là số nguyên Không để số mũ quá lớn dẫn đến tràn màn hình và không hiển thị kết quả.

4.8 Tính căn bậc hai của một số phức

Mô tả và mức ưu tiên: chức năng được sử dụng để tính căn bậc hai của một số phức được

nhập vào Chức năng có mức ưu tiên trung bình

Tác nhân/ Chuỗi đáp ứng: Người sử dụng phần mềm chọn chức năng tính căn bậc hai,

sau khi nhập xong số phức và đồng ý người dùng sẽ nhận được kết quả trên màn hình

Mã yêu cầu CAL08

Tên chức năng Tính căn bậc hai

Đối tượng sử dụng Học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên

Tiền điều kiện Không

Cách xử lý Bước 1: Sau khi chọn chức năng, người dùng tiến hành nhập số

phức gồm hai yếu tố tương ứng với hai mục là phần thực và phần ảo

Bước 2: Tiến hành xử lí số phức, nếu không có sự cố, chương trình

Trang 11

sẽ hiển thị kết quả lên màn hình Nếu có sự cố như phần thực hoặc phần ảo không hợp lệ thì chương trình sẽ báo lỗi chi tiết và tiếp tục bước 1 cho đến khi người dùng nhập đúng

Kết quả Hiển thị kết quả phép toán hoặc báo lỗi

Ghi chú

4.9 Giải phương trình bậc hai (trên tập số phức)

Mô tả và mức ưu tiên: chức năng được sử dụng để giải phương trình bậc 2 trên tập số

phức Chức năng có mức ưu tiên trung bình

Tác nhân/ Chuỗi đáp ứng: Người sử dụng phần mềm chọn chức năng giải phương trình

bậc hai, sau khi nhập xong các hệ số của phương trình và đồng ý người dùng sẽ nhận được kết quả trên màn hình

Mã yêu cầu SOLVE

Tên chức năng Giải phương trình bậc 2

Đối tượng sử dụng Học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên

Tiền điều kiện Không

Cách xử lý

Bước 1: Sau khi chọn chức năng, người dùng tiến hành nhập số liệu vào theo yêu cầu trên màn hình gồm 3 mục:

Hệ số của x 2 (a)

Hệ số của x (b)

 Hệ số tự do (c) Bước 2: Tiến hành xử lí số liệu, nếu không có sự cố, chương trình

sẽ hiển thị kết quả lên màn hình Nếu có sự cố như các hệ số nhập không hợp lệ thì chương trình sẽ báo lỗi số liệu nhập không hợp lệ

và tiếp tục bước 1 cho đến khi người dùng nhập đúng

Kết quả Hiển thị nghiệm của phương trình hoặc báo lỗi

Ghi chú

Tập số phức chứa cả tập số thực nên kết quả là nghiệm thực vẫn

hợp lệ Không chấp nhận hệ số của x 2 bằng 0 Các hệ số có chứa căn thức, các phép nhân, phép chia nên được đổi ra số thập phân trước khi nhập vào

4.10 Viết dạng lượng giác của số phức

Mô tả và mức ưu tiên: chức năng được sử dụng để tìm dạng lượng giác của một số phức

được nhập vào Chức năng có mức ưu tiên cao

Tác nhân/ Chuỗi đáp ứng: Người sử dụng phần mềm chọn chức năng viết dạng lượng

giác của số phức, sau khi nhập xong số phức và đồng ý người dùng sẽ nhận được kết quả trên màn hình

Mã yêu cầu LG

Tên chức năng Viết dạng lượng giác của số phức

Đối tượng sử dụng Học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên

Tiền điều kiện Không

Cách xử lý Bước 1: Sau khi chọn chức năng, người dùng tiến hành nhập số

phức vào gồm hai yếu tố tương ứng hai mục là phần thực và phần ảo

Bước 2: Tiến hành xử lí số phức, nếu không có sự cố, chương trình

Ngày đăng: 06/12/2015, 17:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w