c) Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
3.2.3. Hoàn thiện công tác tồn kho dự trữ nhằm làm tăng vòng quay vốn
LÀM TĂNG VÒNG QUAY VỐN LƯU ĐỘNG.
Do đặc điểm của hàng hoá kinh doanh nên lượng hàng tồn kho dự trữ của công ty là nhiều, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn lưu động của công ty. Nó khiến cho vốn bị ứ đọng, làm giảm số vòng quay của vốn lưu động, gây ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Chính vì vậy, công ty cần phải có biện pháp nhằm tối thiểu hoá các chi phí lưu kho, đồng thời vẫn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục.
- Đối với hàng hoá tồn kho: Việc dự trữ hàng hoá cao là do công tác tiêu thụ của công ty chưa tốt, có thể là do các chính sách về thị trường, marketing chưa tốt. Do vậy, công ty nên chú trọng hơn nữa đến công tác marketing. Bên cạnh đó, công ty cũng nên cải tiến chính sách tài chính (chiết khấu hàng hoá, cho khách hàng mua trả chậm... ) để đẩy mạnh việc tiêu thụ, nhằm làm giảm hàng hoá tồn kho.
- Đối với chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: công ty nên hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất của mình nhằm sản xuất kinh doanh một cách hợp lý hơn, giảm thiểu chi phí do hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra.
3.2.4. ĐA DẠNG HOÁ CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ CÓ CHI PHÍ VỐN THẤP NHẤT.
Vì tỷ trọng vốn lưu động của công ty là rất lớn, trong đó chủ yếu lại là vốn vay ngắn hạn Ngân hàng, lãi vay ngân hàng chiếm 30% giá thành. Vì vậy, công ty cần tìm ra những nguồn vay có lãi suất thấp và vay từ nhiều nguồn khác nhau như vay cán bộ công nhân viên, cổ phần hoá, vay các đối tượng khác... Tất nhiên khi vay phải tính toán có hiệu quả để đảm bảo trả nợ, bên cạnh đó cần tăng cường trách nhiệm cá nhân và tập thể trong việc đi vay, sử dụng vốn vay. Việc xác định trách nhiệm cá nhân và tập thể phải gắn trách nhiệm hành chính với trách nhiệm vật chất.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC.
3.3.1. XÁC ĐỊNH CƠ CẤU NGUỒN VỐN HỢP LÝ THEO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUY MÔ KINH DOANH.
Cốt lõi của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là xây dựng được một cơ cấu vốn và cơ cấu nguồn vốn hợp lý. Để quy mô vốn hợp lý và phù hợp hơn thì trước mắt công ty cần phải tập trung đầu tư tài sản cố định song song với việc đảm bảo nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết khi quy mô kinh doanh của công ty tăng lên.
Khi đã xác định cơ cấu vốn tối ưu thì công ty cần phải xác định được nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn này. Nguồn tài trợ này có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Thành phần và tỷ trọng từng nguồn so với tổng nguồn vốn tại một thời điểm gọi là cơ cấu nguồn vốn. Cơ cấu nguồn vốn của công ty thường biến động trong các chu kỳ kinh doanh và có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến lợi ích của bản thân công ty. Một cơ cấu nguồn vốn
hợp lý phản ánh sự kết hợp hài hoà giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong điều kiện nhất định.
Công ty cần phải giảm mạnh tỷ trọng nợ phải trả đặc biệt là sau khi hoàn thành kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Trong những năm tới đây phải giảm dần tỷ trọng này và tăng dần vốn chủ sở hữu của công ty để tình hình tài chính của công ty được khả quan hơn và có dấu hiệu tốt hơn trong khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản công nợ tức thời. Nếu công ty giảm bớt được số vốn vay thì công ty sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí sử dụng vốn, từ đó làm tăng lợi nhuận. Để làm được điều này, công ty cần phải nhanh chóng thu hồi các khoản vốn bị chiếm dụng vì sự tồn đọng quá lên của bộ phận này chính là nguyên nhân khiến công ty phải vay nợ quá nhiều như vậy.
Khi giảm tỷ trọng nợ phải trả thì công ty phải tăng tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu. Việc tăng vốn chủ sở hữu không chỉ giúp công ty giảm sức ép về nhu cầu vốn tăng lên mà còn thể hiện tính chủ động, ổn định trong việc tài trợ nhu cầu vốn của mình. Khi quy mô vốn kinh doanh tăng lên thì việc tăng tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu là hợp lý. Để huy động nguồn vốn chủ sở hữu công ty có thể tăng cường huy động từ lợi nhuận để lại thông qua việc trích lập các quỹ như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính hay tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước và Chính phủ.
3.3.2. TỔ CHỨC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG.
Ngày nay, nguồn lực con người đang được thừa nhận là quan trọng và quyết định nhất trong các nguồn lực. Nó được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nhiều quốc gia cũng như trong chiến lược của mỗi công ty. Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và công tác sử dụng vốn của công ty nói riêng.
Bên cạnh đó, sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ cùng sự cạnh tranh tàn khốc của cơ chế thị trường đòi hỏi các nhà quản lý phải có tư duy đúng, quán triệt cách làm việc mới thì mới đạt hiệu quả công việc cao. Vì thế, công ty cần có các hình thức đào tạo, bồi dưỡng hợp lý để từng bước nâng cao trình độ người lao động.
3.3.3. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC THU HỒI NỢ, CẢI THIỆN TÌNH HÌNH THANH TOÁN TRONG CÔNG TY.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong các doanh nghiệp hiện nay luôn tồn tại một khoản vốn trong quá trình thanh toán đó là các khoản vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng và các khoản vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng. Hiện tượng chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp đang diễn ra phổ biến hiện nay, mà các khoản vốn này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Do vậy cần phải quản lý chặt chẽ các khoản này nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Tình trạng nợ đọng vốn ở khâu thanh toán là rất lớn và là vấn đề bức xúc hiện nay. Vấn đề thu hồi nợ là một vấn đề cấp bách bởi việc thu hồi nợ không chỉ giảm bớt sự căng thẳng về nhu cầu huy động vốn của công ty mà còn làm cho cơ cấu vốn lưu động trở nên hợp lý và tình hình tài chính được lành mạnh hơn. Để giải quyết vấn đề này, công ty cần thực hiện các giải pháp sau:
- Cần có các quy định rõ ràng về các điều khoản thanh toán trong hợp đồng: phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, các điều khoản về tranh chấp trong khi thanh toán chậm hoặc thanh toán không đủ theo như đã ký kết.
Với giải pháp này công ty sẽ ràng buộc khách hàng với trách nhiệm thanh toán.
- Công ty nên áp dụng các biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán tiền sớm bằng việc sử dụng chiết khấu thanh toán cho người mua trước thời hạn hợp đồng.
- Phân loại từng đối tượng nợ và tổ chức riêng bộ phận chuyên trách làm công tác thu nợ.
- Đối với các khoản nợ khó đòi đã xoá, công ty cũng nên tiếp tục theo dõi và có biện pháp xử lý để giảm số vốn thất thoát nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Đối với nợ phải thu của các đơn vị nội bộ, công ty nên triển khai công tác công nợ theo quy định của Nhà nước và thường xuyên tổ chức kiểm tra công nợ toàn ngành. Kiên quyết xử lý gắn với các trách nhiệm của giám đốc đơn vị như không bổ nhiệm, không xét khen thưởng lên lương với các đối tượng gây ra công nợ lớn thiếu trách nhiệm khắc phục.
Bên cạnh đó công ty cần tính toán để thanh toán nhanh các khoản nợ phải trả, không nên quá lạm dụng các khoản vốn này. Làm được tốt điều này việc thanh toán sẽ đảm bảo lợi ích của cả hai bên và uy tín của công ty từ đó sẽ nâng lên rất nhiều.
3.3.4. TĂNG CƯỜNG LIÊN DOANH, LIÊN KẾT VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI.
Công ty có lợi thế về quỹ đất lại ở những vị trí thuận lợi nên cần tăng cường hơn nữa trong liên doanh liên kết và trong đầu tư dài hạn. Đặc biệt là chú ý tới liên doanh, liên kết chế biến gạo để có điều kiện về vốn và ứng dụng công nghệ mới nâng cao chất lượng gạo chế biến, hạn chế hao hụt trong sản xuất.
Tuy nhiên để có những dự án liên doanh, liên kết có hiệu quả công ty phải có những cán bộ năng động có kinh nghiệm trong tính toán, kiểm tra luận chứng kỹ thuật của dự án và trong đàm phán với đối tác, tránh những dự án không hiệu quả.
Việc tăng cường liên doanh liên kết không chỉ giới hạn trong đầu tư góp vốn liên doanh mà nên triển khai ở nhiều khâu: từ việc liên kết với các viện nghiên cứu để tạo ra những giống lúa có chất lượng cao, từ việc đầu tư giống, phân bón, dịch vụ đầu vào cho sản xuất của người nông dân để có sản phẩm tốt, đến việc thu mua, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ, đặc biệt là khâu chế biến. Giải pháp này không những giúp cho công ty nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng mở rộng tín dụng thương mại mà còn giúp công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và góp phần hạn chế tín dụng nặng lãi ở nông thôn.
KẾT LUẬN
Trên đây là thực tế công tác tổ chức Tài chính - Kế toán - Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình.
Qua nghiên cứu, nhìn chung công tác sử dụng vốn của đơn vị tương đối tốt. Công tác sử dụng, quản lý, bảo toàn và phát triển vốn của công ty đã được ban Giám đốc quan tâm chú ý nhiều. Tuy nhiên, việc phát triển nguồn vốn chưa được chú trọng lắm nên hầu như cơ cấu nguồn vốn ít có sự biến động. Đây là điểm hạn chế của công ty cần sớm khắc phục để có thể đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao nhất.
Một lần nữa, em xin được cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của ban Giám đốc và các anh chị ở phòng Kinh doanh - Thị trường, phòng Tài chính - Kế toán Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình trong thời gian em thực tập tại quý công ty.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế Thương mại - Khoa Thương Mại - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - PGS.TS. Đặng Đình Đào và PGS.TS. Hoàng Đức Thân.
2. Giáo trình Quản trị Doanh nghiệp Thương mại - TS. Nguyễn Thừa Lộc. 3. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Nguyễn Năng Phúc - Nhà xuất bản Thống Kê.
4. Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp - TS Lưu Thị Hương.
5. Giáo trình Quản trị Tài chính Doanh nghiệp - Nguyễn Hải Sản. 6. Giáo trình Phân tích hoạt động Doanh nghiệp - Nguyễn Tấn Bình.
7. Bảo toàn và phát triển vốn - Nguyễn Công Nghiệp - NXB Thống Kê, 1992. 8. Lịch sử các học thuyết Kinh tế, PGS - PTS Mai Ngọc Cường - NXB Thống Kê, 1996.
9. Báo cáo tài chính các năm 2005, 2006, 2007 của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình.