Về dự trữ lưu thông và sử dụng quỹ bình ổn giá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (Trang 44 - 46)

Công ty đã chỉ đạo các đơn vị thành viên mua lương thực dự trữ lập đầy đủ các hồ sơ quyết toán với ban vật giá Chính phủ, Bộ tài chính và đã được cấp số tiền từ quỹ bình ổn giá. Tuy thủ tục thanh quyết toán để xin cấp từ quỹ bình ổn giá còn chậm và phức tạp nhưng đối với doanh nghiệp kinh doanh lương thực phía Bắc vẫn là cần thiết để có thêm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng lương thực kịp thời cho những vùng thiên tai bão lụt, góp phần vào việc ổn định giá cả khi có thiên tai hoặc thời kỳ giáp hạt.

2.1.3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất kinh doanh. doanh.

a) Thuận lợi.

* Về mặt khách quan

- Sản xuất lương thực liên tục được mùa: Những năm qua, mặc dù bị thiên tai, bão lụt xảy ra khắp cả nước, nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn liên tục được mùa. Tổng sản lượng lương thực quy thóc hàng năm tăng lên, giá cả ít biến động, không có những cơn sốt về giá cả lương thực trong nước. Sản lượng lương thực quy thóc năm 2003 là 37,6 triệu tấn, năm 2004 là 39,3 triệu tấn, năm 2005 là 40,9 triệu tấn.

- Xuất khẩu lương thực tăng mạnh: Những năm qua, xuất khẩu lương thực cũng được thúc đẩy và liên tục tăng cả về số lượng lẫn giá trị xuất khẩu. Theo tổng cục thống kê, tính đến hết tháng 11/2005 Việt Nam đã xuất khẩu được 4,9 triệu tấn gạo, đạt giá trị gần 1,3 tỷ USD, tăng 430 triệu USD so với năm 2004, vượt mức kỷ lục xuất khẩu 4,4 triệu tấn gạo và 1,037 tỷ USD năm 1999.

- Chính phủ đã chú trọng đến thay đổi cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông thôn: Để có mức sản lượng lương thực kỷ lục như trên cần nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến lược điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp như biện pháp né tránh thiên tai bằng cách chuyển đổi mùa vụ, thay đổi cơ cấu giống, chuyển đổi loại cây trồng phù hợp ... Đặc biệt là Chính phủ đã giành ưu tiên về nguồn lực cho Nông nghiệp, huy động các nguồn đầu tư để đáp ứng nhu cầu của sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Bên cạnh đó, Chính phủ chú trọng hơn đến chính sách mở rộng đầu tư vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, chế biến nông sản ...

- Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo kịp thời tới các doanh nghiệp kinh doanh lương thực: Chính phủ đã có những chủ trương biện pháp vĩ mô như mở rộng và khuyến khích xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn không chịu lãi trong việc mua lương thực của nông dân để tạm trữ, đồng thời có những biện pháp giải quyết những khó khăn, xử lý những tồn tại lớn của các doanh nghiệp như thua lỗ, công nợ tồn đọng của những năm trước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong công ty ổn định hoạt động. Công ty cũng nhận được sự phối hợp chỉ đạo cảu UBND các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh đối với các đơn vị thành viên đóng trên dịa bàn trong việc tổ chức mua bán dự trữ lương thực và gắn nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương.

* Về mặt chủ quan.

Công ty khuyến khích các doanh nghiệp thành viên trong sản xuất kinh doanh: Hàng năm, Hội đồng quản trị xác định mục tiêu và chủ trưowng chính áp dụng trong sản xuất kinh doanh, chủ động và tập trung vào việc tiêu thụ và cung ứng lương thực cho các tỉnh trên địa bàn phụ trách, đồng thời tích cực tham gia xuất khẩu gạo mạng lại hiệu quả cho doanh nghiệp, bù đắp những khoản lỗ do tiêu thụ nội địa, thường xuyên xem xét kiểm điểm để điều chỉnh cho đúng hướng. Thông qua sự chỉ đạo tập trung đó, các doanh nghiệp trong công ty đã có sự chuyển biến, bước đầu liên kết, hỗ trợ nhau có hiệu quả trong các hoạt động mua bán để dự trữ, điều động lực lượng, ổn định thị trường và phối hợp xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (Trang 44 - 46)