b) Khó khăn
2.2.3. Thực trạng về tiêu thụ sản phẩm
Biểu 4: Lượng tiêu thụ gạo trên thị trường nội địa của các đơn vị trực thuộc (2005 - 2007)
Đơn vị: kg
Năm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Hà Đông 29.880 44,97 38.431 49,25 47.258 50,97 28,618 22,968 Phú Tín 3.580 5,39 3.790 4,86 3.989 4,3 5,866 5,251 Thanh Hoà 7.740 11,65 8.160 10,46 9.531 10,28 5,426 16,801 Thạch Mỹ 7.500 11,29 7.780 9,97 7.946 8,57 3,733 2,134 Sơn Tây 9.840 14,81 11.228 14,39 13.676 14,75 14,106 21,803 Hoà Bình 4.205 6,33 4.350 5,57 4.490 4,84 3,448 3,218 Đan Hoài 3.697 5,56 4.289 5,5 5.827 6,28 16,013 35,859 Tổng công ty 66442 100 78028 100 92717 100 17,44 18,825
Qua bảng trên, ta thấy rằng, sản lượng gạo tiêu thụ qua các năm ở các đơn vị đều tăng. Trong đó, lượng gạo tiêu thụ ở Hà Đông là nhiều nhất, chiếm 44,97% trong năm 2005; 49,25% trong năm 2006 và 50,97% trong năm 2007. Lượng gạo tiêu thụ ở các đơn vị khác chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong tổng số lượng gạo tiêu thụ trong toàn công ty. Đặc biệt, vẫn còn một số đơn vị có lượng tiêu thụ giảm như Phú Tín, Thanh Hoà, Thạch Mỹ, Hoà Bình. Tuy lượng gạo tiêu thụ giảm nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, công ty vẫn cần có những biện pháp để cải thiện tình hình này, làm tăng lượng gạo tiêu thụ ở tất cả các đơn vị trong toàn công ty.
Tổng sản lượng gạo tiêu thụ ở công ty tăng tương đối rõ rệt: năm 2005 là 66.442 kg, năm 2006 là 78.028 và năm 2007 là 92.717. Nếu xét tương đối thì năm 2007 lượng tiêu thụ tăng 18,825% so với lượng tiêu thụ năm 2006, năm 2006 tăng 17,44% so với năm 2005. Như vậy, tình hình tiêu thụ gạo trên toàn công ty là tương đối tốt, cần phải phát huy hơn nữa để có thể khai thác tối đa thị trường tiêu thụ gạo trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Trong thời gian tới, công ty cần phải tăng cường các biện pháp nhằm đẩy mạnh lượng gạo tiêu thụ trên tất cả các đơn vị trực thuộc, không những thế phải hướng ra các thị trường lân cận, có như vậy mới mở rộng được hướng sản xuất kinh doanh và mới tăng uy tín trên thương trường.