d) Vốn đi vay
1.2.2.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
của doanh nghiệp thương mại.
+ Hiệu suất sử dụng vốn lưu động.
Doanh thu thuần (hay giá trị tổng sản lượng) Hiệu suất sử dụng vốn lưu động = ---
Bình quân vốn lưu động
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động cho thấy một đồng vốn lưu động làm ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này còn gọi là hệ số luân chuyển hay số vòng quay của vốn lưu động.
Với những hình thái vốn lưu động cụ thể như tiền, hàng hoá tồn kho dự trữ, ta có các chỉ tiêu vòng quay tiền, vòng quay hàng tồn kho.
Doanh thu thuần
Vòng quay tiền = --- Tiền + các tài sản tương đương tiền
Chỉ tiêu này cho biết khả năng hoạt động của vốn bằng tiền nghĩa là một đồng vốn bằng tiền đem lại mấy đồng doanh thu thuần.
Doanh thu tiêu thụ Vòng quay hàng tồn kho = ---
Số dư tài sản dự trữ
Chỉ tiêu này cho biết khả năng hoạt động của hàng tồn kho, nghĩa là một đồng giá trị hàng tồn kho đem lại mấy đồng doanh thu tiêu thụ. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn bởi vì: Hàng tồn kho là một loại tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho sản xuất kinh doanh diễn ra một cách bình thường, liên tục và đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Mỗi doanh nghiệp có một mức tồn kho hợp lý sẽ vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu khách hàng, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tuỳ theo thực tế hoạt động của doanh nghiệp.
+ Sức sinh lợi của vốn lưu động.
Lợi nhuần thuần hay lãi ròng Sức sinh lợi của vốn lưu động = ---
Bình quân vốn lưu động
Sức sinh lợi của vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động bình quân đem lại mấy đồng lợi nhuận thần hay lãi ròng.
+ Số vòng quay của vốn lưu động.
Doanh thu thuần
Số vòng quay của vốn lưu động = --- Vốn lưu động bình quân
Số vòng quay của vốn lưu động cho biết vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. Chỉ tiêu này còn gọi là hệ số luân chuyển.
Đối với các doanh nghiệp thương mại, chỉ tiêu này thường cao vì vốn của họ chủ yếu tham gia vào quá trình lưu thông nên vòng quay thường lớn, khả năng thu hồi vốn cao. Còn đối với doanh nghiệp sản xuất, do tài sản cố
định và vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn, khả năng thu hồi vốn lâu nên số vòng quay thường nhỏ hơn nhiều so với doanh nghiệp thương mại.
+ Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động.
Vốn lưu động bình quân Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động = ---
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng chứng tỏ trình độ sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp cao.
+ Thời gian một vòng luân chuyển.
Thời gian theo lịch trong kỳ
Thời gian một vòng luân chuyển = --- Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ Thời gian của một vòng luân chuyển thể hiện số ngày cần thiết để cho vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian một vòng quay càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn.
Trên đây là một số chỉ tiêu sử dụng làm căn cứ cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay chưa tốt, ngoài việc tính các chỉ tiêu trên người ta còn so sánh các chỉ tiêu kỳ này so với kỳ trước nhằm thấy rõ chênh lệch và xu hướng biến động, nhà quản lý cần gắn với thực tế tổ chức của ngành nghề kinh doanh mà đưa ra nhận xét sát thực hơn về hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng của doanh nghiệp mình.
CHƯƠNG II:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
LƯƠNG THỰC HÀ SƠN BÌNH
2.1. KHÁT QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC HÀ SƠN BÌNH.
2.1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC HÀ SƠN BÌNH. CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC HÀ SƠN BÌNH.
Tổng công ty Lương thực miền Bắc được thành lập năm 1995 trên cơ sở sắp xếp lại Tổng công ty Lương thực Trung ương I và các đơn vị kinh doanh lương thực địa phương từ Thừa Thiên Huế trở ra, trực thuộc Bộ Nông nghiệp, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lương thực trên địa bàn từ Quảng Bình trở ra, có nhiệm vụ bình ổn giá lương thực, đảm bảo an ninh lương thực ở khu vực thị trường này.
Đến tháng 10/2002, do yêu cầu của việc tổ chức lại lao động, Tổng công ty đã chính thức thành lập Công ty lương thực Hà Sơn Bình theo quyết định số 4350 QĐ/BNN - TCCB ngày 16/10/2002 của Bộ Trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, trên cơ sở hợp nhất giữa hai công ty: Công ty Lương thực Hà Tây và Lương thực Hà Sơn Bình.
Do yêu cầu phát triển của nền kinh tế, do sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước nên tháng 10/2005, công ty đã tiến hành cổ phần và đổi tên thành: Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình theo QĐ số 2997 QĐ/BNN - ĐMDN ngày 31/10/2005 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Tên giao dịch chính thức của công ty: Công ty cổ phần lương thực
Hà Sơn Bình.
Tên giao dịch quốc tế: Hasonbinh food joint stock company.
Trụ sở chính: Đường 430 - Cầu Am - Phường Vạn Phúc - Thành phố
Hà Đông - Tỉnh Hà Tây.
Tên viết tắt: HSB - FC.
Giám đốc hiện tại: Nguyễn Đình Mạo. Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần. Tổng số vốn điều lệ: 17.890.280.000 đồng. Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng
Tổng số cổ phần: 1.789.028 cổ phần.
Địa bàn hoạt động của công ty: kinh doanh hàng hoá phục vụ nhu cầu
tiêu dùng của nhân dân hai tỉnh: Hoà Bình và Hà Tây, kinh doanh buôn bán với các vùng - miền trên toàn quốc.
Các đơn vị trực thuộc sản xuất kinh doanh:
- Chi nhánh Lương thực Hà Đông. - Chi nhánh Lương thực Phú Tín. - Chi nhánh Lương thực Thanh Hoà. - Chi nhánh Lương thực Thạch Mỹ. - Chi nhánh Lương thực Sơn Tây. - Chi nhánh Lương thực Hoà Bình. - Chi nhánh Lương thực Đan Hoài.
2.1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC HÀ SƠN BÌNH. CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC HÀ SƠN BÌNH.
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình. thực Hà Sơn Bình.
Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập. Công ty chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của Tổng công ty Lương thực miền Bắc với tư cách là cơ quan sáng lập doanh nghiệp và chịu sự quản lý Nhà nước của các cơ quan chức năng của Trung ương và Tỉnh theo quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước và các quy định khác của pháp luật. Theo giấy phép kinh doanh số 1041 ngày 23/10/2002 của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hà Tây, Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
•Kinh doanh bán buôn lương thực (nhiệm vụ chính);
•Đại lý và tiêu thụ hàng hoá, cung ứng và uỷ thác xuất khẩu lương thực, dự trữ lưu thông, chế biến và kinh doanh bán buôn, bán lẻ nông sản, thực phẩm, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng;
•Bán lẻ và đại lý xăng dầu, hàng công nghệ phẩm;
•Dịch vụ kinh doanh hàng điện tử, dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ, vận tải hành khách, hàng hoá, lữ hành nội địa;
•Kinh doanh đại lý nước giải khát có cồn và không có cồn; •Dịch vụ văn phòng;
•Kinh doanh bất động sản;
•Kinh doanh siêu thị, dịch vụ nhà đất;
•Kinh doanh chế biến các mặt hàng lâm sản.
Mục tiêu của công ty: - Thu lợi nhuận tối đa.
- Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. - Đóng góp cho Ngân sách Nhà nước.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban trong Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình. phận, phòng ban trong Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình.
a) Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình.Tổ chức bộ máy quản lý Công ty gồm có: Ban giám đốc (gồm có Giám Tổ chức bộ máy quản lý Công ty gồm có: Ban giám đốc (gồm có Giám đốc và 2 Phó giám đốc công ty), 4 phòng nghiệp vụ chức năng và 7 chi nhánh tạo thành một hệ thống thống nhất.
Ta có sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý của công ty như sau:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình
BAN GIÁM ĐỐC Phòng Tổ chức - Hành chính Phòng Tài chính - Kế toán Phòng Kinh doanh - Thị trường Phòng Kế hoạch - Đầu tư Chi nhánh Lương thực Hà Đông Chi nhánh Lương thực Thanh Hoà Chi nhánh Lương thực Phú Tín Chi nhánh Lương thực Thạch Mỹ Chi nhánh Lương thực Đan Hoài Chi nhánh Lương thực Sơn Tây Chi nhánh Lương thực Hoà Bình
b) Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban trong Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình. cổ phần lương thực Hà Sơn Bình.
• Giám đốc: Giám đóc công ty do Hội đồng quản trị Công ty cổ phần
lương thực Hà Sơn Bình bầu ra. Giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty, là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị công ty và pháp luật Nhà nước về điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý tiền vốn, tài sản, các nguồn lực khác được giao và kết quả sản xuất kinh doanh của toàn công ty. Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty.
• Phó giám đốc: là người được Hội đồng quản trị công ty bổ nhiệm
theo đề nghị của Giám đốc công ty, là người giúp việc cho Giám đốc hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ được Giám đốc phân công thực hiện và quyết định của mình.
• Các Phòng ban chuyên môn: chịu trách nhiệm tham mưu, giúp việc
cho Giám đốc quản lý, điều hành công ty trong phạm vi và lĩnh vực chuyên môn do phòng chịu trách nhiệm.
- Phòng Tổ chức - Hành chính:
+ Xây dựng, đổi mới phương án, sắp xếp lao động. + Xây dựng kế hoạch tiền lương.
+ Quản lý việc đào tạo, sử dụng đội ngũ lao động, công nhân viên trong công ty cho phù hợp với từng hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
+ Tổ chức thực hiện công tác thanh tra, thi đua, khen thưởng.
+ Tổ chức thực hiện công tác tổ chức bộ máy, cán bộ chính sách chế độ về lao động, tiền lương.
+ Thực hiện công tác quản trị hành chính. - Phòng Tài chính - Kế toán:
+ Xây dựng quy chế tài chính, kế toán tài chính.
+ Tổ chức thực hiện công tác hạch toán theo đúng chế độ pháp luật của Nhà nước.
+ Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ hạch toán nội bộ theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, quy chế tài chính của công ty.
+ Lập báo cáo tài chính gửi cấp trên và những người có liên quan.
+ Quản lý, theo dõi, giám sát, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, tài chính của công ty.
- Phòng Kinh doanh - Thị trường:
+ Tổ chức, chỉ đạo, quản lý, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn các hoạt động sản xuất kd, dịch vụ tại văn phòng công ty và các đơn vị trực thuộc.
+ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh nội địa. + Tổ chức thực hiện những nhiệm vụ kinh doanh mang tính chiến lược theo sự chỉ đạo của cấp trên.
+ Nghiên cứu chính sách, chế độ, pháp luật về kinh doanh, đề xuất phương hướng, biện pháp thực hiện.
+ Nghiên cứu xu thế phát triển của thị trường, nắm bắt nhu cầu tiêu dùng từng chủng loại hàng hoá do công ty kinh doanh, điều tra tổng quát thị trường từng khu vực, đối chiếu với tiềm năng của công ty.
+ Nghiên cứu tổ chức, quản lý mạng lưới bán hàng toàn công ty.
+ Nghiên cứu khả năng hợp tác, liên kết kinh doanh của công ty với các đối tác nước ngoài.
- Phòng Kế hoạch - Đầu tư:
+ Xây dựng, tổng hợp, chỉ đạo, kiểm tra toàn bộ công tác thống kê kế hoạch của công ty.
+ Tổ chức quản lý nhà đất, cơ sở vật chất của công ty.
+ Nghiên cứu chính sách, chế độ về phát triển kinh tế, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án, phương án xây dựng, nâng cấp, cải tạo nhà, xưởng của công ty.
+ Tổ chức quản lý kỹ thuật, bảo quản hàng hoá, bảo vệ kho hàng.
- Các đơn vị trực thuộc: là đơn vị thể nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tiền gửi ngân hàng địa phương để giao dịch, thanh toán, hạch toán nội bộ. Tự chịu trách nhiệm về tình hình tài chính và các hoạt động khác trước pháp luật Nhà nước và Giám đốc công ty. Các đơn vị trực thuộc công ty là những tổ chức trực tiếp sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình, có nghĩa vụ tuân theo điều lệ tổ chức hoạt động của công ty. Trong sản xuất kinh doanh, các đơn vị phải thực hiện theo đúng quy chế về tổ chức, quy chế tài chính, quy chế kinh doanh và các quy định khác của công ty. Các đơn vị trực thuộc có những nhiệm vụ chủ yếu:
+ Xây dựng phương án, kế hoạch kinh doanh, sản xuất kinh doanh dịch vụ và các mặt công tác khác, báo cáo Giám đốc công ty, đồng thời tổ chức thực hiện các phương án, kế hoạch theo chỉ đạo của công ty.