1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam.doc

33 750 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 522,5 KB

Nội dung

Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 0

Lời mở đầu 3

Phần 1 Cơ sỏ lí luận về khả năng cạnh tranh 4

1 Khái niệm về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh 4

1.1 khái niệm về cạnh tranh 4

1.2 khái niệm về khả năng cạnh tranh 4

2 Phân loại khả năng cạnh tranh 5

2.1 Cạnh tranh quốc gia 5

2.2 Cạnh tranh ngành 5

2.3 Cạnh tranh sản phẩm 6

3 Tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh ngành 7

3.1 Thị phần, chất lượng và chủng loại, giá thành sản phẩm 7

3.1.1 Thị phần sản phẩm của ngành trên thị trường 7

3.1.2 Chỉ tiêu về chất lượng và chủng loại sản phẩm 7

3.1.3 Chỉ tiêu về giá thành sản phẩm 8

3.2 Năng lực tài chính 9

3.3 Công nghệ 10

3.4 Nguồn nhân lực 10

3.5 Năng lực quả lí và cơ cấu tổ chức 11

3.6 Hệ thống kênh phân phối và các dịch vụ cung cấp 12

Trang 2

4 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh ngành trong nền kinh

Phần 2 Thực trạng và định hướng nâng cao khả năng cạnh tranh ngành càphê Việt Nam 15

1 Thực trạng thị trường cà phê thế giới 15

2 Thực trạng ngành cà phê Việt Nam 17

2.1 Thực trạng sản xuất và xuất khẩu cà phê 17

2.2 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh ngành cà phê Việt Nam qua một số chỉ tiêu: 18

2.2.1 Thị phần cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới 18

2.2.2 Chất lượng cà phê Việt Nam 20

2.2.3 Chi phí sản xuất và chế biến cà phê Việt Nam 22

2.3 Nhận xét về năng lực cạnh tranh cà phê Việt Nam 22

2.3.1 Các điểm mạnh 22

2.3.1.1 Lợi thế khách quan 22

2.3.1.2 Lợi thế chủ quan 23

2.3.2 Các điểm yếu và nguyên nhân 24

2.3.2.1 Tính bền vững của ngành cà phê Việt Nam chưa cao 24

Trang 3

2.3.2.2 Cơ cấu cây trồng thiếu hợp lý 24

2.3.2.3 Thiếu tính đồng bộ giữa các khâu 25

2.3.2.4 Thiếu vốn 26

2.3.2.5 Chưa trú trọng đến thị trường nội địa 26

3 Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh ngành cà phê Việt Nam 26 3.1 Tạo nguồn vốn đầu tư 26

3.2 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng 27

3.3 Nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam, hạ giá thành sản phẩm cà phê 27

3.4 Đổi mới công nghệ 28

3.5 Thu thập thông tin thị trường, thiết lập hệ thống thu mua hợp lí 29

3.6 Quan tâm thị trường trong nước và tìm hiểu mở rộng thị trường quốc tế 29

Lời kết luận 31

Tài liệu tham khảo 32

Trang 4

Lời mở đầu

Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo ra được khối lượng nông sản không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn có giá trị xuất khẩu cao mang về hàng tỉ đô la Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng liên tục với tốc độ cao và ổn định, hình thành những vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá với quy mô lớn Sự phát triển nhanh của ngành nông nghiệp đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế, góp phần đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước Là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực, cà phê Việt Nam có tốc độ phát triển rất cao, hàng năm thu về hàng trăm triệu đô la từ việc xuất khẩu, mang lại nguồn thu nhập ổn định, thường xuyên cho một nhóm đông dân cư ở nông thôn, trung du và miền núi Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh của mình, ngành cà phê vẫn tồn tại những hạn chế ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh Do đó, làm sao phát huy hết nội lực, hết lợi thế để cà phê Việt Nam có thể đứng vững và phát triển trên thị trường thế giới vẫn là một câu hỏi bất cập cần có lời giải đáp.

Đề tài “Nâng cao khả năng cạnh tranh của nghành cà phê Việt

Nam” mà em chọn là một đóng góp nhỏ ý kiến của bản thân mong góp phần

giải quyết câu hỏi đó.

Tuy đây là lần đầu tiên tiếp cận với cách thức viết đề án môn chuyên

ngành, nhưng dưới sự hướng dẫn tận tình của Ths.Ngô Thị Việt Nga, em

đã hoàn thành đề án này Em xin chân thành cảm ơn cô!

Sinh viên thực hiện Đào Đại Sơn

Trang 5

Phần 1 Cơ sỏ lí luận về khả năng cạnh tranh 1 Khái niệm về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh

1.1 Khái niệm về cạnh tranh

Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường, là năng lực phát triển của kinh tế thị trường Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua nhau giữa các nhà doanh nghiệp trong việc giành một nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt được một mục tiêu kinh doanh cụ thể.

Quan điểm đầy đủ về cạnh tranh có thể được nhìn nhận như sau: “cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các nhà sản xuất, kinh doanh với nhau dựa trên chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất nhằm đạt được những điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển.”

Trong bất kì lĩnh vực nào cũng có cạnh tranh, không có cạnh tranh sẽ không có sinh tồn và phát triển Đó là quy luật của tự nhiên.

Cạnh tranh có thể đem lại lợi ích cho người này và thiệt hại cho người khác, song xét dưới góc độ lợi ích toàn xã hội cạnh tranh luôn có tác động tích cực Darwin thấy được rằng: “quy luật cạnh tranh là thải loại những thành viên yếu kém trong môi trường duy trì và phát triển những thành viên tốt nhất qua đó hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của toàn xã hội.”

1.2 Khái niệm về khả năng cạnh tranh

Hiện nay, một doanh nghiệp muốn có vị trí vững chắc trên thị trường và thị trường ngày càng được mở rộng thì cần phải có một tiềm lực đủ mạnh để có thể cạnh tranh trên thị trường Cái đó chính là khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp chính là việc có được các lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp đối thủ Cạnh tranh

Trang 6

để duy trì vị trí của nó một cách lâu dài trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo thực hiện mức lợi nhuận ít nhất là bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.

Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là : khả năng doanh nghiệp đó

tạo ra, duy trì và phát triển được những lợi thế của mình về hàng hóa dịchvụ so với trung bình của nghành hoặc có khả năng cắt giảm chi phí sản xuấtkinh doanh nhờ việc sử dụng hợp lí và có hiệu quả tất cả các nguồn lực củadoanh nghiệp đó để giúp cho doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận hoặcthị phần cao hay sự tin tưởng trung thành của khách hàng đối với doanhnghiệp cũng như sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp một cách lâudài, bền vững.

2 Phân loại khả năng cạnh tranh

2.1 Cạnh tranh quốc gia

Năng lực cạnh tranh quốc gia được định nghĩa là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của người dân.

2.2 Cạnh tranh ngành

Xét theo phạm vi nghành kinh tế, cạnh tranh được chia thành 2 loại :  Cạnh tranh trong nội bộ ngành : là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất kinh doanh một loại dịch vụ Cạnh tranh trong nội bộ ngành là một cuộc cạnh tranh tất yếu phải xảy ra, tất cả đều nhằm vào mục tiêu cao nhất là lợi nhuận của doanh nghiệp Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải cải tiến kỹ thuật, năng lực quản lý nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm để tìm lợi nhuận siêu ngạch.

 Cạnh tranh giữa các ngành : là cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm mục tiêu lợi nhuận, vị thế và an toàn Cạnh tranh giữa các ngành

Trang 7

tạo ra xu hướng di chuyển của vốn đầu tư sang các ngành kinh doanh thu được lợi nhuận cao hơn và tất yếu sẽ dẫn đến sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.

2.3 Cạnh tranh sản phẩm

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường của các doanh nghiệp, vấn đề sản phẩm bán tới tay khách hàng được coi trọng hàng đầu Bởi sản phẩm là đại diện cho thương hiệu của doanh nghiệp, cho sự lớn mạnh hoặc yếu kém trong lĩnh vực cung cấp mặt hàng cùng công cụ sử dụng Cạnh tranh về sản phẩm thường được thể hiện qua các mặt:

Cạnh tranh về trình độ sản phẩm: tuỳ theo những sản phẩm khác nhau để chúng ta lựa chọn những nhóm chỉ tiêu khác nhau có tính chất quyết định trình độ của sản phẩm Doanh nghiệp sẽ chiến thắng trong cạnh tranh nếu như lựa chọn trình độ sản phẩm phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng.

Cạnh tranh về chất lượng: Tùy theo từng sản phẩm với đặc điểm khác nhau để lựa chọn chỉ tiêu phản ánh chất lượng khác nhau Nếu tạo ra nhiều lợi thế cho chỉ tiêu này thì sản phẩm càng có nhiều cơ hội giành thắng lợi cạnh tranh trên thị trường.

Cạnh tranh về bao bì: Cùng với việc thiết kế bao bì cho phù hợp, doanh nghiệp còn phải lựa chọn cơ cấu sản phẩm phù hợp, lựa chọn cơ cấu hàng hóa và cơ cấu chủng loại hợp lý.

Cạnh tranh về nhãn mác, uy tín sản phẩm Doanh nghiệp sử dụng công cụ này để đánh trực tiếp vào trực giác của người tiêu dùng.

Cạnh tranh do khai thác hợp lý chu kỳ sống của sản phẩm Sử dụng biện pháp này, doanh nghiệp cần phải có những quyết định sáng suốt để đưa ra một sản phẩm mới hoặc dừng việc cung cấp một sản phẩm đã lỗi thời.

Trang 8

3. Tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh ngành

Để đánh giá được năng lực cạnh tranh của các Quốc gia, doanh nghiệp cũng như một sản phẩm nào đó ta phải có đựơc hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí hệ thống đó phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu…

3.1 Thị phần, chất lượng và chủng loại, giá thành sản phẩm

3.1.1 Thị phần sản phẩm của ngành trên thị trường

Đây là tiêu chí quan trọng đánh giá triển vọng tăng trưởng, phát triển của ngành Những số liệu về tổng thị phần trong và ngoài nước nói lên kết quả của hoạt động thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường, xúc tiến thương mại, múc độ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và tính năng động của ngành.

Ngoài ra, thị phần cũng phản ánh mức độ tập trung trong sản xuất kinh doanh đối với loại sản phẩm hàng hóa của ngành trên thị trường Bên cạnh đó, thị phần còn phản ánh độ liên kết giữa vị thế của ngành với vị thế của người mua đối với một loại sản phẩm hay hàng hóa nhất định, biểu hiện uy tín của ngành, sự tin cậy của người mua trong việc cung ứng, thanh toán, giá cả, chất lượng và dịch vụ sau bán hàng của hàng hóa đó trên thị trường

MS = (%) Trong đó:

MS: thị phần của ngành trên thị trường trong nước

P : sản lượng của ngành được tính bằng hiện vật hoặc doanh thu M : số lượng nhập khẩu mặt hàng đang xét hoặc giá trị hàng nhập

3.1.2 Chỉ tiêu về chất lượng và chủng loại sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng của sản phẩm là yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh Nếu cùng một loại sản phẩm có công

Trang 9

dụng sử dụng và giá cả như nhau thì sản phẩm có chất lượng tốt hơn sẽ được thị trường chấp nhận Yếu tố chất lượng của sản phẩm phụ thuộc vào điều kiện kỹ thuật, trình độ lao động của từng ngành, từng vùng, từng quốc gia nhưng nâng cao chất lượng sản phẩm của ngành là mục tiêu của mọi ngành ở bất kì quốc gia nào Bên cạnh đó, kinh tế thế giới và kinh tế các quốc gia đều tăng trưởng mạnh mẽ, mức sống của mọi tầng lớp dân cư đều được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng tăng lên, người tiêu dùng sẵn sàng tiêu thụ sản phẩm có chất lượng tốt với giá cả cao hơn nhưng đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của họ.

Đa dạng hóa sản phẩm để đáp úng những nhu cầu sử dụng khác nhau là công cụ hữu ích trong cạnh tranh Để sản phẩn được duy trì và chiếm thị phần lớn trong quá trình tiêu thụ, các doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến đưa ra thị trường các loại sản phẩm khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng Và đây chính là cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành.

3.1.3 Chỉ tiêu về giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là một trong các yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể xác định giá bán của sản phẩm trên thị trường Giá bán sản phẩm sẽ tác động đến quyết định của ngưởi mua và là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hay giữa các nghành với nhau Với sản phẩm cùng loại, có chất lượng tương đương nhau và dịch vụ khách hàng được cung cấp như nhau, người mua sẽ chọn sản phẩm có giá bán rẻ hơn Cùng mức chi phí sản xuất như nhau, doanh nghiệp nào tiêu thụ được nhiều hàng hơn, chiếm được thị phần lớn hơn sẽ thu được lợi nhuận cao hơn Như vậy doanh nghiệp hay ngành có năng lực cạnh tranh cao hơn đối thủ.

3.2 Năng lực tài chính.

Trang 10

Năng lực tài chính thể hiện sức mạnh của một doanh nghiệp, Quốc gia Nó được thể hiện qua các chỉ tiêu:

Qui mô và tốc độ an toàn vốn: tiềm lực về vốn thể hiện qua các chỉ tiêu

cụ thể như: qui mô vốn chủ sở hữu, hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio- CRA) Vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn điều lệ, tài sản hữu hình, thặng dư vốn, vốn khác như hàng tồn kho, bán thành phẩm, nợ phải thu nó phản ánh sức mạnh tài chính của ngân hàng, khả năng chống đỡ những điều kiện kinh doanh bất lợi Hệ số an toàn vốn (vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro) là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của các ngân hàng Chỉ tiêu này được dùng để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành.

Chất lượng tài sản hiện có: phản ánh sức khoẻ của một doanh nghiệp,

nó được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như: tỉ lệ nợ xấu trên tổng tài sản có, (Nợ xấu-Bad debt- là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại được và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ Nợ xấu được coi là chi phí khác của doanh nghiệp cho vay, chính vậy nên làm giảm thu nhập dòng Nhìn chung, một doanh nghiệp luôn phải ước tính trước những khoản nợ xấu trong chu kỳ kinh doanh hiện tại dựa vào những số liệu nợ xấu ở kì trước Đa số các công ty đều cho phép một tỉ lệ nợ xấu nhất định trên tổng nợ vì chắc chắn một điều là không thể thu hồi được mọi khoản nợ một cách đầy đủ nhất), mức độ lập dự phòng và khả năng thu hồi các khoản nợ xấu Mức độ tập trung và đa dạng hoá của danh mục tín dụng, rủi ro tín dụng tiềm ẩm…

Mức sinh lời: là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp,

cũng phản ánh một phần kết quả cạnh tranh của doanh, nó có thể được phân tích qua những chỉ tiêu: giá trị tuyệt đối của lợi nhuận sau thuế, tốc độ tăng

Trang 11

trưởng lợi nhuận, cơ cấu của lợi nhuận (lợi nhuận được hình thành từ nguồn nào?), tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE tính bằng % của thu nhập sau thuế/ vốn chủ sở hữu) tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có (ROA tính bằng % của thu nhập sau thuế/ tổng tài sản có), các chỉ tiêu về mức simh lời trong mối tương quan với chi phí…

Khả năng thanh toán (solvency): khả năng bảo đảm trả được các khoản

nợ đến hạn bất cứ lúc nào Khả năng thanh toán là kết quả của sự cân bằng giữa các luồng thu và chi hay giữa nguồn vốn kinh tế (capital) và nguồn lực sẵn có (resource) Investopedia định nghĩa khả năng thanh toán “là khả năng đáp ứng các chi tiêu cố định trong dài hạn và có đủ lượng tiền cần thiết để mở rộng và phát triển”.

3.3 Công nghệ

Trong nền kinh tế thị trường với xu thế hội nhập toàn cầu, việc tham gia vào sân chơi quốc tế đặt ra một thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam về tiềm lực công nghệ bởi vì khi các nhà đầu tư nhảy vào Việt Nam họ sẽ mang vốn lớn và công nghệ cao hai yếu tố đựơc coi là quan trọng nhất giúp các doanh nghiệp có khả năng tạo lợi thế trong kinh doanh

3.4 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là 1 trong 4M: Money (vốn), Machine (máy móc trang thiết bị và công nghệ), Man (nguồn nhân lực), Materials (nguyên vật liệu) Không phải vô cớ mà có câu: “ Nhân tài là nguyên khí của quốc gia” chỉ với câu nói đó đã làm nổi bật được tầm quan trọng của con người (nguồn nhân lực) đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao.

Nguồn nhân lực là nguồn lực không thể thiếu của bất kì doanh nghiệp nào, bất cứ tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con người hay nguồn nhân lực của tổ chức đó nó bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó nó là nhân tố mang tính kết nối các nguồn lực khác

Trang 12

của tổ chức: chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện qua các chỉ tiêu: trình độ đào tạo, trình độ thành thạo nghiệp vụ, động lực làm việc, sự gắn bó với doanh nghiệp.

Nguồn nhân lực được coi là có chất lượng chỉ khi nó được phát triển trên cả ba phương diện thể lực, trí lực và cả phẩm chất tâm lý xã hội.Về mặt thể lực đòi hỏi sức khỏe và thể lực cường tráng của người lao động, sức chịu đựng dẻo dai, đáp ứng cường độ làm việc những áp lực từ phía khách hàng… Về mặt trí lực đòi hỏi người lao động phải có trình độ văn hóa, chuyên môn sâu, thành thạo các nghiệp vụ…Về phẩm chất tâm lý xã hội đòi hỏi người lao động phải có ý thức kỷ luật tự giác cao niềm say mê nghề nghiệp chuyên môn, sáng tạo, năng động trong công việc, gắn bó với doanh nghiệp.

Nhận thức rõ vai trò quyết định của nguồn lực con người Việt Nam so với các nguồn lực khác, Đảng ta đã khẳng định: “Nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp” Các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, khoa học - kỹ thuật, công nghệ, dù có nhiều bao nhiêu cũng vẫn là hữu hạn, chúng không có sức mạnh tự thân và sẽ cạn kiệt dần trong quá trình khai thác Hơn thế nữa, các nguồn lực này chỉ phát huy tác dụng và có ý nghĩa tích cực xã hội khi chúng được kết hợp với nguồn lực con người, thông qua hoạt động có ý thức của con người.

3.5 Năng lực quả lí và cơ cấu tổ chức

Năng lực quản lí phản ánh năng lực điều hành của hội đồng quản trị cũng như ban giám đốc doanh nghiệp nó thể hiện ở mức độ chi phối và khả năng giám sát của hội đồng quản trị đối với ban giám đốc: mục tiêu, động cơ, mức cam kết của ban giám đốc, hội đồng quản trị trong công tác duy tri, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực quản lí quyết định hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp Ban giám đốc luôn phải đưa ra

Trang 13

những chính sách, chiến lược nhằm đảm bảo sử dụng hợp lí các nguồn lực tạo ra năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Cơ cấu tổ chức một phần phản ánh cơ chế phân bổ các nguồn lực của doanh nghiệp có phù hợp với qui mô, trình độ quản lí, đặc trưng cạnh tranh cũng như nhu cầu thị trường hay không? Nó thể hiện sự phân chia các phòng ban chức năng, bộ phận tác nghiệp, đơn vị trực thuộc…Một cơ cấu tổ chức được xem là có hiệu quả khi nó thể hiện sự phân công phân cấp giữa các phòng ban một cách hợp lí đồng thời với sự phối kết hợp một cách hài hoà giữa các phòng ban, các đơn vị trong việc triển khai thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như khả năng thích nghi và thay đổi của cơ cấu tổ chức đó trước những biến đổi của môi trường kinh doanh đầy biến động

Năng lực quản lí và cơ cấu tổ chức cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp

3.6 Hệ thống kênh phân phối và các dịch vụ cung cấp

Hệ thống kênh phân phối: "Mạng lưới nhà phân phối hoặc tổng đại lý

chính là cánh tay chính là cánh tay nối dài, giúp sản phẩm được bao trùm rộng khắp các địa bàn, Tuy nhiên đây lại là mô hình phức tạp nhất trong việc phân phối hàng hoá và dịch vụ.” đối với các doanh nghiệp Việt Nam hệ thống kênh phân phối đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thành bại của mỗi doanh nghiệp.

Trong một số ngành đặc thù, ngành có yêu cầu kỹ thuật cao (thiết bị bưu chính viễn thông, ngân hàng, ) hay đòi hỏi nhiều công nợ (công trình xây dựng), khi đó nhà phân phối có tiếng nói quyết định trong việc cung cấpsản phẩm và dịch vụ Có thể nói, sức mạnh của nhà phân phối, cộng với sức mạnh thương hiệu đã trở thành sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Tuy nhiên, doanh nghiệp thường mất nhiều thời gian để có một chỗ

Trang 14

đứng trong thi trường Điều này còn ngày một nguy hiểm hơn nữa, trong thời đại “Time is money-thời gian là tiền” Nhiều khi, vì quá chậm, quá chắc rất nhiều doanh nghiệp đã mất thị trường, mất cơ hội làm ăn Bên cạnh đó, sự thành công khi chỉ đến với những doanh nghiệp có sản phẩm với chất lượng tốt và ổn định- “Hữu xạ tự nhiên hương”

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh ngành trong nền kinh tế toàn cầu

4.1 Thị trường cạnh tranh quốc tế

Theo xu hướng hiện nay, nền kinh tế tiến tới hội nhập toàn cầu mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiêp Các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường ra thế giới tuy nhiên bên cạnh những cơ hội là rất nhiều khó khăn thách thức sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ gay gắt hơn khi có các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường.

4.2 Luật pháp và chính sách

Các nhân tố về chính trị pháp luật là nền tảng quy định các yếu tố khác của môi trường kinh tế Nền kinh tế ảnh hưởng đến hệ thống chính trị nhưng ngược lại hệ thống chính trị cũng tác động trở lại các hoạt động kinh tế Pháp luật và chính trị ổn định sẽ tạo ra một cơ chế chính sách trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng lĩnh vực cụ thể có được lợi thế cạnh tranh trong xu thế toàn cầu hoá của thế giới.

4.3 Nhân tố con người

Con người ở đây phản ánh đến đội ngũ lao động Đội ngũ lao động tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các yếu tố như trình độ lao động, năng suất lao động, thái độ phục vụ khách hàng, sự sáng tạo trong sản xuất Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất ra sản phẩm hàng hóa.

4.4 Khả năng về tài chính

Trang 15

Bất cứ hoạt động đầu tư, sản xuất phân phối nào cũng đều phải xem xét tính toán đến tiềm lực, khả năng tài chính của doanh nghiệp một doanh nghiệp có tiềm năng lớn về tài chính có nhiều thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư mua sắm trang thiết bị, bảo đảm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, duy trì và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận và củng cố vị thế của mình trên thương trường.

4.5 Trình độ công nghệ

Tình trạng trình độ công nghệ máy móc thiết bị có ảnh hưởng một cách sâu sắc tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp Đó là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của một doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến chất lượng, năng suất sản xuất Ngoài ra, công nghệ sản xuất cũng ảnh hưởng đến giá thành và giá bán của sản phẩm Một doanh nghiệp có công nghệ phù hợp sẽ có một lợi thế cạnh tranh rất lớn do chi phí sản xuất thấp, chất lượng sản phẩm và dịch vụ cao Ngược lại doanh nghiệp sẽ có bất lợi cạnh tranh khi họ chỉ có công nghệ lạc hậu.

Trang 16

Phần 2 Thực trạng và định hướng nâng cao khả năng cạnhtranh ngành cà phê Việt Nam

1.Thực trạng thị trường cà phê thế giới.

Nhìn lại sự phát triển thị trường tiêu thụ cà phê thế giới cho thấy sau chiến tranh thế giới II, nhu cầu cà phê ở nhiều quốc gia tăng lên nhanh chóng Bắt đầu từ Mỹ ở thập niên 1950-1960 khi các cựu chiến binh mang sở thích uống cà phê về truyền bá trong quân đội và dân chúng, rồi dần dần phát triển sang châu âu ở những năm 1960-1970 vào cuối thập niên 1970 khi thị trường Mỹ và châu âu gần như chững lại thì những thị trường mới lai mở ra ở vùng viễn đông như nhật bản và gần đây là thị trường đông âu, Trung Quốc có dấu hiệu tăng Cùng với sự mở rộng thị trường ở khắp nơi, sản lượng cà phê thế giới không ngừng tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2008-2009 đạt 138.4 triệu bao Brazil là nước có sản lượng lớn nhất đạt 51.1 triệu bao tăng 36% tiếp theo đó là việt nam và colombia có sản lượng lần lượt là 19.5 và 12.2 triệu bao, tăng 12% và giảm 2.7%.

Bảng 1.1: Sản lượng cà phê của những nước sản xuất chính

(đơn vị: triệu bao)

Mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người trên phạm vi toàn cầu ít thay đổi trong những năm qua, dao động trong khoảng 4.5-4.7 kg/người/

Ngày đăng: 28/09/2012, 16:39

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w