-Ví dụ: Một công dân Mỹ nghĩ rằng quốc gia nào cũng có chế định về luật công ty nhưng nhưng họ đi sang các nước khác thì không có - Khi nghiên cứu các hệ thống pháp luật nước ngoài thì c
Trang 1BÀI 2: GIÁ TRỊ CỦA LUẬT SO SÁNH
2.1 TRANG BỊ NHỮNG KIẾN THỨC VỀ NỀN TẢNGVĂN HÓA CHUNG, ĐẶC BIỆT LÀ NỀN TẢNG KHOA HỌC PHÁP LÝ
Luật so sánh giúp cho các luật sư có kiến thức toàn diện, đó là những khả nưng tố chất của một con người trong môi trường hiện đại
- Năng lực dự kiến (độ nhạy cảm, khả năng phán đoán)
- Sẳn sàng làm việc ở những môi trường làm việc mới mẻ, xa lạ do ngành luật so sánh nâng cao kiến thức và hiểu biết về văn hóa khác nhau vì so sánh luật là hoạt động trí tuệ hữu ích và lý thú, nó khuyến khích việc học và sử dụng ngoại ngữ
2.2 Hiểu rỏ hơn hệ thống pháp luật của quốc gia mình
- Có những thiết chế pháp luật tưởng rằng đương nhiên có trong hệ thống pháp luậtquốc gia mình nhưng có những thiết chế pháp luật tồn tại trong hệ thống pháp luật quốc gia này mà không tồn tại trong hệ thống pháp luật quốc gia khác
-Ví dụ: Một công dân Mỹ nghĩ rằng quốc gia nào cũng có chế định về luật công ty nhưng nhưng
họ đi sang các nước khác thì không có
- Khi nghiên cứu các hệ thống pháp luật nước ngoài thì chúng ta có thể biết những chế định tồn tại của quốc gia mình có nguồn gốc từ nước ngoàivà ngược lại
Ví dụ: Nhiều quy định trong BLDS 2005 của chúng ta có nguồn từ BLDS Napoleon ở Pháp
2.3 Giá trị của Luật so sánh đối với quá trình hoàn thành hệ thống pháp luật
- Trong nhiều trường hợp xây dựng và áp dụng pháp luật một cách bế tắc thì ta nghiên cứu so sánh luật để học hỏi kinh nghiệm nhằm tìm ra các giải pháp pháp lý tối ưu để đem về ứng dụng
- Nhà hoạt động so sánh luật mà thay vì phải dự đoán và có nguy cơ phải chịu những giải pháp kém thích hợp, họ có thể khai thác, tham khảo các kinh nghiệm quý báo, phong phú trong hệ thống pháp luật nước ngoài do vấn đề mà nước khác đã giải quyết Nbhững kinh nghiệm nào
đó có thể học được ở đó có thể tìm thấy những giải pháp đơn giản hơn, ít tốn kém hơn và đã được áp dụng có hiệu quả ở nước ngoài
Ví dụ: Các quyết định "đùng một cái" chịu nhiều rủi ro chẳng hạn quyết định của Thủ đô Hà Nội cấm một số phương tiện ngoại thành không được đi vào Thủ đô => phản ứng gay gắt của nhân dân (và nó được xóa bỏ ngay)
2.4 Giá trị của Luật so sánh đối với quá trình nhất điển hóa pháp luật
- Hài hòa hóa là quá trình làm cho các nguyên tắc của hai hay nhiều hệ thống pháp luật trở nên
có nhiều điểm tương đồng khi giải quyết cùng nột vấn đề
- Nhất điển hóa pháp luật là quá trình thống nhất ban hành các nguyên tắc pháp lý tương tự nhau giữa hai hay nhiều hệ thống pháp luật
Ví dụ: Công ước Warsaw 1929 về thống nhất các quy định về vận chuyển hàng không quốc tế hầu như được tất cả các quốc gia thông qua đã tập hợp được số lượng rất lớn các quyết định tư
Trang 2pháp của nhiều nước có liên quan tới việc giải thích công ước
2.5 Vai trò của Luật so sánh đối với công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế
2.5.1.Giá trị của Luật so sánh đối với công pháp quốc tế
- Luật so sánh cóa giá trị đối với quá tình xây dựng điều ước quốc tế ( điều ước song phương hoặc đa phương)
- Luật so sánh có giá trị đối với nguồn của pháp luật quốc tế Đó là nguồn của điều của điều ước quốc tế, tập quán quốc tếm, luật của các quốc gia trên thế giới
- Luật so sánh giúp xác định nguyên tắc nào là nguyên tắc pháp lý chung của luật quốc tế
Ví dụ: Các quốc gia theo nguyên tắc chung của công pháp quốc tế, có nghĩa vụ đối xử đối với công dân nước ngoàitheo chuẩn mực quốc tế tối thiểu phù hợp với các tiêu chuẩn về đạo đức của các gia văn minh => chỉ có sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh các hệ thống pháp luật hiện hành mới có thể xá định các chuẩn mực quốc tế tối thiểu mang tính phổ biến
2.5.2 Giái trị của Luật so sánh đối với tư pháp quốc tế
- Là lãnh vực pháp luật đặc biệt điều chỉnh các mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Chủ thể của pháp luật dân sự: Cá nhân, pháp nhân Nếu như có yếu tố nước ngoài thì quan hệ dân sự không được điều chỉnh bởi pháp luật quốc gia mà bởi tư pháp quốc tế
- Giải quyết các mâu thuẫn
Ví dụ: Pháp là nơi nhiều nước ngoài gửi tiền nhưng không may xảy ra tranh chấp mà việc giải quyết những tranh chấp đó ở mỗi hệ thống pháp luật khác nhau (xung đột pháp lý) Thì người
ta có sử dụng hai biện pháp: sử dụng xung đột pháp lý hoặc pháp luật thực chất để giải quyết + Xung đột pháp lý: sử dụng các quy phạm xung đột quy phạm xung đột là quy phạm không quy định quyền và và nghĩa vụ của các bên mà chỉ ra hệ thống pháp luật nào được viện dẫn để giải quyết (quy phạm này cung cấp kiến thức pháp luật của nhiều nước trên thế giới)
+ Pháp luật thực chất: Sử dụng quy phạm thực chất là quy phạm có quy định quyền và nghĩa vụ của các bên cụ thể hoặc các điều ước quốc gia đã thống nhất
2.6 Giá trị của Luật so sánh với một số ứng dụng khác
- Rèn luyện trình độ, khả năng về ngoại ngữ
- Nghiên cứu mối liên hệ lịch sử giữa các hệ thống pháp luật
Trang 3BÀI 3: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THẾ GIỚI
3.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
3.1.1 Hệ thống pháp luật quốc gia là gì?
Hệ thống pháp luật quốc gia là tập hợp các quy phạm pháp luật và các nguyên tắc pháp lý do cơ quan nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, có mối liên hệ thống nhất nội tại với nhau được phân chia thành các bộ phận pháp luật và biểu hiện ra bên ngoài với những hình thức nhất định (dưới góc nhìn của Luật so sánh)
3.1.2 Hệ thống pháp luật thế giới
Hệ thống pháp luật thế giới là khái niệm dùng để chỉ tập hợp một hệ thống pháp luật quốc gia
có những điểm tương đồng lại thành một nhóm được xác định bởi những tiêu chí nhất định (hệ thống pháp luật thế giới không chứa đựng quy phạm pháp luật)
3.2 CÁC TIÊU CHÍ PHÂN NHÓM HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THẾ GIỚI
3.2.1 Hình thức pháp luật
3.2.1.1 Tập quán pháp
Được được sử dụng bằng cách là được nhà nước phê chuẩn hoặc thừa nhận các tập quán để lưu truyền trong xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị và nâng chúnh lên thành pháp luật
- Ưu điểm: Là thói quen được mọi người thừa nhận nên việc thực hiện dễ dàng, công tác tuyên truyền thuận lợi
- Nhược điểm: vì là những thói quen nên khi nhà nước muồn điều chỉnh thay đổi thì hết sức khó khăn
3.2.1.2 Án lệ pháp (tiền lệ pháp)
Là quyết định xét xử trước đây của Tòa án hay cơ quan nhà nước khác được sử dụng lam khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc tương tự sau này
- Ưu điểm: Tính cụ thể, chi tiết
- nhược điểm: Thiếu tính khái quát nghĩa là không hình dung được những mối quan hệ phát sinh trong tương lai
3.2.2 Căn cứ vào nguồn gốc lịch sử
Châu âu lục địa: Ảnh hưởng bởi luật La Mã
Anh – Mỹ
Hồi Giáo ảnh hưởng giáo lý của đạo Hồi
3.2.3 Dựa vào sự phân chia pháp luật giữa bộ phận pháp luật
Bao gồm luật công và luật tư
- Luật công: Điều chỉnh các mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, giữa cơ quan nhà nước với công dân…
- Luật tư: Điều chỉnh các mối quan hệ của các chủ thể không mang lại quyền lực nhà nước 3.2.4 Căn cứ vào vai trò làm luật của các cơ quan tư pháp
Trang 43.2.5 Căn cứ sự phân định pháp luật thành luật thực chất và luật tố tụng (Luật nội dung và hình thức)- Luật thực chất: Dùng QPPL quy định quyền và nghiã vụ của các bên
- Luật tố tụng: Quy định trình tự thủ tục và cách thức thực hiện quyền và nghĩa vụ (nước ta nhấn mạnh luật thực chất nhưng trong giai đoạn hiện nay đang chú ý nhiều hơn đến luật tố tụng)
3.2.6 Dựa vào ý thức hệ
3.3 CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI
3.3.1 Hệ thống pháp luật châu âu lục địa: đặc điểm đặc trưng
- Hình thức pháp luật cơ bản: VBPL
Giá trị của văn bản căn cứ vào vị trí của cơ quan ban hành
- Nguồn gốc: Luật La Mã
- Vai trò của cơ quan tư pháp: Không nhìn nhận vai trò của cơ quan tư pháp
- Không có sự phân định rõ nét giữa luật công và luật tư
- Không có sự phân địng rõ nét giữa luật thực chất và luật tố tụng
- Thành viên chủ yếu: các nước châu âu lục địa, các nước từng là thuộc địa, lệ thuộc vào các nước này
3.3.2 Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ (common law)
- Hình thức pháp luật: Án lệ (tiền lệ pháp) là hình thức pháp luật chủ yếu
- Nguồn gốc: luật Anh cổ
- Vai trò của cơ quan tư pháp: có nhìn nhận vai trò của cơ quan tư pháp
- Không có sự phân định giữa luật thực chất và luật tố tụng
- Không có sự phân định giữa luật công và luật tư
- Các thành viên: Anh, Mỹ và hệ thống các nước thuộc địa của Anh – Mỹ
3.3.3 Hệ thống pháp luật XHCN
a Lịch sử hình thành và phát triển- Sự thống nhất pháp luật của các nước Châu âu lục địa thiết lập và duy trì hàng thế kỷ trên cơ sở nhấn mạnh luật tư
- Năm 1917, cánh mạng Nga thành công nước Nga ra đời thì có sự chi phối lớn đối với các nước châu âu lục địa (kinh tế, chính trị, tư tưởng) Sự thống nhất trong pháp luật Châu Âu lục địa bị rạn nứt và và pháp luật công ngày càng phát triển => từ đó pháp luật XHCN được hình thành và tồn tại độc lập với hệ thống pháp luật truyền thống
- Từ năm 1989 – 1990: hệ thống pháp luật pháp luật XHCN tan rã xuất phát từ khi hệ thống các nước XHCN tan rã và phát triển theo ba hướng khác nhau:
+ Đối với các nước Châu âu hòa nhập trở lại với hệ thống pháp luật Châu âu lạu địa
+ Đối với các nướic theo Đạo hồi xu hướng áp dụng luật hồi giáo
+ Đối với các quốc gia kiên định quan điểm CN Mác – Lênin thì tiếp tục xây dựng pháp luật theo con đường XHCN nhưng phục vụ cho đường lối kinh tế thị trường
b Nguồn luật
Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn luật duy nhất nhưng trong thực tiễn và thời gian gần đây
Trang 5thì coi tập quán pháp và án lệ là nguồn luật bổ sung (Hệ thông văn bản quy phạm pháp luậtlà tổng thể mối tương quan giữa văn bản luật và dưới văn bản luật)
c Cấu trúc của hệ thống pháp luật: Được chia thành các ngành luật độc lập (dựa vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh)
3.3.4 Hệ thống pháp luật tôn giáo (hồi giáo)
a Khái quát về pháp luật của các quốc gia hồi giáo
•Được chia làm hai bộ phận
Luật Hồi giáo
pháp luật thực định của quốc gia
- Hiện nay có khoảng 30 quốc gia Hồi Giáo nhưng không phải quốc gia nào cũng lấy đạo hồi làm quốc giáo
- Luật thực định của các quốc gia hồi giáo cũng chịu ảnh hưởng của luật Hồi giáo Tuy nhiên pháp luật của các quốc gia này cũng ảnh hưởng của pháp luật Châu âu lục địa
=> Ở các quốc gia Hồi giáo thứ pháp luật cho phép công dân nhất là công dân Hồi giáo khi đứng trước tranh chấp được quyền chon lựa luật Hồi giáo hoặc pháp luật thực định của quốc gia (có thể có hai cơ quan tư pháp)
•Căncứ vào tiêu chí và sự ảnh hưởng của luật Hồi giáo đối với pháp luật quốc gia thì người ta có thể chia pháp luật Hồi giáo thành ba nhóm sau:
- Các quốc gia đã từng là các nước XHCN thì đạo Hồi không được khuyến khích phát triển nhưng vẫn tồn tại hạn chế và song song vời pháp luật quốc gia
- Đối với các nước thừa nhận tính tối cao của luật Hồi giáo thì bị chi phối mạnh
-Đối với một số quốc gia thì chỉ điều chỉnh một số lĩnh vực nhất định tronh đời sống xã hội còn những quan hệ mới thì được điều chỉnh bởi luật thực định =>chịu ảnh hưởng bởi hai nhánh: + Pháp luật thực định chịu ảnh hưởng bởi pháp luật Châu âu lục địa
+ Pháp luật thực định chịu ảnh hưởng bởi pháp luật Anh - Mỹ
b Tiếp cận luật Hồi Giáo: Việc tiếp cận chỉ 1 phần chứ không phải tất cả giáo lý Đạo Hồi
- Luật Hồi giáo được chia làm hai bộ phận:
+ Học thuyết tôn giáo: Chứa đựng các giáo điều mà tín đồ phải tin
+ Luật thần thánh: Quy định những điều mà tín đồ phải làm và không được làm
- Luật Hồi giáo chỉ ràng buộc với những người theo đạo Hồi (điều chỉnh mối quan hệ giữa các công dân theo Đạo Hồi)
- Luật Hồi giaod được hình thành khoảng thế kỷ VII (năm 622)
- Quan điểm pháp luật của những người theo Đạo Hồi: Là ý chí của thần thánh (không bao giờ bị bác bỏ, không bao giờ bị thay đổi) => phải phục tùng một cách tuyệt đối
c Nguồn luật
•Nguồn luật cơ bản: gồm 2 nội dung
- Kinh koran: Bao gồm 114 chương với 6237 đoạn thơ, trong đó chứa đựng những thánh lệnh của thượng đế
Trang 6+ Nội dung pháp lý: Chứa đựng trong những đoạn thơ nhằm điều chỉnh một số quan hệ truyền thống sau đây: Dân sự, hình sự, kinh tế,tài chính…
+ Có những quy định đến bây giờ vẫn được đánh giá cao như "khi vay nợ trong thời gian xác định phải viết thành văn bản" hay "đừng ngần ngại viết ra dù nợ lờn hay nợ nhỏ"
- Kinh Souna: Bao gồm cách xử sự của nhà tiên tri Mohamet, gồm cả hoạt động và lời nói của ông ta đưa ra những quy định mà kinh Koran không có
Ví dụ: Kinh Koran cấm uống rưộu nhưng không có quy định về hình phạt còn những lời giảng dạy của Mohamet dự định những quy định về hình phạt này
•Nguồn thứ sinh:
- Ijma: Dùng để giải thích cho nguồn cơ bản bao gồm những giải pháp pháp lý cho những tình huống mới
Ví dụ: Ijma quy định phụ nữ không được làm thẩm phán nhưng quy định này không có trong Kinh Koran
-Qiyâs:Đâqy là phương pháp suy luận tương tự để giải thích pháp luật là kết quả của sự kết hợp giữa ý chí thần thánh và ý chí con người
Ví dụ: Qiyâm xây dựng: cấm uống rưộu và sử dụng các chất kích thích khác (cồn, ma tuý…) 3.3.5 Hệ thống pháp luật hỗn hợp
Hiện nay trên thế giới có sự giao lưu mạnh mẽ nên nhiều nước có thể học hỏi kinh nghiệm của nhau => hệ thống pháp luật của một nước mang trong mình nhiều hệ thống pháp luật (ưu điểm của nhiều nước)
Ví dụ: Nhật Bản có hệ thống pháp luật là sự giao thoa của các hệ thống pháp luật (Anh - Mỹ, Châu âu lục địa, Đức …)