1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước

55 650 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

trình bày về báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước

Trang 1

CƠ QUAN HỢP TÁC QUỐC TẾ NHẤT BẢN (JICA)

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị

Việt Nam

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ (2)

Tập 03 Báo cáo Nghiên cứu về cấp thoát nước

Tháng 3 năm 2011

NIPPON KOEI CO., LTD

YACHIYO ENGINEERING CO., LTD

Trang 2

Mục lục

Danh mục các bảng iii

Danh mục các hình iv

Các từ viết tắt v

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Bối cảnh 1

1.2 Nghiên cứu ngành cấp nước, thoát nước 1

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI 3

2.1 Toàn quốc 3

2.1.1 Tổng quan 3

2.1.2 Các đơn vị hành chính 3

2.1.3 Sử dụng đất 4

2.1.4 Dân số 4

2.1.5 Kinh tế 6

2.1.6 Các đô thị 7

2.2 Khu vực nghiên cứu 9

2.2.1 Tổng quan 9

2.2.2 Các đơn vị hành chính 11

2.2.3 Sử dụng đất 11

2.2.4 Dân số 12

2.2.5 Kinh tế 13

2.2.6 Các đô thị 15

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN NGÀNH – CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ 17

3.1 Tổng quan 17

3.1.1 Hiện trạng của cả nước 17

3.1.2 Các nguồn nước 17

3.1.3 Các nhà máy xử lý nước 19

3.1.4 Mạng lưới phân phối nước 19

3.1.5 Cải cách trong ngành 20

3.2 Các khung chính sách hiện hành 21

3.2.1 Khung pháp lý 21

3.2.2 Định hướng phát triển trong thập niên vừa qua 21

3.2.3 Các định hướng phát triển gần đây 21

3.2.4 Các kế hoạch cấp nước an toàn (WSP) 23

3.2.5 Chương trình quốc gia chống thất thoát và thất thu nước sạch (UFW/NRW) 23

3.2.6 Giá nước 24

3.2.7 Các tổ chức có liên quan 25

3.3 ODA 26

3.3.1 Ngân hàng Thế giới 26

3.3.2 ADB 27

3.3.3 Phần Lan 28

3.3.4 Nhật Bản 28

CHƯƠNG 4 TỔNG QUAN NGÀNH – THOÁT NƯỚC 30

4.1 Tổng quan 30

4.1.1 Hiện trạng của cả nước 30

4.1.2 Nước mưa 30

4.1.3 Nước thải 31

4.1.4 Vệ sinh 31

4.1.5 Cải cách trong ngành 32

4.2 Các khung chính sách hiện hành 33

4.2.1 Khung pháp lý 33

4.2.2 Các định hướng phát triển trong thập kỷ qua 33

4.2.3 Các định hướng phát triển gần đây 35

Trang 3

4.2.4 Phí nước thải 37

4.2.5 Các tổ chức có liên quan 39

4.3 ODA 40

4.3.1 Ngân hàng thế giới 40

4.3.2 ADB 42

4.3.3 Phần Lan 43

4.3.4 Nhật Bản 43

Tài liệu tham khảo 46

Trang 4

Danh mục các bảng

Bảng 2-1: Các đơn vị hành chính ở Việt Nam (2009)

Bảng 2-2: Dân số đô thị và nông thôn ở Việt Nam vào năm Vietnam (2009)

Bảng 2-3: Các loại đô thị tại Việt Nam

Bảng 2-4: Số lượng các đô thị phân theo loại ở Việt Nam (tính đến 31 tháng 12 năm 2010) Bảng 2-5 Diện tích đất, dân số và GDP của cả nước và khu vực nghiên cứu

Bảng 2-6 Các đơn vị hành chính trên khu vực nghiên cứu (2009)

Bảng 2-7 Sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu (2009)

Bảng 2-8 Dân số ở khu vực nghiên cứu (2009)

Bảng 2-9 Tăng trưởng dân số tại khu vực thí điểm (2000-2009

Bảng 2-10 GDP theo giá cố định phân theo hoạt động kinh tế tại khu vực nghiên cứu (2007) Bảng 2-11 Các đô thị ở khu vực nghiên cứu

Bảng 3-1 Các mục tiêu phát triển cấp nước đô thị

Bảng 3-2 Khung giá nước

Bảng 3-3 Giá nước hiện nay (VND/m3, bao gồm VAT)

Bảng 3-4 Dự án về ngành nước do ADB tài trợ

Bảng 4-1 Các nhà máy xử lý nước thải được vận hành ở Việt Nam

Bảng 4-2 Hệ thống phí nước thải

Bảng 4-3 Các dự án về ngành thoát nước do ADB tài trợ

Bảng 4-4 Các dự án do Nhật Bản hỗ trợ tài chính trong ngành thoát nước

Bảng 4-5 Hỗ trợ kỹ thuật cho SCFC (thành phố Hồ Chí Minh)

Trang 5

Danh mục các hình

Hình 2-1: Cơ cấu hành chính tại Việt Nam (2009)

Hình 2-2: Cơ cấu sử dụng đất ở Việt Nam (2009)

Hình 2-3: Dân số đô thị và nông thôn tại Việt Nam (2009)

Hình 2-4: Tăng trưởng dân số và tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam (2000-2009)

Hình 2-5: GDP theo giá hiện hành chi theo ngành kinh tế tại Việt Nam (2009)

Hình 2-6 Tăng trưởng GDP và tỷ trọng theo ngành kinh tế của Việt Nam (2000-2009)

Hình 2-7 Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam (2000-2010)

Hình 2-8 Tỷ lệ dân số đô thị theo loại đô thị

Hình 2-9 Diện tích đất, dân số và GDP của cả nước và khu vực nghiên cứu

Hình 2-10 Sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu (2009)

Hình 2-11 Dân số tại khu vực nghiên cứu (2009)

Hình 2-12 GDP theo giá cố định phân loại theo hoạt động kinh tế ở khu vực nghiên cứu (2007) Hình 2-13 Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế (2000-2007) và GDP bình quân đầu người (2007) ở

khu vực nghiên cứu

Trang 6

Các từ viết tắt

AUSAID Cơ quan phát triển quốc tế Australia

HPWSCO Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cấp nước Hải Phòng

MLIT Bộ Đất đai, Cơ sở Hạ tầng, Giao thông và Du lịch, Nhật Bản

SCFC Trung tâm chỉ đạo Chương trình kiểm soát lũ lụt đô thị, thành phố Hồ Chí Minh

VINACONEX Tổng công ty xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam

WSPST Chương trình cấp nước và vệ sinh cho các thị trấn nhỏ

Trang 8

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

Việt Nam đã và đang đạt được sự phát triển kinh tế thành công sau khi chuyển đổi từ một nền kinh tế tập trung sang hệ thống kinh tế định hướng thị trường từ giữa thập niên 80 Tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức cao từ năm 2000 đến nay Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng bình quân 7.5%/năm trong giai đoạn 2000 – 2009 GDP bình quân đầu người tăng

từ 402 USD vào năm 2000 đến 1064 USD vào năm 2009 Khoảng 70% GDP phát sinh tại các khu vực đô thị

Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng Trong tổng

số 85,8 triệu dân tính đến năm 2009, có 25,4 triệu dân chiếm 30% dân số sống ở đô thị và con

số này đã tăng liên tục từ mức 24% vào năm 2000 Tỷ lệ tăng trưởng dân số bình quân của người dân đô thị là 3.5%/năm trong giai đoạn 2000 – 2009 Theo dự báo, Việt Nam sẽ duy trì tốc độ đô thị hóa và kèm theo đó là sự gia tăng số lượng các cơ sở công nghiệp và thương mại

để thu hút dân cư cũng như sự phát triển nhu cầu về cơ sở hạ tầng đô thị và các dịch vụ đô thị

cơ bản

Sự đô thị hoá nói trên đã và đang gây ra những áp lực đối với môi trường đô thị Sự phát triển của những ngành nghề khác nhau liên quan đến quản lý môi trường cần phải bắt kịp với tốc độ phát triển kinh tế tổng thể Ngành cấp nước và vệ sinh ở đô thị tại Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể về phát triển cơ sở hạ tầng cũng như cải cách về pháp luật và thể chế với sự

hỗ trợ của chính phủ và trợ giúp của các tổ chức/cơ quan phát triển Ngoài ra, khung pháp lý

về cung cấp nước và vệ sinh đô thị, cụ thể là Nghị định 117/2007/NĐ-CP và Nghị định 88/2007/ND-CP, nêu rõ định hướng thực hiện chính sách của chính phủ để khắc phục những vấn đề của ngành trong tương lai

Trong khi đó, có thể thấy tiến độ giải quyết các vấn đề của ngành cấp nước và vệ sinh cần được thúc đẩy để kịp ứng phó với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng và sự tăng trưởng kinh tế từ những năm 1990 và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới

Nhật Bản đã và đang hỗ trợ Việt Nam thực hiện nhiều dự án hợp tác chung để cải thiện quản

lý môi trường đô thị trong những ngành khác nhau Chương trình hỗ trợ quốc gia của Nhật Bản, được xây dựng năm 2009, đã xác định quản lý môi trường đô thị là một trong những ngành cần được hỗ trợ

Tính đến nhu cầu bảo vệ môi trường khỏi sự suy thoái do quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá nhanh, chương trình hỗ trợ quốc gia đã chỉ ra rằng sự hỗ trợ của Nhật Bản trong lĩnh vực quản lý môi trường đô thị nhằm phát triển và phục hội cơ sở hạ tầng đô thị cũng như phát triển năng lực hành chính và chuyên môn để đóng góp cho môi trường đô thị tốt đẹp hơn

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị tại Việt Nam đang được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện nhằm nghiên cứu hiện trạng và vấn đề hiện nay để đưa ra những định hướng và phương pháp tiếp cận quản lý môi trường đô thị ở Việt Nam và đặt trọng tâm vào những chương trình ODA tiếp theo của Nhật sẽ được xây dựng và thiết kế với sự cân nhắc hợp lý đến các nhu cầu ưu tiên tại Việt Nam

Kể từ thập niên 90 cho tới nay, JICA là một đối tác phát triển chính trong ngành cấp, thoát nước và nước thải ở Việt Nam và đang tìm kiếm những định hướng và phương pháp tiếp cận trong tương lai đối với những ngành này Với vai trò là một bộ phần của Nghiên cứu đang tiến hành, báo cáo về ngành cấp nước, thoát nước và nước thải đang được biên soạn với những mục tiêu sau, JICA

Trang 9

1) Ghi nhận hiện trạng cập nhật về ngành cấp thoát nước về mặt chính sách, quy hoạch, thực hiện, vận hành và bảo trì

2) Xác định những vấn đề chủ yếu trong ngành cấp thoát nước

3) Xác định phương hướng phát triển của ngành cấp thoát nước đô thị

4) Nghiên cứu phương hướng hỗ trợ từ nguồn ODA cho ngành cấp thoát nước đô thị và nước thải đô thị

Khu vực nghiên cứu bao gồm thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), thành phố Đà Nẵng, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, và thành phố Hồ Chí Minh, nơi nguồn vốn ODA chủ yếu được phân bổ

Trang 10

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI

Việt Nam nằm ở mũi Đông Nam của bán đảo Đông Dương và có diện tích khoảng 331.000

km2 Đất nước “hình chữ S” có chiều dài từ Bắc tới Nam là 1650km với bờ biển dài 3260 km

và điểm hẹp nhất có chiều rộng là 50km Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan, Vịnh Bắc Bộ, phía Bắc biển Đông, tiếp giáp biên giới Trung Quốc, Lào và Campuchia Địa hình Việt Nam đặc trưng với các cao nguyên và đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc, núi ở miền Trung, vùng duyên hải và đồng bằng sông Mekong ở miền Nam

Bảng 2-1 Các đơn vị hành chính ở Việt Nam (2009)

Tỉnh/Thành phố

Thành phố trực thuộc tỉnh

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam

Chính quyền trung ương Thành phố trực thuộc trung ương

(5)

Tỉnh (58) Quận

(47)

Thị xã (1)

Huyện (37)

Thành phố trực thuộc tỉnh (48)

Thị xã (46)

Huyện (519)

Phường (572)

Thị trấn (42) Xã

(649)

Phường (794)

Thị trấn (583) Xã

(8,472)

Nguồn: Số lượng các đơn vị hành chính (theo chiều dọc) theo Niên giám thống kê Việt Nam 2009, Tổng cục

Thống kê Việt Nam

Hình 2-1 Cơ cấu hành chính tại Việt Nam (2009)

Trang 11

2.1.3 Sử dụng đất

Tổng diện tích cả nước khoảng 331.000 km2 Việc sử dụng đất được phân loại như sau

1) „Đất Sản xuất Nông nghiệp‟ là đất sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, bao gồm đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm

2) „Đất rừng‟ là đất được sử dụng để sản xuất rừng hoặc thực nghiệm, bao gồm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc chủng

3) „Đất chuyên dụng‟ là đất được sử dụng các mục đích khác, không phải đất dành cho nông lâm nghiệp và ở Đất chuyên dụng bao gồm đất xât dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình xử nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng và an ninh, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng

4) „Đất ở‟ là đất sử dụng để xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ cho đời sống cho cư dân đô thị và nông thôn

Các loại đất còn lại, không thuộc những loại đất phân loại ở trên, bao gồm đất tôn giáo, nghĩa trang, đất sông ngòi và đất có mặt nước, đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá không có cây rừng Những loại đất này được gọi chung là „các loại đất khác‟

Trong tổng số diện tích đất, 29% được sử dụng làm „đất sản xuấ nông nghiệp‟ và 45% che phủ bởi „đất rừng‟ Trong khi đó, đất sử dụng cho nhiều mục đích chỉ chiếm 7% tổng diện tích đất, bao gồm 5% „đất chuyên dụng‟ và 2% „đất ở‟

Cơ cấu sử dụng đất Diện tích (km2) %

Đất sản xuất nông nghiệp 95,988 29%

Các loại đất khác

Cả nước 331,051 km2

Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam

Hình 2-2 Cơ cấu sử dụng đất ở Việt Nam (2009)

Tổng số dân của cả nước là 85,8 triệu người, bao gồm 25,4 triệụ cư dân đô thị (30%) và 60,4 triệu cư dân nông thôn (70%) Tính theo đơn vị hành chính, thành phố Hồ Chí Minh có số dân đông nhất là 7,16 triệu người Tiếp đến, thủ đô Hà Nội là thành phố đông dân thứ hai với 6,45 triệu người Dân số của thành phố Hải Phòng đứng thứ ba (1,84 triệu người), tiếp đó là thành phố Cần Thơ (1,19 triệu người) và thành phố Đà Nẵng (0,89 triệu người)

Trang 12

Bảng 2-2 Dân số đô thị và nông thôn ở Việt Nam vào năm Vietnam (2009)

30 %

70 %

Đô thị 25.4triệu

Nông thôn 60.4 triệu

Dân số cả nước 85.8 triệu

30 %

70 %

Đô thị 25.4triệu

Nông thôn 60.4 triệu

Dân số cả nước 85.8 triệu

30 %

70 %

Đô thị 25.4triệu

Nông thôn 60.4 triệu

Nguồn: Điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ, Văn phòng Tổng cục thống kê Việt Nam

Hình 2-3 Dân số đô thị và nông thôn tại Việt Nam (2009)

Tổng số dân của cả nước tăng nhanh từ 77,6 triệu người vào năm 2000 lên đến 85,8 triệu người vào năm 2009 với tốc độ tăng trường bình quân là 1,2%/năm Việc gia tăng dân số diễn

ra chủ yếu ở các đô thị Dân số đô thị tăng từ 18,7 triệu người vào năm 2000 lên 25,4 triệu người vào năm 2009, tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 3,5%/năm Tốc độ tăng trưởng dân

số ở nông thôn có xu hướng dần ổn địn Dân số nông thôn đã tăng từ 58,9 triệu người vào năm

2000 lên 60,4 triệu người vào năm 2009 với tốc độ tăng trưởng khiêm tốn ở mức 0,3%/năm Tốc độ tăng trưởng dân số ở nông thôn và thành thị cho thấy xu hướng đô thị hoá vẫn có xu hướng tiếp tục diễn ra ở Việt Nam Tốc độ đô thị hoá (= phần trăm của cư dân đô thị trong tổng số dân) đã tăng từ 24% năm 2000 đến 30% vào năm 2009

Trang 13

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009, Văn phòng Tổng cục Thống kê Việt Nam

Hình 2-4 Tăng trưởng dân số và tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam (2000-2009)

2.1.5 Kinh tế

Tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của cả nước là 1.658.389 tỷ VND (tương đương 97,18 tỷ USD) tính theo giá hiện nay và GDP bình quân đầu người là 19.278.000 VND (tương đương 1.064 USD) vào năm 2009 Cơ cấu GDP bao gồm ba (3) ngành kinh tế chính 1) Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, 2) Công nghiệp và Xây dựng, và 3) Dịch vụ, với tỷ trọng tương ứng là 21%, 40% và 39%

Cả nước 1.658.389 tỷ

Công nghiệp và Xây dựng 667,323 tỷ

39%

Nguồn: Số liệu thống kê kinh tế - xã hội của 63 tỉnh và thành phố, 2009, Văn phòng Tổng cục Thống kê

Hình 2-5 GDP theo giá hiện hành chi theo ngành kinh tế tại Việt Nam (2009)

GDP theo giá cố định tăng nhanh chóng từ 441.646 tỷ VND vào năm 2000 lên 1.658.389 tỷ VND GDP bình quân đầu người tăng từ 5.689.000 (tương đương 402 USD) vào năm 2000 tới 19.278.000 VND (hoặc 1064 USD) vào năm 2009

Tỷ trọng GDP của nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm đều đặn từ 25% vào năm 2000 đến 21% vào năm 2009 Ngành công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng GDP tăng từ 37% vào năm 2000 lên 40% vào năm 2009 Dịch vụ vẫn duy trì tỷ tọng ở mức 38% kể từ năm 2000

0 10

Đô thị

Trang 14

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2009, Văn phòng Tổng cục Thống kê Việt Nam

Hình 2-6 Tăng trưởng GDP và tỷ trọng theo ngành kinh tế của Việt Nam (2000-2009)

Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế theo giá cố định năm 1994 đã tăng trưởng đều kể từ năm 2001

và đạt mức trên 8% trong các năm 2005, 2006 và 2007 Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế đã giảm xuống 6,32% vào năm 2008 do khủng hoảng tài chính thế giới và duy trì ở mức 5,32% vào năm 2009 Theo dự báo gần đây của Văn phòng Tổng cục Thống kê Việt Nam cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP thực tế năm 2010 ước tính đạt mức 6,78%

6.79 6.897.08 7.34

7.79 8.448.238.46

6.31 5.32 6.78

0 2 4 6 8 10

Nguồn: Trang web của Văn phòng Tổng cục Thống kê Việt Nam

Hình 2-7 Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam (2000-2010)

2.1.6 Các đô thị

Các đơn vị hành chính được phân loại thành 6 loại hình “đô thị” như loại đặc biệt, loại I, II, III,

IV và V, và được xác định căn cứ theo từng chức năng kinh tế-xã hội, quy mô và mật độ dân

Trang 15

số, hiện trạng phát triển cơ sở hạ tầng, kiến trúc và cảnh quan môi trường căn cứ theo Nghị định 42/2009/ND-CP về phân loại đô thị

Bảng 2-3 Các loại đô thị tại Việt Nam

Loại Chức năng kinh tế-xã hội Tổng số dân Mật độ dân số

3)

(người/km2)

Lực lượng lao động phi nông nghiệp 3)Loại đặc biệt Thủ đô hoặc trung tâm

Chú thích: 1) Đối với thành phố trực thuộc chính quyền trung ương

2) Đối với thành phố trực thuộc tỉnh 3) Ở các quận thuộc thành phố („nội thành‟) Nguồn: Nghị định 42/2009/ND-CP về phân loại đô thị

Hiện nay có 755 đô thị, bao gồm 2 đô thị đặc biệt, 10 đô thị loại I, 12 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 50 đô thị loại IV và 634 đô thị loại V, tính đến 31 tháng 12 năm 2010

Đô thị đặc biệt bao gồm các thành phố trực thuộc trung ương (thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh), bao gồm các quận nội thành và các huyện Các thị trấn thuộc các huyện tương ứng với

đô thị loại V, và được gọi là „các đô thị vệ tinh‟ Ví dụ, thành phố Hà Nội là đô thị đặc biệt và

có 10 quận nội thành, 1 thị xã (thị xã Sơn Tây: đô thị loại III), và 18 huyện với 22 thị trấn thuộc đô thị loại V

Loại I và II là thành phố trực thuộc Trung ương và tỉnh Trong đó, 3 đô thị loại I là các thành phố trực thuộc trung ương (thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ) và có các quận nội thành và huyện ngoại Các thị trấn thuộc các huyện của các thành phố này tương ứng với đô thị loại V Bảy (7) đô thị loại I và 12 đô thị loại II còn lại là các thành phố trực thuộc tỉnh Loại III bao gồm 36 thành phố thuộc tỉnh và 11 thị xã thuộc tỉnh Loại V bao gồm các thị trấn còn lại của các huyện

Trang 16

Bảng 2-4 Số lƣợng các đô thị phân theo loại ở Việt Nam (tính đến 31 tháng 12 năm

2010)

Loại đô thị Số lượng đô

Đặc biệt 2  2 thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm các đô thị vệ tinh

(hầu hết là đô thị loại V)

 Hầu hết là các thị trấn thuộc các huyện

 Một số thị trấn là đô thị vệ tinh thuộc các thành phố trực thuộc trung ương

Nguồn: Trang web của Bộ Xây Dựng

Khi phân chia số lượng dân số tính đến năm 2009 theo loại đô thị nói trên, đô thị đặc biệt có tổng số dân là 8,6 triệu chiếm 34% dân số đô thị của cả nước Đô thị loại I, II, và III có tổng số dân lần lượt là 4,1 triệu người (16%), 2,6 triệu người (10%) và 3,8 triệu người (15%)

Chú thích:

Đô thị đặc biệt bao gồm dân số của các đô thị

vệ tinh của các thành phố trực thuộc trung ương

Đô thị loại I bao gồm dân số của các đô thị vệ tính của các thành phố trực thuộc trung ương

Đô thị loại III không bao gồm dân số của thị xã Sơn Tây của thành phố Hà Nội

Đô thị loại IV, V và các thành phố khác không bao gồm dân số của các đô thị vệ tinh của các thành phố trực thuộc trung ương

Số liệu về dân số căn cứ theo Tổng điều tra dân

số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn

bộ

Hình 2-8 Tỷ lệ dân số đô thị theo loại đô thị

Khu vực nghiên cứu bao gồm thành phố Hà Nội, thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), thành phố Đà Nẵng, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, và thành phố Hồ Chí Minh

Cả nước 25.4 triệu

Loại-I 4.1 Triệu Loại-II

2.6 triệu

Loại-III

3.8 triệu

Loại đặc biệt 8.6 triệu Loại -IV, V

và các loại khác

6.4 triệu

Trang 17

Tổng diện tích của khu vực nghiên cứu là 23.894 km2, chiếm 7% tổng diện tích cả nước (331.051 km2) Tổng số dân của khu vực nghiên cứu là 22,4 triệu, chiếm 26% tổng dân số đô thị của cả nước (85,8 triệu) Vì khu vực nghiên cứu bao gồm các đô thị chính của cả nước, tổng số dân đô thị tại khu vực Nghiên cứu lên đến 12,4 triệu người tương ứng với 49% tổng số dân đô thị của cả nước (25,4 triệu người) Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo giá cố định là 587.761 tỷ VND chiếm 51% tổng GDP của cả nước (1.144.015 tỷ VND)

Bảng 2-5 Diện tích đất, dân số và GDP của cả nước và khu vực nghiên cứu

Khu vực

Diện tích 1)(2009)

Dân số 2)(2009)

Dân số đô thị2)(2009)

GDP 3), 4)(2007)

Nguồn: 1) Niên giám thống kê năm 2009, Văn phòng Tổng cục Thống kê Việt Nam

2) Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ, Văn phòng Tổng cục Thống kê Việt Nam

3) Số liệu thống kê của 63 tỉnh và thành phố, 2009, Văn phòng Tổng cục Thống kê Việt Nam Lưu ý: 4) GDP của thành phố Hà Nội là số liệu tính đến 2008 vào thời điểm mở rộng thành phố

Nguồn: 1) Niên giám thống kê năm 2009, Văn phòng Tổng cục Thống kê Việt Nam

2) Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ, Văn phòng Tổng cục Thống kê Việt Nam

3) Số liệu thống kê của 63 tỉnh và thành phố, 2009, Văn phòng Tổng cục Thống kê Việt Nam Lưu ý: 4) GDP của thành phố Hà Nội là số liệu tính đến 2008 vào thời điểm mở rộng thành phố

Hình 2-9 Diện tích đất, dân số và GDP của cả nước và khu vực nghiên cứu

Trang 18

2.2.2 Các đơn vị hành chính

Thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh là các thành phố trực thuộc trung ương, có các quận nội thành, thị xã và huyện Quận được phân thành các phường, các thị xã được phân thành các phường và xã Huyện được chia thành các thị trấn và xã

Các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu có một thành phố thuộc tỉnh và/hoặc thị xã và huyện Quận được phân thành các phường, các thị xã được phân thành các phường và xã Huyện được chia thành các thị trấn và xã

Bảng 2-6 Các đơn vị hành chính trên khu vực nghiên cứu (2009)

Tỉnh/Thành phố

Thành phố thuộc tỉnh

Quận Thị xã Huyện Phường Thị trấn Xã

Mặc dù các thành phố và tỉnh thuộc khu vực nghiên cứu tương ứng với phần lớn các khu vực

đô thị hoá của đất nước, nhưng phần lớn đất đại đang được sử dụng cho các mục đích „đất sản xuất nông nghiệp‟ và „đất rừng‟

Bảng 2-7 Sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu (2009)

Phân loại Thành phố Hà Nội

Thành phố Hải Phòng

Thành phố Thừa Thiên Huế

Thành phố Đà Nẵng

Thành phố Hồ Chí Minh

Tỷ lệ đất sử dụng cho các mục đích thâm cư („đất chuyên dụng‟ và „đất ở‟) là 31% ở thành phố Hà Nội, 24% ở thành phố Hải Phòng, 36% ở thành phố Đà Nẵng, và 35% ở thành phố Hồ

Trang 19

Chí Minh Tỷ lệ này ít hơn ở các tỉnh khác, cụ thể là 7% ở tỉnh Thừa Thiên Huế, 10% ở tỉnh Đồng Nai, 16% ở tỉnh Bình Dương và 17% ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Tỷ lệ đất sử dụng cho các mục đích thâm cư cho thấy dân số và các hoạt động kinh tế tập trung cao ở một số đô thị nhất định

Thành phố Hồ Chí Minh

Diện tích (km2)

Đất chuyên dụng + đất ở Đất sản xuất nông nghiệp + Đất lâm nghiệp Các loại đất khác

Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam 2009, Văn phòng Tổng cục Thống kê Việt Nam

Hình 2-10 Sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu (2009)

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất ở Việt Nam với dân số 7,16 triệu, trong đó dân

số đô thị là 5,97 triệu người (chiếm 83% tổng số dân) và dân số nông thôn là 1,19 triệu (17%) Thành phố Hà Nội là thành phố lớn thư hai và có 6,45 triệu người trong đó dân số đô thị là 2,64 triệu (41%) và dân số nông thôn là 3,81 triệu người (59%) Thành phố Hải Phòng lớn thứ

ba với 1,84 triệu dân, tiếp đó là thành phố Đà Nẵng với 0,89 triệu dân

Bốn (4) tỉnh còn lại có một thành phố thuộc tỉnh và/hoặc thị xã cũng như các đô thị nhỏ hơn Các thành phố và thị xã chính ở các tỉnh này là thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế: dân số là 0,34 triệu người), thành phố Biên Hoà (tỉnh Đồng Nai: 0,7 triệu), thị xã Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương: 0,22 triệu), và thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: 0,3 triệu)

Bảng 2-8 Dân số ở khu vực nghiên cứu (2009)

Trang 20

Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam 2009, Văn phòng Tổng cục Thống kê Việt Nam

Hình 2-11 Dân số tại khu vực nghiên cứu (2009)

Tốc độ tăng trưởng dân số bình quân ở khu vực nghiên cứu có từ mức cao nhất là 7,5%/năm ở tỉnh Bình Dương và thấp nhất là 0,4%/năm ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2000 – 2009.Trong tám (8) thành phố/tỉnh ở khu vực nghiên cứu, sáu (6) thành phố/tỉnh có tốc độ tăng trưởng dân số cao hơn trung bình cả nước là 1.2%/năm

Dân số đô thị tăng với tốc độ là 4.0%/năm (2000 – 2007) và 1,7%/năm (2008 – 2009) tại thành phố Hà Nội và 3,5% ở thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hải Phòng, tỉnh Bình Dương

và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có tốc độ tăng trưởng dân số đô thị cao hơn mức trung bình của cả nước là 3.5%

Dân số nông thôn có xu hướng giảm ở thành phố Hải Phòng ở miền Bắc, tỉnh Thừa Thiên Huế

và thành phố Đà Nẵng ở miền Trung của Việt Nam Trong khi đó, dân số nông thôn vẫn tiếp tục tăng ở tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh – nằm ở khu vực phía Nam

Bảng 2-8 Tăng trưởng dân số tại khu vực thí điểm (2000-2009)

Trang 21

Thành phố Hồ Chí Minh có GDP cao nhất với 228.795 tỷ VND tính theo giá cố định, trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 1%, công nghiệp và xây dựng chiếm 46%, và dịch

vụ chiếm 52% Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có GDP lớn thứ hai với 119.116 tỷ VND, nhờ quá trình công nghiệp hoá tập trung nhanh chóng taijddaay Công nghiệp và xây dựng chiếm 89% tổng GDP của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Thành phố Hà Nội có GDP là 117.525 tỷ VND, trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 9%, công nghiệp và xây dựng chiếm 38%, dịch vụ chiếm 53%

Bảng 2-9 GDP theo giá cố định phân theo hoạt động kinh tế tại khu vực nghiên cứu (2007)

Hình 2-12 GDP theo giá cố định phân loại theo hoạt động kinh tế

ở khu vực nghiên cứu (2007)

Tại khu vực nghiên cứu, tăng trưởng thực tế bình quân của GDP tính theo giá cố định năm

1994 cho giai đoạn 2000 – 2007 đã vượt mức 10%/năm, ngoại trừ Bà Rịa Vũng Tàu tăng trưởng 5,7% Tỉnh Bình Dương có tốc độ tăng trưởng 15,3%/năm, tiếp đó là tỉnh Đồng Nai (13,4%) và thành phố Đà Năng (12,1%), Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có GDP bình quân đầu người cao nhất là 123 triệu vào năm 2007 Thành phố Hồ Chí Minh đạt mức 33 triệu vào năm

2007 GDP bình quân đầu người của Hà Nội là 33 triệu vào năm 2007 và sau đó giảm xuống

18 triệu vào năm 2008 do việc mở rộng ra các huyện ngoại thành GDP bình quân đầu người ở các tỉnh và thành phố khác ở mức từ 9 đến 18 triệu VND

Trang 22

Nguồn Số liệu thống kê kinh tế - xã hội của 63 tỉnh và thành phố năm 2009, Văn phòng Tổng cục Thống kê Việt

Hình 2-13 Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế (2000-2007) và GDP bình quân đầu người (2007) ở

khu vực nghiên cứu 2.2.6 Các đô thị

Có bốn (4) thành phố trực thuộc trung ương, cụ thể là Hà Nội (loại đặc biệt), thành phố Hải Phòng (loại I) và thành phố Hồ Chí Minh (loại đặc biệt), bao gồm cả các đô thị vệ tinh chủ yếu được xếp loại V

Thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) được xếp loại I Thành phố Biên Hoà (tỉnh Đồng Nai)

và thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) được xếp loại II Thị xã Sơn Tay (thành phố

Hà Nội), thị xã Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) và thị xã Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) được xếp loại III Ngoài ra, có năm (5) đô thị loại IV, bao gồm hai (2) thị xã thuộc tỉnh và ba (3) thị trấn

33 17 9 18 18 17

123 34

0 20 40 60 80 100 120 140

Thành phố Hà Nội Thành phố Hải Phòng

Tỉnh Thừa Thiên Huế Thành phố Đà Nẵng Tỉnh Đồng Nai Tỉnh Bình Dương Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Thành phố Hồ Chí Minh

GDP bình quân đầu người (triệu VND)

Trang 23

Bảng 2-10 Các đô thị ở khu vực nghiên cứu

Thành phố Hà Nội 2.644.536 3.807.373 6.451.909

Thành phố Hà Nội Đặc biệt 2.644.536 3.807.373 6.451.909 Thành phố trực thuộc Trung Ương

(Thị xã Sơn Tây) (III) (66.517) (59.232) (125.749) Thị xã, thuộc thành phố Hà Nội

Thành phố Hải Phòng 846.191 990.982 1.837.173

Thành phố Hải

Phòng I 846.191 990.982 1.837.173 Thành phố trực thuộc Trung Ương

Tỉnh Thừa Thiên Huế 391.112 696.308 1.087.420

Minh Đặc biệt 5.968.384 1.194.480 7.162.864 Thành phố trực thuộc Trung Ương

Nguồn: 1) Loại đô thị căn cứ theo trang web của Bộ Xây dựng

2) Số liệu về dân số căn cứ theo Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, Văn phòng Tổng cục Thống

kê Việt Nam

Trang 24

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN NGÀNH – CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ

3.1.1 Hiện trạng trên toàn quốc

Theo thông tin gần đây được Bộ Xây dựng (MOC) công bố, hiện trạng cấp nước đô thị dựa trên số liệu năm 2009 như sau:

1) Hầu hết tất cả các đô thị thuộc tỉnh (63 tỉnh) đã và đang có những dự án đầu tư phục hồi, nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước Nhu cầu sử dụng nước ở các đô thị và các khu công nghiệp lớn nhìn chung đã được đáp ứng

2) Các nguồn nước mặt chiếm 70% trong tổng số các nguồn nước và nước ngầm chiếm 30%

3) 68 công ty cấp nước (WSCs) đang cung cấp nước sạch cho các đô thị Hiện nay có hơn

420 hệ thống cấp nước và tổng công suất thiết kế của hệ thống cấp nước này đạt 5,9 triệu

m3/ngày Các cơ sở sản xuất nước được tập trung nâng cấp nhưng việc cải thiện hệ thống phân phối, ví dụ như phục hồi các mạng lưới cũ và mở rộng mạng lưới mới vẫn chưa được quan tâm đúng mức Do đó, công suất vận hành của hệ thống cấp nước chỉ ở mức 4,5 triệu m3/ngày chiếm 77% công suất thiết kế

4) Tỷ lệ phục vụ bình quân là 73% và thay đổi từ 75% đến 90% ở các thành phố lớn, cụ thể:

ở Hà Nội là 88,5% và thành phố Hồ Chí Minh là 87%

5) Tỷ lệ thất thoát nước được giảm đáng kể xuống mức bình quân là 30% vào năm 2009, so với 40% năm 2000, tuy nhiên ở còn cao so với các nước khác Lượng nước tiêu thụ bình quân là 90 lít/người/ngày, 110 đến 130 lít/người/ngày ở những trung tâm lớn và 70 – 80 lít/người/ngày ở những thị trấn/thị xã nhỏ

Trong khi đó, theo tài liệu của ADB, mức độ phục vụ cấp nước ở đô thị đang được cải thiện ở các thành phố lớn nhưng vẫn cần phải tiếp tục cải thiện ở các thành phố trung bình và nhỏ 1) Tính đến năm 2008, tỷ lệ phục vụ là khoảng 70% ở các đô thị đặc biệt và loại I, 45% đến 55% ở các đô thị loại II và III, 30% đến 35% ở các đô thị loại IV, và 10% đến 15% ở các

đô thị loại V Theo nghiên cứu tiêu chuẩn do Hiệp hội cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) thực hiện, 60% công ty cấp thoát nước đảm bảo cung cấp nước 24 giờ trong ngày nhưng hầu hết những công ty còn lại chỉ vận hành 14 đến 20 giờ một ngày, và ở một

số thành phố chỉ có thể vận hành 8 đến 10 giờ một ngày

2) Ở các đô thị, dân số có thể tiếp cận với “các nguồn nước có chất lượng” chính thức là 98% Trong đó, dân số đô thị có thể tiếp cận với nguồn nước này ngay tại nhà chỉ có 59% Phần 39% còn lại tiếp cận “các nguồn nước có chất lượng” như các điểm cấp nước công cộng hoặc các giếng nước đảm bảo Chỉ có một phần ba trong số 754 thị xã/thị trấn có đường ống cấp nước

(1) Nước mặt

1) Miền Bắc

Ở hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình, các con sông có mực nước thay đổi theo mùa và

có nồng độ cao các chất trôi nổi Trước đây, các điểm lấy nước thường có những khó khăn do các chất đóng cặn và sự xuất hiện của lũ vào mùa mưa Từ những năm 1990, các giải pháp cho hiện trạng này đã được tiến hành với nguồn tài chính ODA nhằm phục hồi

và nâng cấp các cơ sở cấp nước từ những năm 1990

Trang 25

Các điểm lấy nước tại các hồ thủy lợi hoặc kênh thường thiếu nước vào mùa khô do việc khai thác nước chưa được quản lý hợp lý Mặc dù có quy định ưu tiên cho mục đích cấp nước đô thị, việc sử dụng nước cho thủy lợi cũng làm giảm lưu lượng nước sẵn có tại các điểm lấy nước tự nhiên

Dựa vào nhu cầu khai thác nước mặt tại thành phố Hà Nội, hệ thống cấp nước đầu tiên dựa trên các nguồn nước mặt của sông Đà đã được hoàn thành với công suất thiết kế là 300.000 m3/ngày và được vận hành một phần từ sau năm 2009

2) Miền Trung

Các con sông có đặc điểm là có sự thay đổi lớn về lưu lượng theo mùa Do sự giảm bớt của lưu lượng nước sông vào mùa khô, vấn đề xâm nhập mặn diễn ra ở một số khu vực Sông Hương là nguồn nước chính để cung cấp nước cho thành phố Huế Con sông này chịu tác động của việc xâm nhập mặn vào mùa khô Để giải quyết vấn đề này, vào năm

2005, đập Thảo Long được được xây dựng ở vùng hạ lưu của điểm lấy nước nhằm ngăn chặn việc xâm nhập mặn Việc xâm nhập mặn cũng diễn ra tại sông Túy Loan, nguồn nước chính của thành phố Đà Nẵng

3) Miền Nam

Lưu vực sông Đồng Nai bao phủ khu vực đông dân nhất cả nước, bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu Sông Đồng Nai và nhánh chính của sông Sài Gòn được sử dụng làm nguồn nước mặt cung cấp cho các đô thị và các khu công nghiệp tập trung ở phía Nam của lưu vực Do quá trình đô thị hóa đi kèm với sự phát triển công nghiệp tại lưu vực sông, vùng hạ lưu của các con sông đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm nước

Thành phố Hồ Chí Minh được cấp nước lấy từ các nguồn nước mặt của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai Công suất sản xuất nước dựa trên các nguồn nước mặt nói trên là 1.350.000 m3/ngày để phục vụ việc cấp nước tại thành phố Hồ Chí Minh Do quá trình đô thị hóa đi kèm với sự phát triển công nghiệp tại các vùng lân cận, các điểm lấy nước trên sông Sài Gòn đang có nguy cơ ô nhiễm nước Tại điểm lấy nước mặt tại sông Sài Gòn với công suất 300.000 m3/ngày, ô nhiễm nước đã ở mức độ nghiêm trọng Thành phố Hồ Chí Minh đang xem xét di chuyển điểm lấy nước mặt ở sông Sài Gòn tới điểm đầu thượng lưu tại hồ Dầu Tiếng ở tỉnh Tây Ninh

Tỉnh Đồng Nai đang khai thác nước mặt từ sông Đông Nai và các nhánh của nó và/hoặc các hồ Công suất sản xuất nước dựa trên các nguồn nước mặt nói trên để phục vụ cho nhu cấu cấp nước là 240.000 m3/ngày

(2) Nước ngầm

Phần lớn các thành phố sử dụng nước ngầm đều có công suất sản xuất nhỏ (từ 5000 đến 15.000 m3/ngày) tới mức trung bình (từ 20.000 đến 40.000 m3/ngày) để phục vụ mục đích cấ nước Trong khi đó, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang khai thác một lượng lớn nước ngầm

Thành phố Hà Nội được cấp nước chủ yếu từ nước ngầm với mức sản xuất trung bình là 600.000 m3/ngày Phần lớn nước được sản xuất ở trung tâm thành phố tại các quận nội thành

và huyện ngoại thành ở phía Tây Nam của sông Hồng Có thế thấy lượng khai thác cho phép

là 700.000 m3/ngày ở các khu vực tương ứng cho tới năm 2010 Tuy nhiên, đã phát hiện một

số nguy cơ đối với nguồn nước ngầm như mực nước ngầm giảm tại các giếng sản xuất, giảm sản xuất nước ngầm và đất lún sụt

Ở thành phố Hồ Chí Minh, lượng nước ngầm có thể khai thác lâu dài được ước tính là 500.000 đến 800.000 m3

/ngày Việc khai thác nước ngầm (vào năm 2005) ước tính là khoảng 600.000

m3/ngày để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau Nguồn nước ngầm đang phải đối mặt với nguy cơ xâm nhập mặn, mức nước ngầm hạ thấp và sự nhiễm bẩn Do đó, việc cấp nước đô thị dựa trên nguồn nước ngầm vẫn còn hạn chế tại thành phố Hồ Chí Minh Hệ thống cấp nước tại giếng Hóc Môn đã được phục hồi với công suất thiết kế là 72.000 m3/ngày

Trang 26

3.1.3 Các nhà máy xử lý nước

Thành phố Hà Nội được cấp nước chủ yếu từ nước ngầm với mức sản xuất trung bình là 600.000m3/ngày với 14 nhà máy xử lý nước (WTP) chính (công suất thiết kế từ 30.000 đến 80.000 m3/ngày) và một số các nhà máy xử lý nước nhỏ ở khu vực Hà Nội cũ cũng như quận

Hà Đông và thành phố Sơn Tây sau khi sáp nhập vào Hà Nội năm 2008 Những nhà máy xử lý nước này được vận hành dưới sự quản lý của Công ty nước sạch Hà Nội (HAWACO) Do nước đầu vào được lấy từ các giếng sâu nên có chứa sắt (Fe) và Mangan (Mn2+

), tất cả các nhà máy xử lý nước cần phải có quy trình lọc Fe và Mn2+ Tại nhà máy xử lý nước tại Nam Du (công suất30.000 m3/ngày) bắt đầu từ năm 2001 đã có quy trình lọc sinh học để loại bỏ chất (NH4+) bên cạnh quy trình loại bỏ Fe và Mn2+

Nhà máy xử lý nước đầu tiên dựa trên các nguồn nước mặt của sông Đà được xây dựng tại Hà Nội với công suất thiết kê 300.000 m3/ngày và được vận hành một phần từ năm 2009 Nhà máy xử lý nước này và các công trình cấp nước khác được xây dựng bởi công ty đầu tư tư nhân (Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam: VINACONEX) và đang được vận hành bởi một công ty cấp nước mới được thành lập của VINACONEX

Ở thành phố Hồ Chí Minh, hai (2) WTP lớn đang được vận hành dưới sự quản lý của Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (SAWACO) Nhà máy xử lý nước Thủ Đức đã bắt đầu hoạt động từ những năm 1966 và là nhà máy xử lý nước đầu tiên lấy nước trực tiếp từ sông Đồng Nai tại Hòa An để cung cấp cho thành phố Nhờ sự cải tạo và nâng cao năm 2002, nhà máy nước Thủ Đức có công suất sản xuất thiết kế là 750.000 m3/ngày Nhà máy nước Tân Hiệp lấy nước tự nhiên từ sông Sài Gòn tại Hòa Phú và có công suất sản xuất thiết kế là 300.000 m3/ngày Gần đây, các WTPs mới đã được đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh bởi các nhà đầu tư tư nhân Thêm một nhà máy xử lý nước nữa ở Thủ Đức đã được hoàn thành và bắt đầu vận hành từ năm 2009 dưới sự quản lý của Công ty cổ phần B.O.O nước được thành lập bởi các nhà đầu tư Công suất sản xuất thiết kế của WTP này là 300.000 m3/ngày để hỗ trợ nước cung cấp cho công ty SAWACO Một nhà máy khác là nhà máy xử lý nước Kênh Đồng do Cổ ty cổ phần cấp nước Kênh Đồng đầu tư Nhà máy này có công suất sản xuất thiết kế là 200,000 m3/ngày đang trong quá trình xây dựng và sẽ lấy nước đầu vào thôgn qua kênh từ hồ Dầu Tiến ở tỉnh Tây Ninh Nước sạch sản xuất tại nhà máy này sẽ phục vụ cho vùng Tây Bắc của thành phố

Hồ Chí Minh và hỗ trợ cấp nước cho SAWACO

Các hệ thống cấp nước ở các thành phố lớn khác bao gồm các nhà máy xử lý nước với các công suất thiết kế thay đổi từ 100.000 m3/ngày hoặc ít hơn, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng nước

3.1.4 Mạng lưới phân phối nước

Hầu hết các mạng lưới phân phối nước ở các thành phố ở Việt Nam đã được xây dựng từ trước những năm 1970 và vẫn không được cải tạo tính đến thời điểm 10 năm trước Trước những năm 1990, sự xuống cấp của các mạng lưới phân phối nước trở nên nghiêm trọng và lượng nước cung cấp, lực và chất lượng không đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Nước sản xuất tại WTP bị thất thoát lớn do sự rò rỉ vật lý trong quá trình phân phối nước

Từ những năm 1990 đến nay, trong các dự án cải tạo và mở rộng với nguồn vốn ODA, việc thiết kế, xây dựng và cung cấp thiết bị cho các mạng lưới phân phối nước đã được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn hiện đại Nhờ vào những thành quả trong những năm đó, các hệ thống phân phối nước đã có những cải thiện đáng kể ở một số các thành phố chính

Ở thành phố Hải Phòng, hệ thống cung cấp nước đang xuống cấp nghiêm trọng với tỷ lệ thất thoát nước vượt mức 70% tổng lượng nước sản xuất trước năm 1993 và không thể cung cấp nước đáp ứng được người tiêu dùng Tình hình nói trên đã được cải thiện với sự hỗ trợ của nguồn vốn ODA của Phần Lan và Ngân hàng Thế giới, thông qua việc tăng cường quản lý

Trang 27

mạng lưới phân phối nước với nhiều hoạt động phát triển năng lực cho các công ty cấp nước (WSC) kể từ năm 1993 Theo thông tin gần đây công bố bởi Công ty TNHH một thành viên cấp nước Hải Phòng, công ty đã giảm được tỷ lệ nước không có lợi nhuận (NRW) xuống 20% vào năm 2008 nhờ cải thiện chất lượng dịch vụ vài quản lý theo phong cách doanh nghiệp đã được xây dựng

Một số WSC cũng đã giảm được tỷ lệ NRW xuống mức chấp nhận được Theo khảo sát của JICA (2009), Công ty TNHH nhà nước một thành viên xây dựng và cấp nước Huế đã đạt tỷ lệ nước không có lợi nhuận là 15%, và Công ty cổ phần cấp nước Bà Rịa – Vũng Tàu đã đạt tỷ lệ dưới 15%

Trong khi đó, như góp ý của Bộ Xây dựng, nhu cầu cải thiện và/hoặc mở rộng mạng lưới phân phối nước đã trở thành một vấn đế ưu tiên trong ngành cấp nước ở Việt Nam Trong giai đoạn đầu phát triển các hệ thống cấp nước, các khoản đầu tư chủ yếu tập trung vào các công trình ở thượng lưu như điểm lấy nước tự nhiên, đường ống vận chuyển, WTP, đường ống dẫn, và các đường ống phân phối chính Do đó, có sự chênh lệch về thời gian trong quá trình phát triển

hệ thống cấp nước giữa các công trình ở thượng lưu và việc phục hồi/mở rộng mạng lưới phân phối và mạng lưới dịch vụ

Từ tỷ lệ lượng nước thất thoát là khoảng 30% tính trung bình cả nước, rất nhiều nhà máy cấp nước đô thị vẫn có tỷ lệ nước thất thoát lớn Ngay cả ở những thành phố lớn, theo báo cáo tỷ

lệ nước thất thoát vẫn ở mức 30% tại thành phố Hà Nội và 40% ở thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra, theo báo cáo, nhà máy xử lý nước do VINACONEX vận hành mới chỉ hoạt động với 1/3 công suất thiết kế (300.000 m3/ngày) do sự chậm trễ trong việc mở rộng mạng lưới phân phối nước

3.1.5 Cải cách trong ngành

Từ những năm 1990, nhiều trách nhiệm về công trình công cộng bao gồm cấp thoát nước đã được phi tập trung hóa ở Việt Nam Các UBND tỉnh (PPC) là cơ quan có trách nhiệm giám sát việc thực hiện dự án cũng như vận hành và duy trì các công trình cấp thoát nước ở địa phương mình Dưới sự quản lý của các PPC, việc vận hành và bảo trì các công trình công cộng được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhà nước (SOEs), bao gồm các công ty cấp nước và thoát nước và các công ty khác liên quan đến các cơ sở hạ tầng đô thị

Chính phủ đã thúc đẩy “cổ phần hóa”, được định nghĩa là quá trình chuyển đổi sở hữu mô hình sản xuất từ một chủ thể sang nhiều chủ thể Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước

do đó chính là sự đa dạng hóa quyền sở hữu bao gồm cả sở hữu tư nhân Ở một số loại doanh nghiệp nhà nước nhất định, chính phủ vẫn duy trì tỷ lệ sở hữu toàn phần hoặc lợi nhuận kiểm soát (trên 50% vốn) Trong khi đó, cũng có các SOEs chưa được cổ phần hóa do có tầm quan trọng chiến lược

Quyết định 38/2007/QD-TTg, ngày 20 tháng 3 năm 2007 về tiêu chí phân loại và danh sách các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, đã nêu rõ các SOEs về cấp thoát nước ở các đô thị đã được phân loại thành những công ty cần cổ phần hóa và nhà nước nắm giữ hơn 50% vốn Thực hiện quyết định đó, quá trình cổ phần hóa các công ty cấp nước (WSCs) phục vụ các đô thị loại III hoặc cao hơn đã hoàn thành vào 30 tháng 6 năm 2010

Đối với quá trình cổ phần hóa các WSCs như trên, ADB đã chỉ ra rằng quá trình phân cấp đang được triển khai và chính quyền địa phương và các cơ quan trực thuộc vẫn chưa được chuẩn bị để sẵn sàng tiếp nhận các trách nhiệm được giao do hiện nay còn tồn tại một số vấn

đề như sau

1) Cổ phần hóa vẫn chưa đem lại hiệu quả, vì các công ty cấp nước chưa triển khai các hoạt động chính và thiếu sáng kiến mở rộng các hệ thống phân phối tới các khu vực biên 2) Quyết định về tăng phí lại không thuộc về WSCs mà do các PPCs, những đối tượng có rất

ít động lực để tăng phí

Ngày đăng: 24/04/2013, 13:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Danh sách cập nhật các đô thị tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2010, trang web của Bộ Xây dựng, http://www.moc.gov.vn/site/moc/cms?cmd=4&portionId=47&articleId=42446&portalSiteId=6&language=vi_VN Link
5. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở các khu đô thị của Việt Nam, các Thách thức và chương trình phát triển, Phó GS.TS. Nguyễn Hồng Tiến., Quyền Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng – Việt Namhttp://www.icex.es/partenariadovietnam/Sectorial/Infraestructuras%20tecnicas%20en%20zonas%20urbanas%20de%20Vietnam.pdf Link
10. Chương trình đầu tư ngành nước (RRP VIE 41456), Đánh giá ngành (Tóm tắt): Cấp nước http://www.adb.org/Documents/RRPs/VIE/41456/41456-01-vie-ssa.pdf Link
13. Khởi công xây dựng Nhà máy Xử lý nước Kênh Đồng với công suất 200,000 m 3 /day, 24/04/ 2008 http://www.wacocorp.com/en/News/Tin-Cap-1-1-En/Work-Starts-On-Kenh-Dong-Water-Treatment-Plant/ Link
14. Hình thành Diễn đàn Khu vực, Daejeon Hàn Quốc, Tháng 2 năm 2009, Vụ quản lý tài chính công, Công ty TNHH một thành viên cấp nước Hải Phòng, Việt Nam, Thạc sỹ Vũ Mạnh Hòa – Phó Giám đốchttp://www.adb.org/Water/WOP/PDFS/Financial-Management-HAWASU.pdf Link
30. Ngày 22 tháng 2 năm 2011, Chương trình đầu tư trị giá 2,6 tỷ USD đưa nước máy đến hàng triệu gia đình Việt Nam, Manila, Philippines, ADB Website,http://www.adb.org/Media/Articles/2011/13480-vietnam-water-projects/ Link
31. Nước và xử lý nước thải, Trang web của Đai sứ quán Phần Lan tại Hà Nội http://www.finland.org.vn/public/default.aspx?nodeid=39697&contentlan=2&culture=en-US 32. Trang web của JICAhttp://www.jica.go.jp/ Link
36. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở các khu đô thị tại Việt Nam, Thách thức và các chương trình phát triển, TS.Nguyễn Hồng Tiến, Quyền Cục trưởng, Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng, Việt Nam http://www.icex.es/partenariadovietnam/Sectorial/Infraestructuras%20tecnicas%20en%20zonas%20urbanas%20de%20Vietnam.pdf Link
37. Hiện trạng bảo vệ môi trường đô thị tại Việt Nam, Nguyễn Minh Đức và Đinh Chính Lợi, chuyên viện Bộ XD- Việt Namhttp://www.keco.or.kr/cms/upload/board/B0346/2010_101723_3250_489.ppt Link
38. Hiện trạng môi trường, giải pháp, nhu cầu hợp tác vầ đầu tư tại Việt Nam, Ts.Đặng Văn Lợi, Tổng cục Bảo vệ Môi trường Việt Namhttp://www.bisd.or.kr/seminarPage/pds_data/20080721_03.pdf Link
41. Ngành nước Việt Nam cần được sự quan tâm, Samantha Coomber http://www.shpmedia.com/images/AW_JulyAugust_Country%20Focus%20Vietnam.pdf 42. Nghị định 88/2007/ND-CP,2007, về thoát nước đô thị và khu công nghiệp Link
1. Niên giám thống kê Việt Nam năm 2009, Văn phòng Tổng cục Thống kê Việt Nam Khác
2. Số liệu thống kê kinh tế - xã hội của 63 tỉnh và thành phố, năm 2009, Văn phòng Tổng cục Thống kê Việt Nam Khác
3. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Năm năm 2009: Kết quả toàn bộ, Văn phòng Tổng cục Thống kê Việt Nam Khác
6. Hội thảo quốc tế về Xây dựng và Môi trường, Trình bày: TS.Nguyễn Hồng Tiến, Cục trưởng, Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng, Nước CHXHCN Việt Nam, tháng 2 năm 2010, Tokyo Khác
8. Dự án đánh giá ngành nước, tiểu ngành: cấp nước và vệ sinh, ADB, 2007 Khác
9. Báo cáo công tác Đông Nam Á, tháng 6 năm 2010, Việt Nam, Đánh giá nước và vệ sinh, Chiến lược và Lộ trình, ADB, 2010 Khác
15. Dự án phát triển nguồn ngân lực cho ngành nước ở miền Trung, Báo cáo đánh giá giai đoạn cuối, JICA, 2009 Khác
16. Dự án phát triển nguồn ngân lực cho ngành nước ở miền Trung, Báo cáo đánh giá giai đoạn cuối, Nghiên cứu bổ sung, JICA, 2009 Khác
17. Quyết định 38/2007/QD-TTg, ngày 20 tháng 3 năm 2007 về tiêu chí phân loại và danh sách các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2-1 Các đơn vị hành chín hở Việt Nam (2009) - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 2 1 Các đơn vị hành chín hở Việt Nam (2009) (Trang 10)
Hình 2-1 Cơ cấu hành chính tại Việt Nam (2009) - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Hình 2 1 Cơ cấu hành chính tại Việt Nam (2009) (Trang 10)
Hình 2-1  Cơ cấu hành chính tại Việt Nam (2009) - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Hình 2 1 Cơ cấu hành chính tại Việt Nam (2009) (Trang 10)
Hình 2-2 Cơ cấu sử dụng đất ở Việt Nam (2009) - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Hình 2 2 Cơ cấu sử dụng đất ở Việt Nam (2009) (Trang 11)
Hình 2-2  Cơ cấu sử dụng đất ở Việt Nam (2009) - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Hình 2 2 Cơ cấu sử dụng đất ở Việt Nam (2009) (Trang 11)
Bảng 2-2 Dân số đô thị và nông thôn ở Việt Nam vào năm Vietnam (2009) - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 2 2 Dân số đô thị và nông thôn ở Việt Nam vào năm Vietnam (2009) (Trang 12)
Bảng 2-2  Dân số đô thị và nông thôn ở Việt Nam vào năm Vietnam (2009) - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 2 2 Dân số đô thị và nông thôn ở Việt Nam vào năm Vietnam (2009) (Trang 12)
Hình 2-5 GDP theo giá hiện hành chi theo ngành kinh tế tại Việt Nam (2009) - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Hình 2 5 GDP theo giá hiện hành chi theo ngành kinh tế tại Việt Nam (2009) (Trang 13)
Hình 2-4 Tăng trƣởng dân số và tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam (2000-2009) 2.1.5 Kinh tế  - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Hình 2 4 Tăng trƣởng dân số và tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam (2000-2009) 2.1.5 Kinh tế (Trang 13)
Hình 2-4  Tăng trưởng dân số và tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam (2000-2009) - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Hình 2 4 Tăng trưởng dân số và tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam (2000-2009) (Trang 13)
Hình 2-5  GDP theo giá hiện hành chi theo ngành kinh tế tại Việt Nam (2009) - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Hình 2 5 GDP theo giá hiện hành chi theo ngành kinh tế tại Việt Nam (2009) (Trang 13)
Hình 2-6 Tăng trƣởng GDP và tỷ trọng theo ngành kinh tế của Việt Nam (2000-2009) - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Hình 2 6 Tăng trƣởng GDP và tỷ trọng theo ngành kinh tế của Việt Nam (2000-2009) (Trang 14)
Hình 2-7 Tốc độ tăng trƣởng GDP thực tế của Việt Nam (2000-2010) - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Hình 2 7 Tốc độ tăng trƣởng GDP thực tế của Việt Nam (2000-2010) (Trang 14)
Hình 2-6  Tăng trưởng GDP và tỷ trọng theo ngành kinh tế của Việt Nam (2000-2009) - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Hình 2 6 Tăng trưởng GDP và tỷ trọng theo ngành kinh tế của Việt Nam (2000-2009) (Trang 14)
Hình    2-7  Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam (2000-2010) - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
nh 2-7 Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam (2000-2010) (Trang 14)
Bảng 2-3 Các loại đô thị tại Việt Nam - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 2 3 Các loại đô thị tại Việt Nam (Trang 15)
Bảng 2-3  Các loại đô thị tại Việt Nam - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 2 3 Các loại đô thị tại Việt Nam (Trang 15)
Bảng 2-4 Số lƣợng các đô thị phân theo loại ở Việt Nam (tính đến 31 tháng 12 năm 2010)  - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 2 4 Số lƣợng các đô thị phân theo loại ở Việt Nam (tính đến 31 tháng 12 năm 2010) (Trang 16)
Bảng 2-4  Số lƣợng các đô thị phân theo loại ở Việt Nam (tính đến 31 tháng 12 năm - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 2 4 Số lƣợng các đô thị phân theo loại ở Việt Nam (tính đến 31 tháng 12 năm (Trang 16)
Hình 2-8  Tỷ lệ dân số đô thị theo loại đô thị - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Hình 2 8 Tỷ lệ dân số đô thị theo loại đô thị (Trang 16)
Bảng 2-5 Diện tích đất, dân số và GDP của cả nƣớc và khu vực nghiên cứu - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 2 5 Diện tích đất, dân số và GDP của cả nƣớc và khu vực nghiên cứu (Trang 17)
Hình 2-9 Diện tích đất, dân số và GDP của cả nƣớc và khu vực nghiên cứu - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Hình 2 9 Diện tích đất, dân số và GDP của cả nƣớc và khu vực nghiên cứu (Trang 17)
Hình 2-9  Diện tích đất, dân số và GDP của cả nước và khu vực nghiên cứu - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Hình 2 9 Diện tích đất, dân số và GDP của cả nước và khu vực nghiên cứu (Trang 17)
Bảng 2-5  Diện tích đất, dân số và GDP của cả nước và khu vực nghiên cứu - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 2 5 Diện tích đất, dân số và GDP của cả nước và khu vực nghiên cứu (Trang 17)
Bảng 2-6 Các đơn vị hành chính trên khu vực nghiên cứu (2009) - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 2 6 Các đơn vị hành chính trên khu vực nghiên cứu (2009) (Trang 18)
Bảng 2-7 Sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu (2009) - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 2 7 Sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu (2009) (Trang 18)
Bảng 2-7  Sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu (2009) - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 2 7 Sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu (2009) (Trang 18)
Hình 2-10 Sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu (2009) - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Hình 2 10 Sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu (2009) (Trang 19)
Bảng 2-8 Dân số ở khu vực nghiên cứu (2009) - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 2 8 Dân số ở khu vực nghiên cứu (2009) (Trang 19)
Hình 2-10  Sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu (2009) - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Hình 2 10 Sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu (2009) (Trang 19)
Bảng 2-8  Dân số ở khu vực nghiên cứu (2009) - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 2 8 Dân số ở khu vực nghiên cứu (2009) (Trang 19)
Bảng 2-8 Tăng trƣởng dân số tại khu vực thí điểm (2000-2009) - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 2 8 Tăng trƣởng dân số tại khu vực thí điểm (2000-2009) (Trang 20)
Hình 2-11 Dân số tại khu vực nghiên cứu (2009) - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Hình 2 11 Dân số tại khu vực nghiên cứu (2009) (Trang 20)
Hình 2-11  Dân số tại khu vực nghiên cứu (2009) - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Hình 2 11 Dân số tại khu vực nghiên cứu (2009) (Trang 20)
Bảng 2-8  Tăng trưởng dân số tại khu vực thí điểm (2000-2009) - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 2 8 Tăng trưởng dân số tại khu vực thí điểm (2000-2009) (Trang 20)
Bảng 2-9 GDP theo giá cố định phân theo hoạt động kinh tế tại khu vực nghiên cứu (2007) - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 2 9 GDP theo giá cố định phân theo hoạt động kinh tế tại khu vực nghiên cứu (2007) (Trang 21)
Hình 2-12 GDP theo giá cố định phân loại theo hoạt động kinh tế ở khu vực nghiên cứu (2007)  - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Hình 2 12 GDP theo giá cố định phân loại theo hoạt động kinh tế ở khu vực nghiên cứu (2007) (Trang 21)
Hình 2-12  GDP theo giá cố định phân loại theo hoạt động kinh tế - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Hình 2 12 GDP theo giá cố định phân loại theo hoạt động kinh tế (Trang 21)
Bảng 2-9  GDP theo giá cố định phân theo hoạt động kinh tế tại khu vực nghiên cứu (2007) - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 2 9 GDP theo giá cố định phân theo hoạt động kinh tế tại khu vực nghiên cứu (2007) (Trang 21)
Hình 2-13 Tỷ lệ tăng trƣởng GDP thực tế (2000-2007) và GDP bình quân đầu ngƣời (2007) ở khu vực nghiên cứu  - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Hình 2 13 Tỷ lệ tăng trƣởng GDP thực tế (2000-2007) và GDP bình quân đầu ngƣời (2007) ở khu vực nghiên cứu (Trang 22)
Hình 2-13  Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế (2000-2007) và GDP bình quân đầu người (2007) ở - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Hình 2 13 Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế (2000-2007) và GDP bình quân đầu người (2007) ở (Trang 22)
Bảng 2-10 Các đô thị ở khu vực nghiên cứu - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 2 10 Các đô thị ở khu vực nghiên cứu (Trang 23)
Bảng 2-10  Các đô thị ở khu vực nghiên cứu - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 2 10 Các đô thị ở khu vực nghiên cứu (Trang 23)
Bảng 3-1 Các mục tiêu phát triển cấp nƣớc đô thị - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 3 1 Các mục tiêu phát triển cấp nƣớc đô thị (Trang 29)
Bảng 3-1  Các mục tiêu phát triển cấp nước đô thị - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 3 1 Các mục tiêu phát triển cấp nước đô thị (Trang 29)
Bảng 3-3 Giá nƣớc hiện nay (VND/m3 - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 3 3 Giá nƣớc hiện nay (VND/m3 (Trang 31)
Bảng 3-2  Khung giá nước - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 3 2 Khung giá nước (Trang 31)
Bảng 3-4 Dự án về ngành nƣớc do ADB tài trợ - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 3 4 Dự án về ngành nƣớc do ADB tài trợ (Trang 34)
Bảng 3-4  Dự án về ngành nước do ADB tài trợ - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 3 4 Dự án về ngành nước do ADB tài trợ (Trang 34)
Bảng 4-1 Các nhà máy xử lý nƣớc thải đƣợc vận hàn hở Việt Nam - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 4 1 Các nhà máy xử lý nƣớc thải đƣợc vận hàn hở Việt Nam (Trang 38)
Bảng 4-1  Các nhà máy xử lý nước thải được vận hành ở Việt Nam - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 4 1 Các nhà máy xử lý nước thải được vận hành ở Việt Nam (Trang 38)
Bảng 4-2 Hệ thống phí nƣớc thải - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 4 2 Hệ thống phí nƣớc thải (Trang 45)
Bảng 4-2  Hệ thống phí nước thải - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 4 2 Hệ thống phí nước thải (Trang 45)
Bảng 4-3 Các dự án về ngành thoát nƣớc do ADB tài trợ - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 4 3 Các dự án về ngành thoát nƣớc do ADB tài trợ (Trang 49)
Bảng 4-3  Các dự án về ngành thoát nước do ADB tài trợ - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 4 3 Các dự án về ngành thoát nước do ADB tài trợ (Trang 49)
Bảng 4-4 Các dự án do Nhật Bản hỗ trợ tài chính trong ngành thoát nƣớc - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 4 4 Các dự án do Nhật Bản hỗ trợ tài chính trong ngành thoát nƣớc (Trang 50)
Bảng 4-4  Các dự án do Nhật Bản hỗ trợ tài chính trong ngành thoát nước - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 4 4 Các dự án do Nhật Bản hỗ trợ tài chính trong ngành thoát nước (Trang 50)
 Hình thành nhận thức của người dân về sự cần thiết của hệ thống thoát nước cũng như phí thoát nước để cải thiện môi trường nước  - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Hình th ành nhận thức của người dân về sự cần thiết của hệ thống thoát nước cũng như phí thoát nước để cải thiện môi trường nước (Trang 51)
Bảng 4-5  Hỗ trợ kỹ thuật đối với SCFC (thành phố Hồ Chí Minh) - báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
Bảng 4 5 Hỗ trợ kỹ thuật đối với SCFC (thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 51)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w