trình bày quy hoạch thiết kế mạng lưới cấp thoát nước cho khu dân cư Phường Trường Thạnh - Quận 9
Trang 1CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường và những vấn đề liên quan đến môi trường là đề tài được bàn luận
một cách sâu sắc trong kế hoạch phát triển bền vững của bất kỳ quốc gia nào trên thế
giới Trái đất – ngôi nhà chung của chúng ta đang bị đe dọa bởi sự suy thoái và cạn
kiệt dần tài nguyên Nguồn gốc của mọi sự biến đổi về môi trường trên thế giới ngày
nay do các hoạt động kinh tế - xã hội Các hoạt động này, một mặt cải thiện chất
lượng cuộc sống con người và môi trường, mặt khác lại mang lại hàng loạt các vấn
đề như: khan hiếm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm và suy thoái chất lượng
môi trường khắp nơi trên thế giới
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế của nước ta có những bước phát
triển mạnh mẽ và vững chắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì
vấn đề môi trường và các điều kiện vệ sinh môi trường lại trở nên cấp thiết hơn bao
giờ hết Trong đó các vấn đề về nước được quan tâm nhiều hơn cả Các biện pháp để
bảo vệ môi trường sống, bảo vệ nguồn nước mặt, nước ngầm không bị ô nhiễm do
các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người là thu gom và xử lý nước thải
Nước thải sau xử lý sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn thải vào môi trường cũng như
khả năng tái sử dụng nước sau xử lý
Hiện nay, việc thu gom và xử lý nước thải là yêu cầu không thể thiếu được của
vấn đề vệ sinh môi trường, nước thải ra ở dạng ô nhiễm hữu cơ, vô cơ cần được thu
gom và xử lý trước khi thải ra môi trường Điều này được thực hiện thông qua hệ
thống cống thoát nước và xử lý nước thải đô thị Tuy độc lập về chức năng nhưng cả
hai hệ thống này cần hoạt động đồng bộ Nếu hệ thống thu gom đạt hiệu quả nhưng
hệ thống xử lý không đạt yêu cầu thì nước sẽ gây ô nhiễm khi được thải trở lại môi
trường Trong trường hợp ngược lại, nếu hệ thống xử lý nước thải được thiết kế hoàn
chỉnh nhưng hệ thống thoát nước không đảm bảo việc thu gom vận chuyển nước thải
thì nước thải cũng sẽ phát thải ra môi trường mà chưa qua xử lý Chính vì thế, việc
đồng bộ hóa và phối hợp hoạt động giữa hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý nước
Trang 2thải của một đô thị, một khu dân cư là hết sức cần thiết vì hai hệ thống này tồn tại với
mối quan hệ mật thiết với nhau
1.2 Mục tiêu của đồ án tốt nghiệp
Quy hoạch thiết kế mạng lưới cấp thoát nước cho khu dân cư Phường Trường
Thạnh – Quận 9 – TP.HCM Đảm bảo các yêu cầu về môi trường theo quy định của
nhà nước
1.3 Nội dung của đồ án tốt nghiệp
- Thu thập số liệu, tài liệu, đánh giá tổng quan về dự án khu dân cư Phường
Trường Thạnh, khả năng gây ô nhiễm môi trường và xử lý nước thải trong
khu dự án khu dân cư Phường Trường Thạnh
- Khảo sát, phân tích, đo đạc, thu thập số liệu khu dự án khu dân cư Phường
Trường Thạnh
- Lựa chọn thiết kế công nghệ và thiết bị xử lý nước thải nhằm tiết kiệm kinh
phí phù hợp với điều kiện dự án khu dân cư Phường Trường Thạnh
- Lập kế hoạch thi công
- Xây dựng kế hoạch quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải
1.4 Phương pháp thực hiện.
Điều tra khảo sát, thu thập số liêu, tài liệu liên quan, quan sát trực tiếp, phân tích các
chỉ tiêu chất lượng nước thải
Trang 3CHƯƠNG 2.
TỔNG QUAN HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC
ĐÔ THỊ
2.1 CẤP NƯỚC
2.1.1 Định nghĩa về hệ thống cấp nước đô thị.
Hệ thống cấp nước đô thị bao gồm rất nhiều công trình với các chức năng làm
việc khác nhau, được bố trí hợp lý theo các công đoạn liên hoàn, nhằm đáp ứng mọi
yêu cầu và quy mô dùng nước của các đối tượng trong đô thị
Định nghĩa: hệ thống cấp nước là một tổ hợp các công trình, làm nhiện vụ thu nhận
nước từ nguồn, làm sạch nước, điều hòa dự trữ, vận chuyển và phân phối nước đến
các nơi tiêu thụ
Thông thường một hệ thống cấp nước đô thị phổ biến bao gồm các công trình
chức năng như sau
2.1.1.1Công trình thu nước :
Dùng để thu nước từ nguồn nước lựa chọn, nguồn nước có thể là nước mặt
( sông, hồ, suối ) hay nước ngầm ( mạch nông hay mạch sâu, có áp hoặc không
áp).trong thực tế các nguồn nước thường sử dụng nhất là : nước sông, hồ, nước ngầm
mạch sâu dùng để cung cấp cho ăn uống sinh hoạt và công nghệp Công trình thu
nước ngầm có thể là giếng khoan công trình thu nước dạng nằm ngang hay giếng
khơi
2.1.1.2Trạm bơm cấp nước
Bao gồm trạm bơm cấp I ( hay còn gọi là trạm bơm nước thô) dùng để đưa
nước từ công trình thu lên công trình làm sạch Trạm bơm cấp II( hay còn gọi là trạm
bơm nước sạch ) bơm nước từ bể chứa nước sạch vào mạng lưới cấp nước đô thị
hoặc cũng có thể là trạm bơm tăng áp để nâng áp lực trên mạng lưới cấp nước đến
các hộ tiêu dùng
Trang 42.1.1.3Các công trình làm sạch hoặc xử lý
Các công trình xử lý nước có nhiệm vụ loại bỏ các tạp chất có hại, các độc tố,
vi khuẩn vi trùng ra khỏi nước Các công trình làm sạch như : Bể trộn, bể phản ứng ,
bể lắng, bể lọc, giàn mưa, thùng quạt gió, bể lắng tiếp xúc Ngoài ra, trong công nghệ
xử lý nước còn có thể có một số công trình xử lý đặc biệt khác tùy theo chất lượng
nguồn nước và chất lượng yêu cầu
Bao gồm các đường ống truyền dẫn và các đường dẫn phân phối nước cho
các điểm dân cư và xí nghiệp công nghiệp trong đô thị Mạng lưới cấp nước có thể
chia thành 2 loại : Mạng lưới cụt và mạng lưới vòng, hoặc có thể là mạng lưới kết
hợp cả hai loại trên
Các công trình đơn vị trong hệ thống cấp nước được bố trí theo thứ tự của một
sơ đồ tổng quát của hệ thống cấp nước đô thị, theo như hình 1.1 và 1.2 dưới đây
Hình 2.1 Sơ đồ dùng hệ thống cấp nước dùng nguồn nước sông.
1 – Công trình thu nước, 2 – Trạm bơm cấp 1
3 – Các công trình xử lý nước,4 - Bể chứa nước sạch
5 – Trạm bơm cấp 2, 6 – Đài nước
7 – Mạng lưới cấp nước.
Trong trường hợp hệ thống cấp nước dùng nước ngầm, sơ đồ tổng quát
thường có dạng như sau:
1
32
4
4
Trang 5Hình 2.2 Sơ đồ dùng hệ thống cấp nước dùng nguồn nước sông.
Trên đây là sơ đồ tổng quát của hệ thống cấp nước đô thị Trong thực tế để
cùng xử lý cùng một loại nguồn nước mặt hay nước ngầm, tùy theo chất lượng của
nguồn nước, điều kiện địa hình và chỉ tiêu kinh tế mà trong sơ đồ hệ thống cấp nước
có thể thêm hoặc bớt một số công trình đơn vị
Ví dụ: Một số nguồn nước có chất lượng tốt đạt tiên chuẩn nước ăn uống,
sinh hoạt thì không phải xây dựng trạm xử lý Khi khu xử lý đặt ở những vị trí cao,
đảm bảo đủ áp lực phân phối cho khu dân cư thì không cần xây dựng trạm bơm cấp 2
mà áp dụng mạng lưới cấp nước tụ chảy, nếu có điều kiện đặt đài trên núi, dưới dạng
bể chứa tạo áp thì đài không phải xây chân, sẽ kinh tế hơn nhiều Một số nguồn nước
có hàm lượng cặn quá cao ( > 2500 mmg/l ) thì phải xây dựng thêm công trình xử lý
sơ bộ trước công trình xử lý sơ bộ nói trên …
2.1.2 Các yêu cầu đối với hệ thống cấp nước.
Để có thể áp dụng đầy đủ các nhu cầu dùng nước của mọi đối tượng dùng
nước trong đô thị, hệ thống cấp nước phải thỏa mãn các yêu cầu cơ bản sau:
Trang 62.1.2.1Hệ thống phải đảm bảo cung cấp nước đầy đủ và liên tục cho mọi đối
tượng dùng nước
Điều này có nghĩa là, ở mọi điểm trên mạng lưới cấp nước, kể cả vị trí bất lợi
nhất, vào bất cứ nơi nào, ban ngày hay ban đêm, mùa lạnh hay mùa nóng , lúc nào
cũng có nước cho các đối tượng sử dụng
Trên thực tế, bất cứ hệ thống nào cũng có thời điểm xảy ra sự cố bất thường
khi đó có thể cho phép giảm bớt lượng nước cấp hoặc dừng cấp nước trong một thời
điểm nhất định, song phải tuân thủ theo các tiếu chuẩn quy định về bật tin cậy của hệ
thống cấp nước, xem bảng 1.1,TCXD -33-85)
Bảng 2.1 Bậc tin cậy của hệ thống cấp nước
Đặc điểm đối tượng dùng nước Bậc tin cậy Được phép
giảm giảmlưu lượng
Thời giangiảm lưulượng
Thời gianngừng cấpnước
Các xí nghiệp luyện kim ,chế
biến dầu lửa công nghiệp hóa
học, nhà máy điện, hệ thống
cấp nước ăn uống sinh hoạt của
đểm dân cư trên 50.000 người
Các xí nghiệp khai thác mỏ, hệ
thống tưới nông nghiệp, hệ
thống cấp nước sinh hoạt của
điểm dân cư đến 50.000 người
Các xí nghiệp công nghiệp
nhỏ , hệ thống tưới nông
nghiệp, hệ thống cấp nước ăn
sinh hoạt của điểm dân cư đến
5000 người các hệ thống của
khu công nghiệp
( Nguồn : Cấp nước đô thị “ TS Nguyễn Ngọc Dung”)
Các đối tượng dùng nước đặc biệt do cơ quan có thẩm quyền xét duyệt không
áp dụng bậc tin cậy ở bảng 2.1
Trong đó :
Trang 7- Chất lượng nước ăn uống sinh hoạt phải đảm bảo theo yêu cầu về chất lượng
do nhà nước quy định, theo TCXD 33-85 chất lượng nước ăn uống sinh hoạt
2.1.2.2Giá thành xây dựng và quản lý rẻ
Để có giá thành xây dựng và quản lý rẻ, khi thiết kế hệ thống cấp nước phải
đưa ra các phương án và giải pháp kỹ thuật dựa trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu kinh
tế, kỹ thuật, sao cho các giá thành toàn bộ của sản phẩm nước sạch là nhỏ nhất bao
gồm:
Giá thành sản xuất ( chi phí vật tư, nhân công, vận hành sản suất)
Chi phí quản lý ( bán hàng và quản lý doanh nghiệp )
Trong các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật thì việc lựa chọn nguồn nước thích hợp
cũng là một trong các yếu tố cơ bản để giảm giá thành xây dựng và quản lý hệ thống
cấp nước
2.1.2.3Việc xây dựng và quản lý phải dễ dàng thuận tiện.
Vấn đề quan trọng nhất trong yêu cầu này là khi thiết kế hệ thống cấp nước
phải lựa chọn các công trình đơn vị, cũng như các biện pháp xây dựng và quản lý
phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và các điều kiện chung của Việt Nam
Cần đưa các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào công tác xây dựng cũng như vận hành khi
thác Công nghệ thích hợp đã được áp dụng phổ biến ở nhiều địa phương, có tính
linh hoạt cao gắn với các thực trạng công trình hiện có và đã đáp ứng được yêu cầu
đặt ra
Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa
Vấn đề tăng cường cơ giới hóa và tự động hóa trong công tác xây dựng và quản lý hệ
thống cấp nước là hoàn toàn phù hợp với xu thế thời đại Hiện tại ngành nước đã tiếp
nhận nhiều dự án đầu tư nước ngoài để xây dựng và phát triển hệ thống cấp nước đô
thị trong giai đoạn tới ( 2003- 2020) Việt Nam sẽ sử dụng nhiều loại công nghệ và
thiết bị của nhiều nước trên thế giới
Chính vì vậy, song song với việc áp dụng công nghệ thích hợp để đáp ứng yêu
cầu về quản lý và xây dựng hiện nay, việc đưa công nghệ hiện đại vào nước ta để
Trang 8nâng cao khả năng cơ giới hóa và tự động hóa các công đoạn trong hệ thống cấp
nước cũng là một yêu cầu cấp thiết cho giai đoạn tới, nhằm đưa công nghệ ngành
nước của ta đạt trình độ tương đương với các nước trong khu vực
Công nghệ hiện đại là công nghệ có dây chuyền xử lý thích hợp với từng
nguồn nước và từng đối tượng dùng nước Thiết bị của công nghệ hiện đại có độ tin
cậy cao và hệ thống cấp nước được điều khiển tự động
Ở Việt Nam, công nghệ hiện đại đã bước đầu đưa vào ứng dụng tại các khu
xây dựng mới ở thủ đô Hà Nội, TP HCM, một số thành phố lớn, các khu chế suất,
khu du lịch, trung tâm thương mại và dịch vụ…
Để áp dụng công nghệ hiện đại, hiện nay ở Việt Nam còn thiếu các chuyên gia
giỏi Vì vậy cần có kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực chuẩn bị cho giai
đoạn xắp tới
2.1.3 Phân loại hệ thống cấp nước.
Theo đối tượng phục vụ, phương pháp sử dụng nguồn cung cấp nước, phương
pháp vận chuyển nước và phương pháp chữa cháy và phạm vi phục vụ, có thể chia hệ
thống cấp nước đô thị theo 7 loại như sau
2.1.3.1Theo đối tượng phục vụ chia ra
- Hệ thống cấp nước đô thị bao gồm : hệ thống cấp nước cho các thành phố, thị
xã , thị trấn , thị tứ…
- Hệ thống cấp nước công nghiệp bao gồm: hệ thống cấp nước cho các nhà
máy, xí nghiệp khu chế suất…
- Hệ thống cấp nước đường sắt : chủ yếu cung cấp nước cho các đầu máy xe lửa
chạy bằng hơi nước, nước phụ vụ hành khách di tầu
2.1.3.2Theo chức năng phục vụ chia ra.
- Hệ thống ăn uống sinh hoạt : dùng để cung cấp cho các khu dân cư để đáp ứng
nhu cầu ăn uống sinh hoạt
Trang 9- Hệ thống cấp nước sản xuất : dùng để cung cấp cho các dây chuyền công nghệ
sản xuất trong các nhà máy
- Hệ thống cấp nước chữa cháy : dùng để cung cấp lượng nước cần thiết để dập
tắt đám cháy khi có cháy sảy ra
- Hệ thống cấp nước kết hợp là sự kết hợp của 2 hay nhiều hệ thống riêng biệt
thành một hệ thống chung
Ví dụ : hệ thống cấp nước kết hợp giữa ăn uống sinh hoạt và chữa cháy, hoặc có
thể kết hợp cả 3 chức năng vào một hệ thống cấp nước
2.1.3.3Theo phương pháp sử dụng chia ra
- Hệ thống cấp nước chảy thẳng: nước chỉ cấp cho một mục đích sử dụng nào
đó sau đó thải vào mạng lưới thoát nước đô thị Thông thường hệ thống cấp
nước sinh hoạt là hệ thống cấp nước chảy thẳng
- Hệ thống cấp nước tuần hoàn : thông thường được áp dụng trong công nghiệp
Nước đã sử dụng cho 1 mục đích nào đó, được đưa đến trạm xử lý Đồng thời
bổ sung thêm 1 lượng nước thô do sử dụng bị thất thoát Sau xử lý, nước được
đưa trở lại phục vụ cho mục đích sử dụng
- Hệ thống cấp nước dùng lại: chủ yếu được áp dụng trong công nghiệp Nước
sủ dụng cho mục đích nào đó ( làm nguội máy móc sản phẩm ), nước vẫn sạch
chỉ có nhiệt độ tăng, sẽ được đưa vào sử dụng cho mục đích khác phù
hợp( như rửa đồ hộp, chai lọ rửa sàn )
2.1.3.4Theo nguồn cung cấp chia ra
- Hệ thống cấp nước lấy nguồn nước mặt : như sông hồ, đập suối kênh…
- Hệ thống cấp nước lấy nguồn nước ngầm : có thể chia ra nước ngầm mạch
nông hay mạch sâu
2.1.3.5Theo phương pháp vận chuyển nước chia ra
- Hệ thống cấp nước có áp: Do máy bơm, bơm nước vận chuyển trong đường
ống có áp loại này rất phổ biến hiện nay
Trang 10- Hệ thống cấp nước tự chảy: lợi dụng địa hình, cho nước tụ chảy trong ống
hoặc máng Tự chảy có thể là tự chảy có áp nếu là chảy đầy ống và tự chảy
không áp thường là chảy trong máng hở
2.1.3.6Theo phương pháp chữa cháy chia ra
- Hệ thống chữa cháy áp lực cao: có áp lực tự do cần thiết của vòi phun chữa
cháy đặt tại điểm cao nhất ở ngôi nhà không nhỏ hơn 10m với lưu lượng tính
toán của vòi là 5/s
- Hệ thống chữa cháy áp lực thấp có áp lực tụ do trên mạng lưới câp nước chữa
cháy không được nhỏ hơn 10m tính từ mặt đất
2.1.3.7Theo phạm vi phục vụ chia ra
- Hệ thống cấp nước bên ngoài gổm hệ thống cấp nước đô thị, hệ thống cấp
nước công nghiệp…
- Hệ thống cấp nước khu dân cư nhỏ nằm trong đô thị ( tiểu khu)
- Hệ thống cấp nước bên trong công trình
2.1.4 Nhu cầu và quy mô dùng nước
2.1.4.1Nhu cầu dùng nước
Để thiết kế một hệ thống cấp nước đô thị, trước tiên cần phải xác định các loại
nhu cầu dùng nước cho đô thị đó Việc xác định nhu cầu dùng nước sát với thực tế sẽ
có ý nghĩa rất lớn trong việc cấp nước đầy đủ cho đô thị và ý nghĩa thực tế
Trang 112.1.4.2Nuớc dùng cho ăn uống sinh hoạt của người dân sống trong đô thị
Bao gồm: Nước ăn uống, tắm giặc, vệ sinh cá nhân và các nhu cầu phục vụ
sinh hoạt khác như tuới cây cảnh, thay nước cá cảnh, cung cấp cho các bể bơi trong
gia đình cho đến các việc khác như: lau rửa sàn nhà, cọ rửa sân…
2.1.4.3Nước cấp cho công nghiệp tập trung
Bao gồm nước cấp cho dây chuyền sản suất trong các nhà máy, xí nghiệp,
công truờng, nước cấp cho nông trường, lâm trường, trại chăn nuôi, cấp cho đường
sắt để cung cấp cho các dầu máy xe lửa….nước cấp cho công nghiệp còn kể đến cấp
cho công nhân làm việc trong các cơ sở sản xuất, để uống giữa ca, rữa mặt giữa ca,
tắm rửa sau mỗi ca làm việc…
2.1.4.4Nước cấp cho công nghiệp nhỏ địa phương và tiểu thủ công nghiệp.
Đặc điểm của loại này là các xí nghiệp công nghiệp hay tiểu thủ công nghiệp
thường có quy mô nhỏ, nằm phân tán trong khu vực dân cư và yêu cầu cấp một
lượng nước không lớn
2.1.4.5Nước tưới
Bao gồm nước rửa đường, tưới đường, tưới quảng trường đã hoàn thiện
Nước cấp cho việc tưới cây xanh đô thị, tưới thảm cỏ, vườn hoa trong công viên…
Ngoài ra còn phải kể đến lượng nước cung cấp cho các công trình tạo cảnh
để tăng cường mỹ quan và cảnh sắc thiên nhiên cho đô thị như : đài phun nước trong
các vườn hoa, công viên các đập nước tràn tạo cảnh, các bể cảnh nơi công cộng…
2.1.4.6Nước cho các công trình công cộng
Như : Trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, ký túc xá, trụ sở cơ quan hành chính,
trạm y tế, nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng ăn uống, nhà ăn tập thể, nơi vui chơi giải trí,
nhà thi đấu thể thao, sân vận động…
2.1.4.7Nước dùng để dự phòng bổ sung cho lượng nước bị thất thoát rò rỉ trên
mạng lưới.
Trang 12Bất cứ một mạng lưới cấp nước đô thị nào dù là xây dựng mới hay cải tạo mở
rộng đều có hiện tuợng hao hụt nước trên mạng lưới như : Rò rỉ từ một số mối nối
chưa thật khít kín, van tháo lắp chưa chuẩn, các điểm đấu từ mạng cấp 1 vào mạng
cấp II và vào trong công trình, mất mát nước ở các vòi nước công cộng trên đường
phố, kể cả những chổ đấu trái phép vào mạng lưới cấp nước Khi có sự cố, 1 lượng
nước sẽ bị thất thoát từ các thiết bị chống nước và trên mạng lưới khi mạng lưới quá
củ hoặc phải chịu áp lực tăng cường lớn hơn giới hạn cho phép, ống sẽ bị rạn nức và
bể vỡ, gây ra thất thoát một lượng nước rất lớn nếu không được sửa chữa kịp thời
Cần dự trử một lượng nước để súc rửa đường ống cấp và thoát nước theo định kì
hoặc đường ống mới trước khi đưa vào sử dụng
Ngoài ra còn phải kể đến những tác động rủi ro trên đường phố làm ảnh
hưởng đến đường ống cấp nước cũng làm mất mát 1 lượng nước đáng kể
2.1.4.8Nước dùng để chữa cháy.
Khi xác định các nhu cầu dùng nước Cần đề cập đến 1 lượng nước cung cấp
để dập tắt các đám cháy xảy ra trong các đô thị Lượng nước chữa cháy lớn hay nhỏ
tùy thuộc vào quy mô của đô thị, tức là phụ thuộc vào số dân sống trong đô thị, đặc
điểm xây dựng và tính chất của công trình sử dụng
2.1.4.9Nước dùng cho bản thân trạm xử lý.
Trạm xử lý nước cần 1 lượng nước cho bản thân trạm để rữa các bể lọc nước
theo chu kì, mồi máy bơm nếu cần, chuẩn bị các dung dịch hóa chất như : phèn, vôi,
clo, để đưa vào xử lý nước Cần 1 lượng nuớc để xả cặn trong 1 số các công trình
đơn vị, thay rửa định kì 1 một số công trình đơn vị và đường ống trong trạm xử lý…
2.1.5 Tiêu chuẩn dùng nước
Tiêu chuẩn dùng nước là lượng nước cần thiết cung cấp cho 1 đơn vị dùng nước
trong những điều kiện nhất định
- Nếu đơn vị dùng nước là người thì tiêu chuẩn dùng nước tính theo đơn vị: lít/
1 người/một ngày đêm, viết tắt là : l/ngngđ
Trang 13- Nếu là sản phẩm, thì tiêu chuẩn dùng nước tính theo đơn vị : lít/1 đơn vị sản
phẩm, viết tắt là : l/d.v.s.p
Tiêu chuẩn dùng nước phải được chọn dựa trên các số liệu do nhà nước ban hành
Tùy theo các đối tượng dùng nước khác nhau sẽ có tiêu chuẩn dùng nước khác nhau
Ở Viêt Nam hiên nay có các loại tiêu chuẩn dùng nước như; tiêu chuẩn dùng
nước sinh hoạt, tiêu chuẩn dùng nước sản xuất, tiêu chuẩn nước tắm cho công nhân
trong các xí nghiệp công nghiệp hay trên trên công trường xây dựng, tiêu chuẩn
nước tưới đường, tưới cây, tiêu chuẩn nước chữa cháy…
Sau đây là một số tiêu chuẩn dùng nước cụ thể đã dược nhà nước ban hành cho
ngành cấp nước Việt Nam
2.1.5.1Tiêu chuẩn dùng nước ăn uống sinh hoạt trong các đô thị
Các loại đô thị khác nhau sẽ có tiêu chuẩn dùng nước khác nhau Nhìn chung,
tiêu chuẩn dùng nước ăn uống sinh hoạt phụ thuộc vào hai yếu tố
- Mức độ trang thiết bị vệ sinh bên trong công trình
- Điều kiện khí hậu, phong tục tập quán và các điều kiện địa phương khác
Những thành phố lớn, thành phố du lịch, nghĩ mát, khu công nghiệp lớn thường
có nhu cầu dùng nước cao hơn Khu vực nóng khô có tiêu chuẩn dùng nước cao hơn
khu vực có khí hậu ôn hòa Miền xui thường có thói quen dùng nước nhiếu hơn
miềm núi, địa phương thường có nguồn nước dồi dào, thuận tiện sẽ có điều kiện lấy
với tiêu chuẩn dùng nước rộng rãi hơn đối với các địa phương phải dẫn nước từ xa
về
Theo TCXD 33-85, Tiêu chuẩn dùng nước ăn uống , sinh hoạt đối với các điểm
dân cư có thể lấy theo bảng 2.1
Bảng 2.2 Tiêu chuẩn dùng nước ăn uống sinh hoạt
trình của khu nhà
Tiêu chuẩn dùng nước trong ngày dùng nước trung bình trong năm (l/
ngngđ)
2 Nhà có máy nước riêng nhưng không có thiết bị
vệ sinh, không có hệ thống thoát nước bên trong
60-100
Trang 14công trình
3 Nhà có thiết bị vệ sinh, có bồn tắm và có hệ
thống thoát nước bên trong công trình
100-150
4 Nhà có đủ các thiết bị vệ sinh như mục 3 và có
thêm thiết bị cấp nước nóng cục bộ
150-250
5 Nhà có các thiết bị vệ sinh, có tắm hương sen,
có hệ thống thoát nước bên trong công trình
200-300
( Nguồn : Cấp nước đô thị “ TS Nguyễn Ngọc Dung”)
2.1.5.2Tiêu chuẩn cấp nước cho công nghiệp
- Lưu lượng nước cho nhu cầu sinh hoạt sản xuất của các xí nghiệp công nghiệp
phải được xác định dựa trên yêu cầu công nghệ của từng nhà máy, xí nghiệp
- Tiêu chuẩn nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân trong các nhà máy,
xí nghiệp lấy theo TCXD -33-85 ghi trong bảng 2.2 và 2.3
Bảng 2.2 Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt trong xí nghiệp công nghiệp
Loại phân xưởng Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt
xí nghiệp, công nghiệp( l/ngngđ)
Hệ số không điềuhòa giờ
(kgiờ)Phân xưởng tỏa nhiệt 20
(kgiờ)I
II
a không làm bẩn quần áo và chân tay
b Làm bẩn quầnn áo và chân tay
c Có dùng nước
d Thải nhiều bụi hay chất bản độc
3014106
( Nguồn : Cấp nước đô thị “ TS Nguyễn Ngọc Dung”)
Trong trường hợp chỉ có số liệu vể tổng diện tích đất công nghiệp theo ha, thì lưu
lượng nước công nghiệp tập trung được tính theo tiêu chuẩn 45 – 50m3/ha
2.1.5.3Nước cho công nghiệp nhỏ và tiểu thủ công nghiệp địa phương
Trang 15Trường hợp ở phân tán không xác định được cụ thể cho phép lấybằng 5-10%
tổng lưu lượng nước ăn uống sinh hoạt khi có lí do xác đáng được phép tăng thêm
nhưng không quá 15%
2.1.5.4Tiêu chuẩn nước tưới.
Nước dùng để rửa, tưới đường và quản trường, nước dùng để tưới cây xanh đô
thị và thảm cỏ bồn hoa có thể lấy theo bảng 2.4
Bảng 2.4 Tiêu chuẩn nước tưới
Tiêu chuẩn cho 1 lần tưới (l/m 2 )
- Rửa bằng cơ giới mặt đường và
- Rửa bằng cơ giới mặt đường và
- Tới bằng thủ công ( dùng ống
mềm ) vỉa hè và mặt đường đã
hoàn thiện
1 lần tưới
- Tưới cây xanh trong vườn ươm
( Nguồn : Cấp nước đô thị “ TS Nguyễn Ngọc Dung”)
- Khi không đủ các số liệu quy họach cụ thể về diện tích đường và cây xanh cần tưới
thì lưu lượng nước tưới lấy bằng 8-12% lưu lượng nước cấp cho ăn uống sinh hoạt,
tùy theo dân số, điều kiện khí hậu, khả năng về nguồn nước, mức đô hoàn thiện khu
dân cư
- Số lần tưới phụ thuộc vào khu dân cư
2.1.5.5Tiêu chuẩn nước cho các công trình công cộng
Tiêu chuẩn dùng nước cho các công trình công cộng có thể lấy theo tiêu
chuẩn thiết kế cấp nước bên trong công trình nếu các công trình này dứng riêng biệt (
ghi trong bảng 2.5) hoăc có thể lấy chung bằng 10-20% tổng lưu lượng nước sinh
hoạt trong khu dân cư tùy theo quy mô và tầm quan trọng của mỗi loại đô thị
Trang 16Bảng 2.5 Tiêu chuẩn nước cho các công trình công cộng
Tiêu chuẩn dùng nước (l/ng.d.v.t)
Nhà ở bên trong mỗi căn hộ có một
vòi nước sử dụng chung cho các
nhu cầu sinh hoạt
Nhà ở bên trong mỗi căn hộ có
trang thiết bị vệ sinh: vòi tắm, rửa
Nhà ở bên trong mỗi căn hộ có
trang bị vệ sinh hoa sen tắm rửa,xi
Bệnh viện, nhà điều dưỡng, nhà
nghĩ( có bồn tắm chung và vòi hoa
sen)
Nhà điều dưỡng,nhà nghĩ có bồn
Nhà tắm công cộng có vòi hoa sen 1 người tắm
Công ty ăn uống
Trang 17sá bên trong khuvực sân vậnđộng
Tưới mặt cỏ sân
( Nguồn : Cấp nước đô thị “ TS Nguyễn Ngọc Dung”)
2.1.5.6Tiêu chuẩn nước chữa cháy
Hệ thống cấp nước chữa cháy trong các khu dân cư, xí nghiệp công nghiệp
thường kết hợp với hệ thống cấp nước ăn uống, sinh hoạt hoặc hệ thống cấp nước sản
Trang 18suất Khi cấp nước chữa cháy cần lấy theo tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy( TCXD
33 – 85 )
Lưu lượng nước chữa cháy, số đám cháy xảy ra đồng thời lấy theo bảng 2.6
thời gian để dập tắc đám cháy cho phép kéo dài trong 3 giờ liền
Bảng 2.6.Tiêu chuẩn dùng nước chữa cháy
Số dân
1000(người)
Số đám cháyxảy ra đồngthời
Lưu lượng nước cho 1 đám cháy( l/s)Nhà 2 tầng trở
xuống với bậcchịu lửu
Nhà hổn hợpnhiều tầngkhông phụthuộc vào bậcchịu lửa
Nhà ba tầng trởlên không phụthuộc vào bậcchịu lửa
( Nguồn : Cấp nước đô thị “ TS Nguyễn Ngọc Dung”)
Trong các khu công nghiệp số đám cháy xảy ra đồng thời như sau:
Diện tích khu công nghiệp dưới 150 ha lấy 2 đám cháy xảy ra đồng thời
Diện tích khu công nghiệp lớn hơn 150 ha lấy 2 đám cháy xảy ra đồng thời
Trong các khu công nghiệp, lưu lượng chữa cháy tính đến ngôi nhà cần lượng nước
chữa cháy nhiều nhất được quy định trong bảng 2.7
Bảng 27 lưu lượng nước chữa cháy cho khu công nghiệp
Bậc chịu
lửa
Hạng sảnxuất Lưu lượng nước tính cho 1 đám cháy(l/s) và khối lượng
Trang 19IV và V D,E 10 15 20 30
( Nguồn : Cấp nước đô thị “ TS Nguyễn Ngọc Dung”)
Lưu lượng nước dùng để chữa cháy cho công trình công cộng tính theo quy định
trong bảng 2.7 và coi như là sản suất hạng C
2.1.5.7Nước rò rỉ và dự phòng
Theo tiêu chuẩn TCXD 33-85, lượng nước rò rỉ và dự phòng lấy bằng từ
10-20 % lượng nước cấp cho toàn đô thị Song trong thực tế hiện nay, hầu hết các hệ
thống cấp nước trong cả nước có tỉ lệ thất thoát nước quá cao, dao động từ (15%
-50%.) Do đó quy chuẩn XDVN Bộ XD- NXBXD 1997 trong tập 1, phần 2, chương
5 quy định: nước rò rỉ và dự phòng băng 25% - 40% lượng nước cấp cho đô thị
Theo định hướng cấp nước đô thị dến năm 2020 chỉ tiêu phấn đấu đạt tỉ lệ thất thoát
nước xuống còn 20%
2.1.5.8Nước dùng cho bản thân trạm xử lý
Theo quy chuẩn xây dựng VN- NXBXD – 1997, Nước dùng cho bản thân hệ
thống nước cho phép lấy bằng 4-6% lưu lượng nước cấp cho toàn đô thị Theo
TCXD – 33-85, lưu luợng nước dùng cho bản thân trạm xử lý và lưu luợng nước
chữa cháy có thể lấy bằng 5-10% tổng lưu lượng nước cấp cho toàn đô thị
2.1.6 Mạng lưới cấp nước
Mạng lưới cấp nước là 1 trong những bộ phận quan trọng của hệ thống cấp
nước Mạng lưới cấp nước bao gồm : các đường ống chính, các ống nối và ống phân
phối Tùy theo quy mô của mạng lưới, có thể phân thành 3 cấp đường ống như sau:
Đường ống cấp I chủ ỵếu làm nhiệm vụ truyền dẩn và điều hòa áp lực trên
mạng lưới Đường ống cấp I có đường kính D > 300mm
Đường ống cấp II: làm nhiệm vụ phân phối nước cho các khu vực qua đường
ống cấp III
Trang 20Đường ống cấp III (hay còn gọi là ống dịch vụ) : là đường ống dẫn nước vào
các khu nhà ở và các hộ dùng nước Các nhánh lấy nước được phép đấu trực tiếp vào
đường ống cấp III
Khi tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước, phải tính đồng thời cả đường ống
cấp I và cấp II Tuyệt đối không cho phép đấu nối các ống lấy nước vào nhà trực tiếp
từ đường ống cấp I và cấp II
Mạng lưới cấp nước có nhiệm vụ vận chuyển và phân phối nước trực tiếp đến
các nơi tiêu dùng Sự làm việc trong mạng lưới cấp nước có liên quan đến các công
trình của hệ thống cấp nước như: Đài nước, bể chứa, trạm bơm cấp II
Giá thành xây mạng lưới cấp nước tương đối lớn thường chiếm 50 – 80% giá
thành của toàn bộ hệ thống cấp nước Mạng lưới đường ống cấp nước được đặt ngầm
dưới đất, dọc theo các đường phố Do đó công tác thi công, lắp đăt, quản lý, sữa chữa
trong quá trình vận hành gặp nhiều khó khăn phức tạp Vì Vậy, thiết kế mạng lưới
cấp nước hợp lý sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao trong cấp nước, xây dựng và quản lý
Khi thiết kế mạng lưới cấp nước, phải đảm bảo các yêu cầu về lưu lượng, áp
lực và thời gian cấp nước cho mọi đối tượng dùng nước trong đô thị
2.1.6.1Phân loại mạng lưới cấp nước và nguyên tắc vạch tuyến cấp thoát nước
Phân loại mạng lưới cấp nước.
Tùy theo mức độ yêu cầu về độ an toàn cấp nước của các đối tượng dùng
nước, mà khi thiết kế mạng lưới cấp nước có thể lựa chọn các loại mạng lưới cấp
nước khác nhau
Mạng lưới cụt.
Định nghĩa: Là mạng lưới đường ống chỉ có thể cung cấp nước cho bất kỳ 1 điểm
dân cư nào trên mạng lưới theo 1 hướng nhất định
Ưu điểm :
Mạng lưới cụt có nước chảy chỉ theo 1 hướng nhất định, nên tính toán rất dễ
dàng, đơn giản Đường ống ngắn nên kinh phí đầu tư tư xây dụng ít Dễ phát hiện
điểm có sự cố khi có hiện tượng mất nước hoặc rò rỉ nước trên mạng lưới
Nhược điểm
Trang 21Cấp nước không an toàn, khi có 1 chổ nào trên mạng lưới bị hỏng thì toàn bộ
khu vực phía sau nó không có nước
Phạm vi áp dụng :
Mạng lưới cụt thích hợp cho đối tượng dùng nước nhỏ với số dân < 4000
người, đối tượng dùng nước tạm thời, không yêu cầu cấp liên tục như: Sử dụng cho
mạng đường ống phân phối trong các khu dân cư ( mạng dịch vu), mạng lưới cấp
nước cho công trường xây dựng, mạng lưới cấp nước thị tứ, mạng lưới cấp nước
nông thôn
Mạng lưới vòng :
Định nghĩa :
Mạng lưới vòng là mạng lưới là mạng lưới đường ống có thể cung cấp nước
cho bất kì 1 điểm dân cư nào theo hai hay nhiều hướng
Ưu điểm :
Cấp nước an toàn vì khi trên mạng lưới đường ống có chổ nào đó hư hỏng thì
các đoạn phía sau vẫn có nước
Nhược điểm :
Tuy nhiên mạng lưới vòng gồm nhiều vòng khép kín, nên số lượng đường ống
đòi hỏi nhiều hơn, tính toán phức tạp hơn nhiều Do đó quản lý mạng lưới đường ống
và phát hiện chổ hư hỏng cũng khó khăn hơn
Phạm vi ứng dụng:
Mạng lưới vòng có thể áp dụng cho tất cả các đối tượng yêu cầu cấp nước liên
tục
Trên thực tế mạng lưới cấp nước đô thị là sự kết hợp của mạng lưới vòng và
mạng lưới cụt Mạng lưới cụt chủ yếu là tuyến ống phân phối đưa nước vào các khu
nhà ở, còn mạng lưới vòng áp dụng cho các tuyến ống chính và ống nối của các
thành phố, thị xả, khu công nghiệp, khu du lịch, nghỉ mát, giải trí…
2.1.7 Các nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới cấp nước.
Thiết kế quy hoạch mạng lưới cấp nước đô thị chị được thực hiện sau khi đã
tiến hành thu thập đầy đủ các số liệu về hiện trạng cấp nước và các tài liệu về quy
Trang 22hoạch cho giai đoạn thiết kế Sau đó cần xác định quy mô dùng nước cho giai đoạn
thiết kế, xác định 1 cách chính xác chế độ tiêu thụ nước trong đô thị, chế độ làm việc
của trạm bơm cấp II, dung tích của bể chứa và đài nước
Căn cứ vào số liệu về nguồn nước, điều kiện địa chất thủy văn, cốt địa hình
khu vực thiết kế và tìm hiểu kỹ bản đồ quy hoạch cho giai đoạn thiết kế để xác định
các đối tượng cần cấp nước Vị trí đặt trạm xử lý, vị trí đài nước, các tuyến đường có
cốt địa hình cao hơn
Sau đó nên tiến hành vạch tuyến mạng lưới cấp nước trên bảng đồ quy hoạch theo
các nguyên tắc sau:
1 – Mạng lưới cấp nước phải bao trùm tới tất cả các điểm dùng nước trong phạm vi
khu vực thiết kế
2- Hướng các đường ống chính phải theo hướng vận chuyển chính của mạng lưới và
có ít nhất 2 đường ống chính song song Khoảng cách giữa hai đường ống chính theo
TCXD 33-85 là : 300-600m và có đường kính chọn gần tương đương để có thể thay
thế nhau trong trường hợp xẩy ra sự cố
3 – Các đường chính phải được nối lại với nhau thành vòng khép kín bằng các ống
nối có dạng kéo dài theo hướng vận chuyển nước khoảng cách giữa hai ống nối theo
TCXD 33-85 là 400-900 m
4- Các đường ống chính phải được bố trí ít quanh co, gãy khúc sao cho chiều dài
đường ống là ngắn nhất và nước chảy thuận nhiều nhất
5- Các đường ống phải ít cắt ngang qua các chướng ngại vật như : đê, sông, hồ, nút
giao thông quan trọng, những địa hình xấu như : bãi lầy, đồi núi, rảnh đặt ống qua
bãi rác, nghĩa địa, nơi xả nước bẩn của đô thị
6- Đường ống chính nên đặt ở các tuyến đường có cốt địa hình cao để tăng thêm khả
năng đảm bảo áp lực cần thiết trong các ống phân phối Đồng thời giảm áp lực trong
bản thân đường ống chính, tạo điều kiện cho mạng lưới làm việc hiệu quả hơn
7 – Khi vạch tuyến mạng lưới cấp nước cần nghiên cứu kết hợp với việc bố trí các
công trình ngầm khác như: thoát nước, cấp điện , cấp hơi
8- Khi vạch tuyến mạng lưới cấp nước, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa hai đoạn cấp
nước thiết kế và định hướng phát triển cấp nước trong tương lai Đảm bảo dễ dàng
Trang 23thiết kế mở rộng mạng lưới theo sự phát triển của đô thị hoặc tăng tiêu chuẩn dùng
nước hoặc tăng dân số
9- Khi thiết kế mạng lưới cấp nước cần phù hợp với kế họach phát triển cơ sở hạ tầng
chung của đô thị Đặc biệt cần nghiên cứu định hướng quy hoạch phát triển mạng
lưới đường đô thị để vạch tuyến mạng lưới cấp nước cho phù hợp từng giai đoạn
Trong mạng lưới cấp nước đô thị Đường ống chính chủ yếu làm nhiệm vụ
truyền dẫn vào mạng lưới cấp nước và mạng lưới ống phân phối Đường ống nối
làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng trong các ống chính và ống nối dẫn vào các khu
nhà ở và cung cấp cho các họng chữa cháy Khi đường kính ống chính qua lớn và
cần bố trí nhiều điểm lấy nước, người ta làm ống kép song song với ống chính để
cung cấp nước cho các ống phân phối, đồng thời bố trí các họng chữa cháy ở ngay
trên nó
Hình dạng của mạng lưới cấp nước của các đô thị khác nhau thì rất khác nhau
Nó phù thuộc vào điều kiện điạ hình tự nhiên của đô thị như: sông, hô, đồi núi, địa
hình cao thấp ,…Nó phụ thuộc vào quy hoạch đất đai và phân khu chức năng trong
đô thị, phụ thuộc vào quy hoạch giao thông đô thị và vị trí nguồn nước, vị trí đặt đài
nước và nhà máy nước
Khi vạch tuyến mạng lưới cấp nước cần phải khắc phục các trở ngại tự nhiên,
tuân thủ theo các nguyên tắc đưa ra để quy hoạch được mạng lưới cấp nước hợp lý,
đem lại hiệu quả cao sử dụng tối ưu và an toàn
2.2 MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC.
2.2.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THOÁT NƯỚC
2.2.1.1Nhiệm vụ của hệ thống thoát nước và các dạng nước thải
Nước sau khi sử dụng vào mục đích sinh hoạt hay sản xuất, nước mưa chảy
trên các mái nhà, mặt đường, sân vườn chứa nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ dễ bị
phân hủy thối rữa và chứa nhiều vi trùng gây bệnh, truyền bệnh rất nguy hiểm cho
người và động vật Nếu những loại nước thải này xả ra một cách bừa bãi, thì không
những là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, nảy sinh và
lan truyền các thứ bệnh hiểm nghèo, ảnh hưởng tới điều kiện vệ sinh, sức khỏe của
nhân dân, mà về mặt khác còn gây nên tình trạng ngập lụt trong các điểm dân cư và
Trang 24xí nghiệp công nghiệp, làm hạn chế đất đai xây dựng, ảnh hưởng đến nền móng công
trình, gây trở ngại cho giao thông và tác hại đến một số ngành kinh tế khác như chăn
nuôi cá v.v
Vì vậy nhiệm vụ của hệ thống thoát nước là vận chuyển nhanh chóng mọi loại
nước thải ra khỏi khu dân cư và xí nghiệp công nghiệp, đồng thời xử lý và khử trùng
với mức độ cần thiết trước khi xả vào nguồn nước (ao hồ, sông lạch )
Nước thải có nhiều loại khác nhau Tùy theo tính chất và nguồn gốc của nó
mà người ta phân biệt ba loại chính sau đây :
- Nước thải sinh hoạt : thải ra từ các chậu rửa, buồng tắm, xí, tiểu chứa
nhiều chất bẩn hữu cơ và vi trùng
- Nước thải sản xuất : Thải ra sau quá trình sản xuất Thành phần và tính chất
loại nước này phụ thuộc Vào lĩnh vực công nghiệp, nguyên liệu tiêu thụ và công
nghệ , khác nhau rất nhiều
Người ta thường phân biệt nước thải sản xuất thành hai nhóm : nước nhiễm
bẩn nhiều (nước bẩn) và nước nhiễm bẩn ít (nước quy ước sạch)
- Nước mưa sau khi rơi xuống chảy trên bề mặt các đường phố, quảng
trường, khu dân cư và xí nghiệp công nghiệp bị nhiễm bẩn, nhất là lượng
nước mưa
Nếu trong đô thị nước thải sinh hoạt và sản xuất được dẫn chung, thì hỗn hợp
đó người ta gọi là nước thải đô thị
2.2.1.2Hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước là tổ hợp nhưng công trình thiết bị và các giải pháp kỹ
thuật được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ thoát nước
Tùy thuộc vào mục đích yêu cầu tận dụng nguồn nước thải của vùng phát
triển lân cận thành phố, thị xã, thị trấn do yêu cầu kỹ thuật vê sinh và nguyên tắc xả
nước thải vào mạng lưới thoát nước đô thị, mà người ta phân biệt các hệ thống dòn
thoát nước : hệ thống thoát nước chung, hệ thống thoát nước riêng, hệ thống thoát
khả nước nửa riêng và hệ thống hỗn hợp Hệ thống thoát nước chung, (Hình 1-1), là
hệ thống mà tất cả các loại nước thải (sinh hoạt, sản xuất và mưa) xả chung vào phố
một mạng lưới và dẫn đến công trình xử lý Nhiều trường hợp người ta xây dựng các
Trang 25miệng xả nước mưa (giếng tràn) ở điểm đầu của các đoạn cống góp, cống chính để
đón nhận phần lớn lượng nước mưa của những trận mưa to kéo dài, đổ ra nguồn
nước cạnh đó nhằm giảm kích thước các đoạn cống và giảm bớt lưu lượng nước
không cần thiết tới trạm bơm, lên công trình xử lý
Hình 2-3
Sơ đồ mạng lưới
thoát nước tiểu khu.
1: Mạng lưới thoát nước tiểu khu
2: giếng thăm 3: giếng kiển tra 4:các nhánh nối
5: mạng lưới ngoài phố
Hệ thống thoát nước chung có ưu điểm là đảm bảo tốt nhất về phương diện vệ
sinh, vì toàn bộ phần nước bẩn đều được xử lý trước khi xả vào nguồn Hệ thống
chung sẽ kinh tế đối với những khu xây dựng nhà cao tầng Vì khi đó tổng chiều dài
của mạng lưới tiểu khu và đường phố giảm được 30 - 40% so với hệ thống riêng rẽ
hoàn toàn, chi phí quản lý giảm 15 ~ 20% Hệ thống này nên xây dựng cho những
đô thị gần những nguồn nước lớn Khi đó trên những cống góp xuất và cống góp
chính, trước các trạm bơm v v (kể cả ở trong khu vực đô thị) có thể xây dựng nhiều
giếng xả nước mưa để giảm bớt kích thước của hệ thống mà không làm ảnh hưởng
xấu tới điều kiện vệ sinh môi trường Bởi vì khi xả nước mưa vào nguồn, cũng là lúc
lưu lượng và khả năng tự làm sạch của nước nguồn tốt nhất
Cũng cần lưu ý rằng, đối với những khu vực xây dựng nhà thấp tầng và phân
thì hệ thống thoát nước chung có nhiều nhược điểm Mùa mưa nước chảy đầy cống,
có thể gây ngập lụt, nhưng mùa khô khi chỉ có nước thải sinh hoạt và sản xuất (lưu
lượng nhỏ hơn nhiều lần so với nước mưa) thì cống chảy lửng và tốc dộ dòng chảy
không đảm bảo điều kiện kỹ thuật, gây nên lắng đọng cặn, làm giảm khả năng
chuyển tải phải thường xuyên nạo vét thay rửa cống Ngoài ra do nước mưa chảy
Trang 26tới trạm bơm, trạm xử lý không điều hòa nên công tác quản lý điều phối trạm bơm và
trạm xử lý trở nên phức tạp, khó đạt hiệu quả mong muốn
Hệ thống thoát nước riêng, (Hình 2.3), có hai hay nhiều mạng lưới riêng biệt :
một dùng để vận chuyển nước bẩn nhiều (ví dụ như nước sinh hoạt), khi xả vào
nguồn cho qua xử lý ; một dùng để vận chuyển nước bẩn ít hơn (ví dụ như nước
mưa), thì cho xả thẳng ra nguồn Tùy theo độ nhiễm bẩn của nước thải sản xuất (nếu
độ nhiễm bẩn cao) xả chung với nước sinh hoạt hoặc (nếu độ nhiễm bẩn thấp) chung
với nước mưa Còn nếu trong nước thải sản xuất có chứa chất độc hại (kiềm, a xít
v.v ) thì nhất thiết phải dẫn trong một hệ thống riêng biệt
Hình 2-4
Sơ đồ mạng lưới thoát nước riêng
1: trạm xử lý, 2: trạm bơm 3:hệ thống thoát nước mưa,
4:hệ thống thoát nước sinh hoạt
Trường hợp mỗi loại nước thải được vận chuyển trong hệ thống thoát nước
riêng biệt gọi là hệ thống riêng hoàn toàn Khi chỉ có hệ thống cống ngầm để thoát
nước sinh hoạt và sản xuất quy ước là bẩn, còn nước mưa và nước sản xuất quy ước
là sạch chảy theo mương máng lộ thiên, gọi là hệ thống riêng không hoàn toàn
So với hệ thống thoát nước chung thì hệ thống thoát nước riêng có lợi hơn về
mặt xây dựng và quản lý Hiện nay ở Liên Xô cũ có hơn 200 thành phố và hàng
nghìn xí nghiệp công nghiệp được Trang bị hệ thống thoát nước theo kiểu này.
Tuy về mặt vệ sinh có kém hơn song rắt ưu điểm là giảm được vốn đầu tư xây
dựng ban đầu và chế độ làm việc của hệ thống ổn định Nhược điểm của hệ thống
này là tồn tại hai hay nhiều mạng lưới thoát nước trong đô thị
Hệ thống thoát nước nửa riêng, theo quan điểm vệ sinh, thì tốt hơn hệ thống
riêng Trong thời gian mưa lượng chất bẩn xả vào nguồn ít hơn Tuy nhiên, vì vốn
Trang 27đầu tư xây dựng ban đầu cao (phải xây dựng hai hệ thống mạng lưới đồng thời), nên
ít được sử dụng Nó thường được sử dụng trong việc cải tạo những hệ thống thoát
nước cũ
Hệ thống hỗn hợp là sự kết hợp các loại hệ thống kể trên, thường gặp ở những
thành phố cải tạo mở rộng Việc lựa chọn hệ thống và sơ đồ thoát nước phải căn cứ
vào tính chất phục vụ lâu dài và ổn định của các công trình thiết bị trên hộ thống
Tùy theo điều kiện địa phương, dựa trên cơ sở so sánh kinh tế kỹ thuật và vệ sinh mà
ta chọn hệ thống này hay hệ thống kia cho thích hợp
Khi lựa chọn hệ thống thoát nước khu dân cư, trước hết cần phải xây dựng sơ
đồ và xác định vị trí xả nước mưa Nước mưa không được xả vào dòng chảy bề mặt
trong giới hạn khu dân cư nếu dòng chảy có tốc độ nhỏ hơn 0,05 m/s và lưu lượng
nhỏ hơn 1 m3/s ; không được xả vào những bãi tắm, hồ sinh học, hồ nuôi cá biển
nếu không được sự đồng ý của chính quyền địa phương, cơ quan chủ quản và cơ
quan kiểm soát vệ sinh
Hệ thống riêng hoàn toàn nên áp dụng cho những đô thị lớn và xây dựng tiện
nghi cũng như cho các xí nghiệp công nghiệp :
a) Có khả năng xả toàn bộ lượng nước mưa vào dòng.chảy bề mặt ;
b) Theo điều kiện địa hình phải xây dựng nhiều trạm bơm ( > 3 trạm) khu vực
c) Cường độ mưa q20 > 80 l/s.ha ;
d) Cần thiết phải xử lý sinh hóa đầy đủ nước thải
Hệ thống riêng không hoàn toàn phù hợp với những đô thị và vùng ngoại ô có
cùng mức dộ xây dựng tiện nghi hoặc giai đoạn đầu xây dựng hệ thống thoát nước
Hệ thống nửa riêng phù hợp :
a) Đối với những đô thị có dân so lớn hơn 50.000 người
b) Khi nguồn nước trong đô thị có lưu lượng ít, không có dòng chảy ;
c) Đối với những khu có nguồn nước dùng để tắm, thể thao bơi lội ;
d) Khi yêu cầu tăng cường bảo vệ nguồn nước khỏi sự nhiễm bẩn do nước
thải mang vào
Hệ thống chung thường sử dụng đối với những đô thị xây dựng nhà nhiều
tầng :
Trang 28a) Bên cạnh có nguồn nước dòng chảy mạnh, cho phép xả nước mưa và nước
bề mặt
b) Với số lượng trạm bơm hạn chế và áp lực bơm thấp ;
c) Có cường độ q20 nhỏ hơn 80 l/s.ha
Hệ thống khát nước hỗn hợp sử dụng hợp lý khi xây dựng và cải tạo hệ thống
khát nước trong những thành phố lớn (dân số trên 100.000 người) có nhiều vùng với
mức độ tiện nghi và địa hình khác nhau Theo số liệu nước ngoài, hệ thống này
chiếm khoảng 33 - 34% tổng số các hệ thống đã xây dựng cho các đô thị Phần lớn
các đô thị lớn trên thế giới được trang bị loại hệ thống cống chung hoặc hệ thống hỗn
hợp
Hệ thống thoát nước các xí nghiệp công nghiệp thường theo nguyên tắc hệ
thống riêng rẽ hoàn toàn (xem hình 2.5) Đối với hệ thống thoát nước mưa cần xét
đến khả năng dẫn lượng nước bẩn nhất của nước mưa (lượng nước ban đầu của các
trận mưa) và nước bề mặt lên công trình xử lý Trên khu vực công nghiệp có thể tồn
tại nhiều mạng lưới : sinh hoạt, sản xuất, nước mưa và các mạng lưới đặc biệt khác
(để dẫn nước thải chứa a xít, kiềm )
Hình2-5 Hệ thống riêng rẽ hoàn toàn của các xí nghiệp công nghiệp.
1 Mạng lưới nước thài sinh hoạt và sàn xuất ; 2 Mạng lưới nước sàn xuất và nước mưa ; 3 Giếng
thu nước mưa ; 4 Mạng lưới thoát nước sản xuất bẩn ; 5 Cửa xả.
Quy hoạch sơ đồ thoát nước cho hệ thống thoát nước đã chọn phải tính đến
các điều kiện địa phương vả khả năng phát triển kinh tế quốc dân củn khu vực, nhằm
đạt được những giải pháp tổ hợp và hiệu qủa Trong đó cần phải tính đến những công
trình hiện có và khả năng tận dụng lại
Trang 29Sơ đồ thoát nước liên hệ vùng công nghiệp và dân cư thường thiết lập với mục
đích bảo vệ và sử dụng nguồn nước hợp lý
Khi quy hoạch bất kỳ sơ đồ thoát nước nảo cũng cần tính đến :
a) Lưu lượng và nồng độ của các loại nước thải ở các giai đoạn xây dựng ;
b) Khả năng giảm lưu lượng và nồng độ nhiễm bẩn của nước thải công nghiệp
bằng việc áp dụng các quá trình công nghệ hợp lý với việc sử dụng hệ thống cấp
thoát nước tuần hoàn hay nối tiếp trong khu công nghiệp
c) Loại trừ hay tận dụng, thu hồi các chất quý có chứa trong nước thải ;
d) Lợi ích của việc xử lý chung nước thải sinh hoạt và công nghiệp
e) Khái quát về chất lượng nước tại các điểm sử dụng vả các điểm xả nước
thải
Tóm lại lựa chọn sơ đồ và hệ thống thoát nước trong mọi trường hợp cần tiến
hành trên cơ sở tính toán kinh tế kỹ thuật và yêu cầu vệ hành Sơ đồ và hệ thống lựa
chọn là sơ đồ và hệ thống ổn định nhất theo các chỉ tiêu vệ sinh, kinh tế nhất theo
giá thành xây dựng và quản lý đối với tắt cả tổ hợp công trình bao gồm mạng Lưới
trạm bơm và các công trình xử lý Ở nước ta là nơi mưa nhiều nắng lắm, thì xây
dựng hệ thống riêng và nửa riêng là hợp lý Khi đó nước mưa có thề cho chảy trong
cống ngầm hoặc trong kênh mương lộ thiên xả ra nguồn nước Để giảm kích thước
các kênh mương ta xây dựng các hồ điều hòa
Trong các thành phố của ta hiện nay phần lớn là hệ Thống thoát nước chung,
nửa hoặc hổn hợp để đảm bảo vệ sinh môi trưởng và mỹ quan cho thành phố Khi đó
ta xây dựng thêm mạng lưới cống đón lấy các cửa xa của hệ thống thoát nước chung
hiện tại và dẫn lên công trình xử lý Ở chỗ giao nhau giữa hệ thống cũ và cống xây
đựng mới sẽ bố trí ngăn vả miệng xả nước mưa
2.2.1.3Sơ đồ thoát nước của khu dân cư
Mỗi một hệ thống thoát nước được thực hiện bằng những biện pháp kỹ thuật
khác nhau, tùy theo cách bố trí mạng lưới đường ống, độ sâu chôn cống, số lượng
trạm bơm, số lượng vả vị trí các công trình xử lý Ví dụ, có thành phố ta đặt các cống
thoát Nước tự chảy và một trạm bơm độc nhất, lúc đó cần phải chôn sâu
Trang 302.2.1.4Thiết bị thu và dẫn bên trong nhà.
- Các thiết bị vệ sinh: hố xí,hố tiểu,chậu tấm,chậu rửa v.v….
- Mạng lưới đường ống: ống nhánh, ống đứng, ống dẫn nước thải ra mạng lưới nhà.
Nước thải từ các thiết bị vệ sinnh chảy qua ống nhánh tới ống đứng Các ống đứng
thường đặt dựa theo tường, góc của buồng vệ sinh và có thể được ốp lát hoặc che đậy
kín đáo trong các hộp bằng gạch, bằng bê tông hoặc tường gỗ…Ống đứng thường đặt
cao hơn mái nhà khoảng 0,7m và phần trên gọi là ống thông hơi
Trang 31Hình 2-6: Sơ đồ tổng quát thiết bị thu và dẫn nước thải bên trong nhà.
1.Ống thông hơi;2.Ống đứng thoát nước;3.Chậu tắm;4.Chậu rửa;5.Két xí;6.Hố xí(chậu xí);7.Ống
nhánh;8.Chậu rửa;9.Si pông(khoá thuỷ lực);10.Lỗ kiểm tra;11.Ống dẫn ra ngoài nhà;12.Giếng
thăm;13.Giếng kiểm tra;14.Giếng thăm trên mạng lưới bên ngoài.
Giữa mạng lưới ống và các thiết bị vệ sinh lắp đặt các khoá thuỷ lực để ngăn
ngừa hơi khí độc xâm thực vào buồng vệ sinh Kiểm tra và tẩy rửa ống qua cửa kiểm
tra và các ống tẩy rửa
Nước thải theo các ống đứng tới mạng lưới cống dẫn ngoài nhà Ở chổ giao
nhau giữa mạng lưới bên trong và bên ngoài nhà xây dựng giếng thăm để theo dõi
chế độ làm việc của mạng lưới trên trong và tẩy rửa khi cần thiết
2.2.1.5Mạng lưới thoát nước bên ngoài nhà:
Là hệ thống cống ngầm và mương máng lộ thiên dùng để dẫn nước bằng cách tự
chảy tới trạm bơm,trạm xử lý hay ra sông hồ Tuỳ theo vị trí, quy mô và nhiệm vụ
mà mạng lưới thoát nước bên ngoài nhà có thể là:
- Mạng lưới thoát nước sân nhà ( cho một nhà )
- Mạng lưới thoát nước kiểu khu ( Hình 2-7 )
- Mạng lưới thoát nước trong các xí nghiệp công nghiệp
- Mạng lưới thoát nước đường phố ( ngoài phố )
Trang 32Mạng lưới cống xây dựng trong phạm vi tiểu khu, dùng để thu nhận tất cả
nước thải từ các ngôi nhà trong tiểu khu và vận chuyển ra mạng lưới ngoài phố gọi là
mạng lưới thoát nước tiểu khu
Để kiểm tra chế độ làm việc của mạng lưới trong sân nhà hay tiểu khu thì ở
cuối mạng lưới người ta xây dựng giếng thăm – giếng kiểm tra Đoạn nhánh nối liền
từ giếng kiểm tra tới cống thoát ngoài phố gọi là nhánh nối
Mạng lưới xây dựng dọc theo các đường phố và thu nhận nước thải từ các
mạng lưới trong sân nhà, tiểu khu gọi là mạng lưới thoát ngoài phố, có rất nhiều
nhánh, bao trùm những lưu vực rộng lớn và thường dẫn nước bằng cách tự chảy
Người ta còn chia toàn bộ khu vực thành những lưu vực thoát nước mà giới
hạn là các đường phân thuỷ hay tụ thuỷ Nước thải trên toàn bộ khu vực tập trung về
các cống góp : thoát nước lưu vực, thoát nước chính(cho nhiều lưu vực), thoát nước
ngoài phạm vi thành phố (không có cống nhánh)
2.2.1.6Trạm bơm và ống dẫn áp lực
Dùng để vận chuyển nước thải khi vì lý do kinh tế - kỹ thuật không thể tự
chảy được Người ta phân biệt trạm bơm theo khái niệm : Trạm bơm cục bộ, trạm
bơm khu vực và trạm bơm chính Trạm bơm cục bộ phục vụ cho một hay một vài
công trình Trạm bơm khu vực cho từng vùng riêng biệt hay một vài lưu vực thoát
Trang 33nước Trạm bơm chính dùng để bơm toàn bộ nước thải thành phố lên trạm xử lý hoặc
xả vào nguồn
Đoạn ống dẫn nước thải từ trạm bơm đến cống tự chảy hay đến công trình xử
lý là đường ống áp lực
Khi cống chui qua sông hồ hay gặp chướng ngại phải luồn xuống thấp, gọi là
điu-ke(hay cống luồn) Đoạn ống này cũng làm việc với chế độ có áp và nửa áp
2.2.1.7Công trình xử lý
Bao gồm tất cả các công trình dùng để xử lý nước thải và xử lý cặn lắng
2.2.1.8Cống và miệng xả nước vào nguồn.
Dùng để vận chuyển nước thải từ công trình xử lý xả vào nguồn Miệng xả
nước thường xây dựng có bộ phận để xáo trộn nước thải với nước nguồn
Hình 2-8 Sơ đồ tổng quát thoát nước của khu dân cư.
1, Ranh giới thành phố; 2 ranh giới lưu vực; 3 mạng lưới cống ngoài phố; 4 đường ống áp lực; 5
cống góp lưu vực; 6 Cống góp chính; 7 cống góp ngoài phạm vi thành phố; 8 cửa xả sông hồ
Trang 34Việc thiết lập sơ đồ thoát nước cho môt thành phố hay một khu dân cư rất phức tạp
và khó khăn, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện địa hình, điều kiện địa
chất công trình và địa chất thuỷ văn, mức độ phát triển thành phố ở đợt đầu và tương
lai, vị trí đặt công trình xử lý và xả nước thải v.v…Vì vậy không thể đưa ra một sơ
đồ mẫu mực nào để giải quyết từng trường hợp cụ thể được Ở đây chỉ giới thiệu một
số dạng sờ đồ tổng quát, phụ thuộc chủ yếu vào địa hình
- Sơ đồ thẳng góc( Hình 2-9a)
- Sơ đồ giao nhau( Hình 2-9b)
- Sở đồ phân vùng(Hình 2-9c)
- Sơ đồ không tập trung(Hình 2-9d)
Sơ đồ thẳng góc sử dụng địa hình có dốc đổ ra sông hồ Chủ yếu dùng để
thoát nước mưa và nước thải sản xuất quy ước là sạch, nước xả thẳng vào sông hồ
mà không cần xử lý
Sơ đồ giao nhau: điều kiện địa hình giống như sơ đồ thẳng góc, nhưng nước
thải cần phải xử lý trước khi xả vào nguồn, nên có góp chính chạy song song với
dòng sông để dẫn nước thải lên công trình xử lý
Sơ đồ phân vùng: sử dụng trong trường hợp thành phố chia làm nhiều khu vực
riêng biệt hay trong trường hợp thành phố có địa hình dốc lớn Nước thải từ vùng
thấp thì bơm trực tiếp đến công trình xử lý hay bơm vào cống góp của vùng cao
Sơ đồ không tập trung: sử dụng đối với thành phố lớn hoặc thành phố có
chênh lệch lớn về cao độ, địa hinh phức tạp hoặc thành phố phát triển theo kiểu hình
tròn Sơ đồ có nhiều trạm xử lý độc lập nhau
Ngược lại với sơ đồ không tập trung là sơ đồ tập trung, nghĩa là toàn bộ nước
thải được tập trung về trạm xử lý chung (Hình 2-9b,c)
Trang 35Hình 2-9 Các Sơ đồ mạng lưới thoát nước
Cần chú ý đặc điểm xây dựng đợt đầu của thành phố có ảnh hưởng nhiều đến
việc chọn sơ đồ thoát nước Vì chi phí xây dựng hệ thống thoát nước rất lớn, nên
người ta phải chia thành nhiều đợt Trong đợt đầu chỉ giải quyết thoát nước cho các
khu công nghiệp và các khu nhà ở cao tầng Nếu các khu đó nằm cách xa nhau thì có
thể giải quyết bằng các công trình xử lý riêng biệt, khi đó có dạng sơ đồ không tập
trung Khi thành phố mở rộng, tiếp tục xây dựng bổ sung thêm đường ống chính, khi
đó lại trở thành sơ đồ tập trung
2.2.1.9Sơ đồ thoát nước liên hệ vùng
Đối với một số điểm tập trung dân cư và các xí nghiệp công nghiệp nằm kề
nhau hoặc không xa nhau lắm, có mối quan hệ về nguồn và kinh tế nước, có thể sử
dụng sơ đồ thoát nước liên hệ vùng
Đặc điểm của sơ đồ này là nước thải từ tất cả các điểm dân cư và xí nghiệp
công nghiệp tập trung về một trạm xử lý Trạm xử lý này thay cho các trạm xử lý
riêng của các điểm Cái đó tạo khả năng giảm được giá thành xây dựng và quản lý xử
Trang 36lý nước, bảo vệ ổng định vệ sinh và khai thác sử dụng hợp lý nguồn nước Thực tế
chỉ rõ rằng hiệu suất xứ lý chung hỗn hợp nước sinh hoạt và sản xuất trên một trạm
công xuất lớn cho hiệu quả cao hơn so với trên những trạm công suất nhỏ riêng biệt
Hình 2-10 Sơ đồ thoát nước liên hệ vùng ở ngoại ô Moscova ( nga)
Hình(2-10) giới thiệu sơ đồ thoát nước liên hệ vùng của một số điểm dân cư
và các xí nghiệp công nghiệp ở ngoại ô Mascơva(Nga) Sơ đồ có một trạm xử lý
công suất 200.000m/ngày và đêm, có 10 trạm bơm, gần 400km đường ống, 58,2km
đường ống chính áp lực và tự chảy với đường kính 400 – 1100mm Thực hiện sơ đồ
này thay cho 22 trạm công suất nhỏ cải thiện môi sinh trên bình diện các lưu vực của
sông Klazmui và U tri
Sơ đồ thoát nước liên hệ vừng được áp dụng phổ biến cho nhiều vùng thuộc
Liên Xô cũ, ở các nước khác cũng được áp dụng rộng rãi mang lại hiệu quả kinh tế
và môi trường Ví dụ, hệ thống thoát nước Meiple - Lokd và Model (Anh) phục vụ
cho số dân tương ứng là 383.000 và 1,5 triệu người, thay tháy cho 26 và 28 trạm xử
lý cục bộ ở Nhật, trên diện tích 3,3 nghìn ha ở cạnh bờ biển Kasima bố trí 39 xí
Trang 37nghiệp, nước thải được tập trưng về một trạm xử lý, sau khi xử lý được sử dụng lại
trong hệ thống cấp nước tuần hoàn
2.2.1.10 Điều kiện thu nhận nước thải vào mạng lưới thoát nước.
Khả năng thu nhận các loại nước thải khác nhau vào mạng lưới của hệ thống
thoát nước riêng hoặc chung được xác định bởi thành phần nhiễm bẩn và lợi ích của
việc xử lý chung có tính các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và vệ sinh
Nước sinh hoạt và nước sản xuất bẩn không được xả vào mạng lưới thoát
nước mưa Nước thải từ các đài phun tạo cảnh, nước thấm và nước rửa đường thường
xả vào mạng lưới thoát nước sinh hoạt hoặc mạng lưới thoát nước sản xuất Theo các
chỉ tiêu kinh tế, thường thì thoát và xử lý hỗn hợp nước thải sinh hoạt và sản xuất là
có lợi, song trong nhiều trường hợp, khi trong nước thải sản xuất chứa các chất độc
hại thì không được phép xả và xử lý chung
Nước thải sản xuất chỉ được phép xả vào mạng lưới hệ thống thoát nước riêng
hoặc chung khi đảm bảo không gây tác hại tới vật liệu làm cống và công trình xử lý
cũng như không Phá hoại chế độ làm việc của chúng, chẳng hạn như sau :
- Không chứa những chất ăn mòn vật liệu
- Không chứa những chất dễ làm tắc cống hoặc những chất hơi khí tạo thành
những Mn hợp dễ gây nổ và cháy
- Nhiệt độ không vượt quá 40 0 C
- Không chứa những chất làm ảnh hưởng xấu đền quá trình xử lý sinh học
nước thải
- Hỗn hợp nước thải sinh hoạt và sản xuất phải đảm bảo nồng độ pH = 6,5
8,5
Các loại rác, thức ăn thừa trong gia đình chỉ được xả vào mạng lưới thoát
nước khi đã được nghiền nhỏ với kích thước 3-5mm và pha loãng bằng nước với tỉ lệ
1 rác 8 nước ( l/8)
Trang 382.3 Những vấn đề cơ bản về thiết kế hệ thống thoát nước.
2.3.1 Tài liệu cơ sở để thiết kế hệ thống thoát nước
Đối tượng thoát nước cũng như đối tượng cấp nước có thể là những đô thị
xây dựng, cải tạo hay mở rộng là các khu dân các xí nghiệp v v… mà giới hạn được
ấn định trong thiết kế quy hoạch xây dựng
Về phương diện kinh tế mà nói thì nhà từ hai tầng trở lên trang bị hệ thống
thoát nước mới hợp lý và kinh tế Trong những trường hợp đặc biệt việc xây dựng
hệ thống thoát nước là căn cứ và điều kiện địa phương và những đặc điểm về vệ
sinh ở nơi đó mà quyết định Hệ thống thoát nước cũng xây dựng cà những nới nhà 1
tầng
Thiết kế là giai đoạn chuẩn bị cần thiết cho công tác xây dựng Bởi vậy, nếu
thiết kế tốt, thì công tác xây dựng có điều kiện thực hiện tốt
Các tài liệu cơ sở cho việc thiết kế hệ thống thoát nước đô thị là đồ án quy
hoạch đô thị, còn đối với xí nghiệp công nghiệp là mặt bằng tổng thể của xí nghiệp
thủy văn ; số liệu về nguồn nước, điều kiện vệ sinh v.v
Trong đồ án quy hoạch đề cập tới các vấn đề : mức độ phát triển của đô thị và
xí nghiệp công nghiệp ; việc giải quyết tổng thể các vấn đề kiến trúc, xây dựng kinh
tế, kỹ thuật và vệ sinh trong giai đoạn 20 - 25 năm và trong giai đoạn đầu 5 - 10 năm,
sự phát triển công nghiệp và yếu tố mở rộng đô thị cũng như giải quyết hàng loạt các
vấn đề về vị trí các phần cơ bản của thành Phố, khu công nghiệp, khu xây dựng cơ
quan phục vụ văn hoá đời sống, khu trung tâm (nói chung là việc phân chia thành
phố) ; các vấn đề thuộc giao thông đô thị, xây dựng hệ thống đường xá, cây xanh
việc tăng cường thiết bị xây dựng và cải thiện đời sống (trong đó có vấn đề cấp và
thoát nước) việc phân đợt xây dựng v v đều được ấn định trong đồ án quy hoạch
Thiết kế hệ thống thoát nước thường tiến hành theo hai hay ba giai đoạn nối
với tổ hợp nhỏ và những công trình riêng biệt có thể thực hiện cùng lúc trong một
giai đoạn
Nhiệm vụ đầu tiên khi thiết kế hệ thống thoát nước là việc xác định lưu lượng
nước thải Lưu lượng nước thải thường xác định dựa theo dân cư tính toán và tiêu
chuẩn thoát nước có tính đến hệ số không điều hòa
Trang 392.3.2 Dân cư tính toán
Dân cư tính toán là số người sử dụng hệ thống thoát nước cho đến cuối thời
gian dự tính quy hoạch (thời gian dự tính quy hoạch thường lấy 15 - 25 năm) được
xác định trong khi lập đồ án quy hoạch chung của đô thị
Dân cư tính toán của từng khu vực trong đô thị có thể khác nhau do mức độ
tiện nghị và tầng cao nhà ở Người ta đưa ra khái niệm mật độ dân số - tức là số
người tính trên 1 ha diện tích xây dựng khu nhà ở Khi biết mật độ dân số P dễ dàng
tính được số lượng dân cư tính toán :
N = P F
Trong đó : P - mật độ dân số, người/1ha
F - diện tích của khu nhà ở, haHiện nay người ta còn phân biệt mật độ dân số đợt đầu (5 - 10 năm) và tương
lai 15 - 25 năm) tùy thuộc vào tiêu chuẩn diện tích ở của mỗi thời kỳ
Theo kinh nghiệm thấy rằng xây dựng hệ thống thoát nước đạt hiệu quả kinh
tế chỉ khi mật độ dân số P > 45 - 50 người/1 ha Với mật độ dân số bé hơn thì chỉ nên
xây dựng hệ thống thoát nước cục bộ
2.3.3 Tiêu chuẩn thoát nước và hệ số không điều hòa
Tiêu chuẩn thoát nước là lượng nước thải tính trung bình ngày đêm cho mỗi
người sử dụng hệ thống thoát nước hay lượng nước thải tính trên sản phẩm Tiêu
chuẩn thoát nước của khu dân cư thường lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước (thực tế thì
chỉ khoảng 70 + 75% tiêu chuẩn cấp)
Cũng như cấp nước, tiêu chuẩn thoát nước phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện
thiết bị tiện nghi, điều kiện khí hậu, điều kiện vệ sinh, phong tục tập quán, điều kiện
kinh tế xã hội và điều kiện địa phương .
Đối với đô thị và xí nghiệp công nghiệp khác nhau thải ra lượng nước khác
nhau Những đô thị lớn có thể lấy tiêu chuẩn thoát nước lớn hơn so với những đô thị
nhỏ Tiêu chuẩn thoát nước trong những ngày lễ, ngày thứ bảy, chủ nhật lớn hơn tiêu
chuẩn thoát nước trong những ngày bình thường Vào những giờ ban đêm thải ra ít
hơn những giờ ban ngày vv Nói tóm lại nước thải ra không đồng đều theo ngày,
theo giờ và tiêu chuẩn thoát nước không đồng đều giữa các đô thị xã thị trấn và
Trang 40giữa các vùng khác nhau của một đô thi Khi tính toán có thể tham khảo bảng (2- 6)
hay lấy theo quy phạm TCXD- 51- 72, 20TCN 51- 84
Bảng 2-7 Tiêu chuẩn thoát nước
Số TT Mức độ thiết bị vệ sinh trong các ngôi nhà Tiêu chuẩn thải nước
(1/người ngđ)
1 Các nhà bên trong có hệ thống cấp thoát nước, có
dụng cụ vệ sinh, nhưng không cố thiết bị tắm
80 – 100
2 Các nhà bên trong có hệ thống cấp thoát nước, có
dụng cụ vệ sinh và thiết bị tắm thông thường (tắm
hương sen)
110 – 140
3 Các nhà bên trong có hệ thống cấp thoát nước, có
dụng cụ vệ sinh, có chậu tắm và cấp nước nóng cục
bộ
140 – 180
Ghi chú :
1- Tiêu chuẩn thoát nước ghi ở bảng 1- 1 bao gồm kể cả lượng nước dùng
cho các công trình càng cộng thuộc khu nhà ở
2- Trong trường hợp đô thị có những yêu cầu đặc biệt (khu nghỉ mát, an
dưỡng du lịch … thì có thể tăng tiêu chuẩn thoát nước một cách đáng kể
3- Tiêu chuẩn thoát nước ghi ở bảng 1-1 áp dụng như sau :
Trị số nhỏ áp dụng cho những trường hợp :
- Toàn bộ vùng núi cao gồm các địa điểm thuộc tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào
Cai, Sơn La, Lai Châu, Nghĩa Lộ và một phần Bắc Thái
- Một số vùng núi thấp gồm các điển lân cận vùng núi cao thuộc các tỉnh Yên
Bái Hoà Bìmh, Lạng Sơn, Tuyên Quang
- Một vùng nhỏ đồng bằng trumg du duyên hải Bắc bộ gồm các địa điểm lân
cận vùng núi thấp, những nơi hẻo lánh hay nguồn nước khó khăn
Trị số lớn áp dụng chò những trường hợp :
- Phần lớn phần đồng bằng trung du và duyên hải Bắc bộ gồm 2 thành phố : Hà
Nội, Hải Phòng và các tinh Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hải Hưng, Thái Bình, Nam Hà
Ninh Bình, Thanh Hoá, Quảng Ninh