1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Bài giảng công tác pháp chế trong doanh nghiệp TS phạm trí hùng

200 5,1K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 200
Dung lượng 683 KB

Nội dung

Vị trí, chức năng của tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp theo Nghị định 55  Tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước là đơn vị chuyên môn, có chức năng tham mưu, tư vấn cho Hội đồng thàn

Trang 1

Công tác pháp chế trong doanh nghiệp

TS PHẠM TRÍ HÙNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT Tp HỒ CHÍ MINH

Trang 3

Các định hướng nghề nghiệp của sinh viên Luật

Cơ quan nhà nước: Tòa án, Viện Kiểm sát, UBND…

Văn phòng, Công ty Luật

Nghiên cứu

Giảng dạy

Doanh nghiệp

Trang 4

Tên gọi khác của khóa học?

Luật sư nội bộ trong doanh nghiệp/ Tư vấn pháp lý cho

Trang 5

công việc luật sư

Chủ thể của hoạt động tư vấn là doanh nghiệp

Trang 7

Tài liệu tham khảo (i)

Nguyễn Bá Bình (Chủ biên), Nghề luật – những nghĩ suy, NXB Tư pháp, 2008

Nguyễn Thanh Bình (Chủ biên), Nghiệp vụ của luật sư về tư vấn pháp luật, tư vấn hợp đồng, NXB Thống kê, 2008

HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO

DỤC PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ, Đặc san tuyên

truyền pháp luật số 12/2010: CÔNG TÁC PHÁP CHẾ SAU

06 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ

122/2004/NĐ-CP NGÀY 18/5/2004 CỦA CHÍNH PHỦ -

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Trang 8

Tài liệu tham khảo (ii)

Trương Nhật Quang, Kỹ năng hành nghề luật sư tư vấn, NXB Lao Động, 2012

Nguyễn Ngọc Bích, Tài ba của luật sư, NXB Trẻ, 2010

Trang 9

Điểm bộ phận: Bài tiểu luận nhóm và thuyết trình

Bài tiểu luận:

Nhóm khoảng 10 người

Đặt ra tình huống cụ thể theo đề tài và giải quyết.

Rút ra bài học khái quát: Những việc tổ chức/chuyên viên pháp chế phải/nên làm trong tình huống ấy

(Cho tình huống 2 điểm, kỹ năng tư vấn 3 điểm (xác định nhu cầu, xác định kết quả…), nội dung tư vấn 2 điểm, trình bày 1 điểm, thuyết trình 1-2 điểm)

Đăng ký thuyết trình:

Cộng 1-2 điểm vào điểm tiểu luận nhóm

Trang 10

Ví dụ

X được tuyển dụng vào làm Chuyên viên tuyển dụng và đào tạo cho doanh nghiệp Y Sau một thời gian, X viết đề nghị gửi Giám đốc doanh nghiệp về việc thành lập tổ chức pháp chế…

Vì sao phải có tổ chức pháp chế trong doanh nghiệp?

Thuyết trình: Gặp Giám đốc.

Trang 12

Chương 1 Hình thức tổ chức công tác pháp chế trong doanh nghiệp

Sự cần thiết của công tác pháp chế trong doanh nghiệp

Cơ sở pháp lý của công tác pháp chế trong doanh nghiệp

Tổ chức pháp chế trong doanh nghiệp

Trang 13

Sự cần thiết của công tác pháp chế trong

doanh nghiệp

Câu chuyện về việc Tổng công ty hàng không quốc gia Việt

Nam hay Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phải bồi thường những khoản tiền không nhỏ do thiếu hiểu biết về luật, cho thấy tầm quan trọng của tổ chức pháp chế trong doanh nghiệp

Tại nhiều doanh nghiệp, do thiếu cán bộ pháp chế và công tác pháp chế không được chú trọng đã dẫn đến hàng loạt các hệ lụy về pháp lý diễn ra sau đó rất khó khăn trong việc giải quyết hậu quả như vấn đề doanh nghiệp bỏ trốn, vấn đề lập doanh nghiệp để mua bán hóa đơn, vấn đề doanh nghiệp chấm dứt hoạt động không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước

Trang 14

Sự cần thiết của công tác pháp chế trong

doanh nghiệp (tiếp)

Pháp chế là công việc “âm thầm”, nhưng đang đóng góp những công việc chuyên môn rất quan trọng, giữ vai trò “gác cửa” về

pháp lý cho việc ban hành văn bản của doanh nghiệp.

Nhiều DN cũng tính tới việc thuê luật sư giải quyết các vấn đề về pháp lý nảy sinh trong kinh doanh Nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn Mỗi luật sư chỉ mạnh về một mảng (đất đai,

thương mại ) Khi cần tư vấn, cần thời gian nghiên cứu Bộ phận pháp chế gồm những người am hiểu pháp luật, cùng với cọ xát thực tế kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp người quản lý có

những quyết sách đúng, triển khai hoạt động kinh doanh đúng pháp luật, hạn chế rủi ro.

Trang 15

Sự cần thiết của công tác pháp chế trong

doanh nghiệp (tiếp)

Nếu hiểu rõ, nắm bắt kịp thời và tỉnh táo trong các vấn đề liên quan luật kinh tế, thương mại, dân sự, sở hữu trí tuệ…, doanh nghiệp sẽ không chỉ tránh được những tình huống xấu bất ngờ mà có thêm lợi thế cạnh tranh Hiểu được như thế, nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm và xây dựng cho

mình một hoặc nhiều cố vấn pháp luật Một số doanh nghiệp xây dựng cả một phòng luật sư nội bộ (phòng pháp chế) để giải quyết mọi các vấn đề liên quan văn bản, hợp đồng, luật,

cố vấn tranh tụng, dự báo và xử lý khủng hoảng…

Trang 17

Cơ sở pháp lý của công tác pháp chế trong

doanh nghiệp

Luật Luật sư năm 2006

Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (Nghị định 66)

Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011 quy định chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi chung là tổ chức pháp chế) và quản lý nhà nước

về công tác pháp chế (Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày

25/08/2011 và thay thế Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày

18/05/2004) (Nghị định 55)

Trang 18

Theo Khoản 2 Điều 49 Luật Luật sư năm

Trang 19

Trách nhiệm của doanh nghiệp theo Điều 6

Nghị định 66

1 Chủ động tìm hiểu pháp luật, bố trí cán bộ phụ trách công tác pháp chế doanh nghiệp hoặc thuê luật sư tư vấn để giúp doanh nghiệp thực thi pháp luật.

2 Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức đại diện của doanh nghiệp trong việc thực hiện các hoạt

động hỗ trợ pháp lý.

Trang 20

Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức pháp chế

trong doanh nghiệp

Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức pháp chế trong mỗi doanh nghiệp đều rất đa dạng và khác nhau, vì mô hình, điều kiện, ngành nghề, chức năng của mỗi doanh nghiệp khác nhau.

Trang 21

Vị trí, chức năng của tổ chức pháp chế ở

doanh nghiệp theo Nghị định 55

Tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước là đơn vị

chuyên môn, có chức năng tham mưu, tư vấn cho Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất, kinh

doanh của doanh nghiệp.

Trang 22

Phân biệt với vị trí, chức năng của tổ chức

pháp chế ở Bộ, Tỉnh

Tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đơn vị chuyên môn, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước bằng pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực được giao và

tổ chức thực hiện công tác pháp chế

Trang 23

Tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước (Điều 10 Nghị định 55)

1 Căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế, Chủ tịch Hội

đồng thành viên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công

ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước quyết định việc thành lập tổ chức pháp chế hoặc quyết định việc

bố trí nhân viên pháp chế chuyên trách.

2 Tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước chịu sự

hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế của Vụ Pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ và chịu

sự quản lý về công tác pháp chế của Bộ Tư pháp.

Trang 24

Hoạt động của Ban pháp chế Vinacomin năm 2012

Hoàn thành kế hoạch thẩm định, tư vấn 40 hợp đồng thương mại và tín dụng với tổng giá trị là gần 800 triệu USD và hơn 15.000 tỷ đồng;

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và đã được cấp chứng nhận sở hữu ở 11 quốc gia;

Hoàn thành các nhiệm vụ đàm phán, tư vấn các hợp đồng có liên quan đến hoạt động của Vinacomin và các công ty con;

Đào tạo cho hơn 300 lượt cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác pháp chế trong toàn tập đoàn…

Trang 25

Khảo sát của Bộ Tư pháp

Tại 14 doanh nghiệp nhà nước lớn ở TW, hiện chỉ có 02 doanh nghiệp có phòng, ban pháp chế độc lập; 3/14 doanh nghiệp có

phòng, ban pháp chế trực thuộc văn phòng; 8/14 doanh nghiệp có phòng, ban trên cơ sở kết hợp với công tác khác Ở Tp Hồ Chí Minh chỉ có 03 doanh nghiệp nhà nước thành lập phòng pháp chế.

Phần lớn cán bộ doanh nghiệp làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn pháp lý chưa cao, kinh nghiệm thực tiễn

trong công tác pháp chế chưa nhiều, nhất là kinh nghiệm đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng thương mại có yếu tố nước

ngoài

Trang 26

Khảo sát của Bộ Tư pháp (tiếp)

Tại phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có bộ

phận pháp chế hoặc mới được thành lập chưa có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt trong lĩnh vực pháp luật thương mại quốc

tế, thêm vào đó thường xuyên bị tách ghép hoặc liên tục có

sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, lãnh đạo, làm cho hoạt động pháp chế thiếu tính chuyên nghiệp, hiệu quả thấp

Trang 27

Câu hỏi

Công tác pháp chế trong doanh nghiệp là dễ hay khó?

Những thuận lợi và khó khăn của công tác pháp chế trong doanh nghiệp?

Trang 29

Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước (Điều 7 Nghị định 55)

1 Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan tư vấn, giúp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp trong việc xây

dựng, sửa đổi, bổ sung điều lệ của doanh nghiệp; xây dựng

và ban hành nội quy, quy chế của doanh nghiệp; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sửa

đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 30

Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước (tiếp)

2 Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các loại mẫu hợp đồng; có ý kiến về mặt pháp lý và thẩm định dự thảo hợp đồng do các bộ

phận khác của doanh nghiệp soạn thảo trước khi trình Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp; tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng.

3 Chủ trì, phối hợp các bộ phận liên quan giúp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, tổ chức gửi xin ý kiến; tổng kết, đánh giá pháp luật liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 31

Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước (tiếp)

4 Chủ trì hoặc phối hợp với các tổ chức đoàn thể của doanh nghiệp phổ biến, giáo dục pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp cho người lao động.

5 Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan giúp Hội

đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp; tổng kết, đánh giá thực trạng hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động trong doanh nghiệp.

Trang 32

Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước (tiếp)

6 Tư vấn hoặc tham mưu việc thuê tư vấn pháp luật đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá rủi ro môi trường đầu tư, kinh doanh đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp ra nước ngoài; có ý kiến về mặt pháp lý đối với các quyết định về tổ chức, quản lý của doanh nghiệp.

Trang 33

Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước

7 Chủ trì hoặc phối hợp với các bộ phận liên quan giúp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp tham gia giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp

và của người lao động; tham gia tố tụng hoặc tham mưu

thuê luật sư tham gia tố tụng với tư cách người đại diện theo

ủy quyền của Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc

doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

Trang 35

Tham khảo: Công việc của pháp chế:Trong công tác xây dựng, thẩm định văn bản

Thẩm định về mặt pháp lý đối với các dự thảo văn bản có liên quan do các phòng chuyên môn soạn thảo, trước khi trình Giám đốc (hoặc Chủ tịch HĐQT - tuỳ theo quy định trong Điều lệ của doanh nghiệp) quyết định.

Tham gia và phối hợp cùng phòng chuyên môn soạn thảo các văn bản có liên quan đến nghiệp vụ chuyên trách; rà soát, ký nháy và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản

đã tham gia soạn thảo trước khi trình Giám đốc ký ban

hành.

Trang 36

Công việc của pháp chế:Trong công tác xây dựng, thẩm định văn bản (tiếp)

Phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan tham mưu Giám đốc tham gia ý kiến góp ý về mặt pháp lý các văn bản do các cơ quan có thẩm quyền gửi đến doanh nghiệp xin ý kiến; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc sửa đổi, bổ sung các văn bản, các quy định có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

Phối hợp và trực tiếp tham mưu Giám đốc ban hành các quyết

định quy định điều hành, lề lối làm việc; nội quy lao động của

doanh nghiệp và phối hợp với các phòng liên quan đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế của doanh nghiệp.

Trang 37

Công việc của pháp chế:Trong công tác tư

vấn, tham gia tố tụng

Tư vấn pháp lý trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về ký kết các loại hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự có liên quan quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

Tham gia tư vấn pháp luật đối với hồ sơ các vụ việc có liên quan đến quan hệ tố tụng (hình sự, dân sự ), và các tranh chấp về lao động, hành chính liên quan đến người lao động và tài sản của doanh

nghiệp.

Tham gia quá trình tố tụng tại các cấp toà án với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi được Tòa án chấp nhận, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

Trang 38

Công việc của pháp chế:Trong công tác tư

vấn, tham gia tố tụng (tiếp)

Tư vấn, phối hợp phòng chuyên môn tham mưu Giám đốc

trong việc xử lý và thu hồi các khoản nợ của Công ty theo trình

tự, quy định của pháp luật.

Làm đầu mối quan hệ với các cơ quan quản lý, tư vấn pháp luật ở địa phương (nơi doanh nghiệp đóng trụ sở); thiết lập

quan hệ và yêu cầu trợ giúp pháp lý hoặc thuê tư vấn pháp luật theo chỉ đạo của Ban giám đốc (đối với những vụ việc có tính chất phức tạp) với các công ty, văn phòng luật sư trên địa bàn.

Trang 39

Trong công tác tuyên truyền, phổ biến văn

bản pháp luật liên quan đến chế độ, chính

sách đối với người lao động

Tham gia và phối hợp tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy

phạm pháp luật có liên quan và nội quy, quy chế của Công ty cho người lao động; phối hợp với các phòng chuyên môn, các đoàn thể trong Công ty kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế và kiến nghị những biện pháp để xử lý vi phạm.

Phối hợp với Công đoàn Công ty tham mưu Giám đốc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định pháp luật hiện hành, và quy định của Công ty, nhằm bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của

người lao động làm việc trong Công ty.

Trang 40

Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước

8 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp giao.

Trang 41

Trong công tác thu thập, lưu trữ các tài liệu, văn bản pháp luật liên quan

Nghiên cứu, thu thập các thông tin pháp luật cần thiết; cập nhật các văn bản pháp luật, các quy định mới ban hành của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến lĩnh vực xây dựng, bảo đảm kịp thời phục vụ cho lĩnh vực công tác chuyên

trách được phân công

Lưu trữ các văn bản liên quan đến hoạt động xây dựng của công ty, văn bản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trang 42

Công tác rà soát, hệ thống hóa và phân tích

đánh giá văn bản pháp luật

Phối hợp phòng chuyên môn có trách nhiệm rà soát, hệ

thống hóa các văn bản do Giám đốc công ty ban hành không còn phù hợp hoặc chưa đúng với quy định cấp trên, hoặc nội tại các văn bản có sự mâu thuẫn, chồng chéo; đề xuất trình Giám đốc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ.

Phân tích, đánh giá các văn bản định chế của công ty, văn bản của cấp có thẩm quyền liên quan hoạt động tại công ty; tham mưu Giám đốc kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung hoặc

thay thế

Ngày đăng: 06/12/2015, 02:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w