Thực trạng vấn đề Công tác xây dựng mô hình quản lý trường học là hết sức quan trọng, chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường.. Nhưng trong thực tế, vì nhiều lý do kh
Trang 11 Thực trạng vấn đề
Công tác xây dựng mô hình quản lý trường học là hết sức quan trọng, chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường Một nhà trường chỉ
có thể thay đổi, phát triển bằng chính nội lực của mình Đối với trường THPT động lực quan trọng để phát triển chính là do yếu tố tăng trưởng chất lượng giáo dục của đơn vị tổ quyết định Nhưng trong thực tế, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, nên công tác này chưa được quan tâm đúng mức; chính vì vậy công tác xây dựng mô hình quản lý trường học thực sự phát huy hết sức mạnh nội lực vốn có của mình để tạo ra những sản phẩm giáo dục nhiều về quy mô và tốt về chất lượng cho xã hội
Sự thật nội dung của đề tài là rất lớn, đòi hỏi sự nghiên cứu công phu
và trên thực tế, chưa có những nghiên cứu cụ thể cho cấp THPT Một số đề tài mới xuất hiện gần đây hầu hết viết về quản lý cấp Tiểu học, một cấp học
có đặc điểm rất khác biệt với cấp THPT Mặt khác các bài viết vẫn trình bày
theo lối hàn lâm Trong khuôn khổ cho phép, chúng tôi chỉ xin xây dựng mô
hình quản lý trường học ở mức độ tổng quát nhất
2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
2.1 Mô hình quản lý nhà trường.
Vấn đề xây dựng mô hình quản lý nhà trường là cực kỳ quan trọng nó là một tổng thể nội dung và nghiệp vụ quản lý nhà trường Do vậy nếu chúng
ta xây dựng được mô hình quản lý tốt thì việc quản lý sẽ cực kỳ thuận lợi và đạt hiệu quả cao
Do đó sau đây tôi sẽ đưa ra mô hình quản lý tại trường THPT 4 Thọ Xuân, Thọ Xuân, Thanh Hóa nơi đơn vị tôi đang cồng tác
Trang 22.2 Cách thực hiện các giải pháp.
2.2.1.Quản lý mục tiêu giáo dục và đào tạo.
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo các thành viên trong nhà trường thi đua “dạy tốt”, “học tốt”, tiến hành các hoạt động giáo dục theo hướng dẫn của bộ giáo dục và sở giáo dục
-Chỉ đạo xây dựng đội ngũ sư phạm nhà trường, xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị nhà trường…để phục vụ tốt cho vấn đề giáo dục
- Thường xuyên chăm lo tới công tác bồi dưỡng tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ về mọi mặt không ngừng cải tiến phương pháp quản lý, lề lối làm việc
- Quan tâm tới các biện pháp nhằm giáo dục học sinh cả về học thức lẫn ý thức
Quản lý
Xây
dựng
chỉ đạo
Thực
hiện kế
hoạch
Quản lý hoạt động dạy học
Quản lý các hoạt động giáo dục
Quản lý
cơ sở vật chất thiết bị
Xây dựng tập thể giáo viên học sinh
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục
Nội dung và nghiệp vụ quản lý trường THPT
Quản lý
mục
tiêu
GD&
ĐT
Trang 3- Hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch cụ thể đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ năm học, chỉ tiêu phấn đấu cụ thể từng bộ phận từng tổ chuyên môn, từng cán bộ giáo viên
- Đưa ra được các loại kế hoạch cụ thể như:
+ Kế hoạch nhà trường
+Kế hoạch cá nhân của giáo viên
+Kế hoạch của các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, các tổ chức đoàn thể khác
+ Kế hoạch của các tổ nhóm chuyên môn
- Hiệu trưởng kiểm tra ký duyệt kế hoạch đầu năm
- Hiệu trưởng chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thường xuyên, đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch cụ thể
- Có những hình thức khen thưởng, sử phạt xứng đáng
2.2.3.Quản lý hoạt động dạy học.
- Quản lý việc dạy học của giáo viên: Giáo viên có dạy đúng chương trình không, giáo viên đi dạy có giáo án không… Những việc này hiệu trưởng giao cho hiệu phó chuyên môn kiểm tra định kỳ hàng tháng để xếp loại giáo viên
Trang 4- Lên kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo quy định, yêu cầu giáo viên kiểm tra trả bài và sẽ kiểm tra túi đựng bài kiểm tra của học sinh…
- Kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo theo định kỳ
- Kiểm tra việc thao giảng dự giờ của giáo viên
2.2.4.Quản lý các hoạt động giáo dục.
- Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục sức khỏe sinh sản
vị thành niên 02 lần/ tháng…
- Tổ chức hướng nghiệp cho học sinh cả 3 khối 01 lần/tháng
- Tổ chức các hoạt động xã hội như tìm hiểu các danh nhân, cac vua ở tại địa phương trường đóng…
- Tổ chức các câu lạc bộ, nhóm học tập
- Tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tình thương giao cho đoàn trường
tổ chức…
2.2.5.Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
- Xây dựng và bổ sung thường xuyên dể hình thành một hệ thống hoàn chỉnh
cơ sở vật chất và thiết bị dạy học để đảm bảo cho việc dạy và học
- Xây dựng kế hoạch bảo quản CSVC và TBDH để đảm bảo ít hư hỏng
Trang 5- Cho cán bộ quản lý thiết bị đi học để nâng cao trình độ và nắm được các thiết bị theo từng môn
2.2.6.Xây dựng tập thể giáo viên, học sinh và đảm bảo mối quan hệ giữa các tổ chức trong nhà trường.
- Xây dựng nề nếp, kỷ cương của nhà trường phải đặt trong các cuộc vận động chung, xây dựng ”kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”
- Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ nhân viên đủ về số lượng, cân đối đồng bộ về cơ cấu đủ sức thực hiện giáo dục toàn diện chương trình kế hoạch đào tạo
- Sắp xếp, sử dụng cán bộ giáo viên hợp lý
- Thường xuyên cử giáo viên đi học trên chuẩn để nâng cao trình độ
- Lập kế hoạch xây dựng tập thể học sinh theo đúng quy định về số lượng lớp số lượng học sinh/01 lớp
- Tạo được mối liên kết giữa các tổ chức xã hội như: Tổ chức Đảng, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên…
2.2.6.Quản lý việc thực hiện công tác xã hội hóa.
- Tạo mối thống nhất đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
- Xây dựng củng cố hội cha mẹ học sinh và hoạt động của hội, luôn luôn phối hợp giữa nhà trường và hội
Trang 6- Luôn vận động các nguồn lực kinh tế để xây dựng nhà trường ngày càng tốt hơn
3 Kết luận
Trên đây mô hình quản lý trường học là hết sức quan trọng, chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường Trên đây tôi đưa ra mô hình và một só giải pháp chủ yếu để thực hiện tốt mô hình quản lý trường THPT
Tuy chỉ là những biện pháp cơ bản song nó cũng cho ta thấy được mô hình tổng quát để chúng ta xây dựng và quản lý một nhà trường đạt hiệu quả tốt nhất đảm bảo yêu cầu của giáo dục và đào tạo đặt ra
Tôi rất mong được các thầy cô và những ai quan tâm góp ý cho tôi để tôi hoàn thành một cách tốt nhất