1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuong 8 GIAI cấp CÔNG NHÂN và PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VIỆT NAM CUỐI THẾ kỷ XIX đầu THẾ kỷ XX

27 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 141 KB

Nội dung

Lênin định nghĩa: “Người ta gọi giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan h

Trang 1

CHƯƠNG VIII

GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VIỆT

NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX

I SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM ĐẾN 1930

1 Sự hình thành giai cấp công nhân Việt Nam

Trong tác phẩm Sáng kiến vĩ đại, V.I Lênin định nghĩa: “Người ta gọi

giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan

hệ của họ đối với tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải họ ít nhiều được hưởng Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong chế độ kinh tế xã hội nhất định”.1

Trong xã hội có nhiều nhóm giai cấp khác nhau được phân biệt bởi nhữngđặc trưng khác nhau về giới tính, nghề nghiệp Sự tồn tại của các giai cấp gắn

liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất.

Trước khi thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam, kinh tế nước tachủ yếu là kinh tế nông nghiệp Từ thời nhà Nguyễn, Việt Nam đã phát triểnnhiều làng, ấp, phố phường chuyên môn sản xuất nghề thủ công đồ gốm, dệtchiếu… với lớp thợ thủ công giỏi nghề, chất lượng sản phẩm tốt; đã có một sốxưởng đúc tiền, đóng tàu, xây lâu đài lăng tẩm, ngành khai mỏ… Tuy nhiên các

cơ sở sản xuất trên còn bé nhỏ và phân tán, lao động thủ công là phổ biến Trongcác ngành đó, triều Nguyễn vẫn bóc lột theo kiểu phong kiến

Từ 1884 đến 1897, Pháp bắt đầu đầu tư vốn vào các ngành giao thông,khai mỏ, công nghiệp ở các thành phố và mở các đồn điền trồng cây công

1 Lênin To n t à ập , NXB Tiến bộ ,Matxcơva, 1977, T.39, Tr 17-18

Trang 2

nghiệp Công nghiệp Việt Nam bắt đầu phát triển, đội ngũ công nhân đầu tiênđược hình thành, tuy còn hạn chế về số lượng và chất lượng Lớp công nhân đầutiên ở Việt Nam không phải ra đời từ trong lòng xã hội phong kiến như ở cácnước Châu Âu mà ra đời từ ba nguồn chủ yếu sau:

Thứ nhất, là từ giai cấp nông dân Theo thống kê có gần 85 % giai cấp công

nhân Việt Nam có nguồn gốc từ nông dân Nông dân luôn là động lực, là độiquân chủ lực thúc đẩy sự phát triển lịch sử dân tộc Trong quá trình xâm lược, đếquốc Pháp dùng nhiều thủ đoạn để chiếm ruộng đất của nông dân Chủ tư bảnPháp dựa vào thế lực của mình, lợi dụng quan lại phong kiến để chiếm ruộng đấtcông, ép dân phải bán rẻ ruộng cho chúng Hội truyền giáo lợi dụng mất mùacho nông dân vay tiền và cầm cố đất Đến hạn không trả được nợ, ruộng đất của

họ rơi vào tay Nhà Chung Ruộng đất của nông dân rơi vào tay tư bản, cố đạoPháp bằng đủ mọi cách Nông dân Việt Nam bị phá sản hoặc làm thuê mướnchính trên mảnh đất cũ của mình, hoặc buộc phải ra thành phố vào các nhà máy,

xí nghiệp, hầm mỏ… làm thuê cho chủ tư bản, hoặc làm thuê cho các chủ tư bản

ở các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy… Một số khác là những công nhân làm theomùa vụ Họ là nông dân tranh thủ những tháng nông nhàn ra hầm mỏ làm thuêkiếm thêm tiền

Thứ hai, từ thợ thủ công bị phá sản và dân nghèo thành thị chiếm tỷ lệ

khoảng 15 Ngành sản xuất thủ công Việt Nam chịu thuế nặng và sự cạnh tranhcủa chủ tư bản Pháp nên bị phá sản hàng loạt Những người thợ thủ công bị phásản trở thành người làm thuê cho tư bản Pháp trong các ngành làm giấy, dệt, nấurượu…

Thứ ba, số ít từ thợ kỹ thuật Hoa Kiều Thế kỷ XV, ở Việt Nam có nhiều

người thợ kỹ thuật tài ba Trung Quốc sang làm ăn sinh sống Tư bản Pháp tuyển

mộ người công nhân kỹ thuật Hoa Kiều Hầu hết các ngành công nghiệp quantrọng đều có công nhân Hoa Kiều Sau này tư bản Pháp tăng dần số công nhânViệt Nam vào làm thay thế dần công nhân Hoa Kiều để hạ dần mức lương phảitrả …

Trang 3

Người công nhân Việt Nam dưới ba tầng áp bức, đế quốc, phong kiến và

tư sản bản xứ Giai cấp công nhân ra đời ở một nước thuộc địa nửa phong kiến,không có luật pháp nào che chở, không có quyền tự do, dân chủ Đời sống vậtchất của họ vô cùng cực khổ; đời sống tinh thần của họ là nỗi đau mất nước.Giai cấp công nhân Việt Nam bị áp bức bóc lột, lao động ngặt nghèo dưới bahình thức chủ yếu

Thứ nhất, chế độ lao động tự do Đây là hình thức tuyển mộ nhân công

khá tiến bộ Tuy vậy, nó chỉ được áp dụng rất hạn chế, trong phạm vi hẹp, dànhcho viên chức và công nhân kỹ thuật ở thành phố, tỉnh lỵ Công nhân khôngđược hưởng quyền tự do, dân chủ tối thiểu như công nhân ở các nước Châu Âu

Thứ hai, chế độ lao động theo giao kèo Có hai hình thức tuyển mộ nhân

công theo giao kèo Hình thức thứ nhất, người làm thuê trực tiếp ký giao kèo vớichủ tư bản Pháp có vẻ như “ thuận mua vừa bán”, song thực chất là họ mất ngayquyền tự do bán sức lao động ngay sau khi ký Hình thức thứ hai, người làmthuê không trực tiếp ký giao kèo với chủ tư bản Pháp mà thông qua người trunggian giữa họ và chủ tư bản Pháp

Thứ ba, chế độ lao động cưỡng bức Khi mới xâm lược, thực dân Pháp áp

dụng chế độ phu lao dịch của triều Nguyễn để có nhân công lập đồn điền, xâyđường sắt, đường bộ, vận chuyển hàng hoá… Đây là lối bóc lột siêu kinh tế,trắng trợn và dã man, để lại trang sử đau thương trong lịch sử Việt Nam

Ba chế độ lao động trên, tuy khác nhau về hình thức, nhưng đều nhằmmục đích bỏ ít vốn, thu giá trị thặng dư cao, bóc lột công nhân Việt Nam mộtcách triệt để Lương tháng của công nhân thời kỳ này được vài ba đồng bạc màmỗi năm phải đóng tiền lấy một thẻ sưu là 2,5 đồng và nộp tiền thuế thẻ cư trú ởthành phố là 2 đồng Đi ra khỏi xứ của mình phải lấy thẻ căn cước là 5 đồng.2

Đây là chưa kể những khoản "phụ thu tạm bổ" phí và tiền chè lá cho lý trưởng,trưởng phố và mọi kẻ có "quyền" liên quan đến việc áp triện vào những tờchứng chỉ trên, loại chứng chỉ áp dụng riêng đối với người dân mất nước

2Phong tr o công nhân v công à à đo n Vi à ệt Nam ,NXB LĐ,HN 1977

Trang 4

Ba tầng áp bức chồng chất lên vai, lên cổ giai cấp công nhân , đè nặng lêncuộc sống của họ làm cho đời sống vật chât của công nhân cơ cực hết chỗ nói.Xin nêu ví dụ: Chỗ ở của công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng, một nhà máy

có hàng nghìn công nhân , hàng năm làm lợi cho giai cấp tư sản hàng chục vạnđồng, được mô tả như sau:" Gọi là cái nhà thì cũng hơi quá mà phải gọi là "tùmhum" như hang chuột ra vào cúi lom khom ở trong nhà thì ẩm thấp, tối tăm, nhơnhớp…Trời tạnh ráo đã vậy, gặp trời mưa trong nhà cũng như ngoài sân"2

Từ đầu thế kỷ XX, thực dân pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam trên qui

mô lớn Phương thức bóc lột mới theo lối tư bản chủ nghĩa đã được du nhập vàoViệt Nam, bắt đầu xâm nhập các khu vực kinh tế nông công thưong nghiệp Nềnkinh tế, tính chất chính trị, cơ cấu giai cấp xã hội Việt Nam bắt đầu có sự chuyểnbiến Từ xã hội phong kiến đang ở thời kỳ suy tàn, Việt Nam trở thành xã hộithuộc địa nửa phong kiến

Nền công nghiệp ở Việt Nam không trải qua thời kỳ tích luỹ tư bảntrong nước mà được xây dựng bằng vốn dầu tư của tư bản Pháp Cuối thế kỷXIX đã hình thành lớp công nhân đầu tiên ở Việt Nam Họ chia thành hai trình

độ là công nhân áo xanh và công nhân áo nâu Công nhân áo xanh là những thợ

chuyên môn có kỹ thuật họ trực tiếp điều khiển và tham dự vào quá trình vậnđộng của máy móc cơ khí Dù suốt cả thời kỳ chiếm đóng khai thác nước ta,thực dân Pháp không phát triển nhiều nền kỹ nghệ, nhưng vẫn có một số côngnhân biết điều khiển và sửa chữa máy móc, thiết bị ở tất cả các xí nghiệp, hầm

mỏ, công trường, đường giao thông

Công nhân áo nâu là những công nhân đông đảo nhất tạo thành giai cấp

vô sản Việt Nam Họ tuyệt đại bộ phận xuất thân từ nông dân bần cùng hóa, bất

cứ ử đâu, dù ở trong đồn điền, hầm mỏ hay xí nghiệp, bến tàu, đường giaothông… họ đều làm công việc nặng nhọc nhất, bị bóc lột mất lần và cũng khổ

nhất Công nhân áo nâu chiếm đa số và có nhiều loại Trước hết là lớp công

nhân nông nghiệp Họ từ những dân cày nghèo bị mất ruộng phải làm thuê cho

Trang 5

phú nông, địa chủ hay làm phu ở các đồn điền Thứ hai là công nhân đồn điềncao su Họ bị bóc lột theo phương thức tư bản chủ nghĩa, công cụ lao động chủyếu là con dao phát hoang, cái cuốc, cái xẻng… Họ là việc trong các đồn điền vàkhông biết đến quá trình sản xuất cơ khí hoá Kế đến là công nhân mỏ Họ cũngphải làm việc trong những điều kiện vô cùng cực khổ, làm những việc như đàođất, đẩy goòng… Cuối cùng, là công nhân trong ngành thương nghiệp và xínghiệp công nghiệp Phần lớn họ làm những công việc đơn giản như đóngthùng, làm đất…

Công nhân áo nâu chiếm tuyệt đại bộ phận công nhân nước ta do từ hai

nguyên nhân chính: Một là, do tính chất lạc hậu, què quặt của nền công nghiệpthuộc địa Hai là, tư bản Pháp áp dụng thủ đoạn phong kiến trong phương thứcbóc lột của chúng, chế độ cai thầu khoán việc

Như vậy, có thể nói rằng, giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ khi có sựxâm lược và khai thác của tư bản Pháp ở giai đoạn phát triển thành chủ nghĩa đếquốc Tư bản Pháp đã tạo ra “người thi hành án tử hình” đào huyệt chôn chính

nó Sự hình thành giai cấp công nhân Việt Nam ở nước ta được đồng chí LêDuẩn xác định là: “ Nó sinh ra và lớn lên không phải từ khi có thành phần kinh

tế tư bản chủ nghĩa của giai cấp tư sản dân tộc, mà ngay từ khi có sự khai tháclần đầu tiên của tư bản nước ngoài trên đất nước ta”.3

Đồng chí Trường Chinh viết: “ Trong khi thi hành chính sách thuộc địa vàbóc lột nhân dân Việt Nam, chủ nghĩa đế quốc Pháp đã thu được một kết quảtrái hẳn với mong muốn của chúng: Đó là sản sinh ra giai cấp công nhân, mộtgiai cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dân Việt Nam chôn vùi chủ nghĩa đếquốc cùng bè lũ tay sai của chúng”.4

Do nguồn gốc xuất thân như trên, giai cấp công nhân Việt Nam có khảnăng lôi kéo các giai tầng lớp khác trong xã hội, đặc biệt là nông dân Họ kếthừa trọn vẹn và phát triển truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên

3 Lê Duẩn Vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam v nhi à ệm vụ của Công đo n trong giai à đoạn trước mắt Tr 15

4 Trường Chinh, Tiến lên dưới lá cờ Đảng, NXB Sự thật, HN, 1961,Tr6

Trang 6

cường bất khuất, phẩm chất cần cù, sáng tạo… của nông dân và của dân tộc.Con đường hình thành của giai cấp công nhân Việt Nam tạo ra một số đặc điểm

về chất lượng, đồng thời là ưu điểm của bản thân họ

2 Sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam từ 1919 – 1930

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), nền kinh tế Pháp bị tànphá nặng nề Để bù đắp tổn thất do chiến tranh gây ra, đế quốc Pháp tăng cườngxuất khẩu tư bản sang Đông Dương và các nước thuộc địa, mở đầu cuộc khaithác lần hai (1919- 1929) với quy mô và tính chất lớn gấp nhiều lần so với thời

kỳ đầu (1897- 1914)

Từ 1924 đến 1928 tổng số vốn đầu tư của tư bản Pháp sang Đông Dươnggấp 20 lần so với 20 năm trước Thực dân Pháp thay thế máy móc cũ bằng máymóc hiện đại, nâng công suất nhà máy điện Hà Nội từ 1.000 KW (1914) lên7.500 KW (1930); đưa sản lượng nhà máy xi măng Hải Phòng từ 9.200 tấn/năm(1912) lên 145.000 tấn/ năm (1927) Năm 1912 nhà máy sợi Nam Định có 2,5vạn cọc sợi đến năm 1923 có 5,5 vạn cọc sợi Vốn đầu tư vào ngành trồng câycao su tăng vọt từ 6.983 ha (1919) lên 125.694 ha (1930) Diện tích đất khai mỏ

từ 13 vạn ha (1913) lên 23 vạn ha (1929)… Các công ty tư bản chủ nghĩa lớnnhất của Pháp ở Việt Nam đều đặt trụ sở chính tại Pháp Nhà băng, nhà máy,đồn điền, hầm mỏ được mở rộng trên đất nước Việt Nam

Cùng với tăng đầu tư của tư bản Pháp, giai cấp công nhân Việt Nam pháttriển nhanh sau cuộc khai thác lần thứ nhất( 1897-1914) và đặc biệt phát triểnnhanh chóng cả về số lượng và chất lượng trong cuộc khai thác lần hai (1919 -1929) Các ngành công nghiệp phát triển, dân số thành thị và các khu côngnghiệp Việt Nam tăng vọt Hà Nội năm 1918 có 7 vạn dân, năm 1927 tăng lên

12 vạn dân; Hải Phòng năm 1893 có 1,5 vạn dân đến 1927 có gần 10 vạn dân…

Công nhân mỏ và đồn điền, nhiều nơi tập trung hàng ngàn người như nhàmáy dệt Nam Định tập trung 4 000 công nhân; nhà máy xi măng Hải Phòng tậptrung 3.000 người; xưởng sửa chữa xe lửa Trường Thi (Vinh) 1.000 người…Bên cạnh số công ty kinh doanh của chủ tư bản Pháp, một số tư sản bản xứ như

Trang 7

Công ty Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu, Lê Phát Vĩnh… cũng có hàng nghìncông nhân làm việc.

Số lượng công nhân đồn điền năm 1906 có 6.000 người đến năm 1924 có81.000 người; số công nhân mỏ năm 1906 có 6.000 người đến 1929 có 52.000người; số công nhân ở hãng công thương nghiệp lớn của tư bản Pháp năm 1929

là 77 000 người.5

Theo thống kê của thực dân Pháp, tổng số công nhân ở các mỏ, đồn điền

và xí nghiệp công thương lớn của tư bản Pháp trước chiến tranh thế giới thứ nhấtmới có khoảng 10 vạn, năm 1929 là 221.050 người, đội ngũ giai cấp vô sản ViệtNam có tới 1 triệu người, bằng 5% dân số.6 Đến năm 1929 riêng số công nhântrong các doanh nghiệp của người Pháp ở Đông Dương (chủ yếu ở Việt Nam) cótới 221.050 người, ngoài ra có khoảng 3 vạn công nhân làm thuê cho giai cấp tưsản Việt Nam, người Hoa kiều

Một số công nhân qua con đường tuyển mộ cưỡng bức, nhất là công nhânđồn điền Một số là bán vô sản , nhất là công nhân làm theo mùa, phu côngnhân Trình độ văn hoá của công nhân Việt Nam thấp Năm 1929 số công nhân

kỹ thuật chiếm 0,43% tổng số công nhân Đời sống và điều kiện lao động củacông nhân Việt Nam cực khổ, lương thấp, bị áp, bức bóc lột nặng nề… Vì thếtinh thần đoàn kết, sự giác ngộ cách mạng dễ được phát huy Cùng với sự pháttriển của nền công nghiệp trong nước Số lượng công nhân có tay nghề đượcnâng lên, chất lượng và tính tập trung cao khiến họ trở thành một lực lượng quantrọng trong xã hội Việt Nam

Tình cảnh công nhân Việt Nam rất khổ cực do chính sách bóc lột dã mancủa thực dân Pháp Đặc biệt là ở đồn điền cao su, công nhân bị bóc lột dã mannhư những người nô lệ “Công việc làm các con đường đi Đà Nẵng, đi TrấnNinh và đi Lào còn để lại cho mọi người biết bao kỷ niệm đau đớn Dân phuphải đi bộ hàng trăm cây số mới đến công trường Đến nơi, họ phải chui rúc

5 Lịch sử phong tr o công nhân v Công à à đo n Vi à ệt Nam, NXB Lao động, 1977, Tr53

6 Đảng Cộng sản Việt Nam , Văn kiện Đảng, T1, Nxb CTQG, 1995, tr79

Trang 8

trong những túp lều tranh thảm hại Không có mảy may nhà vệ sinh, không có tổchức y tế Trên đường không nhà tạm trú Họ chỉ được một suất cơm ăn không

đủ no với một chút cá khô và phải uống nước bẩn, thứ nước khe núi mà họ rất

sợ Bệnh hoạn, cực nhọc hành hạ tàn tệ đã gây nên chết chóc khủng khiếp”1…

Công nhân Việt Nam lớn lên trong thời đại mà sự nghiệp giải phóng dântộc giành độc lập và dân chủ cho nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc chỉ cóthể đi đến thắng lợi cuối cùng Giai cấp công nhân trở thành một bộ phận khăngkhít của giai cấp công nhân thế giới, của cách mạng vô sản thế giới

Sự hình thành và phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam cuối thế kỷXIX đầu thế kỷ XX, là một quá trình tất yếu, biện chứng và hợp quy luật Hoàncảnh lịch sử của thời đại đã tác động mạnh đến công nhân Việt Nam Do cónhững điều kiện khách quan và sớm chịu ảnh hưởng của Cách mạng ThángMười Nga năm 1917, một cuộc cách mạng vĩ đại đã thức tỉnh hàng triệu người

bị áp bức, bóc lột trên thế giới nên sự phát triển của công nhân Việt Nam cũngchính là quá trình tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin Điều đó làm cho quá trìnhphát triển của họ sớm được thử thách và kiểm nghiệm trong thực tiễn đấu tranh,trở thành giai cấp duy nhất có khả năng nắm quyền lãnh đạo cách mạng đếnthắng lợi cuối cùng

II NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM

1 Giai cấp công nhân Việt Nam mang những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ khi có sự xâm lược và khai thácthuộc địa Việt Nam của chủ nghĩa tư bản Pháp ở giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

Nó hình thành cùng và là sản phẩm của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

do tư bản Pháp đưa vào Việt Nam Trong điều kiện một nước thuộc địa nửaphong kiến, họ là một bộ phận khăng khít của giai cấp công nhân thế giới Sovới giai cấp công nhân các nước khác trên thế giới, giai cấp công nhân Việt Nam

có đầy đủ những phẩm chất chung của công nhân quốc tế:

Trang 9

Là đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến nhất của thời đại, đại biểu chophương thức sản xuất tương lai Đúng như C.Mác- Ăngghen đã nói, “Các giaicấp khác đề suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còngiai cấp vô sản lại là sản phẩm của nền đại công nghiệp”.7

Địa vị kinh tế- xã hội khách quan, giai cấp công nhân gắn với phươngthức sản xuất tiến bộ của chủ nghĩa tư bản Họ chỉ xuất hiện khi có nền đại côngnghiệp, cách mạng công nghiệp là mốc quan trọng đánh dấu sự hình thành củagiai cấp công nhân hiện đại Họ là lực lượng tiên tiến, quyết định phá vỡ quan hệ

tư bản chủ nghĩa Sau khi lật đổ giai cấp tư sản, giành chính quyền về tay giaicấp vô sản thì họ là đại biểu cho sự tiến bộ của lịch sử, là người duy nhất có khảnăng lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo xã hội, xây dựng một phương thức sản xuấtmới cao hơn phương thức sản xuất của tư bản chủ nghĩa

Là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao và sống tập trung Giai cấp côngnhân là sản phẩm của nền đại công nghiệp hiện đại, được rèn luyện trong nềnsản xuất công nghiệp tiến bộ, đoàn kết và tổ chức thành một lực lượng xã hộihùng mạnh

Là giai cấp bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột nặng nề nên về bản chất, họ

là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất Họ kiên quyết chống lại chế độ

áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản Họ thấy rằng, việc giải phóng giai cấpcông nhân chỉ có thể là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân Họ đấu tranh

để giải phóng mình và giải phóng toàn bộ xã hội

Do điều kiện khách quan quy định, họ thấy rằng, chỉ có thể tự giải phónggiai cấp mình khi giải phóng toàn thể xã hội khỏi chế độ chủ nghĩa tư bản, tiếntới xây dựng một xã hội mới không còn chế độ người bóc lột người Là giai cấp

có tinh thần đoàn kết quốc tế Địa vị kinh tế- xã hội khách quan không chỉ khiếngiai cấp công nhân là một giai cấp triệt để nhất, mà còn tạo điều kiện để họ làmđược điều đó Đó là khả năng đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp khác trong dântộc và phạm vi quốc tế, khả năng giác ngộ về địa vị lịch sử, hành động chính trị

7 Mác - Ăngghen, To n t à ập, NXB CTQG, HN 1995 T2 tr 56

Trang 10

và từng bước đạt đến mục tiêu cách mạng, khả năng đi đầu trong cuộc đấu tranhcách mạng của toàn thể nhân dân lao động, của dân tộc vì sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc

2 Những đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam

Do hoàn cảnh lịch sử hình thành, điều kiện xuất thân, giai cấp công nhânViệt Nam có những đặc điểm riêng tương đối nổi bật so với giai cấp công nhânthế giới Giai cấp công nhân Việt Nam bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc,phong kiến và tư sản bản xứ Sinh trưởng trong một nước thuộc địa nửa phongkiến, chính sách bóc lột chủ tư bản Pháp thông qua chế độ lao động khắt khe, đặtcông nhân nứơc ta dưới ba tầng áp bức

Bọn thực dân dùng quyền lực của mình để tước đoạt quyền dân chủ, đàn

áp công nhân nước ta, bóc lột hết sức tàn nhẫn, bất chấp mọi luật lệ lao động vàphẩm giá con người Đế quốc Pháp vì thế là kẻ thù trực tiếp và lâu dài của côngnhân Việt Nam cũng như toàn thể nhân dân lao động Giai cấp phong kiến, đạiđịa chủ gắn chặt với lợi ích của đế quốc Pháp, thi hành chế độ lao dịch lạc hậu,trói buộc người công nhân vào đội quân công nghiệp, bắt công nhân nộp sưu,thuế, củng cố địa vị thống trị của mình Giai cấp tư sản bản xứ, đặc biệt là tư sảnmại bản dựa vào thế lực của thực dân Pháp, kết hợp phương thức bóc lột kiểu tưbản hiện đại với phương thức bóc lột tàn ác kiểu tiền tư bản chủ nghĩa nhằm vắtkiệt sức lực của giai cấp công nhân nước ta

Giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp ra đời trước giai cấp tư sản dântộc là một đặc điểm qui định những nét đặc thù của sự phát triển sau này củacách mạng Việt Nam Phương thức khai thác bóc lột tư bản chủ nghĩa, xã hộiViệt Nam đã phát triển theo kiểu đô thị công thương nghiệp Cùng với sự pháttriển này, tầng lớp tư sản đầu tiên ra đời Trong khi đó, giai cấp công nhân ViệtNam ra đời từ khi có sự xâm lược và khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp(1897-1914) Do đó công nhân Việt Nam không chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng

tư sản và ngay từ khi ra đời họ sớm nảy nở yếu tố tự giác, tư tưởng vô sản vàtính cách mạng triệt để

Trang 11

Là giai cấp có nguồn gốc xã hội chủ yếu từ nông dân, có mối quan hệ tựnhiên và mật thiết với nông dân Đây là mối quan hệ khăng khít, tự nhiên,thường xuyên và tất yếu, dù công nhân là một giai cấp mới Họ hiểu rõ yêu cầu,nguyện vọng của nhân dân lao động nên giai cấp công nhân Việt Nam thừahưởng trọn vẹn tinh thần yêu nước của nông dân, là cơ sở thuận lợi để thiết lậpkhối liên minh công nông vững chắc, động lực của mọi cuộc cách mạng.

Là người công nhân của một dân tộc bị mất nước, khi giác ngộ cáchmạng, họ thấy rằng bọn đế quốc vừa là kẻ áp bức giai cấp mình vừa là kẻ cướpnước mình Giai cấp công nhân có lợi ích gắn liền với lợi ích của toàn thể dântộc Họ là đại biểu trung thành nhất cho cuộc đấu tranh vì giai cấp, vì dân tộc

Họ là người có khả năng tập hợp rộng rãi các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, đấutranh chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, xứng đáng là người giươngcao ngọn cờ độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội

Giai cấp công nhân Việt Nam bứơc lên vũ đài chính trị, sau khi Cáchmạng Tháng Mười Nga thắng lợi (1917), phong trào cộng sản và công nhânquốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc đang ởthời kỳ phát triển sôi nổi Điều kiện lịch sử đó nâng cao uy thế chính trị tưtưởng, tạo điều kiện cho giai cấp công nhân Việt Nam không chịu ảnh hưởngcủa chủ nghĩa cơ hội và có sức mạnh to lớn, sớm khẳng định là giai cấp duy nhấtnắm quyền lãnh đạo cách mạng Giai cấp công nhân Việt Nam không chỉ là giaicấp lãnh đạo cách mạng mà còn cùng với giai cấp nông dân hợp thành lực lượngnòng cốt của cách mạng

Do thực dân Pháp không chú trọng phát triển công nghiệp nặng ở ViệtNam nên trong thành phần giai cấp công nhân Việt Nam có sự khác nhau Ngoài

số công nhân công nghiệp hiện đại, có một bộ phận công nhân chỉ làm việc theomùa, đa số họ có trình độ văn hoá không cao, lao động thủ công là chủ yếu Sốcông nhân kỹ thuật rất ít, chỉ chiếm 0,43% trong tổng số giai cấp công nhân ViệtNam lúc đó Điều kiện làm việc và đời sống của công nhân Việt Nam rất cựckhổ Là giai cấp sinh trưởng trong một đất nước có truyền thống đấu tranh cách

Trang 12

mạng, kiên cường, bất khuất của dân tộc Vừa lớn lên được tiếp thu ảnh hưởngcủa chủ nghĩa Mác – Lênin, sớm có Đảng tiên phong lãnh đạo Giai cấp côngnhân nhanh chóng lớn mạnh cả về chất và lượng, trở thành lực lượng chính trịđộc lập, tự giác và thống nhất trong cả nước.

Trong giai cấp công nhân Việt Nam không có thành phần công nhânquý tộc Họ sống tập trung ở thành phố lớn và những trung tâm kinh tế Đặcđiểm chung và đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam làm cho họ trởthành một giai cấp hoàn toàn mới trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ

Đó thực sự là một giai cấp cách mạng và triệt để

Nhờ vào nhưng đặc điểm đó mà giai cấp công nhân Việt Nam có đầy đủnăng lực và uy tín để nắm vững ngọn cờ cách mạng Việt Nam Đánh giá về giaicấp công nhân Việt Nam, Hồ Chủ tịch nói: “ Chỉ có giai cấp công nhân là dũngcảm nhất, cách mạng nhất…giai cấp công nhân ta là người lãnh đạo xứng đáng,tin cậy nhất của nhân dân Việt Nam”.8

Tuy nhiên do được sinh ra và lớn lên ở một nước nông nghiệp lạc hậu,nền đại công nghiệp chưa phát triển, trình độ phát triển của lực lượng sản xuấtcòn ở mức độ thấp, công nhân nhiều đời còn ít v.v… nên giai cấp công nhânViệt Nam cũng còn những hạn chế nhất định như tính tổ chức, kỷ luật chưa cao,

tư tưởng, tâm lý, tác phong và thói quen của người sản xuất nhỏ còn khá nặngnề; biểu hiện rõ nhất là tính tự do, tuỳ tiện, sự manh mún, tản mạn, tư tưởng cục

bộ, phường hội, tác phong gia trưởng… Điều đó thể hiện với những mức độkhác nhau trong mỗi người công nhân và trong chừng mực nhất định, thể hiện cảtrong hoạt động của các tổ của giai cấp công nhân Việt Nam

Trước năm 1930, giai cấp công nhân Việt Nam dù mới ra đời, còn nhỏ

bé nhưng thực sự là lực lượng lao động quan trọng Họ tiên tiến, được sự thừanhận của quảng đại quần chúng lao động và các liên minh giai cấp xã hội Họ

đủ khả năng điều kiện khách quan là giai cấp duy nhất lãnh đạo cách mạng ViệtNam, tiến hành thành công cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng xã

8 Hồ Chí Minh, To n t à ập , NXB CTQG , HN, 1996 T10 Tr 9

Trang 13

hội mới tốt đẹp Sự lựa đó là tổng kết của lịch sử

Trong tất cả các giai cấp ở Việt Nam hiện tại giai cấp công nhân là lựclượng xã hội tiên tiến nhất về thực tiễn sản xuất và cải biến cách mạng Giai cấpcông nhân Việt Nam là trung tâm đoàn kết của mọi giai cấp Khối liên minhgiữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức, là nền tảngcủa cách mạng; là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đảm bảo vai tròlãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam

Sau cách mạng tháng Mười Nga 1917, giai cấp công nhân Việt Nam có đủđiều kiện để tiếp thu lý luận Mác- Lênin và có thể thành lập được chính đảngcủa mình Quá trình phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam gắn liền với quátrình tiếp thu, truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam Đồng thời, đócũng là quá trình giai cấp này từng bước xác lập vai trò, vị trí của mình đối vớicách mạng và lịch sử dân tộc

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghiã yêu nước đi tới chủ nghĩa Lênin, trở thành người cộng sản đã sớm nhận thức đúng những vấn đề mấu chốtnhất của cách mạng Việt Nam mà các nhà yêu nước đương thời chưa giải đápđược là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Người chỉ rõ giai cấp công nhânViệt Nam có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đánh đổ đế quốc vàphong kiến, giành độc lập cho dân tộc, ruộng đất cho dân cày, xây dựng xã hộimới Để cho giai cấp công nhân nước ta hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình

Mác-Để giành thắng lợi nhất định cách mạng phải do giai cấp công nhân lãnh đạo vì

nó là giai cấp tiên tiến nhất, giác ngộ nhất, kiên quyết nhất, có kỷ luật nhất và tổchức chặt chẽ nhất Từ đó, Hồ Chí Minh đề ra, trước hết phải có Đảng cáchmạng để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc

bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi Trong khi đề ra nhiệm vụ đoàn kết quốc tế,tranh thủ mọi lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc trên thế giới và ủng hộ sựnghiệp cách mạngViệt Nam Người đã chỉ ra sứ mệnh của giai cấp vô sản Việtnam, một mặt làm cách mạng giải phóng dân tộc, tự mình giương cao ngọn cờdân tộc, đoàn kết nhân dân đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, gắn cách mạng Việt Nam

Ngày đăng: 05/12/2015, 19:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w