1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn HƯỚNG dẫn HỌC SINH đọc và PHÂN TÍCH ATLAS địa lý VIỆT NAM PHẦN PHÁT TRIỂN và PHÂN bố các NGÀNH KINH tế

12 525 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 140,5 KB

Nội dung

c/ Atlat Địa lý Việt Nam  Tập Atlas địa lý Việt Nam được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1992, do Trung tâm Bản đồ và Tranh ảnh giáo dục xuất bản đã phát huy tác dụng rất lớn, thực sự là

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

Đơn vị Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH ATLAS ĐỊA LÝ VIỆT NAM PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH

KINH TẾ

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Long Lĩnh vực nghiên cứu:

- Quản lý giáo dục 

- Phương pháp dạy học bộ môn: Địa lý 

(Ghi rõ tên bộ môn)

- Lĩnh vực khác: 

(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN

 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác

Năm học: 2012 – 2013

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên: Nguyễn Thanh Long

2 Ngày tháng năm sinh: 1/3/1965

3 Nam, nữ: Nam

4 Địa chỉ: 67/14 k5 p Thống Nhất – Biên Hòa

5 Điện thoại: 0613827108 (CQ)/ ĐTDĐ: 0913113339

7 Chức vụ: tổ phó tổ sử – địa

8 Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học

- Năm nhận bằng: 1986

- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Địa lý

III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: 26

Số năm có kinh nghiệm: 26

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

1 Cách sử dụng bản đồ trong giảng dạy

2 Sử dụng phương pháp đóng vai trong giảng dạy địa lý lớp 11

3 Chuẩn bị tốt tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi như thế nào?

4 Một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm

5 Kinh nghiệm trong tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý

HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH ATLAS ĐỊA LÝ VIỆT NAM

Trang 3

PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH KINH

TẾ

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Địa lý là một trong những bộ môn khoa học cơ bản được giảng dạy trong trường trung học phổ thông hiện nay Thực tế, môn Địa lý đã có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục: trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về tự nhiên, về kinh tế – xã hội, bước đầu hình thành cho các em tình cảm đúng đắn về môi trường, về kinh tế – xã hội, từ đó giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức địa lý cho đời sống hiện tại và sau này

Trong những năm gần đây, môn Địa lý được Bộ giáo dục chọn làm môn thi tốt nghiệp THPT Thực tế cho thấy học sinh dễ chịu hơn với bộ môn này nhưng điều lo ngại của các em chính là phải nhớ quá nhiều số liệu ở phần địa lý kinh tế –

xã hội Việt Nam vì bên cạnh môn Địa lý, các em còn phải học rất nhiều môn khác Chính vì tình hình trên, tôi đã chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh đọc và phân tích Atlas địa lý Việt Nam - phần phát triển và phân bố các ngành kinh tế”

II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1 Cơ sở lý luận

a/ Tổng quan chương trình Địa lý lớp 12

 Chương trình Địa lý 12 được chia ra:

 Bài mở đầu

 Phần I: Địa lý tự nhiên Việt Nam

 Phần II: Địa lý kinh tế – xã hội Việt Nam

 Trong 2 phần trên, địa lý kinh tế – xã hội chiếm số lượng bài nhiều nhất cũng như có nhiều số liệu cần phải ghi nhớ nhất để minh chứng cho thực tế phát triển của đất nước cũng như của các vùng kinh tế Riêng nội dung các ngành kinh tế, bài học thường được chia theo dàn ý: vai trò, điều kiện phát triển (thuận lợi và khó khăn), tình hình phát triển và phân bố sản xuất – đây thường là phần mà đa số học sinh đều lo ngại vì có rất nhiều số liệu để nhớ

và phân tích

b/ Đặc điểm học sinh lớp 12

 Lớp 12 là lớp cuối của hệ THPT, do đó các em học sinh đã có sự trưởng thành về nhân cách, phẩm chất; có định hướng rõ ràng; khả năng phán đoán

và tư duy phát triển cao… là một điều kiện thích hợp cho một phương pháp học chủ động, sáng tạo mà không cần ghi nhớ máy móc hay học thuộc lòng

 Học sinh 12 phải đối diện với 2 kì thi quan trọng: thi tốt nghiệp và thi đại học (trong đó thi đại học thường được các em chú trọng hơn vì nó là con đường

sự nghiệp cho tương lai của các em nên các em thường có tâm lí ưu tiên thời gian cho những môn thi đại học) Môn Địa lý thường được các em xem là môn phụ nên nếu phải bỏ nhiều thời gian ra học với mục đích ghi nhớ số liệu sẽ làm các em cảm thấy căng thẳng và nhàm chán, khó khăn

c/ Atlat Địa lý Việt Nam

 Tập Atlas địa lý Việt Nam được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1992, do Trung tâm Bản đồ và Tranh ảnh giáo dục xuất bản đã phát huy tác dụng rất lớn, thực sự là một tài liệu cẩm nang cho giáo viên và học sinh trường phổ thông với số lần tái bản lên tới 14 lần Theo nghiên cứu lý thuyết thì Atlas

Trang 4

địa lý Việt Nam là một dạng bản đồ giáo khoa; là một tập hợp có hệ thống các bản đồ địa lý được sắp xếp một cách khoa học, phục vụ cho mục đích dạy học; có hình thức trình bày đẹp, chất lượng in tốt, màu sắc đẹp, giá cả hợp

lý Đây là điều kiện tốt để tất cả học sinh đều có thể có được Atlas và sử dụng hiệu quả trong học tập

 Atlas địa lí Việt Nam là tập bản đồ giúp học sinh biết cách tìm kiếm thông tin

từ các bản đồ riêng lẻ hoặc đối chiếu so sánh từ các bản đồ với nhau trên cơ

sở đó mà nắm vững tri thức, phát triển tư duy và kĩ năng sử dụng bản đồ

 Trên thực tế đã có nhiều tài liệu hướng dẫn học sinh tự học, hướng dẫn giáo viên giảng dạy Atlas địa lý Việt Nam sao cho có hiệu quả như:

 Hướng dẫn khai thác và sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa địa lý trung học phổ thông – tác giả Lê Thông – Vũ Đình Hòa – Phạm Ngọc Trụ (NXBGD Việt Nam)

 Hướng dẫn sử dụng Atlas địa lý Việt Nam – tác giả Lê Thông – Đặng Duy Lợi – Cao Văn Dũng (NXBGD Việt Nam)

 Hướng dẫn học và khai thác Atlat Địa lí Việt Nam – tác giả Lê Thông – Vũ Đình Hòa – Nguyễn Minh Tuệ (NXB Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh – 2009)

Những tài liệu trên đều có những phương pháp rất tốt, là cơ sở cho cá nhân tôi tham khảo trong giảng dạy Tuy nhiên, khi đứng lớp thực tế thì các tài liệu trên lại không thể giúp tôi sử dụng trực tiếp cho từng đối tượng học sinh cụ thể Do đó, với

đề tài của mình, tôi hi vọng sẽ góp một chút kinh nghiệm với đồng nghiệp trong việc sử dụng Atlas Địa lý Việt Nam sao cho đạt hiểu quả cao hơn với những phần chi tiết, cụ thể

2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài

a/ Nguyên tắc chung

Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện những nguyên tắc chung này khi sử dụng Atlas, vì đây là cơ sở để các em sử dụng đúng và hiểu quả tập Atlas của mình

 Đọc kĩ đề xem đề thi yêu cầu những gì? Để đáp ứng yêu cầu của đề thì cần phải sử dụng những bản đồ nào? Bản đồ ấy nằm ở đâu? (thông qua mục lục )

 Nắm vững hệ thống ký hiệu chung nằm ở trang 3 và ký hiệu riêng có ở trang bản đồ chuyên ngành

 Tìm đến bản đồ cần sử dụng (tên bản đồ), rất nhiều học sinh đã bỏ qua việc làm này, trong khi ở một trang bản đồ đôi khi có nhiều bản đồ với nhiều nội dung khác nhau, một nội dung nhưng nó lại có ở nhiều trang, nhiều bản đồ khác nhau

 Tìm hiểu các bảng phụ (tranh ảnh, lát cắt, biểu đồ)

 Xem trong bản chú thích: các nội dung mình cần tìm được kí hiệu như thế nào? Có những nội dung nào được thể hiện trên bản đồ đó? (Các màu sắc, các biểu đồ trên bản đồ, các kí hiệu nó có ý nghĩa gì trên bản đồ đó?)

 Phân tích, tổng hợp, so sánh và rút ra nhận xét kết luận theo yêu cầu của đề thi – đây là việc làm khó nhất, đôi khi phải sử dụng nhiều bản đồ mới đưa ra được 1 kết luận, một nhận xét cần thiết

 Sử dụng nhiều trang Atlas để trả lời cho 1 câu hỏi

b/ Các nội dung khai thác từ Atlas - phần địa lý kinh tế Việt Nam

Trang 5

Do đề tài chỉ hạn hẹp ở phần “Phát triển và phân bố sản xuất của 1 ngành kinh tế” nên tôi chỉ tóm gọn trong hai phần:

 Phần “Vị trí, phân bố các sản phẩm của ngành”:

 Có 2 dạng yêu cầu thường gặp trong nội dung này:

Dạng trực tiếp: đề thường nêu câu hỏi là trình bày/ xác định nơi phân

bố của sản phẩm nào đó.

 Dạng gián tiếp: thường vận dụng để trình bày tình hình / thực trạng

phát triển của ngành vì phân bố là một đặc điểm thể hiện sự phát triển

của đối tượng

 Để sử dụng Atlas trong phần này, phải thực hiện theo các bước sau:

 Xác định các trang Atlas cần sử dụng

 Xác định kí hiệu của đối tượng trên bản đồ

 Tìm các kí hiệu trên bản đồ, khoanh vùng nơi phân bố và xác định tên khu vực phân bố (tỉnh hay vùng kinh tế)

- Lưu ý nguyên tắc: khi hỏi sản phẩm của nước ta thì nêu tên vùng kinh tế còn

hỏi về phân bố sản phẩm chính của vùng kinh tế thì ta nêu tên tỉnh

 Thí dụ khi học về bài 25 “Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp”,

Lưu ý đề thường sẽ yêu cầu học sinh “Kể tên sản phẩm chuyên môn hóa nông nghiệp của vùng X nào đó (có thể là Tây Nguyên) và phân bố của nó” Giáo viên nên gợi ý cho các em là đề yêu cầu về sản phẩm chuyên môn hóa nông nghiệp thì các em sẽ sử dụng trang nào? Lúc đó, các em sẽ khoanh vùng từ trang 18, 19,

20, 28 và nhanh chóng tìm ra trang cần tìm là trang 18 và trang 28 Học sinh phải nhớ lại kiến thức về cơ cấu ngành nông nghiệp ở bài 20 là ngành nông nghiệp gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp; ở đây chỉ cần nhớ đó là các sản phẩm

cụ thể từ trồng trọt, chăn nuôi là gì, được ký hiệu như thế nào? Từ đó học sinh sẽ xác định trên trang 28 sản phẩm đó có ở tỉnh nào

 Phần “Cơ cấu và thành phần của đối tượng”

 Để trình bày về cơ cấu và thành phần của đối tượng ta có 2 cơ sở để nêu,

đó là nhìn vào các ký hiệu có trên các vòng tròn thể hiện qui mô trung tâm sản xuất và dựa vào các biểu đồ

 Trong Atlas địa lý Việt Nam thường ở các biểu đồ tròn, cột chồng là nêu rõ nhất sự có mặt của các thành phần trong đối tượng Thí dụ bài 24, học sinh sẽ nhìn vào biểu đồ cột chồng “Sản lượng thủy sản của cả nước qua các năm” (trang 20 Atlas địa lý Việt Nam) mà biết là ngành thủy sản nước

ta gồm có hai bộ phận chính là khai thác và nuôi trồng Bài 26 “Cơ cấu ngành công nghiệp” ở phần cơ cấu ngành công nghiệp nước ta thì học sinh dựa vào 2 biểu đồ tròn “Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo nhóm ngành” (trang 21 Atlas địa lý Việt Nam) sẽ nhớ được ý “ Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng, có 29 ngành phân thành ba nhóm đó là nhóm công nghiệp khai thác, nhóm công nghiệp chế biến và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước

 Ngoài ra, trên Atlas địa lý Việt Nam còn có sử dụng các ký hiệu để biểu hiện sản phẩm thì sự có mặt của các sản phẩm chính là cơ cấu thành phần của đối tượng Riêng đối với một số ngành kinh tế như công nghiệp, du lịch thì trên bản đồ còn sử dụng các vòng tròn thể hiện qui mô các trung tâm kinh tế đó, trong đó có các ký hiệu nhằm thể hiện các sản phẩm chính

Trang 6

của ngành đó Lưu ý cho học sinh đây là dạng câu hỏi mà đề thi thường ra

ở nội dung này “Dựa vào Atlas địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày qui mô và cơ cấu ngành của hai trung tâm công nghiệp Hà Nội

và Thành phố Hồ Chí Minh”

 Phần “Giá trị hay quy mô của đối tượng”

 Mang tính tương đối: thường dựa vào nền màu, kích thước của kí hiệu Thường đề thi hay yêu cầu học sinh nêu về qui mô hay giá trị của 1 trung tâm kinh tế nào đó theo trang cụ thể mà đề thi yêu cầu thì trên trang đó thường có sẵn nội dung như trang 22 “Qui mô các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm hay công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng”

có sẵn 4 cấp độ là “rất lớn, lớn, vừa, nhỏ” học sinh dễ dàng nhận thấy Nhưng có trường hợp không có sẵn nội dung thì ta phải hướng dẫn cho học sinh biết là nên sử dụng trang 3 phần Công nghiệp ở nội dung “Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế năm 2007 (đơn vị: nghìn tỉ đồng) để tìm ra cho chính xác

Mang tính tuyệt đối: dựa vào biểu đồ (ở bảng phụ hay đặt trực tiếp trên bản đồ)

 Ở các trang về kinh tế thường sử dụng biểu đồ trong đó chỉ ra thực trạng sản xuất của ngành đó Giáo viên thường không yêu cầu học sinh phải học thuộc bài nội dung tình hình sản xuất mà chỉ hướng dẫn học sinh cách đọc biểu đồ

 Có nhiều biểu đồ thể hiện như biểu đồ tròn, biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ miền, biểu đồ hình quạt (hai nửa biểu đồ tròn) … trong

đó thường thể hiện ở 3 hoặc 4 năm

 Giáo viên lưu ý với các em là nhớ dựa vào số liệu năm cuối cùng 2007

để thấy nó đạt được bao nhiêu và nhìn giai đoạn từ 2000 – 2007 để thấy nó tăng hay giảm như thế nào? Thí dụ bài 24 “Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp” ở phần 1.b “Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản” có 3 ý chính là tình hình chung, khai thác thủy sản và nuôi trồng thủy sản thì hướng dẫn học sinh chỉ cần nhìn vào biểu đồ trang 20 Atlas địa lý Việt Nam là có thể nêu hết 2/3 ý chính của bài

Để nêu tình hình chung học sinh dựa vào biểu đồ cột chồng nhìn vào năm 2007 để thấy tổng sản lượng đạt 4197,8 nghìn tấn, rồi kết hợp với trang 15 để biết số dân nước ta năm 2007 là 85,17 triệu người mà học sinh tính ra bình quân sản lượng thủy sản bình quân đầu người là 49,2

kg, nhìn vào biểu đồ cột chồng trang 20 học sinh sẽ thấy được nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu và giá trị sản xuất ngành thủy sản thông qua biểu đồ năm 2000 sản lượng nuôi trồng

là 589,6 nghìn tấn (chiếm 26,2 %) thì đến năm 2007 đạt 2123,3 nghìn tấn (chiếm 50,6%) tăng 3,6 lần

 Ngoài ra, dựa vào biểu đồ học sinh còn được hướng dẫn cách tính toán giá trị mà chưa có trực tiếp trên biểu đồ như ở các biểu đồ tròn chỉ có

cơ cấu và giá trị tổng số thì học sinh dựa vào đó để tính giá trị các thành phần trong đó và ngược lại Thí dụ nhìn vào trang 24 biểu đồ hình quạt năm 2007 và biểu đồ cột kép học sinh sẽ tính được sản lượng thủy sản được xuất khẩu của nước ta năm 2007

Trang 7

c/ Khai thác các kiến thức từ Atlat vào 1 tiết dạy Địa lý kinh tế - xã hội cụ thể

Để làm rõ hơn những nguyên tắc sử dụng Atlat mà tôi rút ra ở trên, xin mạnh dạn soạn một tiết dạy cụ thể có lồng ghép phần hướng dẫn học sinh làm việc với Atlat để quý đồng nghiệp tham khảo và góp ý

Bài 31 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, học sinh cần

 Hiểu được cơ cấu ngành thương mại với 2 hoạt động chính, tình hình xuất – nhập khẩu nước ta

 Biết được các loại tài nguyên du lịch chính với các trung tâm du lịch quan trọng

 Phân tích các sơ đồ, bảng số liệu về thương mại, du lịch nước ta

II THIẾT BỊ DẠY HỌC

 Atlas địa lý Việt Nam

 Bản đồ du lịch Việt Nam

 Bảng số liệu, biểu đồ liên quan đến xuất – nhập khẩu và du lịch

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ 1: Tìm hiểu hoạt động nội thương

 GV nêu tình hình phát triển nội thương nước ta

 Sau đó GV yêu cầu HS dựa vào biểu đồ cột

chồng Atlas địa lý Việt Nam trang 24, nhận xét gì

về giá trị và thay đổi cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng

hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần

kinh tế ở nước ta (=>tăng nhanh – dẫn chứng)

 Giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi:

 Nhận xét về vai trò của từng thành phần kinh

tế trong ngành nội thương (KV Nhà nước

giảm mạnh về tỉ trọng nhưng chiếm một phần

khá quan trọng trong cơ cấu; Ngoài Nhà nước

chiếm tỉ trọng lớn nhất và tăng nhanh giữ vai

trò chính trong nội thương; Vốn đầu tư nước

ngoài tuy chiếm tỉ trọng thấp nhất nhưng đang

có xu hướng tăng nhanh (dẫn chứng) )

 Nhìn vào sự thay đổi cơ cấu đó, có dự đoán gì

về sự phát triển của thành phần kinh tế có vốn

đầu tư nước ngoài trong tương lai?

HĐ 2: Tìm hiểu hoạt động ngoại thương.

 Dựa vào hình 31.2 sách giáo khoa, nhận xét về cơ

cấu và sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu

của nước ta giai đoạn 1990 - 2005

(Tùy vào đối tượng học sinh mà giáo viên có thể

giải thích lại khái niệm nhập siêu, xuất siêu)

I/ Thương mại 1/ Nội thương

 Đã hình thành thị trường thống nhất, hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao

 Nhiều thành phần kinh tế tham gia, chủ yếu khu vực ngoài Nhà nước

2/ Ngoại thương

 Cơ cấu xuất – nhập khẩu có sự thay đổi, nhưng nhập siêu là chủ yếu

 Về xuất khẩu: (xem biểu đồ tròn ở atlas)

Trang 8

 Dựa vào trang 24 Atlas địa lý Việt Nam, nhận xét

tình hình xuất, nhập khẩu nước ta giai đoạn 2000

– 2007 Giải thích?

Gợi ý:

 Học sinh xem biểu đồ cột kép lần lượt nhận

xét về giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu,

nhập siêu

 Để giải thích, học sinh dựa vào biểu đồ

hình quạt để thấy cơ cấu hàng xuất – nhập

khẩu nước ta, giáo viên gợi ý thêm là chủ

trương, chính sách Nhà nước, thị trường

(xem bản đồ ngoại thương về “xuất – nhập

khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với các nước

và vùng lãnh thổ”)

 PV: Vì sao từ sau năm 1992 đến nay nước ta toàn

nhập siêu?

 PV: Từ sau năm 2000, giá trị xuất khẩu và nhập

khẩu nước ta đều có xu hướng tăng nhanh Vì

sao?

 Sau khi HS phân tích các hình trên sách giáo

khoa và Atlas địa lý Việt Nam, GV giải thích rõ

tình trạng nhập siêu của nước ta giai đoạn sau Đổi

mới khác hẳn về chất so với trước Đổi mới: nhập

máy móc thiết bị và nguyên vật liệu để công

nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và do các dự

án đầu tư của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam

HĐ 3: Tìm hiểu tài nguyên du lịch

 Yêu cầu HS dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, bản

đồ Du lịch Việt Nam nhận xét chung về mật độ

các điểm du lịch và sự phân bố của chúng, những

nơi nào là trung tâm du lịch, ở đó có đặc điểm gì?

 HS trình bày GV khái quát kiến thức qua cách

cho học sinh điền thông tin vào bảng sau:

Loại tài nguyên

Các điểm du lịch, địa điểm TNDL tự nhiên

TNDL nhân văn

 Kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục (biểu

đồ cột xanh)

 Hàng xuất khẩu chính (biểu đồ tròn)

 Tỉ trọng hàng chế biến còn thấp, tăng chậm, chủ yếu hàng gia công

 Thị trường xuất khẩu lớn: Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc

 Về nhập khẩu:

 Kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh (biểu

đồ cột đỏ)

 Hàng nhập khẩu chính: (biểu đồ tròn)

 Thị trường nhập khẩu chủ yếu: Châu Á – Thái Bình Dương, Châu

Âu

 Nguyên nhân:

 Nhờ mở rộng thị trường theo hướng đa dạng, đa phương hóa

 Việt Nam là thành viên WTO buôn bán với các nước trên thế giới

II/ Du lịch 1/ Tài nguyên du lịch

(xem atlat để ví dụ)

a/ Tài nguyên du lịch

tự nhiên:

 Địa hình:125 bãi biển, 2 di sản thiên nhiên thế giới,

200 hang động karst

 Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và có phân hóa

 Nước: sông hồ, nước khoáng, nước nóng

 Sinh vật: vườn quốc gia, rặng san hô…

b/ Tài nguyên du lịch

Trang 9

HĐ 4: Tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch ở nước

ta

 HS dựa vào biểu đồ trang 25 Atlas địa lý Việt

Nam phân tích và giải thích tình hình phát triển

du lịch của nước ta (học sinh dựa vào Atlas mà

nhận xét lần lượt từng tiêu chí)

 Giáo viên sẽ gợi ý và tóm tắt lại phần giải thích

 Vì sao từ năm 1995 – 2000 số khách nội địa và

khách quốc tế tăng nhanh nhưng doanh thu lại

tăng chậm?

 PV : Dựa vào Atlas, em chỉ ra các trung tâm du

lịch có ý nghĩa quốc gia và vùng trên bản đồ

nhân văn:

 Nhiều di tích văn hóa lịch

sử (3 di sản vật thể và 2 di sản phi vật thể)

 Các lễ hội diễn ra quanh năm, tập trung vào mùa xuân

 Dân tộc, làng nghề truyền thống, ẩm thực

2/ Tình hình phát triển

và các trung tâm du lịch chủ yếu

 Phát triển mạnh từ 1990 đến nay cả về doanh thu, khách quốc tế và khách nội địa

 Ba vùng du lịch : Bắc

Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ

 Ba trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, TP HCM, Huế – Đà Nẵng và các trung tâm khác

IV ĐÁNH GIÁ

Trình bày các nguồn lực chính ở nước ta

V.

HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP

Làm câu 2 trang 102 sách giáo khoa

III HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

1 Những ưu điểm khi sử dụng Atlat trong giảng dạy và học tập phần Địa lý kinh tế – xã hội Việt Nam

 Giúp học sinh tìm kiếm và khắc sâu tri thức: khi học sinh học, làm bài tập với Atlas và được kiểm tra bằng Atlas thì các nội dung thể hiện trên đó nhiều lần sẽ tác động vào bộ nhớ của các em, giúp các em nhớ được kiến thức bài học và tái hiện được chúng khi cần thiết mà không cần phải học thuộc lòng, máy móc

 Giảm áp lực và căng thẳng cho học sinh: vì tâm lí của học sinh 12 rất lo sợ khi phải nhớ số liệu và các kiến thức của môn Địa lí (thực tế khối lượng kiến thức khá nhiều và nội dung đa dạng, phong phú) nên khi có Atlas trong tay và biết sử dụng, các em sẽ thấy được những nội dung và số liệu đó ngay trên những trang Atlas mà không cần ngồi hàng giờ, thậm chí hơn nữa, để học các số liệu

 Rèn luyện kĩ năng bản đồ cho học sinh: kĩ năng bản đồ là một kĩ năng cần thiết không chỉ trong môn Địa lý ở trường THPT mà còn rất cần thiết cho các em trong đời sống và các ngành khoa học khác Nếu có kĩ năng bản đồ tốt, các em không chỉ vận dụng để tìm tri thức trong môn Địa lý lớp 12 mà còn rất tự tin trong cuộc sống sau này

Trang 10

 Tăng cường hứng thú cho học sinh: vì Atlas là tập hợp nhiều bản đồ và các bảng phụ với màu sắc đẹp, sinh động và hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ là một phương pháp đòi hỏi sự tư duy, chủ động sáng tạo của các em nên các em thường rất hứng thú

2 Kết quả trong giảng dạy

Năm học này khi chuẩn bị làm đề tài tôi đã thử dạy bài theo hai phương pháp

2 lớp chỉ sử dụng sách giáo khoa đơn thuần mà không sử dụng Atlas địa lý Việt Nam (12 Hóa và 12 Tin) và 2 lớp kia sử dụng Atlas địa lý Việt Nam (12Anh 2 và 12A1- lớp cơ bản)

Học sinh có sử dụng Atlas địa lý Việt Nam trong giảng dạy, phản ánh là nhớ bài lâu hơn và hạn chế được thời gian học bài ở nhà hơn tiết dạy chỉ đơn thuần dựa vào sách giáo khoa và phải nhớ số liệu trong sách giáo khoa

Sau khi cho học sinh kiểm tra bài viết, tổng kết kết quả kiểm tra, tôi thu được kết quả cụ thể như sau:

số

Điểm số

< 7,0 điểm > 7,0 điểm Sử dụng Atlas địa lýViệt Nam

12 Hóa 26 15 học sinh(57,7%) 11 học sinh (43,3%) Không

12 Tin 15 10 học sinh(66,7%) 5 học sinh (33,3%) Không

12 Anh 2 28 24 học sinh(85,7%) 4 học sinh (14,3%) Có

12 A1 42 36 học sinh(85,7%) 6 học sinh (14,3%) Có

IV ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

 Để hình thành cho học sinh kĩ năng sử dụng Atlas trong học và làm bài cần phải

có thời gian dài Do đó, giáo viên phải có những hướng dẫn thật cụ thể, chi tiết

và kiên nhẫn lặp đi lặp lại nhiều lần, tránh nóng vội và không được bỏ qua các bước cơ bản

 Tùy vào đối tượng học sinh mà giáo viên sẽ phải nhắc lại những khái niệm mà

có thể học sinh đã học nhưng không nhớ

Để Atlas thật sự trở thành Cuốn sách giáo khoa thứ 2, giáo viên cần hình thành

cho học sinh những dàn ý mà học sinh có thể dựa vào đó để khai thác Atlas và tìm ra kiến thức cần thiết

1. Sách giáo khoa Địa lý 12 – Nhà xuất bản giáo dục.

giáo khoa địa lý trung học phổ thông – tác giả Lê Thông – Vũ Đình Hòa –

Phạm Ngọc Trụ (NXBGD Việt Nam)

3. Hướng dẫn học và khai thác Atlat Địa lí Việt Nam – tác

giả Lê Thông – Vũ Đình Hòa – Nguyễn Minh Tuệ (NXB ĐH Quốc gia Tp

Hồ Chí Minh – 2009)

Ngày đăng: 04/12/2015, 09:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w