TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VPBank
Trang 1MỤC LỤC
Trang
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua, kinh tế thế giới đã có nhiều biến chuyển, nổi lêntrong đấy là khu vực kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, một khu vực năngđộng và giàu tiềm năng Nằm trong khu vực, Việt Nam đã có những bướcphát triển vượt bậc, có sự chuyển biến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống,kinh tế xã hội Có thể nói, trong hơn 10 năm trở lại đây, nước ta là nước cónền kinh tế đang phát triển với tốc độ cao nhất khu vực Đông Nam Á Trong
5 năm qua, GDP đạt bình quân 7,8 %/năm Trong năm 2007 GDP đã đạt8,48%/năm, cao nhất trong vòng 10 năm qua Tình hình chính trị ổn định,kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững cùng với những thuận lợi khi gia nhậpvào tổ chức Thương mai quốc tế đã thúc đẩy hoạt động đầu tư, xây dựng, kinhdoanh, buôn bán… phát triển, tạo tiền đề cho việc tạo việc làm, tăng thu nhập
và nâng cao đời sống của các tầng lớp nhân dân Đời sống người dân ngàycàng được cải thiện mạnh mẽ
Riêng năm 2007, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế từng bước đượcnâng lên thể hiện trên các chỉ số tăng trưởng cao, duy trì tốc độ ổn định trênmọi lĩnh vực kinh tế Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực theo hướngtăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng dịch vụ và giảm tỷ trọng khu vực nôngnghiệp (khu vực nông nghiệp chiếm 20%; công nghiệp và xâydựngchiếm41,5%,dịchvụ38,1%)
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 ước đạt 574 nghìn tỷ đồng,tăng 17,1% so với năm 2006; trong đó, khu vực ngoài quốc doanh tăng20,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,2% và khu vực doanhnghiệp nhà nước tăng 10,3%
Theo số liệu của tổng cục thống kê, thu nhập bình quân đầu người ở ViệtNam năm 2007 đạt 835 USD Một sự tăng trưởng vượt bậc và dự kiến sẽ tănglên 960 USD vào năm 2008 và đạt khoảng 1.100 USD vào năm 2009 Người
Trang 3dân được tiêu dùng những mặt hàng chất lượng dần dần đáp ứng đầy đủ nhucầu của cuộc sống Mặc dù thu nhập bình quân đầu người đã tăng cao, song
để mua được những hàng hoá có giá trị lớn như nhà cửa hay ôtô thì vẫn làmột khó khăn lớn
Một trong những giải pháp có thể sử dụng nhằm giải quyết vấn đề này
đó là sự tham gia của các ngân hàng thương mại tài trợ vốn cho các cá nhân
và tổ chức bằng hình thức cho vay trả góp, ngân hàng sẽ cho khách hàng vay
số tiền cần thiết ở thời điểm hiện tại và khách hàng sẽ trả dần số tiền nợ gốc
đó làm nhiều kỳ và trả lãi hàng tháng, sao cho phù hợp với nguồn thu nhậpcủa mình
Như vậy, xuất phát từ thực trạng về nhu cầu vay trả góp trong nền kinh
tế, từ nhu cầu phát triển của mỗi ngân hàng, qua quá trình xem xét, tìm hiểu
và quan sát tình hình thực tế trong thời gian thực tập tại ngân hàng ngoài quốc
doanh Việt Nam (VPBank), em đã quyết định chọn đề tài “” để làm chuyên
•Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay trả góp tại ngân hàng ngoài
quốc doanh Việt Nam (VPBank)
•Chương 3: Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại
ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
Trang 41.1.1 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một trong những tổ chức trung gian tài chínhquan trọng nhất, là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong mọi nền kinh tế.Ngân hàng thương mại điều phối tiền tệ nhàn rỗi từ những cá nhân tổ chứcchưa có nhu cầu sử dụng đến những cá nhân tổ chức có nhu cầu sử dụng
Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cánhân, hộ gia đình và một phần đối với Nhà nước Thành công của ngân hàngphụ thuộc vào việc thực hiện các hoạt động của mình một cách có hiệu quả
Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại bao gồm:
1.1.1.1 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động cơ sở cũng như là tiền đề của hoạt động chovay Bất kỳ một ngân hàng nào muốn cho vay được đều phải đi huy động vốn.Huy động vốn vừa sinh lợi cho các cá nhân tổ chức gửi tiền cũng vừa tạonguồn vốn cho chính ngân hàng thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ
Ngân hàng mở các dịch vụ nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiềnvới cam kết hoàn trả đúng hạn Để tìm và thu hút được các khoản tiền gửi, cácngân hàng thương mại thường đưa ra những mức lãi suất huy động khá hấpdẫn như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hy sinh nhu cầu tiêudùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh Saukhi thu hút được các khoản tiền gửi, ngân hàng sẽ gián tiếp thu “phí” thôngqua thu nhập của hoạt động sử dụng tiền gửi đó
1.1.1.2 Hoạt động cho vay
Trang 5Cùng với huy động vốn, cho vay là hoạt động quan trọng và mang tínhtruyền thống của ngân hàng thương mại Tuy nhiên, khó có thể đưa ra mộtđịnh nghĩa rõ ràng về hoạt động cho vay Tuỳ thuộc vào góc độ nghiên cứu
mà ta có thể xác định nội dung của thuật ngữ này
Khi xem xét cho vay như là một phương thức tài trợ cho hoạt động tín
dụng, thì “cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao
cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận, với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi” (theo điều 3
quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngânhàng Nhà nước)
Hoạt động cho vay một mặt mang lại thu nhập chính cho ngân hàng, mặtkhác chứa đựng rủi ro cho ngân hàng Nếu cho vay một cách có hiệu quả sẽ
bù đắp được chi phí huy động vốn và thu được lợi nhuận Ngược lại, sẽ ảnhhưởng đến khả năng thanh khoản và tính chất an toàn của hệ thống ngânhàng Do vậy, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải xây dựng, thực hiện cácchính sách tín dụng đúng đắn và không ngừng đa dạng hoá các loại hình chovay Chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu các hình thức cho vay khác nhau củangân hàng thương mại ở phần sau của chuyên đề này
1.1.1.3 Các hoạt động khác
Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi(mua, bán) ngoại tệ Tức là, một ngân hàng đã đứng ra để mua và bán mộtloại tiền này (chẳng hạn USD, EURO…) để lấy một loại tiền khác (như VND,Yên Nhật…) và hưởng phí dịch vụ Sự trao đổi này có vai trò rất quan trọng,nhất là đối với khách du lịch, vì họ sẽ cảm thấy thuận lợi hơn rất nhiều khi cótrong tay đồng bản tệ của quốc gia hay thành phố mà họ đến Tuy nhiên, mức
độ rủi ro của những giao dịch này rất cao, đồng thời nó cũng đòi hỏi một trình
độ chuyên môn nhất định Do vậy, ngày nay việc mua bán ngoại tệ mới chỉđược thực hiện tại các ngân hàng thương mại lớn
Trang 6 Bảo lãnh
Đây là hoạt động mà ngân hàng cam kết dưới hình thức thư bảo lãnh vềviệc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng khikhách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết Bảo lãnh thường có
ba bên: Bên hưởng bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh Bảo lãnhcủa ngân hàng có nghĩa ngân hàng là bên bảo lãnh; khách hàng của ngân hàng
là người được bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh là bên thứ ba
Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mình để phát hànhchứng khoán, mua chịu hàng hoá và trang thiết bị, vay vốn của các tổ chức tíndụng khác… Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo lãnh ở các ngân hàngngày càng đa dạng và phát triển mạnh.
Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệp
và nhiều cá nhân Nhờ đó, ngân hàng thường có mối liên hệ chặt chẽ vớinhiều khách hàng Với kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả năng trongviệc thu ngân, nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ quản lýngân quỹ, trong đó ngân hàng đồng ý quản lý việc thu chi cho một công tykinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào cácchứng khoán sinh lợi, tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt
để thanh toán
Bảo quản vật có giá
Các ngân hàng thực hiện việc lưu giữ vàng, các vật có giá khác chokhách hàng trong kho bảo quản Ngân hàng giữ vàng và giao cho khách tờbiên nhận (giấy chứng nhận do ngân hàng phát hành) Do khả năng chi trả bất
cứ lúc nào cho giấy chứng nhận, nên giấy chứng nhận đã được sử dụng nhưtiền, dùng để thanh toán khoản nợ trong phạm vi ảnh hưởng của ngân hàngphát hành Lợi ích của việc sử dụng phương tiện thanh toán bằng giấy thaycho kim loại đã khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng để đổi lấygiấy chứng nhận của ngân hàng Đó chính là hình thức đầu tiên của giấy bạc
Trang 7ngân hàng Ngày nay, vật có giá được tách khỏi tiền gửi và khách hàng phảitrả phí bảo quản.
Cho thuê tài sản
Cho thuê tài sản của ngân hàng là hoạt động trong đó ngân hàng mua tàisản cho khách hàng thuê với thời hạn sao cho ngân hàng phải thu đủ giá trịcủa tài sản cho thuê cộng lãi (thời hạn khoảng 80% - 90% đời sống kinh tếcủa tài sản) Hết hạn thuê, khách hàng có thể mua lại tài sản đó Ngân hàngcũng phải đối đầu với nhiều rủi ro khi khách hàng kinh doanh không có hiệuquả, không trả được tiền thuê đầy đủ và đúng hạn Cho thuê của ngân hàngcũng có nhiều điểm giống cho vay, nó được xếp vào tín dụng trung và dàihạn
Tài trợ các hoạt động của Chính phủ
Khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn của ngân hàng đã trởthành trọng tâm chú ý của các Chính phủ Do nhu cầu chi tiêu lớn và thường
là cấp bách, Chính phủ các nước đều muốn tiếp cận với các khoản vay củangân hàng Trong điều kiện các ngân hàng tư nhân không muốn tài trợ choChính phủ vì rủi ro cao, Chính phủ thường dùng một số đặc quyền trao đổilấy các khoản vay của những ngân hàng lớn Khi ngân hàng Trung ươngthành lập, Chính phủ đều tìm cách tham dự, hoặc trực tiếp can thiệp để cóđược các khoản tín dụng lớn
Ngày nay, Chính phủ giành quyền cấp phép hoạt động và kiểm soát cácngân hàng Các ngân hàng được cấp giấy phép thành lập với điều kiện là họphải cam kết thực hiện ở mức độ nào đó các chính sách của Chính phủ và tàitrợ cho Chính phủ Các ngân hàng phải mua trái phiếu Chính phủ theo một tỷ
lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được hoặc phảicho vay với các điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp của Chính phủ
Cung cấp các hoạt động môi giới đầu tư chứng khoán
Nhiều ngân hàng đang phấn đấu cung cấp đủ các dịch vụ tài chính chophép khách hàng thoả mãn mọi nhu cầu Đây là một trong những lý do khiến
Trang 8các ngân hàng bắt đầu bán các dịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp chokhách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác màkhông phải nhờ đến người kinh doanh chứng khoán Trong một vài trườnghợp, các ngân hàng tổ chức ra công ty chứng khoán hoặc công ty môi giớichứng khoán.
Cung cấp các dịch vụ uỷ thác tư vấn
Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính, các ngân hàng có nhiều chuyêngia về quản lý tài chính Vì vậy, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ ngânhàng quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính hộ Dịch vụ uỷ thác pháttriển sang cả uỷ thác vay hộ, uỷ thác cho vay hộ, uỷ thác đầu tư, uỷ thác pháthành… Thậm chí, các ngân hàng còn đóng vai trò là người được uỷ thác trong
di chúc, quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời bằng cách công bố tài sản,bảo quản các tài sản có giá Nhiều khách hàng coi ngân hàng như một chuyêngia tư vấn tài chính Ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư, quản lý tài chính,
về thành lập, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp…
Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ đại lý
Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã bán bảo hiểm cho khách hàng, điều
đó bảo đảm việc hoàn trả trong trường hợp khách hàng bị chết, bị tàn phế haygặp rủi ro trong hoạt động, mất khả năng thanh toán
Trong quá trình hoạt động, ngân hàng cũng không thể thiết lập chi nhánhhoặc văn phòng ở khắp mọi nơi Các ngân hàng, thường là ngân hàng lớn đã cungcấp dịch vụ ngân hàng đại lý cho các ngân hàng khác như phát hành hộ, thanhtoán hộ các chứng chỉ tiền gửi, làm ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ…
1.1.2 Các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại
Hoạt động cho vay là hoạt động mang tính truyền thống của ngân hàngthương mại Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhu cầu về vốn ngàycàng gia tăng và dẫn tới hoạt động cho vay ngày càng phát triển và đóng gópquan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế
Trang 9Hiện nay, hoạt động cho vay được phân theo nhiều loại khác nhau tuỳtheo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng Sau đây làmột số cách phân loại.
1.1.2.1 Căn cứ vào kỳ hạn cho vay
Là hình thức cấp tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng và mục đích chủ yếu
là bù đắp sự thiếu hụt vốn tạm thời như phục vụ cho thanh toán tiền hàng hóa,tài trợ cho vốn lưu động của doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạncủa cá nhân
Cho vay trung hạn
Đây là hình thức cấp tín dụng thường có thời hạn từ 12 tháng đến 60tháng và thường được áp dụng cho vay các trường hợp đổi mới trang thiết bị,mua sắm máy móc mà thời gian khấu hao thường không quá dài để có thểhoàn trả vốn đúng hạn cho ngân hàng
Cho vay dài hạn có thời hạn từ 60 tháng trở lên và sử dụng chủ yếu đểđáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, thiết bị, phương tiện vận tải
có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới
Phân loại các khoản vay theo kỳ hạn là phổ biến ở các ngân hàng thươngmại Tuy nhiên, trong thực tế có những khoản vay không xác định trước thờihạn như cho vay luân chuyển Khách hàng thoả thuận với ngân hàng về việcngân hàng được quyền trích trên tài khoản tiền gửi thanh toán để thu nợ khitài khoản có tiền Việc xác định trước thời hạn thu nợ trong trường hợp này cóthể gây khó khăn cho khách hàng trong việc tiêu thụ sản phẩm
1.1.2.2 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay
Cho vay tiêu dùng
Là loại hình cho vay để tài trợ cho việc tiêu dùng nhằm giúp người tiêudùng có thể sử dụng hàng hoá, dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạođiều kiện cho người vay được hưởng mức sống cao hơn Thông thường quy
Trang 10mô của những khoản vay này nhỏ, rủi ro cao nên lãi suất của cho vay tiêudùng thường cao Tuy nhiên cho vay tiêu dùng là hình thức đem lại lợi nhuậncao cho ngân hàng Đối tượng được vay là các cá nhân và hộ gia đình vay đểphục vụ cho mục đích mua nhà, mua ô tô, du học, du lịch…
Là loại hình cho vay của tổ chức tín dụng đối với các dự án đầu tư,phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức như: chovay công nghiệp, cho vay thương mại, cho vay nông nghiệp Các khoản vaynày thường được sử dụng vào việc mua sắm máy móc thiết bị, tài trợ cho vốnlưu động… Lãi suất của chúng thường thấp hơn trong hệ thống lãi suất và đốitượng khách hàng chủ yếu của loại hình cho vay này là các doanh nghiệp
1.1.2.3 Căn cứ vào tính chất bảo đảm của khoản vay
Cho vay có tài sản bảo đảm
Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như cầm cố, thế chấp hoặcphải có bảo lãnh của bên thứ ba Việc cho vay có bảo đảm nhằm hạn chế rủi
ro cho ngân hàng khi khách hàng mất khả năng thanh toán khi đến hạn Ngânhàng có thể phát mại tài sản nếu khách hàng không có khả năng chi trả khi đã
áp dụng các biện pháp cần thiết Giá trị của tài sản bảo đảm thông thường caohơn giá trị của khoản vay nhằm đề phòng sự mất mát, hao hụt, trượt giá… vàchi phí quản lý
Cho vay không có tài sản bảo đảm
Việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng đi vay màkhông có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của bên thứ ba Cho vaykhông có tài sản bảo đảm thông thường dành cho các khách hàng có uy tíncao, khách hàng truyền thống, tình hình tài chính lành mạnh, thường xuyên cólãi… Tuy nhiên, đây là hình thức cho vay mang nhiều rủi ro đối với các ngânhàng Ngân hàng cần thẩm định kỹ khách hàng trước khi quyết định cho vay
1.1.2.4 Căn cứ vào phương thức cho vay
Trang 11Là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với cáckhách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên Mỗi lần vay khách hàngphải làm đơn và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay Ngân hàng sẽphân tích khách hàng và ký hợp đồng cho vay, xác định quy mô cho vay, thờihạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảo nếu cần Mỗi mónvay được tách biệt thành các hồ sơ khác nhau.
Cho vay theo hạn mức tín dụng
Ngân hàng và khách hàng ký kết một hợp đồng tín dụng trong đó quyđịnh giá trị tối đa mà khách hàng được vay trong một thời gian cố định Trong
kỳ khách hàng có thể thực hiện vay trả nhiều lần, song dư nợ không đượcvượt quá hạn mức tín dụng Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho nhữngkhách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quátrình sản xuất kinh doanh
Là hình thức cho vay gồm một nhóm các tổ chức tín dụng cùng cho vayđối với một dự án vay vốn của khách hàng Trong đó có một tổ chức tín dụnglàm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác Các tổ chức tíndụng phải ký kết với nhau về việc hợp vốn trên và khách hàng vay vốn có thểkhông biết được điều đó Hiện nay ở Việt Nam hình thức này tương đối pháttriển, nguyên nhân là do nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn nhưng cácngân hàng bị giới hạn bởi “luật các tổ chức tín dụng” quy định mỗi ngân hàngkhông được cho vay đối với mỗi khách hàng vượt quá 15% vốn điều lệ
Cho vay theo dự án đầu tư
Ngân hàng cho khách hàng vay để thực hiện dự án đầu tư, phát triển sảnxuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống Ngân hàng cóthể giải ngân theo từng hạng mục mà dự án đang thực hiện khi khách hàngcung cấp đủ các tài liệu, chứng từ ngân hàng yêu cầu cho lần giải ngân đó
Cho vay luân chuyển
Trang 12Loại hình cho vay này dựa trên sự luân chuyển của hàng hoá Doanhnghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn, khi đó ngân hàng có thể cho vay đểmua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng Cho vay luân chuyển rấtthuận tiện cho các khách hàng, thủ tục vay chỉ cần thực hiện một lần chonhiều lần vay Loại hình cho vay này thường được áp dụng đối với các doanhnghiệp thương nghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ tiêu thụ ngắnngày, có quan hệ vay trả thường xuyên với ngân hàng.
Là nghiệp vụ cho vay theo đó ngân hàng cho phép người vay được chivượt số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trongkhoảng thời gian xác định Thấu chi dựa trên cơ sở thu và chi của khách hàngkhông phù hợp về thời gian và quy mô Hình thức này nhìn chung chỉ sử dụngđối với khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn
1.1.2.5 Căn cứ vào phương thức hoàn trả
Là hình thức tín dụng, theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốclàm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận Nhờ vậy việc hoàn trảkhông phải là một lần duy nhất như trong trường hợp khoản cho vay trả mộtlần Cho vay trả góp thường được áp dụng đối với khoản vay trung và dàihạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc tài sản lâu bền Số tiền và thời gian hoàntrả được tính sao cho phù hợp với khả năng hoàn trả của khách hàng Trongcho vay trả góp đối tượng cho vay thông thường là người có thu nhập ổn định,phù hợp với mỗi lần họ hoàn trả cho ngân hàng
Cho vay phi trả góp (cho vay trả một lần)
Là những khoản cho vay mà trong hợp đồng tín dụng thoả thuận kháchhàng hoàn trả toàn bộ số tiền gốc một lần vào thời gian đáo hạn cuối cùng, lãitrả hàng tháng
Cho vay tuần hoàn
Trang 13Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng vay vàtrả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng bằng cách sửdụng thẻ tín dụng hoặc phát hành séc được phép thấu chi dựa trên tài khoảnvãng lai.
1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm cho vay trả góp
Cho vay trả góp là một loại hình cho vay tương đối phổ biến hiện naytại các ngân hàng thương mại Đây là hình thức tín dụng rất hữu ích đối vớingành ngân hàng nói riêng và trong nền kinh tế nói chung Xuất phát từ nhucầu thực tế là nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng không đến cùngmột lúc Ngân hàng có thể thoả thuận để cho khách hàng chi trả một khoảntiền nhất định hàng tháng sao cho phù hợp với khả năng thanh toán của khách
hàng và quy định của ngân hàng Ta có thể định nghĩa “Cho vay trả góp là
hình thức cấp tín dụng theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc và lãi làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận”
Cho vay trả góp bao gồm cả hoạt động cho vay kinh doanh và cho vaytiêu dùng Tuy nhiên do đặc điểm của hoạt động cho vay kinh doanh cần tiềnquay vòng vốn trong sản xuất nên thường áp dụng cách vay theo món, trả gốcmột lần vào cuối kỳ khi kết thúc chu kỳ sản xuất và thu được lợi nhuận Dovậy, cho vay trả góp được áp dụng chủ yếu cho các món vay tiêu dùng, đápứng các nhu cầu chi tiêu trước mắt vượt quá khả năng thanh toán hiện tại củakhách hàng Phương thức cho vay trả góp này thường được áp dụng cho cáckhoản vay lớn như cho vay mua nhà, mua ô tô…
Số tiền khách hàng phải thanh toán cho ngân hàng mỗi kỳ theo phươngthức trả góp có thể được tính bằng một trong những phương pháp sau đây:Trả đều: Ngân hàng tính toán một cách phù hợp rồi thống nhất với kháchhàng hàng tháng phải trả cho ngân hàng một khoản cố định đến hết thời gianvay Như vậy, khách hàng luôn luôn phải trả một khoản tiền cố định từ đợt trả
Trang 14đầu tiên cho đến lần cuối cùng Để làm được điều trên, ngân hàng căn cứ vàomức lãi suất, thời gian cho vay và số tiền cho vay để đưa ra cụ thể số tiền màmỗi tháng người vay phải nộp.
Trả không đều: Phương thức thanh toán này bao gồm nhiều hình thứckhác nhau Ví dụ như thanh toán nợ gốc từng kỳ, lãi trả hàng tháng; trả đềunhưng lãi suất thanh toán vào đầu mỗi kỳ; gốc và lãi trả hàng tháng…Lãi ởđây được tính trên số dư nợ thực tế của khoản vay Thực chất các hình thứctrả khác nhau này chỉ là thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng sao chophù hợp với khả năng trả nợ của người vay
1.2.2 Đặc điểm của hoạt động cho vay trả góp
Trước hết đối tượng cho vay của ngân hàng phải là những cá nhân, tổchức có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự Xuất phát từ nhucầu đi vay của các chủ thể mà đối tượng của cho vay trả góp tập trung chủyếu là các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập cao hoặc các hãng kinh doanh cótình hình tài chính lành mạnh
Hoạt động cho vay trả góp của ngân hàng xuất hiện nhằm mục đích đápứng nhu cầu chi tiêu của khách hàng khi mà thu nhập và nhu cầu không xuấthiện cùng một lúc Nhu cầu chi tiêu đó có thể là mua nhà để ở, các cá nhânmua ô tô phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc doanh nghiệp phục vụ cho nhu cầu
đi lại, công việc, hay đơn giản hơn là mua sắm các đồ dùng gia đình… Mụcđích của những khoản vay này thường rất cụ thể và rõ ràng, do đó nó cũngđược ngân hàng đáp ứng nhanh chóng và dễ dàng hơn các khoản vay khác
Quy mô của các món vay trả góp thường nhỏ hơn so với các món vaykhác đặc biệt là các món vay phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh Nguyênnhân là do các món vay trả góp chủ yếu phục vụ mục đích tiêu dùng, các sản
Trang 15phẩm mà khách hàng có nhu cầu mua thường có giá trị không lớn hoặc dù cógiá trị lớn thì khách hàng cũng phải có sự chuẩn bị nhất định về nguồn vốn,còn ngân hàng chỉ có tác động hỗ trợ hoạt động cho họ Tuy nhiên, do nềnkinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định, thu nhập của dân cư ngày càngcao, cho vay trả góp lại là một hình thức cho vay ưu việt, phổ biến và thườngxuyên đối với khách hàng nên số lượng khách hàng tìm đến ngân hàng ngàycàng tăng Và do vậy, tổng quy mô của cho vay trả góp là tương đối lớn.
Cho vay trả góp mặc dù có mục đích cụ thể và rõ ràng song vẫn tiềm ẩnnhững rủi ro rất lớn do hoạt động quản lý sau cho vay gặp nhiều khó khăn.Khách hàng có thể vô tình hay cố ý không trả lãi, gốc khi đến kỳ trả gốc lãinếu cán bộ tín dụng lơ là không theo sát nhắc nhở, dẫn tới tỷ lệ nợ quá hạn sẽtăng lên Việc thu hồi nợ trong cho vay trả góp phụ thuộc chủ yếu vào nguồnthu nhập thường xuyên của khách hàng như tiền lương… cho nên bất cứ một
sự thay đổi nào ảnh hưởng tới công việc của khách hàng cũng có thể khiếnngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ Do vậy, có thể nói hoạt độngcho vay trả góp tiềm ẩn rủi ro cao
Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay trả góp áp dụng tùy từng trường hợp cụ thể Lãi suấtthường được ấn định ngay từ đầu cho đến hết kỳ hạn vay hoặc chỉ được điềuchỉnh mỗi năm một lần dựa trên lãi suất huy động cộng thêm với một biên độnhất định tùy thuộc quy định của từng ngân hàng
Giống như tất cả mọi khoản vay khác, cho vay trả góp cũng đòi hỏikhách hàng phải có một tài sản để đảm bảo cho khoản vay của mình.Thườngtài sản đó chính là tài sản hình thành từ vốn vay của ngân hàng Tuy nhiên, tàisản đó cũng có thể là tài sản độc lập thuộc sở hữu của khách hàng hoặc củabên thứ ba Tài sản này giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro cho mình trongtrường hợp có tình huống xấu xảy ra đối với khoản vay
Trang 16 Lợi nhuận thu được
Do tính chất của vay trả góp các khoản cho vay trả góp chủ yếu là cáckhoản cho vay trung và dài hạn Bên cạnh đó, do tiềm ẩn tính rủi ro cao nênmức lãi suất mà khách hàng phải chịu là không nhỏ Trong trường hợp kháchhàng không thanh toán gốc và lãi khi đến kỳ thanh toán sẽ phải chịu một mứclãi phạt rất lớn (150%) so với mức lãi suất trong hợp đồng Hoạt động này tỏ
ra rất hiệu quả nên mức lợi nhuận mà ngân hàng thu về là rất lớn
Với những đặc điểm như trên, cho vay trả góp đã tỏ ra là hoạt động rất
có ưu thế trong các loại hình cho vay của ngân hàng Hiện nay, cho vay trảgóp đang chiếm tỷ lệ lớn trong doanh số cho vay của ngân hàng, đặc biệt làtrong cho vay tiêu dùng Tuy lợi nhuận mà các món cho vay trả góp mang vềcho ngân hàng là rất lớn, song nó cũng có chi phí khá cao và tiềm ẩn nhiều rủi
ro Do vậy, đòi hỏi cán bộ tín dụng cần quản lý chặt chẽ và linh hoạt trong suốtquá trình cho vay để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra cho ngân hàng
1.2.3 Vai trò của hoạt động cho vay trả góp
Đối với khách hàng
Việc các ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay trả góp chắc chắn sẽđem lại rất nhiều lợi ích cho khách hàng Khách hàng hoàn toàn có thể sửdụng những sản phẩm dịch vụ như mong muốn của họ mà trên thực tế, cónhững nhu cầu ngay lập tức người ta không thể có một khoản tiền lớn để đápứng Chúng ta có thể thấy được rất rõ lợi ích của người tiêu dùng trongphương thức cho vay mua nhà trả góp Để có thể có đủ tiền mua một ngôinhà, một cá nhân có thể sẽ phải lao động và làm việc chăm chỉ trong một thờigian dài, thậm chí có thể đến khi về già mới có thể tiết kiệm đủ Đến lúc đóthì độ thoả dụng đối với sản phẩm đã giảm đi rất nhiều Do vậy, ngân hàngvới hoạt động cho vay trả góp sẽ giúp khách hàng kết hợp được cả nhu cầuhiện tại và khả năng thanh toán trong tương lai
Trang 17Với hoạt động cho vay trả góp của ngân hàng, các cá nhân có thể thoảmãn nhu cầu tiêu dùng của mình trong khi các doanh nghiệp có thêm sự lựachọn nguồn tài trợ để phát triển hoạt động kinh doanh Hơn nữa, việc mở rộnghoạt động cho vay trả góp của ngân hàng còn làm cho lượng tiêu thụ sảnphẩm và dịch vụ tăng lên, doanh thu của các ngành, các doanh nghiệp theo đócũng tăng lên Từ đó thúc đẩy việc mở rộng sản xuất, tạo ra sự cạnh tranhkhiến các hãng, các danh nghiệp luôn phải tìm cách nâng cao chất lượng và
đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ Và cuối cùng, người hưởng lợi không aikhác lại chính là khách hàng
Mặc dù cho vay trả góp giúp khách hàng có thể được hưởng những tiệních trước khi tích luỹ đủ tiền, đặc biệt trong những trường hợp cá nhân có cácchi tiêu cấp bách như nhu cầu chi tiêu cho giáo dục, y tế Tuy nhiên, nếu lạmdụng có thể sẽ làm người đi vay chi tiêu vượt mức cho phép, làm giảm khảnăng tiết kiệm hoặc chi tiêu trong tương lai, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của
họ sau này
Đối với ngân hàng
Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính Trước khi trở thànhngười cho vay, bản thân ngân hàng phải đi vay tiền của các cá nhân và tổchức trong xã hội Song song với nỗ lực huy động vốn đó, các ngân hàngthương mại còn cố gắng tối đa trong việc cấp tín dụng cho các cá nhân trong
và ngoài nước, đảm bảo hoạt động cho vay diễn ra nhanh nhất, an toàn vàhiệu quả nhất, đặc biệt bù đắp khoản chi phí huy động vốn và tạo sự chênhlệch thu chi cho ngân hàng Đối với hầu hết các ngân hàng, khoản mục chovay thường chiếm tới quá nửa giá trị tổng tài sản, từ 1/2 đến 2/3 nguồn thucủa ngân hàng
Việc mở rộng hoạt động cho vay trả góp vừa giúp ngân hàng mở rộngđược khách hàng, vừa tận dụng được nguồn vốn huy động, vừa đa dạng hóacác sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Bằng cách đó ngân hàng có thể nângcao sức mạnh trong cạnh tranh, đồng thời tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm,
Trang 18dịch vụ của mình Điều này đặc biệt quan trọng đối với những ngân hàng có
xu hướng thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ, đa dạng hoá dịch vụ cungứng
Hơn thế nữa, hoạt động cho vay trả góp mang lại một khoản lợi nhuậnkhông nhỏ cho ngân hàng Cho vay trả góp được đánh giá là hoạt động cómức rủi ro thực tế thấp hơn so với các nghiệp vụ khác, hơn nữa số món vaytrả góp lại lớn, do đó rủi ro thực tế được chia sẻ bớt Lãi suất áp dụng đối vớiloại hình cho vay này lại tương đối cao, điều này khiến cho hoạt động cho vaytrả góp có tỷ suất lợi nhuận không nhỏ
Mở rộng hoạt động cho vay trả góp giúp ngân hàng vừa mở rộng đượckhách hàng cho vay, tận dụng được nguồn vốn huy động một cách hiệu quả,vừa đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng Từ đó ngân hàng tăng đượcsức mạnh trong cạnh tranh, đồng thời tạo ra được những nét đặc trưng hấpdẫn riêng trong dịch vụ của mình
Đối với nền kinh tế
Như đã nói ở trên, cho vay trả góp thúc đẩy tiêu dùng, kích thích doanhnghiệp tăng gia sản xuất thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Đối với các ngành kinh tế, việc mở rộng hoạt động cho vay trả góp củangân hàng đồng nghĩa với việc kích cầu, tăng sức mua tạo nên sự sôi độngcho thị trường và tạo ra sự thịnh vượng chung cho nền kinh tế
Ngoài ra, việc mở rộng hoạt động cho vay trả góp giúp thực hiện vai tròquan trọng của các ngân hàng thương mại trong chính sách đổi mới nền kinh
tế của đất nước Khi một nước có chính sách kích thích nền kinh tế phát triển,tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, góp phần thúcđẩy tăng trưởng kinh tế thì hệ thống các ngân hàng thương mại sẽ trở thànhcông cụ chủ yếu trong việc thực hiện mục tiêu của chiến lược tài chính tiền tệcủa ngân hàng Trung ương và chiến lược phát triển kinh tế của đất nước
Trang 19Dư nợ CVTG năm nayDư nợ CVTG năm trước= Doanh số CVTG năm nay+ Doanh số thu nợ CVTG năm nay
-1.2.4 Mở rộng hoạt động cho vay trả góp của ngân hàng thương mại
1.2.4.1 Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng hoạt động cho vay trả góp
Doanh số cho vay trả góp
Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh quy mô cho vay trả góp của ngân hàngđối với nền kinh tế Chỉ tiêu này phản ánh chính xác về hoạt động cho vay trảgóp qua các năm Khi so sánh chỉ tiêu này qua các thời kỳ ta sẽ thấy đượcphần nào xu thế của hoạt động cho vay trả góp
Dư nợ và tăng trưởng dư nợ cho vay trả góp:
Dư nợ cho vay trả góp là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh khối lượng tiềnngân hàng cung cấp cho nền kinh tế theo phương thức trả góp tại một thờiđiểm nhất định Dư nợ cho vay trả góp được tính như sau:
Tăng trưởng dư nợ cho vay trả góp là chỉ tiêu tương đối thể hiện bằngnhịp độ gia tăng tổng dư nợ cho vay trả góp năm sau so với năm trước Đây làchỉ tiêu cơ bản và quan trọng nhất làm căn cứ cho việc đánh giá hoạt độngcho vay trả góp Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hoạt động cho vay trả góp củangân hàng càng mở rộng
Tỷ trọng dư nợ cho vay trả góp trong tổng dư nợ:
Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh quy mô của các món vay trả góptrong tổng số các món vay được ngân hàng giải ngân Sự tăng trưởng của chỉtiêu này cho thấy sự phát triển của hoạt động cho vay trả góp của ngân hàng
Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay trả góp trong tổng thu
nhập
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản cho vay trả góp
Tỷ trọng này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời của các khoản cho vay trảgóp càng lớn
Trang 20Tỷ trọng thu nhập từ CVTG = Thu nhập từ CVTG Tổng thu nhập
Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay trả góp
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng, độ rủi ro trong cho vay trảgóp của ngân hàng Một ngân hàng thường không tránh khỏi việc gặp phải rủi
ro nợ quá hạn, có thể do tình hình tài chính không lành mạnh của khách hàngvay dẫn đến việc trả nợ không đầy đủ hoặc không đúng hạn, hay do kháchhàng cố tình không thanh toán khi đến hạn Do đó, hoạt động cho vay củangân hàng được coi là mở rộng và hiệu quả khi có tỷ lệ nợ quá hạn nằm tronggiới hạn cho phép và phải thấp hơn kỳ trước
Thị phần cho vay trả góp của ngân hàng so với các ngân hàng
khác cùng thị trường
Chỉ tiêu này cho biết mức độ mở rộng về mặt lượng cũng như khả năngcạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của ngân hàng Khi so sánh với các ngânhàng khác đang hoạt động trên cùng thị trường, ngân hàng có thể phân tíchkhả năng và tiềm lực của mình cũng như của đối thủ, xác định mức độ mởrộng và chiếm lĩnh thị trường trong tương lai Từ đó, ngân hàng sẽ đưa ranhững chính sách và hành động cụ thể để phát triển hơn nữa hoạt động chovay trả góp của mình
Mức độ đa dạng hoá các hình thức cho vay trả góp
Đây là chỉ tiêu liên quan đến khả năng đáp ứng sản phẩm và thoả mãnnhu cầu khách hàng của ngân hàng Ngân hàng chỉ có thể phát triển khi nócung cấp cho thị trường một số lượng phong phú và đa dạng các sản phẩmcho vay trả góp nhằm thoả mãn những nhu cầu khác nhau của khách hàng.Trong điều kiện hiện nay, khi mà nhu cầu vay trả góp của thị trường ngàycàng trở nên sôi động hơn, việc phát triển thị phần cho vay trả góp của cácngân hàng cần phải hướng đến những tiêu chí về chất lượng phục vụ khách
Trang 21hàng như tính tiện ích và thuận tiện khi sử dụng sản phẩm, mức độ thoả mãncủa khách hàng.
1.2.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động cho vay trả góp
Từ đó, ngân hàng sẽ dễ thành công hơn trong việc mở rộng hoạt động chovay Ngược lại, nếu chính sách tín dụng của ngân hàng cứng nhắc, không chú
ý đến nhu cầu của khách hàng sẽ hạn chế cho vay, giảm tính cạnh tranh tronghoạt động của ngân hàng
• Định hướng chiến lược phát triển của ngân hàng
Nếu như ngân hàng không có định hướng rõ ràng trong việc phát triểnhoạt động cho vay, không có các chính sách phân bổ nguồn vốn một cách hợp
lý cho hoạt động này thì chắc chắn ngân hàng đó không thể hoạt động có hiệuquả như mong muốn Chẳng hạn một ngân hàng với định hướng phát triển cácdịch vụ ngân hàng bán lẻ, thì sẽ tập trung chủ yếu vào các đối tượng kháchhàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cùng với tầng lớp trung lưu trong xãhội Từ đó, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng tập trung thoả mãn nhucầu của các đối tượng này Khi đó, hoạt động ngân hàng sẽ đem lại hiệu quảcao hơn Hoặc những ngân hàng có chiến lược bán buôn thì khách hàng chính
Trang 22của họ là những đối tác lớn như các tập đoàn, các tổng công ty hay các ban dựán.
• Chất lượng hoạt động của nhân viên tín dụng
Chất lượng của nhân viên tín dụng thể hiện trước hết qua thái độ phục vụkhách hàng, trình độ nghiệp vụ và khả năng thẩm định ban đầu đối với kháchhàng Thông thường, khách hàng tiếp xúc với các sản phẩm dịch vụ của ngânhàng thông qua cán bộ tín dụng đặc biệt là đối với các khách hàng mới Dovậy, cán bộ tín dụng chính là đại diện cho hình ảnh của ngân hàng Vì thế,một đội ngũ cán bộ tín dụng nhiệt tình, thật lòng phục vụ khách hàng với thái
độ niềm nở chân tình sẽ chiếm được cảm tình của khách hàng Đó cũng là lợithế cạnh tranh rất lớn của ngân hàng
• Các nhân tố khác
Cơ sở vật chất thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng cũng có ảnhhưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của ngân hàng Công nghệ ngânhàng cũng như hệ thống mạng lưới chi nhánh ngân hàng cũng sẽ là một lợithế của ngân hàng Bởi lẽ trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiệnnay, yếu tố nhanh chóng và tiện lợi được khách hàng đặc biệt quan tâm
Bên cạnh đó, nguồn vốn cũng là một yếu tố cần thiết có ảnh hưởng quyếtđịnh đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay trả góp nóiriêng Nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng càng lớn thì uy tín của ngân hàngđối với khách hàng càng cao, khả năng huy động vốn càng mạnh, khả năng
mở rộng địa bàn càng lớn Từ đó, hoạt động ngân hàng ngày càng vững mạnh
và phát triển
Các nhân tố khách quan
• Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là nhân tố có tác động rất lớn đến hoạt động cho vaynói chung và hoạt động cho vay trả góp nói riêng Cho vay trả góp phụ thuộcrất lớn vào mức thu nhập thường xuyên của người dân và sự phát triển của
Trang 23các doanh nghiệp Nếu nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, đời sống dân
cư tăng lên, thu nhập của người dân được cải thiện, từ đó nhu cầu tiêu dùng
và hưởng thụ của người dân tăng lên bởi họ có thể yên tâm vào mức thu nhậptrong tương lai Hoạt động cho vay trả góp của ngân hàng thương mại nhờ đó
sẽ có cơ hội phát triển mạnh Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, mất
ổn định, người dân sẽ hạn chế nhu cầu chi tiêu mà chỉ duy trì một mức sốngbình thường, các doanh nghiệp không thể tăng cường hay mở rộng quy môhoạt động Do vậy, môi trường kinh tế có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt độngcho vay trả góp của ngân hàng
• Môi trường văn hoá xã hội
Thói quen, trình độ văn hoá cũng như phong tục tập quán, bản sắc dântộc cũng đều có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động cho vay trả góp Mỗi xãhội đều có những nét đặc thù về văn hoá riêng biệt, nó cũng ảnh hưởng khôngnhỏ đến nhu cầu tiêu dùng và hưởng thụ của dân cư Điều đó ảnh hưởng hoặctrực tiếp hoặc gián tiếp tới những nhu cầu tiêu dùng và hưởng thụ hiện đạihơn của các cá nhân hay doanh nghiệp Từ đó cũng ảnh hưởng đến hoạt độngcho vay của ngân hàng
• Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý có tác động đến tính quy chuẩn, trật tự giúp hoạt độngcho vay của ngân hàng diễn ra thông suốt và an toàn Một môi trường pháp lý ổnđịnh với hệ thống các văn bản luật cụ thể, đầy đủ, rõ ràng và xuyên suốt sẽ tạođiều kiện rất lớn cho sự phát triển của hoạt động cho vay trả góp của ngân hàng.Ngược lại, nếu những văn bản và quy định của pháp luật không rõ ràng, rườm rà,thiếu khoa học sẽ tạo ra nhiều khe hở khiến nhiều đối tượng xấu lợi dụng đểphạm pháp, gây khó khăn trong hoạt động của các ngân hàng
• Các nhân tố thuộc về phía khách hàng
Nhóm nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất phải kể đến trong những yếu
tố thuộc về khách hàng là đạo đức khách hàng Nó được đánh giá trên năng
Trang 24lực pháp lý và độ tín nhiệm Năng lực pháp lý thể hiện ở việc khách hàngkhông vi phạm các quy định của pháp luật trước trong và sau quá trình xinvay Độ tín nhiệm của khách hàng là các yếu tố về thu nhập, tài sản đảm bảo,mối quan hệ vay trả của khách hàng với ngân hàng trong các khoản vay trước,
sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng… Một ngân hàng không thể có được tất cảcác thông tin tuyệt đối chính xác về khách hàng của mình Do vậy, nếu kháchhàng cố ý sử dụng sai mục đích số tiền vay, hoặc không có thiện chí trả nợ thìchắc chắn sẽ gây khó khăn không nhỏ cho các ngân hàng trong việc thu hồi
nợ Ngoài ra, khả năng tài chính và tài sản đảm bảo của khách hàng cũng lànhững nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến khả năng trả nợ của khách hàng
• Đối thủ cạnh tranh
Năng lực của đối thủ cạnh tranh trong ngành cũng có ảnh hưởng khôngnhỏ đến hoạt động cho vay trả góp của ngân hàng Đặc biệt là các ngân hànglớn, với tiềm lực vốn mạnh, thị trường lớn, và mối quan hệ lâu đời với kháchhàng Do vậy, trong một môi trường cạnh tranh mạnh mẽ và khốc liệt nhưhiện nay, mỗi ngân hàng trong quá trình phát triển đều phải xác định đượcchỗ đứng của mình trong ngành để có những chiến lược phát triển đúng đắn
Những nhân tố chủ quan và khách quan như trên có ảnh hưởngrất lớn đến hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay trả góp nóiriêng của ngân hàng Do vậy, các ngân hàng thưong mại cần đánh giá đượckhả năng của mình, những thế mạnh riêng cũng như những điểm yếu còn tồntại của mình để có những kế hoạch phát triển cụ thể và những bước đi thíchhợp trong từng thời kỳ
Trang 25CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP TẠI NGÂN HÀNG NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM
(VPBANK)
2.1 KHÁI QUÁT VỀ VPBANK
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank
Lịch sử hình thành
Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-
GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm
1993 với thời gian hoạt động 99 năm Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày
04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993
Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốnngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNNViệt Nam
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND Sau đó, do nhu cầuphát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng Tiếp
Trang 26theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ đồng Và đến tháng 7/2007 vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 1.500 tỷ đồng Và hiện nay là 2.000 tỷ đồng.
Trang 27Sự tăng trưởng vốn điều lệ của VPBank
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Các giai đoạn phát triển
Là một trong số những ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) ra đời đầu tiên tại Việt Nam, VPBank đã trải qua 15 năm hoạt động với rất nhiềuthăng trầm
1993-1996: Giai đoạn đầu mới thành lập là giai đoạn phát triển năng
động của VPBank với nhiều kết quả khả quan trên các mặt của hoạt độngkinh doanh Những năm 1995, 1996 VPBank là một NHTMCP năng độngvới tỷ suất lợi nhuận lớn và VPBank đã được đứng trong “top” những ngânhàng dẫn đầu thời bấy giờ
1997-2000: Cùng với sự khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực và
Châu Á năm 1997 và sự khó khăn của nền kinh tế trong nước, VPBank cũngrơi vào khủng hoảng do những sai lầm trong quản lý (hoạt động cho vay vàbảo lãnh không tuân thủ theo đúng quy định) Những nguyên nhân trên đã dẫnVPBank đến tình trạng không đủ năng lực tài chính để thực hiện nghĩa vụthanh toán của mình Ngân hàng gần như không tìm ra được lối thoát, đứngtrên bờ vực của sự phá sản khi các hoạt động kinh doanh bị đình trệ, nợ quáhạn lên tới 300 tỷ đồng, giá trị L/C trả chậm của khách hàng còn tồn đọng ởnước ngoài lên đến 40 triệu USD, mất uy tín trong thanh toán với khách hàngtrong nước và đặc biệt là với các đối tác nước ngoài Thời gian này, Ngânhàng Nhà nước đã từng xếp VPBank thuộc nhóm “các NHTMCP có điểm yếu
rõ rệt không rõ liệu có thể tồn tại được hay không trong tương lai” (Nguồn:
World Bank và IMF năm 1999)
2001-nay: Thời kỳ từ 2001-2003 là thời kì toàn hệ thống VPBank dốc
sức vào công cuộc cải tổ, xây dựng lại ngân hàng Năm 2001, VPBank đã tiếnhành cải tổ bộ máy tổ chức và đưa ra được quy chế hoạt động hiệu quả củangân hàng Đây là hệ thống văn bản đầu tiên ban hành một cách đầy đủ về
Trang 28chức năng và nhiệm vụ của các Phòng, Ban làm cơ sở cho các phòng triểnkhai thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các nhiệm vụ của mình Để lành mạnhhoá tài chính, Ngân hàng đã tập trung vào công tác thu hồi nợ để giải quyếtcác khoản nợ còn tồn đọng từ giai đoạn trước đồng thời tăng cường hoạt độngtín dụng với những khoản vay đảm bảo nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn Ngoài ra,ngân hàng cũng đã nỗ lực giải quyết các khoản L/C trả chậm để cải thiện tìnhhình tài chính và khôi phục lại uy tín của mình ở nước ngoài Cũng trong thờigian này, VPBank chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước, cáchoạt động đều bị hạn chế.
Sau một thời gian dài nỗ lực phấn đấu, ngày 06/07/2004, Thống đốcNgân hàng Nhà nước đã ký quyết định bỏ kiểm soát đặc biệt với VPBanktrước thời hạn 4 tháng, chính thức chấm dứt cuộc khủng hoảng và mở ra thời
kì hoạt động mới cho toàn hệ thống VPBank
Mạng lưới hoạt động
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đếnviệc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn Tính đến tháng 1 năm 2007, hệ thống VPBank có tổng cộng khoảng 133điểm giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 25 Chi nhánh cấp I tại cáctỉnh, thành phố của đất nước là: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang; 108 chi nhánhcấp 2 và phòng giao dịch
2.1.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự
Về quy mô: Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến
nay có trên 2.600 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình
độ đại học và trên đại học (chiếm 87%) Nhận thức được chất lượng đội ngũnhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đươngđầu được với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt
Trang 29Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế Chính vì vậy, những năm vừa quaVPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự.
Về đào tạo: Trong năm 2007 Trung tâm đào tạo VPBank đã tổ chức
được 21 khóa đào tạo về nghiệp vụ, trong đó có 35 khoá học cơ bản dành chonhân viên tân tuyển
Tổng số có 742 lượt người được đào tạo trong các khoá học nội bộ.Trong đó phía Bắc có 354 lượt học viên được đào tạo; phía Nam có 388 lượthọc viên được đào tạo
Nhìn chung công tác đào tạo đã được tổ chức nề nếp, nội dung chươngtrình đào tạo dần dần được chuẩn hoá thống nhất trên toàn hệ thống nên chấtlượng đào tạo cũng được nâng cao hơn trước
Cơ cấu tổ chức của VPBank được thể hiện qua sơ đồ sau:
Trang 30Sơ đồ Cơ cấu nhân sự
Hội đồng Quản trị: Được bầu tại Đại hội cổ đông thường niên năm
2005, ngày 31/3/2006, với nhiệm kỳ 4 năm (2006 - 2009), gồm 6 thành viên: Ông Phạm Hà Trung (Cử nhân Kinh tế) Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Ông Lâm Hoàng Lộc (Cử nhân Kinh tế,
Ông Bùi Hải Quân (Cử nhân Kinh tế) Ủy viên
Ông Linus Goh (Cử nhân Nhân văn) Ủy viên
Ban Kiểm soát: Do Đại hội cổ đông bầu,gồm 3 thành viên:
Ông Vũ Hải Bằng (Cử nhân Luật) Trưởng ban
Bà Phan Thị Thu Hà (Cử nhân Kinh tế) Thành viên chuyên trách tại Hội sở Ông Trần Đức Hạ (Cử nhân Kinh tế) Thành viên chuyên trách tại TP Hồ
Chí Minh
Trang 31Hội đồng tín dụng: là tổ chức do HĐQT thành lập ra
Tại khu vực phía Bắc gồm các thành viên sau:
Ông Lê Đắc Sơn (Ủy viên HĐQT
Tại khu vực phía Nam gồm các thành viên sau:
Ông Lâm Hoàng Lộc (Phó Chủ tịch
Trang 322.1.3 Lĩnh vực hoạt động
VPBank hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngânhàng trên cơ sở thực hiện các nghiệp vụ sau:
•Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức, cá nhân
•Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước
•Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác
•Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân
•Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá
•Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành
•Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng
•Thực hiện kinh doanh ngoại tệ
•Huy động vốn từ nước ngoài
•Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ liên quan đến thanh toánquốc tế
•Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hìnhthức, đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank trong những năm gần đây
Kết quả đến hết năm 2007, tổng nguồn vốn huy động đạt 15.355tỷ đồng,tăng hơn 15% so với năm 2006 Huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng
Trang 33các đơn vị đều hoàn thành vượt mức kế hoạch huy động vốn Kết quả huyđộng vốn VPBank đạt được như sau:
Bảng 1 :Tình hình huy động vốn của VPBank giai đoạn 2005-2007
Tỷ trọng
Thị trường II: Các ngân hàng
Với chủ trương mở rộng mạng lưới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
và đem lại dịch vụ tốt hơn tới khách hàng, năm 2007 VPBank đã đẩy mạnhviệc phát triển mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc trêntoàn quốc Tính đến cuối năm 2007 toàn hệ thống VPBank đã có tổng số 100điểm giao dịch trên toàn quốc (chưa kể gần 30 điểm giao dịch khác đangchuẩn bị khai trương) Các CN, PGD mới khai trương của VPBank trên toànquốc đều đi vào hoạt động suôn sẻ và bước đầu đạt được những kết quả khảquan
Trang 34Hoạt động tín dụng
Hoạt động cho vay của VPBank khá đa dạng và phong phú với quanđiểm tín dụng là “Tiếp thị năng nổ, cho vay chặt chẽ” Đây vẫn luôn là hoạtđộng chủ yếu đem lại nguồn thu cho ngân hàng Năm 2007 là một năm ấntượng trong ngành ngân hang nói chung và trong VPBank nói riêng Một nămbùng nổ tín dụng Nguồn vốn nước ngoài cứ tiếp tục đổ vào trong khi hangloạt các dự án đã được phê duyệt mà vẫn chưa đi vào triển khai
Bảng 2: Tình hình hoạt động của VPBank giai đoạn 2005-2007
Chất lượng tín dụng của hệ thống vẫn tiếp tục duy trì tốt, tỷ lệ nợ xấu của toànhàng đến cuối tháng 12/2007 là 0,49%
Mặc dù tốc độ tăng cao, nhưng chất lượng tín dụng của VPBank vẫnđảm bảo được yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và qui chế của VPBank Tỷ
lệ nợ xấu của VPBank chỉ chiếm 0,49% tổng dư nợ, và tất cả đều có đủ tài sảnbảo đảm hợp pháp nên hầu hết các khoản nợ xấu đều dược thu hồi sớm saukhi chuyển nợ quá hạn
Hoạt động khác
Trang 35Hoạt động thanh toán quốc tế: Hoạt động thanh toán quốc tế của
VPBank trong năm 2007 đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận Lượnggiao dịch Thanh toán quốc tế của VPBank đã tăng lên rất nhanh cả về doanh
số và phạm vi hoạt động Tháng 4/2007 VPBank đã được đại diện của TheBank of New York trao “Chứng nhận đạt tỷ lệ điện chuẩn trong Thanh toánquốc tế” năm 2006, đây là năm thứ 3 liên tiếp VPBank được The Bank ofNew York công nhận về chất lượng giao dịch Thanh toán quốc tế Trongtháng 9/2007, đại diện của Citibank đã trao cho VPBank giải thưởng “Ngânhàng hoạt động thanh toán xuất sắc” năm 2006
Hoạt động kiều hối: Doanh số chuyển tiền ra nước ngoài của VPBank
qua Western Union năm 2007 tăng 220% so với năm 2007 Doanh số chi trả
cả năm đạt gần 30 triệu USD, tăng 64% so với năm 2006 Tổng số đại lý phụđến cuối năm 2007 là 390 điểm, tăng 158 điểm so với năm 2006 Tổng số phíWestern Union được hưởng năm 2007 đạt gần 500 ngàn USD tăng 68% sovới năm 2006
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP TẠI VPBANK
2.2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động cho vay trả góp
Cơ sở pháp lý đầu tiên áp dụng cho tất cả các hoạt động của ngân hàngthương mại là luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX và luật số20/2004/QHXI ngày 15 tháng 6 năm 2004 về sửa đổi bổ sung một số điều củaluật các tổ chức tín dụng Luật này được ban hành để đảm bảo hoạt động củacác tổ chức tín dụng được lành mạnh, an toàn và có hiệu quả; bảo vệ lợi íchcủa Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân; góp phầnthực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phát triển nền kinh tế theo định hướngcủa Nhà nước
Cơ sở tiếp theo cho hoạt động cho vay của ngân hàng đó là quyết định1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước
về quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng Sau đó là