1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO cáo HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH vực CÔNG NGHỆ THÔNG TIN và TRUYỀN THÔNG

12 287 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 93,5 KB

Nội dung

Hiện trạng và trình độ công nghệ của Ngành và lĩnh vực1, Hiện trạng.Lĩnh vực Viễn thông Sau thời kỳ số hóa trong lĩnh vực điện thoại, đã đápứng được nhu cầu thông tin cơ bản của thông ti

Trang 1

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG PHÁT TRIỂN CÔNG

NGHỆ TRONG LĨNH VỰC CNTT VÀ TT

( Kèm theo công văn sô: /BTTTT-KHCN, ngày tháng 08 năm 2009)

I Hiện trạng chung của Ngành công nghệ thông tin và truyền thông

Trong những năm vừa qua Công nghệ thông tin và Truyền thông (CNTT-TT) Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ Các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đã triển khai mạng viễn thông thế hệ mới (NGN) hội tụ các công nghệ viễn thông mới của thế giới,các công nghệ truyền dẫn quang DWDM, công nghệ vô tuyến WiMax đã được nghiên cứu và triển khai thử nghiệm trên mạng viễn thông Việt Nam Năm 2008, Doanh thu viễn thông đạt 5,1 tỷ USD trong

đó dịch vụ cố định 570 triệu USD, dịch vụ di động 3,2 tỷ USD, dịch vụ Internet 250 triệu USD Các dịch vụ viễn thông mới như IP TV, Mobile TV, cũng đã được triển khai trên mạng viễn thông Việt Nam Về thông tin di động các công ty thông tin di động đang tích cực triển khai mạng di động thế hệ thứ

3 (di động 3G) đưa vào khai thác sẽ mở ra khả năng phát triển các dịch vụ đáp ứng các nhu cầu phát triển của kinh tế

xã hội hiện đại Có thể nói về các công nghệ viễn thông đang ứng dụng tại Việt Nam đạt trình độ quốc tế, chúng ta đã sử dụng các công nghệ hiện đại với xu hướng phát triển mạng hội tụ IMF các doanh nghiệp viễn thông lớn như VNPT,Vietel

đã từng bước triển khai mạng hạ tầng cơ sở băng thông rộng, dung lượng lớn

Công nghiệp CNTT-TT có mức tăng trưởng vượt bậc, bình quân đạt 25%/năm Công nghiệp phần cứng máy tính đạt khoảng 700 triệu USD (tăng 16%); Công nghiệp phần mềm đạt khoảng 670 triệu USD (tăng 35%); Công nghiệp nội dung số đạt khoảng 270 triệu USD (tăng 50%)., ứng dụng công nghệ thông tin cũng có những bước phát triển khá mạnh CNTT đã được ứng dụng sâu rộng trong khá nhiều lĩnh vực đời sống xã hội như, viễn thông, ngân hàng, tài chính, Công nghiệp phần mềm đang từng bước phát triển trước mắt là gia công phần mềm, phát triển phần mềm quản lý, các phần mềm dịch vụ giá trị gia tăng trong viễn thông, các thiết bị tự động trong nước, đẩy mạnh phát triển phần mềm nguồn mở,phần mềm nội dung số tuy

Trang 2

mới hình thành và triển nhưng rất có tiềm năng trong các lĩnh vực giải trí, truyền hình, phim hoạt hình, đồ họa, trò chơi trực tuyến trên Imnternet, di động Hiện nay chúng ta cũng đang chú trọng đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước, bao gồm ứng dụng CNTT trong công tác quản

lý điều hành cũng như ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

Công nghệ truyền hình có bước phát triển theo kịp trình độ phát triển cảu các nước phát triển Hạ tầng truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình

đã và đang ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới và đang trong

lộ trình chuyển đổi từ công nghệ tương tự ( analog) sang công nghệ số và đa dang hóa tuyền hình như truyền hình mặt đát, truyền hình qua vệ tinh, truyền

II Hiện trạng và trình độ công nghệ của Ngành và lĩnh vực

1, Hiện trạng.

Lĩnh vực Viễn thông Sau thời kỳ số hóa trong lĩnh vực điện thoại, đã đáp

ứng được nhu cầu thông tin cơ bản của thông tin, ngày nay ngành viễn thông

đã phát triển mạnh đạt trình độ cao ngang tầm với các nước phát triển Hạ tầng mạng đã và đang triển khai mạng viễn thông thế hệ mới NGN và trong

lộ trình triển khai hạ tầng mạng truyền tải băng rộng dung lượng lớn theo xu hướng mạng hội tụ IMF tạo cơ sở cho phát triển các dịch vụ internet băng rộng, di động 3G Công nghệ quản lý viễn thông tiên tiến cũng đang được triển khai áp dụng trong các doanh nghiệp viến thông như công nghệ quản lý viễn thông thế hệ mới NGOSS, công nghệ quản lý tính cước và chăm sóc khách hàng BCS, Call center… Các doanh nghiệp lớn đã tứng bước triển khai xây dựng các trung tâm, kho dữ liệu tập trung của doanh nghiệp như VNPT hay tại các khu chế xuất, khu công nghệ cao đạt tiêu chuẩn quốc tê ISO 17799 Các công ty di động (hiện có 7 công ty được cấp phép) đã triển khai nhanh, mạnh mẽ, có tính cạnh tranh cao có nhiều bước công nghệ đột phá lớn đáp ứng nhu cầu thông tin cho người dùng ở thành thị và nông thôn vùng sâu vùng xa được hưởng các công nghệ mới này Hình thành các doanh nghiệp cổ phần dịch vụ giá trị gia tăng phát triển mạnh, trình độ ứng dụng CNTT tạo các phần mềm dịch vụ giá trị gia tăng trên di động,internet

đã tạo các tiện ích về nhu cầu thông tin, quảng cáo, giải trí nhanh chóng và thuận tiện cho người dùng

Lĩnh vực Bưu chính đang từng bước thay đổi qui trình trong ngành Bưu

chính để có thể hội nhập, tránh lạc hậu so với thế giới Các sản phẩm bưu chính truyền thống như thư, bưu phẩm bưu kiện đổi mới qui trình, từng bước

Trang 3

cơ giới hóa tự động hóa ứng dụng công nghệ mã vạch trong chia chọn thư, bưu phẩm, bưu kiện, Tổng công ty Bưu chính Việt nam đã triển khai ứng dụng tổng thể CNTT trong bưu chính như chuyển phát nhanh, theo dõi và quản lý bưu phẩm bưu kiện, chuyển tiền, nhiều công nghệ mới được áp dụng như công nghệ RFID trong bưu chính…đang thử nghiệm để áp dụng trong toàn quốc

Lĩnh vực phát thanh truyền hình đang trong lộ trình chuyển đổi công nghệ

từ tương tự sang số, đa dạng hóa công nghệ truyền hình:

đất theo chuẩn DVB-T (Châu Âu)

cáp quang + cáp đồng trục

số về tinh thế hệ thứ nhất (DVB-S), (dịch vụ DTH) Đài VTC sử dụng Công nghệ truyền hình số vệ tinh thế hệ 2 (DVB-S2) - Công nghệ tiên tiến nhất theo chuẩn truyền hình của Châu Âu

Đều sử dụng Vệ tinh VINASAT của Việt Nam

o Truyền hình di động trên máy cầm tay: Công nghệ DVB-H của VTC,

đã triển khai dịch vụ từ cuối năm 2006, ngoài ra có thử nghiệm Công nghệ DMB (hàn quốc, Nhật Bản) cho phát thanh số và

truyền hình di động cầm tay Triển vọng phát triển cả truyền hình VoD trên máy điện thoại di động 3G

o Truyền hình Internet: IP TV đang triển khai mạnh ở các Thành phố

lớn, nơi có hạ tầng Internet băng rộng phát triển

o Truyền hình số kết hợp phát thanh số

- Nâng cao chất lượng dịch vụ nội dung và khả năng tiếp cận thông tin

HD-TV trên truyền hình Vệ tinh và trên cáp (chuẩn DVB-C)

phủ sóng vệ tinh toàn lãnh thổ VN, và vài nước lân cận, có thể sử dụng máy cầm tay để xem truyền hình di động, xem truyền hình qua Internet

Trang 4

 Đang tiến hành quy hoạch lại mạng truyền dẫn phát sóng

phát thanh truyền hình

Lĩnh vực công nghiệp điện tử, viễn thông

Trong thời gian qua, ngành công nghiệp CNTT Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể Tốc độ phát triển trung bình trong 5 năm gần đây đạt từ 20-30%, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở 3 trung tâm kinh tế lớn của cả nước đó là Tp.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng Trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt hơn 48 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hàng điện tử, máy tính đạt 2,178 tỉ USD chiếm 4,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu (các doanh nghiệp FDI chiếm tỉ trọng 90%), là một trong những mặt hàng đạt doanh thu cao nhất, đáp ứng được 80% nhu cầu tiêu thụ trong nước Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm điện tử, máy tính năm 2008 đạt 2,7 tỉ USD, doanh thu 4.5 tỉ USD tăng 25% so với năm 2007

Công nghiệp điện tử khẳng định là một trụ cột vững chãi của toàn

ngành Các sản phẩm điện tử sản xuất trong nước không những đã đáp ứng được 80% nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới

Hiện tại, vai trò đầu tàu của ngành thuộc về các doanh nghiệp FDI định hướng xuất khẩu, các doanh nghiệp này thường hoạt động trên quy mô lớn,

sử dụng hầu hết các nguyên vật liệu, phụ tùng linh kiện nhập khẩu và ảnh hưởng lớn đến tổng sản lượng ngành hàng cũng như kim ngạch xuất khẩu của công nghiệp điện tử Việt Nam

Cơ cấu sản phẩm đang có sự mất cân đối, trong khi giá trị sản phẩm điện

tử tiêu dùng lên tới 80% thì các sản phẩm chuyên dùng chỉ chiếm 20% tổng giá trị toàn ngành Số lượng, chủng loại các sản phẩm điện tử chuyên dụng được sản xuất tại Việt Nam còn hạn chế, trong đó đáng kể nhất là sản xuất các trang thiết bị điện tử viễn thông Một số sản phẩm chính bao gồm: tổng đài điện tử kỹ thuật số, thiết bị truyền dẫn quang và vi ba số, phụ kiện, các thiết bị mạng ngoại vi, các thiết bị nguồn điện viễn thông, các sản phẩm phục vụ bưu chính và các sản phẩm in ấn, thẻ viễn thông…

Cho đến nay, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất thiết

bị viễn thông đều thuộc tập đoàn BCVT Việt Nam (VNPT)

với tổng số khoảng 20 nhà máy, xí nghiệp, gồm 3 loại hình doanh nghiệp là khối doanh nghiệp nhà nước, khối công ty

Trang 5

cổ phẩn và khối liên doanh 17 đơn vị đã có chứng chỉ hệ thống đảm bảo chất lượng ISO-9000 Các đơn vị công nghiệp bao gồm 5 công ty liêndoanh với các hãng nước ngoài, 14 công ty cổ phần và 01 công ty TNHH 1 thành viên hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất và cung cấp các sản phẩm chủ yếu như thiết bị chuyển mạch, truyền dẫn, cáp quang, cáp đồng, nguồn viễn thông, thẻ viễn thông, máy điện thoại, sản phẩm in ấn và các trang thiết bị khác phục vụ cho ngành viễn thông và đáp ứng một phần cho nền kinh tế đất nước Hiện nay, các sản phẩm chính của các doanh nghiệp trong khối công nghiệp VNPT như sau:

1 Thiết bị tổng đài Các Cty Liên doanh ANSV, TELEQ, VINECO, VKX

2 Thiết bị truyền dẫn VFT, CT-IN, VITECO

3 Máy đầu cuối POSTEF, VKX, CT-IN

4 Cáp quang VINA-OFC, FOCAL, LTC, VINA-CAP,

PMC, SACOM, POSTEF

5 Cáp đồng VINA-CAP, SACOM, POSTEF, PMC, PCM, COKYVINA

6 Ống nhựa các loại SACOM, POSTEF, PMC, PTIC

7 Các loại thẻ viễn thông VTC, Cty In BĐ

Một loạt các sản phẩm mới được phát triển và đưa ra thị trường tiêu thụ, tiêu biểu là điện thoại 1717, điện thoại dùng tiền xu, nguồn máy tính,thiết bị cắt lọc sét, điện thoại hiển thị số có màn hình LCD, cáp quang truy nhập ít sợi, cáp PCM tần số cao và thiết bị truyền dẫn quang, BTS và BSC, thẻ cào

và thẻ SIM và các sản phẩm phụ trợ khác cho mạng ngoại vi Công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông đang tập trung đầu

tư chiều sâu và phát triển các sản phẩm công nghệ cao, tiêu biểu là các dự án sản xuất card thuê bao, card phòng vệ tổng đài vệ tinh CSNMM của liên doanh ANSV, thiết bị thông tin di động công nghệ CDMA của VKX, cáp LAN của SACOM, thẻ cào và thẻ SIM của công ty In Bưu điện và công ty VTC Tại những liên doanh sản xuất thiết bị chuyển mạch và thiết

bị truyền dẫn ANSV, VKX, TELEQ, VFT, VINECO phía Việt nam

đã làm chủ được khâu lắp ráp CKD, SKD một số chủng loại card trong tổng đài, thiết bị truyền dẫn, công suất thiết kế của các dây chuyền sản xuất nhỏ, chỉ đáp ứng với nhu cầu của Tập đoàn là chính, không có khả năng tự nghiên cứu

Trang 6

phát triển các sản phẩm mới mà chỉ sản xuất được các sản phẩm do đối tác chuyển giao

Đối với việc sản xuất thiết bị đầu cuối, các liên doanh, cổ phần VITECO, POSTEF, VKX, CT-IN, ANSV đã chủ động đầu tư trang bị các dây chuyền tương đối đồng bộ, có máy hàn dán linh kiện bề mặt SMT hiện đại, máy hàn 2 sóng, máy cắm chân linh kiện tự động, buồng kiểm tra hệ thống thiết bị trong điều kiện nhiệt độ, môi trường và độ ẩm khác nhau với mức độ tự động hóa cao Các cán bộ Việt nam đã nắm bắt, khai thác được một số phần mềm điều khiển thiết bị, công nghệ lắp đặt, khai thác bảo dưỡng và hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng Sản phẩm được đánh giá là tương đối phong phú, hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển mạng viễn thông, chất lượng tương đương thiết bị công nghệ cao của khu vực

Tại các liên doanh, cổ phần sản xuất cáp quang, cáp đồng VINA-OFC, FOCAL, LTC, VINA-CAP, PMC, POSTEF, kỹ sư công nghân Việt Nam làm chủ hoàn toàn về công nghệ trong sản xuất Thông qua chuyển giao công nghệ các cán bộ Việt Nam tự nghiên cứu phát triển một số sản phẩm cáp quang, cáp đồng mới với sự trợ giúp của chuyên gia nước ngoài

Việc sản xuất thẻ viễn thông do các công ty VTC, IN Bưu điện thực hiện, hiện tại mới chỉ lắp ráp gồm các công đoạn đục lỗ, gắn chíp và nạp phần mềm, in quảng cáo trên thẻ Tuy nhiên, do đầu tư còn nhỏ, sản lượng thấp nên khả năng cạnh tranh với các hãng nước ngoài để chiếm lĩnh thị trờng nội địa

và xuất khẩu còn gặp khó khăn

LĨnh vực công nghiệp CNTT hiện nay cả nước có khoảng 4.000 doanh

nghiệp có đăng ký sản xuất kinh doanh về phần mềm, tuy nhiên các doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh thường có tâm lý ghi nhiều ngành nghề (từ 10-40 hạng mục kinh doanh) để dễ hoạt động, do đó số doanh nghiệp thực

sự sản xuất phần mềm ít hơn số đăng ký rất nhiều Để xác định số doanh nghiệp thực sự làm phần mềm, Hội tin học TP HCM (HCA) sử dụng phương pháp thống kê 50/50, trong đó một doanh nghiệp sẽ được coi là doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực CNTT, nếu có trên một nửa

số hạng mục đăng ký kinh doanh (từ 50% trở lên) thuộc lĩnh vực CNTT, và doanh nghiệp CNTT đó sẽ được coi là DNPM nếu có từ 50% doanh số CNTT trở lên là doanh số phần mềm Năm 2007 doanh thu của ngành phần

Trang 7

mềm là gần 500 triệu USD( đạt chỉ tiêu CP đề ra), năm 2008 670 triệu USD

và mục tiêu năm 2010 là 800 triệu USD

Về cơ cấu thành phần doanh nghiệp phần mềm (DNPM), đại bộ

phận doanh nghiệp (86%) là các công ty cổ phần, công ty TNHH hay doanh nghiệp tư nhân Chỉ có 5.1% trong tổng số các đơn vị này thuộc quốc doanh,

và 8% là các doanh nghiệp liên doanh hay 100% vốn nước ngoài Các doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu lập văn phòng đại diện để bán phần mềm của họ sản xuất tại nước ngoài Tuy nhiên, các doanh nghiệp này lại dành được nhiều hợp đồng khá lớn về cung cấp các giải pháp ở thị trường Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng Có thể nói các DNPM Việt nam đang bị cạnh tranh gay gắt ngay trên sân nhà

Quy mô, cơ cấu nhân lực các DNPM

Phần nhiều DNPM Việt nam chủ yếu vẫn có quy mô vừa và nhỏ Điều này được thể hiện ở 2 chỉ tiêu chủ yếu là số lượng nhân viên trong đó quan trọng nhất là số nhân viên trực tiếp làm phần mềm và doanh thu từ kinh doanh phần mềm Theo thống kê của HCA, số DNPM có số lượng nhân lực dưới 50 người chiếm 82%, số doanh nghiệp có số nhân lực trên 100 người chiếm 18% Bức tranh toàn cảnh của công nghiệp phần mềm Việt nam chủ yếu vẫn là DNPM vừa và nhỏ Vì vậy, bên cạnh những biện pháp hỗ trợ có tính cách đột phá dành cho số doanh nghiệp lớn, chúng ta cần xây dựng một môi trường thật sự hướng về các DNPM vừa và nhỏ Nhà nước cũng nên phát triển các DNPM chuyên gia công cấp thấp (nhập liệu) cần sử dụng số lượng nhân viên kỹ thuật tin học trung cấp đông đảo, để góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ các ngành nghề khác sang CNpPM

Về cấu trúc tổ chức nguồn nhân lực, kết quả khảo sát chung cho thấy

tỷ lệ giữa nhân lực trực tiếp/nhân lực gián tiếp của các DNPM Việt Nam vào khoảng 3.5, còn tỷ lệ lập trình viên/quản trị dự án vào khoảng 7 Các con số này tương đối gần với các số liệu của các nước có nền CnpPM phát triển ở giai đoạn đầu

Trình độ sản xuất và năng lực hoạt động của các doanh nghiệp

Trong mấy năm qua, nhiều DNPM Việt Nam đang nỗ lực nâng cao quy trình đảm bảo chất lượng và trình độ công nghệ sản xuất Hiện nay trong

số các đơn vị làm phần mềm/dịch vụ, Việt nam đã có 01 doanh nghiệp có chứng nhận CMMI-5 (Công ty Paragon Solution Vietnam), 01 doanh nghiệp

Trang 8

có chứng nhận CMM-5 (FPT Software), 05 doanh nghiệp đạt CMM-3 hoặc CMM-4, và trên 30 doanh nghiệp đạt ISO 9001 Ngoài ra có rất nhiều doanh nghiệp khác cũng đang cố gắng xây dựng quy trình để xin chứng chỉ chất lượng CMM, CMMI hoặc ISO vào năm 2006 Chúng ta cũng đã có những doanh nghiệp có trình độ công nghệ ngang hàng với các doanh nghiệp của

Ấn Độ, Ireland, có khả năng thắng thầu những dự án lớn về outsourcing phần mềm và dịch vụ như công ty TMA, công ty Paragon Solutions v.v Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đã thành lập câu lạc bộ chất lượng với mục tiêu thúc đẩy công tác quản lý chất lượng phần mềm

Phần nhiều số DNPM vẫn chỉ mới kinh doanh trên thị trường nội địa, chưa dám mạnh dạn đầu tư để tiến ra thị trường thế giới Số các doanh nghiệp có thể gia công xuất khẩu khá khiêm tốn, phần lớn các doanh nghiệp chưa đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường quốc tế

Về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh nội dung số ở Việt Nam cho thấy hiện cả nước có khoảng 400 doanh nghiệp tham gia vào ngành công nghiệp này, nhưng chỉ có khoảng 250 doanh nghiệp coi hoạt động sản xuất, cung cấp nội dung số là hoạt động chính Các doanh nghiệp nội dung số chủ yếu tham gia sản xuất, cung cấp các sản phẩm/dịch vụ theo 8 lĩnh vực chính như sau:

tham gia, với các nhóm sản phẩm/dịch vụ chính là cung cấp nội dung website và cổng thông tin điện tử (portal); các trang tin/báo điện tử; dịch

vụ email, tin nhắn, trao đổi thông tin qua mạng internet; dịch vụ tìm kiếm thông tin trên Internet; các trang web để download, upload dữ liệu

gia, với các nhóm sản phẩm/dịch vụ chính là phát triển và cung cấp các tiện ích cho ĐTDĐ, trò chơi trên ĐTDĐ, nhạc chuông, logo, hình nền, tin nhắn trúng thưởng, tin nhắn thông tin KTXH, tin nhắn tư vấn chuyên sâu

chơi trực tuyến, trò chơi tương tác, và trò chơi trên máy tính Hiện có khoảng 25 doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này, trong đó có đến 70% số doanh nghiệp tập trung vào việc phát triển các trò chơi trên máy tính đơn

nhóm sản phẩm/dịch vụ chính là giải pháp/dịch vụ mua bán qua mạng, giải

Trang 9

pháp/dịch vụ thanh toán qua mạng, dịch vụ chứng thực điện tử, bảo lãnh đơn hàng

nhóm sản phẩm/dịch vụ chính là cung cấp bài giảng, tài liệu học tập trực tuyến; cung cấp chương trình, tài liệu luyện thi đại học, ngoại ngữ, tin học trên môi trường điện tử; từ điển điện tử; tư vấn giáo dục và thông tin giáo dục qua mạng; các chương trình học tập - giải trí của học sinh trên môi trường điện tử; các bài học, bài tập của học sinh trên môi trường điện tử; các thí nghiệm ảo về vật lý, hóa học, sinh học

sản phẩm/dịch vụ chính là tư vấn sức khỏe qua mạng; khám, chữa bệnh qua mạng; bán thuốc chữa bệnh qua mạng; các dịch vụ y tế khác cung cấp trên môi trường điện tử

loại hình sản phẩm/dịch vụ chính là kho dữ liệu luật pháp; kho dữ liệu thống kê chung của quốc gia; kho dữ liệu thống kê chuyên ngành; kho dữ liệu về các công ty, doanh nghiệp

nghiệp tham gia, với các loại hình chính là phim hoạt hình kỹ thuật số; các chương trình truyền hình kỹ thuật số; các sản phẩm phim số, đa phương tiện số Phần lớn các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này có quy

mô còn khá hạn chế

Có thể thấy hai lĩnh vực phát triển nội dung cho internet và thương mại

điện tử có số doanh nghiệp tham gia nhiều nhất với tỷ lệ tưong ứng là 67,9%

và 38,5% Điều này có thể là do thị trường của các lĩnh vực này hiện tương đối lớn, đồng thời cũng dễ tham gia do không đòi hỏi nhiều về vốn đầu tư ban đầu Một điểm sáng đáng lưu ý là một số lĩnh vực có vai trò quan trọng

đối với sự phát triển chung của đất nước như học tập điện tử, kho dữ liệu số

mặc dù thị trường hiện vẫn còn nhỏ hẹp nhưng cũng được khá nhiều doanh nghiệp tham gia (trên dưới 20%) Trong khi đó, một lĩnh vực đang có sức

hấp dẫn cao trên thị trường là trò chơi điện tử lại số doanh nghiệp tham gia ít

(chưa đến 10%) Điều này có thể là do còn tồn tại nhiều rào cản về vốn, công nghệ, chính sách v.v hạn chế doanh nghiệp tham gia Một lĩnh vực

Trang 10

được đánh giá có tiềm năng cao là y tế điện tử cũng mới có rất ít doanh

nghiệp tham gia

Phần lớn các doanh nghiệp nội dung số Việt Nam đều mới thành lập hoặc mới tham gia hoạt động trong ngành này Có đến 40% số doanh nghiệp mới tham gia ngành này từ 1- 3 năm, 30% tham gia ngành này từ 3 - 5 năm, và chỉ

có khoảng 16,5% số doanh nghiệp có thâm niên trên 6 năm Có thể thấy ngành này có số công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ trọng rất cao (khoảng 40,6%), tiếp đó là công ty cổ phần (không có vốn nhà nước) với 25,2 % Nếu tính gộp thì riêng hai loại hình này đã chiếm tới trên 65% số doanh nghiệp

thành” của ngành công nghiệp còn rất non trẻ này

2 Một số tồn tại

- Việc đầu tư cho nghiên cứu phát triển các công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT và TT còn hạn chế về quy mô cũng như chiều sâu Ngành công nghệ thông tin và truyền thông là ngành có vòng đời công nghệ ngắn, đòi hỏi luôn luôn phải có sự đầu tư cho sự nghiên cứu đổi mới công nghệ

Việc đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) gần như chưa được quan tâm đúng mức ở các doanh nghiệp hiện nay, mặc dù ai cũng biết đây là đầu tư cho phát triển bền vững nhưng trên thực tế thì rất ít doanh nghiệp đầu

tư một cách bài bản và nghiêm túc Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thì hoàn toàn không có sự đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, hầu hết các Trung tâm R&D của các hãng này được tập trung một vài nơi và phục vụ cho tất cả các chi nhánh, việc sản xuất các sản phẩm như thế nào của các đơn vị này phụ thuộc hoàn toàn từ các trung tâm đó Với các doanh nghiệp trong nước, do nguồn lực hạn chế thì việc nghiên cứu và phát triển là điều cực kì khó khăn Hầu hết các doanh nghiệp này chi đầu tư nghiên cứu phát triển còn ít Bên cạnh đó Nhà nước cũng chưa có nhiều các

hỗ trợ đối với R&D

- Chúng ta thiếu các công nghệ nguồn để phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT và TT Cũng vì lẽ đó chúng ta chủ yếu là nghiên cứu, triển khai ứng dụng

- Còn thiếu các định hướng chiến lược mang tầm quốc gia về việc phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực này để từ đó có thể đầu tư, phát triển một cách hợp lý, huy động được cao nhất các nguồn lực của đất nước cho phát triển công nghệ cao

Ngày đăng: 03/12/2015, 14:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w