1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CUNG ỨNG ĐẦU VÀO PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỔ YÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN

96 570 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Thành tựu về kinh tế của nước ta hơn 10 năm qua là do nhiều nhân tố tác động trong đó phải kể đến sự đóng góp tích cực của của đổi mới kinh tế vĩ mô.

Trang 1

- 

 -luận văn tốt nghiệp đại học

TèM HIỂU TèNH HèNH CUNG ỨNG ĐẦU VÀO PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT TRấN ĐỊA BÀN

HUYỆN PHỔ YấN - TỈNH THÁI NGUYấN

Tờn sinh viờn : Dương Thị Duyờn Chuyờn ngành đào tạo : PTNT & KN Lớp : PTNT & KN - K50 Niờn khoỏ : 2005 - 2009

Giảng viờn hướng dẫn : ThS Đỗ Thị Thanh Huyền

HÀ NỘI - 2009

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng: mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trongluận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một đề tàinghiên cứu nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõnguồn gốc

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2009

Sinh viên

Dương Thị Duyên

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp đại học,ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ củacác cá nhân trong và ngoài trường

Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáotrong khoa Kinh tế và phát triển nông thôn cùng các thầy cô giáo trong trườngĐại học Nông nghiệp Hà Nội đã dìu dắt, dạy dỗ tôi trong quá trình học tập tạitrường Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Th.s Đỗ Thị Thanh Huyền đã tậntình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo UBND huyện Phổ Yên, phòngnông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên đã tạo mọi điều kiệnthuận lợi cho tôi trong quá trình thực tâp tốt nghiệp

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâmđộng viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2009

Sinh viên

Dương Thị Duyên

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC SƠ ĐỒ vi

DANH MỤC HỘP vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Lí luận về sản xuất nông nghiệp 4

2.1.2 Lí luận về đầu vào 5

2.1.3 Lí luận về cung ứng 7

2.1.4 Các nguồn cung ứng đầu vào trong nông nghiệp và chức năng của từng nguồn 8

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình cung ứng đầu vào 14

2.2 Cơ sở thực tiễn 16

2.2.1 Tình hình cung ứng đầu vào ở một số nước trên thế giới 16

2.2.2 Tình hình cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất nông nghịêp ở Việt Nam 19

PHẦN III : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 21

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 21

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 24

3.2 Phương pháp nghiên cứu 32

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 32

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 32

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 33

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 34

PHẦN IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35

Trang 5

4.1 Thực trạng sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên qua 3 năm (2006-

2008) 35

4.1.1 Tình hình sản xuất trồng trọt của các hộ nông dân trên địa bàn 35

4.1.2 Nhu cầu đầu vào phục vụ cho sản xuất trồng trọt của các hộ nông dân 41

4.2 Tình hình hoạt động của các nguồn cung ứng đầu vào trên địa bàn huyện Phổ Yên – Thái Nguyên 51

4.2.1 Hoạt động cung ứng đầu vào của phòng nông nghiệp huyện Phổ Yên 53

4.2.2 Hoạt động cho vay vốn của hệ thống các Ngân hàng 57

4.2.3 Hoạt động cung ứng đầu vào của các đoàn, hội 62

4.2.4 Hoạt động cung ứng đầu vào của hệ thồng đại lý bán buôn, bán lẻ vật tư nông nghiệp 69

4.2.5 Hoạt động cung ứng đầu vào của các Doanh nghiệp có quan hệ trên địa bàn.71 4.3 Đánh giá của người dân về các nguồn cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên 74

4.3.1 Mức độ tiếp cận với các nguồn cung ứng đầu vào của người dân 74

4.3.2 Đánh giá của người dân về hệ thống cung cấp vật tư nông nghiệp 75

4.3.2 Đánh giá của người dân về Hội nông dân 76

4.3.3 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 78

4.3.4 Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn 79

4.3.5 Ngân hàng chính sách xã hội 81

4.3.6 Hội phụ nữ 82

4.3.7 Các doanh nghiệp, công ty phục vụ sản xuất nông nghiệp 82

4.4 Một số định hướng giải pháp nhằm nâng cao khả năng cung ứng đầu vào phát triển sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên 84

4.4.1 Định hướng 84

4.4.2 Một số giải pháp 85

PHẦN V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89

5.1 Kết luận 89

5.2 Kiến nghị 90

5.2.1 Đối với Nhà nước 90

5.2.2 Đối với địa phương 90

5.2.3 Đối với người dân 91

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện (2006- 2008) 25

Bảng 3.2: Tình hình dân số, lao động của huyện qua 3 năm 2006- 2008 28

Bảng 3.3: Tình hình cơ sở vật chất của huyện năm 2008 29

Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm (2006- 2008) 31

Bảng 4.1: Kết quả sản xuất trồng trọt của huyện 3 năm 2006- 2008 37

Bảng 4.2: Chi phí đầu vào cho 1ha cây lương thực của các hộ điều tra 46

Bảng 4.3: Chi phí đầu vào cho 1ha chè của các hộ điều tra 47

Bảng 4.4: Chi phí đầu vào cho 1ha cây rau, màu của các hộ điều tra 49

Bảng 4.5: Chi phí đầu vào cho 1ha cây ăn quả của các hộ điều tra 51

Bảng 4.6: Kết quả hoạt động của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên qua 3năm 2006- 2008 55

Bảng 4.7: Trình độ của cán bộ, nhân viên phòng NN huyện Phổ Yên 57

Bảng 4.8: Kết quả hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng nông nghiệp và PTNT huyện Phổ Yên qua 3 năm 2006- 2008 59

Bảng 4.9: Kết quả hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phổ Yên qua 3 năm 2006- 2008 61

Bảng 4.10: Nội dung công tác cung ứng đầu vào trả chậm của hội nông dân 63

Bảng 4.11: Kết quả công tác cung ứng đầu vào trả chậm của hội nông dân huyện Phổ Yên 64

Bảng 4.12: Hoạt động cho vay vốn của Hội nông dân huyện Phổ Yên 65

Bảng 4.13: Hoạt động cho vay vốn của Hội phụ nữ huyện Phổ Yên 67

Bảng 4.14: Tình hình hoạt động của hệ thống cung ứng vật tư nông nghiệp huyện 70

Bảng 4.15: Hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên 72

Bảng 4.16: Xếp hạng cho điểm các nguồn cung ứng đầu vào trên địa bàn huyện Phổ Yên 74

Bảng 4.17: Chi phí đầu tư cho sản xuất nông nghiệp của huyện qua 3 năm 2006- 2008 80

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 4.1: Đồ thị về tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Phổ Yên qua các năm 35

Trang 7

Sơ đồ 4.2: Đồ thị cơ cấu sản xuất nông nghiệp xã Nam Tiến 36

Sơ đồ 4.3: Đồ thị cơ cấu sản xuất nông nghiệp của thị trấn Ba Hàng 38

Sơ đồ 4.4: Đồ thị cơ cấu sản xuất nông nghiệp xã Minh Đức 40

Sơ đồ 4.5: Đồ thị cơ cấu sản xuất nông nghiệp xã Vạn Phái 41

Sơ đồ 4.6: Lịch thời vụ của xã Nam Tiến 42

Sơ đồ 4.7: Lịch thời vụ của xã Minh Đức 43

Sơ đồ 4.8: Lịch thời vụ của xã Vạn Phái 44

Sơ đồ 4.9: Lịch thời vụ của thị trấn Ba Hàng 44

Sơ đồ 4.10: Sơ đồ venn về quan hệ giữa các tổ chức với hộ nông dân trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên 52

Sơ đồ 4.11: Các kênh cung ứng đầu vào của phòng nông nghiệp huyện Phổ Yên 53

Sơ đồ 4.12: Kênh cung ứng vốn của Ngân hàng NN &PTNT huyện Phổ Yên 58

Sơ đồ 4.13: Kênh cung ứng vốn của Ngân hàng CSXH huyện Phổ Yên 60

Sơ đồ 4.14: Đồ thị về tình hình cho vay vốn của Hội nông dân huyện Phổ Yên 66

Sơ đồ 4.15: Đồ thị về tình hình cho vay vốn của Hội phụ nữ huyện Phổ Yên 68

Sơ đồ 4.16: Các kênh cung ứng đầu vào của hệ thống vật tư NN huyện Phổ Yên 69

DANH MỤC HỘP Hộp 4.1: Dự án trồng ớt xuất khẩu 73

Hộp 4.2: Dự án xây dựng vùng nguyên liệu măng tre lục trúc ổn định 73

Hộp 4.3: Cung ứng đầu vào của Hội nông dân 77

Hộp 4.4: Số vốn vay của Ngân hàng nông nghiệp và PTNT 79

Trang 8

Cơ cấuChính sách xã hộiDoanh nghiệpĐơn vị tínhHợp tác xãKhoa học kỹ thuậtLao động

Mức đầu tưNông nghiệpPhát triển nông thôn

Số lượngSản xuấtTrung học cơ sởTrung học phổ thôngTriệu đồng

Thành tiền

Uỷ ban nhân dân

Tổ chức thương mại thế giớiĐánh giá nông thôn có sự tham gia

Trang 9

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đầu vào là yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu trong bất cứ hoạtđộng sản xuất kinh doanh nào, cả trong nông nghiệp, công nghiệp cũng nhưcác hoạt động dịch vụ Đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, nông dân cầnnhiều các yếu tố như vốn, lao động, kỹ thuật, vật tư,…để phục vụ sản xuất donông nghiệp mang tính thời vụ và tính rủi ro cao, chịu ảnh hưởng nhiều củađiều kiện thời tiết khí hậu Bên cạnh đó, nông dân thường là những người cótrình độ học vấn thấp, ít được tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại, tiếp cậnvới thông tin thị trường kém, bảo thủ, ngại đổi mới trong phương thức làm ăn.Với nguồn vốn hạn chế người dân không đủ lực để cải tiến những phươngthức sản xuất truyền thống của mình Do vậy việc cung cấp các yếu tố đầuvào cho nông dân một cách đầy đủ, hợp lý và kịp thời vụ là rất cần thiết

Mặt khác, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và cung ứng dịch vụ,vật tư nông nghiệp gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, thườngphân phối qua nhiều khâu trung gian khi đến tay người dân thì giá quá cao vànhiều khi không đáp ứng đủ nhu cầu của nông dân Nhất là đối với các doanhnghiệp tham gia cung ứng phân bón, việc cung ứng sản phẩm còn chưa cómột mô hình kinh tế rõ rệt mạnh ai nấy làm, cung ứng manh mún, tản mạn

Kể cả các doanh nghiệp nông nghiệp được hỗ trợ đầu vào có nhiều lợi thếcạnh tranh nhưng cũng chưa tổ chức được hệ thống cung ứng phân bón hoànthiện, đảm bảo giá bán đến người dân và mang lại hiệu quả Bên cạnh đó các

tổ chức, đoàn thể quần chúng ở cơ sở là những trung gian hoạt động rất hiệuquả nhưng chưa được sử dụng một cách tích cực và chưa phát huy được hếtvai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình

Do vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để các doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh và dịch vụ vật tư trong lĩnh vực nông nghiệp và những người sản xuấtnông nghiệp gặp gỡ và trao đổi với nhau tạo thuận lợi cho việc đầu tư phát

Trang 10

triển sản xuất nông nghiệp cũng như vấn đề tiêu thụ sản phẩm của doanhnghiệp Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập tổ chứcthương mại thế giới WTO, các chính sách hỗ trợ bóp méo giá thương mại bịcắt giảm thì vấn đề này càng trở nên bức thiết Làm thế nào để đảm bảo đượcnguồn cung ứng đầu vào vững chắc cho sản xuất nông nghiệp, dung hoà hợp

lý giữa giá bán các sản phẩm sản xuất trong nước với giá nhập khẩu, đảm bảolợi ích cộng đồng trong dây chuyền cung ứng giữa người sản xuất, ngườinhập khẩu và người dân? Đã có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề này nhưngđến nay vẫn chưa có những giải pháp cụ thể và thiết thực cho vấn đề này

Phổ Yên là một huyện trung du miền núi, nằm ở phía nam của tỉnh TháiNguyên Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội huyện còn gặp nhiều khókhăn nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là hoạt động sảnxuất trồng trọt Trình độ dân trí chưa cao, các thông tin thị trường còn xa lạvới nông dân, dịch vụ và các ngành kinh doanh phục vụ nông nghiệp ít pháttriển, nguồn vốn đầu tư còn ít Đặc biệt nông dân còn nhiều hạn chế trong vấn

đề tiếp cận các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất Do vậy chúng tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu tình hình cung ứng đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 11

- Tìm hiểu tình hình cung ứng đầu vào phục vụ hoạt động sản xuấttrồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên.

- Tìm hiểu những nhận xét, đánh giá của người dân về các nguồn cungứng đầu vào phục vụ sản xuất trồng trọt

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cung ứng đầu vàophục vụ sản xuất trồng trọt cho nông dân trên địa bàn

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: là các hộ nông dân hoạt động sản xuất trồngtrọt và các nguồn cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất trồng trọt trên địa bàn

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi nội dung: các nguồn cung ứng đầu vào chủ yếu phục vụ hoạtđộng sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên và đánh giá của nôngdân về các nguồn cung ứng đó

+ Phạm vi không gian: đề tài được nghiên cứu tại huyện Phổ Yên - tỉnhThái Nguyên

+ Phạm vi thời gian: thời gian thu thập số liệu trong vòng 3 năm từ năm2006- 2008 Thời gian tiến hành nghiên cứu từ ngày 8/1/2009 đến ngày10/5/2009

PHẦN II : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Trang 12

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Lí luận về sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn giasúc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồngchính và chăn nuôi đàn gia súc Công việc nông nghiệp cũng được biết đếnbởi những người nông dân, trong khi đó các nhà khoa học, những nhà phátminh thì tìm cách cải tiến phương pháp, công nghệ và kỹ thuật để làm tăngnăng suất cây trồng và vật nuôi Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọngtrong nền kinh tế mỗi nước, đặc biệt là trongcác thế kỷ trước đây khi côngnghiệp chưa phát triển và nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế biếnnông sản và công nghệ sau thu hoạch

Có hai loại nông nghiệp chính:

• Nông nhiệp thuần nông hay nông nhiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuấtnông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ chochính gia đình của mỗi người nông dân Không có sự cơ giới hóa trongnông nghiệp sinh nhai

• Nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đượcchuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất, gồm cả việc sử dụng máymóc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩmnông nghiệp Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, baogồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lại tạogiống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao Sản phẩm đầu

ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thịthường hay xuất khẩu Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệpchuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính caonhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi

2.1.2 Lí luận về đầu vào

a Khái niệm về đầu vào

Trang 13

Đầu vào là các chi phí về lao động, vật tư, tiền vốn trong hoạt độngsản xuất kinh doanh (Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2005)

Theo quan điểm cổ điển, đầu vào chỉ bao gồm nguyên liệu, vốn vàlao động còn theo quan điểm mới ngoài các yếu tố trên đầu vào còn cóđóng góp của tri thức Trong nền kinh tế tri thức, đầu vào này sẽ chiếm một

tỷ trọng rất lớn so với các đầu vào còn lại

Theo quan điểm của các nhà kinh tế, đầu vào là các nhân tố sản xuất(tư bản, lao động,…) được đưa vào quá trình sản xuất và kết hợp với nhau

để tạo ra sản lượng Nó là các khoản tài nguyên tiêu tốn tính theo giá thịtrường và được biểu hiện bằng chi phí sản xuất: tiền mua nguyên vật liệuvật tư, chi phí thuê lao động, địa điểm,… Trong sản xuất kinh doanh cácchủ doanh nghiệp phải lựa chọn đầu vào tối ưu và sử dụng có hiệu quả cácđầu vào đó để tối thiểu hoá chi phí sản xuất và tối đa lợi nhuận

b Các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp

Trong nông nghiệp các yếu tố đầu vào bao gồm: đất đai, lao động

và các tư liệu sản xuất khác Tuy nhiên trong phạm vi đề tài thì chủ yếunghiên cứu đến các yếu tố đầu vào như: vốn, lao động, vật tư (giống, phânbón, thuốc bảo vệ thực vật), kỹ thuật và một số yếu tố khác

- Vốn: là yếu tố nội lực quan trọng nhất của các doanh nghiệp cũng

như trong các nông hộ, nó ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp và có ý nghĩaquyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, củanông hộ Đây là điều kiện để các hộ tái đầu tư mở rộng sản xuất, nâng caonăng suất, sản lượng

- Lao động: Theo Ricacdo thì “lao động là cha, đất đai là mẹ đẻ ra

của cải vật chất” Lao động là hoạt động có mục đích của con người thôngqua công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động để biến đổi chúngthành của cải vật chất cho nhu cầu của mình Lao động không thể thiếutrong các hoạt động sản xuất kinh doanh Xu hướng hiện nay là giảm dần

Trang 14

lao động chân tay, tăng cường lao động trí óc, giảm sự vất vả, nặng nhọccho con người và tăng năng suất, hiệu quả lao động.

- Vật tư nông nghiệp( giống, phân bón, thuốc BVTV,…) và các

yếu tố khác cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động sản xuất trồngtrọt, tác động trực tiếp tới năng suất, phẩm chất của cây trồng Nếu sửdụng các yếu tố này một cách cân đối, hợp lý thì vừa nâng cao năng suất,hiệu quả đầu tư vừa góp phần bảo vệ, cải tạo đất

c Vai trò của các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp:

Đầu vào là yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu trong bất cứhoạt động sản xuất kinh doanh nào,muốn tiến hành sản xuất thì phải cócác yếu tố đầu vào Nhất là trong nông nghiệp đầu vào là yếu tố quantrọng và rất cần thiết nó bao gồm đất đai, lao động, vốn và các tư liệu sảnxuất khác Nó là nhân tố quyết định trực tiếp đến kết quả của hoạt độngsản xuất kinh doanh Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao do vậyviệc sử dụng các yếu tố đầu vào đầy đủ, kịp thời sẽ quyết định thắng lợicủa cả quá trình sản xuất Sử dụng đầu vào đúng lúc, hợp lý còn có thểgiảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, tăng lợi nhuận và thu nhập chongười lao động

Các yếu tố đầu vào quyết định trực tiếp tới lượng sản phẩm đầu ra.Trong sản xuất nông nghiệp, sản lượng đầu ra (Q) là năng suất cây trồng,vật nuôi đạt được trên một đơn vị diện tích, các yếu tố đầu vào (X1,X2,…

Xn) là lượng giống, phân bón, thuốc BVTB, công lao động đầu tư trên đơn

vị diện tích đó trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh

Q= f(X1,X2,…,Xn)

2.1.3 Lí luận về cung ứng

a Khái niệm về cung ứng

Trang 15

Cung ứng là hoạt động cung cấp sản phẩm hàng hoá cho thị trườngnhằm đáp ứng nhu cầu cả về sản xuất và tiêu dùng Cung ứng là quá trìnhhoạt động kinh doanh bắt đầu từ khâu tạo nguồn hàng cho đến khâu hàng hoádịch vụ đó đến tận tay người tiêu dùng Trong nền kinh tế mở như hiện naythì việc cung ứng sản phẩm cho người tiêu dùng đang được các nhà sản xuất,kinh doanh đặc biệt quan tâm Việc xác định được những sản phẩm mà ngườitiêu dùng đang cần là một vấn đề quan trọng góp phần vào việc nâng cao kếtquả kinh doanh của từng đơn vị Cung ứng làm tăng sức mua của người dân,tạo động lực cho sản xuất phát triển, làm tăng sản lượng hàng hoá, tăng thunhâp cho người lao động.

Cung ứng sản phẩm là cầu nối trung gian giữa người bán và người mua.Đối với người bán, nếu cung ứng tốt tức chuyển được nhiều sản phẩm hànghoá tới người tiêu dùng và đạt được hiệu quả cung ứng cao, lợi nhuận thuđược lớn, có được độ tin cậy trên thị trường Còn đối với người mua, nếu hoạtđộng này có hiệu quả thì người mua sẽ mua được hàng hoá mà họ cần, họkhông mất nhiều thời gian để tìm kiếm những sản phẩm mà họ cần Họatđộng cung ứng ngày càng nhiều thì người tiêu dùng không phải đi xa để muanhững sản phẩm mà họ cần

b Vai trò của cung ứng đầu vào trong sản xuất nông nghiệp

- Trong sản xuất nông nghiệp việc cung ứng đầy đủ, kịp thời các yếu tốđầu vào là rất quan trọng và cần thiết, tạo điều kiện để đầu tư thâm canh tăngnăng suất, chất lượng sản phẩm, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lựccủa địa phương như đất đai, lao động, vốn…

- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu,mùa vụ và đặc tính sinh thái của cây trồng, vật nuôi do vậy việc cung ứng đầuvào một cách đầy đủ, kịp thời sẽ quyết định thắng lợi của cả quá trình sản xuất,giảm bớt chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng thu nhập cho người lao động

Trang 16

- Đáp ứng các yêu cầu về đầu vào cho sản xuất nông nghiệp của các hộ nôngdân, cung cấp cho người dân những giống mới, kỹ thuật mới có năng suất, chấtlượng cao, tăng cường hợp tác liên doanh, liên kết trong nông nghiệp, nông thôn.

c Đặc điểm của cung ứng đầu vào trong sản xuất nông nghiệp

Những đặc điểm của cung ứng đầu vào trong sản xuất nông nghiệp gắnliền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và thị trường nông sản

- Mang tính thời vụ cao Hoạt động cung ứng đầu vào diễn ra mạnh mẽvào những thời điểm nhất định Chẳng hạn hoạt động cung ứng giống, phânbón sôi nổi vào đầu và giữa vụ sản xuất, còn hoạt động tập huấn kỹ thuật diễn

ra nhiều vào thời gian nông nhàn

- Việc cung ứng chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu.Nhất là đối với đầu vào giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật dễ bị hư hỏng,giảm chất lượng trong quá trình bảo quản, vận chuyển

- Thu hồi vốn chậm do chu kỳ sản xuất nông nghiệp dài

- Cung ứng mang tính phân tán, ít tập trung

Cung ứng đầu vào trong nông nghiệp Cung ứng đầu vào trong công nghiệp-Thu hồi vốn chậm

- Không mang tính thời vụ

2.1.4 Các nguồn cung ứng đầu vào trong nông nghiệp và chức năng của từng nguồn

a Các cơ quan về nông nghiệp : sở nông nghiệp, phòng nông nghiệp …

Có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất của các hộ nôngdân.Thực hiện tập trung công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đưacác giống mới có tiềm năng năng suất, hiệu quả kinh tế cao vào trong sản xuấtnhư các giống lúa lai, ngô lai và một số loại cây trồng có giá trị kinh tế caokhác Tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật xây dựng triển khai

Trang 17

thực hiện các mô hình trình diễn, phối hợp với UBND các cấp, các tổ chứcđoàn thể làm tốt công tác tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân.

Phối hợp chặt chẽ với Đảng uỷ, chính quyền các cấp, các ngành chứcnăng tổ chức triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông lâmnghiệp Tổ chức xây dựng mô hình đưa giống mới có năng suất cao, phẩmchất tốt vào sản xuất đồng thời thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nông dântrong sản xuất nông lâm nghiệp

Phối hợp với các ngành chức năng, UBND các xã thị trấn làm tốt côngtác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm Phối hợp với Trạm bảo

vệ thực vật, ban chỉ đạo sản xuất các cấp làm tốt công tác dự tính, dự báo đảmbảo an toàn dịch bệnh cho cây trồng

b Ngân hàng và các tổ chức tín dụng

Trong điều kiện hiện nay, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn,

cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu Muốn cải thiện tình hình đó phải tăng cườngcác nguồn vốn tín dụng để đầu tư phát triển nông thôn Hoạt động tín dụngnhằm cung ứng vốn vay cho các yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh nôngnghiệp, chế biến, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở khu vực nông thôn Sự thamgia của của các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng nhằm cung ứng vốn kịp thời,lành mạnh tránh những tiêu cực của hoạt động tín dụng phi chính thống Vốnđầu tư của ngân hàng không những tham gia vào quá trình sản xuất bằng hìnhthức bổ xung vốn lưu động, mà còn là còn là vốn đầu tư trung hạn và dài hạnnhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến cho quá trình sản xuất Cáccông trình đầu tư nhằm phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất, phân phối,trao đổi, tiêu dùng đó là: công nghiệp chế biến nông sản phẩm, ngành cơ khíphục vụ nông nghiệp, dịch vụ đầu vào, đầu ra, công trình thuỷ lợi, hệ thốngđường giao thông, mạng lưới điện… nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp,xây dựng nông thôn mới Cùng với việc đầu tư xây dựng và cải tạo nhữngcông trình trình trên Nhà nước cầm đầu tư xây dựng các công trình phục vụcho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ kỹ thuật để tạo ra những

Trang 18

giống cây, con mới đưa vào sản xuất, từ đó tăng năng suất và đem lại hiệu quảkinh tế Ở các vùng nông thôn thì nông dân chủ yếu tiếp cận với Ngân hàng

NN và PTNT và ngân hàng chính sách xã hội Nó đã và đang đóng vai trò chủđạo và chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn Đáp ứng đầy

đủ vốn cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần đáng kể cho sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Tổ chức thựchiện tốt chức năng hoạt động kinh doanh có hiệu quả gắn liền với chức năngphục vụ mục tiêu chương trình, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cácđịa phương Đầu tư tín dụng phát triển công nghiệp chế biến chăn nuôi đại giasúc, trồng cây công nghiệp

Bên cạnh đó, các hình thức tín dụng phi chính thống (vay bạn bè, họhàng, vay lãi suất ngoài,…) cũng có vai trò quan trọng trong việc tăng cườngnguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp Đặc bịêt là ở khu vực nôngthôn, tín dụng phi chính thống là hình thức tín dụng truyền thống và được sửtương đối phổ biến Nông dân có thể tìm đến các nguồn cho vay lãi ngoài khicần thiết, vay họ hàng, bạn bè hay những người thân thiết hay họ cũng có thểtham gia chơi họ, phường để tập trung nguồn vốn giúp nhau phát triển sảnxuất Ngày 27/11, Thủ tướng ban hành Nghị định 144 về hụi, họ Lần đầutiên, vấn đề chơi hụi, họ của người dân chính thức được pháp luật thừa nhận

và bảo vệ về quyền và lợi ích hợp pháp của người chơi hụi, họ thì các hoạtđộng này sẽ ngày càng phổ biến hơn

c Các tổ chức đoàn thể xã hội

Đây là những tổ chức đoàn thể do người dân tự nguyện lập nên nhằmđáp ứng nhu cầu của từng nhóm hay cộng đồng trong việc tương trợ giúp đỡnhau về đời sống, sinh hoạt xã hội Các tổ chức quần chúng như Đoàn thanhniên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh được lập ra bởicác nhu cầu khác nhau về xã hội, kinh tế, tín dụng, nghề nghiệp Các tổ chứcnày gắn kết các thành viên và hoạt động theo pháp luật và những quy định của

tổ chức đoàn thể Các tổ chức này được lập ra do nhu cầu cần thiết của các

Trang 19

thành viên, người lãnh đạo và các thành viên đều tự nguyện hào hứng thamgia các hoạt động vì lợi ích chung Thông qua vai trò thành viên của một tổchức, các cá nhân trở nên tích cực hơn, tự giác hơn, họ sẵn sang tham gia cáchoạt động mang lại lợi ích thiết thân và cho các thành viên khác Ở nôngthôn, các thành viên của các tổ chức này còn gắn kết với nhau bởi tình làng,nghĩa xóm Ở khu vực nông thôn nước ta, các tổ chức Hội phụ nữ, Đoànthanh niên, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh có vai trò tích cực trong cáchoạt động khuyến nông, xoá đói giảm nghèo cho các thành viên, tín dụng, vậnđộng các thành viên tham gia tích cực các hoạt động sản xuất văn hoá, y tế,giáo dục, môi trường… Góp phần đẩy mạnh các phong trào, hoạt động củađịa phương, hỗ trợ, giúp đỡ bà con nông dân vươn lên, mở rộng và nâng caonăng suất, hiệu quả lao động Trong đó hoạt động cung ứng, hỗ trợ đầu vàocho nông dân phục vụ sản xuất đang rất được chú ý và có ý nghĩa quan trọng.

- Hội nông dân: có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ, giúp đỡ

nông dân cải hiện đời sống, phát triển sản xuất kinh doanh Thông qua cácchương trình liên tịch với một số ban ngành, Hội nông dân đã thực hiện tổchức tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ đến nông dân, phối hợp vớicác tổ chức tín dụng như Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn,Ngân hàng chính sách xã hội thành lập các tổ vay vốn, vận động xây dựngQuỹ hỗ trợ nông dân, trực tiếp hỗ trợ cho nông dân nghèo vay vốn pháttriển sản xuất có hiệu quả Ngoài ra, ở nhiều nơi Hội nông dân các cấp còn

có những đóng góp rất lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ xoá đói giảmnghèo Hàng năn hội tổ chức những phong trào tạo khí thế thi đua lao độngsản xuất ở các làng bản thôn, xóm, thường xuyên đổi mới nội dung hoạtđộng, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, bám sát thực tế giúp hộiviên phát triển kinh tế Giúp đỡ các hôị viên thông qua các hình thức nhưgiúp ngày công lao động, giúp vay vốn, chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu hộiviên tham gia các lớp tập huấn, tiếp thu tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất Hội

Trang 20

nông dân các cấp còn chủ động liên hệ và phối hợp với các công ty sảnxuất phân bón, giống, thức ăn chăn nuôi tổ chức cung ứng đầu vào chonông dân theo phương thức trả chậm, giúp nông dân có điều kiện đầu tưcho sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi Nước ta đãgia nhập và cam kết thực hiện các quy định của tổ chức thương mại thếgiới WTO, và Hội nông dân có trách nhiệm tuyên truyền nâng cao hiểu biếtcho nông dân về những cam kết trong nông nghiệp và các thoả thuận, quyđịnh của WTO Hội phải tăng cường đẩy mạnh hoạt động, phong trào củahội, đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân về vốn, chuyển giaokhoa học kỹ thuật Đẩy mạnh đào tạo nghề cho nông dân nhất là những nơi

bị thu hồi đất, phát triển ngành nghề, làng nghề truyền thống ở địa phương

để tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân

- Bên cạnh đó hội phụ nữ cũng có vai trò rất quan trọng trong quá trình

phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam Với chức năng đại diện chăm locho quyền lợi phụ nữ, các cấp hội phụ nữ đã tập trung chỉ đạo, triển khainhiều phong trào, chương trình thiết thực hỗ trợ phụ nữ và gia đình phát triểnkinh tế, xoá đói giảm nghèo, các hoạt động hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triểnkinh tế gia đình Phát động và tổ chức tốt các phong trào : “phụ nữ giúp nhaulàm kinh tế”, “ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, “phụ nữ sản xuất giỏi”,

“chương trình hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập”…Nguồn vốn hỗ trợphụ nữ phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo được các cấp hội tập trung khaithác từ ngân hàng, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, từ quỹ tiếtkiệm của chị em Hội chủ động tín chấp với Ngân hàng nông nghiệp và pháttriển nông thôn, thực hiện uỷ thác của Ngân hàng chính sách xã hội cho phụ

nữ vay vốn với cách thức vay trả linh hoạt, phù hợp Không chỉ góp vốn cáccấp hội còn tranh thủ nguồn lực để tổ chức tập huấn, hội thảo tham quan môhình, chuyển giao khoa học kỹ thuật Hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làmcho phụ nữ cũng được hội phụ nữ nhiều nơi đẩy mạnh Với việc dạy các nghề

Trang 21

truyền thống và một số ngành nghề mới cho nữ nông dân nghèo, trẻ em gái ởcác địa bàn có khu du lịch, trung tâm giao lưu, tìm nguồn hàng và tạo việclàm tại chỗ giới thiệu việc làm, cung ứng lao động cho doanh nghiệp trong vàngoài nước đã giúp chị em nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Ngoài ra các tổ chức đoàn thể khác như Đoàn thanh niên, hội cựuchiến binh… cũng có vai trò đáng kể trong việc hỗ trợ giúp đỡ nông dânphát triển sản xuất

d Các doanh nghiệp, nhà máy phục vụ, hỗ trợ, cung ứng cho sản xuất NN

Đây là nơi sản xuất, cung ứng, hỗ trợ nguồn vốn, kỹ thuật và cácsản phẩm khác cho nông dân Họ thường xuyên đổi mới công nghệ, cảithiện nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất của nôngdân Thường xuyên tìm ra các công thức mới có năng suất, chất lượng caophù hợp với yêu cầu thị trường Tuy nhiên hiện nay việc cung ứng của cácdoanh nghiệp còn một số hạn chế, việc cung ứng chưa có một mô hình rõrệt mạnh ai nấy làm, cung ứng còn manh mún, tản mạn, còn qua nhiềutầng nấc trung gian làm tăng chi phí đẩy giá bán lên cao Kể cả một sốdoanh nghiệp Nhà nước được hỗ trợ đầu vào, có lợi thế cạnh tranh nhưngcũng chưa tổ chức được hệ thống cung ứng hoàn thiện, đảm bảo giá bánđến nhân dân và mang lại hiệu quả

Ngày nay khi kinh tế mở cửa, dịch vụ phát triển thì hệ thống các đại

lý bán buôn, bán lẻ ngày càng phát triển ở các địa phương Đây là nguồncung ứng đầu vào trực tiếp cho nông dân Nó có thể đáp ứng nhanh gọn,đầy đủ, kịp thời nhu cầu đầu vào phục vụ sản xuất

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình cung ứng đầu vào

a Giá cả

Đây là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng tới quá trình cung ứng và tiêu thụsản phẩm Nó vừa quyết định sức mua của người nông dân và niềm tin của họ

Trang 22

đối với mặt hàng đó vừa góp phần giúp doanh nghiệp bán được hàng hoá,thực hiện mục tiêu lợi nhuận, nâng cao uy tín của doanh nghiệp Đặc biệt làtrong sản xuất nông nghiệp giá cả của các yếu tố đầu vào ảnh hưởng rất lớnđến tình hình đầu tư, mở rộng sản xuất Khi mức giá quá cao bà con nông dân

sẽ không có đủ tiền mua hoặc mua ít Khi mức giá thấp có thể bà con nôngdân có lợi nhưng có thể ảnh hưởng lợi nhuận của doanh nghiệp và người dân

có thể ngi ngờ về chất lượng sản phẩm cung ứng

Theo tiến sĩ Đặng Kim Sơn thì thị trường vẫn là thách thức đối vớingười dân Việt Nam Giá dầu mỏ lên 50 năm tới có xu hướng tăng và cạn kiệtkéo theo sự tăng giá phân bón, thuốc trừ sâu khiến đầu vào sản xuất nôngnghiệp ngày càng tăng Khi giá cả gia tăng, cánh kéo giá luôn nghiêng về phíabất lợi cho người sản xuất nông nghiệp và người dân

b Chất lượng sản phẩm và thương hiệu sản phẩm.

Chất lượng sản phẩm cao hay thấp đều tác động mạnh mẽ đến hoạtđộng cung ứng và tiêu thụ sản phẩm Các yếu tố đầu vào trong sản xuất nôngnghiệp thường phát huy hiệu quả nhanh chóng do vậy bà con nông dân có thể

dễ dàng thấy được tác dụng, vai trò và sử dụng các đầu vào có chất lượngcao Và các sản phẩm đã khẳng định được thương hiệu, uy tín về chấtlượng sẽ là lựa chọn của các hộ nông dân

c Tập quán và trình độ của người sản xuất

Các yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình cung ứng đầu vàophục vụ sản xuất Nông dân thường là những người có học vấn thấp haybảo thủ, ít chịu tiếp thu những kỹ thuật mới Họ thường cho mình là đúng,thường làm theo những cái cũ, những cái truyền thống, những phương pháp

đã in sâu vào cách thức sản xuất của họ Do vậy những cơ quan, tổ chứccần chú ý đến những đặc điểm này để có những phương pháp, cách thứccung ứng cho phù hợp

d Hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước

Trang 23

Thành tựu về kinh tế của nước ta hơn 10 năm qua là do nhiều nhân

tố tác động trong đó phải kể đến sự đóng góp tích cực của của đổi mớikinh tế vĩ mô Sự đổi mới này diễn ra trên tất cả các ngành, các lĩnh vựcsản xuất Trồng trọt cũng như các ngành khác, muốn mở rộng quy mô vàhiệu quả sản xuất nhất thiết phải có hệ thống chính sách kinh tế thích hợptạo nhằm tạo dựng mối quan hệ hữu cơ giữa các nhân tố với nhau để tạo

ra hiệu quả kinh doanh cao nhất Kết quả sản xuất phụ thuộc nhiều vàochính sách kinh tế, các chính sách thích hợp sẽ khuyến khích sản xuấtphát triển Các chính sách tác động trực tiếp hay gián tiếp tới việc cungứng đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp như: chính sách đất đai, chínhsách tín dụng, chính sách thuế đầu vào, chính sách trợ giá đầu vào…Nhất

là khi nước ta đã gia nhập tổ chức WTO phải thực hiện các cam kếtthương mại thì nhân tố này càng trở nên quan trọng hơn

e Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật

Đây là những yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu khi tiếnhành hoạt động sản xuất kinh doanh Và trong hoạt động cung ứng đầuvào phục vụ sản xuất nông nghiệp thì vốn và cơ sở vật chất kỹ thuậtcũng có ý nghĩa rất quan trọng Nó quyết định đến mức độ và khả năngcung ứng của các doanh nghiệp cũng như các cơ quan, tổ chức tham giacung ứng Ngoài ra các yếu tố về cơ sở vật chất như: cơ sở hạ tầng,thông tin liên lạc…giúp lưu thông, tiêu thụ hàng hoá đầu vào, đầu ra,nhanh chóng thuận tiện

f Thời vụ

Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ do vậy việccung ứng đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp cần chú ý đến đặc tínhsinh học, mùa vụ cũng như các thông số kỹ thuật khác của từng loại đốitượng sản xuất Ở các thời vụ khác nhau thì mức độ tiêu thụ các loại đầu

Trang 24

vào có sự khác nhau do vậy việc cung ứng phải có sự khác biệt giữa cácđối tượng và thời điểm sản xuất.

đi, Trung Quốc quyết định áp dụng những chính sách tập trung hỗ trợnông nghiệp sản xuất sản phẩm chất lượng cao Các chương trình khuyếnnông chuyển giao giống trái cây, lúa lai chất lượng cao, sản xuất đỗ tươngxuất khẩu kết hợp cải tạo đất, dự án sản xuất giống vật nuôi, nâng cao sảnlượng sữa…được tập trung góp phần nâng cao thu nhập và chất lượngcuộc sống của nông dân Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng,góp phần đẩy mạnh tiêu thụ nông sản Thông qua chương trình khuyếnnông quốc gia giống mới cung cấp cho nông dân gần như cho không, hàngloạt các hoạt động tập huấn, mô hình trình diễn được tổ chức giúp ngườidân nắm bắt kỹ thuật

Trang 25

châu á (ADB) cho vay 3 tỉ USD với lãi suất ưu đãi Tổ chức Nông- Lươngcủa Liên hợp quốc (FAO) đã giúp In-đô-nê-xi-a khoảng 150 dự án Nhữngnăm 80 đến nay, kinh tế In-đô-nê-xi-a, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp đãphục hồi và có bước phát triển, sản lượng nông nghiệp tăng với tốc độ4%/năm In-đô-nê-xi-a đã thực hiện một cuộc cải cách lớn các chính sáchnông nghiệp Chính phủ In-đô-nê-xi-a đã đẩy mạnh phát triển thị trườngcác yếu tố đầu vào sản xuất nông nghiệp để giúp người sản xuất có thểtiếp cận với giống cây trồng có năng suất cao, phân bón và các đầu vàochủ yếu khác Trước đây, Chính phủ In-đô-nê-xi-a trợ cấp mạnh mẽnguồn phân bón; khoảng 75% giá phân bón được trợ cấp trực tiếp từ ngânsách nhà nước thông qua một tổ chức kinh doanh độc quyền của Nhà nướcgọi là RUSRI (thành lập từ 1979) Năm 1988, Chính phủ In-đô-nê-xi-aquyết định việc lưu thông phân bón thông qua các hợp tác xã (KUD) Giáphân bón được thống nhất trong cả nước: giá bán trong nước thấp hơn giáquốc tế là 50% Kết quả là ngay cả những vùng có lợi thế sản xuất gạonhất của In-đô-nê-xi-a, năng suất giảm từ 1-2 tấn/ha, do sự chi phối củayếu tố phân bón Nâng cao hiệu quả của thị trường phân bón, đẩy mạnhtăng trưởng sản xuất nông nghiệp, Chính phủ In-đô-nê-xi-a đã loại bỏ dầndần trợ giá cho phân bón, tiến tới cho phép bất cứ thành phần nào đều cóthể tham gia; loại bỏ sự kiểm soát nhập khẩu phânbón Tuy là nước xuấtkhẩuphân u-rê nhưng In-đô-nê-xi-a lại nhập khẩu phân phốt pho Đầu tưvào hệ thống hợp tác xã Hệ thống hợp tác xã đóng vai trò rất quan trọngtrong việc phân phối các đầu vào sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ sảnphẩm cho người nông dân Với một số chính sách cấp thiết và hữu hiệu,cùng với sự phát triển theo hướng đồng bộ hệ thống nghiên cứu, khuyếnnông, tín dụng nông thôn, xây dụng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thônIn-đô-nê-xi-a đang hướng tới tạo lập những tiền đề để đẩy mạnh tăngtrưởng và phát triển một ngành nông nghiệp toàn diện, tiên tiến, hiện đại.

Trang 26

c

Thái Lan

Trong nông nghiệp, việc ổn định đầu vào, đầu ra của sản xuất là nộidung chủ yếu các chính sách của Thái Lan Chính phủ hết sức quan tâm

và có nhiều biện pháp hữu hiệu về giá lương thực, giá vật tư, về ứng dụng

kỹ thuật tiến bộ,về chính sách đầu tư trong nông nghiệp Ổn định giá vật

tư nông nghiệp mà chủ yếu là phân bón cũng là một biện pháp quan trọngthúc đẩy sản xuất Khoảng 2.1 triệu tấn phân bón được sử dụng ở TháiLan trong năm 1989, trong đó gần 27% được lưu thông qua khu vực côngcộng và 73% còn lại chuyển qua kênh phân phối của khu vực tư nhân Cáckênh khu vực công cộng gồm có: Tổ chức lưu thông dành cho nôngdân(MOF), Ngân hàng nông nghiệp và các HTX nông nghiệp (BAAC),văn phòng các quỹ viện trợ trồng lại cây cao su (ORRAF) BAAC là tổchức phân phối nhiều nhất trong khu vực công cộng, chiếm 80% trongtổng số của khu vực này Trước năm 1981, khoản tín dụng của BAACkhông bao gồm các loại phân hoá học Sau đó, BAAC đưa ra hệ thống tíndụng bằng hiện vật để cung cấp phân bón và các vật tư nông nghiệp kháccho khách hàng của mình.Ngoài ra, MOF được thành lập từ 1975 như mộtcông cụ để ổn định giá phân bón của thị trường trong nước Tổ chức nàycung cấp phân bón cho nông dân và các hiệp hội HTX với giá trợ cấp,người nông dân phải chịu chi phí vận chuyển trong nước và chi phí bảoquản Khách hàng của MOF mua cùng một mức giá Và Chính phủ nướcnày cũng hết sức quan tâm đầu tư cho hệ thống nghiên cứu, triển khai,mời chuyên gia đến trao đổi kinh nghiệm, nhập nội các giống tốt và cácquy trình công nghệ tiên tiến: cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài, dànhmột khoản tiền lớn để thực hiện việc chuyển giao công nghệ đến hội nôngdân, đến đồng ruộng…

2.2.2 Tình hình cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất nông nghịêp ở Việt Nam

Trang 27

Trong những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam có những bướcphát triển mạnh mẽ, sản lượng nông nghiệp tăng trên 4%/năm, nhiều mặthàng nông lâm sản, thực phẩm xuất khẩu khẳng định vị thế trên thị trườngthế giới Tăng trưởng nông nghiệp không chỉ đảm bảo an ninh lương thựcquốc gia mà còn gia tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần quan trọng trongviệc phát triển kinh tế, xã hội Tuy nhiên trong xu thế hội nhập để đảmbảo phát triển một nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững ngành nôngnghiệp còn nhiều vấn đề cần giải quyết đặc biệt là vấn đề đầu tư cho pháttriển nông nghiệp.

Khu vực nông nghịêp, nông thôn Việt Nam chiếm hơn 70% dân số

và trên 72% lực lượng lao động nhưng chỉ chiếm 17% dư nợ cho vay nềnkinh tế của hệ thống tổ chức Kinh tế thị trường phát triển nông nghiệp,nông thôn và người dân khó khăn trong tiếp cận đầu vào đặc biệt là nguồntài chính, tín dụng Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ thì trong 5 năm(2003- 2007) Việt Nam đầu tư cho phát triển nông nghiệp chỉ đạt 113nghìn tỷ đồng chiếm 8.7% vốn đầu tư Nhà nước và mới chỉ đáp ứng 17%nhu cầu của khu vực nông nghiệp Hiện nay xu hướng chi phí cao vẫn tiếptục phân bổ vào sản phẩm cuối cùng của nông dân là cây lúa, đầu lợn.Một trong những chi phí lớn nhất đối với sản xuất nông nghiệp nói chung

đó là phân bón Sản xuất nông nghiệp nước ta hàng năm sử dụng khoản 8tấn phân bón hoá học các loại trị giá hàng trăm nghìn tỷ đồng Chi phí choviệc vận chuyển, bốc xếp, lưu kho phân bón chiếm 10- 15% Tuy nhiênthời gian qua việc cung ứng phân bón còn có nhiều bất cập, cung ứngchưa có một mô hình kinh tế rõ rệt, mạnh ai nấy làm, cung ứng còn manhmún, tản mạn qua nhiều tầng nấc trung gian làm tăng chi phí đẩy giá bánlên cao Kể cả các doanh nghiệp Nhà nước được hỗ trợ đầu vào, có lợi thếcạnh tranh nhưng cũng chưa tổ chức được hệ thống cung ứng phân bónhoàn thiện, đảm bảo giá bán đến nông dân và mang lại hiệu quả

Trang 28

Tuy nhiên công tác chọn, tạo, đưa giống mới vào sản xuất lại cónhiều bước tiến mới Trong những năm gần đây ngành nông nghiệp đãkhông ngừng đầu tư nghiên cứu tìm ra nhiều chủng loại cây, con giốngmới phục vụ cho người dân Các giống lúa, bắp có năng suất cao, phẩmchất tốt chống chịu được sâu bệnh, chịu thâm canh được tạo ra từ việc ápdụng các biện pháp lai tạo, nuôi cấy túi phấn, đột biến Đồng thời ngườidân cũng được tiếp cận với nhiều nguồn cung ứng đầu vào Các tổ chứcnhư hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hợp tác xã các cấp đóngvai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đầu vào giúp nhân dân cải thiện đờisống, phát triển sản xuất Hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triểnnông thôn, ngân hàng chính sách xã hội cũng đã phát huy được vai tròtrong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng vốn cho nhu cầuphát triển sản xuất kinh doanh Việt Nam đã gia nhập và cam kết thựchiện những quy định của tổ chức WTO, cắt giảm đáng kể những khoản hỗtrợ trong nước gây bóp méo thương mại và có nhiều thách thức mới đặt racho người dân Việt Nam Theo các chuyên gia, điều quan trọng là sau khiViệt Nam gia nhập WTO cần đẩy mạnh đầu tư cho khoa học công nghệ(hiện mới chiếm 0,13% GDP nông nghiệp, trong khi các nước khác là4%) Tuy nhiên vấn đề này cũng không hề dễ dàng bởi nông dân rất khótiếp cận và làm chủ khoa học công nghệ.

PHẦN III : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Phổ Yên là một huyện trung du miền núi nằm ở phía nam của tỉnhThái Nguyên, có tổng diện tích tự nhiên là: 25667.63 ha trong đó đất nông

Trang 29

nghiệp là 1227.8 ha Huyện bao gồm 15 xã, 3 thị trấn và huyện lị đặt tại thịtrấn Ba Hàng.

Phía bắc giáp thị xã Sông Công

Phía nam giáp huyện Sóc Sơn – Hà Nội

Phía đông giáp huyện Phú Bình và một phần giáp huyện Hiệp Hoà Bắc Giang

-Phía tây giáp huyện Tam Đảo- Vĩnh Phúc và một phần giáp huyện Đại Từ.Huyện Phổ Yên nằm trên đường quốc lộ 3 từ Hà Nội đến thành phốThái Nguyên, có vị trí rất thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển kinh tế.Đây là con đường chính để huyện giao lưu với các địa phương khác trong

và ngoài tỉnh Bên cạnh đó các tuyến đường nhánh nối liền các xã tronghuyện và giữa huyện với huyện khác cũng khá phát triển tạo thuận lợi choviệc đi lại của nhân dân trong vùng

Nhìn chung vị trí địa lý của huyện có nhiều thuận lợi cho việc cungứng đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất trồng trọt trên địa bàn:

- Dễ dàng giao lưu, trao đổi các sản phẩm đầu vào, đầu ra với cácvùng, các địa phương khác

- Dễ tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật, các công nghệ mới ở những vùnglân cận, những địa phương phát triển hơn

3.1.1.2 Địa hình

Địa hình huyện Phổ Yên là địa hình đồi bát úp xen các dãy núi cao thoảilượn sóng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam Đồi núi chủ yếu nằm ở phíaTây của huyện dọc theo sườn núi Tam Đảo độ cao tuyệt đối so với mặt nước biểnbình quân là 145m Đỉnh cao nhất cao trên 250m, độ cao tương đối từ 10 – 15m,

độ dốc bình quân từ 200 -430, vùng này cây chè phát triển mạnh tập trung ở các xãnhư: Minh Đức, Thành Công, Đắc Sơn…Vùng phía nam tương đối bằng phẳngchủ yếu trồng các cây lương thực, cây hoa màu, chăn nuôi gia súc

Trang 30

Nhìn chung các đặc điểm về địa hình là điều kiện thuận tiện cho địaphương phát triển sản xuất nông nghiệp, hình thành những vùng chuyên canh quy

mô vừa và lớn, phát triển các đặc sản truyền thống Tuy nhiên, do địa hình nhiềuđồi núi nên việc đi lại, vận chuyển hàng hoá đầu vào, đầu ra cũng gặp không ítnhững khó khăn Bởi vậy công tác cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất nôngnghiệp sẽ có những hạn chế

3.1.1.3 Khí hậu

* Chế độ nhiệt:

Nhiệt độ bình quân năm là 23,70C, nhiệt độ cao nhất là 38,30C ở tháng

7, nhiệt độ thấp nhất khoảng 120C ở tháng 1, nhiệt độ trung bình nhỏ nhất là15,70C ở tháng 12

* Chế độ mưa:

Tổng lượng mưa hàng năm khoảng 1700mm, lượng mưa lớn nhất tậptrung vào tháng 6: 312mm, lượng mưa ít nhất là 80mm vào tháng 2, lượngmưa trung bình là 141,08mm/tháng

* Chế độ ẩm: độ ẩm trung bình là 82,25 %, độ ẩm trung bình lớn nhất

là 90% vào tháng 5, độ ẩm trung bình nhỏ nhất là 74% vào tháng 12

* Thuỷ văn: huyện Phổ Yên có hai con sông lớn chảy qua và một số hồ

đập nhỏ tạo nên hệ thống suối nhỏ tương đối đều trên toàn huyện cùng với186km kênh mương tưới tiêu làm tăng độ ẩm cho đất, độ ẩm không khí tạothuận lợi cho các loài thực vật sinh trưởng và phát triển

* Chế độ gió:

- Gió Đông Nam hoạt động mạnh từ tháng 5 đến tháng 10 mangnhiều hơi nước gây ra mưa và cũng là nơi có độ ẩm cao, lượng mưa lớn tạođiều kiện cho thực vật sinh trưởng

- Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng

4 năm sau, gió thường khô hanh làm hạn chế sinh trưởng của cây trồng

Trang 31

đồng thời sương muối và rét đậm kéo dài từ 21/12 năm nay đến 30/2 nămsau.

Huyện Phổ Yên nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệtđới gió mùa đây là khí hậu thuận lợi cho cây trồng, thực vật sinh trưởng vàphát triển Nhưng nó cũng gây ra những hạn chế cho công tác cung ứng đầuvào phục vụ sản xuất nhất là trong khâu vận chuyển, bảo quản giống, vật tưnông nghiệp Do đó việc cung ứng đầu vào cần chú ý đến công tác giảmthiểu rủi ro và tăng hiệu quả sử dụng đầu vào

- Đất feralit vàng nhạt phát triển trên đất sa thạch, quăczit thành phần

cơ giới nhẹ có pha cát thích hợp với những cây cải tạo đất

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1 Tình hình phân bố và sử dụng đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được Câytrồng muốn sinh trưởng và phát triển tốt phải có môi trường sống thuậnlợi, đó chính là đất đai Thông qua đất cây trồng hút chất dinh dưỡng vàthực hiện được các chức năng khác Đất là nguồn tài nguyên hữu hạn, đấtđai không thể sinh sôi nảy nở, chính vì vậy yêu cầu đặt ra là cần phải sửdụng tốt đất đai, sử dụng đúng mục đích

Trang 32

Qua bảng 3.1 ta thấy tình hình biến động đất đai của huyện 3 nămqua là không đáng kể Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 25667.6 ha

và đất nông nghiệp luôn chiếm diện tích lớn nhất, năm 2006 là 48.55%,năm 2007 là 46.81 %, đến năm 2008 là khoảng 47.81% Trong đất nôngnghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ lớn nhất Năm 2008 diệntích đất trồng cây hàng năm là 8160.34 ha chiếm 66.50% tồng diện tíchđất nông nghiệp Do đặc điểm của đất đai và truyền thống sản xuất cũ mà

đa phần diện tích đất trồng cây hàng năm được sử dụng để trồng lúa Diệntích này luôn chiếm trên 75%, trong những năm gần đây diện tích này có

xu hướng giảm, bình quân giảm 0.39%/năm, tuy nhiên nó vẫn chiếm tỷ lệcao, năm 2008 diện tích trồng lúa chiếm 77.02% tổng diện tích đất trồngcây hàng năm

Trang 33

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện (2006- 2008)

Đất trồng cây lâu năm 4239 34.02 3797.9 31.61 4111.46 33.5 89.59 108.26 98.48

2 Đất Lâm nghiệp (Diện tích đất có rừng) 7367.8 28.7 7367 28.7 7325.73 28.54 99.99 99.44 99.71

Đất đồi núi chưa sử dụng 233.2 73.2 222 72.08 223.88 73.62 95.2 100.8 97.96

(Phòng thống kê huyện Phổ Yên)

Trang 34

Đất trồng cây lâu năm của huyện chiếm diện tích nhỏ chủ yếu là trồngcác loại cây ăn quả như: vải, nhãn, hồng hay cây công nghiệp dài ngày như:chè Và với kết cấu chủ yếu là đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá mẹ phiếnthạch sét, tỷ lệ sét cao, thành phần cơ giới nặng thích hợp với nhiều loại câylâm nghiệp nhất là các loại cây keo như: keo lai, keo tai tượng, keo lá chàm…

mà diện tích đất lâm nghiệp ở đây chiếm tỉ lệ tương đối lớn Năm 2008 diệntích đất lâm nghiệp là 7235.73ha chiếm 28.54% tổng diện tích đất tự nhiên.Trong đó chủ yếu là rừng trồng chiếm trên 90% Năm 2008 diện tích rừngtrồng có giảm hơn so với năm 2006, 2007 đó là do một số diện tích rừng đã bịkhai thác hay bị cháy rừng

Diện tích đất chuyên dùng trong các năm qua tăng mạnh, mức tăngbình quân là 30.56%/năm Năm 2008 diện tích đất chuyên dùng là 4458.4 hachiếm 17.37% Diện tích đất này tăng mạnh là do trong các năm gần chínhsách thu hút đầu tư vào tỉnh, phát triển nông thôn mà nhiều diện tích đất nôngnghiệp đã được chuyển sang xây dựng nhà máy, xí nghiệp

Đất ở chiếm diện tích nhỏ trong cơ cấu đất đai của huyện Tuy nhiên dotốc độ gia tăng dân số mà diện tích đất này ngày càng được mở rộng phục vụnhu cầu về sinh hoạt, ăn ở của người dân ở cả khu vực thành thị và nông thôn.Đất chưa sử dụng năm 2008 so với năm 2006 giảm đi khoảng 15 ha (4.45%)Nguyên nhân là do đất này được cải tạo và đưa vào làm đất ở hay đất chuyêndùng Hiện nay trên địa bàn toàn huyện còn có 305 ha đất chưa sử dụng, đây

là phần diện tích mà huyện có thể khai thác, cải tạo để đưa vào sử dụng

Nhìn chung, qua 3 năm tình hình đất đai của huyện không có nhiềubiến động Do yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

mà một phần diện tích nông nghiệp đã được chuyển sang đất chuyên dùnghay đất ở và còn một phần diện tích đất còn chưa được đưa vào sử dụng Dovậy trong thời gian tới huyện cần có những chính sách cụ thể để bố trí sửdụng đất đai hợp lý, có hiệu quả

3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động

Trang 35

Lao động là một trong những yếu tố quyết định tới chất lượng cũngnhư số lượng sản phẩm hàng hoá Ngày nay khi đất nước bước vào thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn thì việc sửdụng nguồn lao động đặc biệt là lao động có trình độ cao một cách hợp lý

Qua bảng 3.2 ta cũng thấy BQ diện tích đất nông nghiệp/nhân khẩucủa huyện ở mức thấp (0.09 ha), do đó nó có thể gây ra khó khăn trong sảnxuất nông nghiệp Do vậy trong thời gian tới huyện cần có những biện pháphữu hiệu để nâng cao chất lượng nguồn lao động Sắp xếp, tổ chức, quản

lý, sử dụng lao động một cách hợp lý Chú ý đến việc mở rộng diện tíchgieo trồng bằng cách tăng vụ, khai hoang…

Trang 36

Bảng 3.2: Tình hình dân số, lao động của huyện qua 3 năm 2006- 2008

SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 07/06 08/07 BQ

I Tổng số hộ Hộ 32941 100 33125 100 33413 100 100.56 100.87 100.71

1 Hộ nông nghiệp Hộ 29805 90.48 29812 90 29847 89.33 100.02 100.12 100.07

2 Hộ phi nông nghiệp Hộ 3136 9.52 3313 10 3566 10.67 105.64 107.64 106.64

II Tổng số nhân khẩu Người 137479 100 139961 100 141203 100 101.81 100.89 101.351.Nhân khẩu nông nghiệp Người 124213 90.35 126455 90.35 128219 90.8 101.8 101.39 101.592.Nhân khẩu phi nông nghiệp Người 13266 9.65 13506 9.65 12984 9.2 101.81 96.14 98.93III Tổng số lao động LĐ 91652 100 91924 100 93194 100 100.3 101.38 100.84

1 Lao động nông nghiệp LĐ 68198 74.41 66145 71.96 64171 68.86 96.99 97.02 97.00

2 Lao động phi nông nghiệp LĐ 23454 25.59 25779 28.04 29023 31.14 109.91 112.58 111.24

IV Một số chỉ tiêu BQ

2 BQ đất nông nghiệp /LĐ NN Ha 0.19 0.18 0.19 94.74 105.56 100.00

(Phòng thống kê huyện Phổ Yên)

Trang 37

3.1.2.3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật có ý nghĩa rất quan trọng trong bất kỳ ngànhsản xuất nào Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển sản xuất, giảm nhẹsức lao động cho người nông dân, làm tăng năng suất lao động, củng cố vàhoàn thiện mối quan hệ sản xuất trong quá trình sản xuất hàng hoá Với vị tríthuận lợi, nằm trên quốc lộ 3 chạy từ Hà Nội đến thành phố Thái Nguyêntrong những năm qua huyện Phổ Yên đã không ngừng củng cố, xây dựng, đổimới, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trên mọi lĩnh vực

Bảng 3.3: Tình hình cơ sở vật chất của huyện năm 2008

II Công trình thuỷ lợi

III Các công trình an sinh xã hội

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Phổ Yên)

Hệ thống đường giao thông: hệ thống giao thộng của huyện tương đốiphát triển với 13 km đường liên tỉnh, 145 km đường liên huyện, 145 kmđường liên xã, 208 km đường liên thôn và 250 km đường nội đồng, ngoài racòn có hệ thống đường sắt, đường thuỷ Nhìn chung chất lượng đường tươngđối tốt Đây là điều kiện thuận lợi của huyện trong vấn đề vận chuyển và giaolưu hàng hoá nói chung, hàng hoá nông, lâm sản nói riêng

Trang 38

Hệ thống thuỷ lợi: trạm thuỷ nông huyện quản lý 5 trạm bơm, 1máng tiêu và hệ thống kênh mương nội đồng đã được kiên cố hoá Cáctrạm bơm này hoạt động khá thường xuyên và hiệu quả đảm bảo tưới tiêucho tất cả các xã trên địa bàn huyện.

Hệ thống y tế, giáo dục: cũng được chú trọng đầu tư nâng cấp Hệthống trường học từ mầm non đến THPT được xây dựng khang trang đápứng nhu cầu nâng cao trình độ văn hoá của người dân Toàn huyện có 20

cơ sở y tế trong đó có 2 phòng khám đa khoa, 18 trạm y tế với tổng số 170giường bệnh, 167 cán bộ y tế Đây là điều kiện thuận lợi cho việc chămsóc sức khoẻ của người dân trong toàn huyện

Ngoài ra hệ thống điện, nước sạch, thông tin liên lạc, chợ cũngđược đầu tư, nâng cấp đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt của người dân

3.1.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh

Trong những năm qua, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng ngành nôngnghiệp của huyện đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ Qua bảng 3.4 tathấy, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện năm 2008 đạt 337896triệu đồng tăng 4.28% so với năm 2006 Trong đó chủ yếu vẫn là đóng gópcủa ngành trồng trọt, năm 2008 giá trị sản xuất ngành trồng trọt là 219348triệu đồng chiếm 64.92% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, chăn nuôichiếm 27.71%, dịch vụ nông nghiệp là 4.63% Tuy nhiên theo xu hướngchuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay thì tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồngtrọt có xu hướng giảm ( năm 2008 giảm 2.36% so với năm 2006) thay vào đó

là sự gia tăng của ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp Dịch vụ nôngnghiệp tăng từ 4.56% năm 2006 lên 5.14% năm 2008

Trang 39

Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm (2006- 2008)

Trang 40

Trong ngành trồng trọt thì cây hàng năm chiếm ưu thế, giá trị sản xuấtcây hàng năm năm 2008 là 132228 triệu đồng chiếm 60.28% tổng giá trị sảnxuất ngành trồng trọt và tăng 0.71% so với năm 2006.

Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của huyện những năm qua đã

có nhiều bước tiến mới, thu nhập BQ/ lao động nông nghiệp đạt 5.36 triệuđồng/ lao động/ năm (2008) Và trong thời gian tới huyện cần có những chínhsách đầu tư đúng mức cho các ngành sản xuất để có một cơ cấu kinh tế hợp

lý, nâng cao thu nhập cho người dân

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Phổ Yên là một huyện trung du, miền núi của tỉnh Thái Nguyên,trong những năm gần đây kinh tế của huyện tuy đã có nhiều bước pháttriển mới nhưng vẫn tồn tại không ít những khó khăn Đặc biệt là trongsản xuất nông nghiệp nông dân đa phần trình độ học vấn thấp, còn thiếucác kiến thức về khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, thường sản xuất theocác phương pháp cũ, lạc hậu Nguồn vốn đầu tư lại hạn chế nhất là vàomùa vụ nhiều việc dồn vào một lúc, gánh nặng đè lên vai người nông dân,việc tiếp cận các yếu tố đầu vào gặp khó khăn Chính những điều này đãgây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình đầu tư, mở rộng sản xuất, nâng caonăng suất và hiệu quả lao động Bởi vậy chúng tôi chọn địa điểm là huyệnPhổ Yên để nghiên cứu đề tài này

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

a Thông tin thứ cấp:

- Các thông tin chung về tình hình cung ứng, tiếp cận yếu tố đầuvào trong nông nghiệp ở Việt Nam và một số nước trên thế giới phục vụcho phần tổng quan tài liệu chủ yếu được thu thập từ các phương tiệnthông tin đại chúng như: báo, tạp chí, đài, mạng internet…

- Các thông tin về tình hình đất đai, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng,kết quả sản xuất kinh doanh của địa bàn được thu thập từ các báo cáo tổng

Ngày đăng: 23/04/2013, 15:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện (2006- 2008) - TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CUNG ỨNG ĐẦU VÀO PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỔ YÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện (2006- 2008) (Trang 34)
Bảng 3.2: Tình hình dân số, lao động của huyện qua 3 năm 2006- 2008 - TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CUNG ỨNG ĐẦU VÀO PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỔ YÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 3.2 Tình hình dân số, lao động của huyện qua 3 năm 2006- 2008 (Trang 37)
Bảng 3.3: Tình hình cơ sở vật chất của huyện năm 2008 - TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CUNG ỨNG ĐẦU VÀO PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỔ YÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 3.3 Tình hình cơ sở vật chất của huyện năm 2008 (Trang 38)
Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm (2006- 2008) - TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CUNG ỨNG ĐẦU VÀO PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỔ YÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm (2006- 2008) (Trang 40)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w