BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ 1999
NGHIÊN CỨU
KBAI NIỆM QUẦN LÝ CÔNG NGHỆ
Chủ nhiệm đề tài NGUYEN MANH QUAN
HA NOI, THANG 8 NAM 2000 Fo4
Trang 2MỤC LỤC Lời giới thiệu
MỞ ĐẦU
Lí do, mục đích, nội dung, phương pháp và cấu trúc của nghiên cứu 1 Vì sao phải nghiên cứu khái niệm quản lý cơng nghệ? se
2 Mục đích của để tài v1 H111 1141 1 101x011 HH no 3 Nội dung và cấu trúc của nghiên CỨU c c St 2 2x 11x csrerekseereed
4 Cơ sở phương pháp luận và cách tiếp cận -c cv rrrrred
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM .- -cs csH 211 1111111101211 1111511E111151112 111 ce, 09
1 Quản lý kỹ thuật trong các nền kinh tế kế hoạch tập trung -.- 09
1/1 Đặc điểm kinh tế và quản lý của các nền kinh tế kế hoạch tập trung 09 1⁄2 Đặc điểm của quản lý kỹ thuật ¬ _¬¬ 10
12.1 Đối tượng của quản lý kỹ thuật ld
12.2 Chủ thể và nội dung của quản lý kỹ thuẬi co Tnhh Ha ey il 112.3 Cơ chế của quản lý kỹ thHẬT, chen HH tre 14 TƯ Quan lý công nghệ trong các nền kinh té thị trường . <-sc<<s< se 15 11/1 Đặc điểm kinh tế và quản lý của các nền kinh tế thị trường . s5 15
1/2 Đặc điểm của quản lý công nghệ trong các nền kinh tế thị trường 16 1H2.1 Đối tượng của quản lý cơng nghệ chi -Ư.17
12.2 Chủ thể và nội dung của quản lý công nghệ Ặcc coi 22
112.3 Cơ chế của quản lý công nghệ 1912111111111 TT ng re 24
TH Quản lý đổi mới trong các nền kinh tế tri tỨc -2-5 <cs<<ses<ccsce 26 TI/1 Dac điểm của các nền kinh tế trí thỨC .-¿-G- s33 15 231113 1x zrksre 26
II/2 Đặc điểm của quân lý đổi mới trong các nền kinh tế tri thức .- - 27
HHI/2.1 Đối tượng của quản lý đổi mới co con HI!2.2 Chủ thể và nội dung của quản lý đổi mới
1IU2.3 Cơ chế của quản lý đổi mới
CHƯƠNG II: PHAN TICH, SO SANH CAC KHAI NIEM QUAN LY KY THUAT, QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ, VÀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI 22 22222222cccccscre 34
T/ DGi tong 0 nh 34
1Ị/ Chủ thể của quản lý
Trang 3CHUONG III: CO CHE NAO CHO VIET NAM TRONG THỜI GIAN TỚI: QUẢN
LY KY THUAT, QUAN LY CONG NGHE HAY QUẢN LÝ ĐỒI MỚI 41
V/ Béi canh thé gidi vé Kinh té va Quan IV sccsssssssssesssectesesetecesssenssoseessssscansess 41 1.Sự hình thành và phát triển của kinh tế trị thức vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển trong đó có ViỆI HAI ào co ccScckicvccrrrierrr.ed 41 2.Xu hướng đổi mới quản lệ trên thế giỚI con HH Hee 42
3.Nền kinh tế Việt nam quá độ nhanh chóng chuyển sang kinh tế thị trường 44 4.Nền kinh tế bước vào cạnh tranh và hội nhập quốc FẾ cv vceiieiieeeg 45 5.Quá trình đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ c -.c 46
I/ Nhimg yéu cau d6i véi quan ly công nghệ ở Việt nam thời gian tới: -quá độ
THII 255-100, 93 919208801 090880340046064040010004044084060008188200040040400484 8 6s meeeg 46 1/ Từ cơ chế quản lý kỹ thuật với vai trị độc tơn của nhà nước chuyển sang quản lý
công nghệ với vai trò trực tiếp và tự chủ của các doanh ghiệp 46
21 Tăng cường vai trò của nhà nước và chính phú: tạo hành lang pháp lý, điều chỉnh
bằng chính sách, và hỗ trợ đầu tư bảo đâm lợi ích xã hội ccc.c.cSc-c.r 47 3./Chuyển dân cơ chế quản lý các nguôn lực vật chất sang quản lý tri thức, quản lý
L/J8 1E SE aaa 4 49
KET LUAN VA NHUNG VAN DE CAN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 50
Trang 4LỜI GIỚI THIỆU
Là một nước đi sau trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố, Chính phủ Việt nam đang thể hiện quyết tâm vươn lên bất kịp với các quốc gia láng giểng trong khu
vực và trên thế giới Một trong những cách thức để thực thi con đường phát triển rút
ngắn đó là phát huy trí tuệ của con người Việt nam và tranh thủ nhập công nghệ tiên tiến của nước ngoài Tuy nhiên muốn phát huy vai trị của cơng nghệ trong phát triển kinh tế -xã hội đòi hỏi phải biết quản lý nó Vậy thì quản lý cơng nghệ là gì?
Trong xã hội hiện đại, vai trị của cơng nghệ và quản lý công nghệ nằm ở tầng sâu
của nhận thức Chính vì vậy, mặc dù có vai trị rất to lớn trong phát triển kinh tế-xã
hội nhưng không phải ở đâu nó cũng được thông hiểu, nhất là đối với những xã hội, nền kinh tế còn chưa trải qua thực tế quản lý công nghệ như Việt nam
Đề tài nghiên cứu này được tiến hành ở cấp cơ sở và nhằm để bước đầu tìm hiểu, so
sánh khái niệm quản lý công nghệ với các khái niệm có liên quan ở Việt nam hiện
nay là quản lý kỹ thuật và quản lý đổi mới Thông qua những so sánh này, đề tài một
mặt trả lời câu hỏi quản lý công nghệ là gì, mặt khác cịn quan trọng hơn là chỉ ra
những điều kiện kinh tế, quản lý cần phải có để thực thi cơ chế quản lý công nghệ
Bối cảnh xuất hiện nền kinh tế tri thức với cơ chế quản lý đổi mới cũng sẽ được để cập khi phác hoạ về cơ chế quản lý công nghệ của Việt nam những năm sắp tới Do chưa có cơ sở thực tiễn, bản thân các khái niệm còn mới mẻ cho nên một số kiến
giải mà nghiên cứu này đưa ra chắc còn nhiều khiếm khuyết và cần phải luận cứ
thêm nữa Chúng tôi rất mong được các cơ quan quản lý, các đồng nghiệp góp ý và khích lệ
Sau cùng, Đề tài xin chân thành cám ơn, các cơ quan quan lý trong Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Lãnh đạo Viện và các Ban trong Viện đã tài trợ và giúp đỡ
mọi mặt để chúng tơi hồn thành một bước nghiên cứu này
Hà nội, tháng § năm 2000
Chủ nhiệm Đề tài
Trang 5Nghiên cứu khát niêm quản lý công nghê-Đề tài cơ sở 1999
MỞ ĐẦU ¬ TỐ
LÍ DO, MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ CẤU TRÚC CỦA NGHIÊN CỨU
1.Vi sao phải nghiên cứu khái niệm quản lý công nghệ?
Đề tài nghiên cứu này được đặt ra trực tiếp từ nhu cầu của một số nhà quản lý tại Vụ quản lý công nghệ (trước đây) và Vụ quản lý KH&CN Công nghiệp hiện nay thuộc Bộ KH, CN và MT Theo các nhà quản lý này, cho đến nay, mặc dù quản lý công nghệ là thuật ngữ đã được nêu trong NÐ 22- CP như là chức năng của Bộ KH, CN và MT nhưng trong thực tế, nội dung của quản lý cơng nghệ là gì vẫn chưa được xác định rõ ' Đặc biệt là phạm vi những gì thuộc chức năng quản lý công nghệ của Bộ KH, CN và MT chưa được phân định tường minh với chức năng liên quan thuộc các cơ quan quản lý nhà nước khác Và ngay cả sự phân định chức năng giữa các cơ quan quản lý công nghệ khác nhau trong Bộ KH, CN và MT cũng chưa có được một sự thống nhất về nhận thức và luận cứ đầy đủ về nội dung quản lý công nghệ Cịn có sự chồng chéo, lỗ mỗ và thiếu tính hệ thống trong các hành vi quản lý công nghệ của các cơ quan này ở trong Bộ cũng như ngồi Bộ
Vậy thì đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Mặc đù “Quản lý công nghệ” là khái niệm khá phổ biến trên các sách báo và nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài, nhất là tại các nước có nền kinh tế thị trường phát triển Tuy nhiên, từ giác độ của cơ quan nghiên cứu chính sách công nghệ, chúng tôi thấy rằng cho đến nay ở nước ta, khái niệm này cịn ít được quan tâm nghiên
cứu Giữa những năm 80 đầu 90, khái niệm quản lý kỹ thuật vốn phổ biến
trong thời kỳ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã được mộc nhiên thay thế bởi khái niệm quản lý công nghệ mà chưa được nghiên cứu, luận giải một cách kỹ lưỡng, thấu đáo Có mấy câu hỏi có thể đặt ra ở đây là:
! Tất nhiên cái sự “chưa rõ” ở đây có thể được hiểu là chưa rõ về sở cứ chứ không phải
là hoàn toàn chưa rõ về khái niệm Nhất là chưa rõ về cơ chế phối hợp trong quản lý công nghệ
? Theo nguồn tài liệu chúng tơi có được, nội dung của khái niệm quản lý cơng nghệ có
được đề cập đến như là một phần hoặc một khia cạnh trong các nghiên cứu của Vũ Cao
Đàm, Đặng Duy Thịnh, Nguyễn Thanh Hà, Trần Ngọc Ca, Nguyễn Nữ Hoài Vân nhưng tất nhiên nhằm nhằm mục đích khác với nghiên cứu ở dây của chúng tơi Thí dụ đề tài của
Nguyễn Nữ Hoài Vân để cập đến vấn đề bản chất của đổi mới công nghệ (Xem danh mục
TLTK)
Trang 6Nghiên cứu khái niêm quản lý công nghệ-Đề tài cơ sở 1999
1) Liệu có thể đơng nhất hai khái niệm này hay khơng, chúng có thể dùng
thay thế cho nhau được hay khơng?
2) Nếu khơng thì sự khác biệt giữa chúng là ở chỗ nào? Trong điều kiện nào thì tơn tại quản lý kỹ thuật và điều kiện nào tổn tại quản lý công nghệ ? 3) Trong bối cảnh hiện nay và những năm sắp tới ở Việt nam, cơ chế quản
lý công nghệ có thể và cần phải bao gôm những nội dung gì?
Nếu như những câu hỏi trên còn chưa được trả lời thì sự thay đổi thuật ngữ “quản lý kỹ thuật ' bằng 'quản lý công nghệ” là thiếu căn cứ và quả thật việc nghiên cứu khái niệm quản lý công nghệ là cần thiết Bởi vì nếu khơng,
khơng thể thống nhất được ( dù ở mức tương đối) nhận thức giữa các chủ
thể khác nhau trong quản lý công nghệ ( gáy ra sự thiếu nhất quán trong cách hiểu và phân định chức năng giữa các cơ quan có liên quan trong quản
lý cơng nghệ), khơng có cơ sở để tham khảo kinh nghiệm nước ngoài trong
linh vực quản lý công nghệ, dẫn tới tình trạng sao chép khái niệm của nước ngồi một cách máy móc Không thể một mặt, hiểu khái niệm quản lý công nghệ, xác định cho nó nội dung thế nào cho phù hợp với thực tiến Việt nam, thiết kế và vận hành cơ chế quản lý công nghệ thống nhất trong toàn quốc
Mặt khác, sử dụng khái niệm quản lý công nghệ để thúc đẩy thực tiễn hoạt động quản lý công nghệ bằng một cơ chế hợp lý, khả thi, kha dung
2 Mục đích của đề tài
(1) Đề tài này được tiến hành chủ yếu là nhằm tìm hiểu khái niệm 'quản lý
công nghệ”, làm rõ sự khác nhan giữa quản lý kỹ thuật và quản lý công nghệ
và quản lý đổi mới
(2) Trên cơ sở những nhận thức có được, dé tài cũng sẽ cố gắng thử phác hoa những yêu cầu đặt ra cho quản lý công nghệ ở Việt nam trong thời gian tới
nhà là một ví dụ mình hoa
(3) Sau cùng đề tài đặt một tiêu quan trọng hơn cả là chỉ ra được những vấn
đề có thể và cần phải triển khai nghiên cứu trong đổi mới quản lý công nghệ ở Việt nam trong thời gian tới
Trang 7Nghiên cứu khái niệm quản lỹ công nghệ- Đề tài cơ sở 1999
3 Nội dung và cấu trúc của nghiên cứu
Để có thể góp phần trả lời những câu hỏi và đáp ứng được những mục tiêu
nêu trên, đề tài nghiên cứu khái niệm “quản lý công nghệ” sẽ bao gồm những nội dung sau: nêu và trình bày ba khái niệm: quản lý kỹ thuật, quản lý công nghệ và quản lý đổi mới ( chương I) Chương hai của báo cáo sẽ phân tích, so sánh ba khái niệm đó và chỉ ra những cơ sở kinh tế và quản lý đằng sau những khái niệm này Chương ba là một ví dụ minh hoạ về trường hợp xác định khái niệm quản lý công nghệ ở Việt nam trong những năm tới đây Cuối
báo cáo sẽ có phần tóm tắt lại những luận điểm chính và nêu một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới
4 Cơ sở phương pháp luận và cách tiếp cận:
Mặc dù khái niệm “guẩn lý công nghệ' được đề cập tới rất nhiều trên các sách báo nghiên cứu, nhưng cho đến nay, do có quá nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau, bản thân đối tượng nghiên cứu cũng phức tạp và biến đổi nhanh chóng, cho nên “quản lý công nghệ” vẫn còn là vấn đề chưa được coi là đã nghiên cứu tường tận Diễn dan quốc tế lần thứ 5 về ‘quan lý công nghệ” tổ chức vào năm 1995 tại Helsinhki (Phần lan) đã ghi nhận một thực tế
rõ ràng là mặc dù đã được để cập đến nhiều, nhưng hiểu biết về q trình
quản lý cơng nghệ mới cịn đang trong tình trạng rất phôi thai hoặc còn khác nhau về các cách tiếp cận Và rằng cịn cần phải nhanh chóng hơn nữa để có được những nghiên cứu sâu sắc về các công cụ và phương pháp có cơ sở khoa học về lĩnh vực quản lý công nghệ (Birchall và Chanaron, 1996) Ngay nước Mỹ, nền kinh tế có tỷ lệ tiết kiệm thấp nhất và chỉ phí vốn cao nhất trong số các nước công nghiệp mặc dù có nhu cầu và xác định phải
dựa vào công nghệ làm cơ sở cho sức cạnh tranh trong tương lai và rằng
"khơng có gì quan trong hơn đối với tương lai của Mỹ bằng việc hoàn thiện quản lý công nghệ trong các ngành công nghiệp ” nhưng trong thực tế, lại được xem là biết rất ít về quản lý công nghé" (Kuper, 1987)
Có người cịn nghị ngờ giá trị thực, vai trò thật của quản lý công nghệ trong
các ngành cơng nghiệp, bởi vì : “nếu quản lý công nghệ quan trọng như vậy thì sao người ta lại biết ít về quản lý cơng nghệ đến như thế” và: “người ta còn chưa hiểu rõ những gì được coi là quản lý công nghệ và làm thế nào để có thể quản lý công nghệ một cách tốt nhất?” (Kuper, 1987)
Trang 8Nghiên cứu khái niêm quản lý công nghê-Đề tài cơ sở 999
Tựu trung lại, có hai loại quan điểm chính về quản lý công nghệ:
(1) Quản lý công nghệ như là khoa học có thể nghiên cứu và giảng dậy Điển hình theo quan điểm này là Châu Âu và nước Anh đã đầu tư để triển khai nhiều chương trình quy mô lớn trong nghiên cứu và giảng dạy về quản lý cơng nghệ Chương trình JUPITER của Anh là một ví dụ Nó đã thu hút được sự hỗ trợ ở mức cao từ chính phủ và giới công nghiệp Anh trên quan điểm cho rằng : “quản lý công nghệ là phương tiện có tính chất quyết định sống còn” đối với tương lai của họ Tuy nhiên ở Mỹ, những khoản đầu tư rất lớn vào các trường đào tạo quản lý công nghệ trong thời gian qua đã không
dẫn đến những kết quả thiết thực và chắc chắn Khái niệm và quy trình quản
lý nổi tiéng “Just-in-time” trong khi đó lại ra đời không phải ở Châu Âu hay nước Mỹ mà lại ở nước Nhật
(2) Quản lý công nghệ như là một nghệ thuật, không thể giảng dậy
Bên cạnh quan điểm nhấn mạnh vai trò của quản lý công nghệ như là một khoa học có thể nghiên cứu, giảng dậy một số người lai hoài nghỉ giá trị thực tế của các nghiên cứu và giảng dậy về quản lý công nghệ Theo quan điểm này, không phải là các công thức, quản lý công nghệ không thể gói gọn trong
bất kỳ một quyển sách giáo khoa nào mà chính những kinh nghiệm thực tiễn
mới là yếu tố cần thiết để đưa ra những đánh giá chính xác về quản lý công
nghệ Do vậy, quản lý cơng nghệ chỉ có giá trị như là những nghiên cứu trường hợp, không mang tính phổ quát và khái quát Những sinh viên tốt
nghiệp đại học mà chưa có kinh nghiệm trong một lĩnh vực sản xuất công
nghiệp nào không thể trở thành một nhà quản lý công nghệ thực thụ Cơ sở của quan niệm như vậy về quản lý cơng nghệ có lẽ nằm ngay trong bản thân
khái niệm công nghệ và khái niệm quản lý Cả hai đều ẩn chứa những nang lực mang tính nghệ thuật, gắn liền với những phẩm chất và kinh nghiệm đặc
thù của từng cá nhân không phải lúc nào cũng có thể mã hố, chuyển giao, truyền bá, và giảng dậy
Trong quan niệm coi quản lý công nghệ như một khoa học, có nhiều tiếp cận khác nhau đối với khái niệm quản lý công nghệ Thông thường người ta có
thể xuất phát từ hai khái niệm hợp thành là “quản lý” và “công nghệ” để tìm
hiểu nội hàm và ngoại diên của khái niệm “quẩn lý công nghệ” Quản lý
công nghệ được hiểu là phần giao nhau của hai miễn xác định là công nghệ và quản lý
Trang 9Nghiên cứu khái niệm quản lý công nghệ-Đề tài cơ sở [999 Công nghệ QLY Cnghe
Hinh 1: Mién xdc định của quản lý công nghệ
Phân lớn các cách tiếp cận khái niệm quản lý công nghệ cho đến nay đều đã
đi theo hướng này Thí dụ đi từ những đặc điểm của công nghệ để xác định
những yêu cầu về cơ chế quản lý công nghệ thích ứng Xuất phát từ các
quan điểm khác nhau về quản lý để tìm hiểu đặc điểm của quản lý công
nghệ, v.v Cách tiếp cận đầu thuộc trường phái “công nghệ học” trong khi cách tiếp cận sau thiên về “xế bội học công nghệ”
Hai cách tiếp cận đặc trưng khác liên quan đến quản lý công nghệ có thể
phân biệt được là “ cách nhìn ngắn hạn đặt sự phát triển kinh tế (trong đó có
cả công nghệ) trong bối cảnh của những yếu tố cơ bản không đổi cho trước và như vậy ở mức độ đáng kể những phân tích thường mang tính chất tĩnh Ngược lại với cách nhìn dài hạn, các vấn đề được phân tích dựa vào các
động thái và cơ cấu biến đổi, trong đó các tranh luận được dành nhiều cho
việc phân tích sự khác biệt giữa cân bằng và tiến hoá - một bên tập trung vào kết quả của q trình, cịn bên kia xem xét bản thân q trình đó Lịch sử kinh tế học đã cho thấy cách xem xét nhìn vào sự tồn tại và các đặc điểm của sự cân bằng đã hoàn toàn bỏ qua câu hỏi xem hệ thống đã đạt tới trạng thái đó như thế nào Còn với cách tiếp cận tiến hố thì sự tập trung
chú ý được dành cho việc xác định cẩn trọng về các q trình có liên quan” (Clark va Juma, 1988)
Nếu như cách tiếp cận “ĩnh' tập trung vào trạng thái cân bằng chung (
general equilibrium) ngắn hạn là đặc trưng của kinh tế học tân cổ điển (the
neoclassical economics) thì cách tiếp cận tiến hoá ( evolitionary approach)
Trang 10Nghiên cứu khái niêm quản lý công nghê-Đề tài cơ sở 999
bắt nguồn từ một dòng tư tưởng lớn với các cơng trình kinh điển của Adam
Smith và Karl Marx Cơng trình của Thorstein Veblen “Tại sao kinh tế học lại không phải là một khoa học về sự tiến hoá” (1898) đã chính thức đặt tên cho trường phái lý thuyết kinh tế học này là “lý thuyết tiến hođ° (Hofer và Polt, 1998) Có thể nói đây là hai cách tiếp cận đã và đang chi phối nhiều nhất đến các quan điểm khác nhau về kinh tế và quản lý cho đến nay
Trong số nhiều nhánh khác nhau của các lý thuyết kinh tế học tiến hoá, Schumpeter là người đầu tiên áp dụng lý thuyết này để nghiên cứu các biến đổi công nghệ cùng với những ảnh hướng của chúng đối với kinh tế và xã hội
(Hofer và Poli, 1998) Theo đó, cơng nghệ và các biến đổi công nghệ không
phải chỉ là một biến số tĩnh đã biết trước trong các mộ hình cân bằng chung
của một nền kinh tế, chúng biến đối không ngừng vừa theo những quy luật tiến hoá nội tại, lại vừa chiụ ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện xã hội trong đó diễn ra các biến đổi công nghệ Ngụ ý của trường phái này là, phải đi từ những tác nhân bên ngồi cơng nghệ theo nghĩa truyền thống để tìm hiểu về bản chất của quản lý công nghệ và quản lý công nghệ không phải là một khái niệm tĩnh, nội dung của nó cũng biến đổi, “tiến hoá” phù hợp với những biến đổi trong cơ sở kinh tế và cơ chế quản lý dựa trên đó cơ chế quản
lý công nghệ được vận hành
Trong để tài này, chúng tôi xuất phát từ quan điểm triết học duy vật biện chứng về khái niệm như là một hình thức và một nấc thang trong quá trình nhận thức của con người” Quá trình nhận thức của con người được quan niệm đi từ: “7rực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tu duy trừu tượng đến thực tiễn” Như vậy, một khái niệm được hình thành trước hết xuất phát từ những đặc điểm của hiện thực mà nó phản ánh rồi sau đó lại tác động trở lại hiện thực Khái niệm không sinh ra từ hư vô và cũng không tồn tại nếu khơng có cơ sở thực tiễn cho nó tồn tại Bản chất của quá trình hình thành khái niệm không phải là sự đặt tên cho một quá trình, không phải là thao tác tu từ, xử lý về mặt thuật ngữ mà là những biến đối của hiện thực được phản ánh trong nhận thức của con người và xã hội Nếu như, hiện thực chưa có cơ sở, chưa hội đủ điều kiện để hình thành và thực hiện quần lý cơng nghệ thì khơng thể có nội dung thực tiễn cho khái niệm quản lý công nghệ
* Theo quan niệm này, nhận thức của con người là một quá trình ải từ các giai đoạn trực
giác đến cảm giác, trì giác, biểu tượng, suy lý rồi đến khái niệm nhụt là hình thức nhận
thức cao nhất của con người ( Xin xem: Từ điển triết học, NXP Tiến Bộ, Maxcơva, 1975, Bản Tiếng Việt)
Trang 11Nghiên cứu khát niệm quản lý công nghê-Đề tài cơ sở 1999
Người ta không thể tuỳ ý bằng một sự thay đổi thuật ngữ để có thể thay đổi
một hiện thực xã hội và một hiện thực quản lý
Nói cách khác, phải từ một sự thay đổi hiện thực chứ khơng phải là từ hình
dung để thay đổi khái niệm Sẽ khơng thể có quản lý công nghệ ( dù là nội
sinh hay du nhập từ nước ngoài) nếu như trong thực tế chưa có cơ sở kinh tế, kỹ thuật cho nó tồn tại, nếu như những yếu tố của cơ chế quản lý kỹ thuật chưa biến đổi phù hợp với những đòi hỏi, yêu cầu vốn có của quản lý công
nghệ
Cơ sở hiện thực ảnh hưởng đến hình thành khái niệm quản lý công nghệ là một vấn đề hết sức rộng lớn và phức tạp Ở đây, trên cơ sở giả định các yếu tố ảnh hưởng khác không thay đổi, chúng tôi lựa chọn hai yếu tố thực tiễn có ảnh hưởng đến sự hình thành khái niệm quản lý công nghệ là cơ sở kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế trong đó diễn ra và tồn tại các hình thức khác nhau của hoạt động quản lý kỹ thuật và quần lý công nghệ
Và ngay cả trong cơ sở và cơ chế quản lý kinh tế, chúng tôi cũng sẽ chỉ đề cập đến một số đặc trưng có quan hệ rõ nhất đối với các cơ chế quản lý kỹ thuậ/công nghệ/đổi mới Nói cách khác, trong để tài này, về mặt phương pháp, khái niệm quản lý công nghệ sẽ được tiếp cận từ giác độ cơ sở kinh tế
và cơ chế quản lý và thông qua sự so sánh với các khái niệm quản lý kỹ
thuật, và quan ly đối mới
Một cách ước lệ, chúng tôi giả định rằng mỗi một trong các cơ chế quản lý
kỹ thuật, quản lý công nghệ, quản lý đối mới được gắn tương ứng với các nền kinh tế kế hoạch tập trung, kinh tế thị trường và kinh tế tri thức Đồng
thời, những sự giao thoa, sự chuyển đổi giữa các kiểu cơ chế quản lý và kinh
tế này cũng sẽ được lưu ý đề cập và phân tích để giảm bớt những khác biệt với thực tiễn mà bất cứ ước lệ nào cũng thường gây ra
Cách tiếp cận này theo chúng tôi về cơ bản phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt nam, nền kinh tế đang quá độ chuyển từ kinh tế hiện vật sang kinh tế hàng hoá, từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường và sự quá độ này lại đang điễn ra trong bối cảnh thế giới đang bước vào ngưỡng cửa
của nền kinh tế trị thức tạo tiền dé phổ biến để đẩy mạnh các hoạt động đổi
mới và quản lý đổi mới Trong bối cảnh đó, khơng thể hiểu được quản lý công nghệ là gì nếu khơng xuất phát từ cơ sở kinh tế và quản lý để so sánh,
Trang 12Nghiên cứu khái miệm quản lý công nghê-Đề tài cơ sở 999
đối chiếu nó với các khái niệm khác có liên quan là quản lý kỹ thuật và quản
lý đổi mới
Mat khác, phù hợp với tên gọi của đề tài là “nghiên cứu khái miệm quản lý công nghệ”, việc mô tả nội dung của khái niệm quản lý công nghệ sẽ chỉ là nội dung thứ yếu Thao tác “nghiên cứu” buộc chúng tôi phải tiến hành so
sánh, mở rộng ra các khái niệm có liên quan, đồng thời tiến sâu thêm một
cấp vào các cơ sở kinh tế, quản lý quy định các khái niệm
Hình 2: Mối quan hệ cơ sở kinh tế, quản lý và quản lý công nghệ
Các cơ sở kinh tế và quản lý
+ —
Kinh tế kế hoạch Kinh tế thị trường Kinh tế tri thức
tập trung › ?
Quản lý kỹ thuật »ị Quản lý công nghệ Quản lý đổi mới
J
Cơ chế quản lý công nghệ tương ứng
Trang 13
Nghiên cứu khái niêm quản lý công nghê-Đề tài cơ sở 1999
CHUONG I:
KHAI NIEM
Nghiên cứu của chúng tôi sẽ bất đầu từ việc xem xét ba khái niệm: quản lý
kỹ thuật, quản lý công nghệ và quản lý đổi mới thông qua các đặc điểm về
đối tượng, chủ thể, nội dung và cơ chế quản lý được đặt trong các cơ sở kinh
tế và quản lý khác nhau
Việc lựa chọn và phân tích ba khái niệm này cùng nhau là xuất phát từ một giả định về có sự liên hệ nào đó giưã chúng với nhau, rằng mỗi khái niệm vừa là hệ quả lại vừa là đặc trưng cho cơ sở kinh tế và quản lý sản sinh ra chúng Ba khái niệm này trong thực tế có thể được quan niệm trong các bối cảnh của kinh tế kế hoạch tập trung, kinh tế thị trường và kinh tế trị thức
V QUAN LÝ KỸ THUẬT TRONG CÁC NỀN KINH TẾ KẾ HOẠCH TẬP TRUNG L1 Đặc điểm kinh tế và quản lý của các nền kinh tế kế hoạch tập trung:
Các nền kinh tế kế họach tập trung theo mơ hình kiểu xơ-viết có một số đặc điểm cho đến nay đã được thừa nhận rộng rãi bao gồm ( Csaba, 1991;
Eatwell et.al, 1990; Kornai, 1990; ADB, 1995):
(1) chế độ sở hữu cơng cộng, tồn dân đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu, trong — đó nhà nước là người đại diện duy nhất cho quyền sở hữm đó
(2) vai trị đọc tơn của nhà nước thay thế cho thị trường trong phân bổ các
nguồn lực trong xã hội,
(3) cơ cấu nên sản xuất được quyết định và cân đối chủ yếu là về hiện vật bới kế hoạch tập trung của nhờ nước,
(4) sử dụng giá cả quy định bới nhà nước thay cho giá cả thị trường trong cân đối giá trị của nên kinh tế quốc dân,
(3) các xí nghiệp khơng phải là chủ sở hữu các tài sản sản xuất mà chỉ là người được giao trách nhiệm quản lý và thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh chỉ tiết về đầu vào, đầu ra nhà nước giao,
(6) Các xí nghiệp khơng có nhu cầu, khơng có chức năng cải tiến kỹ thuật hoặc xây dựng năng lực R&D tại chỗ,
(7) lợi ích vật chất của xí nghiệp và người sẵn xuất không gắn với hiệu quả sản xuất của họ, tôn tại cái gọi là nàng buộc ngân sách mêm `
Trang 14Nghiên cứu khái niệm quản lý công nghê- Đề tài cơ sở 1999
(8) nên kinh tế được phân chia thành các khu vực sản xuất và phi sản xuất, (9) các cơ quan R&D được xác định trong khu vực phì sản xuất và tổn tại
độc lập với các xí nghiệp sản xuất theo chức năng được phân cơng, chun mơn hố
(10) các mối liên kết ngang giữa các cơ quan R&D và các xí nghiệp sản xuất khơng tồn tại hoặc không hợp pháp
Những đặc điểm nêu trên là chung cho các nước áp dụng cơ chế kế hoạch hoá tập trung, tuy nhiên với các mức độ khác nhau tuỳ theo trình độ phát triển của nền kinh tế Thí dụ sự khác nhau này có thể là về mức độ chuyên môn hoá giữa các khu vực hoạt động kinh tê, về vai trò quản lý tập trung của nhà nước trung ương Ở việt nam, có lẽ hơn tại bất kỳ một nước xã hội chủ
nghĩa nào trước đây, trao đổi và cân đối hiện vật trong nền kinh tế có vai trò
nổi trội, một đặc điểm gắn với những điều kiện và hậu quả của những năm
chiến tranh kéo đài, lực lượng sản xuất lạc hậu Những bất thường của một xã hội thời chiến khơng cho phép tính tốn và duy trì các cân đối giá trị trong nền kinh tế Bối cảnh này chi phối nhiều đến sự tồn tại của khái niệm quản lý
kỹ thuật ở Việt nam những năm trước đổi mới 1/2 Đặc điểm cửa quản lý kỹ thuật:
12.1 Đối tượng của quản lý kỹ thuật:
Với những đặc điểm nêu trên, đặc biệt là sự phân biệt giữa các cân đối hiện
vật và cân đối giá trị trong nền kinh tế gắn với cơ chế quản lý tập trung đã
dẫn đến sự phán biệt giữa kỹ thuật và cơng nghệ Theo đó, kỹ thuật là khái
niệm chỉ phần cứng, phần máy móc thiết bị của sản xuất, trong khi công
nghệ thường được hiểu là phần mềm thể hiện ỏ các quy trình, các bí quyết sản xuất [ Bách khoa toàn thư Liên xô, 1976, tập 25, tiếng Nga }
Sự phân biệt kỹ thuật như là phần cứng và công nghệ là phần mềm của sản xuất tương thích với một cơ cấu sản xuất được xác định và cân đối cả về hiện vật và giá trị, trong đó chủ yếu là về mặt hiện vật Cả trên phạm vị toàn bộ nền kinh tế quốc dân lẫn trong các xí nghiệp, các chỉ tiêu hiện vật của sản xuất gắn với máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu là những chỉ tiêu mang tính pháp lệnh, trong khi các chỉ tiêu giá trị, lợi nhuận chỉ mang ý nghĩa
tham khảo Điều này giải thích tại sao, khía cạnh kỹ thuật của sản xuất thể
hiện thông qua các chỉ tiêu hiện vật có thể cân đong, đo , đếm được trở thành đối tượng chính của quản lý trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc đân cũng
Trang 15Nghiên cứu khái niệm quản lý công nghê-Đề tài cơ sở 1999
như tại từng xí nghiệp sản xuất Các yếu tố không thể cân đong, đo , đếm
được gắn với phần mềm của sản xuất , nhất là các bí quyết cơng nghệ thì
khơng có cơ sở để quản lý
Như vậy, việc kỹ thuật mà không phải là công nghệ được nhấn mạnh và là
đối tượng chính của quản lý là đo nền kinh tế được đặt trên cơ sở các cân đối hiện vật Trong các nền kinh tế tồn tại đựa trên trao đổi hiện vật, những gì
khơng phải là hiện vật thì không thể đem trao đổi, không thể là đối tượng của quản lý, trong đó có các yếu tố thuộc phần mềm của sản xuất như cơng nghệ, bí quyết, quy trình cơng nghệ Chính cơ sở hiện vật của nên kinh tế đã tạo điều kiện cho sự tồn tại của quản lý kỹ thuật mà không phải là quản lý
công nghệ trong nền kinh tế đó
1/2.2 Chủ thể và nội dung của quản lý kỹ thuật:
1IL2.2.1 Với tư cách là người đại điện cho quyên sở hữu toàn dân về các tr liệu sẵn xuất chính, nhà nước là chủ thể trực tiếp, duy nhất độc tôn trong
quản lý, cân đối kỹ thuật trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dan
Như đã đề cập đến ở trên, một nền kinh tế được quản lý bằng cơ chế kế hoạch hoá tập trung điển hình khơng tính đến sự tồn tại và vai trò của thị trường trong điều tiết các quá trình kinh tế Hoạt động khoa học và kỹ thuật cũng được tiến hành và quản lý theo cơ chế kế hoạch tập trung, theo sự chỉ huy của cơ quan quản lý nhà nước, các bộ ngành Nhà nước là đại diện cho toàn dân là chủ sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu, máy móc thiết bị và kỹ thuật Dựa trên quyền sở hữu này, nhà nước có vai trị độc tôn trong quản lý khoa học và kỹ thuật (Vũ Cao Đàm, 1992)
Quản lý kỹ thuật là công việc của các cơ quan quản lý nhà nước Nhà nước thực hiện toàn bộ các hoạt động liên quan đến quản lý kỹ thuật, làm thay cho
các đơn vị sản xuất, các xí nghiệp, kể cả đầu tư đổi mới kỹ thuật, tiêu thụ sản
phẩm sản xuất ra Vai trò quản lý của nhà nước bao trùm toàn bộ các hoạt động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến quản lý kỹ thuật như kế hoạch hoá, đầu tư, phân bổ nguồn lực, điều hoà phối hợp thực hiện các kế hoạch, tiêu
chuẩn hoá, đo lường chất lượng, thông tin, tiêu thụ sản phẩm, đầu tư đổi mới
kỹ thuật, v.v
Thí dụ trong Nghị định 43-CP năm 1962, Chính phủ Việt nam đã quy định
chức năng của Ủy ban Khoa học nhà nước như là chủ thể quản lý kỹ thuật
Trang 16Nghiên cứu khái niệm quản lý công nghê-Đề tài cơ sở 999
thống nhất trong toàn quốc: ” (2) Nghiên cứu trình Hội đơng Chính phủ phê chuẩn phương hướng, kế hoach phái triển khoa học, kỹ thuật của nhà nước; tổ chức việc điều hoà, phốt hợp công tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật giữa các Bộ, các ngành, các cấp nhằm thực hiện phương hướng, kế hoạch ấy; (5) Theo dõi, hướng dẫn các Bộ, các ngành, các địa phương trong công tác quản lý kỹ thuật và phổ biến khoa học, kỹ thuật" +
Nghị định của Hội đồng chính phủ số 192-CP ngày 13-10-1975 quy định: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn: “Tổng
hợp và cân đối trong phạm vì cả nước các nhu cầu về tài chính, vật tr, thiết
bi (bao gém thiết bị toàn bộ và thiết bị lẻ), cán bộ khoa học kỹ thuật, xây
dựng cơ bản, để phục vụ công tác nghiên cứu và thí nghiệm khoa học, kỹ
thuật Trong trường hợp cần thiết, được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền, Uỷ
ban khoa học và kỹ thuật nhà nước diéu hod vật tứ, thiết bị khoa học kỹ thuật
được ghỉ rong danh mục do nhà nước thống nhất quản lý và phân phối.” Theo (Vũ Cao Đàm, 1998 ), nội dung quản lý nhà nước về kỹ thuật khi đó
bao gồm một số nội dung được gọi chung là “ 3 mặt công tác”:
e Ban hanh và quản lý việc thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật trong
sản xuất;
e Quan ly do ludng, bao gồm quản lý các chuẩn đo lường và kiểm
định đo lường;
e Quản lý chất lượng sản phẩm, bao gồm công bố tiêu chuẩn chất
lượng, công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng
Về sau, Nghị định 22-CP ban hành năm 1993 quy định thêm nội dung tổ chức giám định nhà nước về công nghệ đối với các dự án đầu tư, xây dựng và
ban hành quy chế quản lý kỹ thuật trong các ngành, các địa phương, ”
Nhìn chung vai trị của nhà nước trong quản lý kỹ thuật là bao trùm toàn bộ các khâu có liên quan như kế hoạch hoá, phân bổ và cân đối nguồn lực, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, giám sát và quản lý các yêu cầu kỹ thuật, đánh giá nghiệm thu các tiến bộ kỹ thuật
Ý Nghị định số 43-CP ngày 41411962 quy định nhiệm vụ, quyên hạn và tổ chức bộ máy
của Uỷ ban Khoa học Nhà nước
* Nghị định của Chính phí số 22-CP ngày 22-5-1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức
bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Trang 17Nghiên cứu khái niêm quản lý cộng nghê-Đề tài cơ sở I999
1.2.2.2 Do không phải là người chủ sở hữu đối với các tài sản và kỹ thuật sản xuất, cho nên các xí nghiệp chỉ là nơi vận hành, duy trì, bảo dưỡng, máy móc thiết bị sản xuất theo các kế hoạch pháp lệnh của nhà nước một cách thụ động
Về nội dụng quản lý kỹ thuật ở các xí nghiệp, theo (Trần Ngọc Ca, 1998):
“cho đến những năm 1980, công nghệ ở Việt nam chủ yếu được xem như chỉ
bao gồm phần “cứng” của sản xuất ( thí âụ máy móc, thiết bị lẻ) Khái niệm
quản lý công nghệ theo kiểu phương Tây hâu như không tồn tại Thay vào đó
là khái niệm “quản lý kỹ thuật” (the management 6ƒ techmique) Khái niệm này chỉ bó hẹp trong trong khuôn khổ các vấn đề thuộc về kỹ thuật như quản
lý chất lượng và chun mơn hố sản phẩm Và mặc dù đây cũng là các yếu tố của quản ly sản xuất và vận hành nhưng khái niệm đó không bao gồm nhiều vấn đê khác của quá trình quản lý nói chung” Š
Nội dung của quản lý kỹ thuật ở các xí nghiệp sản xuất nhiều nhất cũng chỉ bao gồm các hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật mang tính chất nội bộ và để thi đua, không mang động cơ lợi nhuận Mọi hình thức cải tiến kỹ thuật vượt ra khỏi khuôn khổ của kế hoạch của nhà nước đều khơng có cơ sở và
điều kiện đảm bảo để thực hiện ở các xí nghiệp Các xí nghiệp khơng có
chức năng và khơng có động cơ, không được khuyến khích để tiến hành đổi
mới kỹ thuật, cũng không cần thiết phải xây dựng các năng lực R&D tại chỗ
Hệ thống giá cả và chỉ tiêu pháp lệnh về lợi nhuận được quyết định và áp đặt theo hệ thống hành chính từ trên xuống không đặt ra yêu cầu các xí nghiệp sản xuất phải cải tiến và hoàn thiện kỹ thuật sản xuất
Điều này giải thích tại sao, đặc điểm chung cho các xí nghiệp sản xuất trong các nền kinh tế kế hoạch tập trung theo mô hình kiểu xơ-viết là thiếu các nang luc R&D tai ché trong các xí nghiệp sản xuất (Ä#eske, 1998 và Trần Ngoc Ca, 1998) Thi dụ ở Việt nam, theo Báo cáo khảo sát của Đoàn chuyên gia IDRC, Canada: “ Nếu như tại các nước công nghiệp Phương Tây, phần
lớn các đơn vị R&D chuyên mơn hố cao được đặt tại các doanh nghiệp thì
ở Việt nam, rất liếm các doanh nghiệp xây dựng các cơ sở nghiên cứu, thử nghiệm Trong nên kinh tế kế hoạch của Việt nam trước đây, tồn tại nguyên
5 Trần Ngoc Ca (1998) Technology Management as the Source of Development : A Corperate View, The Fifth ASEAN Conference on Science and Technology, Hanoi, 1998
Trang 18Nghiên cứu khát niêm quản lš công nghệ-Đề tài cơ sở I999
tắc là chính phủ đảm nhiệm toàn bộ công tác đổi mới kỹ thuật và hiện đại
hố cơng nghiệp ” ( IDRC, 1998) Các xí nghiệp sản xuất không phải là một
chủ thể qủan lý kỹ thuật và cơng nghệ, chỉ có nhà nước là chủ thể duy nhât
và độc tôn trong quản lý và cân đối kỹ thuật trong toàn bộ nền kinh tế quốc
đân
I2.3 Cơ chế của quản lý kỹ thuật:
Xét trên giác độ cơ chế quản lý, quản lý kỹ thuật trong các nền kinh tế kế hoạch tập trung có những đặc điểm chủ yếu sau:
1Ị2.3.1 Tổn tại một sự biệt lập theo sự phân công, chun mơn hố giữa
chức nẵng sản xuất của các xí nghiệp và chức năng R&D của các cơ quan R&D chuyên trách
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nếu như chức năng sản xuất được giao cho các xí nghiệp thì hoạt động nghiên cứu, cải tiến, triển khai công nghệ mới đều được phân cơng chun mơn hố cho các đơn vị nghiên cứu, triển khai chuyên trách của nhà nước bao gồm các Viện Hàn lâm và Viện nghiên cứu ngành Theo (Vũ Cao Đàm, 2000) : Các cơ quan nghiên cứu triển khai chỉ hoạt động theo sự chỉ huy từ bên trên là Bộ và theo kế hoạch nhà nước giao, kết quả nghiên cứu chỉ báo cáo Bộ chủ quản là xong, không cần biết đến kết quả được tạo ra được ứng dụng tai dau Sd di như vậy là do theo cơ
chế tổ chức, quản lý kiểu tập trung và chun mơn hố, các cơ quan nghiên
cứu, triển khai kể cả ngành và quốc gia (các Viện Hàn lâm) không phải là một bộ phận bên trong các xí nghiệp sản xuất, chúng được Nhà nước, các Bô ngành thành lập, tài trợ và hoạt động theo kế hoạch nhà nước (eske, 1998 và Đặng Duy Thịnh, 1998)
Mặt khác các cơ quan này cũng không phải là người sở hữu các kết quả
R&D được tạo ra vì chúng được tạo ra bằng nguồn vốn không phải thuộc sở hữu của họ mà của nhà nước Do vậy cũng khơng có cơ chế nào buộc họ phải là chủ thể quản lý các hoạt động đó Quyền lợi của các cơ quan này không trực tiếp gắn với các kết quả nghiên cứu triển khai do họ tao ra
123.2 Về cơ bản các liên kết ngang giữa các cơ quan nghiên cứu khoa hoc với triển khai công nghệ với sẵn xuất không tôn tại hoặc không hợp pháp nếu không nằm trong kế hoạch của nhà nước hoặc do nhà nước phé duyér (Vu Cao Dam, 1992) Công tác quản lý khoa học và kỹ thuật trong nền kinh tế
Trang 19Nghiên cứu khát niêm quản lý công nghê-Đề tài cơ sở 1999
quốc dan chỉ được tiến hành theo các quan hệ hành chính theo chiều dọc, chủ yếu là từ trên xuống ( Đặng Duy Thịnh, 1999) Lưu chuyển kỹ thuật
trong và giữa các nền kinh tế khơng mang hình thức mua bán hàng hoá mà dựa trên cơ sở phân phối và phân phối lại cũng theo các kế hoạch của nhà
nước
Tóm lại, quản lý kỹ thuật trong các nên kinh tế kế hoạch tập trung là một chức năng chuyên môn không gắn với quản lý tài chính, kinh doanh và quyền lợi của các xí nghiệp sản xuất Quản lý kỹ thuật trước hết và chủ yếu là chức năng quản lý trực tiếp của nhà nước, theo các kế hoạch tập trung do nhà nước ban hành và chỉ huy, điều hoà, phối hợp từ trên Các đơn vị sản xuất chỉ là người thừa hành quản lý một cách thụ động mà không phải là chủ thể quản lý các kỹ thuật sản xuất Kỹ thuật, máy móc thiết bị, vốn và tài sản sản xuất đều thuộc sở hữu của nhà nước và được nhà nước cân đối theo các kế hoạch Không tồn tại thị trường và các liên kết ngang về kỹ thuật giữa các đơn vị sản xuất và cơ quan nghiên cứu triển khai nhà nước Không tồn tại cơ chế tự gắn kết giữa các chức năng sản xuất, chức nãng quản lý kỹ thuật trong cùng một cơ sở sản xuất lẫn trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân
H/ QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ TRONG CÁC NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
11 Đặc điểm kinh tế và quản lý của các nền kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là một hệ thống tổ chức và vận hành của các chủ thể kinh
doanh theo các nguyên tắc của thị trường dựa trên cơ sở của sản xuất, lưu
thơng hàng hố Những đặc điểm cơ bản của kinh tế thị trường có liên quan
đến nội dung quản lý công nghệ cần lưu ý là (Paul Samuelshon, 1990; Diana
Hunt, 1989):
(1) Sản xuất, mua bán hàng hoá trên thị trường là cơ sở của nền kinh tế,
(2) Sự tổn tại hợp pháp, cụ thể và rõ ràng của các chủ sở hữm đối với tài sản kinh doanh và công nghệ dưới dạng các công ty, các tập đoàn, các doanh
nghiệp,
(3) Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận bằng tài sản, trong đó có cả tài sản công nghệ mà doanh nghiệp sở him,
(4) Hoạt động của các doanh nghiệp về thực chất là quá trình tối đa hoá lợi nhuận theo giá cả được quy định bởi luật cung cầu trên thị trường,
Trang 20Nghiên cứu khái niêm quán lý công nghê-Đề tài cơ sở 1999
(5) Nhu cầu thị trường, lợi nhuận và cạnh tranh là động lực thúc đẩy các
doanh nghiệp, công ty đổi mới và quản lý công nghệ,
(6) Thị trường giữ vai trò chủ yếu trong điều tiết giá cả, cung cầu về mọi loại hàng hố, trong đó có cả hàng hố cơng nghệ,
(7) Tổn tại thị trường công nghệ hoạt động theo quy luật cung và cầu thông qua giá cả thị trường về các công nghệ được đem mua bán, chuyển giao
(8) Chính phú khơng có vai trò và chức năng của chủ sở hữu, trực tiếp quản lý sản xuất kinh doanh như các doanh nghiệp mà chỉ đảm nhiệm vai trị điều tiết vĩ mơ, bổ sung chứ không thay thế cho vai trò của thị trường (9) Các chức năng sản xuất, kinh doanh và R&D được gắn kết với nhau
thông qua các liên hệ ngang hoặc được hợp nhất trong những tập đồn,
cơng ty lớn
Tuy nhiên khi nói về kinh tế thị trường một cách đầy đủ và tồn diện, khơng
thể khơng nhận thức về những thất bại thị trường như là một đặc điểm cố hữu
của cơ chế này Chính những thất bại của thị trường trong đáp ứng chính
những nhu cầu của nó về cạnh tranh hoàn hao, vé can bang cung cầu mọi
loại hàng hoá trên thị trường đã dẫn đến lí do xuất hiện và tồn tại các cơ chế bổ sung điều chỉnh các quan hệ thị trường Sự can thiệp của nhà nước, vai trò của các chính phủ đã là một yếu tố bổ sung khơng thể khơng tính đến trong bất kỳ một thị trường nào cho dù mức độ tự do hoá đến đâu
Những can thiệp của chính phủ trong kinh tế thị trường và vai trò quản lý tập trung của nhà nước trong các nền kinh tế kế hoạch tập trung dường như tạo thành một sự tiếp nối nào đó trong các cơ chế quản lý tương ứng Mặt khác, những khiếm khuyết của cơ chế thị trường cũng làm cho cơ chế quản lý công
nghệ có những khiếm khuyết dẫn tới chỗ tự phủ định nó để chuyển sang loại cơ chế quản lý đổi mới đặc trưng cho các nền kinh tế tri thức
Nhưng trước hết, những đặc điểm về kinh tế và quản lý trong thể chế kinh tế
thị trường đã tạo cơ sở kinh tế và quản lý cho sự tồn tại và vận hành của khái niệm và cơ chế quản lý công nghệ, thay cho quản lý kỹ thuật trong các nền
kinh tế hoạch tập trung
12 Đặc điểm của quản lý công nghệ trong các nền kinh tế thị trường Kinh tế học tân cổ điển quan niệm quá trình sản xuất là sự kết hợp của hai
yếu tố lao động và vốn theo các dạng hàm sản xuất nhất định Lợi thế cạnh
Trang 21Nghiên cứu khái niêm quản lý công nghê-Đề tài cơ sở 1999
tranh của hãng này so với các hãng khác chỉ dựa trên lợi thế về quy mô (
Tom Elfring và Pieter de Man, 1998) Hay nói cách khác quy mô sản xuất là
yếu tố chủ yếu giải thích mức lợi nhuận của một công ty Trong một điều kiện sản xuất nhất định quy mô càng lớn thì lợi nhuận thu được càng nhiều Khơng có vấn đề công nghệ và vai trị của cơng nghệ
Tuy nhiên, sau thời kỳ tăng trưởng kinh tế kéo dài từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, khi khảo sát và phân tích động thái phát triển của nhiều quốc gia, các nhà kinh tế đã phát hiện ra một phần dư tăng trưởng không giải thích được bằng sự gia tăng quy mô các biến lao động và vốn (phần dư Solow) Và họ giải thích đó là phần dư có nguồn gốc từ sự hồn thiện cơng nghệ sản xuất
(Solow, 1957) 7
Trên cơ sở phát hiện này, vai trị của cơng nghệ như một biến số của quá trình sản xuất đã được quan tâm nghiên cứu Rất nhiều định nghĩa khác nhau về công nghệ đã được đưa ra phản ánh vai trò của công nghệ từ các khía cạnh
khác nhau của các quá trình kinh tế-xã hội, sản xuất và kinh doanh
1H2.1 Đối tượng của quản lý công nghệ
Tuy chưa thể gọi là một tổng quan đầy đủ, nhưng 23 định nghĩa về công
nghệ (nêu trong phụ lục cuối báo cáo) đã phần nào thể hiện được nhiều cách tiếp cận và quan niệm khác nhau về vai trị của cơng nghệ trong phát triển
kinh tế, xã hội Từ những định nghĩa này, có thể gợi ra được một số cơ sở để hiểu đối tượng của guản lý công nghệ :
Thứ nhất, xét về bẩn chất: công nghệ là một hệ thống các yếu tố chứ không phải chỉ là một yếu tố duy nhất nào Công nghệ bao gồm tri thức, máy móc thiết bị nhưng cũng không chỉ bao gồm trị thức hay máy móc thiết bị Cơng nghệ có thể là sản phẩm hoặc địch vụ, hoặc quy trình, vừa bao gồm phần mềm vừa bao gồm cả phần cứng; vừa là hoạt động hay (actions), vừa là vật
dụng (things); vừa là cách thức vừa là vật chất, vừa là thực thể vừa là quá
trình, lại vừa là cơ chế tổ chức điến ra q trình đó
Thí dụ theo APCTT, công nghệ được hiểu là một hệ thống bao gồm nhiều
thành tố:
’ Trich dan lai tt (Klaus Brockhoff, 1998)
Nguyễn Manh Quận 08/13/00 17/60
Trang 22Nghiên cứu khái niệm quản lý công nghê-Đề tài cơ sở 1999
đâ Dng hm cha trong các đối tượng như: công cụ, vốn đầu tư, hàng hoá , sản phẩm trung gian, máy móc, thiết bị, quy trình sản xuất
e Dang ham chứa trong con người như: hiểu biết, năng lực áp dụng tri thức một cách hệ thống, lao động của con người, các ý tưởng, kỹ năng đặc biệt, năng lực giải quyết các vấn đề
e©_ Dạng hàm chứa trong các tài liệu: tri thức về các quan hệ vật chất, các tri
thức khoa học hoặc kiến thức được tổ chức, các nguyên lý của hiện tượng
tự nhiên hoặc xã hội, thông tin, tiêu chuẩn, kỹ thuật, các phần mềm máy tính
e©_ Dạng hàm chứa trong tổ chức: các kỹ thuật tổ chức sắp xếp công việc, vận
hành công việc sản xuất hàng ngày, kiểm soát các yếu tố sản xuất,các quy
trình, công cụ và phương tiện, tổ chức phân phối sản phẩm
Như vậy, công nghệ bao gồm hệ thống các yếu tố cần và đủ để tạo ra một
sản phẩm hoặc một dịch vụ nhất định Đây chính là điển phân biệt công nghệ với kỹ thuật là khái niệm mang tính chun mơn hẹp khơng bao gồm các yếu tố ngoài kỹ thuật như tài chính, tổ chức, kinh doanh, tiếp thị, văn
hoá v.v
Nếu như không thể đồng quy công nghệ vào bất kỳ một yếu tố nào của hệ
thống các yếu tố công nghệ và có liên quan đến cơng nghệ thì cũng không thể giản quy quản lý công nghệ vào quản lý bất kỳ một yếu tố đơn lẻ nào Quản lý công nghệ là quản lý một hệ thống các yếu tố công nghệ và không phải cơng nghệ Vì cơng nghệ mang tính liên ngành cho nên quản lý công nghệ cũng là quản lý liên ngành, không thể là một chuyên môn quản lý hay
quản lý một chuyên môn nhất định nào
Đúng như một nhà nghiên cứu đã nhận xét: “ Các vấn đề quản lý cơng nghệ có tính giao cắt hiểm thấy: chúng không giới hạn trong phạm vì một ngành
cơng nghiệp nào, một chức năng nào của công ty, một lĩnh vực hoạt động kỹ
thuật nào hay là một môn học hàn lâm nào Quản lý cơng nghệ ngày càng
thốt khỏi khuôn khổ chật hẹp của một cách hiểu chuyên môn thuần tuý, hội
nhập với các lĩnh vực khác có liên quan trong từng công ty, từng ngành, từng
quốc gia để trở thành một lĩnh vực tổng bợp, đa ngành” Xu hướng này phù
hợp với những du bdo vé thé ky 21 “ được mong đợi sẽ là kỷ nguyên của hội nhập và tổng hợp nghiên cứa cơ bản với phát triển công nghé” (Keith
Benzanson, 2000)
Trang 23Nghiên cứu khái niêm quản lý công nghê-Đề tài cơ sở 1999
Ngồi ra, tính hệ thống, liên ngành của quản lý công nghệ làm cho nó mang tính đồng bộ một cách chặt chẽ Thiếu đi bất kỳ một yếu tố nào, một điều kiện cần nào thì cũng khơng thể quản lý được công nghệ theo đúng nghĩa của nó Đây có lẽ là một trong những đặc điểm của công nghệ tác động nhiều nhất đến nội dung và phạm vi của các hoạt động quản lý công nghệ,
đồng thời cũng tạo một cầu nối để chuyển sang quản lý đổi mới với đặc
trưng rõ ràng hơn về tính hệ thống
Tiut hai, xét vé muc đích: Cơng nghệ không phải là một hệ thống tự nó mà là một hệ thống thực hiện chức năng là công cụ để thực hiện các mục tiêu khác nhau, ngồi cơng nghệ Quản lý công nghệ do vậy cũng không phải là một
lĩnh vực tự thân mà luôn luôn gắn với những mục đích nhất định ngồi cơng
nghệ “Quản lý công nghé’ khong phải là khái niệm tự nó Người ta không
thể hiểu được ‘gudn ly cong nghệ “ là gì nếu như khơng đặt nó, xem xét nó
trong các mối liên hệ, các giác độ: ai quản lý công nghệ ( chủ thể quản lý)? Quản lý công nghệ như thế nào (cơ chế quản ly)? Đặc biệt quản lý công nghệ trước hết là quản lý của người chủ sở hữu công nghệ Nếu khơng có ai là chủ sở hữu cơng nghệ thì cũng khơng có quản lý công nghệ Quản lý công nghệ được xem là xa lạ với tình trạng vơ chủ trong sản xuất, kinh doanh
Thứ ba, xét về chức năng: các định nghĩa về công nghệ thường đề cập tới
những chức năng sau:
e©_ Phương tiện biến đổi (chuyển hoá) đầu vào thành đầu ra có ích, tao
ra thay đổi mong muốn, sản phẩm và dịch vụ mong muốn, Phương tiện để áp dụng tri thức khoa học vào sản xuất;
Mở rộng và nâng cao năng lực của con người; Phương tiện để sản xuất,
Phương tiện để đổi mới sản phẩm, dịch vụ và quy trình
ee
@
@
Như vậy, nếu khoa học chủ yếu có chức năng nhận thức thì cơng nghệ lại
thiên về chức nãng sản xuất, gắn chặt với sản xuất và kinh doanh Do vậy
quản lý công nghệ, khác với quản lý khoa học, cũng sẽ gắn chặt với sản xuất hơn và là một chức năng vốn có của sản xuất, nằm chính ngay bên trong quá trình sản xuất, nội sinh trong các quá trình sản xuất Ở đâu diễn ra quá trình sản xuất thì cũng có nhu cầu phải quản lý công nghệ sản xuất Đặc điểm này lý giải tại sao trong thực tế, quản lý công nghệ chủ yếu được hiểu là quản lý của các công ty, các hãng, các doanh nghiệp Không tồn tại quản lý công
Trang 24Nghiên cứu khái niêm quản lý công nghê-Đề tài cơ sở 999
nghệ ở doanh nghiệp thì cũng khơng có cơ sở cho quản lý nhà nước về cơng
nghệ Tính liên ngành của quản lý cơng nghệ ở đây cịn thể hiện như là một
hệ thống các cấp độ quản lý công nghệ khác nhau bao gồm quản lý trực tiếp của các doanh nghiệp, phịng thí nghiệm, đại học, quản lý gián tiếp của các cấp trung gian như chính phủ, hiệp hội, v.v
Thứ tư, xét về quá trình hình thành cơng nghệ: Với những đặc điểm về chức
năng và cấu trúc như trên, công nghệ không là một thực thể tĩnh tại Công
nghệ luôn luôn biến đổi, đổi mới theo một chu kỳ tồn tại (vòng sống) nhất
định Với tốc độ đổi mới công nghệ diễn ra ngày càng nhanh chóng, vịng
sống của từng công nghệ cũng ngày càng rút ngắn Thí dụ hiện nay, vịng
sống của một số máy vi tính xách tay chỉ được tính bằng vài tháng Một cơng trình nghiên cứu cho thấy rằng, trong những năm 1993-2000, chu kỳ trung bình của sản phẩm trong ngành sản xuất ơtơ giảm từ § năm xuống còn 4 năm ở Mỹ và từ 6 năm xuống còn 4 năm ở Nhật bản (Mgán hàng thế giới, 1998/1999) Do vay, quan lý công nghệ là quản lý quá trình sáng tạo, đổi mới công nghệ, thay thế công nghệ và áp dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và đời sống
Theo quan niệm truyền thống, một công nghệ trước khi được đưa vào sử dụng trong thực tế thường phải trải quan một chuỗi các giai đoạn triển khai như sau:
Nghién ci | Nghiên cứu Triénkhai — Triểnkhai ( Đưa vào
cơ bản thun tuý ¡—> định hướng —> thử nghiệm -—> hoàn thiện | sử đựng
(®) ị (9) (®)
(Quản lý nghiên : ( Quản lý công nghệ ) ị cứu cơ bản ) ị
Hình 3: Vi ;rí của quản lý công nghệ trong phổ các hoạt động R&D
Các hoạt động nghiên cứu cơ bản diễn ra tại giai đoạn (1) chỉ đơn thuần diễn ra vì động cơ tạo ra tri thức khoa học Quản lý các hoạt động diễn ra trong giai đoạn này thường được gọi là guản lý nghiên cứu cơ bản ( management oƒ
basic research )
Trang 25Nghiên cứu khái niêm quản lý công nghê-Đề tài cơ sở 1999
Các hoạt động diễn ra trong giai đoạn ( 3 ) thực chất là hoạt động thương mại hoá các sản phẩm được điều tiết theo quy luật thị trường Ở đây, giải pháp
công nghệ đã được chuyển thành sản phẩm có thể mua, bán
Giai đoạn ( 2 ) bao gồm các hoạt động nghiên cứu định hướng ứng dụng,
triển khai thử nghiệm ứng dụng công nghệ mới và triển khai hồn thiện cơng nghệ mới trước khi đưa ra thương mại hoá trên thị trường Khác với hoạt động nghiên cứu cơ bản thuần tuý trong giai đoạn (1) chỉ nhằm theo đuổi tri thức mới khơng tính đến một nhu cầu ứng dụng cụ thể nào, hoạt động nghiên cứu và triển khai diễn ra trong giai đoạn (2) nhằm vào những nhu cầu ứng dụng nhất định Thí dụ kỹ thuật nhân bản vơ tính có thể ứng dụng vào y tế, có khả nang cung cấp các bộ phận cơ thể con người để thay thế khi cần thiết, có thể ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp nhằm bảo tồn các giống loài
cây, con quý, hiếm, v.v
Như vậy, nếu như giai đoạn (1) tạo ra ý tưởng khoa học mới, giai đoạn (3) tạo ra sản phẩm thương mại thì giai đoạn (2) tạo ra công nghệ, hay cơ sở
công nghệ để đổi mới sản phẩm Quản lý các hoạt động diễn ra trong giai
đoạn này được gọi là quản lý công nghệ Quản lý công nghệ do vậy chủ yếu liên quan đến phát triển những công nghệ mới, gắn với những ngành cơng nghiệp mới, hồn thiện những công nghệ hiện hành và ứng dụng những công nghé moi vào trong các ngành công nghiệp truyền thống
Kinh nghiệm thực tế cho thấy, Nhật bản là nước mà cả chính phủ và giới cơng nghiệp, các tập đồn công ty rất quan tâm đến các hoạt động trong giai đoạn (2) và nhờ đó mà đã tạo ra được cơ sở công nghệ rất mạnh cho thương mại hoá sản phẩm Có sự khác nhau khá rõ giữa cách tiếp cận của Mỹ và Nhật bản về quản lý công nghệ: “Người Mỹ đoạt hâu hết các giải Nobel, trong khi người Nhật sử dụng những phát mình đó để kiếm ra tiên Vấn đề
chủ yếu là người Mỹ không đủ khả năng để thương mại hoá các kết quả
nghiên cứu cơ bản đã tạo ra ” Các nước Tây Au, đặc biệt là nước Anh đi
theo cách tiếp cận có phần thực dụng dụng hơn Mỹ nhưng lại cơ bản hơn so với Nhật, nghĩa là coi trọng tất cả các giai đoạn trong chuỗi đối mới từ giai doạn 1 cho đến giai đoạn 3
Như vậy, theo cách tiếp cận này, quản lý công nghệ không bao gồm các hoạt
động nghiên cứu cơ bản thuần tuý và thương mại hoá sản phẩm, quản lý
công nghệ chỉ liên quan đến các hoạt động hình thành và phát triển cơng
nghệ mới Nói cách khác nó chỉ tập trung vào các hoạt động nằm trong
Trang 26Nghiên cứu khái niêm quản lý công nghé-Dé tai co sd 1999
khoảng giữa của phổ các hoạt động R&D Trên giác độ này có thể xác định sự khác nhau giữa quản lý công nghệ, quản lý khoa học và quản lý kinh doanh (gudn tri kinh doanh-Business Administration) Quản lý khoa học là quản lý quá trình sáng tạo ra tri thức mới, quản lý công nghệ là quản lý quá
trình tạo ra công nghệ mới còn quản trị kinh doanh về cơ bản là hoạt động quản lý quá trình áp dụng công nghệ mới để tạo ra lợi nhuận Như vậy tổn tại
ba loại hình quản lý khác nhau với những đặc thù và chủ thể quản lý khác nhau
1112.3 Chủ thể và nội dung quản lý công nghệ
HI2.3.1 Các hãng và công ty là chủ thể quản lý công nghệ một cách trực tiếp và toàn bộ các hoạt động tạo ra và ứng dụng công nghệ trong phạm vỉ
cong ty:
Như đã nêu ở phần trên, công nghệ như là một hệ thống các yếu tố gắn với bí quyết thuộc quyền sở hữu của một cá nhân hoặc tổ chức nhất định Các bí
quyết này thường được sử dụng như là công cụ là cách thức và phương pháp
sản xuất, kinh doanh của các hãng, các công ty Do vậy, các hãng, các công
ty là chủ thể quản lý công nghệ phổ biến nhất trong các nền kinh tế thị
trường
Quản lý công nghệ là một trong những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quản lý công nghệ không phải là một môn học hay nghề nghiệp gì mới Nó là một thành phần ngày càng then chốt của quản lý trong bất kỳ một xí nghiệp nào trong thế giới hiện đại Chức năng biến số chiến lược của công nghệ làm cho quản lý công nghệ trở thành loại hình quản lý có ý nghĩa chiến lược Chức năng tạo vị thế và cơ cấu cạnh tranh doanh nghiệp (Smail-Ait-EI-Hadj, 1989) ' làm cho quản lý công nghệ trở thành quản lý quá
trình cạnh tranh
(1) Khâu đầu tiên trong hoạt động quản lý công nghệ ở công ty thường là
xem xét những đổi mới công nghệ và các lĩnh vực có liên quan từ mơi trường
bên ngồi cơng ty
e Tién hành những cuộc điều tra thường xuyên, xác định và sàng lọc hàng
loạt nhân tố xã hội, chính trị, tài chính, cơng nghệ nhằm tìm ra những
nhân tố liên quan đến lợi ích của công ty cần có sự quan tâm theo dõi
Trang 27Nghiên cứa khái miệm quản lý công nghê-Đề tài cơ sở 1999
e_ Tiến hành những dự báo và nhìn trước về cơng nghệ để lường định những
công nghệ cơ bản đang xuất hiện có nhiều khả năng đem lại những ích lợi
lớn nhất về kinh tế và xã hội
e Xác định những biến đổi chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ liên quan đến công ty, đánh giá tầm quan trọng của những đổi mới công nghệ bên ngoài quan sát được đối với vị thế cạnh tranh của công ty
(2) Kiểm kê công nghệ mà công ty đang sở hữu và sử dụng:
« Liệt kê những công nghệ mà công ty đang sở hữu để bao gồm các công
nghệ sản phẩm, công nghệ quy trình, hoặc cơng nghệ tiếp thị (marketing)
e Sap xếp các công nghệ mà công ty đang thành các loại công nghệ cơ bản,
công nghệ đặc thù (distintive technologies) của công ty Đánh giá độ mới
của công nghệ mà cơng ty có, đang sử dụng
« Sử dụng khái niệm vịng sống cơng nghệ để xác định vị trí từng công nghệ mà công ty đang sử dụng ở vào giai đoạn nào trên vòng sống đó e_ So sánh cơng nghệ của công ty đối với đối thủ cạnh tranh
e Chỉ rõ đâu là tài sản công nghệ mà quá khứ, hiện tại và tương lai thành công của công ty phải phụ thuộc vào
(3) Lập kế hoạch đổi mới công nghệ:
e Xác định loại công nghệ nào phải đổi mới, loại nào tự tiến hành nghiên
cứu và triển khai trong nội bộ công ty, loại nào phải đi mua
e Tìm các biện pháp sử dụng tối ưu những cơng nghệ đang có và đầu tư đối mới
1.2.3.2 Vai trò của nhà nước trong quản lý công nghệ
Quản lý công nghệ không phải chỉ là vấn để của giới cơng nghiệp mà cịn là
vấn để của các cơ quan chính phủ Theo (Hawihorn, 1978), các cơ quan chính phủ được xem là có 3 vai trò trong quản lý cơng nghệ: khuyến khích,
làm trung gian và điều chỉnh cơ cấu công nghệ bằng các biện pháp hỗ trợ
nghiên cứu cơ bản, đảm bảo hạ tầng cơ sở, lập kế hoạch tài chính, kiểm tra việc thi hành luật lệ liên quan
Trong nền kinh tế thị trường, các chính phủ có vai trị trong hỗ trợ các nghiên cứu cơ bản, tạo lập môi trường luật pháp thương mại, đào tạo các nhà lãnh
Trang 28Nghiên cứu khái niêm quản lý công nghê-Đề tài cơ sở 999
đạo và đưa ra các hình dung về tương lai để làm căn cứ cho các điều chỉnh
chính sách trong hiện tại
Trong cơ chế thị trường, Nhà nước không cần và không thể là tổ chức trực
tiếp tiến hành các hoạt động nghiên cứu triển khai và đầu tư phát triển công
nghệ Không cần vì, nếu nhà nước khơng làm việc này thì đã có các cơng ty,
các ngành công nghiệp tự chủ động tiến hành công việc này do những động
cơ kiếm tìm lợi nhuận Khơng thể vì nhà nước khơng phải là chủ sở hữu duy
nhất của tài sản và công nghệ trong nên kinh tế Vì vậy, vai trị mà nước có thể và cần phải đảm nhiệm chủ yếu là đưa ra các chính sách khuyến khích
các cơng ty và khu vực công nghiệp đầu tư cho đổi mới công nghệ đồng thời
tài trợ cho những nghiên cứu, triển khai những công nghệ mà khu vực các công ty tư nhân khơng có lợi ích phải đầu tư hoặc những nghiên cứu tạo ra cơ sở hạ tầng về khoa học và công nghệ dùng chung cho toàn xã hội
Thí dụ: “Chính phủ Mỹ đã xây dựng đường điện tín đầu tiên của thế giới giữa Baltimo va Washington vao ndm 1842 Những dịch vụ khuyến nông và nghiên cứu nơng nghiệp do chính phú cung cấp nói chung đã được thừa nhận gẵn với năng xuất nơng nghiệp có những bước tăng trưởng rất lớn trong 135
năm kể từ khi chungs được khỏi sự Mạng Internet, đang thay đổi cách thức
thông tin được trao đổi trên khắp thế giới, đã được triển khai ở Mỹ nhờ trợ cấp của nhà nước.” (Ngân hàng thế giới, 1998/1999)
HI2.3 Cơ chế của quản lý công nghệ:
Trong các nền kinh tế thị trường, công nghệ là một yếu tố của quá trình sản xuất cũng cần phải được thị trường hoá và tự do lưu chuyển như là các hàng hoá khác, do vậy về cơ bản cung và cầu về công nghệ do thị trường điều tiết Quản lý công nghệ đo vậy, bị chỉ phối chủ yếu bởi các nguyên tắc và cơ chế hoạt động của thị trường cơng nghệ Cũng có một “bàn tay vơ hình” chỉ phối cung và cầu về công nghệ thông qua giá cả công nghệ trên thị trường
Nhà nước và các chính phủ khơng thay thế thị trường trong điều tiết cung cầu về công nghệ mà tạo môi trường pháp lý bình đẳng thuận lợi cho các hoạt động của thị trường công nghệ và can thiệp bằng các chính sách vĩ mô để điều chỉnh hoặc khắc phục những thất bại của thị trường trong phát triển công nghệ Những thất bại của thị trường trong điều tiết cung cầu về công
nghệ một mặt là do những thất bại chung cho mọi thị trường thể hiện qua các
Trang 29Nghiên cứu khái miêm quản lý công nghệ-Đề tài cơ sở 1999
khái niệm về các ngoại ứng (externalities), mặt khác có thể là do cơng nghệ có đặc thù so với những hàng hố thơng thường khác Một số nghiên cứu như
(Nguyên Nữ Hoài Vân, 1994; Nguyễn Thanh Hà, 1996) đã đề cập đến tính
rải ro, tính tích luỹ nội bộ, tính đặc thù và bổ sung ngành, v.v
Ngoài ra cịn có các đặc thù khác của công nghệ thể hiện như là loại hàng
hoá đặc biệt, là công cụ trong tay các chính phủ, các cơng ty, các tập đoàn trong các vấn đề chính trị, cạnh tranh Những đặc thù như thế này có thể khơng được thể hiện qua giá cả công nghệ trên thị trường gây ra những độ
lệch nhất định cần phải có những can thiệp của nhà nước, của chính phủ để
lam cho thị trường công nghệ hoạt động được bình thường Các công cụ của quản lý công nghệ bao gồm:
(1) Quản lý bằng luật pháp: Một số nước có luật khoa học và công nghệ, trong đó quy định chức năng của quản lý nhà nước về công nghệ Một số nước chỉ có các luật gián tiếp liên quan đến quản lý cơng nghệ Nhìn chung
vai trị của loại cơng cụ này là tạo mặt bằng pháp lý chung cho thị trường
công nghệ, đặc biệt là luật pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, luật điều tiết các giao dịch dân sự liên quan đến công nghệ như chuyển giao công nghệ (quan hệ hợp đồng về giá cả, thời gian bảo hộ, thời hạn hợp đồng, v.v ) Loại công cụ pháp lý này có thể làm hạn chế tính rủi ro vốn có trong q
trình phát triển cơng nghệ như đã nêu ở trên
(2) Quản lý bằng chính sách: Cũng tuỳ theo quan niệm về cơng nghệ, có các chính sách cơng nghệ trực tiếp (implicit) và chính sách công nghệ gián tiếp (explicit) tac dong dén cdc hoat dong phat triển công nghệ
(3) Quản ly bằng đầu tư và hỗ trợ tài chính, tín dụng cho các dé án nghiên cứu và triển khai công nghệ ( xây dựng hạ tầng cơ sở công nghệ, xây dựng năng lực công nghệ quốc gia, tạo đột phá, ) Đây có thể là những đề án phát triển cơng nghệ có tính rủi ro cao và/hoặc đòi hỏi quá trình đầu tư, tích luỹ lâu dài vượt ra khỏi khả năng tài chính và năng lực nội tại của riêng bất kỹ
một công ty, một đại học hoặc một viên nghiên cứu nào
Trang 30Nghiên cứu khái niêm quản lý công nghê-Đề tài cơ sở 1099
Ill QUẢN LÝ ĐỔI MỚI TRONG CÁC NỀN KINH TẾ TRI THỨC H1 Đặc điểm của các nền kinh tế tri thức
Khác với kinh tế thị trường, kinh tế tri thức là một nền kinh tế trong đó q trình sáng tạo và sử dụng kiến thức trở thành lực lượng chủ đạo trong quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội (Ke#h Benzanson, 2000) Nói cách
khác, “kinh tế trị thức là nên kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử
dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống ” (Đặng Hữu, 2000)
Mỗi nền kinh tế tuỳ theo cơ sở kinh tế và quản lý mà hình thành nên một lý thuyết kinh tế chủ đạo , chính thống để giải thích và luận cứ cho các chính sách kinh tế thích ứng Nếu như các nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung thiết kế hệ thống quản lý dựa trên hai quy luật kinh tế cơ bản ( thường gọi là quy luật 1) và quy luật phát triển cân đối và có kế hoạch của nền kinh tế quốc dân (thường gọi là quy luật 2), kinh tế thị trường phát triển theo lý thuyết kinh tế
tân cổ điển, thì các nền kinh tế tri thức sẽ được phát triển và giải thích theo một lý thuyết kinh tế mới dựa trên cách tiếp cận tiến hoá và đổi mới (
evolutionnary and innovation theory) (Kevil va Alison 1999)
Lý thuyết kinh tế học tân cổ điển đã thu được nhiều kết quả trong các quan
sát, mô tả giai đoạn trước đây trong lịch sử kinh tế thế giới khi mà việc buôn
bán phần lớn bao gồm những sản phẩm giản đơn không thay đổi hoặc thay đổi rất chậm cho phép các thương gia có thể biết tất cả những gì cần biết về
các sản phẩm đó, kể cả các tỷ lệ về đầu vào và đầu ra, tỷ lệ sinh lời của đầu
tư vào các sản phẩm Thí dụ, vòng sống của sản phẩm có thể tính đến hàng
chục năm, vài chục năm và cùng một sản phẩm có thể được sản xuất bởi
nhiều nhà sản xuất với công nghệ và mẫu mã không khác nhau nhiều lắm Thế nhưng những sản phẩm và dịch vụ tỉnh xảo, phức tạp đã trở nên phổ biến
trong nền thương mại thế giới ở vao thé ky 20 (Dosi, Pavitt va Soete
1990:12) Sự đổi mới liên tục và nhanh chóng về sản phẩm và dịch vụ theo các hình thức, mức độ khác nhau từ đổi mới dần dần đến những đổi mới cấu
trúc mang tính chất cách mạng đã dẫn các hãng, các công ty đến chỗ cũng
phải tự đổi mới nếu như muốn tồn tại và phát triển trong cạnh tranh Mà muốn tự đổi mới, các hãng , các cơng ty địi hỏi phải có khơng những là năng
lực sẵn có được tích lại trong cả quá trình lâu dài mà cịn cần năng lực học
hỏi, tiếp thu tri thức mới từ bên ngoài
Trang 31Nghiên cứu khái niêm quản lý công nghệ- Đề tài cơ sở 1999
Trong các nền kinh tế trị thức, không chỉ công nghệ mà tri thức cũng trở thành hàng hoá phổ biến, không phải sở hữu tri thức là quan trọng mà quan
trọng là năng lực học hỏi, tiếp thu trị thức mới Bởi vi trí thức ln ln đổi
mới với tốc độ vô cùng nhanh chóng như Lundvall đã từng diễn tả: “Đổi mới đã trở thành hiện tượng thường gặp trong nên kinh tế hiện đại Trên thực tế, ở mọi khu vực của nền kinh tế, Ở mọi lúc, chúng ta thấy diễn ra các quá trình học hỏi, tìm kiếm và thăm dị, các q trình đưa đến những sản phẩm mới, kỹ
thuật mới, tổ chức mới và thị trường mới (Lundvall, 1992)
Nền kinh tế tri thức với quá trình lưu chuyển và học hỏi trị thức như là hoạt động phổ biến nhất, mấu chốt nhất thay cho lưu chuyển và chuyển giao công
nghệ trong kinh tế thị trường đã và đang dẫn đến những thay đổi cơ bản trong quan niệm và cơ chế quản lý công nghệ theo truyền thống Thực ra, tri thức thể hiện dưới dạng các bí quyết, các thơng tin, các quy trình đã ln ln là một thành phần cốt lõi của bất kỹ một công nghệ nào Tuy nhiên, trong các nền kinh tế tri thức, vai trò và tỷ trọng của yếu tố tri thức trong
công nghệ ngày càng lớn đến mức công nghệ đã có thể được định nghĩa lại
là trị thức, chuyển giao công nghệ trở thành chuyển giao trí thức và quản lý công nghệ trở thành quản lý trí thức (Taylor và Oates, 1996)
Nếu như công nghệ, hiểu theo lý thuyết kinh tế tân cổ điển, lý thuyết đặc
trưng cho kinh tế thị trường là tương quan cố định giữa đầu vào và đầu ra đã biết và được xác định, thì điểm mấu chốt của quản lý đổi mới là năng lực học hỏi (leared capability) Chỉ đơn thuần bắt chước ý tưởng đâu đó khơng đủ mà cần phải biết áp dụng và thích nghĩ chúng với hồn cảnh cụ thể, riêng
có của từng tổ chức
112 Đặc điểm của quản lý đối mới trong các nền kinh tế tri thức HH2 1 Đối tượng của quản lý đổi mới
Đổi mới là một hiện tượng phức tạp liên quan đến nhiều nhân tố và ảnh hưởng trong các hệ thống động cho nên hầu như hiếm có một cách nào là tốt
nhất để quản lý các quá trình đổi mới Thêm vào đó, các hệ thống đổi mới tồn tại Ở nhiều cấp độ: toàn cầu, xuyên quốc gia, từng quốc gia, từng khu vực
và từng công ty (Kevil va Alison 2000)
Trang 32Nghiên cứu khái niêm quản lý công nghé-Dé tdi co sd 1999
Điểm xuất phát của cách tiếp cận đổi mới nằm trong sự phân biệt giữa đổi
mới (innovation) và phát minh (invention) Néu như phat minh là kết quả của các hoạt động R&D, là việc đưa ra và thực hiện một ý tưởng mới, phát hiện ra cái có thể về mặt kỹ thuật, hoặc khoa học thì đổi mới lại là cả một
quá trình : "chuyển ý tưởng thành sắn phẩm mới hoặc sẵn phẩm hoàn thiện
dé đưa ra trên thị trường, thành một quy trình được đưa vào hoạt động hoặc được hoàn thiện trong công nghiệp và thương mại, hoặc đưa ra một cách
tiếp cận mới trong các dịch vụ xã hột" Š
Hay nói theo Arthur J.Carty: "Đổi mới là một quá trình năng động bao gồm
trong đó các hoạt động phát mình khoa học, nghiên cứu ứng dụng, triển
khai, đào tạo, đầu tư, tiếp thị và tiêu thụ sẵn phẩm." ° Và đúng như tác giả Smail-Ait-El-Hadj đã viết: “đổi mới là chỗ gặp nhau giữa cái có thể về mặt kỹ thuật với cái có thể về mặt kinh tế" xã hội “ '° Nói khác nữa đi, đổi mới
mang trong nội hàm của nó các đặc trưng về tính chỉnh thể, hệ thống, liên kết rộng rãi đồng thời lại rất xác định và cụ thể về mục tiêu Điều này được
thể hiện, thí dụ qua các khái niệm đổi mới thường gặp những năm gần đây
như: hệ thống đổi mới quốc gia ( Lundvall, 1992; Nelson, 1993), hệ thống
đổi mới ngành, các chùm và các chuỗi đổi mới, hệ thống đổi mới sản phẩm
điện tứ, viễn thông, v.v Những khái niệm này vừa chứa đựng các yếu tố kỹ
thuật, công nghệ, khoa học và kinh tế, sản xuất, kinh doanh, lại vừa thể hiện
các khía cạnh về tổ chức, về xã hội ở nhiều phạm vi khác nhau: quốc gia, quốc té, ngành, sản phẩm
HH2.2 Chủ thể và nội dung của quản lý đổi mới
Có một sự thay đổi đáng kể về chủ thể quản lý trong quản lý đổi mới so với quản lý công nghệ Như đã trình bày ở trên, do đổi mới là một quá trình phức
tạp, liên quan đến nhiều hoạt động của nhiều chủ thể sở hữu khác nhau,
trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, cho nên vai trò của từng người
chủ sở hữu công nghệ cụ thể, riêng rẽ trở nên hạn hẹp hoặc mờ nhạt hơn Nguyên nhân là công nghệ chỉ là một yếu tố cần chứ chưa đủ trong đổi mới,
* Richard R.Nelson (1993) National Innovation Systems - A Comparative Analysis, Oxford University Press
? Arthur J Carty (1998) Sustainable Development and Technological Innovation Paper Presented at 5th Asian Science and Technology Week, Hanoi, Vietnam 10-1998
0 Smail-Ait-El-Hadj (1989), Encyclopedie, Economica, Paris 1989 ( Dẫn từ Tài liệu tham
khảo TK-96 -06, Quản lý đổi mới công nghệ, Viện nghiên cứu chiến lược KH&CN, Hà
nội , 1996)
Trang 33Nghiên cứu khái niêm quản lý công nghê-Đề tài cơ sở 1999
quản lý công nghệ cũng chỉ là một khía cạnh, một nội dung trong quản lý
đổi mới
Chủ thể trong quản lý đổi mới một mặt bao gồm hệ thống các chủ thể và mặt
khác quan trọng hơn bao gồm chủ thể của các hệ thống đổi mới liên kết với nhau trong khuôn khổ của “các nhóm (chàm) ngành công nghiệp được kết nối với nhau thông qua các mối quan hệ theo cả chiêu dọc lần chiêu ngang ”
(Porter, 1990) Đó có thể là các mối liên kết giữa các ngành công nghiệp có
liên quan hỗ trợ nhau xoay quanh những công nghệ then chốt, những tri thức,
kỹ năng nhất định vừa đảm bảo cung cáp đầu vào, vừa đảm bảo sản xuất ra
những nhóm sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cạnh tranh với
các đối thủ Thí dụ ở Phần lan, hình thành nhóm (chùm) các ngành công nghiệp lâm sản bao gồm các hãng , các công ty, các cơ sở nghiên cứu, triển
khai công nghệ chế tạo ra các sản phẩm bao gồm gỗ, sản phẩm từ gỗ, bột
giấy, các sản phẩm từ giấy, đồ dùng bằng gỗ, in ấn, xuất bản và chế tạo máy móc chuyên dùng (OECD, 1997)
HI/2.3 Cơ chế của quản lý đổi mới
Như là một hệ thống các hoạt động, các tác nhân có liên quan, mọi đổi mới về bản chất là một quá trình , khơng phải là một sự kiện đơn lẻ nên đòi hỏi
phải được quản lý như là một quá trình Do vậy, những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình, ảnh hưởng đến kết quả của đổi mới cũng cần phải được quản
lý trong tính chỉnh thể vốn có của nó Trong thực tế đổi mới là một quá trình
song hành, thích ứng và tương tác giữa các tác nhân, các khía cạnh và
phương diện có liên quan Đôi khi lực đẩy chiếm ưu thế, đôi khi lực kéo lại chiếm ưu thế Nhưng đổi mới thành công đòi hỏi sự tương tác và kết nối của cả hai
Trang 34Nghiên cứu khái niêm quản lý công nghệ-Đề tài cơ sở 999 Đối thủ cạnh tranh Đại học & Lab Cơ sở hạ tầng S&T
Các nhà cung cấp chủ yếu Khách hàng chủ yếu có lợi thế
Đầu tư, tài sản Thông tin., Patent " Ban hàng và đồng minh chiến và mua sắm t,bị @
lược
Nguồn: C.K Wang (1999), Quá trình đổi mới, rà sốt và dự báo công nghệ, Bài giảng tại lớp Quan lý công nghệ, NISTPASS-CMIT-HSF, Hà nội, Tháng 5/1999 Trong một thời gian dài, từ nghiên cứu khoa học đến triển khai công nghệ và
thương mại hoá đã được coi là một q trình tuyến tính Một số quan niệm chỉ giới hạn trong các hoạt động triển khai công nghệ, tức là sau R Và các hoạt động công nghệ được tiến hành dựa trên tiền đề đã có các kết quả R Những đầu tư cho nghiên cứu cơ bản được dựa trên mội tiên đoán sẽ chắc
chắn đưa lại những công nghệ mới và sản phẩm mới
Các quan niệm về đổi mới đi theo hướng nhất thể hố cơng nghệ và kinh tế, nhất thể hố cơng nghệ và sản phẩm
Hiện nay, người ta đã nhận ra rằng cách tiếp cận tuyến tính đối với các yêu cầu đổi mới cần được bổ sung bằng một quá trình phức tạp hơn trong đó tri thức mới được tạo ra ở tất cả các khâu trong chuỗi các hoạt động từ nghiên
Trang 35Nghiên cứu khái niêm quản lý công nghê-Đề tài cơ sở 1999
cứu đưa ra ý tưởng mới cho đến thương mại hoá các kết quả nghiên cứu trên
thị trường ( Keith Benzanson, 2000)
Nhất thể hố cơng nghệ với các yếu tố ngồi cơng nghệ trong khn khổ
của quá trình đổi mới
Quản lý công nghệ trở thành quản lý đổi mới
Từ khuôn khổ quản lý R&D chuyển sang khuôn khổ của hệ thống đổi
mới quốc gia
Chính sách cơng nghệ trở thành chính sách đổi mới
Bang 1: Sự chuyển đổi mô thức kinh tế-công nghệ (C Freeman, 1992)
(Techno-Economic Paradigm)
Mô thức cũ kiểu Ford Mô thức mới dựa trên công nghệ thông
tin-vién thong (ICT)
Diing nhiéu ndng luong 1, Đùng nhiêu thông tin
Làm ra sản phẩm theo tiêu chuẩn 2 Làm ra sản phẩm theo yêu cầu cuả
khách hàng
3 Cơ cấu sản phẩm khá ổn định 3 Cơ cấu sản xuất linh hoạt 4 Sản xuất bằng kỹ thuật tự động hoá 4 Sản xuất theo các hệ thống
5 Nền kinh tế dựa trên từng công ty đơn |5 Nên kinh tế dựa trên mạng lưới các lẻ cong ty
Cơ cẩu tổ chức nên kinh tế theo kiểu
hình chóp 6 Cơ cấu tổ chức kinh tế theo các mối
quan hệ ngang
Phân chia công ty ra các phịng bạn
Chun mơn 7 Lông ghép các chức năng liên quan
8 Sản phẩm rồi mới đến dịch vụ 8 Dịch vụ rồi mới đến sản phẩm 9._ Tập trung hoá 9 Truyền bá kiến thức
10 Yêu cầu các kỹ năng chuyên biệt 10 Yêu cầu đa kỹ năng ( Muliisklling)
11 Sở hữu, kiểm soát và kế hoạch của nhà | 1Ì Nhà nước phối hợp, thông tin và điều
nước chỉnh, tâm nhìn
Từ những quan niệm mới về quản lý và công nghệ nêu trên, những năm gần đây, trên các sách báo và tài liệu, để án nghiên cứu về quản lý khoa học và công nghệ đã thấy xuất hiện những xu thế nhất thể hố khoa học, cơng
nghệ, kinh tế trong khuôn khổ của nền kinh tế tri thức Khái niệm thể hiện một cách tập trung nhất sự nhất thể hóa này là
Nguyễn Manh Quản 08/13/00
“techno-economic
Trang 36Nghiên cứu khái niêm quản lý công nghệ-Đề tài cơ sở 909
paradigm”` được đưa ra trong các cơng trình của C.Freeman ( Freeman,
1988) Một techno-economic paradigm được đặc trưng bởi các mối quan hệ tác động qua lại giữa các lực lượng chính trị, kinh tế và kỹ thuật trong đó những đổi mới về tổ chức, thể chế là cực kỳ quan trọng
Sự thể hiện của xu thế nhất thể hoá giữa KH&CN với sản xuất, kinh tế và xã
hội cồn quan sát thấy được trong một số cơng trình của nhiều tác giả khác, thi du, Jean Jacques Salomon viét trong cuén "Le Destin Technologique”: ” Không hề có một bên là cái kỹ thuật, một bên là cái xã hội như hai thế giới, hoặc hai quá trình không đông nhất - Xã hội định hình cho tiến bộ kỹ thuật,
ngược lại, tiến bộ kỹ thuật cũng định hình cho xã hội - Khi thì do cung tạo
điều kiện, khi thì do cầu đòi hỏi Đổi mới kỹ thuật đến từ bên trong hệ thống kinh tế xã hội chứ không phải đơn giản là một sự điều chính của những biển
đổi bên ngoài." †2,
Khái niệm nền kinh tế dựa trên tri thức là một bằng chứng cho thấy KH&CN
đã thâm nhập và trở thành nền tảng, thành cơ sở và yếu tố then chốt của nền kinh tế và xã hội trong tương lai Bằng chứng tiếp theo là xu hướng mở rộng khái niệm công nghệ Nếu như ban đầu, công nghệ chỉ được hiểu theo nghĩa chuyên môn kỹ thuật thuần tuý, hạn hẹp ở phần cứng của sản xuất như máy móc, thiết bị thì giờ đây nó được mở rộng thêm các yếu tố tri thức, quy trình
sản xuất, thậm chí cả các sản phẩm và quy trình tiêu thụ sản phẩm
Có thể nói, càng ngày khi nền kinh tế dựa trên tri thức hình thành, người ta
càng khó phân biệt gianh giới đâu là khoa học, đâu là công nghệ và đâu là
các quá trình sản xuất Nhà quản lý doanh nghiệp giờ đây không chỉ thuần t biết tính tốn lỗ lãi về mật tài chính, mà phải đồng thời là một nhà quan lý về công nghệ, am hiểu về cạnh tranh, về đổi mới, về văn hoá và về mơi
trường Tóm lại phải là một con người có đủ tất cả các kỹ năng cần thiết để
đổi mới
!! Cho đếm nay thuật ngữ này vẫn chưa tìm được cách diễn đạt thống nhất ra tiếng Việt Có tác giả dịch là “Khuôn mẫu kinh tế kỹ thuật ” (Đặng Mộng Lân) Tác giả khác chuyển
thành “hệ biến thái kinh tế— kỹ thuật” (Lê Thành Y, Hồng Đính Phu )
” Dan theo KH&CN với xổ hội, Tài liệu tham khảo TK96 - 07, Viện nghiên cứu chiến
lược và chính sách KH&CN, Hà nội 12-1996 (Hồng Đình Phu lược dịch)
Trang 37Nghiên cứu khái niệm quản lý công nghê-Đề tài cơ sở J999
Cơ sở của thuộc tính này xuất phát từ hệ quả tất yếu của cái gọi là " sự phát
triển KH&CN quốc tê" !3 hay là sự "quốc tế hoá về KH&CN", sự "toàn cầu hoá về R&D" '* , sự hình thành cha mét "thi trường công nghệ thế giới" !Ÿ
gắn liền với sự "tồn cầu hố về kinh tế", "sự quốc tế hoá về sản xuất" Mặc dù được bảo hộ về mặt bí quyết, các cơng nghệ mới cũng ngày càng trở thành tài sản của thị trường thế giới mà không một nước nào giữ độc quyền
một công nghệ mới quá một thời hạn nhất định, hoặc là khơng có một nước
nào có thể chiếm giữ hoàn toàn thị trường một loại cơng nghệ nào đó ( ngay cả các công nghệ thường bị cấm phổ biến một cách nghiêm ngặt như công
nghệ hạt nhân)
Nhằm khắc phục những trục trặc giữa các chính sách khoa học , công nghệ
với các chính sách kinh tế xã hội, văn hố, chính trị Ấn độ gần đây là nước
đã nỗ lực để hình thành cách tiếp cận tổng hợp đối với chính sách khoa học
và công nghệ, phối hợp các chính sách cơng nghệ với chính sách cơng nghiệp, chính sách tài chính, đặc biệt là trong bối cảnh có những xung đột giữa các cách tiếp cận trong cùng một lĩnh vực thí dụ các ngành cơng nghiệp sử dụng nhiều lao động như dét may (Pasan Sikka và V.K.Gupta)
Một quan niệm khác về quản lý công nghệ khá phổ biến của nhiều nhà
nghiên cứu Mỹ cho rằng: "Quản lý công nghệ trải rộng toàn bộ phổ R&D,
từ nghiên cứu cơ bản cho đến sử dụng và phổ biến công nghệ" (AAES,
1998) Quan niệm này có thể hiểu được trong bối cảnh nhiều công ty, tập
đoàn lớn ngoài chức năng sản xuất, kinh doanh còn tiến hành các hoạt động
nghiên cứu triển khai trong nội bộ công ty ( in-house R&D) Những hoạt
động R&D được tiến hành để đáp ứng những đòi hỏi cụ thể về nâng cao và đổi mới năng lực công nghệ của công ty và gắn rất chặt với nhu cầu đổi mới sản phẩm Hơn nữa tất cả các hoạt động từ R&D đến đổi mới sản phẩm đều thuộc sở hữu của một chủ sở hữu nhất định, do đó vừa có thể vừa cần phải được quản lý một cách thống nhất như một chỉnh thể liên kết nhiều khía
cạnh và nội dung quản lý có liên quan
3 W,Bradford Aston eLal A Srucured Approach for Monitoring Science and Technology Đevelopmens, International Journal of Technology Management.Vol.6.Nos1/2.1991
'* Richard Florida, "The Globalisation of R&D: Results of a Survey of Foreign-Affiliated R&D Laboratoties in the USA", Reaserch Policy 26 (1997) p.85-103 Prasada Reddy (1999) Globalisation of Corporate R&D and Competitiveness of Innovation System in Transition Economies, in: Claes Brundenuis, et.al Reconstruction or Destruction? Science and Technology at Stake in Transition Economies, Universities Press
'3 W,Bradford Aston ( Tài liệu đã dẫn)
Trang 38Nghiên cứu khát niêm quản lý công nghê-Đề tài cơ sở 1999
CHƯƠNG II ;
PHAN TICH, SO SANH CAC KHAI NIEM QUAN LY K¥ THUAT, QUAN LY CONG NGHE VA QUAN LY DOI MOI
Sau khi đã phác hoạ những đặc điểm của ba khái niệm, quản lý kỹ thuật, quản lý công nghệ và quản lý đổi mới, chương II của báo cáo sẽ được dành
để phân tích và so sánh ba loại khái niệm này, chỉ ra những khác biệt giữa
chúng với nhau và cơ sở kinh tế và quản lý của những khác biệt đó Làm như
vậy hy vọng dé tài sẽ có thể góp phần trả lời những câu hỏi nghiên cứu đã
nêu ở phần đầu của nghiên cứu này 1 Đối tượng quản lý:
Quản lý kỹ thuật có đối tượng quản lý là kỹ thuật được hiểu chỉ bao gồm các
yếu tố thuộc phần cứng của sản xuất như máy móc, thiết bị, nguyên nhiên
vật liệu, tức là các yếu tố có thể cân đong, đo đếm được bằng các chỉ tiêu
hiện vật, gắn với các cân đối hiện vật trong các nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung Đặc điểm của kỹ thuật như là đối tượng quản lý là phạm vị hạn hẹp, tách biệt khỏi các yếu tố sở hữu, không mang chức năng kinh doanh, chỉ nhằm “hợp lý hoá sản xuất” về mặt kỹ thuật Do vậy, quản lý kỹ thuật tồn tại như một lĩnh vực chun mơn hố riêng tách biệt với các chức năng quản lý
khác như tài chính, nhân lực, thậm chí quản lý sản phẩm
Quản lý cơng nghệ có đối tượng quản lý là công nghệ về thực chất là khái niệm được mở rộng hơn khái niệm kỹ thuật bao gồm một hệ thống các yếu tố kể cả phần cứng lẫn phần mềm, bao gồm cả sản xuất và kinh doanh Điểm khác của công nghệ so với kỹ thuật như là đối tượng quản lý là ở chỗ, nó bao
gồm cả các yếu tố ngoài kỹ thuật theo cách hiểu truyền thống như yếu tố sở
hữu các bí quyết công nghệ, các mối quan hệ tổ chức sản xuất, khả nãng sinh lời của công nghệ, giá trị của công nghệ như là một thứ hàng hố có thể mua bán trên thị trường Như vậy, khác với kỹ thuật gắn với các nền kinh tế kế hoạch hoá dựa trên trao đổi hiện vật, về thực chất khái niệm công nghệ là
phạm trù phổ biến của các nền kinh tế thị trường Nếu như chuyển giao công
nghệ, mua bán công nghệ là đối tượng chính của quản lý cơng nghệ thì khơng có khái niệm chuyển giao công nghệ trong các nền kinh tế kế hoạch tập trung Theo (Nguyễn Thành Bang, 1993 và Nguyễn Đình Chương, 1994),
Trang 39Nghiên cứu khái niêm quản lý công nghê-Đề tài cơ sở 1999
trong các nền kinh tế đó, về thực chất chỉ có các quá trình “địch chuyển kỹ thuật
Quản lý đổi mới có đối tượng quản lý là các quá trình đổi mới diễn ra ngày càng phổ biến trong các nền kinh tế trị thức khi mà lợi thế cũng như tương lai của các công ty, các quốc gia khơng cịn có thể tồn tại lâu dài dựa vào sở hữu các bí quyết công nghệ như trong kinh tế thị trường truyền thống Tốc độ đổi
mới nhanh chóng của cơng nghệ đã làm cho bản thân cơng nghệ phải nhường
vai trị động lực của phát triển cho tri thức như là yếu tố cơ sở sản sinh ra các công nghệ mới và của cải vật chất mới Do vậy đổi mới ngày càng không chỉ
là đổi mới về công nghệ mà còn là đổi mới về tri thức, đưa tri thức cũng trở
thành một thứ hàng hố có ý nghĩa chiến lược như vai trị mà cơng nghệ đã đóng trong các nền kinh tế thị trường Nếu như công nghệ mang tính hệ thống và đồng bộ rõ rệt thì đặc điểm của đổi mới như là đối tượng của quản lý là ở chỗ, đổi mới thường là các quá trình gắn với năng lực học hỏi, tiếp thu và sử dụng tri thức trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh ngày càng mang tính tồn cầu hố Như vậy nếu như trong quản lý công nghệ, chuyển giao
công nghệ là nội dung chính thì trong quản lý đổi mới, chuyển giao tri thức
là nội dung cốt lõi
THỊ! Chủ thể quản lý:
Những khác biệt về đối tượng trong 3 loại hình quản lý nêu trên đã tất yếu dẫn đến những khác biệt về chủ thể quản lý các đối tượng đó
Gắn với kỹ thuật như là một khái niệm chuyên môn hoá trong các nền kinh
tế kế hoạch tập trung, không thể hiện chức năng sở hữu và sinh lời thì kỹ thuật cũng sẽ tồn tại như một khía cạnh của sản xuất ở mọi cơ sở sản xuất nhưng đồng thời lại không thuộc quyền sở hữu và quản lý của chính các cơ sở sản xuất ấy Nguyên nhân là do chính các cơ sở sản xuất trong các nền kinh tế kế hoạch tập trung cũng không phải là chủ sở hữu của tài sản sản
xuất, trong đó có kỹ thuật mà họ được giao trách nhiệm vận hành Chỉ có nhà
nước là chủ thể quản lý hợp pháp, đầy đủ của toàn bộ các kỹ thuật sản xuất trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân Như vậy, có thể nói, tình trạng các xí nghiệp sản xuất sử dụng kỹ thuật để sản xt thì khơng có vai trị chủ thể quản lý kỹ thuật trong khi nhà nước không trực tiếp sử dụng kỹ thuật sản xuất thì lại thực hiện vai trò chủ thể quản lý trực tiếp đối với toàn bộ các kỹ thuật sản xuất trong nền kinh tế quốc dân được xem là đặc trưng của quản lý
kỹ thuật trong các nền kinh tế kế hoạch tập trung Nói cách khác đặc trưng
Trang 40Nghiên cứu khái niêm quản lý công nghê-Đề tài cơ sở 1999
này thể hiện sự tách rời giữa chức năng kỹ thuật và chức năng sở hữu trong
nền kinh tế quốc dân
Khác với quản lý kỹ thuật mang tính chun mơn hoá và gián tiếp trong quản lý, quản lý công nghệ là khái niệm mang tính hệ thống và đồng bộ, vừa bao gồm chức năng sở hữu, vừa bao gồm chức năng kinh doanh công nghệ của chính bản thân các công ty, các hãng sở hữu các công nghệ đó Trong khi quản lý kỹ thuật trước hết không phải là chức năng của các xí nghiệp sản xuất thì quản lý công nghệ trước hết là chức năng của các công ty Nếu như nhà nước giữ vai trò quản lý trực tiếp và toàn bộ các kỹ thuật sản xuất trong
nền kinh tế quốc dân thì các chính phủ chỉ có vai trị gián tiếp và bổ sung
trong quản lý công nghệ ở các nền kinh tế thị trường Chủ thể trực tiếp và đồng bộ của quản lý cơng nghệ chính là các công ty sở hữu công nghệ Đặc trưng này của quản lý công nghệ thể hiện sự thống nhất và đồng bộ của các chức năng sở hữu và chức năng kỹ thuật và chức năng kinh doanh trong các
nền kinh tế thị trường
Đối với quản lý đổi mới, chủ thể quản lý trực tiếp tuy vẫn là các công ty
nhưng do phạm vi và tốc độ đổi mới nhanh chóng của cơng nghệ, vai trò của nhà nước và chính phủ trở nên quan trọng hơn so với quản lý công nghệ
trong các nền kinh tế thị trường Các thể chế và thiết chế xã hội, quản lý do
nhà nước và các chính phủ xây dựng có thuận lợi cho quá trình học hỏi, tiếp
thu tri thức và đổi mới công nghệ của các công ty hay khơng cịn quan trọng hơn cả những nỗ lực xây dựng và tích luỹ năng lực đổi mới của từng công ty riêng lẻ Từ chỗ là các công ty, các hãng trong các nền kinh tế thị trường, vai
trò chủ thể quản lý đổi mới chuyển sang cho chủ thể các hệ thống đổi mới ở
tầm quốc gia, vùng và khu vực Chủ thể của các hệ thống đổi mới này thậm chí cịn mở rộng ra cả các tác nhân, các yếu tố giáo dục, văn hoá, các cơ quan làm chính sách, các cộng đồng dân cư chịu ảnh hưởng của các quá trình
đổi mới trong xã hội
THỦ Cơ chế quản lý:
Cơ chế quản lý kỹ thuật được đặc trưng trước hết bởi vai trò độc tơn, trực tiép và tồn diện của nhà nước trong kế hoạch hoá, cân đối, phân bổ nguồn lực và chịu trách nhiệm cuối cùng về hiệu quả sử dụng các kỹ thuật sản xuất Đặc trưng thứ hai là quản lý kỹ thuật được thực hiện thông qua các kế hoạch tập trung của nhà nước Các kế hoạch của nhà nước là công cụ để nhà nước thay
cho thị trường trong điều tiết sự phát triển của kinh tế và khoa học kỹ thuật