105 Trang 7 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CLCS: Chất lượng cuộc sống HDI: Chỉ số phát triển con người HDR: Báo cáo phát triển con người của Liên Hiệp Quốc GDP: Tổng sản phẩm quốc nội GNI: Thu n
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS PHẠM THỊ XUÂN THỌ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Phạm Ngọc Thùy Văn
Trang 4và thực hiện luận văn
Tác giả cũng trân trọng cảm ơn các cơ quan: Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh,
Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Nhân dân các quận huyện của thành phố
đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua
Lời cuối cùng, tác giả được tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã bên cạnh động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu…
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 9/ 2013
Tác giả luận văn
Phạm Ngọc Thùy Văn
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 5
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1 Lý do chọn đề tài 6
2 Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 7
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
4 Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 10
5 Đóng góp chủ yếu của đề tài 12
6 Cấu trúc luận văn 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ 13
1.1 Cơ sở lý luận 13
1.1.1 Các quan niệm về chất lượng cuộc sống 13
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống dân cư 14
1.1.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư 16
1.2 Thực tiễn chất lượng cuộc sống dân cư ở Việt Nam 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 38
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh 38
2.1.1 Vị trí địa lý, phạm vi, điều kiện tự nhiên 38
2.1.2 Trình độ phát triển kinh tế 43
2.1.3 Đường lối chính sách 45
2.1.4 Đặc điểm dân cư 45
2.1.5 Cơ sở hạ tầng 50
2.2 Thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư TP Hồ Chí Minh 51
2.2.1 Thu nhập bình quân đầu người 51
2.2.2 Vấn đề lương thực và dinh dưỡng 61
2.2.3 Về giáo dục 62
2.2.4 Về y tế, chăm sóc sức khỏe 68
2.2.5 Mức độ cung ứng các nhu cầu sống tối thiểu 72
2.2.6 Mức độ hưởng thụ văn hóa 76
Trang 62.2.7 Môi trường sống 76
2.2.8 Chỉ số HDI của thành phố Hồ Chí Minh 80
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 82
3.1 Cơ sở xây dựng định hướng 82
3.1.1 Tình hình thế giới và trong nước 82
3.1.2 Thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Hồ Chi Minh 82
3.1.3 Nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống trong thời kỳ kinh tế hội nhập 83
3.1.4 Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh 83
3.2 Mục tiêu và định hướng phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh 84
3.2.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh 84
3.2.2 định hướng phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh 86
3.3 Những nhóm giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 90
3.3.1 Nhóm giải pháp nâng cao thu nhập 90
3.3.2 Nhóm giải pháp về chăm sóc sức khỏe và y tế 94
3.3.3 Giải pháp về giáo dục và đào tạo 95
3.3.4 Nhóm giải pháp giảm nghèo, bảo trợ xã hội 96
3.3.5 Nhóm giải pháp về điều kiện phúc lợi 98
3.3.6 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dinh dưỡng 98
3.3.7 Nhóm giải pháp về hưởng thụ văn hóa và an ninh xã hội 99
3.3.8 Nhóm giải pháp bình đẳng giới nâng cao vị thế của phụ nữ, chăm sóc trẻ em 99
3.3.9 Nhóm giải pháp đảm bảo cuộc sống cho dân nhập cư 100
3.3.10 Nhóm giải pháp về môi trường sống và ứng phó với biến đổi khí hậu 100
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC 107
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CLCS: Chất lượng cuộc sống
HDI: Chỉ số phát triển con người
HDR: Báo cáo phát triển con người của Liên Hiệp Quốc
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
GNI: Thu nhập quốc dân
KT - XH: Kinh tế - xã hội
KH - XH: Khoa học - xã hội
LHQ: Liên Hiệp Quốc
MDG: Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ
NGTK: Niên giám Thống kê
NXB: Nhà xuất bản
PPP: Sức mua tương đương
QCVN: Quy chế Việt Nam
UBND: Ủy ban Nhân dân
UNDP: United Nations Development Programme (Chương trình phát triển LHQ) UNDP VN: Báo cáo phát triển con người Việt Nam
VLHSS: Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam
WB: Ngân hàng thế giới
WHO: World Health Organization ( tổ chức y tế thế giới)
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Mục tiêu của mọi hoạt động kinh tế - xã hội từ trước đến nay đều nhằm đến phục vụ
cuộc sống con người Từ thuở sơ khai đến nay con người đã trải qua nhiều cuộc cách mạng
và đời sống đã từng bước được thay đổi Vì vậy, có thể nói rằng mục tiêu nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân là quan trọng nhất, là định hướng chung của mọi quốc gia
trên thế giới
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại xuất hiện vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ
21 đã làm gia tăng sự phân cực giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển một cách
rõ rệt nhất Song song với các quốc gia phát triển có chất lượng cuộc sống cao là các quốc
gia đang phát triển phải đối mặt với bênh tật và đói nghèo, chất lượng cuộc sống thấp
Nhiệm vụ đặt ra với các quốc gia nói riêng và thế giới nói chung là phải xóa đói, giảm
nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa hai nhóm nước, đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho mọi tầng
lớp nhân dân
Song song với thế giới, Việt Nam đã có những mục tiêu, chính sách xóa đói, giảm
nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đưa nền kinh tế từ nông nghiệp lạc
hậu lên công nghiệp tiên tiến Các mục tiêu về kinh tế gắn liền với các mục tiêu về xã hội,
mọi mục tiêu, định hướng đều nhằm đến phát triển con người vì con người là nguồn lực quý
giá, là mục tiêu để chăm sóc và phát triển Con người phát triển toàn diện thì kinh tế quốc
gia mới bền vững và phồn thịnh Vì vậy, chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam thời
kì 2011 – 2020 của Đảng ta đã khẳng định: “ Phát triển con người được coi là chiến lược trung tâm của Việt Nam” Để làm được điều này cần quan tâm đến chất lượng cuộc sống
người dân Và thực tế, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm phát triển toàn diện
con người
TP Hồ Chí Minh là thành phố thuộc vùng Đông Nam Bộ, có vị trí địa lý chính trị,
kinh tế chiến lược, là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, TP Hồ Chí Minh nhận được
nhiều dự án đầu tư từ nước ngoài, là điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp TP Hồ Chí
Minh chiếm 20,6% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án đầu
tư của nước ngoài, đứng đầu cả nước năm 2011 TP Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân
theo đầu người (GDP/ người) ở mức cao so với cả nước và có xu hướng tăng lên, năm 2004
là 2.200 USD/người tăng lên 4.834,1USD/người năm 2008 và đạt 6.191,7 USD/người
Trang 9(2010) (theo PPP), trong khi mức trung bình cả nước 3.168 USD/người (2010) Mặc dù,
GDP/người cao và liên tục tăng qua các năm nhưng chỉ số này có sự chênh lệch giữa các
nhóm dân cư, giữa các quận, huyện nội thành và ngoại thành
Hơn thế, GDP/người cao nhưng những nhu cầu thiết yếu về mặt tinh thần cho dân cư
chưa đảm bảo, đặc biệt là không gian sinh sống và môi trường Mặt khác, TP Hồ Chí Minh
có một lượng lớn dân nhập cư đã tạo nên một sức ép về các vấn đề giải quyết việc làm, chỗ
ở cũng như đảm bảo chất lượng cuộc sống cho một bộ phận lớn dân cư này
Với mục đích tìm hiểu sâu hơn về mức sống và tìm ra những giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng cuộc sống dân cư TP Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống, tác giả chọn đề tài “ Chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp”
2 Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
2.1 Mục tiêu
Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống dân cư để nghiên cứu và
đánh giá thực trạng CLCS dân cư TP Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm
góp phần nâng cao CLCS cho thành phố đến năm 2020
2.2 Nhiệm vụ
- Nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn về CLCS
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS TP Hồ Chí Minh
- So sánh, nhận xét, giải thích sự chênh lệch CLCS của thành phố này với một số
thành phố khác trong nước
- Đánh giá thực trạng CLCS dân cư TP Hồ Chí Minh
- Đề xuất các giải pháp nâng cao CLCS của người cư dân thành phố đến năm 2020
2.3 Giới hạn của đề tài
- Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các chỉ tiêu cơ bản về CLCS như: chỉ số thu
nhập bình quân theo đầu người (GDP/người), chỉ số về giáo dục, chỉ số về y tế và chăm sóc
sức khỏe, chỉ số về dinh dưỡng và các chỉ tiêu phản ánh điều kiện sống (nhà ở, điện, nước
sinh hoạt, môi trường sống…)
đến năm 2011
Trang 10- Không gian nghiên cứu: nghiên cứu CLCS dân cư TP Hồ Chí Minh và CLCS dân
cư các quận, huyện
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề CLCS đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu:
chất lượng cuộc sống” (1988) Trong tác phẩm này, tác giả nghiên cứu CLCS trong mối quan hệ về phát triển dân số ở mỗi quốc gia và theo ông, CLCS thể hiện sự đáp ứng đầy đủ
về các yếu tố vật chất và tinh thần cho người dân
Tổ chức UNDP của Liên Hiệp Quốc (LHQ) (1990) đã đưa ra chỉ số phát triển con
người (HDI) dựa trên những chỉ tiêu về thu nhập, sức khỏe, tri thức và được coi là ba mặt cơ bản phản ảnh CLCS Hệ thống các chỉ tiêu này đã phản ánh cách tiếp cận mới, có tính hệ
thống hơn, đã “ coi phát triển con người là sự mở rộng phạm vi lựa chọn của con người để
đạt đến một cuộc sống trường thọ, khỏe mạnh, có ý nghĩa và xứng đáng với con người.”
Những nghiên cứu này đã đề cập đến các khái niệm, chỉ tiêu và thực trạng các vấn đề
về dân số, tài nguyên, môi trường và phát triển Đây là những tiền đề lý luận và thực tiễn
của nhiều công trình nghiên cứu về CLCS dân cư ở nước ta
nghiên cứu có liên quan đến CLCS như: “ Các chỉ số và chỉ tiêu phát triển con người” của Nguyễn Quán (1995), “ Mức sống trong thời kỳ bùng nổ kinh tế Việt Nam, 2001” của tập thể các tác giả Đỗ Thiên Kính, Phùng Đức Tùng, Hồ Sĩ Cúc, Nguyễn Bùi Linh, Bùi Thái Quyên, Hoàng Văn Kình, Lê Thị Thanh Loan, Nguyễn Phong Các công trình này đã góp
phần phân tích các vấn đề có liên quan đến CLCS dân cư như thu nhập của người dân, trình
độ dân trí, chất lượng y tế, giáo dục…
Hiểu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu mức sống đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội đất nước, Tổng cục Thống kê, Ủy ban Kế hoạch hóa Nhà nước, Ngân hàng thế giới cùng sự hỗ trợ tài chính của UNDP đã tiến hành bốn cuộc điều tra về mức sống dân cư Việt Nam năm 1992 – 1993, 1997 – 1998, 2001 – 2004, 2007 – 2008 Qua mỗi cuộc điều tra cho
ta một kết quả về sự thay đổi mức sống của dân cư nước ta theo thời gian và sự tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong việc xóa đói giảm nghèo và nâng cao CLCS Tuy nhiên, các cuộc
điều tra này chỉ dừng lại trong việc khảo sát mức sống của dân cư Việt Nam bằng những số liệu cụ thể, chưa đi sâu phân tích mức sống của một địa phương nào cụ thể
Trang 11Công trình nghiên cứu “ Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001 – Đổi mới và
xã hội và nhân văn Quốc gia ( nay là Viện Khoa học xã hội) thực hiện đã tổng quan sự phát
triển con người năm 2001, trong đó lưu tâm tới HDI theo vùng và tỉnh, thành phố
Cuốn “Con người và phát triển con người” (NXB Giáo dục 2007) của PGS TS Hồ
Sĩ Quý, Viện Thông tin KHXH- Viện KHXH Việt Nam với những nghiên cứu mang tính
triết học chuyên sâu đã cập nhật những tri thức mới nhất của thế giới về con người, phát
triển con người, trong đó có CLCS của con người
Đi theo hướng trên, công trình nghiên cứu “ Con người và phát triển con người ở
– CN tỉnh Hòa Bình thực hiện đã tổng hợp một số quan điểm về phát triển con người và
CLCS, tính toán, đánh giá, phân tích thực trạng vấn đề này thông qua các chỉ số HDI, HPI
Một số nghiên cứu khác cũng đề cập đến CLCS dân cư trong mối quan hệ dân số -
phát triển bền vững như: “ Giáo trình dân số và phát triển” ( 2001) do GS Tống Văn
Đường chủ biên, “Dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội” của PGS TS Nguyễn Minh Tuệ,
biên…
Hiện nay, một số nghiên cứu đã bắt đầu có sự quan tâm đến mức sống của một địa
phương cụ thể như “Diễn biến mức sống dân cư, phân hóa giàu nghèo và các giải pháp xóa
Chí Minh” của nhóm tác giả thuộc Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh do Nguyễn Thị
Cành làm chủ biên Bài nghiên cứu này đi sâu phân tích chi tiết về việc làm, thu nhập và chỉ
tiêu của dân cư TP Hồ Chí Minh, từ đó chứng minh sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ ở
đô thị phát triển vào bậc nhất Việt Nam Hay “ Nghiên cứu chất lượng cuộc sống các tỉnh
Xuân Thọ làm chủ biên đã đi sâu làm rõ sự chênh lệch mức sống dân cư trong một tỉnh của
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, trong đó đặc biệt chú trọng đến CLCS dân cư tỉnh Bình
Thuận
Một số luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ cũng nghiên cứu CLCS dân cư như đề tài :
“Phân tích chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Hải Phòng” - luận án tiến sĩ Địa lí
(2004) của Nguyễn Thị Kim Thoa, một số đề tài thạc sĩ như: “ Nghiên cứu chất lượng cuộc
Trang 12cư tỉnh Hòa Bình” của Nguyễn An Tôn (2002), “ Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bình
lượng cuộc sống dân cư huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận” của Phan Thị Xuân Hằng (2009)…
Như vậy, qua trên ta thấy rằng vấn đề CLCS của dân cư đã rất được quan tâm trong
những năm vừa qua và nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau Việc nghiên cứu CLCS
của một tỉnh để tìm giải pháp nâng cao CLCS rất phổ biến Từ những năm 90, các giải pháp
nâng cao CLCS đã được một số tác giả nghiên cứu Sau đó, từ năm 2001 – 2010 các giải
pháp nâng cao CLCS của TP Hồ Chí Minh chỉ nằm ở những báo cáo chuyên đề, chưa có
một bài nghiên cứu nào cụ thể Từ thực tế đó, đề tài “ Chất lượng cuộc sống dân cư thành
công trình đi trước, đồng thời đưa ra những giải pháp hữu ích để nâng cao CLCS của đô thị
có số lượng dân nhập cư vào bậc nhất này
4 Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1 Các quan điểm nghiên cứu
4.1.1 Quan điểm hệ thống
Đây là quan điểm được quán triệt rộng rãi trong quá trình nghiên cứu CLCS Sự phát
triển KTXH và nâng cao CLCS dân cư một tỉnh, thành phố phải được đặt trong mối quan hệ
cụ thể và toàn bộ của hệ thống quốc gia Đây là cơ sở đầu tiên giúp cho việc tiếp cận và
phân tích vấn đề một cách có hệ thống Vì vậy, khi phân tích các vấn đề liên quan đến CLCS dân cư TP Hồ Chí Minh cần được xem xét trong mối liên hệ giữa các tỉnh, thành phố
khác trong cả nước
4.1.2 Quan điểm tổng hợp – lãnh thỗ
CLCS bao gồm cả hai mặt chính: vật chất và tinh thần, ngoài ra còn các yếu tố khác
như dân trí, văn hóa, giáo dục…Vì vậy, khi nghiên cứu CLCS dân cư TP Hồ Chí Minh cần
có quan điểm tổng hợp
4.1.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Trang 13CLCS mang tính lịch sử, thay đổi theo thời gian Vì vậy khi phân tích vấn đề này cần đặt vào bối cảnh lịch sử của Việt Nam, của TP Hồ Chí Minh trong từng giai đoạn phát triển
cụ thể để giải thích các nguyên nhân biến động ở hiện tại và dự bào cho tương lai
4.1.4 Quan điểm phát triển biền vững
Khi nghiên cứu bất kỳ một vấn đề nào cần xem xét nó trong mối quan hệ phát triển
bền vững Tiếp cận quan điểm này, các yếu tố về dân số, kinh tế, môi trường… có liên quan chặt chẽ tới CLCS Nâng cao CLCS đồng nghĩa với việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
4.2 Các phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu
Để hoàn thành luận văn này tác giả đã phải thu thập tài liệu thực tế từ cấp quận huyện cho đến thành phố và cấp trung ương thông qua Niên giám Thống kê của thành phố
và Cục Thống kê quốc gia Ngoài ra, tác giả còn thu thập các tài liệu từ các bài báo cáo, các tạp chí, các văn bản thống kê CLCS trong và ngoài nước… Đây là những nguồn tài liệu quý giá để tác giả thực hiện luận văn
4.2.2 Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
Trên cơ sở tài liệu thu thập được, trong quá trình nghiên cứu phải tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp nhằm làm nổi bật đối tượng cần nghiên cứu và đưa ra những đánh giá
chính xác CLCS là một vấn đề phức tạp, cần nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau Vì
vậy, phải phân tích để tìm được bản chất, so sánh các kết quả tổng hợp để rút ra những kết
luận chính xác nhất về CLCS dân cư TP Hồ Chí Minh
4.2.3 Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp có tầm quan trọng trong nghiên cứu Địa lý học Ngoài những tài liệu thu thập được, tác giả cần có những khảo sát thực tế tại một địa bàn cụ thể Đây cũng là công việc bắt buộc để tác giả lưu trữ lại những thông tin một cách khoa học và chính xác, là
cơ sở để chứng minh cho các lập luận sau này
4.2.4 Phương pháp bản đồ, biểu đồ và GIS
Đây là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu Địa lý kinh tế - xã hội, là kênh hình quan trọng phản ảnh những kết quả nghiên cứu được vì nó trực quan, cụ thể và toàn
Trang 14diện hơn Qua phương pháp này tác giả dễ dàng so sánh, phân tích mối liên hệ giữa các yếu
tố cấu thành CLCS giữa các quận, huyện trong thành phố
4.2.5 Phương pháp thống kê, toán học
Từ những số liệu thu thập được, tác giả tiến hành tính toán để có thể đưa ra những nhận định, dự báo hợp lý cho vấn đề nghiên cứu như tính HDI, tính GDP/người…
5 Đóng góp chủ yếu của đề tài
- Kế thừa, bổ sung và vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về CLCS vào nghiên cứu một địa bàn cụ thể
- Làm rõ được các nhân tố chủ yếu tác động đến CLCS dân cư TP Hồ Chí Minh
- Phân tích thực trạng CLCS dân cư TP Hồ Chí Minh
- Đưa ra được một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao CLCS của cư dân TP Hồ Chí Minh
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về CLCS dân cư
Chương 2: Thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư TP Hồ Chí Minh
Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư TP Hồ Chí Minh đến năm 2020
Trang 15CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG
CUỘC SỐNG DÂN CƯ 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Các quan niệm về chất lượng cuộc sống
Chất lượng
Mục tiêu nâng cao CLCS không phải là mục tiêu của một hoặc một vài quốc gia mà
toàn bộ thế giới Có thể hiểu chất lượng ở đây có thể là một sản phẩm tốt, một mô hình hay
một dịch vụ phục vụ được những điều mong muốn của con người hoặc cũng có thể là những
giá trị tinh thần thỏa mãn được nhu cầu của con người
Chất lượng cuộc sống
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về CLCS tùy thuộc vào trình độ phát triển, nhận
thức về văn hóa xã hội, truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng
Theo C Mác và một số tác giả khác như A Smith, D Ricardo… thì nâng cao CLCS
là mục đích nhằm tạo thuận lợi, giúp con người có cuộc sống vật chất và tinh thần phong
phú Đây là những lý luận cơ bản còn sơ khai, tiềm ẩn trong các khái niệm kinh tế chính trị
Theo William Bell thi CLCS được mở rộng hơn Theo ông, CLCS được thể hiện qua
12 đặc trưng sau: “ An toàn thể chất cá nhân; Sung túc về kinh tế; Công bằng trong khuôn
khổ pháp luật; An ninh quốc gia; Bảo hiểm lúc già yếu và đau ốm; Hạnh phúc tinh thần; Sự
tham gia vào đời sống xã hội; Bình đẳng về giáo dục, nhà ở, nghỉ ngơi; Chất lượng đời sống
văn hóa; Quyền tự do công dân; Chất lượng môi trường kỹ thuật (giao thông vận tải, nhà ở,
thiết bị sinh hoạt, thiết bị giáo dục, y tế); Chất lượng môi trường sống và khả năng chống ô
nhiễm” Qua khái niệm trên, ta thấy rằng ông đã mở rộng nhiều vấn đề trong CLCS, đặc biệt
là nhấn mạnh về môi trường sống của con người
Như vậy, có thể thấy rằng CLCS thể hiện sự đáp ứng những nhu cầu của xã hội từ
vật chất đến tinh thần Mức độ đáp ứng các nhu cầu càng cao thì CLCS càng cao Như vậy,
nâng cao CLCS là nâng cao sự đáp ứng về các nhu cầu cơ bản của con người như lương
thực, thực phẩm; giáo dục; y tế; nhà ở; sự vui chơi; nghỉ ngơi; giải trí… chính điều này làm
cho con người có cuộc sống đầy đủ, phong phú, hạnh phúc và khỏe mạnh
Ngoài ra, CLCS còn là được sống trong môi trường tự nhiên trong lành và môi
trường xã hội lành mạnh Một môi trường sống không bị ô nhiễm, bền vững là nơi cư trú tốt
cho người và là không gian làm việc hiệu quả Ngoài ra, sống trong trong một xã hội an toàn
Trang 16về chính trị, quốc phòng, an ninh được đảm bảo, tệ nạn được đẩy lùi sẽ giúp đời sống con
người được ổn định
Liên Hiệp Quốc (LHQ) cũng đưa ra chỉ số phát triển con người- Human
Development Index (HDI) để đánh giá CLCS của mỗi quốc gia Theo chỉ tiêu này, CLCS
được phản ánh qua ba tiêu chí: thu nhập bình quân đầu người, chỉ số giáo dục và chỉ số y tế
Quốc gia nào có chỉ số HDI lớn thì là quốc gia giàu, mạnh có đời sống cao và ngược lại Chỉ
số này của LHQ đánh giá CLCS còn hạn hẹp
Như vậy, CLCS là sự đáp ứng những nhu cầu tối thiểu, cơ bản về vật chất, sự đáp
ứng càng cao thì CLCS càng cao Ngoài ra, CLCS còn thể hiện qua môi trường sống trong
sạch và cuộc sống được đảm bảo an ninh, bình đẳng
Tóm lại, CLCS không phải là một khái niệm hữu hình, chúng ta không thể đưa ra
một cách chính xác các tiêu chí để đánh giá mà chỉ ở mức tương đối Và từ các phân tích
trên, theo quan niệm của tác giả về CLCS như sau: “ Chất lượng cuộc sống là sự đáp ứng
nhu cầu của con người cả về vật chất lẫn tinh thần nhằm thỏa mãn các nhu cầu ngày càng cao của con người”
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống dân cư
1.1.2.1 Trình độ phát triển của nền kinh tế
Trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và từng địa phương nói riêng
có ảnh hưởng đến mức sống và thu nhập của người dân Nếu tổng thu nhập quốc dân cao thì
bình quân thu nhập theo đầu người cao Khi con người có mức sống cao thì sẽ hướng tới các
giá trị tinh thần như vấn đề chăm sóc sức khỏe, giáo dục và giải trí
1.1.2.2 Dân cư và thành phần dân tộc
Dân cư
CLCS Một quốc gia có dân số quá đông sẽ gây khó khăn cho việc đáp ứng các nhu cầu về
vật chất và tinh thần cũng thu nhập bình quân đầu người sẽ thấp, các vấn đề về việc làm, an
ninh lương thực cũng không được đảm bảo Ngược lại, quốc gia có quy mô dân số thấp
nguồn lao động cho hiện tại và nguồn lao động dự trữ không được đảm bảo cho phục vụ
phát triển kinh tế
+ Tỷ lệ gia tăng dân số: Tỷ lệ gia tăng dân số hiện nay đã giảm đi rất nhiều nhưng vẫn
có sự khác nhau giữa các quốc gia Tỷ lệ gia tăng dân số quá cao không tỷ lệ thuận với tốc
Trang 17độ phát triển kinh tế sẽ là sức ép lên CLCS, ngược lại tỷ lệ gia tăng dân số thấp, không gia tăng hoặc tỷ lệ âm cũng ảnh hưởng lớn đến CLCS như thiếu nguồn lao động dự trự, tạo ra
của cải vật chất trong tương lai
CLCS Cơ cấu dân số trẻ tạo nguồn lao động dồi dào nhưng cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp Việc giải quyết vấn đề này sẽ làm giảm CLCS Tuy nhiên, cơ cấu dân số già cũng gây sức ép lên CLCS
Thành phần dân tộc:
Sự đa dạng về thành phần dân tộc sẽ tạo nên sự đa dạng về văn hóa, đời sống tinh
thần phong phú Nhưng điều này cũng gây khó khăn khi tập quán sinh sống và hoạt động
sản xuất có sự khác nhau dẫn đến đời sống kinh kế của mỗi dân tộc khác nhau Hơn nữa,
các dân tộc thiểu số thường cư trú ở vùng sâu vùng xa, các điều kiện phục vụ đời sống khó khăn hơn, CLCS có sự chênh lệch giữa các vùng Vì thế, việc đảm bảo CLCS và giảm sự
chênh lệch về CLCS giữa các vùng trong cả nước gặp nhiều khó khăn
1.1.2.3 Đường lối chính sách
Một quốc gia giàu mạnh hay không phụ thuộc vào đường lối phát triển kinh tế và
chính sách chăm sóc nhân dân Những chính sách đúng đắn này sẽ là động lực cho CLCS
được nâng lên và không có sự chênh lệch giữa các vùng miền trong phạm vi quốc gia Đường lối chính sách phải phù hợp với hoàn cảnh đất nước trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể Hầu hết chính sách phát triển kinh tế đều nhằm mục tiêu nâng cao CLCS người dân,
xóa đói giảm nghèo
1.1.2.4 Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Trong thế kỷ 21, sự tiếp nhận những thành tựu tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật mang lại đã làm cho năng suất lao động tăng lên, con người không còn dùng sức
lực nhiều nữa, thay vào đó là trí lực, điều này CLCS được nâng lên, người dân được tiếp cận với nền văn minh mới và được chăm sóc Những tiến bộ trong y học đã nâng cao tuổi thọ,
phát hiện và chữa trị được những bệnh nan y, nguy hiểm Trong giáo dục, các thiết bị điện
tử đã giúp cho việc dạy và học được nhẹ nhàng, chất lượng giáo dục được cải thiện
1.1.2.5 Điều kiện tự nhiên
Có thể thấy vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên có tác động rất lớn đến các hoạt động
kinh tế - xã hội và tác động gián tiếp đến CLCS Vị trí địa lý thuận lợi thu hút sự quan tâm
Trang 18của các nhà đầu tư, vận chuyển hàng hóa để xuất khẩu cũng như nhập khẩu thuận lợi hơn,
giảm bớt chi phí di chuyển Quốc gia có nhiều tài nguyên là tiền để cho các hoạt động sản xuất, tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho người dân, nâng cao CLCS Tuy nhiên, đây không phải là nhân tố quyết định đến nâng cao CLCS
1.1.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư
1.1.3.1 Tiêu chí tổng hợp phản ánh chất lượng cuộc sống- HDI
Việc lựa chọn các tiêu chí để đánh giá CLCS người dân rất quan trọng Trước năm
2010 khi đánh giá CLCS dựa vào GDP/người, tuổi thọ trung bình và giáo dục Qua cách
tính toán này, ta thấy rằng không phải bất kỳ quốc gia nào có thu nhập cao thì trình độ dân trí cao và chú ý đến chăm sóc sức khỏe người dân Một số quốc gia có thu nhập bình quân thấp nhưng lại quan tâm đến giáo dục và y tế
Từ năm 2010, HDR đã thay đổi một số nội dung trong việc tính toán HDI
Trang 19Hình 1.1 Chỉ số phát triển con người
Thứ hai, thu nhập sử dụng GDP bình quân đầu người, mà sử dụng GNI bình quân
đầu người theo công thức sau:
Trong đó:
X GNI max
Trong đó:
I năm học : Chỉ số năm học bình quân;
I năm học hy vọng : Chỉ số năm học hy vọng bình quân;
I đi học max : Chỉ số đi học các cấp giáo dục cực đại
Trang 20Thứ tư, chỉ số tuổi thọ được tính như sau:
Trong đó:
Bảng 1.1 Các giá trị quốc tế để tính chỉ số HDI năm 2011
Tuổi thọ (Năm) 83,2 20
Chỉ số đi học các cấp giáo dục (%) 0,978 0
Năm đi học hy vọng bình quân (năm) 18 0
Chỉ số năm học bình quân (Năm) 13,1 0
GNI thực tế/người (PPP.USD) 107.721 100
Nguồn:Viện Khoa học Thống kê- TCTK Các chỉ số tuổi thọ, giáo dục, GNI/ người và HDI đều nhận giá trị từ 0 đến 1 Giá trị
của các chỉ số này càng gần tới 1 có nghĩa trình độ phát triển và xếp hạng càng cao, các chỉ
số càng gần 0 có nghĩa trình độ phát triển và xếp hạng càng thấp
1.1.3.1 Chỉ số về kinh tế
a Thu nhập bình quân theo đầu người
Đây là một trong những chỉ tiêu để đánh giá CLCS, và theo mỗi quốc gia có thể lựa
chọn các chỉ tiêu như thu nhập quốc dân tính theo đầu người (GNP/người hay GNI/người)
hoặc tổng sản phẩm quốc nội tính bình quân theo đầu người (GDP/người)
hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia,
không phân biệt do người trong nước hay người nước ngoài làm ra ở một thời kì nhất định,
Trang 21người tăng
dân số ( %)
giá thực tế (Triệu USD) tăng GDP
(%)
theo giá thực tế (USD) Hoa Kì 318,01 0,59 14.586.870 3,0 45.869,21
hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng được tạo ra của một quốc gia ở một thời điểm nhất định, thường là một năm… Được sử dụng trong tính HDI từ sau năm 2010
Tuy nhiên, GDP/người chưa phản ánh chính xác CLCS dân cư Các nước đang phát triển GDP/người thường lớn hơn GNI/ người Vì các nước này nhận được vốn đầu tư của nước ngoài nhiều, nên phần giá trị lớn của công ty đầu tư nước ngoài được tính gộp vào GDP Vì vậy, cần phải tính GNP/người hay GNI/người sẽ thấy rõ hơn sự chênh lệch chính xác hơn CLCS dân cư giữa các vùng
Ngoài GDP/người và GNI/người được tính theo tỷ giá hối đoái tức USD, LHQ còn đưa ra phương pháp tính thu nhập của dân cư theo sức mua tương đương (PPP) Chỉ số này được sử dụng nhằm tránh sự sai lệch về mức sống thực tế ở các vùng, các nước khác nhau
Bảng 1.3 Xếp hạng các quốc gia về HDI năm 2011
Quốc gia Xếp
hạng HDI
Chỉ số HDI
Tuổi thọ trung bình
Tỷ lệ người lớn biết chữ (%)
GNI bình quân đầu người (PPP) (USD/người)
Trang 22Nguồn: HDR 2011, Niên giám Thống kê năm 2011-TCTK
Qua bảng 1.2 ta thấy GDP/người có sự phân hóa khác nhau giữa các nhóm nước giàu
và nghèo, nước đang phát triển và chậm phát triển CLCS được cải thiện khi tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao Các nước kinh tế phát triển có tốc độ tăng trưởng GDP thấp và không
bằng các quốc gia đang phát triển Tuy nhiên, một số quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP
cao, thu nhập bình quân đầu người cao nhưng các vấn đề về y tế, giáo dục chưa được chú
trọng đúng mức Cần phát triển kinh tế bền vững gắn liền với chăm sóc sức khỏe, giáo dục
và giảm đói nghèo
LHQ đã dùng chỉ số phát triển con người (HDI) để đưa ra các chỉ tiêu tổng hợp nhất
phản ánh CLCS dân cư Theo đó, ta thấy, tuổi thọ trung bình của thế giới đang được tăng
lên rõ rệt, đạt 69 tuổi (2009), tỷ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học cũng tăng lên đáng
kể Tuy nhiên, chỉ số này cũng có sự chênh lệch giữa các quốc gia (Bảng 1.3)
Trong 187 quốc gia được xếp hạng HDI, thì có 47 quốc gia được xếp hạng rất cao, 47
quốc gia được xếp hạng cao, 47 quốc gia được xếp hạng trung bình và 46 quốc gia xếp hạng
thấp Việt Nam đạt 0,593 (2011) được xếp hạng trung bình và đứng thứ 128 trong tổng số
187 quốc gia được điều tra, tuy chỉ số HDI thấp nhưng tuổi thọ trung bình, tỷ lệ người lớn
biết chữ của VIệt Nam khá cao và cao hơn mức trung bình chung của thế giới
Tuy nhiên, có một số quốc gia tăng trưởng GDP cao nhưng CLCS không phát triển kỳ
vọng Báo cáo HDR năm 2010 cho biết, nếu so sánh giữa Trung Quốc- nền kinh tế tăng
trưởng nhanh nhất thế giới trong 30 năm qua và Tunisia trong năm 1970 tuổi thọ của nữ giới
Tunisia là 55 tuổi, ở Trung Quốc là 63 tuổi Kể từ đó, GDP theo đầu người của Trung Quốc
đã tăng ở mức rất cao là 8% mỗi năm trong khi Tunisia là 3% Nhưng hiện nay, tuổi thọ
trung bình của nữ giới Tunisia là 76 tuổi, còn Trung Quốc là 75 tuổi Và trong khi 52% trẻ
em Tunisia được đến trường năm 1970 thì tổng tỷ lệ đi học của nước này là 78%, cao hơn
rất nhiều so với 68% của Trung Quốc [35]
Xét trong phạm vi quốc gia thì chỉ số GDP thể hiện sự chênh lệch, phân hóa giàu
nghèo giữa các vùng Chính điều này dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội Trong
một nước sự chênh lệch này biểu hiện rõ nhất giữa nhóm dân cư thành thị và nhóm dân cư
nông thôn
Trang 23Ở mỗi quốc gia và các vùng lãnh thổ chỉ số nghèo khổ có sự khác nhau tuy nhiên
theo Ngân hàng thế giới thì mức nghèo khổ được thể hiện qua thu nhập dưới 2 USD/ngày
b Chuẩn nghèo và tỷ lệ hộ nghèo
• Chuẩn nghèo: theo quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, chuẩn nghèo
là mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người được dùng làm tiêu chuẩn để xác định người nghèo hoặc hộ nghèo Những người hoặc hộ có thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân
đầu người thấp hơn chuẩn nghèo được coi là người nghèo hoặc hộ nghèo
thấp hơn chuẩn nghèo
Thường được đo lường bằng hệ số GINI (hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập hoặc đường Lorenz (Đường cong Lorenz là sự biểu diễn bằng hình học của hàm phân bố tích lũy, chỉ ra quan hệ giữa tỷ lệ phần trăm của một giá trị thể hiện qua trục tung với tỷ lệ phần trăm của một giá trị khác thể hiện qua trục hoành Đường cong Lorenz thường được sử dụng trong việc nghiên cứu sự phân bố thu nhập, chỉ ra tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình hay dân số trong tổng số và tỷ lệ phần trăm thu nhập của họ trong tổng thu nhập.)
1.1.3.2 Chỉ số về y tế
Chăm sóc sức khỏe là vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia CLCS tốt được thể hiện
các chỉ số về y tế Sức khỏe là yếu tố cơ bản, là mục tiêu cơ bản của sự phát triển kinh tế
Mức độ chăm sóc về y tế của mỗi quốc gia phụ thuộc chặt chẽ vào tình hình kinh tế, thu nhập bình quân theo đầu người Điều này dễ nhận thấy ở những quốc gia có kinh tế phát triển thì sự chăm sóc về sức khỏe cao và ngược lại, ở những quốc gia chậm phát triển vấn đề
y tế chưa được đảm bảo
Sức khỏe tốt thì năng suất lao động cao, tạo ra nhiều giá trị vật chất, tăng thu nhập sẽ đảm bảo cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Các chỉ tiêu về y tế để đánh giá mức độ chăm sóc về sức khỏe như tuổi thọ trung
bình, tình trạng dinh dưỡng, tỷ lệ người chết, số giường bệnh, số y tá, bác sĩ trên một vạn
dân, mức độ hưởng bảo hiểm y tế…Vì vậy, để nâng cao chăm sóc sức khỏe cho dân cư cần nâng số lượng y tá, bác sĩ, số giường bệnh trên một vạn dân và cơ sở vật chất để người dân
được chăm sóc tốt hơn
Trang 24 Tuổi thọ trung bình là số năm trung bình của một người có khả năng sống được
trong suốt cuộc đời Căn cứ vào tuổi thọ trung bình có thể đánh giá được trình độ phát triển
kinh tế, điều kiện sống, mức thu nhập, điều kiện bảo vệ sức khỏe ở các nước khác nhau
Tuổi thọ trung bình chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tình hình tử vong trẻ em Tuổi thọ trung
bình được thống kê theo cả nước, từng vùng và từng tỉnh
Các dịch vụ y tế: có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và CLCS Các tiêu
chí phản ánh mức độ đáp ứng về dịch vụ y tế như: số bệnh viện, trạm xá, số giường bệnh, số
cán bộ y tế/1 vạn dân…
Bảng 1.4 Tuổi thọ trung bình của một số quốc gia trên thế giới năm 2011
Quốc gia Tổng số Nữ Nam
Các nước có nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao thì mức độ đầu
tư cho y tế cao và chăm sóc sức khỏe tốt Số lượng bác sĩ nhiều, trình độ cao, trang thiết bị
hiện đại, có khả năng chữa được các bệnh hiểm nghèo Ngược lại, ở các nước đang phát
triển thu nhập bình quân theo đầu người thấp hơn rất nhiều, dân số phát triển nhanh nên việc
đầu tư cho y tế và chăm sóc sức khỏe không tốt Hơn nữa các dịch vụ y tế ở các nước đang
phát triển tập trung chủ yếu ở thành thị và ít ở nông thôn, dẫn đến tuổi thọ bình quân ở các
nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển Tuổi thọ trung bình của nữ giới luôn cao
hơn tuổi thọ trung bình của nam giới ở tất cả các quốc gia.( bảng 1.4)
Trong khi thu nhập ở các nước đang phát triển tập trung chủ yếu cho ăn uống, còn
các khoản chi cho y tế rất thấp Vì vậy, mặc dù tuổi thọ ở các quốc gia trên thế giới đều
tăng, nhưng ở các quốc gia này đặc biệt là một số quốc gia thuộc Châu Phi, Châu Á như Ê –
ti - ô - pi, Băng- la- đét, Công - gô… tuổi thọ lại giảm mạnh không chỉ do thu nhập thấp mà
còn do các bệnh gây tử vong như: bệnh truyền nhiễm, bệnh hô hấp, bệnh do ký sinh trùng
Bảng 1.5 cho thấy các cơ sở y tế đặc biệt thiếu ở các quốc gia thuộc châu Phi và Châu
Á, thêm vào đó số bác sĩ và y tá cũng thiếu một cách trầm trọng Về số giường bệnh trên 1
Trang 25vạn dân ở các nước đang phát triển và kém phát triển thấp hơn các nước phát triển 119 lần,
về số y tá và bác sĩ trên 1 vạn dân cũng có sự chênh lệch lớn (về số bác sĩ thấp hơn 167 lần,
ý tá 329 lần)
Bảng 1.5 Một số chỉ tiêu y tế của các quốc gia trên thế giới năm 2011
10 quốc gia có các chỉ tiêu về y tế thấp nhất 10 quốc gia có các chỉ tiêu về y tế cao
nhất Quốc gia Số
giườn
g bệnh/
1 vạn dân
Số bác sĩ/ 1 vạn dân
Số y tá/1 vạn dân
Quốc gia Số
giường bệnh/1 vạn dân
Số bác sĩ/ 1 vạn dân
Số y tá/1 vạn dân
Ni-ger N/A 0,2 1,4 Nhật Bản 137 21,4 1,4
Ma-li 1 0,8 4,3 Mông - gô 67 27,6 35,0
Bê-nin 5 0,6 7,7 Bê- la- rut 111 37,6 105,3
Ăng- gô-la N/A 1,7 16,6 LB Nga 97 43,1 852
Ê- ti ô- pi – a 63 0,3 2,5 CHLB Đức 82 36,9 113,8
Băng-la-đet 6 3,6 2,2 Sin-ga-po 27 19,2 63,9
Áp – ga – nit - tan 4 1,9 N/A Uk-rai- na 87 35,2 64,1
Sê- nê- gan N/A 0,6 4,2 Hoa Kỳ 30 24,2 98,2
Tô –gô 7 0,5 2,7 Hun-ga-ry 72 34,1 64,2
Sô- ma- li N/A 0,4 1,1 Pháp 66 33,8 93,0
Nguồn: WHO
1.1.3.3 Lương thực và dinh dưỡng
Lương thực và dinh dưỡng là nhu cầu chính đáng của con người cả về số lượng và
chất lượng Lương thực và dinh dưỡng thay đổi theo thời gian, theo từng độ tuổi nhất định,
và theo tính chất lao động…Lương thực, thực phẩm là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá CLCS
dân cư Lương thực, thực phẩm cùng chế độ ăn, uống, cơ cấu bữa ăn cần đầy đủ các chất
đạm, béo, đường, khoáng chất, vitamin để đảm bảo dinh dưỡng và là chỉ số quan trọng đo
lường mức sống
Sự khác biệt về nền kinh tế, mức độ phát triển kinh tế và thu nhập bình quân đầu người
ở các quốc gia dẫn đến sự khá nhau về khả năng đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm Ở
các quốc gia đang phát triển, lương thực, thực phẩm thường thiếu trầm trọng, và chủ yếu
dinh dưỡng là tinh bột, chất đạm, béo trong bữa ăn thường hạn chế, dẫn đến suy dinh
dưỡng, còi xương ở trẻ em Trong khi đó các quốc gia phát triển thì thừa dinh dưỡng dẫn
đến nguy cơ béo phì cao… ( bảng 1.6)
Bảng 1.6 Lượng caloria trung bình một người/1 ngày của một số quốc gia năm 2011
Trang 2610 nước có lượng caloria/người thấp nhất 10 nước có lượng caloria/người cao nhất
Thứ
hạng
Quốc gia Giá trị Thứ
hạng
Quốc gia Giá trị
165 Dăm- bi- a 1,927 1 Hoa Kì 3,774
166 Li- be- ri-a 1,900 2 Bồ Đào Nha 3,741
167 Ethiopia 1,857 3 Hy Lạp 3,721
168 Ta-gi-ki -xtan 1,828 4 Úc-trai – li –a 3,673
169 LB Cô- mô rô 1,754 5 I-ta-ly 3,671
170 CH Ru-bun -đi 1,649 6 It –sa –ren 3,666
171 Sô- ma-li 1,628 7 Ai –len 3,656
172 Công - gô (DRC) 1,599 8 Pháp 3,654
173 Áp- ga - nit- tan 1,539 9 Ca-na-da 3,589
174 Ê-ri- trê 1,513 10 Ma-ta 3,587
Theo tổ chức Lương Nông của LHQ đưa ra lượng calori tối thiểu cho một người là 2.360 calori/ngày là ranh giới của sự nghèo đói Như vậy, phần lớn các nước đang phát triển
ở Châu Phi và Châu Á là các nước nghèo đói (Theo Tổ chức Y tế thế giới ranh giới của
nghèo đói là 2.100USD/người/năm)
1.1.3.4 Chỉ số về giáo dục
Giáo dục là một trong các chỉ số quan trọng của CLCS Thông qua giáo dục ta biết được mức độ hưởng thụ giáo dục, trình độ học vấn và trình độ văn minh của mỗi quốc gia Trình độ học vấn cao là điều cần thiết để tiếp cận với nền văn minh của nhân loại, có thể
chinh phục được tự nhiên và tiếp thu các thành quả của nhân loại
Trình độ giáo dục được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: tỷ lệ người lớn biết chữ, trình
độ văn hóa và tay nghề, số năm đến trường, tỷ lệ người mù chữ, số giáo viên/1 vạn dân, số trường học,…
Tỷ lệ người lớn biết chữ: là tỷ lệ những người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết thông thạo một đoạn văn đơn giản bằng quốc ngữ Tỷ lệ người lớn biết chữ có liên quan
nhiều đến các chỉ số thu nhập của từng cộng đồng và từng quốc gia [7]
Trình độ văn hóa và tay nghề: Trình độ văn hóa hay trình độ học vấn nói lên khả năng tích lũy kiến thức của khối dân cư và được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ lệ người lớn biết chữ, số người tốt nghiệp các cấp học từ thấp đến cao
Trang 27Trình độ tay nghề là trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động có trình độ
chuyên môn (sơ cấp, công nhân kỹ thuật, trung cấp chuyên nghiệp,cao đẳng, cử nhân, thạc
sĩ, tiến sĩ) trong tổng số lao động đang hoạt động trong các ngành kinh tế của cả nước
thuật ở các nước Một thực tế là ở các nước nghèo 2/3 người trưởng thành bị mù chữ trong
khi các nước phát triển, tỷ lệ này dưới 1% Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là do ở các
nước nghèo tổng thu nhập quốc dân không đủ chi phí cho xây dựng trường lớp, đào tạo giáo
viên và cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục, thêm vào đó tốc độ gia tăng dân số nhanh, số
giáo viên đào tạo không kịp đáp ứng nhu cầu Dễ nhận thấy đó là hiện nay có khoảng 21,4%
dân số từ 15 tuổi trở lên không biết đọc biết viết, ở các nước đang phát triển là 23,3%, cao
nhất là ở những quốc gia nghèo thuộc Châu Phi [1]
Tỷ lệ nhập học các cấp: là tỷ lệ giữa số học sinh và dân số ở trong độ tuổi từng cấp
học mẫu giáo, tiểu học, trung hoc, đại học Tỷ số này cho thấy mức độ phát triển giáo dục
của từng cấp học qua việc thu hút nhiều hay ít số người đến trường ở độ tuổi từng cấp học
Số năm đến trường: là số năm trung bình đến trường của những người từ 15 tuổi trở
lên
Số năm đến trường có liên đến thu nhập bình quân theo đầu người và phản ánh
CLCS mỗi quốc gia Số năm đến trường của nam giới thường cao hơn nữ giới Ở các quốc
gia đang phát triển số năm đến trường trung bình là 3 – 4 năm, ở các quốc gia phát triển là
10,6 năm (2011)
Bảng 1.7 Các chỉ số giáo dục của một số quốc gia Đông Nam Á giai đoạn
2001-2010
Đơn vị: %
Quốc gia Tỷ lệ người
lớn biết chữ Tiểu học Tỷ lệ nhập học các cấp Trung học Đại học Phi-lip- pin 95,4 110,1 82,5 28,7
Trang 28Qua bảng 1.7 ta thấy các chỉ số giáo dục có sự khác nhau giữa các nước trong cùng
một khu vực Cao nhất ở tỷ lệ người lớn biết chữ là Philipin 95,4%, Brunay 95,3%, Việt
Nam 92,8%, Thái Lan 93,5% Đây là những quôc gia có nhiều đầu tư cho giáo dục, có nhiều chính sách xóa mù chữ Lào có tỷ lệ người lớn biết chữ thấp nhất72,7% So với các
quốc gia trong khu vực Đông Nam Á Lào còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh
tế, thu nhập bình quân đầu người còn thấp Vì thế việc chăm lo cho giáo dục còn hạn chế,
Về tỷ lệ nhập học các cấp, có sự chênh lệch trình độ giữa các cấp trong cùng một quốc gia
Ở Việt Nam, tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học các cấp cao hơn nhiều nước
có HDI hạng trên
Giáo dục là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia, giáo dục có phát triển thì nguồn
nhân lực mới có chất lượng cao Đầu tư cho giáo dục là đầu tư có lời nhất
1.1.3.5 Chỉ số về hưởng thụ phúc lợi
Phúc lợi xã hội là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống mỗi cá nhân, đặc biệt là về
không gian sống, điện và nước sinh hoạt
Về điều kiện nhà ở:
Khi đánh giá điều kiện nhà ở thường căn cứ vào hai chỉ tiêu là diện tích nhà ở và chất
lượng nhà ở Diện tích nhà ở thường được đo bằng m 2/người, về chất lượng nhà ở thường
được chia thành 4 loại: nhà ở kiên cố, nhà ở bán kiên cố, nhà ở thiếu kiên cố và nhà tạm
[14]
Nhu cầu về nhà ở là nhu cầu bức thiết của mọi người và của nhiều quốc gia Không
những các quốc gia đang phát triển mà ngay cả những quốc gia phát triển bên cạnh những
cao ốc cao tầng là những khu ổ chuột, tạm bợ Nhà ở có vai trò quan trọng trong việc ổn
định cuộc sống cho dân cư, người dân an tâm lao động và sản xuất Góp phần nâng cao
CLCS
Về sử dụng điện sinh hoạt
Trong thế giới hiện đại, điện sinh hoạt là một nhu cầu không thể thiếu, mức tiêu thụ
điện phản ánh trình độ phát triển và văn minh của mỗi quốc gia Các chỉ tiêu phản ánh điều
kiện sử dụng điện là: tỷ lệ các xã có điện, tỷ lệ hộ dùng điện, số Kwh tiêu thụ tính bình quân một người/ năm
Hiện nay, theo đánh giá của UNDP, vẫn còn một số nước phát triển bị tụt hậu
Sử dụng nước sạch
Trang 29Sử dụng nước sạch luôn là nhu cầu bức thiết của mọi người Tiêu chuẩn để xem xét
điều kiện nước sạch ảnh hưởng đến CLCS là tỷ lệ người dân được sử dụng nguồn nước sạch…
So với nhu cầu về điện sinh hoạt thì nhu cầu về nước sạch cần thiết hơn nhiều vì nó
liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người Hiện nay với sự ô nhiễm môi trường không ngừng, đặc biệt là môi trường nước, thì nước sạch dùng cho sinh hoạt càng khan hiếm Sự
gia tăng dân số ở các quốc gia đang phát triển và sự phát triển đô thị hóa không gắn liền
công nghiệp hóa đã gây ra những hệ lụy cho nguồn nước mặt và nước ngầm Ở một số quốc gia trong đó có Việt Nam, dòng chảy ở các sông trong thành phố chứa đầy rác và trở thành
dòng chảy rắn, gây mất mỹ quan đô thị Theo WB, trong 4,4 tỷ người sống ở các nước đang phát triển hiện nay trên thế giới có 1/3 trong số đó không được sử dụng nguồn nước sạch
Sự hưởng thụ đời sống tinh thần
Các nhu cầu về vật chất chỉ là một mặt trong CLCS con người Bên cạnh đó con người cần được đáp ứng những nhu cầu về mặt tinh thần, nhu cầu này ngày càng đa dạng,
phong phú và phát triển theo thời gian và đây cũng là tiêu chí để đánh giá đời sống cao hay
thấp Một số tiêu chí như là: số đầu sách, số thư viện, số người tập thể dục, các hoạt động
du lịch, nghỉ dưỡng…
Môi trường sống
Môi trường sống hiện nay cũng là một chỉ tiêu để đánh giá CLCS, con người chỉ có
thể phát triển đầy đủ về thể lực, trí lực khi được sống trong không gian sạch sẽ, an lành và
không bị ô nhiễm Để hưởng thụ và nghỉ ngơi sau những giờ lao động, phục hồi sức lao
động và tăng năng suất lao động Xét về mặt xã hội, môi trường sống cần được đảm bảo an
toàn, an ninh và không có các tệ nạn xã hội
Được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, được chăm lo cả về vật chất và tinh thần thì con người sẽ có nhiều cống hiến cho xã hội phát triển Tóm lại, CLCS cần được
xem xét dưới nhiều góc độ
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cuộc sống
Các chỉ tiêu đánh giá CLCS có sự tác động qua lại với nhau Thường thì chúng tỷ lệ
thuận với nhau, nghĩa là các quốc gia nào có thu nhập bình quân theo đầu người cao thì các
chỉ số còn lại sẽ cao, đặc biệt là y tế và giáo dục Tuy nhiên, có một số quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhưng chỉ số HDI lại không cao lắm Vì vậy, cần quan tâm đến
nhu cầu nghỉ dưỡng, sức khỏe và môi trường sống của con người khi vật chất đã cao
Trang 30Như vậy, CLCS bao gồm nhiều chỉ số trong mối quan hệ hữu cơ Khi nghiên cứu
CLCS cần đánh giá một cách tổng thể để đưa ra được những nhận định khách quan, từ đó có
những giải pháp đúng đắn
1.2 Thực tiễn chất lượng cuộc sống dân cư ở Việt Nam
Các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước đã từng bước đưa đất nước thoát ra
khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu, khắc phục được hậu quả của chiến tranh và có bước tiến
triển góp phần vào phát triển kinh tế toàn cầu Kéo theo đó là sự cải thiện đời sống của con
người ở tất cả các mặt: tăng thu nhập bình quân đầu người, nâng cao mức độ y tế, giáo dục
và mức độ đảm bảo về môi trường sống Điều này được thể hiện rõ nhất qua các báo cáo
của Nhà nước và kết quả các cuộc điều tra mức sống của dân cư, các báo cáo phát triển con
người của LHQ Theo các báo cáo này, chỉ số HDI của Việt Nam đã liên tục tăng, năm 1999
Việt Nam đứng thứ 116 trong 177 quốc gia được điều tra, đến năm 2000 lên thứ hạng
106/177 quốc gia, năm 2011 là 128/187 quốc gia đạt chỉ số 0,593, tăng so với năm 2010 là
0,003 Với chỉ số này Việt Nam được xếp vào các quốc gia có HDI trung bình
Về thu nhập
Theo HDR của LHQ thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã có những thay đổi
đáng kể, có xu hướng tăng lên theo từng năm Nếu năm 1970 GDP/người (PPP) là 609USD,
sau đổi mới vào năm 1989, đạt 905 USD, đến năm 2005 con số này đã lên đến 2.161 USD
và đến năm 2010 đạt 3.205 USD Như vậy, sau 25 năm đổi mới thu nhập bình quân đầu
người của Việt Nam đã có những bước tiến, được xếp 8/10 quốc gia có mức tăng trưởng
GDP đầu người cao nhất trong 4 thập kỷ qua Trong khoảng thời gian (1989 -2010), con số
này của Trung Quốc tăng từ 888 USD lên 6.786 USD, thu nhập bình quân đầu người của
Việt Nam bằng 80% của Trung Quốc năm 1989 đã giảm xuống còn 43% năm 2010
Bảng 1.8 Thu nhập bình quân đầu người và chi tiêu phân theo thành thị nông thôn
năm 2010
Thành phần Cả nước Chia ra
Thành thị Nông thôn GDP/người/ tháng 1387 2130 1071
Chi tiêu 1211 1828 950
Nguồn: Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010-TCTK
Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng lên đáng kể, tuy sự thay đổi này
không nhiều nhưng cũng thể hiện được sự phát triển về kinh tế của nước nhà, sự đảm bảo về
Trang 31cuộc sống của người dân Nếu như năm 2002 thu nhập bình quân đầu người là
357.000/người/tháng thì năm 2010 đã tăng lên 1.387.000 người/người/tháng Tuy nhiên con
số này có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn cũng như có sự chênh lệch giữa các
vùng miền trong cả nước Giữa thành thị và nông thôn, thu nhập bình quân đầu người một
tháng có sự chênh lệch rất lớn, thu nhập ở thành thị đạt 2.130.000 đồng, gấp đôi đôi thu
nhập ở nông thôn (1.071.000 đồng) Sở dĩ có sự chênh lệch này là do tính chất công việc
giữa hai khu vực này hoàn toàn khác nhau, khu vực nông thôn chỉ phụ thuộc vào nông
nghiệp và các dịch vụ nông nghiệp nên thu nhập không đáng kể; trong khi đó khu vực thành
thị với sự đa dạng về các loại nghề nghiệp từ dịch vụ cho đến công nghiệp đã tạo ra một
lượng lớn việc làm, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động ( bảng 1.8)
Giữa 7 vùng kinh tế của cả nước nổi lên thu nhập bình quân đầu người cao nhất
thuộc về Đông Nam Bộ (2.304.000 đồng/người), tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng
(1.581.000 đồng/người), thấp nhất là Trung du miền núi phía Bắc (905.000 đồng/người),
chênh lệch giữa vùng cao nhất và thấp nhất là 2,5 lần Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông
Hồng là vùng có thu nhập bình quân cao vì quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ, cơ
sở vật chất và cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, thu hút hàng triệu lao động và giải quyết hàng
triệu việc làm, tăng thu nhập cho người lao động Hơn nữa, hai vùng này có 2 thành phố lớn
là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa hàng đầu cả
nước là đầu tàu phát triển Trái lại, trung du miền núi phía Bắc, cơ sở hạ tầng còn yếu kém,
khó khăn về địa hình, là nơi cư trú của đồng bào dân tộc ít người với công việc thuần nông
là chủ yếu nên thu nhập bình quân thấp (bảng 1.9)
Bảng 1.9 Thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người giữa các vùng
trong cả nước năm 2010
Đơn vị: nghìn đồng
Vùng Thu nhập /người/
tháng (giá thực tế)
Chi tiêu bình quân/người/tháng Đồng bằng sông Hồng 1.581,0 1.441
Trung du và miền núi phía Bắc 905 866
Bắc Trung Bộ 740,9 934
Duyên hải Nam Trung Bộ 1.162,1 1.090
Tây Nguyên 1.087,9 971
Đông Nam Bộ 2.304,0 1659
Đồng bằng sông Cửu Long 1.247,2 1.058
Nguồn: Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010 - TCTK
Trang 32 Chi tiêu
Chi tiêu theo đầu người thể hiện mức sống, theo thời gian chi tiêu bình quân đầu
người đã có nhiều thay đổi vầ tăng lên từ năm 2002 đến năm 2010 (từ 294.000 đồng lên
1.211.000 đồng) Điều này thể hiện sự tăng trưởng của nền kinh tế trong giai đoạn trên
Cũng giống như thu nhập, chi tiêu bình quân cũng có sự chênh lệch giữa nông thôn và thành
thị, giữa các vùng trong cả nước (bảng.1.8; 1.9)
Chênh lệch mức sống
Sự chênh lệch về thu nhập và chi tiêu bình quân là nguyên nhân dẫn đến sự chênh
lệch về CLCS giữa các khu vực, giữa các vùng, và giữa các tỉnh trong cả nước Hiện nay
tỉnh có thu nhập và chi tiêu bình quân cao nhất thuộc về Bà Rịa- Vũng Tàu và thấp nhất là
Lai Châu
Sự chênh lêch mức sống còn thể hiện qua các nhóm dân cư khác nhau Thông thường
chia làm 5 nhóm dân cư theo thu nhập, mỗi nhóm chiếm 20% dân số, nhóm 5 là dân cư giàu
nhất, nhóm 1 là nhóm dân cư nghèo nhất Tỷ lệ hộ nghèo được tính theo chuẩn riêng phụ
thuộc vào trình độ phát triển từng quốc gia và chuẩn nghèo quốc tế Ngoài ra, còn chia ra
nghèo chung và nghèo lương thực
Bảng 1.10 Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành thị, nông thôn của nước ta qua các năm
Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2011- TCTK
Theo khảo sát mức sống dân cư từ năm 1999 đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam
đã giảm đi đáng kể nhờ chính sách phát triển kinh tế và những thay đổi sau đổi mới Đặc
biệt, trong thời kỳ mở cửa, hội nhập đã tạo cho người dân cơ hội có việc làm, tăng thu nhập
và từng bước thoát nghèo Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 là 12,6% giảm đi 5,5% so với năm
2004 Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo ở thành thị và nông thôn đều giảm mạnh nhưng tỷ lệ hộ nghèo
ở nông thôn vẫn cao gấp 3 lần so với thành thị (2011) 90% dân số nghèo sống ở nông thôn,
mức sống của các hộ dân cư tập trung chủ yếu vào nông nghiệp (bảng1.10)
Bảng 1.11 Tỷ lệ hộ nghèo phân theo vùng của nước ta qua các năm
Đơn vị: %
Năm 2002 2004 2006 2008 2010 2011
Đồng bằng sông Hồng 22,4 12,0 10,0 8,6 8,3 7,1
Trang 33Trung du miền núi phía Bắc 53,2 29,4 27,5 25,1 29,4 26,7
Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam
Trung Bộ
43,9 25,3 22,2 19,2 20,4 18,5
Tây Nguyên 51,8 29,2 24,0 21,0 22,2 20,3
Đông Nam Bộ 10,6 4,6 3,1 2,5 2,3 1,7
Đồng bằng sông Cửu Long 23,4 15,3 13,0 11,4 12,6 11,6
Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2011- TCTK
Tỷ lệ hộ nghèo ở Đông Nam Bộ là thấp nhất (1,7%) và cao nhất là trung du miền núi
phía Bắc 26,7% (bảng 1.11) Nhưng cũng chính trong thời kỳ này, sự chênh lệch giàu nghèo
giữa các nhóm dân cư là không thể tránh khỏi Nếu năm 2002 chênh lệch thu nhập bình
quân giữa nhóm cao nhất và thấp nhất là 8,1 lần thì đến năm 2010 là 9,2 lần Về chi tiêu thì
các con số tương ứng là 4,5 lần (2002), 4,6 lần (2010)
Bảng 1.12 Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của nước ta qua các năm
2002 2004 2006 2008 2010
Hệ số GINI 0,418 0,420 0,423 0,434 0,433
Nguồn: Điều tra mức sống dân cư năm 2010- TCTK
Để nhận biết sự bất bình đẳng giữa người giàu và nghèo, theo WB và nhiều nước còn
dùng hệ số GINI (Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập) Hệ số GINI được nhận giá
trị từ 0 đến 1 Hệ số càng gần 1 thì sự phân hóa giàu nghèo càng tăng Tại Việt Nam năm
2010 hệ số này hiện ở mức 0,433 và có xu hướng tăng nhẹ qua các năm (năm 2002 là
0,418, năm 2004 và 2006 là 0,42 đến năm 2008 là 0,434 và năm 2010 là 0,433) Phản ánh
sự bất bình đẳng trong thu nhập của người dân, sự chênh lệch giàu nghèo cao (bảng 1 12)
Về y tế và chăm sóc sức khỏe
Các vấn đề về y tế có mối liên hệ chặt chẽ với thu nhập Thu nhập bình quân đầu
người của nước ta qua các năm tăng đã tạo điều kiện cho người dân được chăm sóc sức
khỏe tốt hơn
Tuổi thọ trung bình của Việt Nam đã tăng lên nhờ các chính sách về y tế cũng như
chăm sóc sức khỏe cộng đồng Năm 1990 tuổi thọ trung bình là 67 tuổi và đến năm 2011 đã
tăng lên 75 tuổi Mặc dù thu nhập bình quân của Việt Nam không cao so với các quốc gia
trong khu vực và châu lục nhưng luôn quan tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người
dân Hiện, tuổi thọ trung bình của Việt Nam đứng thứ 2 sau Singapo (81 tuổi) dù thu nhập
bình quân đầu người đứng thứ 4
Các bệnh truyền nhiễm có xu hướng tăng, đặc biệt là HIV/AIDS Tính đến
30/6/2011, tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng tăng từ 187 lên 224,3/1 vạn dân Bên
cạnh một số bệnh truyền nhiễm quay trở lại, một số bệnh dịch mới phát triển phức tạp và
Trang 34diễn biến khó lường, xu hướng gia tăng liên tục ở mức cao các bệnh không lây nhiễm đang
trở thành một thách thức lớn đối với tình trạng sức khỏe nhân dân và hệ thống y tế nước
nhà
Bảng 1.13 Tuổi thọ trung bình của các quốc gia khu vực Đông Nam Á năm 2011
Quốc gia Thu nhập bình quân đầu
người theo sức mua tương đương (USD/người) (*)
Tuổi thọ trung bình ( tuổi)
Nguồn: HDR năm 2011, (*) Niên giám Thống kê 2011-TCTK
Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được tăng cường Bộ Y tế đã tổng kết 10 năm tực hiện
Chỉ thị 06-CT/TW về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc
gia về y tế giai đoạn 2001- 2010 đạt trên 80% Đến hết năm 2011, 78,8% trạm y tế đã thực
hiện khám chữa bệnh cho những người có bảo hiểm y tế [4]
Mạng lưới y tế từng bước được củng cố nhưng tình trạng quá tải bệnh viện đang diễn
ra trầm trọng ở tất cả các tuyến bệnh viện Trên tòan quốc, mặc dù công suất sử dụng
giường bệnh có xu hướng giảm từ 122,3% (năm 2007) xuống 111,6% (2011), nhưng công
suất sử dụng giường bệnh chung ở tuyến trung ương lại có xu hướng tăng: 116% năm 2009
lên 118% năm 2011 [6]
Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh gia tăng nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với
an sinh xã hội trong 10-20 năm tới (111,2 bé trai/100 bé gái)
Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho y tế có xu hướng tăng qua các năm: năm 2010 là
8,7%, đến năm 2011 là 9,1% Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn thấp hơn so với chi cho giáo dục
(18,7%) và thấp hơn so với các nước trong khu vực
Thu nhập bình quân đầu người có mối tương quan với sức khỏe Nhóm người nghèo
dễ bị tác động với tình trạng sức khỏe yếu kém và suy duy dưỡng Mặc dù tiền chi cho
Trang 35khám bệnh năm 2010 đã tăng lên so với năm 2002, nhưng sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn vẫn còn cao, gấp 1,3 lần; giữa nhóm cao nhất và thấp nhất gấp gần 3 lần
Về giáo dục
Trong hơn hai thập kỷ qua, song song với tăng trưởng kinh tế cao, Việt Nam cũng
đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc phổ cập giáo dục Đã thành lập được một
mạng lưới toàn diện các cơ sở giáo dục trong cả nước và đã phổ cập giáo dục bậc Tiểu học, Trung học cơ sở (THCS) trong cả nước bằng việc mở trường Tiểu học, THCS ở tất cả các địa phương Theo Bộ Giáo dục – Đào tạo cho biết, tổng dự toán chi ngân sách
cho giáo dục – đào tạo năm 2011 là 5.081,6 tỷ đồng, tăng 2,9% so với năm 2010 (4.937,5
tỷ đồng) [11] Đến ngày 30/11/2010, vốn trong nước giải ngân đạt 403.247 triệu đồng/639.000 triệu đồng Do vậy, Việt Nam đã có tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập
học cao so với GDP bình quân đầu người
Với tỷ lệ rất thấp về trình độ học vấn cao của dân số Việt Nam cũng đặt ra những
thách thức cho tương lai phát triển kinh tế Theo Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình
năm 2011, trong số dân số từ 15 tuổi trở lên, chỉ có 6,4% có bằng cử nhân cao đẳng/đại học
và 0,2% có bằng sau đại học
Quy mô dân số nước ta lớn và ngày càng tăng đang và sẽ là cản trở lớn đối với việc phát triển của đất nước, trong đó có giáo dục Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật và
tay nghề còn thấp, cơ cấu giáo dục và đào tạo mất cân đối cùng với sự chênh lệch giữa nam
và nữ, giữa thành thị và nông thôn, giữa các nhóm thu nhập dẫn tới chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo ở các cấp học, bậc học còn nhiều hạn chế
Tỷ lệ biết chữ của dân số quốc gia là rất cao, song tỷ lệ này vẫn còn khá thấp trong các nhóm dân tộc thiểu số (Thái, Khơ me, Mường và H’ Mông) so với phần lớn người Kinh
và người Hoa Người Kinh có mức độ đạt được giáo dục cao hơn nhiều so với các dân tộc thiểu số, 22,7% người Kinh hoàn thành phổ cập giáo dục cấp trung học phổ thông, trong đó
có trình độ học vấn cao hơn; so với mức trung bình chỉ có 9% giữa các nhóm dân tộc khác nhau; tỷ lệ bỏ học cao nhất cũng thuộc về các nhóm dân tộc thiểu số
Nếu xét về giới tính nam nữ, trong những năm qua khoảng cách biết chữ từ 15 tuổi trở lên giữa nam giới và phụ nữ đã được thu hẹp, giảm từ 10% trong năm 1989 đến
4,4% trong năm 2009 Thành tựu có ý nghĩa giáo dục cho phụ nữ, nhưng khu vực nông
thôn vẫn còn tụt hậu, vẫn còn có một sự chênh lệch giữa nam và nữ
Chế độ dinh dưỡng
Trang 36Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu về dinh dưỡng của người dân cũng đang được đảm bảo từng ngày không chỉ về số lượng mà cả chất lượng
So với trước đây, chất đạm và béo trong khẩu phần ăn hàng ngày đã được bổ sung
khá nhiều và đã đến mức dư thừa dẫn đến béo phì ở một lượng lớn dân cư, đặc biệt là trẻ
em Tuy nhiên, bên cạnh đó Việt Nam đang đối mặt với một thực tế đó là tình trạng suy
dinh dưỡng ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo Nhờ kiên trì các giải pháp đề ra, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm liên tục từ 51,5% (năm 1985) xuống dưới
18,9% (năm 2009), vượt mức đề ra trước hai năm so với chỉ tiêu Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng đề ra cho năm 2010 là dưới 20% Như vậy, mỗi năm có hơn 110 nghìn trẻ em dưới
năm tuổi thoát khỏi suy dinh dưỡng; góp phần cải thiện thể lực, trí lực, nâng cao tầm vóc
trẻ em Việt Nam
Tại Việt Nam, theo điều tra gần đây của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi là khoảng 29%, ở phụ nữ tuổi sinh đẻ gần 29% Trẻ 3 - 24
tháng tuổi có đến 58% số cháu bị thiếu máu.[4]
Về nhà ở, nước sạch và điện sinh hoạt
Nhu cầu về nhà ở, nước sạch và điện sinh hoạt là nhu cầu bức bách với mỗi người,
đặc biệt là nhu cầu về nước sạch Với sự tăng lên về thu nhập và sự phát triển kinh tế nhưng nhu cầu trên ở Việt Nam đã dần được cải thiện và nâng cao
So với năm 2002 tỷ lệ có nhà ở kiên cố đã tăng lên 2,8 lần Nếu như năm 2002 tỷ lệ nhà thiếu kiên cố chiếm tỷ lệ cao nhất 58,3% và nhà tạm 24,6% thì năm 2010 nhà kiên cố
đã tăng lên chiếm 49,2%, nhà tạm giảm xuống chỉ còn 5,6% Vùng có tỷ lệ nhà kiên cố cao nhất là Đồng bằng sông Hồng đạt 93%, trong khi Đông Nam Bộ chỉ 18,5%, thấp nhất là
Đồng bằng sông Cửu Long 11%
Theo VLHSS 2010 tỷ lệ hộ có nguồn thắp sáng là 97,2%, có sự chênh lệch giữa khu vực thành thị và nông thôn (thành thị chiếm 99,6%, nông thôn 96,2%) Hiện nay, ở một số vùng sâu vùng xa và vùng hải đảo vẫn chưa có điện thắp sáng Tỷ lệ có nguồn thắp sáng
cao nhất thuộc về Đồng bằng sông Hồng 99,8%, thấp nhất là Tây Bắc 83,8% Mặc dù, Tây Bắc nói riêng và trung du miền núi phía Bắc nói chung là nơi sản xuất điện và cung cấp
điện lớn nhất cả nước nhưng là vùng có tỷ lệ hộ có nguồn thắp sáng thấp nhất
Theo Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 2011, dân số trung bình cả nước ước tính 87,840 triệu người, tăng 1,04% so với năm 2010, bao gồm dân số nam 43,44 triệu người, chiếm 49,5% tổng dân số cả nước, tăng 1,07%; dân số nữ 44,40 triệu người, chiếm
Trang 3750,4%, tăng 1,02% Trong tổng dân số cả nước năm 2011, dân số khu vực thành thị là 27,8 triệu người, chiếm 31,61% tổng dân số, tăng 5,18% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 60,04 triệu người, chiếm 68,9%, giảm 0,11% Mức độ tăng dân số nhanh, đặc biệt là ở các trung tâm đô thị lớn, càng gây áp lực lên hệ thống cơ sở hạ tầng vốn đã lạc
hậu, không bắt kịp với tốc độ tăng trưởng và gây thêm những khó khăn thách thức đối với lĩnh vực kỹ thuật hạ tầng, đặc biệt là cấp thoát nước và vệ sinh môi trường
Tính đến cuối năm 2011, có 18,15 triệu người dân đô thị có thể tiếp cận được với nước sạch, chiếm 62% tổng số dân thành thị Phần trăm số dân sử dụng nước sạch ở các đô thị được thống kê như sau: 70% dân số ở đô thị đặc biệt và đô thị loại I, 45-55% dân số
ở đô thị loại II và II, 30-35% dân số ở đô thị loại IV và 10-15% dân số ở đô thị loại V
Theo đó, lượng nước sử dụng trung bình của các đô thị là 80-90 lít/người/ngày
đêm; trong đó tại các thành phố lớn thì lượng nước này là 120-130 lít/người/ngày đêm (theo Bench marking, Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam)
Có sự khác biệt về tiếp cận nước sạch giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị, với
tỷ lệ thấp nhất ở các vùng núi phía Bắc và Tây nguyên là 80,7% và 86,1% Mức độ tiếp cận nước sạch cao nhất là ở Đồng bằng Sông Hồng và các vùng Đông Nam bộ (tương đương 99% và 98,4%)
Trên phạm vi toàn quốc, 93,8% dân cư thành thị và 71,4% dân nông thôn sử dụng nhà
vệ sinh cải tiến trong khi 1,1% dân số thành thị và 8,6% dân số nông thôn không có nhà vệ sinh cho đại tiện Tình trạng không có nhà vệ sinh cho đại tiện chủ yếu xảy ra đối với người nghèo (22,9%) và các nhóm dân tộc thiểu số (27,5%) Ba vùng có mức sử dụng nhà tiêu hợp
vệ sinh thấp nhất là Đồng bằng sông Cửu Long, Tây nguyên và vùng phía Bắc
Mức độ hưởng thụ về mặt tinh thần
Sự phát triển về kinh tế đã tạo cho người dân có cuộc sống tinh thần phong phú và
đa dạng hơn, người dân được tiếp cận với báo chí, sách, đài và truyền hình Công tác xuất bản, phát thanh truyền hình, hoạt động thể dục thể thao cũng có nhiều kết quả tích cực Năm 2011 cả nước đã xuất bản được 293,7 triệu bản sách các loại, tăng 76,7% so với năm
2005 Việc phủ sóng phát thanh truyền hình được triển khai tới vùng sâu vùng xa nên đã có 98% số hộ được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam
Môi trường sống
Dù mọi mặt về vật chất và tinh thần của người dân đã tương đối được đáp ứng ở
mức có thể Tuy nhiên, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường đã làm cho môi trường sống
Trang 38tự nhiên của con người không còn trong lành Việt Nam là một trong những quốc gia đang
trong giai đoạn công nghiệp hóa, các nhà máy xí nghiệp thải ra một lượng chất thải lớn làm
ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí
Bên cạnh các xí nghiệp, khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường,
tại các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động Đó là các ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn Những năm gần đây, dân số ở các đô
thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi
trường mà không có bất kỳ một biện pháp xử lý nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn
lấp Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra
hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại;
các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc Trong tổng số khoảng 34 tấn
rác thải rắn y tế mỗi ngày, thì Hà Nội TP Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của
Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxit đáng báo động Theo một kết
quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân hàng thế giới (WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước, không khí, TP Hồ Chí Minh và Hà Nội
là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất Theo báo cáo của Chương trình môi trường của
Liên hợp quốc, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đứng đầu châu Á về mức độ ô nhiễm bụi.[31]
Tiểu kết chương 1
CLCS của mỗi quốc gia trên thế giới có sự khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
đa dạng và phức tạp Các tiêu chí đưa ra để đánh giá CLCS cũng có sự khác nhau, tuy nhiên, chủ yếu dựa vào các tiêu chí về thu nhập bình quân đầu người, giáo dục, y tế, các giá trị tinh thần được hưởng thụ, môi trường sống, dinh dưỡng… Đây là những chỉ tiêu cơ bản
nhất được tính ở hầu hết các quốc gia Ngoài ra còn xem xét trên các khía cạnh khác như sự bất bình đẳng về y tế, giáo dục, giới tính và nghèo đa chiều LHQ đã đưa ra chỉ số phát
triển con người đó là các chỉ tiêu cơ bản: là GDP/người, tuổi thọ và giáo dục Theo chỉ tiêu
này, Việt Nam được xếp vào các quốc gia có chỉ số HDI trung bình mặc dù thuộc các nước
có thu nhập thấp
Trang 39Hình 2.1: Bản đồ hành chính thành phố Hồ Chí Minh
Trang 40CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN
CƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1 Vị trí địa lý, phạm vi, điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
TP Hồ Chí Minh có tọa độ 10o10’B – 10o38’B và 106o22’Đ – 106o54’Đ Nằm ở giữa
vùng Đông Nam Bộ trù phú, tiếp giáp với phía nam của miền Đông Nam Bộ và là miền Bắc
của Tây Nam Bộ Phía Bắc giáp Bình Dương, phía Tây Bắc giáp Tây Ninh, phía Đông và
Đông Bắc giáp Đồng Nai, phía Đông Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp
Long An và Tiền Giang
Nằm ở phía Nam của đất nước, TP Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội 1.730km theo
đường bộ Được ví như hòn ngọc Viễn Đông, từ TP Hồ Chí Minh có thể đến hầu hết thủ đô
của các nước Đông Nam Á với chiều gần 2.000km
TP Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường thủy
và đường hàng không nối liền các tỉnh trong vùng và còn là cửa ngõ quốc tế Từ TP Hồ Chí
Minh có thể dễ dàng và nhanh chóng để đến các nước trong khu vực như: Thái Lan,
Campuchia, Inđônêsia…bằng đường biển, đường bộ và đường hàng không Đây là lợi thế
để các doanh nghiệp nước ngoài đến TP Hồ Chí Minh đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất,
tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, góp phần nâng cao CLCS người dân
2.1.1.2 Phạm vi thành phố
Theo Niên giám Thống kê 2011, diện tích toàn thành phố là 2.095,01km 2 chiếm hơn
6,36% diện tích cả nước Trong đó gồm 494,01km 2 nội thành và 1.601km 2 ngoại thành là
một trong những tỉnh thành có số dân đông nhất cả nước Gồm 19 quận, 5 huyện, 259
phường, 58 xã, 5 thi trấn (bảng 2.1)
2.1.1.3 Điều kiện tự nhiên
Địa hình :
Những đặc điểm chính của địa hình: Thấp dần từ Bắc (Củ Chi) xuống Nam (Cần
Giờ) và từ Đông sang Tây, chia thành 3 tiểu vùng chính: