1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Buồn và cô đơn trong thơ sau 1975

26 1,6K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 121 KB

Nội dung

MỞ BÀI Có người đã từng nói rằng: “Cô đơn, cái này đáng sợ hơn cả đói rét và ốm đau”. Dường như hiểu thấu trạng thái tâm lý ấy, các nhà thơ Việt Nam sau 1975 đã đi sâu vào diễn tả và rất thành công khi viết về nỗi cô đơn và nỗi buồn. Thật vậy, sau 1975, đất nước hoà bình và đi vào quỹ đạo đổi mới, ý thức cá nhân xuất hiện trở lại. Văn học được giải phóng khỏi chức năng tuyên truyền, cổ vũ để mở rộng khả năng khám phá cuộc sống và con người, để trở về với chính nó một khoa học về con người. Những biến động lớn lao, cảm quan bất an trước một thời điểm nhiều xáo trộn, rạn vỡ là lý do mà các nhà thơ sau 1975 dành mọi sự quan tâm đến những nỗi buồn và nỗi cô đơn, chứng tỏ văn học đang thực sự quan tâm đến con người đến đời sống tinh thần con người. Ý vị cô đơn tấm đượm làm thơ mang cảm hứng thế sự và đời tư, phảng phất trong những bài thơ triết lí về bản thể con người.Trong thơ ca sau 1975, những đề tài về chiến tranh, về tình yêu, hôn nhân, gia đình được nhìn lại và khơi mở ở nhiều mặt khuất lấp là từ đó thấp thoáng trong thơ những nỗi buồn và sự cô đơn.

Trang 1

Đề tài: Nỗi buồn và cô đơn trong thơ sau 1975

về con người Những biến động lớn lao, cảm quan bất an trước một thời điểm nhiều xáo trộn, rạn vỡ là lý do mà các nhà thơ sau 1975 dành mọi sự quan tâm đến những nỗi buồn và nỗi cô đơn, chứng tỏ văn học đang thực sự quan tâm đến con người - đến đời sống tinh thần con người Ý vị cô đơn tấm đượm làm thơ mang cảm hứng thế sự và đời tư, phảng phất trong những bài thơ triết lí về bản thể con người.Trong thơ ca sau 1975, những đề tài về chiến tranh, về tình yêu, hôn nhân, gia đình được nhìn lại và khơi mở ở nhiều mặt khuất lấp là từ đó thấp thoáng trong thơ những nỗi buồn và sự cô đơn Đã có rất nhiều nhà thơ của nên văn học sau

1975 nói về nỗi buồn và sự cô đơn như : Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Lâm Thị

Mỹ Dạ và đặc biệt là những nhà thơ trẻ: Vi Thùy Linh, Nguyễn Thế Hoàng Linh… những trang thơ ấy là nỗi buồn, cô đơn về hành trình cô độc của những cá thể người trong cuộc xô dạt trước biển lớn cuộc đời

Trang 2

1.Khái quát thơ Việt Nam sau 1975

1.1 Xã hội Việt Nam sau 1975

Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, non sông thu về một mối, nhân dân Việt Nam thực sự bước vào cuộc sống mới, cuộc sống tự do, dân chủ, bình đẳng và công bằng

Niềm vui thống nhất, anh em Nam - Bắc từ nay được sống chung dưới một mái nhà Việt Nam tạo nên sức mạnh và niềm hăng say lao động, sự cống hiến hết mình vì tổ quốc thân yêu và cho toàn dân tộc.Tất cả mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi từ

cụ già tới em nhỏ, từ phụ nữ đến đàn ông, từ thanh niên, nông dân đến trí thức đều hào hứng trước những biển đổi của đất nước, cùng bước vào giai đoạn kiến thiết nước nhà, khắc phục hậu quả chiến tranh

Chính vì vậy, tinh thần hăng hái ấy cũng ảnh hưởng rất lớn tới các sáng tác văn học giai đoạn này Văn học thực sự xác định được nội dung tư tưởng chủ đạo trong sáng tác, đó là ngợi ca hình ảnh tổ quốc những ngày đầu thống nhất, đề cao phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam Xã hội chủ nghĩa cũng như động viên tinh thần lao động và xây dựng nước nhà giàu mạnh của người dân cả nước

Đặc biệt trong đời sống xã hội, “thời kì đổi mới” ở Việt Nam được tính từ năm 1986 Đây là năm diễn ra Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam Trên diễn đàn của Đại hội này, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố “cởi trói”, “đổi mới

tư duy”, với rất nhiều “việc cần làm ngay” Cùng với các lĩnh vực khác văn học nghệt huật đã có những bước đột phá lớn với sự xuất hiện nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, thơ, bút kí… thể hiện sự đổi mới sâu sắc trong đời sống của văn học nghệ thuật Ngòi bút của các nhà văn trong thời kỳ này cũng lên tiếng phê phán những sai lầm, những quan điểm lạc hậu, quan liêu, chống đối, bao cấp còn tồn tại

Trang 3

trong xã hội, do đó văn chương trở thành một thứ vũ khí sắc bén đóng góp đáng kể vào công cuộc làm đẹp, làm giàu cho đất nước.

Đời sống xã hội sau 1975 đã tác động mạnh đến sự phát triển của văn học thời kì này Văn học giai đoạn sau 1975 đến đã phản ánh một cách chân thực về bức tranh hiện thực cuộc sống, về những khó khăn vất vả và tinh thần lao động, phấn đấu không mệt mỏi của người dân Việt Nam, đồng thời nó cũng phản ánh được những bất cập tồn tại trong đời sống hiện tại để từ đó, văn chương góp phần hoàn thiện bức tranh toàn cảnh xã hội Việt Nam thời kỳ này

1.2 Quá trình vân động của thơ sau 1975

1.2.1 Quá trình vận động của thơ từ 1975 đến 1986

Cuộc sống thời hậu chiến có quá nhiều điểm khác biệt so với cuộc sống thời chiến tranh Điều đó đòi hỏi nghệ sĩ phải xác lập vị thế của mình sao cho thích hợp với hoàn cảnh lịch sử mới Từ chỗ là những ca sĩ ngợi ca đất nước và nhân dân bằng cái nhìn sử thi và cảm hứng lãng mạn, giờ đây các nhà thơ chuyển từ “bè cao” sang “giọng trầm” Cái nhìn sử thi đã dần phai nhạt và thay vào đó là cái nhìn phi sử thi Đây là yếu tố hết sức quan trọng khiến cho nghệ thuật giai đoạn này thể hiện tinh thần dân chủ hóa sâu sắc Cảm hứng nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã trở thành nền tảng và cảm hứng chủ đạo của văn học và thơ ca sau 1975 Nhà thơ không còn bị vướng bận với những kiểu hiện thực chủ yếu và hiện thực thứ yếu, không bị bó buộc trong những khung tư tưởng định sẵn mà cố gắng thể hiện tính đa chiều của hiện thực Nói đúng hơn, hiện thực trong văn học phải là thứ hiện thực của suy tư Chỉ một khi nhà thơ nhìn cuộc sống bằng đôi mắt cá nhân, nói lên tiếng nói cá nhân, lúc đó mới hi vọng anh ta tạo nên giọng điệu và tư tưởng nghệ thuật riêng Tuy nhiên, trong những năm đầu sau khi chiến tranh kết thúc, cần chú ý đến hai mạch chính trong sự vận động của tư duy thơ Thứ nhất, cảm hứng

Trang 4

sử thi vẫn được tiếp nối như một quán tính nghệ thuật Không phải ngẫu nhiên mà giai đoạn này xuất hiện hàng loạt trường ca có ý nghĩa như những bức tranh hoành tráng tổng kết cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc Sự thay đổi trong cái nhìn nghệ thuật trong các trường ca này so với thơ ca thời chống Mỹ là ở chỗ, tuy vẫn mang chủ âm hào hùng, nhưng các nhà thơ đã bắt đầu chú ý nhiều hơn đến bi kịch của con người Nói khác đi, trong khi cố gắng miêu tả sự lớn lao, kỳ vĩ của Tổ quốc, các nhà thơ đã quan tâm trực diện đến số phận của cá nhân, thậm chí nhiều khi số

phận của đất nước được đo ướm bằng nỗi đau của cá nhân: Một mình một mâm cơm/ Ngồi bên nào cũng lệch/ Chị chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền (Hữu

Thỉnh - Đường tới thành phố) Trong những trường ca này, mặc dù cái bi chỉ là yếu

tố để làm nổi bật cái tráng nhưng rõ ràng, cái nhìn về chiến tranh đã sâu hơn, gắn nhiều hơn với những suy tư cá nhân về số phận dân tộc và số phận con người Thứ hai, trong những năm cuối thập kỷ 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ XX, “thơ đời thường” xuất hiện nhiều Chưa bao giờ các nhà thơ thấy nhiều bi kịch đến thế Thậm chí, cảm giác bế tắc và chán nản là cảm giác khá nổi bật trong tâm trạng

nhiều người: thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi/ câu trả lời thật chẳng dễ dàng chi

(Nguyễn Trọng Tạo - Tản mạn thời tôi sống) “Từ xa” nhìn về Tổ Quốc, Nguyễn Duy đã thật lòng nói lên nỗi cay đắng của mình khi nhìn thấy sự khổ nghèo và bất hạnh của con người trong cuộc sống đầy khốn khó Lưu Quang Vũ cũng cay đắng nghẹn ngào khi nghĩ về Tổ quốc Các hình tượng nghệ thuật mang tính huyền thoại hóa về một hiện thực kỳ vĩ và cảm hứng sử thi không còn xuất hiện như là hiện tượng nổi bật của thơ ca giai đoạn này Trái lại, bằng cái nhìn tỉnh táo và giàu màu sắc chiêm nghiệm, nhiều thi phẩm sau chiến tranh đã thể hiện một cách khá riết róng những mặt trái của đời sống, những thay đổi các thang bậc giá trị và không né tránh việc nói đến những bất công xã hội Đây là những cảm hứng hiếm khi xuất hiện trong thơ 1945- 1975, khi mà số phận dân tộc và số phận cá nhân hòa làm một, cái tôi và cái ta hoàn toàn thống nhất Cái nhìn nghệ thuật trong thơ sau 1975

Trang 5

là cái nhìn suồng sã, đối tượng hiện lên như một sự thật không mang màu lý tưởng hóa Theo đó, thể tài thế sự, đời tư trở nên nổi bật và gắn liền với nó là chất giọng

“tự thú” và chất giọng giễu nhại Ở đây chất giọng giễu nhại mang trong mình nó ít nhất hai chức năng nghệ thuật cơ bản: làm cho thơ bớt đi sự nghiêm trang thái quá, ngôn ngữ thơ bớt đi sự “trong suốt” mà tăng thêm phù sa của “cây đời”; cho phép người đọc hình dung cuộc sống như một thực thể đa trị, bên cạnh cái trong veo, thuần khiết là những thứ “tèm nhem tâm hồn” Cả hai đều tồn tại bình đẳng trong một thế giới không phải lúc nào cũng được cắt nghĩa theo logic nhân quả Bởi thế, gắn liền với giọng điệu thự thú là cảm hứng phờ phỏn và chất giọng hoài nghi Chỉ

có điều cái nhìn hoài nghi cần được nhìn nhận trong mối quan hệ biện chứng, khi

ta hoài nghi một giá trị có nghĩa là bắt đầu ta đã nghiêng về một giá trị khác (hoặc

ít nhất ta không còn ràng buộc mình trong giá trị cũ)

Sự đa dạng về phong cách và sự phong phú về giọng điệu là đặc điểm nổi bật của thơ Việt sau 1975 Và hiện tượng nở rộ trường ca là một trong những thành tựu chủ yếu của thơ ca giai đoạn này Nếu trước đây, Tố Hữu và Chế Lan Viên được coi là những người lĩnh xướng của thơ ca kháng chiến thì sau 1975, hiện tượng này không xuất hiện trở lại Thay vào đó, mỗi người có cách thể hiện cái nhìn nghệ thuật của mình Sự gần gũi về quan niệm và phong cách giữa một số nhà thơ có thể hình thành một xu hướng, một phái nhóm chứ không xuất phát từ một phương pháp sáng tác độc tôn nào đó Chính sự đa dạng và sự “phân cực” về tư duy nghệ thuật, về khuynh hướng thẩm mĩ, về bút pháp và ngôn ngữ là một dấu hiệu cho thấy thơ ca sau 1975 đang sải những bước chân mạnh mẽ trên con đường hiện đại hoá Người ta không còn thấy lạ khi bên này là những nhà thơ đắm mình trong văn hoá truyền thống và bên kia là những cách tân theo kiểu phương Tây, bên này là những nhà thơ có ý thức tỏ bày cảm xúc mãnh liệt và bên kia là những cây bút tỉnh táo giấu kín cảm xúc của mình…Tất cả những phương cách ấy đều có

Trang 6

quyền tồn tại với điều kiện là thơ họ phải có hay và mới Nhưng mới không có nghĩa là đoạn tuyệt với truyền thống và hay không đồng nghĩa với những thuật xiếc chữ để tạo nên sự tân kì mà trống rỗng Cái tôi trong thơ sau 1975 là cái tôi đa diện, nhiều bất an, giằng xé, hướng nội.

Một số khuynh hướng nổi bật của thơ ca Việt nam giai đoạn này : Xu hướng viết về chiến tranh qua những khúc ca bi tráng về số phận của dân tộc, Xu hướng trở về với cái tôi cá nhân, những âu lo của đời sống thường nhật, Xu hướng đi sâu vào những vùng mờ tâm linh đậm chất tượng trưng siêu thực

Như vậy, nhìn một cách tổng quát, thơ sau 1975 đã vận động một cách mạnh

mẽ theo hướng hiện đại hóa về nội dung: là sự đổi mới cách nhìn, phản ánh, cảm nhận Lấy cá nhân (cuộc sống, số phận ) và bối cảnh gắn với nhu cầu cá nhân làm trục xoay chính

Về nghệ thuật: Đa dạng phương pháp thủ pháp, thành công ở nhiều thể loại Đã có nhiều những tác giả, tác phẩm được ghi nhận Là những trường hợp vửa truyền thống vừa đổi mới, gắn liền vơi dân tộc, hội nhập quốc tế, tiếng lòng nhà văn hòa vơi tiếng nói xã hội

1.2.2 Quá trình vận động của thơ từ 1986 đến nay

Công cuộc đổi mới được khởi xướng vào năm 1986 là một sự kiện trọng đại làm thay đổi cuộc sống nước ta vốn đã có lúc rơi vào khủng hoảng sâu sắc Văn nghệ, trong tình hình mới đã dám “nói thẳng”, “nói thật” về nhiều vấn đề khúc mắc, nhiều sự thật đau lòng Theo đó, cá tính sáng tạo của nhà thơ cũng được giải phóng triệt để hơn Cuộc gặp gỡ giữa Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và giới văn nghệ sĩ cả nước vào tháng 10 năm 1987 có tác động rất lớn đến tinh thần của những người cầm bút, nhất là ý thức tự cởi trói trong lĩnh vực sáng tạo Không thể phủ nhận một thực tế là cơ chế kinh tế thị trường đã làm cho cuộc sống khởi sắc

Trang 7

hơn, nhưng mặt khác, con người dường như sống với nhau lạnh lùng hơn, mối quan hệ giữa các cá nhân trong xã hội lỏng lẻo hơn Bối cảnh lịch sử và văn hóa mới, cả mặt phải và mặt trái của nó khiến các nhà thơ không thể nhìn cuộc sống như trước đây mà buộc họ phải thích ứng với những thay đổi nhiều khi chóng mặt của cuộc sống Điều đó dẫn tới sự thay đổi sâu sắc về tư duy nghệ thuật thơ giai đoạn này qua ba điểm đáng chú ý sau đây:

Ý thức nhìn cuộc đời bằng cái nhìn tỉnh táo và thơ ca hiện ra như một hình thức tra vấn không ngừng về đời sống Khát vọng đổi mới ấy trong nghệ thuật đã được tiếp sức bởi công cuộc đổi mới của đất nước Màu sắc duy lí “tỉnh táo, tỉnh bơ” khá đậm trong thơ cho thấy ý thức tạo dựng nhãn quan nghệ thuật mới của nhiều nghệ sĩ ý thức ấy bộc lộ qua hai dấu hiệu cơ bản: thứ nhất, thơ ca đã bắt đầu bứt thoát khỏi những trận mưa trữ tình và sự ngọt ngào thường thấy trong thơ 1945-1975 để tiến đến sự đa dạng với những câu thơ trúc trắc, mang tính đối thoại cao, giọng điệu thơ gần gũi với đời sống thường ngày; thứ hai, cái nhìn tỉnh táo của nhà thơ thực ra là cái nhìn giàu chất suy tư, là bề ngoài của một nỗi đam mê lớn bên trong Gắn liền với những thay đổi ấy trong cấu trúc tư duy nghệ thuật là vị thế của nhà thơ trong hoàn cảnh mới Nhà thơ không phải là những người rao giảng đạo đức hay minh họa cho một tư tưởng sẵn có mà anh ta phải góp phần đánh thức những khát khao, những niềm trắc ẩn của con người trên cơ sở trình bày cảm nhận của mình về các giá trị

Nỗ lực khám phá sự phong phú của “cái tôi ẩn giấu”, dám phơi bày những bi kịch nhân sinh, hoài nghi những giá trị vốn đã quá ổn định để đi tìm những giá trị mới Đây là lý do nhiều tác phẩm xuất hiện cảm hứng “giải thiêng” và khát vọng muốn tìm đến những hình thức tổ chức ngôn từ mới lạ Trong nghệ thuật, không phải mọi nhận thức chung về tư tưởng xã hội đều đồng nhất với những suy nghĩ cá nhân và văn bản văn học không phải là những văn bản tuyên huấn có tính hình ảnh

Trang 8

Với tư cách là một nghệ sĩ, cái quan trọng nhất là nhà thơ phải tạo ra được quan niệm riêng về đời sống Quan niệm ấy không hiện lên qua những lời thuyết lý khô khan mà phải hoá thân vào chữ nghĩa và hình tượng Đó là lý do khiến các nhà thơ

từ 1986 đến nay đã chú ý nhiều hơn đến tính đa nghĩa của ngôn ngữ thơ ca Bên cạnh xu hướng đưa thơ gần với đời sống là một cực khác: ý thức tạo ra tính nhòe

mờ trong ngôn ngữ và biểu tượng Xu hướng này muốn gia tăng chất ảo trong thơ, buộc người đọc phải giải mã các sinh thể nghệ thuật qua nhiều chiều liên tưởng văn hóa khác nhau

Nghệ sĩ coi thơ như một ngôn ngữ Công cuộc đổi mới đã mở rộng cánh cửa giao lưu, hội nhập với thế giới, và thơ ca, trước vận hội này, không thể nằm yên trong mô hình nghệ thuật cũ Bắt đầu xuất hiện những giọng thơ lạ, đậm chất

“Tây” Điều đó đã dẫn tới những cuộc trạnh luận về “ta” và “tây” trong thơ kéo dài đến mấy năm sau sự kiện “sự mất ngủ của lửa” (Nguyễn Quang Thiều) và thơ của một số nhà thơ khác như Lê Đạt, Dương Tường, Đặng Đình Hưng Các cây bút này có ý thức phá vỡ các chiều tuyến tính, tạo nên những dòng chảy đứt nối và gia tăng tính đồng hiện của các hình ảnh thơ hoặc cố gắng tỉnh lược các mối quan hệ

bề nổi, đặt những hiện tượng khác nhau bên cạnh nhau và buộc người đọc tự xác lập mối lên hệ giữa chúng

Như vậy, nhìn một cách tổng quát, thơ sau 1975 đã vận động một cách mạnh

mẽ theo hướng hiện đại hóa Tất nhiên, trong quá trình tìm tòi, đã xuất hiện không

ít trường hợp rơi vào cực đoan Tuy nhiên, với những “cực đoan lành mạnh”, có thể nhìn thấy khía cạnh tích cực của nó: Nó sẽ là những cú hích để: phá bỏ những tín điều mòn cũ một cách triệt để; có ý nghĩa như một kinh nghiệm nghệ thuật để những người đi sau tìm cách điều chỉnh hoặc tạo ra một lối rẽ khác triển vọng hơn Nếu hình dung như thế sẽ thấy, tuy chưa tạo được những đỉnh cao nghệ thuật như

ta vẫn trông đợi, song với sự thay đổi về tư duy nghệ thuật, sự nhận thức toàn diện

Trang 9

hơn về bản chất thơ ca và cấu trúc thể loại, thơ Việt đã thực hiện một cuộc tạo đà mạnh mẽ cho những kết tinh nghệ thuật trong chặng đường sắp tới.

2.Thơ Việt Nam sau 1975 mang nhiều nỗi buồn và cô đơn

2.1 Nỗi buồn và cô đơn bước ra từ chiến tranh

Sau 1975, con nguời trở về với đời thường, phải đối mặt với biết bao gian truân, thử thách trước cái phong phú, đa dạng và cả cái bộn bề, phức tạp của cuộc sống Từ bối cảnh dó, ý thức về cá nhân có điều kiện trỗi dậy mạnh mẽ và tất yếu bên cạnh niềm vui, hạnh phúc, đời sống con người cũng có biết bao điều phải thao thức, trăn trở, buồn lo, Cái buồn đó cũng thành thật như cái buồn trong Thơ Mới nhưng giàu sắc thái hơn Thưa vắng dần những xúc cảm ngợi ca, những hình tượng hoành tráng, những không gian mênh mông từ hậu phương ra tiền tuyến… thơ lui

về đúng với địa hạt của mình là cái tôi thẳm sâu, đầy phức tạp Hình ảnh người anh hùng, những tấm gương điển hình trong thơ ca giai đoạn trước giờ được thay bằng cái tôi bản thể, một cái tôi đang trở về sau những tháng năm dài đi xa khỏi căn nhà của “hữu thể” Trở về, soi nghiệm, nhận ra mình rõ hơn, đầy đủ hơn là một cá tính, một nhân xưng, một hiện hữu đầy mãnh liệt, một bản vị khát khao toàn nguyên…

là phẩm chất có thể tìm thấy trong hầu hết thơ ca của các tác giả sau đổi mới:

Chích một giọt máu thường xét nghiệm

tí trí thức - tí thợ cày - tí điếm

tí con buôn - tí cán bộ - tí thằng hề phật và ma mỗi thứ tí ti…

(Nguyễn Duy, Nhìn từ xa … Tổ quốc, 1988)

Cũng viết về cuộc chiến tranh đã đi qua, nhưng các nhà thơ sau năm 1975 đã hướng tới những số phận, khắc hoạ được những nỗi đau mất mát, nó thấm thía và

Trang 10

lay động lòng ngưòi hơn trước Nỗi buồn được cảm thông và chia sẻ trong thơ họ rất thật, nó mệt mỏi, nhức đau như chính cuộc đời vậy Đọc thơ họ, chúng ta có cảm giác vừa đi qua một cánh rừng rậm đặc, trong bóng đêm ẩm ướt của những câu thơ đang tuôn trào như một sự hối thúc ám ảnh Thơ của họ như bản giao hưởng của rất nhiều khái niệm, cảm giác, suy ngẫm và ý tưởng - cùng tấu lên tràn đầy sức tưởng tượng lạ lẫm Những day dứt của đời thường để lại không ít vết thương trong trái tim nhà thơ Sự thật khắc nghiệt mà họ phải nếm trải đã dội đập vào thơ họ đến tức ngực - làm thơ họ bừng tỉnh Đọc thơ họ, ta như được tham dự vào những nỗi khổ đau và hy vọng đã làm nên gương mặt của mỗi số phận.

Thơ sau 1975 cũng là thơ mang rất nhiều ưu tư, trăn trở Tố Hữa viết bài thơ Một tiếng đờn, mở đầu bằng khổ thơ:

“Mới bình minh đó, đã hoàng hôn Đang nụ cười tươi, bỗng lệ tuôn Đời thường sớm nắng chiều mưa như vậy Khuấy động lòng ta biết mấy buồn”

Với Tố Hữu một hồn thơ chiến sĩ có một tâm trạng như vậy là hiếm thấy Nỗi buồn của nhà thơ nó vang vọng với biến cố lớn của thời đại và lay động bao nhiêu tâm hồn đồng điệu

Chế Lan Viên có những lời thơ thống thiết về sự bất lực của mình trước thực

Trang 11

Mà tôi xấu hổ Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười”

(Ai? Tôi!)Cái nhìn chiến tranh bây giờ đã khác, đó là cái nhìn cả nỗi đau thương và mất mát Chiến tranh chấm dứt, cuộc sống hòa bình thì bản chất cuộc sống đã khác với thời chiến tranh, cái còn lại sau chiến tranh là nỗi buồn và nỗi mất mát lớn lao Khi cuộc sống dần trở lại với những quy luật bình thường của nó, con người phải quay về với muôn mặt đời thường, phải đối mặt với bao nhiêu vấn đề trong cuộc sống Với họ những gì trong chiến tranh cao quý nhất thì bây giờ không còn nữa

mà là nỗi buồn, một nỗi cô đơn dai dẳng Từ cái nhìn hiện tại, họ nhìn về lịch sử đất nước, một thời kỳ anh dũng của dân tộc và không ít đau thương và bất hạnh

Những trang thơ của Lưu Quang Vũ đã viết:

“Cuộc chiến tranh thế là đã đi qua

Cỏ đòng bắt đầu xanh lại”

(Tháng 5)Rất nhẹ nhàng, dung dị nhưng lại khiến người đọc rung động sâu đậm và đã tạo nên một sức mạnh lay động lòng rất mãnh liệt Đằng sau niềm vui, sự vỡ òa, hân hoan chiến thắng đó chất chứa một nỗi buồn đau của sự mất mát, chia ly, là những khoảng lặng, sự trống rỗng, cô đơn và nghi ngại Chiến tranh để lại những hậu quả tàn khốc liệt, những mất mát đau thương không gì có thể bù đắp được, ngờ vực mà tưởng chừng như đất nước này, dân tộc này không thể gánh đỡ được trên

bờ ai nhỏ bé của mình:

Trang 12

“Chưa ai dựng nhà trên bãi nền đổ nát Nơi máu đổ quá nhiều, chưa ai dám trồng hoa Chưa ai yêu thương bên huyệt mộ căm thù Nơi trống trải già nua, những đôi mắt nghi ngờ Những cửa biển, những phố phường xa lạ”

Với Nguyễn Duy thì những hình ảnh về người mẹ liệt sĩ sau chiến tranh luôn

ám ảnh ông Đó là những buồn tủi, đau đớn nhất:

“Mười lăm năm… kiệt khô lá héo Chợ bờ sông mụ hành khất điên cười

Co chết trẻ làm thần liệt sĩ

Mẹ sống già làm ma giữa đời”

(Ám ảnh cát)Nỗi buồn đó được Nguyễn Duy miêu tả một cách trần tụi, hết sức táo bạo nhưng đó là nỗi đau âm thầm, thầm lặng và bây giờ đã được cất lên thành tiếng Kể

cả nỗi buồn, sự thất vọng, cảm giác lẻ loi cô độc, đi đến nghi ngờ, chán nản cũng

là hình ảnh nghịch lý của niềm vui sống:

“Tôi chỉ là người mơ ước thôi

Là người mơ ước hão than ôi Bình minh chói lói đâu đâu ấy

Mà chốn lòng riêng u ám hoài”

Trang 13

(Bên sông đưa khách – Thế Lữ)Thơ sau 1975 là những khoảng thời gian để các nhà thơ có cơ hội nhìn lại chiến tranh, nhìn lại những chặng đường đã qua với những mất mát, những hậu quả tàn khốc mà chiến tranh để lại Chính những nỗi đau, sự mất mát quá lớn ấy đã khiến cho các nhà thơ đã dám “nói thẳng, nói thật”, phanh phui, mổ xẻ những sự thật ẩn nấp đằng sau của chiến tranh, những bi kịch về tinh thần lẫn thể xác của con người, những đau thương mất mát, những hệ lụy mà chiến tranh mang lại cho chúng ta.

Các nhà thơ này đã mang lại những phát hiện mới, có giá trị khắc hoạ bằng ngôn ngữ của thơ, nỗi đau của những phận người - cái mà chỉ ít năm trước đây, không ít người làm thơ còn né tránh Họ đã chạm được vào cõi sâu của tâm hồn, không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí mà còn bằng cảm xúc của trái tim, điều đó làm cho người đọc thấy gần gũi và đồng cảm với nhà thơ, khi độc giả không bị áp đặt bởi một chủ thể ngôn ngữ có ý định mà được tham dự cùng tác giả vào những cảm xúc được tái hiện từ cái chất liệu đời thường còn rớm máu và khó nhọc này Sự dồn nén, bức xúc của tâm trạng bật dậy trong họ những câu thơ không chịu bằng phẳng và sự chuyển tải của những nỗi niềm, những ẩn ức đang còn khuất lấp trong tâm hồn thi sĩ đã tự tìm cho mình một hình thể mới, một nhịp vận động riêng trong cách tổ chức câu chữ và những bài thơ đổi mới của họ ra đời

Còn đến với thơ thời đổi mới, chúng tôi nhận thấy, nỗi buồn trong tư tuởng, tình cảm của con người cá nhân vốn được trào dậy mạnh mẽ từ thời Thơ Mới, cái hiện thực tâm hồn đó nay tiếp tục được nhìn nhận và khám phá đa dạng từ nhiều phương diện ở đời tư với những chiều kích mới, cảm quan nghệ thuật mới

truớc thực tại mới Cái mạch buồn trong thơ được thể hiện ở những mức độ khác

nhau Buồn vì hoàn cảnh cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, vì mất mát

Ngày đăng: 01/12/2015, 22:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w