Đảm bảo tính ổn định và nhất quán của chính sách

Một phần của tài liệu 516 Nghiên cứu mô hình Chaebol Hàn Quốc & bài học kinh nghiệm cho tập đoàn kinh tế Việt Nam (Trang 27 - 29)

Phần II Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.1.2. Đảm bảo tính ổn định và nhất quán của chính sách

Những thay đổi về môi trường hoạt động kinh doanh theo các nguyên tắc thị trường đã tạo ra thuận lợi cho cải tổ của các cheabol. Các khung pháp luật phục vụ cho tái cơ cấu các công ty từng bước được thiết lập. Hoạt động chức năng của ngân hàng được cải thiện, ngân hàng đã đóng vai trò trung tâm trong việc tái cơ cấu nợ và củng cố cơ cấu tài chính của các công ty. Tuy nhiên các chính sách của chính phủ thiếu tính ổn định cần thiết. Chính phủ đã liên tục sửa đổi một số chính sách, một phần do chính phủ phải chịu sức ép từ phía các Cheabol thông qua Hiệp hội Công nghiệp Hàn Quốc. Mặc dù việc sửa đổi các chính sách này là cần thiết nhưng nó tạo ra sự hoài nghi, thiếu tin tưởng của giới doanh nhân, từ đó dẫn đến sự thiếu quyết tâm trong việc thực hiện các biện pháp cần thiết.

1.1.3.Chính phủ cần tạo dựng được sự đồng thuận cao trong giới kinh doanh và xã hội đối với công cuộc cải tổ

Hàn Quốc đang từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường. Thực tiễn kinh doanh và cách nghĩ của dân chúng chưa thay đổi một cách tương xứng với những thay đổi của khung pháp lý. Cơ chế tự tạo động cơ cải tổ chưa hình thành. Dưới sự lãnh đạo của chính phủ của Tổng thống Kim, nền kinh tế Hàn Quốc đã chuyển sang theo mô hình Anh-Mỹ, một mô hình đối lập với mô hình của Tổng thống Park trước đây. Sau khủng hoảng năm 1997, mô hình này càng khẳng định vị trí của nó và phát triển nhanh hơn. Chính phủ của tổng thống Kim đã có những nỗ lực góp phần tạo dựng sự đồng thuận cao trong xã hội đối với công cuộc cải cách như tham khảo rộng rãi nguyện vọng của quần chúng và các nhóm lợi ích biểu hiện tập trung ở việc đạt được sự thoả thuận ba bên giữa giới kinh doanh, giới lao động và chính phủ. Các Chaebol là sản phẩm của các chính sách kinh tế của chính quyền Park, bắt dầu từ những năm 60 trong kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất. Khi chính quyền Kim và sau này là chính quyền của Roh thực hiện các chính sách kinh tế khác biệt so với tư tưởng của chính quyền Park như khuyến khích đầu tư nước ngoài, bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ, tạo môi trường cạnh tranh thì chính phủ đã gặp phải những phản đối từ phía các chaebol. Hiệp hội Công nghiệp Hàn Quốc là tổ chức bảo vệ quyền lợi của các gia đình chủ sở hữu của các chaebol đã nhiều lần biểu thị thái độ không thoả mãn với những yêu cầu mới của chính phủ. Họ phê phán những nỗ lực của chính phủ nhằm bảo vệ và củng cố quyền tham gia vào quản lý của các cổ đông nhỏ và cho rằng những cố gắng của chính phủ nhằm kiểm soát cơ cấu của hội đồng quản trị trên phương diện pháp luật, là đi ngược lại với thông lệ quốc tế. Họ đã đưa ra những yêu cầu giảm thuế công ty, cho phép các chaebol kiểm soát ngân hàng. Trước sức ép đó, chính phủ buộc phải dỡ bỏ từng bước giới hạn trần về đầu tư của các chaebol. Thái độ này của chính phủ đã làm hạn chế các kết quả cải tổ. Trong giai đoạn phức tạp của cải cách do chính khu vực kinh tế tư nhân thực hiện, vấn đề tạo sự đồng tình của xã hội, đặc biệt là của người lao động của các công ty tiếp tục là vấn đề mà chính phủ cần quan tâm. Đặc biệt là trong khi các chaebol thu hút một số lượng lớn lao động (chỉ tính riêng 5 chaebol lớn nhất Hàn Quốc đã tuyển dụng 600.000 công nhân) và thực hiện nhiều chức năng xã hội như người lao động ở các chaebol ví dụ ở Hyundai được ở trong các khu nhà riêng của Hyundai, đi làm bằng xe Hyundai, ốm đau được chữa bệnh tại bệnh viện của Hyundai, con cái được học tại trường của Hyundai. Không những có ảnh hưởng tới nền kinh tế mà các Chaebol còn có ảnh hưởng lớn đối với xã hội. Do đó, muốn cải tổ Chaebol thành công, chính phủ cần tạo được sự đồng thuận của giới doanh nghiệp và của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu 516 Nghiên cứu mô hình Chaebol Hàn Quốc & bài học kinh nghiệm cho tập đoàn kinh tế Việt Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w