Tổng quan về các tổng công ty ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu 516 Nghiên cứu mô hình Chaebol Hàn Quốc & bài học kinh nghiệm cho tập đoàn kinh tế Việt Nam (Trang 30 - 31)

Phần II Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.2.1. Tổng quan về các tổng công ty ở Việt Nam hiện nay

Nhận thức rõ về những hạn chế của cơ chế quản lý tập trung, sau hơn hai thập kỷ quản lý kinh tế theo cơ chế này, Việt Nam đã bắt đầu thực hiện công cuộc cải tổ nền kinh tế mà một trong những trọng tâm của nó là cải cách doanh nghiệp nhà nước. Từ kinh nghiệm của một số nước, trong đó có Hàn Quốc, Chính phủ Việt Nam đã đặt một trong những trọng điểm của công cuộc cải tổ các doanh nghiệp nhà nước là xây dựng các tập đoàn kinh doanh có quy mô lớn và có sức cạnh tranh cao mà các tổng công ty 90 và 91 trong những năm 2000- 2005 và mô hình các tập đoàn kinh tế trong giai đoạn hiện nay là những mô hình thử nghiệm. Chúng được thành lập chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính với sự bảo trợ của chính phủ. Đến giữa năm 2005, một số Tổng công ty 91 đã chuyển thành tập đoàn kinh doanh. Các tổng công ty 91 đã đóng góp rất lớn cho nền kinh tế. Chúng chiếm khoảng 42% tổng doanh thu của khu vực nhà nước, 90% lợi nhuận, 80% nộp ngân sách. Thị phần nội địa của các Tổng công ty 91 nhìn chung chiếm tỷ trọng lớn và đang có xu hướng nâng cao nhờ vị trí độc quyền, lợi thế quy mô, năng lực của bản thân chúng và một phần không kém quan trọng là nhờ những cơ chế hỗ trợ của nhà nước. Bên cạnh những mặt tích cực, các tổng công ty cũng bộc lộ những yếu kém. Cụ thể là trình độ tích tụ và tập trung vốn còn thấp. Tích tụ và tập trung vốn là một trong những mục tiêu cơ bản của việc hình thành các tổng công ty nhà nước. Chỉ khi có quy mô lớn, các tổng công ty mới có được lợi thế kinh tế nhờ quy mô và đầu tư vào phát triển công nghệ. Tuy nhiên trên thực tế, do những lý do khác nhau mà mục tiêu này đã không đạt được. Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Quang Huấn (2002) gần 80% số tổng công ty 90 chưa đạt được tiêu chí về vốn là 500 tỷ đồng, 76,6% số tổng công ty có mức vốn dưới 100 tỷ đồng và chỉ có 11,6% số tổng công ty có mức vốn trên 500 tỷ đồng. Nguồn vốn của các tổng công ty phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách nhà nước. Các tổng công ty chưa huy động được vốn từ các nguồn khác, gây nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh và hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp và tình trạng nợ nần là hiện tượng phổ biến của các doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước nói chung và của các công ty 90 và 91 nói riêng. Theo báo cáo của Thủ tướng Chính phủ, tại thời điểm đầu năm 2003, tổng số nợ

của khu vực doanh nghiệp nhà nước lên đến gần 300.000 tỷ đồng, trong đó nợ xấu chiếm 8,5%. Mặc dù chính phủ đã thực hiện một số giải pháp như nới lỏng danh mục hàng hoá, giao quyền cho tỉnh, các tổng công ty nhưng việc thực hiện cổ phần hóa các công ty 91 còn chậm, ảnh hưởng đến việc chuyển công ty thành các tập đoàn kinh tế. Trong 3 khối các doanh nghiệp (doanh nghiệp thuộc Bộ, doanh nghiệp thuộc tỉnh và các doanh nghiệp thuộc tổng công ty) thì khối doanh nghiệp thuộc tổng công ty thực hiện cổ phần hoá chậm nhất.Tính hệ thống của một tổ chức kinh doanh ở các tổng công ty còn yếu. Thực tế nhiều năm hoạt theo mô hình tổng công ty cho thấy ở nhiều tổng công ty, mức độ chuyên môn hoá còn thấp. Sự hợp tác trong kinh doanh không tồn tại hoặc nếu có thì còn quá lỏng lẻo. Quan hệ giữa tổng công ty và các công ty thành viên cũng như giữa các công ty thành viên với nhau còn thiếu gắn bó mật thiết. Nhiều tổng công ty như Dệt may, Xi măng chỉ đơn thuần là sự tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành nghề, thậm chí cùng một sản phẩm, với cùng một thị trường tiêu thụ và cùng một đối tượng khách hàng nên dẫn đến xung đột về lợi ích, mục tiêu và quyền lợi của các doanh nghiệp thành viên trong cùng một tổng công ty chưa gắn kết với nhau.

Một phần của tài liệu 516 Nghiên cứu mô hình Chaebol Hàn Quốc & bài học kinh nghiệm cho tập đoàn kinh tế Việt Nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w